Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Những điểm nhấn từ đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc

(VOV) -Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành một cường quốc biển, gia tăng sức mạnh "mềm"...

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc sáng 14/11 tại Đại lễ đường ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đại hội thu hút sự quan tâm của người dân Trung Quốc và dư luận quốc tế bởi đây là đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời là đại hội đề ra những quyết sách quan trọng định hướng cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc.

 Nhân dịp này, phóng viên VOV online đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc.

Những điểm mới trong Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào

** PV: Xin GS-TS phân tích ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc Trung Quốc lần thứ 18 và những điểm mới trong Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào?

GS-TS Đỗ Tiến Sâm: Đây là đại hội quan trọng, là đại hội đầu tiên của thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. Đại hội đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ ở thập kỷ thứ nhất và định hướng cho thập kỷ thứ 2 của thế kỷ mới này. Có 2 yêu cầu mới đặt ra mà Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải giải quyết. Đó là: đáp ứng được yêu cầu mới trong phát triển hiện nay và những nguyện vọng mới của người dân.

 


Gần 2.300 đại biểu đại diện cho hơn 80 triệu đảng viên tham dự Đại hội.(ảnh: Tân Hoa xã)
Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trình bày tại Đại hội theo tôi có một số điểm cần lưu ý sau:

Thứ nhất là mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Từ năm 1992, Trung Quốc nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau đó qua 2 nghị quyết Trung ương 3 khóa 14 và Trung ương 3 khóa 16 đã đặt vấn đề hoàn thiện thể chế này. Tại Đại hội 18, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa bằng cách bồi dưỡng các chủ thể của thị trường để cho thị trường phát triển một cách đồng bộ, không chỉ thị trường về vốn, thị trường bất động sản, công nghệ, lao động…

Thứ 2 là chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Đại hội 17, Trung Quốc đã đặt ra vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư, xuất khẩu. Đại hội lần này đặt ra vấn đề: Tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà còn phải coi trọng cả vấn đề tiêu dùng. Đồng thời, cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, hoàn thiện cơ chế có sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý theo pháp luật và nhân dân làm chủ. Điểm mới trong Đại hội lần này là nêu lên phát triển dân chủ nhân dân rộng rãi hơn, đầy đủ hơn, kiện toàn hơn.

Dân chủ nhân dân đi liền với pháp trị. Nhà nước sẽ phải bảo đảm về pháp luật để người dân được hưởng quyền tự do và dân chủ. Đó là điểm mới trong báo cáo tại đại hội.

Thứ 3 là xây dựng cường quốc văn hóa, trong đó có nhấn mạnh sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh mềm của văn hóa, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, biến công nghiệp văn hóa trở thành một trụ cột của nền kinh tế quốc dân.

Thứ 4 là cải thiện đời sống nhân dân. Điểm mới đáng chú ý được nêu lên trong Đại hội lần này là phấn đấu đến năm 2020, GDP và thu nhập của cả dân thành thị và nông thôn sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010. Đây là điểm mới được người dân rất hoan nghênh.

Thứ 5 là xây dựng “văn minh sinh thái”. Đây là điểm mới, chính thức đưa vào văn kiện đại hội. Trong 3 thập kỷ phát triển mạnh mẽ vừa qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một thách thức lớn của Trung Quốc. Vì vậy, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm năng lượng là quốc sách của Trung Quốc, trong đó cần đẩy mạnh 3 phát triển: phát triển xanh, phát triển tuần hoàn và phát triển khí các bon thấp.

Thứ 6 là vấn đề về xây dựng Đảng. Báo cáo nhấn mạnh mô hình chính đảng mới với 3 loại hình: chính đảng học tập, chính đảng phục vụ, chính đảng sáng tạo. Bước vào thế kỷ 21 này, Trung Quốc gặp nhiều thách thức, Bộ Chính trị Trung Quốc không ngừng học tập tập thể để nâng cao trình độ thông qua việc nắm bắt những thông tin mới, xu thế mới, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn rút ra trong và ngoài nước để sáng tạo lối đi riêng, phù hợp với thực tiễn đất nước, phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo

 **PV: Thưa GS-TS, Đại hội lần này là chuyển giao thế hệ lãnh đạo Trung Quốc sau 10 năm kể từ thế hệ lãnh đạo thứ tư. Vậy ông đánh giá như thế nào về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc?

GS-TS Đỗ Tiến Sâm: Đại hội này là đại hội bàn giao thế hệ lãnh đạo, từ lãnh đạo thế hệ thứ 4 sang thế hệ thứ 5. Thông thường, 10 năm diễn ra một lần nên việc này rất quan trọng. Lần này, tuy chưa bầu ban lãnh đạo cao nhất của Đảng nhưng có một xu thế chung là kết hợp giữa các độ tuổi trong ban lãnh đạo mới: lứa tuổi 50 là chủ lực, lứa tuổi 40 là hậu thuẫn và lứa tuổi 60 là hy vọng.

10 năm sau thì lứa tuổi 60 sẽ là chủ lực, 50 là hậu thuẫn, và 70 sẽ là hy vọng, thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ lãnh đạo khác nhau.

Qua kết quả bầu Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy họ có những đặc điểm chung là tuổi đời trẻ hơn, trình độ cao hơn, đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn vì phần lớn trong số họ đều trưởng thành từ cơ sở, nhiều người tham gia lãnh đạo từ cấp huyện trở lên những kinh nghiệm đó rất có ích cho lãnh đạo đất nước sau này.

Thời cơ và thách thức

** PV: Theo GS-TS, cơ hội và thách thức nào đang đặt ra mà thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc phải giải quyết?

GS-TS Đỗ Tiến Sâm: Theo tôi, Trung Quốc đang có nhiều thuận lợi: 10 năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng rất tốt những cơ hội, như việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố trong cuộc khắc phục kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, một số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Âu gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, Nhật Bản phải đương đầu với thảm họa thiên tai động đất, sóng thần,… Trung Quốc cũng đã tận dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, tận dụng tốt cơ hội mà tình hình thế giới tạo ra nên đã bứt phá rất nhanh.

 

GS-TS Đỗ Tiến Sâm (ảnh: Thu Thủy)
Trung Quốc đã vươn lên và trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Trung Quốc đặt vấn đề trong 20 năm đầu của thế kỷ 21 là thời kỳ chiến lược phát triển quan trọng và họ đã thực hiện tốt thời kỳ chiến lược quan trọng này.

Bên cạnh những thuận lợi, Trung Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn:

Trước hết, về kinh tế mô hình tăng trưởng “3 cao - 1 thấp” là phát triển dựa vào đầu tư cao, tiêu hao cao, ô nhiễm cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp đã phải trả giá về sự phá hoại tài nguyên, môi trường.

Thứ hai là sự chênh lệch giàu/nghèo giữa các vùng miền, giữa các giai tầng trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng. Mức độ chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn theo số liệu thông kê là 3,3/1, nếu cộng cả dịch vụ công mà người thành thị được hưởng thì sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn không phải là 3,3/1 mà phải là 5 hoặc 6/1. Sự chênh lệch thu nhập lớn như vậy, dẫn đến tình trạng biểu tình, phản đối của người dân đối với chính quyền. Nhưng cũng còn có những nguyên nhân khác dẫn đến biểu tình, đó là nạn tham nhũng, chênh lệch đầu tư phát triển, việc làm...

Thứ 3 là, nền kinh tế phát triển nhưng thể chế chính trị chưa tương thích, tạo ra sự mâu thuẫn. Xã hội Trung Quốc giờ đã thay đổi rất nhiều, có nhiều giai tầng xã hội mới như: công nhân làm trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đòi hỏi nền chính trị dân chủ hóa.

Bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với 4 nguy cơ mà Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nói như: cầm quyền, thách thức từ kinh tế thị trường, thách thức từ quá trình mở cửa, thách thức từ bên ngoài.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách làm thể nào để giải quyết mâu thuẫn ở trong nước và sức ép từ bên ngoài để tiếp tục công cuộc cải cách mở cửa của mình.

Chính sách đối ngoại không thay đổi

** PV: Thưa GS-TS, theo quan điểm của ông thì chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thay đổi gì không?

GS-TS Đỗ Tiến Sâm: Trên cơ sở báo cáo chính trị, chính sách đối ngoại của Trung Quốc không thay đổi. Trung Quốc vẫn xác định Trung Quốc trong thời kỳ chiến lược quan trọng, thời kỳ này có nhiều cơ hội lớn dành cho Trung Quốc. Trung Quốc chưa muốn mất đi thời cơ ấy. Để năm bắt thời cơ và để phục vụ cho yêu cầu cải cách, mở cửa Trung Quốc  không điều chỉnh chính sách đối ngoại, vẫn thực hiện ưu tiên quan hệ với các nước phát triển, quan hệ với các nước láng giềng, quan hệ với các nước đang phát triển, tích cực tham gia vào ngoại giao đa phương, đẩy mạnh ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa, ngoại giao chính đảng. Do vậy, không có gì mới so với các văn kiện Đại hội 17 đã nêu lên trước đây.

** PV: Trong Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, vấn đề biển được đề cập như thế nào, thưa ông?

GS-TS Đỗ Tiến Sâm: Có những điểm trong Văn kiện mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam quan tâm, đó là Trung Quốc đặt vấn đề chuyển biến từ một nước lớn về biển trở thành cường quốc về biển. Cường quốc kinh tế biển bao gồm đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, vận tải biển và một số hoạt động khác để bảo vệ lực lượng trên biển… Khi đã đưa vào văn kiện là muốn xây dựng một cường quốc về biển thì các nước có biên giới biển với Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt và chú ý đến điều này.

Về mặt văn hóa, Văn kiện có nêu lên vấn đề gia tăng sức mạnh mềm văn hóa. Như vậy, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư cho hoạt động về truyền thanh, truyền hình để quảng bá hình ảnh của Trung Quốc ra nước ngoài, các học viện Khổng Tử,…cũng gia tăng. Có thể khi gia tăng hoạt động văn hoá mềm sẽ có những tác phẩm điện ảnh phục vụ cho lợi ích bảo vệ biển của họ. Thông qua hoạt động đó sẽ tuyên truyền chủ quyền của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là các vùng biển đang tranh chấp chưa được giải quyết.

**PV: Xin cảm ơn GS!.

- Phỏng vấn GS-TS Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc: Những điểm nhấn từ đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (VOV).

 

-Trung Quốc và thách thức thay đổi mô hình kinh tế Duy trì ổn định xã hội và xây dựng mô hình kinh tế lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng : đó là thách thức lớn chờ đợi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Bài toán càng nan giải khi các nhà cầm quyền bị hệ thống chính trị bó tay.

Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ngày 08/11/2012 chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề ra mục tiêu cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhân thu nhập bình quân đầu người lên gấp đôi từ nay cho đến năm 2020. Mục tiêu đó chỉ có thể hoàn thành với điều kiện trong 8 năm sắp tới, Trung Quốc liên tục duy trì tỷ lệ tăng trưởng trên 10 % như thành tích đã đạt được trong 2 nhiệm kỳ vừa qua dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo. Nhờ thế mà nước đông dân nhất địa cầu đã qua mặt được Anh Quốc, Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Tuy vậy, nhưng nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người, thì Trung Quốc chỉ đứng hàng thứ 121, tương đương với Thái Lan.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang họp đại hội, chuẩn bị đưa một thế hệ lãnh đạo mới lên cầm quyền trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang chựng lại. Do tác động của khủng hoảng châu Âu và khó khăn kinh tế toàn cầu, GDP của Trung Quốc trong năm nay không tăng quá 7,5 %. Thành tích này quá kém cỏi để cho phép Bắc Kinh bảo đảm công việc làm cho người dân, tránh gây bất ổn trong xã hội. Bản thân ông Hồ Cẩm Đào nhìn nhận là Trung Quốc cần nhanh chóng thay đổi mô hình kinh tế. Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc Bắc Kinh cần xét lại mô hình phát triển vốn dựa vào xuất khẩu, đầu tư quá tải và chính sách tiền tệ quá dễ dãi.

Nhờ lấy xuất khẩu làm chủ đạo mà kinh tế Trung Quốc trong một thập niên qua (2002-2012) đã duy trì tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10 % một năm. Thặng dư cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Trung Quốc. Bắc Kinh đang làm chủ một khoản dự trữ ngoại tệ trên 3000 tỷ đô la hơn hẳn cả so với tích lũy của Nhật Bản. Lại cũng Trung Quốc là địa điểm hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bậc nhất của thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc được mệnh danh là « cơ xưởng sản xuất lớn nhất toàn cầu ».  

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu trở thành những đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là cả ba cột trụ kinh tế toàn cầu đó hiện đang gặp khó khăn, đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng 2008-2009, và không còn khả năng tiêu thụ hàng Trung Quốc với nhịp độ như ở vào thời « hoàng kim ».

Ngoại tệ rót vào Trung Quốc trở nên khan hiếm hơn. Trung Quốc vẫn có những lợi thế nhất định, nhưng không còn là nơi có nhân công rẻ so với các nước chậm phát triển hơn. Không có gì chắc chắn là Bắc Kinh bảo đảm được tăng trưởng kinh tế ở ngưỡng 8 %, mức tối thiểu để tạo công việc làm cho đội ngũ lao động quá dồi dào.

Đó là những thực tế mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh thuộc thế hệ 5 – với hai gương mặt nổi bật là các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ phải đối mặt.

Bản thân Trung Quốc từ 5 năm nay đã ý thức được điều này và đã tiến hành một loạt các biện pháp cải tổ : nâng cao mãi lực cho người dân, dùng sức tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng. Nhiệm vụ đó chưa hoàn thành và sẽ được chuyển giao lại cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp.

Thành công hay thất bại của tiến trình cải tổ đó được coi là mang tính định đoạt đối với sự tồn tại của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Tất cả vấn đề đặt ra là liệu hai người đứng đầu guồng máy chính trị Trung Quốc tương lai, các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, có hoàn thành trọng trách đó hay không.

Hai ngày trước Đại hội Đảng báo Thanh Niên Trung Quốc số đề ngày 06/11/2012 công bố một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện qua mạng internet. Theo đó 75,4 % những người được tham khảo ý kiến cho rằng, bất bình đẳng về thu nhập là một mối đe dọa đối với tương lai đất nước. Trong lúc chỉ có 31,3 % quan tâm đến việc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bị chựng lại.

Trong mắt gần 70 % những người được hỏi, cải thiện hệ thống y tế được coi là một ưu tiên hàng đầu ; 60 % kỳ vọng an toàn thực phẩm được cải thiện và 62,8 % mong muốn hệ thống giáo dục được nâng cấp.

Nhìn lại quá trình điều hành đất nước sau 2 nhiệm kỳ sắp khép lại của cặp bài trùng Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ không phủ nhận những thành tựu đã đạt được cho dù cách biệt giàu nghèo và những bất công quá lớn là một hiểm họa đe dọa trực tiếp đến ổn định xã hội của một quốc gia với gần 1,5 tỷ dân.

Nguyên Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng có, ở hai mặt chìm và nổi, với cái vị chua ngọt, mà chua nhiều hơn ngọt, thậm chí hơi đắng. Năm 2002 là khi ông Hồ Cẩm Đào lên làm Tổng bí thư rồi Chủ tịch Nhà nước, tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc được ước tính là 1 450 tỷ đô la, tương đương với của Anh Quốc. Tính theo đầu người thì lợi tức một người dân Trung Quốc là khoảng 1 100 đô la. Mười năm sau, với đà tăng trưởng trung bình là 10% một năm, Trung Quốc lần lượt vượt qua kinh tế Anh, Đức, Nhật. Thế hệ thể tư để lại một nền kinh tế có tổng sản lượng khoảng 7 400 tỷ đô la. Trung Quốc là nền kinh tế hàng thứ nhì thế giới, với GDP cao gấp năm lần so với di  sản họ nhận lãnh được từ thế hệ Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ. Tính trung bình thì mỗi người dân đã thấy lợi tức từ 1 100 đô ma lên tới 5 400 đô la. Đó là mặt nổi và có vẻ ngọt ngào của di sản kinh tế đang được bàn giao. 

Cái mặt chìm là mấy con số vừa nói chỉ là bình quân và không phản ảnh những dị biệt rất lớn ở bên trong. Các nước tân hưng Đông Á đều có thể đạt mức tăng trưởng rất cao vào giai đoạn khởi phát hay cất cánh. Nhưng không quốc gia nào lại có mức dị biệt hay tỷ lệ bất công cao như ở Trung Quốc. Khi Hồ Cẩm Đào rồi Ôn Gia Bảo cùng nói rằng kinh tế Trung Quốc thiếu công bằng, thiếu cân đối, không phối hợp và không bền vững, họ đều ý thức được sự khác biệt lợi tức quá lớn giữa các thành phần dân chúng và các địa phương. Mà khác với ngày xưa, ngày nay, người dân đã có thông tin và ý thức được sự khác biệt và bất công đó nên đã phản ứng.

RFI: Đấy là cái phần chua của vị chua ngọt. Nhưng anh còn nói đến vị đắng. Xin anh trình bày cho một số ví dụ cụ thể.

Nguyên Xuân Nghĩa: Vì địa dư hình thể, lãnh thổ bát ngát của Trung Quốc có ba khu vực khác nhau. Miền Đông ở vùng duyên hải gồm có 15 tỉnh thì tương đối trù phú. Miền Tây là 11 tỉnh và khu tự trị hành chính của các sắc dân thiểu số thì nghèo hơn nhiều. Khu vực thứ ba là vùng phiên trấn hoang vu từ Tứ Xuyên lên Cao nguyên Thanh-Tạng, Tân Cương, Nội Mông và ba tỉnh Đông Bắc thuộc đất Mãn Châu cũ thì còn nghèo khốn và lạc hậu hơn vậy. Chiến lược Đặng Tiểu Bình đã giúp các tỉnh miền Đông phát triển mạnh nhất vì hướng ra ngoài, nhưng lại bỏ quên các tỉnh ở bên trong.

Năm 1999, thế hệ lãnh đạo thứ ba là Chủ tịch Giang Trạch Dân và thủ tướng Chu Dung Cơ đã muốn điều chỉnh đó với kế hoạch "Phát triển Địa khu Tây bộ" nhằm gia tăng đầu tư vào sáu tỉnh và năm khu tự trị hành chánh bị khóa trong lục địa ở miền Tây mà không thành. Sau năm 2002, thế hệ thứ tư cũng đòi khôi phục ba tỉnh Đông Bắc và một phần của Nội Mông trong kế hoạch gọi là "Chấn Hưng Đông Bắc Lão Công Nghiệp Cơ Địa", rồi kế hoạch phát triển sáu tỉnh thuộc khu vực Trung bộ gọi là "Trung Bộ Quật Khởi Kế Hoạch", mà cũng không xong. 

Tình trạng bất công và không cân đối khiến Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều nói đến yêu cầu chuyển hướng từ « lượng » sang « phẩm » và cải cách cơ chế cho linh động hơn. Họ trù tính như vậy từ sau Đại hội 17 vào năm 2007 mà cũng thất bại.

RFI : Thưa anh vì sao lại thất bại khi mà trong giai đoạn ấy kinh tế Trung Quốc đã qua mặt nước Đức rồi nước Nhật ?

Nguyên Xuân Nghĩa: Trung Quốc dự tính là không tìm tốc độ tăng trưởng cao cỡ 9-10% mà nhắm vào phẩm chất của tăng trưởng để điều chỉnh những khác biệt chúng ta vừa nói. Nhưng, nhiều đảng bộ địa phương lại vẫn muốn tăng trưởng bằng mọi giá và cản trở chính sách này. Đã vậy, vụ khủng hoảng tài chính và suy trầm toàn cầu năm 2008-2009 khiến Bắc Kinh lo sợ rằng sản xuất sút giảm vì thị trường xuất cảng suy sụp và nạn thất nghiệp gia tăng sẽ gây ra động loạn. Vì vậy, tháng 11 năm 2008, Bắc Kinh ào ạt tăng chi ngân sách và bơm thêm tín dụng qua hệ thống ngân hàng để kích thích kinh tế. 

Kết quả là kinh tế có tăng trưởng thật và vượt qua Nhật Bản vào năm 2010. Nhưng hệ quả là một lượng tín dụng khổng lồ, tương đương với mấy ngàn tỷ đô la, được bơm vào kinh tế, qua doanh nghiệp nhà nước và các cơ sở kinh doanh có quan hệ tốt với viên chức địa phương, đã thổi lên bong bóng đầu cơ về địa ốc và thương phẩm. 

Một hậu quả khác là các địa phương thực hiện nhiều dự án có giá trị kinh tế rất thấp mà vẫn được ngân sách tài trợ, miễn là tạo ra công ăn việc làm. Khi đã hết ngân sách thì các chính quyền địa phương lập ra công ty đầu tư của địa phương để vay tiền ngân hàng của nhà nước ở địa phương nên đã chất lên một núi nợ cực lớn. Mà lớn chừng nào thì không ai biết, kể từ Ngân hàng Trung ương đến các cơ quan quản lý của nhà nước. Nghĩa là Trung Quốc đang có một núi nợ vĩ đại có thể sụp đổ bất cứ lúc nào với hậu quả còn nguy ngập hơn những gì đã thấy tại Nhật Bản từ hơn hai chục năm trước, rồi Âu Châu và Hoa Kỳ như người ta đã thấy từ bốn năm qua.

RFI : Dù sao thì Trung Quốc cũng nắm trong tay một khoản dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ đô la mà một phần ba là công khố phiếu của Mỹ, tức là họ đang là một chủ nợ của Hoa Kỳ. Thế thì di sản kinh tế này là mạnh hay yếu?

Nguyên Xuân Nghĩa : Chúng ta có nhiều cách nhìn và đánh giá cái sức mạnh biểu kiến này.Thứ nhất, so với cái núi nợ vĩ đại có thể lên tới hơn phân nửa và thậm chí 75% của tổng sản lượng, tức là gần năm ngàn tỷ đô la thì hơn ba ngàn tỷ dự trữ sẽ không đủ chuộc nợ khi núi lở. Thứ hai, trong luồng giao dịch tài chính với bên ngoài, tính đến tháng 6/2012 Trung Quốc đạt mức thặng dư tương đương với khoảng 1 750 tỷ đô la. Tức là kết số của tài sản họ đầu tư ra ngoài khấu trừ phần đầu tư của ngoại quốc vào thị trường của họ.

Nhưng khi đầu tư ra ngoài, như mua công khố phiếu để làm chủ nợ của Mỹ, thì họ được một phân lời rất thấp trong khi phải trả một mức doanh lợi rất cao cho nguồn đầu tư của nước ngoài vào thị trường Trung Quốc. Nhìn vào tương quan trao đổi bất cân xứng ấy, Trung Quốc vẫn là một xứ lạc hậu chứ không mạnh như người ta tưởng. Sau cùng, cũng phải nói rằng trong hoàn cảnh hiện tại, với nguy cơ đình trệ toàn cầu, kinh tế Trung Quốc khó đạt mức tăng trưởng trên 8% là số tối thiểu cần thiết để tránh động loạn.

 RFI : Để kết luận, anh cho rằng di sản kinh tế mà thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ tiếp nhận sau này thật ra chẳng có gì là sáng sủa, có phải như vậy không ?
 
Nguyên Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ rằng di sản đó không sáng sủa mà cực kỳ đen tối. Đấy không là một di sản kinh tế mà là một di sản chính trị, một hệ thống chính trị không cho phép chuyển hướng và cải cách dù lãnh đạo đã thấy ra vấn đề từ cả chục năm trước.
 
RFI : Xin cảm ơn chuyên gia Nguyên Xuân Nghĩa.
 
Nhà sử học chuyên nghiên cứu về Trung Quốc nổi tiếng của Pháp, giáo sư François Godement từng ví guồng máy lãnh đạo của Bắc Kinh như một chiếc « hộp đen » : hiện tại, ngoài hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cương, chắc chắn là sẽ tham gia Ban thường vụ bộ chính trị, 5 hoặc 7 ghế khác trong tổ chức này chưa biết sẽ về tay ai. Theo những nguồn tin mới nhất có khả năng phe cải cách sẽ bị lép vế.
 

Vài giờ trước khi Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khép lại, một số các nhà quan sát của phương Tây cho rằng đại hội lần này diễn ra vào thời điểm nhu cầu cải tổ cả về phương diện chính trị lẫn kinh tế đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Không phải tình cờ mà tuần trước, Hoàn Cầu Thời Báo công bố một cuộc thăm dò dư luận theo đó, 81,4 % người được hỏi mong muốn Bắc Kinh cải tổ guồng máy chính trị, cho dù là có đến 69,7 % muốn sự thay đổi đó phải được thực hiện từng bước.-Trung Quốc và thách thức thay đổi mô hình kinh tế

Trung Quốc Chuyển Quyền – Di Sản Kinh Tế

dainamax tribune Nguyễn-Xuân Nghĩa Người Việt Ngày 121113

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

"Túi Vũ Trụ Mặc Đàn Sau Gánh Vác"

 * Nét "hoành tráng" của "Thập Bát Đại" * 

Trong tuần này, sau khi Đại hội đảng Khóa 18 chấm dứt, Trung Quốc sẽ có tầng lớp lãnh đạo mới, với hai khuôn mặt tiêu biểu là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Tổng lý Quốc vụ viện (Thủ tướng) Lý Khắc Cường. Đó là "thế hệ lãnh đạo thứ năm" sau thế hệ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Khi kế nhiệm thế hệ Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ sau Đại hội 16 mười năm về trước, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kế thừa một di sản không đến nỗi tệ.

Sản lượng kinh tế năm đó của Trung Quốc được ước lượng là một ngàn 450 tỷ Mỹ kim, ngang ngửa với nước Anh. Quan trọng nhất, xứ này đã có 10 năm tương đối ổn định sau vụ khủng hoảng Thiên an môn năm 1989 và sau quyết định tiếp tục cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 trước khi họ Đặng về hưu làm Thái thượng hoàng cho đến khi tạ thế vào năm 1997. Ngày nay, 10 năm sau, Trung Quốc đã vượt qua Anh, Đức rồi Nhật về kinh tế, đứng hàng thứ nhì sau Hoa Kỳ, với sản lượng khoảng bảy ngàn 400 tỷ đô la và một khối dự trữ ngoại tệ là ba ngàn ba trăm tỷ, trong đó có một phần ba là cho Hoa Kỳ vay, dưới hình thức Công khố phiếu.

Vậy mà từ hai năm nay, lần lượt Ôn Gia Bảo rồi Hồ Cẩm Đào đều nói đến nhược điểm của nền kinh tế là thiếu công bằng, thiếu ổn định, thiếu phối hợp và không bền vững. Trước Đại hội hôm mùng tám, trong báo cáo chính trị do Tập Cận Bình là trưởng ban soạn thảo, Hồ Cẩm Đào còn cảnh báo rằng tham nhũng có thể làm đảng và nhà nước sụp đổ.

Khi ấy, người ta mới nhớ lại là sau vụ thanh trừng Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai và trước khoáng đại Quốc hội vào Tháng Tư, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã gián tiếp đả kích phương pháp làm việc của họ Bạc và nói đến yêu cầu "chính đảng", một yêu cầu thường trực đã có từ thời Mao.

Việc cải cách kinh tế và chuyển hướng xã hội để chú ý đến phẩm hơn lượng đã được thế hệ thứ tư nhắc tới nhiều lần mà sau cùng vẫn không thành. Họ đành trao lại cho thế hệ thứ năm. Vì sao như vậy?

***

Chiến lược phát triển do Đặng Tiểu Bình tiến hành từ 1979 đã tạo ra sự kỳ diệu kinh tế làm thế giới ngợi ca với tốc độ tăng trưởng mấp mé 9-10% một năm trong ba chục năm liền. Học từ các nước Đông Á đi trước, chiến lược ấy lấy xuất cảng làm lực đẩy và mở bung tiềm năng của các tỉnh miền Đông, ở vùng duyên hải, vốn dĩ có điều kiện địa dư thuận lợi cho canh tác và giao thông và dễ tiếp cận với thị trường quốc tế. Nhưng chiến lược đó đã đào sâu dị biệt giữa các tỉnh, với những địa phương nghèo bị tụt hậu. Và trên toàn quốc, tiến trình công nghiệp hóa dẫn tới hiện tượng đô thị hóa hoang dại, gây thêm bất công xã hội.

Thế hệ thứ ba là Giang Trạch Dân cùng Tổng lý Chu Dung Cơ đã muốn điều chỉnh với kế hoạch "Phát triển Địa khu Tây bộ" nhằm gia tăng đầu tư vào sáu tỉnh và năm khu tự trị hành chánh bị khóa trong lục địa ở miền Tây mà không thành. Khi lên tiếp nhận di sản này, thế hệ thứ tư cũng đòi khôi phục ba tỉnh Đông Bắc và một phần của Nội Mông ("Chấn Hưng Đông Bắc Lão Công Nghiệp Cơ Địa") rồi sáu tỉnh thuộc khu vực Trung bộ ("Trung Bộ Quật Khởi Kế Hoạch") mà không xong.

Từ địa dư hình thể quái đản khiến một quốc gia có ba khu vực và ba nền kinh tế quá khác biệt - với duy nhất là miền Đông còn trù phú - hệ thống chính trị Trung Quốc không giải quyết nổi việc phân bố tài nguyên để tiến tới "xã hội hài hòa" và xây dựng "nông thôn xã hội chủ nghĩa" như Hồ Cẩm Đào chủ trương. Nếu tiếp tục theo chiều hướng bất công và không cân đối, xã hội Trung Quốc sẽ vỡ đôi vì hố sâu giàu nghèo, thuộc loại cao nhất trong các nước tân hưng. Nếu muốn cải tổ thì phải chỉnh đảng, cải cách chính trị, thì đảng có thể vỡ đôi.

Lý do là thế hệ Hồ-Ôn muốn tập trung quyền lực vào trung ương để tái phân phương tiện và lợi tức thì gặp sự cưỡng chống của các đảng bộ địa phương. Trung Quốc chưa có thể chế liên bang như các quốc gia có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt. Bên trên, hệ thống tuyển chọn lãnh đạo các địa phương lại tiến hành theo chiều dọc, từ trên xuống: các đảng viên được thượng cấp cất nhắc căn cứ trên thành tích ở dưới mà không chịu trách nhiệm với thuộc cấp hay quần chúng.

Họ thi đua lập thành tích tăng trưởng và báo cáo lên trên để lập công với một "hệ số tô hồng" làm thống kê trở thành lệch lạc, khó tin. Ở trên cùng, trung ương không thể điều động hay phối hợp được. Tức là quyền tự do phát triển của từng địa phương càng đẩy mạnh sự khác biệt về lợi tức và nhận thức.

Đã vậy, sau những khủng hoảng vì mưu thuật chính trị Mao Trạch Đông để toàn quyền lãnh đạo và từ vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 vì những mâu thuẫn quan điểm trên thượng tầng, Đặng Tiểu Bình và các lãnh tụ kế tiếp đều chủ trương đường lối cai trị của một tập thể theo nguyên tắc đồng thuận. Đường lối đó kéo dài được hai chục năm với sự chuyển quyền ổn định hơn, từ Đặng qua Giang qua Hồ và nay đến Tập Cận Bình, đã được tuyển chọn từ năm 2002.

Nhưng đường lối đó cũng là sự tê liệt khi lãnh đạo cần cải tổ cơ chế và chuyển hướng qua một chiến lược khác.

Lý do là Bộ Chính trị rồi Thường vụ Bộ Chính trị là một tập hợp của nhiều phe nhóm có quyền lợi khác biệt. Khi phải quyết định thì cần sự tương nhượng và đổi chác trong tinh thần đồng thuận. Nếu không nổi thì cho chìm xuồng và đánh bùn sang ao. Đảng Cộng sản Trung Quốc có tính chất "đa nguyên" của các tổ chức Mafia, với "ngũ đại gia" cùng phân vùng cai trị và sống chung trong tinh thần đồng thuận. Bên dưới là từng vùng tham nhũng tự do.

Năm 2007, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo thấy ra nguy cơ động loạn lan rộng. Dân chúng bất mãn về đủ loại vấn đề, như bất công, tham nhũng, rút ruột dự án gây tai nạn chết người, ô nhiễm môi sinh vi tăng trưởng bất kể tới phẩm chất, như lạm phát, cường hào ác bá cướp đất của dân, v.v... Họ biểu tình ngày một đông hơn, dưới nhiều hình thức bạo động hơn. Vì thế, việc chuyển hướng kinh tế và cải cách chính trị đã được Hồ đề ra và Ôn kêu gọi nhiều lần mà không thành.

Bên trong là vì sự cản trở và phá hoại của nhiều đảng bộ địa phương. Bên ngoài là hiệu ứng của Tổng suy trầm 2008-2009 trên toàn thế giới khiến xuất cảng có thể giảm, thất nghiệp tăng và xã hội càng thêm loạn. Vì vậy, từ cuối năm 2008, lãnh đạo Trung Quốc ào ạt tăng chi và bơm thêm tín dụng, tổng cộng bằng 40% Tổng sản lượng. Kết quả là đà tăng trưởng ngoạn mục để vượt qua Nhật Bản năm 2010. Nhưng những vấn đề trong cơ cấu thì vẫn nguyên vẹn.

Mà tình trạng đình đọng kinh tế của thế giới, từ Hoa Kỳ qua Âu Châu đến Nhật Bản vẫn chưa dứt, với rủi ro là nếu tăng trưởng thấp hơn 8% thì sẽ bị thất nghiệp và loạn to. Nếu kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề thì khủng hoảng kinh tế sẽ dội lên thành khủng hoảng xã hội. Và chính trị. Chúng ta hiểu ra lời cảnh báo của Hồ Cẩm Đào!

***

Nhìn trong trường kỳ, tình trạng bế tắc này xảy ra từ đã lâu và là gánh nặng cho lớp người sẽ lãnh đạo Trung Quốc trong 10 năm tới. Người ta thường nói đến di sản kinh tế do thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, với những con số linh tinh. Di sản thật là một hệ thống chính trị không có khả năng chuyển hướng!

 


Sau Đại Hội 18 Tại Bắc Kinh dainamax tribune

Thường vụ Bộ Chính Trị ĐCSTQ: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường,Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ. (Lọt sổ: Lưu Diên Đông, Uông Dương)

New leaders offer little hope of economic reform
(Financial Times)-Relegation of Wang Qishan, seen by many as a supporter of economic change, raises fears about prospects for reform in China
China’s leaders must embrace democracy
(Financial Times)-The Communist party needs to start reforms if it hopes to maintain economic progress and avoid a bitter exit amid social tensions, writes Minxin Pei

 

 
Tập Cận Bình: New Chinese Leader Offers Few Hints of a Shift in Direction (NYT 15-11-12) -- "He mentioned the word ‘party’ 20 times; ‘people’ appeared 19 times; ‘responsibility’ was said 10 times and ‘problems’ three times" China’s new leadership team not expected to push drastic reform (WP 15-11-12) China’s New Leaders: No Reform Dream Team (CFR 15-11-12) -- Liz Economy (Subtitle: China's Power Transition: Here Are 3 Outcomes You Can Expect)
Cách mạng Trung Quốc kiểu Pháp? Can the Chinese have a French Revolution? (FP 15-11-12)

Dân Trung Quốc thích xài đồ 'Made in USA'
Nguoi Viet Online-Người tiêu dùng ở Trung Quốc sẵn sàng bỏ thêm tiền để mua một số mặt hàng có dán nhãn hoặc hàng chữ “Made in USA,”

- Trung Quốc kết thúc Đại hội Đảng 18 (BBC). – Ban lãnh đạo mới của Đảng CS Trung Quốc (BBC).   – Trung Quốc ra mắt thành phần ban lãnh đạo mới (VOA).-Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt công chúng (VOA).  – Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đa số có xu hướng bảo thủ (RFI).   – Thành phần Uỷ ban Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc (VOA).  – Đảng Cộng sản Trung Quốc bầu ban lãnh đạo mới : Tập Cận Bình làm Tổng bí thư (RFI).  – Chân dung tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (VOA).  - Tổng bí thư mới TQ có điều gì mới (Xinhua/ VNE/ Nguyễn Vĩnh). - Lý Khắc Cường, nhân vật số hai của Trung Quốc (PNO). - Trung Quốc tinh gọn lãnh đạo (TT).
- Đại hội 18 – câu chuyện chưa hồi kết (BBC).  – Trung Quốc trước những thử thách hiểm nghèo (BNS Tổ Quốc).  – Trung Quốc : Phe cải cách chờ đợi các hành động của Tập Cận Bình (RFI). – Trung Quốc bắt đầu kỷ nguyên mới (VNN).  – Thách thức với thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc (TQ).  – Chính sách ngoại giao sau Đại hội Đảng thứ 18 của Trung Quốc (VOV). - Một sự chuyển giao khác ở Trung Quốc (TVN). - Tập Cận Bình: Ông Hồ Cẩm Đào về nghỉ hưu thể hiện phẩm chất cao đẹp(GDVN). – Tập Cận Bình: Nhiều lần xin vào Đảng (Khampha). – Những thử thách đầu tiên của ông Tập Cận Bình (Infonet). – Trung Quốc khó cải tổ mạnh với lãnh đạo mới (VNE). - Vài nét về Tổng Bí thư mới của Trung Quốc (VOV).   – Tập Cận Bình: Đường đến đỉnh cao chính trị(KP). – Tân Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình: ‘Một chân dung chính trị’ và ‘con người của sự đồng thuận’ (Petrotimes). – Tập Cận Bình: Từng 10 lần viết đơn xin vào Đảng (DV).  – Ông Tập Cận Bình: Hạnh phúc của dân là sứ mệnh (VNN).  – Ông Tập Cận Bình: Đảng phải giải quyết được tham nhũng (VTC).  - Gia đình ông Tập Cận Bình từng bị bức hại trong Đại cách mạng văn hóa như thế nào? (Petrotimes).  – 7 gương mặt trong Thường vụ Bộ chính trị TQ (VNN).  – Những thách thức dành cho ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc (ĐV).

- Phỏng vấn GS-TS Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc: Những điểm nhấn từ đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (VOV).

 

- Sợ “vực thẳm ngân sách”, nhà giàu Mỹ bán tháo tài sản (DT).
- Dân Nhật giảm mua sắm, giữ tiền phòng thân (VEF).- Lo kinh tế ảm đạm, dân Nhật đóng chặt ví (VnEco).
- Trung Quốc với bài toán độc lập năng lượng (Petrotimes).
- Ý : 2 công ty Standard & Poor’s và Ficht bị kiện vì tội lũng đoạn thị trường (RFI).


- Hy Lạp bán trái phiếu để tránh vỡ nợ (VOA).
Indonesia’s Rising Star: Jokowi -theDiplomat.com

-Chinese spirit chases Xi Jinping’s rise -(Financial Times)-In an effort to cash in on the rise of the new leader, a Baijiu distiller has launched a big marketing campaign, bidding more than Rmb300m for prime-time ads

-China's Transparency Deficit Complicates Beijing's Regional Outreach - East-West Center: 


- Ông Obama bảo vệ “ngoại trưởng tương lai” của Mỹ (TTXVN).- Ai sẽ thay Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ? (DT). – Obama lên tiếng về vụ ngoại tình của giám đốc CIA(DT).  – Danh tướng và em gái tiền phương (SGTT). – Obama lần đầu đối diện với báo giới sau tái cử (VNN).  – Ông Obama gặp lãnh đạo công ty để bàn về ‘Vách đá Tài chính’ (VOA). – Tổng thống Obama: Ưu tiên hàng đầu là phục hồi kinh tế (VOA).

 

- Đại hội đảng Trung Quốc bế mạc (VNE).  – Đại hội Đảng Trung Quốc bế mạc: Người trẻ thay thế lãnh đạo cũ(TP).  – Trung Quốc bầu xong 200 ủy viên trung ương (TT).  – TQ: Trung ương đảng khóa mới có tên Tập Cận Bình (VNN).  – Gương mặt chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (TTXVN). – Những thách thức với Tổng bí thư tương lai của Trung Quốc (VNE).

 

Đại hội 18 Đảng CSTQ kết thúc họp (BBC). – Bế mạc Đại hội Đảng Trung Quốc (RFI).   – Hình ảnh từ Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc(Petrotimes).  – Hình ảnh Đại hội Đảng TQ kết thúc họp (BBC).  - Nguyễn Ngọc Trường: Trung Quốc quyết sách 2012: Chỉ cải cách kinh tế, không cải cách chính trị (TQ).  - Trung Quốc sắp ra mắt thành phần lãnh đạo cao cấp mới (VOA).  – Xin hãy nhớ làm lòng: Cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền nước lớn” (BVN).  – Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình lên ngôi (RFI). – Cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo bắt đầu tại Trung Quốc (VOA). –Giang Trạch Dân phủ bóng lên Đại hội 18 (BBC).  – TÂN HOA XÃ TỰ SƯỚNG GIỮA BAN NGÀY ! (TSYG).

Trung Quốc: Công khai tái lập chế độ « cha truyền con nối » cầm quyền (RFI). - Trung Quốc thông qua danh sách bầu vào BCH Trung ương Đảng (DT). – Trung Quốc: Sôi sục chuyện cải tổ chính trị (TP). – Những thách thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (TN).

Thêm 2 người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (VOA).  – Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi nghị sĩ Nhật đến Tây Tạng tìm hiểu làn sóng tự thiêu (RFI).
- Phỏng vấn ông Dương Danh Dy: Báo cáo chính trị và giấc mộng bá quyền (BBC/ Ba Sàm).- Ông Hồ Cẩm Đào sẵn sàng rời chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương? (TQ). - Trung Quốc thông qua danh sách bầu cử vào BCH Trung ương (VOV). – Ảnh hưởng của Giang Trạch Dân vẫn ngự trị tại Đại hội 18 (RFI). - Phỏng vấn ông Willy Lam, chuyên gia chính trị học ở Hong Kong: Đại hội 18: Bình mới rượu cũ (BBC).  – Trung Quốc: Lãnh đạo mới, chính sách cũ (Gateway House/ TCPT).  – Huỳnh Văn Úc: Mao Trạch Đông vi hành (Nguyễn Tường Thụy).  – Trung Quốc: Sự thay đổi dưới thời ông Hồ Cẩm Đào? (Infonet). 

 

Tổng số lượt xem trang