Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Bộ Nội vụ xin “rút kinh nghiệm” trong Dự án Cơm có thịt

Một miếng khi đi-- Chuyện nguyên Phó TGĐ VTV lập quỹ “cơm có thịt” (Kiến thức).
- Bộ Nội vụ xin “rút kinh nghiệm” trong Dự án Cơm có thịt (NĐT).
(Nguoiduatin.vn) - Ngay sau khi báo chí đăng thư ngỏ gửi bộ trưởng Bộ Nội vụ của cựu phó tổng giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn, ông Tuấn cho hay "một thứ trưởng đã nói chuyện ngay với tôi qua điện thoại".
Thành lập quỹ nhân đạo mà khó vậy sao?
Theo ông Tuấn, sau đó ít lâu thì Bộ Nội vụ có công văn trả lời với nội dung : 1) Hồ sơ xin giấy phép còn thiếu một số thủ tục - 2) Việc chưa trả lời về những điểm thiếu trong hồ sơ bằng văn bản Bộ Nội vụ nghiêm túc rút kinh nghiệm - 3) Bộ luôn ủng hộ việc thành lập Quỹ từ thiện theo quy định pháp luật và đề nghị Ban sáng lập hợp tác để làm thủ tục cấp phép - 4) Bộ sẽ nghiên cứu kiến nghị về số tiền đóng góp để hoàn chỉnh quy định pháp luật.

Dự án Cơm có thịt nhận được hơn 5 tỷ đồng tài trợ.

Tuy nhiên trong thư phản hồi, ông Tuấn nói "việc thiếu vài nội dung của hồ sơ không phải nguyên nhân chậm xem xét, vì trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, theo luật định nếu hồ sơ có thiếu thì Bộ phải có văn bản thông báo. Khi đó chúng tôi đã có thể bổ khuyết".

Theo ông Tuấn, việc chậm trễ khiến có những khó khăn mới phát sinh. Khi xin cấp phép đã có những cam kết đóng góp tài sản đủ đáp ứng quy định. Song thời điểm đó đã lâu nay một số cam kết không còn hiệu lực vì những biến động tài chính của người hứa đóng góp. Ban sáng lập phải vận động bổ sung và thay đổi thành phần sáng lập viên.

Dự án Quỹ cơm có thịt do ông Tuấn sáng lập đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

"Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm", thư ngỏ gửi bộ trưởng Nội vụ của ông Tuấn giãi bày.


Hải Yến


(Dân trí) - “Thế mới hay: muốn làm người tốt thì… phải có thật nhiều tiền (5 tỷ đồng trở lên)…?” (Lê Văn Cường) và “Chẳng lẽ xin cấp phép cho lòng từ thiện mà cũng phải… “chạy”?” (nick Nghi dinh 71)… Những câu hỏi thật nhức nhối liên quan tới dự án từ thiện “Cơm có thịt”.


Một miếng khi đói…

Chỉ với 3 chữ thôi, nhưng cái tên Quỹ “Cơm có thịt” (CCT) xuất phát từ dự án từ thiện ấm áp tình người ấy đã nói lên tất cả…Đó là một thực tế dù không ai muốn có, nhưng nó vẫn tồn tại ở những vùng còn nhiều khó khăn trên chính đất nước chúng ta. Và còn có một thực tế nữa như nickBcnguyncng nhấn mạnh và chất vấn:

“Mục đích của các quỹ thiện nguyện như “Cơm có thịt”, “Chăn ấm cho em”, “Áo mới tới trường” … là để vơi đi phần nào khó khăn, thiệt thòi của trẻ em những vùng khó khăn. Do vậy, toàn thể xã hội nói chung và các cơ quan quản lý nói riêng phải có trách nhiệm cùng chung tay.  Sao lại gây khó khăn, tắc trách như vậy? Đọc bài báo xong, tôi thấy rất buồn và lại chạnh lòng nhớ tới việc Bệnh viện Nhi Trung ương không cho quán cơm 5.000 đồng của Nguyễn Thành Trung “bán” cơm cho các bệnh nhân nghèo...”

Để giải đáp phần nào cho vế kia của câu hỏi, Nguyễn Công Bộc nhắc tới một điều thật giản dị:

 “Sống trên đời cần có một tấm lòng…”

Và rồi tới lượt Huy Tan Phat lắc đầu chua chát:

“Thời buổi kinh tế khó khăn như thế này thì lấy đâu ra tiền để mà từ thiện cơ chứ. Tiền còn phải đầu tư vào… các “ông lớn kinh tế”... Thôi bà con mình ạ, đừng có trông chờ vào từ thiện làm gì, thời buổi này không ai cho không ai cái gì đâu. Thôi cố gắng mà nuôi thêm con lợn, con gà để mỗi năm vào dịp Tết con cháu được bữa thịt no nê. Biết đâu đó lại là niềm hạnh phúc của người nghèo mà người giàu không có được. Họ giàu có, họ có thể ăn sơn hào hải vị mỗi ngày nên chắc không thể cảm nhận được cái ngon, cái ý nghĩa của miếng ăn. Còn người nghèo thi thoảng mới được miếng ngon, cho nên có thể cảm nhận được nó...”

Đáp lại là bao tấm lòng “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” từ mọi cự ly, khoảng cách rất gần đến rất xa…

“Thật ý nghĩa quá. Cho em hỏi: nếu phát động chuơng trình này với sinh viên trong nước thì sau khi quyên góp cần liên lạc ủng hộ ở đâu vậy ạ? Em muốn phát động chương trình này ở trường em, sau đó sẽ tuyên truyền tới các bạn sinh viên ở trường khác trên cả nước” - Pham Thanh Tuan: phamthanhtuan@gmail.com

“Xúc động quá CCT! Mình cũng luôn mong muốn là trong bữa ăn của các em có thịt… Cảm ơn tấm lòng của các anh chị em xa quê hương (đã và đang tích cực đóng góp, ủng hộ dự án) ...” - Phuong Doan:phuonghongno1@gmail.com

Bao nỗi niềm, cảm xúc cũng được bạn đọc sẻ chia nhân bàn đến một việc tưởng chừng như rất đơn giản trong thời hiện đại hôm nay. Đó là làm sao để có thêm chút “chất” cho bữa cơm của trẻ em nghèo khó khăn tại những điểm trường mà việc dạy và học, theo mô tả trong một bài viết của một đồng nghiệp chúng tôi là nhiều khi khiến “đến Thượng Đế cũng phải cười” ra nước mắt… Vậy mà ngay cả ước muốn đầy thiện nguyện hướng về con trẻ đó, cũng lại vẫn vướng phải những “rào cản” từ chính con người và được hiện hữu dưới hình hài cái gọi là “thủ tục hành là chính”:

“Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi Tây Bắc, nên hơn ai hết tôi thấu hiểu những khó khăn, vất vả, thiếu thốn của nhiều học sinh miền núi. Nhất là các em nhỏ học trường dân tộc nội trú hay các điểm trường lẻ ở vùng sâu, vùng xa. Việc làm của chú Tuấn thật ý nghĩa, thiết thực. Cảm ơn chú và mọi người. Mong quỹ sớm được thành lập để đem niềm vui tới các em nhỏ! Mong Bộ trưởng Nội vụ nhanh chóng ra tay xóa bỏ những rào cản thủ tục vẫn ‘hành là chính’ để Đảng ta, Nhà nước ta thực sự là CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN!” – Khanh Ngoc: vankhanhtct@gmail.com

“Chuyện này là hoàn toàn có thật và đa số là với học sinh vùng dân tộc. Có những lớp học bán trú của học sinh học cả ngày (vì nhà xa) mà hàng tuần liền các em toàn ăn cơm với cá  khô, tối không có điện phải kẹp đèn pin vào cổ để học bài. Trường không ra trường, lớp không ra lớp, toàn là nhà tre- nứa - lá dột  nát. Trong khi đó các trường khác (nhất là ở các thành phố lớn) thì xã hội hóa giáo dục… vô bờ bến, nhưng chất lượng kiến thức thì hoàn toàn tỉ lệ nghịch. Mà hình như cả Bộ trưởng Nội vụ cũng như Giáo dục và Đào tạo không nhìn thấy thực trạng đó của xã hội hay sao ấy?... Đề nghị Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm hơn tới lĩnh vực này!” - PHHS:  PHHS@yahoo.com

“Tôi có đọc được câu chuyện cảm động trên một diễn đàn như sau: Trong một lần đi công tác trên vùng cao, một thanh niên gặp một cháu bé ngoài đường liền hỏi thăm 1 câu xã giao: "Cháu ăn cơm chưa?" thì nhận được 1 câu trả lời thật thà: "Cháu có ốm đâu mà ăn cơm". Hỏi ra mới biết, ở nơi đó chỉ khi nào ốm mới được ăn cơm. Thế mới biết còn rất nhiều nơi trên dải đất hình chữ S này, cuộc sống của người dân ta còn rất cơ cực. Vì vậy, rất cần sự hảo tâm của tất cả mọi người. Đừng quá vô cảm, khi mà cuộc sống của các vị đầy đủ vật chất cũng có phần là do sự thiếu công bằng từ những đứa trẻ kia đang gánh chịu mang lại cho quý vị” - Vũ Dũng:  tichlichhoatanminh2001@gmail.com

“Đọc xong bài viết này tôi thật sự cảm thấy buồn! Tôi cũng có dịp đến Hà Giang - nơi mà nhiều trẻ em quần áo mặc không đủ ấm, chân không giày dép, đầu không mũ trong thời tiết giá lạnh. Vì điều kiện bản thân có hạn, tôi chỉ tặng được các cháu gói bánh, gói kẹo nhưng tôi đã thấy niềm vui trong ánh mắt các cháu khi nhận những món quà nhỏ như vậy. Nay có những người có điều kiện hơn, tâm huyết thành lập quỹ với tên và mục đích thiết thực "Cơm có thịt", vậy mà cũng khó khăn thế sao? Phải chăng các cán bộ của chúng ta bữa cơm nào cũng đã có thịt rồi nên cảm thấy bình thường, nhưng miếng thịt vẫn còn là mơ ước với trẻ em ở không ít nơi trên đất nước ta đấy... Là một cá nhân, tôi mong rằng ngài Bộ trưởng cũng như các cán bộ liên quan (nếu chưa từng) thì hãy ít nhất một lần thử về thăm trẻ em nghèo nơi vùng cao của Tổ quốc...” -Slitrung:  slitrung@yahoo.com

“Cảm ơn Nhà Báo Trần Đăng Tuấn. Tôi đã có dịp đi qua những nơi vùng sâu, vùng xa mà nhất là vùng cao nơi Tây Bắc của Tổ quốc. Ở đó đời sống của người dân, nhất là trẻ em còn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Tôi luôn đánh giá cao những tấm lòng hảo tâm đã đang và sẽ dành những gì có thể cho các em, dù chỉ là rất nhỏ bé. Tôi cũng cảm ơn tấm lòng, tâm huyết và tình cảm mà nhà báo dành cho các em. Tôi sẽ cố gắng dành những gì có thể để giúp đỡ các em. Nhờ quý báo chuyển dùm địa chỉ hoặc tài khoản của Quỹ để tôi có điều kiện giúp đỡ các em. Thật buồn vì hiện tại những người hưởng lương nhà nước được giao việc quản lí, phát triển và kêu gọi lòng hảo tâm thì lại tắc trách, thờ ơ. Còn những tấm lòng hảo tâm muốn giúp đỡ các em thì lại… cần phải có điều kiện mới được phép giúp đỡ sao???” - Dương Quang Dung: dung.duongquang@yahoo.com.vn

(minh họa: Vũ Toản)
(minh họa: Vũ Toản)

Lòng tốt cũng cần… giấy phép?

Câu hỏi đó được rất nhiều bạn đọc khác láy lại, để rồi lại phải tự suy luận + diễn giải tiếp qua thực tiễn cuộc sống về cái gọi là “văn hóa phong bì”, là “chạy chọt”, là “đi cửa sau”…

“Trong khi nhiều người được giao chức trách không kiểm soát nổi những cái xấu trong xã hội, thì đồng thời họ lại ngăn chặn những việc tốt. Như vậy thì nhân dân đóng thuế để trả lương cho họ nhằm mục đích gì? Phải chăng để có được cái quyết định đó, những tấm lòng từ thiện lại phải… có cái phong bì…thì mới có con dấu và chữ kí. Ông Bộ trưởng (hoặc vị giới chức liên quan) đi công tác gì mà đến nỗi 5 tháng không có được 10 phút để xem và kí, giải thích như vậy có ai tin nổi không??? Nghe mà bức xúc quá...” - Quan.pham:  nhuquan2003@yahoo.com

“Đọc bức thư trên tôi không cầm được nước mắt, tôi thấy chả có lý do gì để chưa ký đồng ý cho lập dự án "CƠM CÓ THỊT" cho thiếu nhi vùng cao. Cái tên gọi đó chẳng có lý do gì phải thay đổi, bởi vì đơn giản là khi đọc cái tên đó đã nói lên tất cả rồi. Và khi đọc thấy cái tên đó, nếu ai chưa HIỂU thì ĐỌC và đọc rồi thì SẼ KHÔNG CẦM NỔI NƯỚC MẮT  vì nội dung của dự án. Tiếp đó là càng thấy rõ sự quá vô lý cho việc chậm ký đồng ý cho thành lập dự án...Chính xác là đã có nhiều người tốt, họ đã âm thầm làm từ thiện mà chẳng cần ai biết, chẳng cần phải có mức kinh phí ban đầu là bao nhiêu mới "ĐƯỢC PHÉP LÀM TỪ THIỆN". Và tôi nghĩ, ông Bộ trưởng có bận mấy thì bận, quan trọng là ban thư ký hay trợ lý của ông có nhìn thấy thực chất tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc trình ký không thôi. Nếu thấy được tầm quan trọng thì đã phải trình lên người có thẩm quyền ký duyệt rồi. Xin "AI ĐÓ" hãy vì những "LÁT THỊT MỎNG" trong bát cơm của những người chỉ được ăn cơm trắng với canh từ nhiều năm nay - hãy động lòng trắc ẩn mà nghĩ về điều đó!” – nick Phụ nữ VN:vuagamothoi@yahoo.com.vn

“Một dự án đầy tính nhân đạo và cũng chẳng hề xin kinh phí của nhà nước. Nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng là một người có tiếng nói nhất định trong xã hội mà còn khó khăn thế, thử hỏi đơn từ của người dân thấp cổ bé họng thì còn bị ‘ngâm’ đến đâu? Nhiều lúc ức đến tận cổ mà chẳng biết kêu ai. Các ông ấy lên trước Quốc hội trả lời chất vấn thì nói hay như…đài. Trong khi cải cách hành chính là phải ở ngay đây chứ đâu, vị giới chức nào mà chậm giải quyết đơn từ của dân để quá thời hạn qui định, thì hãy cứ cách chức đi cho dân nhờ. Chứ cứ nói cải đi cải lại mãi mà chẳng chuyển biến gì, dân mất lòng tin lắm” - Quốc Dân: khuevan15@yahoo.com...

(minh họa: Vũ Toản)
“A DIME FOR A MEAL” (có nghĩa là “mười xu cho một bữa ăn”) - câu slogan đầy tính nhân văn của “Cơm Có Thịt” từ nước Mỹ

Ranh giới giữa lòng tốt và sự… vô cảm nhiều khi chỉ là khoảng cách vô hình, khiến cho những ai có một tấm lòng không khỏi suy tư, day dứt trước trăn trở như của Lê Văn Cường  lvcuong.ktnd@ygmail.com về một con số được ấn định (không hiểu là dựa trên quy chuẩn nào)?

“Thế mới hay! Muốn làm người tốt thì… phải có thật nhiều tiền (5 tỷ đồng trở lên). Nhưng cũng phải nhận ra rằng có nhiều người rất giàu (vì họ có thể phung phí hàng ngàn tỷ), nhưng không bao giờ thành người tốt được cả”.

Dự án "Cơm có thịt" đang cần lắm những góc nhìn từ phía "kẻ lần chẳng ra", chứ từ phía những "người ăn không hết" thì... thôi rồi! Muốn làm người tốt đâu có quá khó, nhất là khi ta có điều kiện hơn người. Chỉ là có muốn làm hay cứ tự khóa lòng mình trước những cảnh đời...

Khánh Tùng



(Dân trí) - Quỹ “Cơm có thịt” nghe thật gần gũi và chân thành. Những người sáng lập đã đặt mục đích rất rõ ràng, cụ thể, đó là hỗ trợ các học sinh một số địa phương miền núi phía Bắc có thêm chút thịt trong bữa cơm. Giản dị thế thôi nhưng lại khó vô cùng.
 >>  Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về “Cơm có thịt”


(Minh họa: Vũ Toản)
(Minh họa: Vũ Toản)

Câu chuyện bắt đầu từ một lần Nhà báo Trần Đăng Tuấn (nguyên là Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam) chứng kiến học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái ăn cơm chỉ toàn canh loãng. Thương các cháu quá, ông Tuấn cùng bạn bè góp tiền, hằng tháng gửi lên cho các em, mong sao mỗi bữa ăn các cháu có thêm một, hai lát thịt.

Việc làm của ông Tuấn và bạn bè đã động lòng trắc ẩn, nhiều cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm đã nhiệt tình tham gia. Để cho bữa cơm của các cháu có thịt ăn dài hơi hơn, đồng thời chấp hành quy định của Nhà nước, nên ông Tuấn đã xin thành lập Quỹ “Cơm có thịt”, hồ sơ được gửi lên Bộ Nội vụ và “bi kịch” của những tấm lòng bác ái xảy ra bắt đầu từ đây.

Hồ sơ bị ngâm, những người sáng lập Quỹ nhận được câu trả lời lạnh lùng “lãnh đạo đi công tác”. Không chỉ một lần mà nhiều lần như thế, dẫu cho những người xót thương các em có sốt ruột đến đâu thì người có trách nhiệm vẫn “hồn nhiên” vứt hồ sơ vào ngăn kéo. Chẳng lẽ xin cấp phép cho lòng từ thiện mà cũng phải “chạy” như chạy chức, chạy quyền, chạy ghế…

Xin hỏi, cơ quan công quyền hoạt động như thế nào mà tất cả lãnh đạo đều đi công tác suốt nhiều tháng đến nỗi không có người duyệt hồ sơ, để cho công việc liên quan của xã hội bị ách tắc? Quản lý hoạt động từ thiện xã hội là việc cần phải làm ngay, không thể cửa quyền vô trách nhiệm. Trong trường hợp này, có thể thấy thói quan liêu đã ăn quá sâu trong một bộ phận cán bộ công chức, quan liêu ngay cả với lòng nhân ái.

Đất nước nghèo, trẻ em nhiều nơi còn quá cơ cực, câu thơ Nguyễn Duy viết năm nào vẫn còn đó như một lời nhắc nhở: “Xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học, lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương. Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt, tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp, tuổi thơ bay như lá ngã tư đường… Bài Nhìn từ xa… Tổ quốc!”.

Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt bởi vì còn có những kẻ phá tiền bạc của đất nước này hàng chục, hàng trăm nghìn tỉ đồng, bởi vì có những kẻ làm giàu bằng vô số mánh khoe đục khoét tài sản quốc gia và bởi vì có nhiều trái tim “hồn nhiên” thờ ơ với nỗi đau của biết bao thân phận con người.-Lê Chân Nhân

Ngu dốt và hèn nhát: Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh (BBC 16-11-12)





...

Kỷ luật Chủ tịch UBND Bình PhướcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tin về dân oan Ngọc Anh bị công an Hà nội bắt cóc, đánh đập (Lê Hiền Đức).
- “Văn hóa cấm chỉ” muôn năm! (Anh Vũ).
- Phong bì trong bệnh viện (TT).
- Minh Diện: NGƯỜI GÁC KHU TẬP THỂ LINH HỒN (Bùi Văn Bồng).
Bắt giam nguyên điều tra viên Công an Tiền Giang
Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 20-11, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã tiến hành khởi tố bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Tuyến Dũng (nguyên trung tá Công an tỉnh Tiền Giang) về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.
Bắt giam nguyên trung tá CA lạm quyềnTin tức 24h
Bắt giam một trung tá công an Tiền GiangNgười Lao Động

- Công an, dân phòng bị tố đánh gãy tay người không đội mũ bảo hiểm (NLĐ).
- Rước dâu bằng xe hoa “độc” ở xứ Nghệ (VNN).
.- Giá mực khô rớt thê thảm (DV)Làm sao nấu cà phê cho thật ngon? How To Make a Truly Spectacular Cup of Coffee (Slate 13-11-12)
- Thời kỳ mới (ĐĐK). – Myanmar ân xá 452 tù nhân (NLĐ).





Tổng số lượt xem trang