-Vai trò của Tàu ở Đông Nam Á: China's role in Southeast Asia questioned (AP 24-11-12) BEIJING (AP) - China is finding the once friendly ground of Southeast Asia bumpy going, with anger against Chinese claims to disputed islands, once reliable ally Myanmar flirting with democracy and renewed American attention to the region.
The changing terrain for Beijing was on view this past week at a conclave of East Asian nations in Cambodia. Wen Jiabao, China's lame duck premier who usually exudes a mild, grandfatherly air, got into a sharp exchange over the contested South China Sea islands. The leaders of the Philippines, Singapore and Vietnam reacted furiously when host Cambodia suggested that all sides agreed not to bring outside parties into the dispute - a reference to the U.S.
Meanwhile, Barack Obama, buoyed by the first visit ever by a U.S. president to Myanmar, projected an image of a confident, friendly America, calling for a reduction in tensions and seemingly taking no sides.
Beijing is struggling to find its feet as its own power grows, but the U.S. refuses to cede influence in the region, emboldening other countries not to fall in with the Chinese line.
"The robust U.S. presence and relatively disciplined and quiet diplomacy looked strong relative to China's heavy-handed pressure," Ernest Bower, chair for Southeast Asian studies at the Council for Strategic and International Studies in Washington, D.C., wrote in a Thursday commentary.
It's a reversal over the treatment Beijing enjoyed much of the past decade as it wooed Southeast Asia with soaring trade and investment and the lure of the huge Chinese market. Looking to further those links, Wen held discussions on expanding a free trade agreement to increase China's imports from Southeast Asia.
China's economic "pull remains, but the smile has faded," said Aaron Friedberg, professor of politics and international affairs at Princeton University.
Getting Southeast Asian diplomacy right matters to Beijing. It's an area where China historically exercised great sway. The 10 countries of the Association of Southeast Asian nations, or ASEAN, are home to a market of 600 million people and straddle vital shipping lanes and seas rich in fish, oil, gas and other minerals.
Beijing's influence began foundering in 2010 when its more assertive claims to islands in the South China Sea touched off anxieties among the Philippines and Vietnam, who along with Brunei, Malaysia and Taiwan also claim the islands in whole or in part.
The fracas provided an opening for the U.S., which as it wound down involvement in Iraq was re-examining the challenge posed by China. The U.S. "pivot" brought renewed diplomatic attention to the region and promises of more military resources.
Still, the friction has only increased. Beijing has become more aggressive in patrolling around the disputed islands, leading to a faceoff last summer with the Philippines over Scarborough Shoal. It is sparring farther afield over other islands with Japan, heightening worries about an expansionist China. It also started issuing new passports featuring a map that shows the entire South China Sea as Chinese territory.
The tensions bubbled to the fore at an annual summit of Southeast Asian leaders in Cambodia's capital of Phnom Penh attended by Obama.
Philippine President Benigno Aquino raised the Scarborough Shoal, prompting Chinese Premier Wen Jiabao to state that the islets have been "Chinese territory since ancient times and no sovereignty dispute exists." China's actions to assert its sovereignty were wholly "appropriate and necessary," Wen told the closed door meeting, according to Vice Foreign Minister Fu Ying.
Wen's stern statement was "destructive and dangerous," wrote CSIS's Bower. "This is very uncertain ground, and uncertainty means the emergency of an inherent instability in the region that undermines a solid foundation for regional growth."
Chinese government-backed experts conceded a failure in execution. "Somehow, the issue was not handled very well in the meeting," said Zhao Gancheng, director of the Center for Southeast Asia at the Shanghai Institute for Foreign Studies.
Economic realities could still work in China's favor, experts say. Chinese imports from the region grew 29 percent last year to $146 billion, and with its economy expected to overtake America's as the world's largest in coming years, China will only grow in importance as a source of overseas investment.
The very fact that China has refused to back off - despite provoking a backlash that could hurt its long-term interests - speaks to Beijing's belief that its economic pull will ultimately convince its ASEAN neighbors that their future lies with China, not with the U.S., said Princeton's Friedberg.
"The big question, I think, is whether the ASEAN states believe that the United States actually has the resolve and the resources to follow through on the commitments that have been made in recent years. If they begin to doubt this they will have to do more to appease Beijing," Friedberg said.
-Clausewitz, Sun Tzu, or Mao Zedong?
theDiplomat.com
-Báo chí Trung Quốc lo sợ kế hoạch “Trở lại châu Á tập 2” của Mỹ
-(Petrotimes) - Sau khi Tổng thống Obama tái cử, chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ về cơ bản không có sự thay đổi lớn, nhưng các bước tiến đang được thúc đẩy nhanh hơn.
Đó là nhận định của báo Thái Dương (HongKong, Trung Quốc) ra ngày 24/11. Theo đó, báo này cho biết trong nhiệm kỳ hai của ông Obama, tình hình khu vực Đông Á dự kiến sẽ có thay đổi lớn, tần suất và cường độ đối kháng Trung-Mỹ cũng sẽ tăng mạnh.
Trong tháng 11/2011, hàng loạt chính khách Mỹ dồn dập tiến hành các chuyến thăm tới khu vực Thái Bình Dương, đáng chú ý là sau khi liên nhiệm, chuyến thăm đầu tiên của ông Obama là tới châu Á, một động thái thể hiện rõ quyết tâm “trở lại châu Á” của Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu của Obama, chiến lược “trở lại châu Á” của Mỹ mới ở giai đoạn “bài binh bố trận, sắp xếp vị trí các quân cờ”; trọng tâm của toàn bộ chiến lược được đặt vào việc tạo dựng dư luận, khơi lên các điểm nóng, tạo sự ly gián giữa Trung Quốc với các nước xung quanh; bố trí quân sự cũng chỉ ở thời kỳ quy hoạch và diễn tập.
Theo Thái Dương, trong nhiệm kỳ hai của mình, Obama sẽ đi sâu vào việc thực hiện quy hoạch, bố trí, thắt chặt vòng vây đối với Trung Quốc. Cùng với việc thúc đẩy toàn diện sự hiện diện và can thiệp về quân sự, chính trị và kinh tế, Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng “NATO phiên bản châu Á” với hạt nhân là Mỹ-Nhật-Hàn và Australia. Tờ báo này dẫn chứng rằng cách đây không lâu, Nhật Bản đã cử quan chức của Cục Phòng vệ tới làm việc tại Lầu Năm Góc của Mỹ, trong khi một sĩ quan cấp tướng của Australia cũng đã được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, một hành động tương đương với việc thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến liên hợp.
Về mặt kinh tế, báo Thái Dương dự báo, Mỹ cũng sẽ tăng cường thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tới đây sẽ là giai đoạn kết nạp Nhật Bản và Hàn Quốc; sử dụng các hàng rào như bảo hộ mậu dịch ngăn cản sự thâm nhập thị trường Mỹ của các mặt hàng Trung Quốc, chuyển thị phần tại thị trường Mỹ cho Ấn Độ và các nước Đông Nam Á; đồng thời cũng tăng nhanh việc rút vốn khỏi Trung Quốc, chuyển dịch ngành chế tạo từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á...
Đặc biết nhấn mạnh về mặt chính trị, báo Thái Dương cho rằng trong "đòn kế tiếp", Mỹ sẽ thông qua kế hoạch dân chủ hóa châu Á để phát động "cuộc tấn công dân chủ" đối với Trung Quốc. Mỹ đã giành thắng lợi ở Myanmar, làn sóng phòng trào dân chủ hóa châu Á này sẽ từng bước lan rộng tới các nước láng giềng của Trung Quốc và tiến tới tác động tới Trung Quốc. Thực tế tại Trung Quốc hiện nay cũng có những người cổ súy cho dân chủ kiểu Mỹ. Khi bầu không khí này phát triển đến một mức nào đó, Trung Quốc tất sẽ có sự thay đổi lớn về chính trị.
Mỹ từng dùng chiêu bài tương tự để đối phó với Liên Xô trước đây. Sau khi lợi dụng tổ chức NATO bao vây Liên Xô, Mỹ dùng phương thức “diễn biến hòa bình” bắt đầu từ các nước vệ tinh xung quanh Liên Xô, từng bước làm tan rã hệ thống. Nay, Mỹ cũng tái áp dụng chiêu thức đó để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, do bị cản trở bởi mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ, nên Mỹ hiện chưa dám hành động khinh suất, chỉ là ngấm ngầm chuẩn bị, kiên trì đợi thời cơ để ra đòn quyết định.
Đối với đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc, làm thế nào hóa giải một cách khéo léo sự bao vây của Mỹ thực sự là một vấn đề hóc búa. Theo Thái Dương, trong 10 năm qua, Trung Quốc cơ bản áp dụng thế phòng thủ, thông qua thế tấn công tiền bạc như mua các khoản nợ của Mỹ hoặc mua máy bay Boeing của Mỹ để hóa giải sự "ức hiếp" từ phía Mỹ. Tuy nhiên, các chiêu thức này của Trung Quốc đến nay cũng cùng đường, không còn mấy tác dụng, ngược lại còn bị Mỹ trực tiếp ép chặt môi trường khu vực xung quanh của Trung Quốc.
Theo báo Thái Dương, để phá vỡ sự bao vây của Mỹ, Trung Quốc đã đến lúc phải dũng cảm “tuốt gươm” đối mặt với Mỹ; đồng thời cũng cần "nổi lửa" tại khu vực sân sau của Mỹ hoặc tại những nơi Mỹ có lợi ích chiến lược; làm sao để Mỹ không thể rút hoàn toàn ra khỏi các khu vực như Iraq hay Afghanistan, tiếp tục hao tiền tốn của, từ đó không thể thực hiện chiến lược “trở lại châu Á” theo kế hoạch.– Báo chí Trung Quốc lo sợ kế hoạch “Trở lại châu Á tập 2” của Mỹ (Petrotimes).- Làm sao để ASEAN đoàn kết xử lý tranh chấp ở Biển Đông? (Petrotimes). – Nụ cười của ông Ôn Gia Bảo và tương lai ASEAN (Infonet).
--- Đưa Trường Sa – Hoàng Sa vào hội thảo Việt Nam học (TP). – Thủ tướng: “Cần cho thế giới biết một Việt Nam phát triển thành công” (DT).- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Cơ hội để bứt phá và phát triển (TP).
- ‘Hộ chiếu in đường lưỡi bò lộ dã tâm của Trung Quốc’ (VNE). – Quốc tế chỉ trích “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc (VH).
- Phỏng vấn ThS. Hoàng Việt: ‘Hộ chiếu lưỡi bò’: Vô giá trị và chỉ để mị dân (ĐV). - Tàu hải giám rút khỏi Senkaku, quay về Trung Quốc (NLĐ). – Hơn 80% người dân Nhật thiếu thiện cảm với Trung Quốc (PLVN).
- “Hãy phản ứng mạnh hơn trước “đường lưỡi bò” của TQ trên hộ chiếu” (DT). – Ý đồ đằng sau tấm “hộ chiếu lưỡi bò” (TVN). – TS Trần Công Trục phản bác luận điệu “đường lưỡi bò” mới (Infonet). – - Bên dòng Mun nhớ trận Bạch Đằng giang (SGTT).
- CTN tiếp xúc cử tri: Cử tri bức xúc chuyện ‘hộ chiếu lưỡi bò’ TQ (VNN). - Kiến nghị đưa vấn đề biển Đông vào Hiến pháp (TN). - Cử tri kiến nghị: Quảng bá hình ảnh đất nước có quần đảo Hòang Sa, Trường Sa (SGGP).
- ‘Hộ chiếu lưỡi bò’ của Trung Quốc bị chỉ trích (VOA). - Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên thách thức cộng đồng quốc tế (ĐĐK). - TQ nối tiếp hành động sau trò láu cá hộ chiếu (PN Today). - Mail từ THUẬN ÂN (NYC) về hành động đóng dấu “hủy” của cửa khẩu Lào Cai lên hộ chiếu “lưỡi bò” của TQ (Người Lót Gạch). - Cần từ chối người dùng hộ chiếu in hình “lưỡi bò” (DV).- Philippines kêu gọi quân đội bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông (RFI). – Indonesia ‘thất bại’ vì ảo tưởng trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc (TP). – Trung Quốc tìm kiếm sự chia rẽ trong khối ASEAN (WSJ/ TCPT).
- Hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh (BBC). – Chiến đấu cơ Trung Quốc đáp thành công trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (RFI). – Lộ ảnh – video tiêm kích J15 cất, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh(Petrotimes).
- Thông điệp từ việc J-15 hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh (TQ). – Trung Quốc: ‘Cha đẻ’ của J-15 đột tử trên tàu sân bay Liêu Ninh (Infonet). -Kiến trúc sư chế tạo J-15 đột tử-Tổng chỉ huy cất, hạ cánh trên tàu sân bay Trung Quốc đột tử ---Trung Quốc khoe đáp máy bay thành công trên mẫu hạm Liêu Ninh
---Mối nghi ngờ quá lớn về các động thái của chính quyền VN trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ
by basam
- Ảnh: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam (VTC). – Trưng bày 21 phiến đá chủ quyền Trường Sa (VNE). – 370 tác phẩm khẳng định chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam (GD&TĐ). - Tủ sách biển Đông: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông (ĐV). - Mạng lưới y tế biển đảo: Mong manh trước con sóng lớn (GD&TĐ). - Việt kiều cung cấp tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa (VOV).
- Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn, bàn về “hộ chiếu lưỡi bò”: Cháy nhà ra mặt chuột (Nguyễn Tường Thụy).
- TRUNG QUỐC PHÁT HÀNH HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ ĐÃ HƠN NỬA NĂM NAY RỒI… (TSYG). Bài trên Tân Hoa xã: China maps out territorial claim on new passport (Xinhua).
-Vietnam won't stamp controversial China passports
November 26, 2012 8:14 PM
-- Cựu tổng tham mưu trưởng Triều Tiên “phản cách mạng” (NLĐ). – Nhật Bản sẵn sàng đối phó nếu Triều Tiên phóng tên lửa (VOV). – Triều Tiên “kỳ lạ” qua góc nhìn của du khách nước ngoài (Infonet).
-- Hàng trăm vật thể lạ xuất hiện ở biên giới Ấn-Trung (NLĐ).
-ASEAN Human Rights Declaration: A Pragmatic Compromise – Analysis
-US Can’t Squeeze China Out Of Myanmar – Analysis---- Vì sao Thủ tướng Thái đối mặt với bỏ phiếu tín nhiệm? (VNN).
-Thái Lan, đồng minh lâu đời của Mỹ đang bị Trung Quốc cám dỗ
-Nhân vòng công du Đông Nam Á 17-20/11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ghé thăm Thái Lan. Tại thủ đô Bangkok, Tổng thống Mỹ đã mệnh danh nước chủ nhà là « Đầu tầu Khu vực ». Là một đồng minh lâu đời của Mỹ, câu hỏi đặt ra là Thái Lan có thể đóng vai trò gì trong chiến lược chuyển trục qua châu Á của chính quyền Obama.
Từ Bangkok, thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực trước hết điểm lại một số kết quả của chuyến ghé thăm Thái Lan mới đây của Tổng thống Mỹ :
Thái Lan mất dần vai trò khu vực vì khủng hoảng chính trị triền miên
|
Arnaud : Trong thực tế có một nghịch lý. Như anh nói, Thái Lan là một đối tác rất gắn bó với Hoa Kỳ kể từ thập niên 1950, một quan hệ hình thành từ Mỹ đẩy mạnh phong trào chủ nghĩa Cộng sản châu Á. Thái Lan là một trong năm nước trong vùng đã ký kết hiệp ước liên minh quân sự với Washington, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Philippines.
Nhưng gần đây, quan hệ Mỹ - Thái Lan đã bị rơi vào vùng trũng. Một ví dụ là thất bại của hai dự án hợp tác song phương vào đầu năm : Một chương trình nghiên cứu khí hậu của cơ quan hàng không không gian Mỹ NASA, và một kế hoạch thiết lập một trung tâm cứu hộ khu vực trong trường hợp thiên tai, đặt tại sân bay quân sự U-Tapao. Các dự án này đã bị buộc phải hủy bỏ vì đã trở thành nạn nhân của các cuộc tranh cãi chính trị nội bộ tại Thái Lan.
Nhân chuyến viếng thăm Bangkok mới đây (ngày 15/11/2012) của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương đã được ký kết. Thế nhưng trong thực tế, văn kiện này chỉ nhằm củng cố các quy định có sẵn, do đó ý nghĩa không đáng kể lắm. Đó thực ra chỉ là một tuyên bố về ý định tiếp tục hợp tác mà thôi.
Ngày nào mà Thái Lan chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ đã kéo dài từ bảy năm nay, ngày đó Thái Lan sẽ không đóng được một vai trò quan trọng ở cấp khu vực.
Ta có thể thấy rõ điều đó tại các cuộc họp ASEAN mới đây tại Phnom Penh : Thái Lan hầu như vắng bóng trong các cuộc tranh luận, về vấn đề Biển Đông, hay thậm chí cả về các vấn đề kinh tế.
Thái Lan cũng xoay trục nhưng về phía Trung Quốc
RFI : Như vậy phải chăng là quan hệ của Thái Lan với Hoa Kỳ đang càng lúc càng giãn ra ?
Arnaud : Trên bề mặt thì không. Hai nước vẫn là đồng minh rất thân thiết, ràng buộc với nhau bằng các hiệp ước quốc tế và một quan hệ lâu đời. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt đó, một xu hướng ít lộ liễu đang hình thành : Thái Lan cũng “xoay trục, nhưng về phía Trung Quốc, chủ yếu là về mặt kinh tế. Thái Lan đang xây dựng sự phát triển kinh tế tương lai của mình trên cơ sở chuyển hướng qua Trung Quốc. Thỏa thuận tự do mậu dịch Thái Lan-Trung Quốc, có hiệu lực vào năm 2003, là viên đá đầu tiên của tòa nhà này.
Nhưng sự chuyển hướng đó ngày càng mang tính chất chính trị. Ta có thể thấy điều đó qua việc Bangkok hết sức tránh làm cho Bắc Kinh khó chịu trên tất cả các vấn đề nhạy cảm, từ Tây Tạng đến Đài Loan, từ vấn đề Pháp Luân Công cho đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Nền ngoại giao của Thái Lan luôn luôn mang tính chất cơ hội, gió chiều nào thì xoay chiều đó. Và dù đúng hay sai, thì nhận thức hiện tại của Bangkok là sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực đang làm lu mờ một phần ảnh hưởng của Mỹ.
Tuy nhiên, Thái Lan cũng cẩn thận không đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ. Đó là lý do tại sao Bangkok vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington trong khi chuyển hướng về phía Trung Quốc. Thái Lan trở thành đối tác đang mất dần trọng lượng đối với Mỹ
RFI : Anh đã đề cập đến việc Thái Lan vắng bóng trong những cuộc tranh luận tại ASEAN. Vậy mà Thái Lan lại là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Đông Nam Á, và trong một thời gian dài từng là động lực chính của khối. Sự thoái trào của Thái Lan bắt đầu từ bao giờ ?
Arnaud : Thời kỳ vàng son của chính sách khu vực của Thái Lan là dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra, từ giữa năm 2001 đến năm 2006. Vào lúc ấy, Thái Lan hiện diện khắp nơi, đề ra nhiều sáng kiến kinh tế khu vực, bên trong khối Đông Nam Á và giữa ASEAN với vùng Nam Á. Ngoại trưởng Surakiart Sathirathai lúc bấy giờ là chiến lược gia lớn của nền ngoại giao vừa năng động, vừa có tầm nhìn xa trông rộng đó.
Sau cuộc đảo chính tháng 9/2006, Thái Lan đã bị các nước phương Tây cô lập và không thể đóng được một vai trò trong khu vực. Thế rồi vòng xoáy của các biến cố chính trị liên tiếp vào những năm 2008, 2009 và 2010 đã đẩy đất nước này vào tình trạng hướng nội. Chính phủ thì chỉ điều hành theo kiểu cơm ăn từng bữa mà thôi.
Hiện nay, do việc người đứng đầu chính phủ là bà Yingluck Shinawatra, thiếu kinh nghiệm trong lãnh vực đối ngoại, Ngoại trưởng của bà là ông Surapong Tovichak-chaikul lại có vẻ kém cỏi, Thái Lan trở nên rất thụ động trong các cuộc thảo luận trong khu vực, trong lúc các nước khác lại tích cực hơn, chẳng hạn như Indonesia và Philippines : Jakarta đã cố gắng đứng ra đảm trách vai trò trung gian trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông, còn Manila, ngay từ trước năm 2010, đã có một lập trường rất dứt khoát về Miến Điện.
Lẽ tất nhiên là Washington nhận thức rõ thực tế kể trên. Trong bối cảnh đó, danh xưng “Đầu tầu khu vực” mà Hoa Kỳ tặng cho Thái Lan chỉ là một cách để giúp cho một đồng minh khỏi bị mất mặt. Còn trong thực tế, Thái Lan, ít nhất trong tạm thời, đã trở thành một đối tác đang mất dần trọng lượng đối với Mỹ, ngay vào lúc mà quan hệ giữa Washington với Hà Nội và với Miến Điện đang được thắt chặt thêm.
-Nhân công Trung Quốc, đá lót đường cho trăng trưởng kinh tế
-300 triệu nông dân không có ruộng cày lên thành phố lao động là nguồn nhân lực vô tận cho công nghiệp Trung Quốc. Theo những kết quả điều tra còn giới hạn, chỉ riêng tại Quảng Đông, hàng năm có hơn 60.000 nhân công bị tàn phế vì tai nạn lao động. Đằng sau tấm bình phong phép lạ kinh tế là cả một thảm kịch con người bị hy sinh như đá lót đường cho đảng giàu quân mạnh.
Đại hội lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc vào giữa tháng 11 đã vinh danh « lực lượng công nhân là anh hùng » đưa Trung Quốc lên hàng đại cường kinh tế. Tuy nhiên, mỗi năm hàng ngàn anh hùng này nếu không mất mạng thì cũng hy sinh một phần thân thể. Nạn nhân chủ yếu là thành phần nông dân thất nghiệp lưu lạc di cư lên thành phố kiếm sống mà theo ước lượng có thể lên đến 250 triệu hay 300 triệu.
Với đạo quân nhân công rẻ mạt này, giới chủ tại Trung Quốc, được chế độ hậu thuẫn, mặc tình khai thác theo chiều hướng ép lương nhưng tăng giờ. Công đoàn của nhà nước chỉ là hư vị trong khi công đoàn độc lập bị ngăn cấm.
Theo tổ chức bảo vệ người lao động Trung Quốc China Labour Watch đặt trụ sở tại New York, nhiều công xưởng tại Trung Quốc bắt buộc nhân công làm thêm giờ phụ trội gấp năm lần thời gian do luật Trung Quốc quy định. Điều kiện về an toàn lao động tại Trung Quốc không được chú trọng cộng với sự mệt mỏi là những nguyên nhân gây ra tai nạn tại xưởng máy.
Trích dẫn giám đốc bệnh viện Nam Hải, huyện Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Asia News cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 100 đến 200 lao động bị thương mà đến 99% là « dân công », thuật từ chỉ di dân lao động. Một bệnh viên chuyên khoa giải phẫu đã tăng số giường từ 30 lên 660 trong vòng có 7 năm để đối phó với tình trạng tai nạn lao động gian tăng 25% mỗi năm.
Khác với các nước Tây phương, nạn nhân tai nạn lao động được quỹ an sinh xã hội với phần đóng góp của giới chủ xí nghiệp chăm sóc và bảo trợ trọn đời, tại Trung Quốc, « anh hùng lao động » phế nhân bị bỏ rơi như trái chanh đã hết nước. Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông đã tường thuật nhiều câu chuyện thương tâm. Gần đây nhất là trường hợp một nữ nhân công của một hãng luyện kim. Cô gái bị máy cuốn cụt một tay phải giải phẫu 7 lần. Trong thời gian điều trị và nhiều lần bị hôn mê, nạn nhân không tái ký hợp đồng với chủ thế là công ty chỉ trả một nửa khoản tiền thuốc men, viện phí.
Bộ xã hội Trung Quốc cho biết thống kê được 8,2 triệu phế nhân tai nạn lao động trên toàn quốc. Trong số này có 2,9 triệu được nhà nước trợ giúp tiền thuốc men trong năm 2011. Tuy nhiên, một thành viên của nghiệp đoàn nhà nước tên Hồ Tiểu Ban, cụt ba ngón tay, cho biết chỉ riêng tại khu kỹ nghệ ở Phật Sơn, mỗi năm xảy ra ít nhất 50 ngàn tai nạn nghiêm trọng, cao gấp ba lần thống kê của chính phủ.
Giới công đoàn độc lập tại Hồng Kông cũng nhận định thống kê chính phủ Trung Quốc chỉ tính những trường hợp mà nạn nhân đã tìm được thỏa thuận với chủ. Mặt khác, những xí nghiệp « đen », không giấy phép hoạt động, cũng không bao giờ khai báo tai nạn lao động.
Trung bình mỗi giá một cuộc giải phẫu có thể từ 30.000 nhân dân tệ đến 150.000 tùy theo trường hợp. Tiền bồi thường theo luật lao động quy định có thể lên đến 500.000 nhân dân tệ, tương đương với 60.000 đô la Mỹ. Nhưng cho rằng chi phí bồi thường và cấp dưỡng cho nhân công thương tật quá cao, hầu kết giới chủ nhân tại Trung Quốc đều chọn giải pháp phủi tay.
Phải chăng đây là cái giá mà nhân dân Hoa lục phải trả để đảng Cộng sản Trung Quốc, với những lãnh đạo thuộc loại tỷ phú đô la, thực hiện mục tiêu « cường quốc hải dương » ?
- VN dự hội nghị toàn thể các đảng chính trị châu Á (TTXVN).
- Việt Nam tăng cường hợp tác với Brunei, Myanmar (TTXVN).
- ICT: Người Tây Tạng tự thiêu nhiều vì Trung Quốc gia tăng trấn áp (RFI).
- Trần Quang Thành, « kẻ nổi loạn của năm 2012 » (RFI).
- TQ hướng tới chủ ngân hàng trong chống tham nhũng (VNN).
- Hungary lên kế hoạch dựng tường lửa kiểm duyệt Internet (RFI).
- Người Marx ngưỡng mộ (BBC). “Bản dịch của bà mở đầu: ‘Một bóng ma đáng sợ đang rình mò trên khắp châu Âu. Chúng ta đang bị ma ám, con ma của chủ nghĩa cộng sản…’”
- Nga: Ban hành, sửa đổi nhiều luật lệ để tiệt trừ tham nhũng (ĐV).