Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương, một năm sau ngày được Mỹ công bố

Đơn vị thủy qun lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của c ngy 04/04/2012.
Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012.
REUTERS/Australian Department of Defence
 Một năm trước đây, Hoa Kỳ thông báo chính sách tái định vị tại châu Á Thái Bình Dương, gián tiếp xem Bắc Kinh là mối đe dọa trong tương lai. Một năm sau, tình hình có nhiều dấu hiệu thuận lợi cho Hoa Kỳ : Tổng thống Obama tái đắc cử vẻ vang, Miến Điện tìm cách thoát gọng kềm Trung Quốc vào lúc Bắc kinh không còn che dấu tham vọng bá quyền trước công luận quốc tế qua tranh chấp với Nhật Bản và kế hoạch làm « cường quốc biển ».
Cách nay đúng một năm, tại Quốc hội Liên bang Úc, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo với công luận thế giới là « với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ làm nhiệm vụ lâu dài xây dựng tương lai cho khu vực ».

Hai tháng sau, chiến lược châu Á Thái Bình Dương được chính thức loan báo : tăng cường Thủy Quân Lục Chiến, hải quân, không quân. Vào năm 2020, 60% lực lượng hải quân Mỹ sẽ được bố trí  tại Thái Bình Dương và còn 40% tại Đại Tây Dương.
Về nguyên tắc, Mỹ sẽ gia tăng tập trận với đồng minh khu vực, thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng và quan tâm nhiều hơn đến châu Á.
Một năm sau, kế hoạch tái định lực lượng về châu Á đã được thực hiện với nhiều bước cụ thể. Theo báo New York Times, một đại đội Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên đã đến Úc từ tháng tư năm nay. Mùa xuân tới, các hạm đội cận chiến duyên hải sẽ đến Singapore để theo dõi hoạt động hải quân Trung Quốc. Quan hệ quốc phòng của các nước đồng minh trong khu vực từ hợp tác song phương với Mỹ hay giữa các quốc gia trong vùng với nhau như Úc với Indonesia, giữa Nhật Bản với Philippines, giữa Philippines với Úc đã được tăng cường. Vòng đai án ngữ Trung Quốc sẽ được mở rộng lên tận Ấn Độ dương theo như chủ đề thảo luận trong hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ-Úc tại Perth ngày hôm qua 14/11/2012.
Về chính trị, chiến lược tái định vị của Washington cũng ghi dấu nhiều thuận lợi : Tổng thống Mỹ Obama ngồi lại tại Nhà Trắng thêm 4 năm trong lúc Bắc Kinh, với một ban lãnh đạo mới thuộc loại bảo thủ, có khả năng bị mất một đồng minh tại Đông Nam Á là Miến Điện.
Lực lượng tác chiến với 320.000 quân hiện nay mà nòng cốt là Thủy Quân Lục Chiến cũng sẽ được tăng cường. Với kế hoạch giảm quân tại Afghanistan, Hoa Kỳ có thừa lực lượng trừ bị .
Tuy không một lãnh đạo Hoa Kỳ và đồng minh châu Á nào công khai xem Trung Quốc là đối thủ, nhưng đã có rất nhiều những cuộc tập trận chung trong khu vực, kể cả chiến dịch thao dợt hàng năm Rim-Pac, Vành đai Thái Bình Dương, với việc Nga được tham dự nhưng Trung Quốc không được mời. Để xoa dịu phản ứng của Bắc Kinh, Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia vào năm tới.
Trong trung tuần tháng 11 này, sinh hoạt ngoại giao của Hoa Kỳ rất nhộn nhịp : Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương đến Úc, Tổng thống Obama đến Cam Bốt , Thái Lan và lần đầu tiên từ nửa thế kỷ qua, một vị tổng thống Mỹ đến Miến Điện.
Theo nhà phân tích địa lý chiến lược Mỹ Benjamin Shobert, Giám đốc viện nghiên cứu chiến lược Rubicon Strategy Group, trong cuộc đọ sức với Trung Quốc, Hoa Kỳ đang chiếm thế thượng phong. Nếu thật sự vì quyền lợi quốc gia, Bắc Kinh sẽ phải đi theo con đường tây phương vạch ra : càng ngày càng phải cởi mở hơn, phải cải cách sâu rộng hơn.
Một năm sau khi loan báo chiến lược tái định vị, từ nguyên tắc đến thực tế, Hoa Kỳ và đồng minh châu Á đã làm được gì và những bước kế hoạch tới ra sao ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.



Nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney
15/11/2012
« Những sinh hoạt chính trị, bang giao quốc tế , ngoại giao, an ninh quốc phòng trong tuần lễ này thật sự rất quan trọng vì diễn ra sau khi Tổng thống Obama tái đắc cử thêm nhiệm kỳ bốn năm và đúng vào thời điểm mà Bắc Kinh cũng có thay đổi lãnh đạo với ông Tập Cận Bình làm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với một ban thường vụ bộ chính trị gồm 7 người mới.
Cách nay đúng một năm, Tổng thốg Obama đọc diễn văn tại quốc hội Úc tại Canberra để công bố bản « Tuyên bố Thái Bình dương » và sau đó vào tháng giêng năm 2012 thì tổng thống Obama và bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta công bố chính sách « định vị mới » tăng cường hiện diện quân sự Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương, chuyển quân số hải quân từ châu Âu Bắc Đại Tây Dương sang châu Á Thái Bình Dương từ tỷ lệ 50-50 sang 40-60.
Từ nguyên tắc đến thực tế thì chúng ta thấy Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã đến căn cứ Darwin để tập huấn từ tháng 4/2012 và sẽ được thay quân vào tháng 4/2013. Sự kiện cụ thế này đã gây quan ngại cho Trung Quốc…
Các dữ kiện khác cho thấy Hoa Kỳ nhứt tâm thực hiện chính sách định vị mới diễn ra nhân hội nghị Ausmin giữa ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Úc tại thành phố Perth ngày 14/11/2012 : vấn đề định vị Thái Bình dương mở rộng sang Ấn Độ Dương. Thứ nhất, Hoa Kỳ khuyến khích Ấn Độ theo đuổi chính sách hướng về phương Đông và khuyến khích Úc thực hiện chính sách hướng về phía Tây, về Ấn Độ Dương. Hoa Kỳ khuyến khích Úc và Ấn Độ tập trận chung về hải quân.
Về không gian mà ông Leon Panetta gọi là « biên giới mới » thì với sự đồng ý của Úc, Hoa Kỳ sẽ thiết lập một giàn ra-đa cực mạnh với tầm phủ sóng rộng lớn để có thể theo dõi hỏa tiễn của Trung Quốc... Căn cứ hải quân và không quân ở bắc và tây bắc Úc sẽ được canh tân để đón tiếp trang thiết bị, phi cơ tối tân của Mỹ.
Cũng trong chính sách tái định vị này, có một biến chuyển rõ rệt nhất mà cách nay một năm người ta không dự trù được đó là tiến trình dân chủ hóa tại Miến Điện…. sự cải cách mà Tổng thống Thein Sein nói là ‘ không thể đảo ngược’...-Chiến lược Châu Á Thái Bình Dương, một năm sau ngày được Mỹ công bố
-Philippines sẽ tăng sức ép trên Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông
- Leon Panetta : Châu Á-Thái Bình Dương là trụ cột chiến lược lâu dài của Hoa Kỳ (RFI).
- Nga mở đường bay tới Vịnh Cam Ranh (BBC).
- Cuộc chắp nối lại tình hữu nghị chậm chạp giữa Mỹ-Việt (American Review/ x-café).
-- Mỹ bắt đầu thực thi chiến lược hướng tới châu Á (VOV). (VOV) - Trước tiên, Mỹ sẽ bố trí một trạm radar và kính viễn vọng không gian hiện đại trên lãnh thổ Australia.

Ngày 14/11 tại thành phố Perth, miền Tây Australia diễn ra hội nghị hàng năm cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ-Australia. Hội nghị năm nay được xem là dịp quan trọng không những để hai nước định vị lại các mối quan hệ song phương, mà còn là tín hiệu cho thấy chính, quyền Tổng thống Obama bắt đầu thực thi việc đưa châu Á - Thái Bình Dương vào trọng tâm chiến lược của mình.
Tại Hội nghị, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, mà biểu hiện cụ thể thất là việc quân đội Mỹ sẽ bố trí một trạm radar và kính viễn vọng không gian hiện đại trên lãnh thổ Australia. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho rằng, đây là một bước tiến quan trọng trong hợp tác không gian song phương và trong tái cân bằng chính sách của Mỹ hướng tới khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Đến năm 2020, tại vùng biển Thái Bình Dương sẽ tập trung gần 60% tàu nổi và tàu ngầm của Hải quân Mỹ
(Ảnh: reddogreport.com)
Bộ trưởng Panetta khẳng định: “Một lần nữa tôi xin nhắc lại rằng, một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tôi là tái cân bằng chính sách hướng tới châu Á- Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ rất khó đạt được mục tiêu  này nếu không có đồng minh như Australia”.
Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, đây là lần đầu tiên không quân Mỹ triển khai một trạm radar như thế này tại khu vực Nam bán cầu, giúp Mỹ theo dõi sát hơn bụi không gian và các vụ phóng tên lửa tại đây. Trong khuôn khổ các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Australia, các cuộc thảo luận cũng được khởi động nhằm cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các sân bay quân sự và căn cứ hải quân tại khu vực miền Bắc nước này.
Hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ- Australia năm nay được dư luận đặc biệt quan tâm khi diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 6/11 vừa qua. Bên cạnh chuyến thăm của 2 quan chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ này, ngày 17/11 tới, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có chuyến công du đầu tiên kể từ khi tái đắc cử tới một loạt  nước châu Á.
Theo các nhà phân tích, việc các chuyến thăm “con thoi” diễn ra cùng thời điểm là một tín hiệu có sức ảnh hưởng lớn của Mỹ ở châu Á, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang muốn tăng cường ảnh hưởng ngoại giao và quân sự tại khu vực, mà nước này cho là một động lực của tăng trưởng thế giới, sau một thập kỷ xung đột tại Iraq và Afghanistan.
Cách đây một năm, phát biểu trước Quốc hội Australia, Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố: “Là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc tái điều chỉnh vì tương lai của khu vực này”./.
Thu Hoài/VOV-Trung tâm tin
- - Mỹ cam kết tăng cường hợp tác với châu Á – Thái Bình Dương (VOV). - Mỹ muốn sử dụng thêm căn cứ Úc (PLTP).- Mỹ, Australia thảo luận về việc tăng cường quan hệ quốc phòng (VOA).
Mỹ-Australia hướng tới khu vực châu Á-TBD hòa bình(TTXVN). - Đối thoại chiến lược Úc-Mỹ: Nhất trí mở rộng hợp tác hải quân (PLTP).  – Úc sẽ đóng vai trò chiến lược trong kỷ nguyên Ấn Độ – Thái Bình Dương (Australian/ NCBĐ).   – Mỹ đặt radar và kính viễn vọng tại Úc để giám sát tên lửa Trung Quốc (RFI). – Mỹ đạt thỏa thuận đặt 2 hệ thống giám sát không gian ở Úc (VOA).  – Mỹ khó quản lý quan hệ với Trung Quốc (NCBĐ).
-Mỹ và Thái Lan nâng cấp quan hệ quân sự

- Đối kháng địa chính trị Trung – Mỹ trong 4 năm tới sẽ ra sao? (Petrotimes)

(Petrotimes) - Trong vài năm tới, nước Mỹ và cả thế giới sẽ bước vào thời kỳ thay đổi mang tính lịch sử. Mặc dù sự thay đổi này có thể chưa hẳn gây ra một cuộc biến động lớn, song quan hệ chiến lược cùng các mối quan hệ khác giữa Mỹ và Trung Quốc không tránh khỏi bị ảnh hưởng. 
Đó là nhận xét của tờ Đại Công báo (Hồng Công) ra ngày 14/11. Điểm lại sự phát triển quan hệ mậu dịch Trung - Mỹ trong 4 năm qua, báo này nhận thấy rõ 2 xu thế chủ yếu: Một là số lượng và phạm trù trao đổi không ngừng tăng lên; hai là hành vi chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ tăng mạnh, khiến tranh chấp và cọ sát ngày càng nhiều.
Tờ báo cho rằng tới đây, hai xu thế này về tính chất sẽ vẫn duy trì như 4 năm qua, tuy nó không còn là xu thế mới, song các nội dung cụ thể trong đó tất nhiên sẽ phát sinh thêm nhiều hạng mục mới. Ví dụ, trong giao lưu trao đổi, tính hai chiều sẽ ngày càng tăng: Sẽ càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đến Mỹ đầu tư, trong khi cũng có càng nhiều người Mỹ đến Trung Quốc học tập và làm việc. Áp dụng chủ nghĩa bảo hộ, Mỹ sẽ càng mạnh tay thực hiện các biện pháp “phản công kép”, vừa sửa đổi các luật của Mỹ sao cho trở nên “hợp pháp hóa” nhằm tăng cường áp dụng các lý do về an ninh quốc gia để ngăn chặn và gây khó khăn cho các nhà đầu tư Trung Quốc, đồng thời bắt đầu can dự chính sách xuất khẩu của Trung Quốc. Các biện pháp “phòng thủ kiên cố” mới cũng đang trong quá trình lên kế hoạch như việc nghiên cứu các hành động để nhằm vào các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc.
Về triển vọng trong tương lai, Đại Công báo cho rằng có hai xu thế một tích cực, một tiêu cực trên sẽ tiếp diễn và còn phát triển sâu sắc hơn, sẽ có thêm nhiều nội dung mới xuất hiện. Điều cần đặc biệt chú ý là sự phát triển của xu thế tiêu cực có thể sẽ nhanh hơn xu thế tích cực, chủ yếu là do sự tăng nhiệt nhanh chóng của cọ sát mậu dịch.
Thứ nhất, kinh tế Mỹ sẽ ngày càng sa sút, chủ nghĩa bảo hộ sẽ theo đó phải gia tăng. Đảng Dân chủ và công đoàn Mỹ có quan hệ rất mật thiết, do đó, chính phủ sẽ rất dễ chịu áp lực từ phía công đoàn trong vấn đề gia tăng bảo hộ mậu dịch.
Thứ hai, cùng với việc trình độ phát triển và sức sản xuất của Trung Quốc tiếp tục được nâng lên, phạm trù cạnh tranh trực tiếp trong sản xuất giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ đối với Trung Quốc mấy năm gầy đây đã không còn nhằm vào những sản phẩm gia công tập trung nhiều lao động nữa, mà đã nhằm vào các sản phẩm tập trung nhiều tư bản và có trình độ khoa học kỹ thuật trung và cao.
Thứ ba, cùng với việc trình tự kinh tế - tài chính mới của thế giới từng bước thay thế trình tự cũ, mâu thuẫn giữa Trung Quốc (nước đại diện cho lực lượng sản xuất mới) với Mỹ (nước đại diện cho bố cục và lợi ích cũ) chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt. Điều này khiến cạnh tranh Trung-Mỹ có thêm nhân tố địa kinh tế-chính trị. Sự ảnh hưởng của nó sẽ từng bước gia tăng, một loạt cuộc đọ sức quốc tế sẽ nổi lên trong các cuộc đàm phán về những vấn đề như khí hậu, mậu dịch quốc tế, cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Trong hợp tác khu vực, Trung-Mỹ cũng sẽ có cạnh tranh.
Trong 4 năm tới, mâu thuẫn chủ yếu và căn bản nhất giữa Trung Quốc với Mỹ sẽ xuất hiện trên phương diện địa chính trị. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế mậu dịch song phương, làm gia tăng tính không ổn định và tính không rõ ràng. Bốn năm qua là thời kỳ các hành động đối kháng địa chính trị Trung-Mỹ được nâng cấp và có thay đổi về chất, hai nước đã bước vào thời đại “chiến tranh Lạnh mới”.
Chứng cứ cho luận điểm này rất rõ ràng: một là vào năm 2010, Mỹ lần đầu tiên khôi phục việc bán vũ khí cho Đài Loan sau nhiều năm tạm dừng; hai là Mỹ toàn lực thực thi chính sách “trở lại châu Á”, bao gồm cả việc chuyển trọng tâm bố chí quân lực về châu Á - Thái Bình Dương; lôi kéo các nước hình thành vòng bao vây Trung Quốc…
Kết thúc bài viết, Đại Công báo nhận định: trong 4 năm tới, sự đối kháng Trung - Mỹ trong cuộc “chiến tranh Lanh mới” chắc chắn sẽ tiếp tục tăng nhiệt, không loại trừ Trung-Mỹ sẽ tiến tới chạy đua vũ trang, tiến hành đối đầu quân lực tại Đông Á, thậm chí xuất hiện khả năng xảy ra một kiểu xung đột quân sự nào đó. Rõ ràng, khi thảo luận vấn đề quan hệ kinh tế song phương, nếu không tính tới nguy cơ đối kháng địa chính trị sẽ là điều cực kỳ nguy hiểm.
Nh.Thạch (Tổng hợp)

-- Chính sách Trung Quốc của Mỹ liệu có khác? (TVN).

Vấn đề Trung Quốc không còn coi là vấn đề ngoại giao hay vấn đề quốc tế đơn thuần mà đã trở thành vấn đề nội chính của nước Mỹ.

Tổng thống đắc cử cùng các vị lãnh đạo quân sự và ngoại giao Mỹ trở lại châu Á ngay sau bầu cử cho thấy chính quyền mới sẽ xác định rõ ràng đồng minh, bạn bè, đối tác và đối thủ trong vùng, tùy theo cấp độ chiến lược và chiến thuật của Washington.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ lần lượt đến một số quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương trong những ngày tới.
Theo kế hoạch, ông Obama bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài 4 ngày từ ngày 17-20/11, với các điểm dừng chân lần lượt là Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obama kể từ khi tái đắc cử. Tổng thống Obama sẽ phải dành nhiệm kỳ hai để tập trung vào các hồ sơ quốc tế, sau khi đã mất nhiều tháng dài lo vận động tái tranh cử. Theo khẳng định của Nhà Trắng, Đông Nam Á sẽ là địa điểm công du đầu tiên.
Bản lề trong chiến lược châu Á
Chiến lược "chinh phục Myanmar" có thể xem là thành công lớn của chính quyền Obama không những về ngoại giao, mà còn mở đường xây dựng một chính sách điạ-chính trị toàn diện: tái định vị tại châu Á.
Nhà Trắng thông báo: Nhân chuyến công du lần này tổng thống sẽ thảo luận với các đối tác châu Á toàn bộ các hồ sơ có liên quan từ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng, an ninh đến nhân quyền.
Dù thời gian ghé thăm ngắn ngủi, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi để bày tỏ sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ đối với tiến trình cải cách/dân chủ đang từng bước được thực hiện tại Myanmar.
Báo chí Myanmar, nhất là của phe đối lập, không che dấu niềm hy vọng, tương lai của quốc gia Đông Nam Á này thoát khỏi gọng kềm của Bắc Kinh.
Chủ nhiệm tờ báo uy tín "The Irrawaddy" Aung Zaw cho biết, kể từ 50 năm nay, đây là lần đầu tiên một vị Tổng thống Hoa Kỳ đặt chân đến Myanmar. Sự kiện này mang nhiều giá trị tiêu biểu.
Theo nhà báo Aung Zaw, chiến lược của Hoa Kỳ sử dụng Napiydaw như "bản lề tại Á châu" sẽ được các quốc gia Đông Nam Á khác quan tâm theo dõi, nhất là những nước đang muốn giảm bớt ảnh hưởng nước lớn của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ tiếp tục tạo thế thuận lợi cho Washington.



Từ trước đến nay, do Myanmar bị cấm vận, Trung Quốc là bạn hàng chính yếu của Naypyidaw về kinh tế lẫn vũ khí. Tuy nhiên, từ khi Barack Obama lên làm Tổng thống vào tháng 1/2009, Washington đã từng bước khuyến khích Ragon cải thiện nhân quyền, cải tổ chính trị bằng chính sách giảm nhẹ cấm vận thay vì leo thang trừng phạt theo chính sách của ông Bush (con).
Kết quả là vào năm 2011, tập đoàn tướng lãnh bảo thủ rút lui, lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị được tự do, đối lập được phục hoạt và đắc cử vẻ vang vào Quốc hội .
Hoa Kỳ và Châu Âu giảm nhẹ cấm vận. Từ đó, quan hệ song phương được cải thiện rõ rệt. Mặc dù Trung Quốc là nguồn cung cấp vũ khí chính yếu cho quân đội Miến Điện, nhưng Washington và Naypyidaw đã nối lại đối thoại quân sự bị cắt đứt thời chế độ quân phiệt.
Quân đội Myanmar đã được mời tham gia cuộc tập trận thường niên Kim Mãng Xà do Mỹ tổ chức tại Thái Lan. Bắc Kinh tự cho mình là "ân nhân" của Miến Điện từ quân sự, kinh tế đến nỗ lực ngoại giao, nhiều lần dùng quyền phủ quyết bảo vệ tập đoàn quân sự tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Cho nên, theo nhà báo Aung Zaw, Bắc Kinh sẽ theo dõi rất kỹ diễn tiến quan hệ giữa Miến Điện với siêu cường Hoa Kỳ như thế nào.
Ra quân đồng loạt
Một ngày sau khi dẫn vợ và hai cô con gái bay từ Chicago trở lại Washington, Tổng thống vừa tái đắc cử Barack Obama, trước khi lên đường đã chủ trì cuộc họp bàn về nghị trình của chuyến công du châu Á.
Tin từ Bắc Mỹ nói, cuộc họp của ông Obama với Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon ở Nhà Trắng hôm 8/11 tập trung vào việc làm rõ chính sách châu Á của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Obama.
Trong lúc báo chí quốc tế tập trung vào chuyến thăm Myanmar mang tính lịch sử và đầy biểu tượng của ông Obama, thì chuyến thăm của ông Panetta trở lại Australia nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh lâu đời với Canberra cũng không kém phần quan trọng.
Tin của Quân lực Hoa Kỳ hôm 8/11 nói ông Panetta sẽ qua chuyến công du ba quốc gia châu Á - Thái Bình Dương lần này nhằm "tăng sức mạnh cho các mối quan hệ đồng minh" trong vùng.
Bên cạnh Australia vốn đã cho Thủy quân lục chiến Mỹ luân chuyển qua căn cứ ở Darwin, nay Hoa Kỳ muốn làm sống lại cam kết an ninh với Thái Lan, mà phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, ông George Little gọi là "có lịch sử 60 năm".
Nếu không kể chuyến công du đến Campuchia dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, ông Obama cùng các vị lãnh đạo quân sự và ngoại giao Mỹ lần này đến Thái Lan và Miến Điện cho thấy từ nay, chính quyền mới sẽ xác định rõ ràng đồng minh, bạn bè, đối tác và đối thủ trong vùng, tùy theo cấp độ chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ.
Từ ngày 11/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng sẽ lần lượt tới thăm Australia, Thái Lan và Campuchia trong chuyến đi kéo dài một tuần, như một phần trong chiến lược dịch chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây cũng là chuyến đi thứ tư của ông tới khu vực này kể từ tháng 6/11.
Khác với Tổng thống Obama và Tổng trưởng quốc phòng Panetta, Ngoại trưởng Clinton còn có một chuyến thăm cá nhân ngoài công việc khi tới châu Á - Thái Bình Dương sắp tới. Bà sẽ tới thăm những người bạn thân tại thành phố Adelaide ở phía nam Australia, với sự hộ tống của các quan chức an ninh. Clinton sẽ nghĩ lại tại một dinh thự tư.
Trở lại Châu Á: tăng nhanh hay chậm lại?
Cùng với tin tức về phái đoàn hùng hậu của Hoa Kỳ thăm châu Á, từ ngày 8/11, bốn tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Phúc Kiến và Khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc đã thực hiện chuyến tuần tra chung đầu tiên trên Biển Đông, với con tàu hải tuần lớn và hiện đại nhất nước này, gọi là Hải Tuần 31 (Haixun 31).
Nhóm tàu nói trên được biết là sẽ di chuyển 500 hải lý, tức hơn 900 km qua hàng loạt cảng biển và tuyến hàng hải trong 5 ngày. Hiện chưa rõ các địa điểm mà nhóm tàu sẽ đi qua.
Ngày 10/11, trên đài truyền hình Trung Quốc, bí thư tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh vừa cho biết Trung Quốc chuẩn bị củng cố các cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm/Hoàng Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng). Lãnh đạo Hải Nam thông báo là chính quyền địa phương đang chuẩn bị xây dựng các tuyến đường, hệ thống cấp phát nước sạch và mạng lưới thải nước bẩn ở Tam Sa, nơi Bắc Kinh coi là thủ phủ của đảo Phú Lâm/Vĩnh Hưng (thực chất thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trong khi đó, qua mùa bầu cử ở Hoa Kỳ, giới học giả Trung Quốc đã cho rằng sau khi ông Obama tái cử, quan hệ Mỹ-Trung sẽ phát triển theo hướng bình ổn hơn, tiến trình thực hiện chiến lược "trở lại châu Á" của Mỹ để bao vây Trung Quốc sẽ chậm lại.
Trả lời phỏng vấn báo The News of the World, Phó Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh cho biết trong ba cuộc tranh luận giữa Obama và đối thủ Romney, Trung Quốc được nhắc đến 53 lần còn Nhật Bản không được nhắc đến lần nào.
Khi tranh luận, Obama và Romney đều không nói về vấn đề nhân quyền mà coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, để nói về thị trường việc làm và vấn đề tài chính của Mỹ. Điều này cho thấy vấn đề Trung Quốc không còn coi là vấn đề ngoại giao hay vấn đề quốc tế đơn thuần mà đã trở thành vấn đề nội chính của nước Mỹ.
Theo ông Kim Xán Vinh, 300 năm qua, bằng công nghiệp hóa, các nước phương Tây đã làm chủ thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự phổ cập toàn diện và không ngừng tăng cường công nghiệp của Trung Quốc, sức mạnh dẫn dắt thế giới của các nước phương Tây sẽ thay đổi.
Trước đây, Mỹ tiến hành bao vây Trung Quốc, nhưng phát hiện là không có tác dụng, cho nên, trong tương lai Obama có thể sẽ xây dựng khung "điều phối châu Á" mới, lấy hợp tác Mỹ-Trung làm chủ đạo. Khung "điều phối châu Á" này giống với khung "điều phối châu Âu" do Thủ tướng Áo Klemens Wenzel von Metternic đưa ra trước đây.
Trong bối cảnh đó, chính sách "trở lại châu Á" của Obama chắn chắn sẽ phải điều chỉnh.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận các động thái của Mỹ sau ngày bầu cử đối với châu Á, nhận định trên của học giả họ Kim tỏ ra chưa mấy thuyết phục.
Nhận xét về chuyến đi châu Á nói trên, học giả Boris Volkhonsky thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Nga cho rằng: "Khi lợi ích của các tập đoàn lớn ở Mỹ được đặt lên bàn cân, các doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi cơ hội tiếp cận thị trường Myanmar với gần 50 triệu dân hầu như chưa được khai thác, cộng thêm nhiệm vụ kiềm chế đối thủ địa-chính trị là Trung Quốc, thì có thể tạm quên đi những khẩu hiểu của chính sách đối ngoại Mỹ như "vì dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới".
Các chuyên gia hầu hết đều nhận định rằng, chuyến công du sắp tới, cũng như toàn bộ chính sách của Mỹ ở châu Á và Thái Bình Dương chỉ thêm nhấn mạnh một thực tế là các khẩu hiệu về dân chủ và nhân quyền được nước Mỹ sử dụng một cách rất chọn lọc.

- Việt Nam xem Nga là đối tác quan trọng hàng đầu (SGGP).
-- Khánh Hòa: Gần 1 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân Trường Sa (TTXVN).

- Trung Quốc: Nguy cơ xung đột vì các nguồn tài nguyên ở Biển Đông(Financial Times).  – Trung Quốc phô trương trực thăng chiến đấu đời mới(RFI).  – Quân đội TQ sẽ hiếu chiến hơn? (BBC).  - Trung Quốc phản đối phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (VOV).
- Nhật hủy đàm phán FTA với Trung, Hàn vì Senkaku (TTXVN).  – Nhật Bản cần tăng ngân sách quốc phòng để tăng sức mạnh răn đe (NCBĐ). - Người Trung Quốc nghĩ gì về Biển Đông? (BBC). – LẠM BÀN VỀ “GIAO CHỈ”, “AN NAM” TỪ XƯA CŨNG THUỘC VỀ LÃNH THỔ TRUNG QUỐC(Boxun/ Ba Sàm).  – Nhận thức an ninh hàng hải dựa trên lợi ích quốc gia (TTXVN).  - Trung Quốc hoán cải tàu chiến để tuần tra đảo tranh chấp (TP).

- Philippines và Nhật Bản tìm cách giữ biển (Petrotimes). – DN Nhật Bản thiệt hại 10 tỷ yên do biểu tình ở TQ (TTXVN).  – Biểu tình bài Nhật ở Trung Quốc: Thiệt hại hơn 100 triệu đô la cho Nhật(RFI).

- Bàn giao ba ngư dân Philippines gặp nạn trên biển (TT).
- Tấm lòng của một tăng sĩ dành cho Trường Sa (VOV). – Ngày hội góp sách vì học sinh Trường Sa (Infonet).  – David Brown: Hướng tháo gỡ cho vấn đề Biển Đông (Asia Times/ Ba Sàm).
- Nhật Bản và Philippines ‘gồng mình’ giữ biển (Petrotimes). – Tàu chiến Philippines được trang bị súng máy Mk 38 Mod (Infonet).- Khi lính đảo… đi chợ (DV).
- Philippines sẽ thúc giục Trung Quốc đàm phán về COC (Petrotimes).
- Trung Quốc hoán cải; Nhật Bản, Philippines gồng mình giữ biển (PN Today).

Tổng số lượt xem trang