Đây là nhận định của nguyên phó Ban Tổ chức Trung ương, nguyên trưởng Ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương Nguyễn Đình Hương khi nói về tham nhũng.
Ông Nguyễn Đình Hương. |
Theo ông Hương, tham nhũng đã trở thành vấn nạn, ngành nào, cấp nào cũng có và đặc biệt tập trung ở những cán bộ có chức quyền. Bởi trên lý thuyết, chức - quyền - bổng lộc là những yếu tố luôn đi liền với nhau. Danh sách 4 "ông lớn" là cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng bị đưa vào vị trí "tốp ten" chưa thể phản ánh hết bức tranh tham nhũng hiện nay.
- Phải chăng, 4 ngành tham nhũng nhiều nhất như báo cáo nói là chưa hoàn toàn chính xác, thưa ông?
- Báo cáo nói rằng, cảnh sát giao thông là ngành tham nhũng nhiều nhất nhưng tôi lại có quan niệm hơi khác một chút. Tôi so sánh, cũng như con chuột tha củ khoai, tha đi tha lại nhiều lần cũng chỉ ăn được củ khoai, nhưng con cọp bắt được con lợn, con trâu nó sẽ ăn nhiều hơn gấp hàng trăm lần.
Cảnh sát giao thông đúng là có tham nhũng nhiều và là hiện thực người dân có thể tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe được nhưng đó chỉ là cái nhỏ. Đối với quốc gia, tổn thất đó không lớn. Những vụ ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc phải là những vụ tham nhũng khổng lồ, bòn rút ngân sách Nhà nước hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng như Vinashin, Vinashin lines...
- Theo quan điểm của ông, ngành nào sẽ giữ vị trí "quán quân" về tham nhũng hiện nay?
- Theo tôi, ngân hàng vẫn là ngành "ăn" khủng khiếp nhất. Nhà băng là mạch máu, "nguyên soái" của nền kinh tế, không có tiền thì kinh tế không thể đứng vững được. Tôi thử lấy ví dụ, anh muốn làm doanh nghiệp, muốn vay vốn không phải cứ vác hồ sơ đi vay là xong. Ngân hàng tuyên bố lãi suất cho vay là 12-13% nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay với mức 17-18%. Số tiền phát sinh đó do họ phải "đi đêm" với ngân hàng để được giải ngân. Hay ngành đất đai, để trúng thầu một dự án, dường như có quy tắc ngầm giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Để được trúng thầu, anh phải "lót tay" hàng trăm triệu đồng, thậm chí vài phần trăm của gói thầu để được giành phần thắng. Với những dự án béo bở, các nhà thầu sẵn sàng chi hàng tỷ đồng để "thỏa thuận" với chủ đầu tư... Bây giờ, người ta dùng tiền để "bôi trơn", để "chạy" đủ thứ.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, hiện tượng tham nhũng, chạy chức chạy quyền... có lẽ cũng đang nhức nhối, thưa ông?
Đúng vậy. Không chỉ lĩnh vực kinh tế, quản lý Nhà nước cũng là "mảnh đất" màu mỡ cho tham nhũng. Cán bộ có chức có quyền đều gọi là "công bộc của nhân dân" nhưng cần phải nhìn nhận và đánh giá cho đúng. Bây giờ trong cán bộ lãnh đạo những ai thực sự còn là công bộc của nhân dân?
Người dân thường có câu, để có được chức quyền cần 4 yếu tố. Thứ nhất phải kể đến hậu duệ, thứ hai là tiền tệ, thứ ba là quan hệ và cuối cùng mới đến trí tuệ. Ngẫm ra thật đau đớn khi tài năng, trí tuệ chỉ xếp cuối cùng. Đối tượng tham nhũng bây giờ nhiều tiền, nhiều mánh khóe lắm. Không phải chỉ "cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền" đâu, bởi chúng còn mua bằng nhiều thứ khác, ngoài tiền.
- Vậy theo đánh giá của ông, nguyên nhân của căn bệnh này do đâu?
- Thứ nhất, tham nhũng còn có đất để phát triển nếu chúng ta vẫn để tồn tại cơ chế "xin-cho", cơ chế "độc quyền" như hiện nay. "Xin-cho" ở đây như xin đề án, xin đất đai, xin chỉ định thầu, xin đặc quyền đặc lợi... Thứ hai là trong công tác cán bộ còn có kiểu độc quyền, không qua thi tuyển khi bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo của các bộ, ngành... Nếu không thay đổi những tư duy này thì có tổ chức bộ máy chống tham nhũng theo cách nào cũng khó mà chống được tham nhũng.Để chặt đứt "mạng lưới" tham nhũng, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, vừa phòng vừa chống. Nhưng trước hết phải bắt đúng bệnh và kịp thời. Phải xử đúng người đúng tội, phải xử nghiêm từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Xử nghiêm là thuốc đặc trị. Vấn đề là có quyết tâm chống không? Nếu thoát khỏi nạn nể nang, né tránh, sợ liên lụy, ngại ngùng và không vụ lợi thì cuộc đấu tranh tham nhũng chắc sẽ có bước tiến.-Nhận diện nơi 'ăn' khủng hơn cảnh sát giao thông (26/11)
-Phải triệt tham nhũng tận gốc!
Cử tri cho rằng càng công khai, minh bạch tài sản chừng nào thì công tác phòng chống tham nhũng mới đạt hiệu quả chừng đó
Ngày 25-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM (đơn vị số 1) đã tiếp xúc cử tri quận 4 và quận 3 sau kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII. Cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng tổ ĐBQH (đơn vị số 4) đã tiếp xúc hơn 300 cử tri tại quận 11. Tổ ĐBQH số 3 gồm các ông Huỳnh Thành Lập, Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP; Phạm Văn Gòn, Viện trưởng VKSND TP, tiếp xúc hơn 300 cử tri 14 phường của quận 6.
Phải thay người không còn được tín nhiệm
Ảnh: TẤN THẠNH
Hoan nghênh việc QH thông qua dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng, cử tri đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét, đưa ra các giải pháp khả thi hơn để trừ tận gốc nạn tham nhũng. Trước tình trạng tham nhũng ngày càng biến tướng tinh vi và diễn biến phức tạp, đặc biệt là việc hình thành các “nhóm lợi ích”, cử tri Nguyễn Biên Giới (phường 16, quận 4) cho rằng cần làm rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là trong vấn đề kê khai tài sản, thu nhập. “Việc kê khai càng công khai, minh bạch chừng nào thì công tác phòng chống tham nhũng mới đạt hiệu quả chừng đó, đáp ứng mong đợi của nhân dân”.
Liên quan đến vấn đề này, tiếp xúc với cử tri quận 11 vào chiều 25-11, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho biết hiện Đảng và Nhà nước đang tập trung làm đến nơi đến chốn những vụ gây thất thoát tài sản của các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Ông Hải mong muốn nhân dân đồng hành cùng Đảng, Nhà nước để việc phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Cần quan tâm hơn đến dân nghèo
Tại buổi tiếp xúc, nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, quy định mới CSGT được hóa trang (mặc thường phục) khi thi hành nhiệm vụ, vấn đề lương, thưởng của công chức, cấp đổi CMND… được nhiều cử tri quan tâm.
Cử tri Vũ Hoàng Ninh (phường 13, quận 4) cho rằng quy định lực lượng CSGT được hóa trang khi thi hành nhiệm vụ là không cần thiết. Bởi trong thực tế hiện nay, lực lượng cảnh sát hình sự, cơ động mặc thường phục đã có, họ có thể đảm nhận vai trò này mà không nhất thiết phải là CSGT. Nhiều cử tri bày tỏ lo ngại quy định như trên sẽ tạo điều kiện cho tệ “sách nhiễu” người vi phạm, thậm chí nhiều đối tượng có thể mạo danh cảnh sát mặc thường phục để “làm luật” với người vi phạm giao thông.
Luật Đất đai còn rối Dẫn chứng về những bất cập trong các quy định bồi thường, đền bù giải tỏa, cử tri Nguyễn Văn Kiều (phường 11, quận 4) cho biết gia đình ông có miếng đất ở quận 2 nằm trong đường vành đai phía Đông bị thu hồi nhưng áp giá mỗi lúc mỗi khác, người dân không biết thế nào mà lần. Dự án bỏ không đến nay hơn chục năm nhưng chưa triển khai, người dân thì chịu nhận giá đền bù chỉ 300.000 đồng/m2. Trong khi cùng miếng đất ấy, chủ đầu tư ủi đất, phân lô, bán nền với giá 9 - 10 triệu đồng/m2. “Luật Đất đai hiện quá rối rắm, xử lý vi phạm về chủ đầu tư để dự án treo cũng không rõ” - ông Kiều nói. - VNN -Bỏ phiếu vì cái ghế, chế độ sẽ suy vong’(VNN). - Infonet - Chủ tịch nước: “Đừng để mất lòng tin khi cầm lá phiếu của nhân dân”. |
-'Sếp' HUD trần tình về việc bị ví với... Dương Chí Dũng (26/11)
--“Cục trưởng CSGT nói thế thì khác gì dung dưỡng tham nhũng”
-CSGT 'tham nhũng phổ biến nhất'
- Lập đường dây nóng xử lý vướng mắc, tiêu cực (PL&XH). – Phỏng vấn ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “Đừng để người dân cho rằng: Mèo vồ miếng thịt chẳng tha…” (VH). – Lạng Sơn: “Soi vào bài học đau xót về mất cán bộ” (NĐT). – Nhận dăm ba chục ngàn đồng cũng là tham nhũng (SGTT).- Thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện sẽ không công bằng (Petrotimes). – Thu phí đường bộ qua xăng dầu? (Infonet).
- Hà Nội: Đã phạt gần 60 trường hợp xe không chính chủ (VNN). – Trần Đăng Khoa: Bàn thêm về xe chính chủ(VOV).
- Thêm năm quan chức Trung Quốc bê bối tình dục với gái 18 tuổi (TP). – “Dâm quan Trùng Khánh” và sự phẫn nộ của cư dân mạng Trung Quốc (GDVN). – Phóng viên bị đe dọa vì tố clip sex của bí thư (VNE).