Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Chuyện thú vật

- Tạp chí Da Màu - Hoàng Anh

HA-ChuyenThuVat-01 

 

1. ỤM BÒ

Chúa sơn lâm có tiếng gầm rất hùng dũng, ngài muốn thần thú trong lãnh địa của ngài cũng phải học tập gầm như thế, con nào làm không được sẽ bị trừng phạt. Thế nhưng cho dù các con vật đã rất cố gắng nhưng chưa có con nào thành công. Chim cứ kêu ríu rít, chó sủa từng tiếng gâu gâu, heo kêu ụt ịt. Đến lượt con bò hiền lành và khù khờ, nó ráng kêu thiệt to thành hai tiếng “ụm bò”. Vừa nghe, chúa lao tới vật con bò xuống cắn chết ngay.

Trong thế giới loài vật, hai tiếng ụm bò có nghĩa là “tự do”. Không có bạo chúa nào chấp nhận cho thần thú của mình cất tiếng kêu hai chữ đó.

 

2. HAI TRONG MỘT

Giữa đại hội của loài thú, chúa sơn lâm tuyên bố sẽ thực hiện sự bình đẳng cho muôn loài trong lãnh địa của mình. Nó ban lệnh từ đây, các con vật lớn và mạnh không được cậy sức để giết hại các loài nhỏ bé hơn; còn các con vật nhỏ thì không được xúc phạm bất kính với các con lớn. Được một thời gian, loài ăn thịt lớn xác đói meo vì không còn thịt để ăn. Chúa sơn lâm, vốn tính quỷ quyệt man trá, cứ rình có con vật nào lỡ cọ quẹt vào nhau là bay tới xé xác ăn thịt ngay, nói là để trừng trị nghiêm khắc để làm gương cho kẻ khác.

Một hôm voi bàn với chuột: Lớn cũng chết, nhỏ cũng chết, chỉ có con nào vừa lớn vừa nhỏ mới mong sống được, tao với mày nên kết hợp lại với nhau làm một.

Từ đó có con vật mới ra đời, gọi là con đầu voi đuôi chuột.

 

3. THỊT CHÓ

Người chủ đập đầu con chó mà ông nuôi đã lâu, máu phún ra xối xả và con chó kêu lên đau đớn. Ngỡ rằng chó đã chết, ông sơ sẩy để nó vùng chạy ra được.

Ông huýt tay kêu mấy tiếng, chó ve vẩy đuôi, có vẻ hãi sợ nhưng vẩn lết về phía chủ. Ông chụp thật chặt cổ nó và lần này, ông giáng cho nó hai ba cú đập thật mạnh để chắc ăn rằng con chó đã chết.

Lần này thì con chó chết thiệt. Với tài chế biến của một đầu bếp, cả đám bạn nhậu của ông có được một bữa tiệc thịt chó ngon hảo hạng.

Mà biết đâu chừng, có khi mùi thơm của nó không phải toát ra từ củ tỏi củ riềng, mà từ lòng trung thành vô hạn, ngay cả với người chủ đang tâm đập đầu nó cho đến chết và ăn thịt nó.

Nếu không phải vậy thì sao thịt chó có thể được người ta khen thơm ngon, thịt chó dính kẻ răng, ba ngày sau cũng còn thơm.

 

4. THỎ CHẠY ĐUA

Hôm nọ, bầy thỏ rủ nhau chạy băng qua khu rừng để thi xem con nào nhanh nhất. Khi đến mức, các con thỏ mình mẩy bê bết máu vì bị cỏ gai cào xước. Thế nhưng thay vì rên xiết và buồn bã vì bộ lông đẹp của mình giờ đã trở nên vô cùng gớm ghiếc, bọn thỏ lại cất tiếng cười sung sướng, hả hê.

Chúng khoái trá vì nhìn thấy sự xấu xí trên bộ lông của những con thỏ khác.

 

5. RÙA VÀ THỎ

Loài người từ xưa vốn thích bày ra đủ thứ trò chơi giải trí từ thú vật, một trong những trò nổi tiếng nhất là bắt rùa và thỏ chạy đua. Rùa chăm chỉ cứ bò đều đặn ráng về tới mức. Thỏ chạy, nhưng dọc đường thấy có gì vui thú thì ngừng lại nhởn nhơ chơi, hết ngắm hoa, đuổi bướm, gặp củ cải thì quất no bụng. Rùa cán mức trước, ngạo nghễ coi thường thỏ. Thỏ cười, nói, mày khoái cái danh nên nhọc nhằn để được danh; còn tao, tao cứ chơi thong dong, được lúc nào thì chơi lúc đó.

Trò chơi này đã quá nhàm, nên sau đó người ta bỏ cả hai con vật vào nồi nước sôi. Về sau, không còn ai thấy hai loài này chạy đua với nhau nữa.

 

HA-ChuyenThuVat-02 

 

6. MAI RÙA

Rùa cậy mình có cái mai cứng, gặp chuyện gì nguy hiểm cứ rút đầu vô đó là xong. Một hôm thỏ tìm đến, bảo rùa:

- Rùa ơi, thời nay rừng ta đang gặp đại nạn, muôn loài ta thán khắp nơi, cụ nên ra tham gia với mọi người để cứu nguy cho nòi giống.

Rùa lắc đầu, nói:

- Tao không màng đến thế sự nữa, chỉ mong hai chữ bình an.

Một hôm khác, thỏ lại hớt hải tìm đến. Thỏ chưa kịp mở miệng, cụ rùa liền rút đầu vô cổ, không thèm nghe thỏ nói năng gì.

Hôm đó rừng cháy, loài vật chạy nháo nhác thoát thân. Thỏ định báo tin cho rùa biết, rùa không nghe, thỏ đành phải bỏ đi.

Cụ rùa không màn thế sự, nằm chết cháy giữa rừng, đầu vẫn còn rụt kín vô cổ.

 

7. CHIM TẬP MÚA

Xưa loài chim kia có tiếng hót rất hay. Mỗi khi nó hót, các con vật khác thường kéo đến lắng nghe. Công ganh tài, ráng tập hót như chim, nhưng nó càng hót, thì thú rừng bỏ đi hết. Tức mình, công vùng vẫy, khi ngừng lại, thì thấy rất nhiều con thú đang đứng vòng quanh chiêm ngưỡng mình. Chúng chiêm ngưỡng điệu múa và bộ lông đuôi đẹp tuyệt vời mà tạo hóa đã riêng tặng cho công.

Con chim có tiếng hót hay kia từ đó không hót nữa mà tập múa để được như công. Nó múa hoài, đến chết cũng không thể như công được. Nó định hót lại, nhưng bỏ lâu, tiếng hót ngày xưa cũng không còn.

Khi chết, vì quá hối tiếc tiếng hót của chính mình, loài chim này chuyên lao đầu thật mạnh vào các thân cây cứng để tự sát, nhưng lao hoài mà vẫn không thể chết.

Đó là sự tích của loài chim gõ kiến.

 

HA-ChuyenThuVat-03 

 

 

8. PHẢN BỘI RỪNG

Cọp gầm lên, tự nghĩ tiếng của mình là hay nhất, nó bắt mọi loài chỉ còn được nghe tiếng của nó, không con nào khác được cất tiếng. Miệng cọp lại vương nhiều thịt thối và các loài sâu độc, không con vật nào chịu đựng nổi mùi ấy và dám mon men tới gần. Chẳng may cho con vật nào đến gần cọp mà lỡ nhăn mặt hay bịt tai, cọp cho là hành động chống đối, xé xác ăn thịt ngay. Con vật nào lén bỏ rừng đi tìm nơi khác, bắt lại được, bị kết tội phản rừng thì chỉ có nước chết.

Về sau, khi cọp đã gần như tuyệt chủng, người ta vẽ hình cọp dán lên chai một loại nước, nước này nếu uống nhiều, người ta thường la hét ồn ào như tiếng cọp gầm.

Người ta uống loại nước ấy, là thế cho uống máu cọp, để trả thù cho tội ác của cọp hồi xưa.

 

HA-ChuyenThuVat-04 

 

9. CHÓ SỦA

Có mấy con chó rừng, liều mình trốn khỏi lãnh địa của cọp. Đến khu rừng khác, chúng sủa suốt ngày. Chó vùng đó trách:

-Xưa bây đói khổ, sủa đã đành, giờ đến đây no đủ, cớ sao còn sủa hoài?

-Xưa nói là đói chớ thật ra cũng còn có xương thừa thịt vụn cọp bỏ lại ăn cầm hơi, nhưng sủa thì cọp không cho. Nay được sủa tự do, tụi tao sủa bù lại khi ấy.

 

10. BỆNH BÉO PHÌ CỦA LOÀI NAI

Đàn nai suốt ngày hay bị loài báo rừng rượt đuổi phải chạy trối chết, con nào cũng gầy nhom. Biết chuyện, cọp trừng phạt loài báo. Từ đó loài nai sống nhởn nhơ, ăn no cứ việc nằm chơi không có gì để lo sợ.

Chỉ một thời gian sau, nai bị bệnh béo phì, tuyệt chủng dần.

 

11. KHI LOÀI VẬT LÀM CHUYỆN ẤY

Gà trống: khắc phục được sự đỏng đảnh của giống mái, và thường hơi mạnh bạo, tốc chiến tốc thắng.

-Bị phụ nữ chê vì hành sự quá nhanh

Chó: mỗi con nhìn về một hướng, thiếu cảm giác, vì vậy thời gian thường kéo dài.

-Có tư thế được loài người bắt chước (doggy style).

Heo nọc: do sự sắp xếp của người lớn, và các nàng thường tự nguyện chờ đợi, ít tốn công ve vãn.

-Việc của chúng được đặt tên để gọi một loại phim loài người thường coi lén.

Dê xồm: chỉ chăm chỉ làm nhiệm vụ, không phân biệt già trẻ xấu đẹp, khá vô cảm, vì vậy có thể làm được với rất nhiều nàng.

-Đàn ông tôn loài này là sư phụ.

Thằn lằn: tư thế và vị trí không thích hợp, rất mạo hiểm, thường bị rơi từ trên cao xuống đất, đôi khi rụng cả đuôi.

-Loài người không có đuôi, nếu không, ai dám chắc họ sẽ không thường bị rụng.

 

HA-ChuyenThuVat-05 

 

 

12. THẤY Ở TRONG RỪNG

Chim ăn kiến.

Chim chết rồi, kiến lại ăn chim.

Người ăn chó, ỉa ra phân.

Chó ăn phân, người lại ăn chó.

 

13. ĐẢNG KIẾN VÀNG

Mấy ông đó ngồi quanh bàn đá dưới một cây to. Có vài con kiến vàng bò trên mặt bàn, ông giáo sư tiến sĩ định đưa tay chà cho chúng chết, ông làm vườn can:

- Khi bị giết, loài kiến bốc mùi, đồng loại nó đánh hơi được sẽ kéo đến càng đông. Chết bao nhiêu thì chết, chúng cũng liều chết để trả thù cho đồng loại.

Ông làm vườn quăng một miếng xương về phía bên kia gốc cây, ít phút sau, lũ kiến kéo đến cùng nhau di chuyển khúc xương về tổ, không con nào còn ở lại trên bàn.

Tinh thần đồng đội của kiến vàng thật đáng nể phục, vậy mà chúng chẳng lập ra cái đảng nào. Khác với loài người, đối xử với nhau chẳng ra gì lại cứ thích đi lập đảng.

 

14. CHÓ MÈO

Chó với mèo có mối thù truyền kiếp. Đấu nhau, mèo yếu hơn nên thua, mèo vì vậy rất hận chó. Bù lại, mèo yểu điệu, thùy mị, khéo nịnh chủ nên được chủ cưng, cho ngủ chung, ăn uống đầy đủ. Chó nằm ngoài cửa, chịu đựng mưa gió lạnh lẽo để giữ nhà, lại thường bị bỏ đói. Thấy chó thường ăn cứt người, mỗi khi đi ị, mèo dấu cứt mình rất kỹ, sợ chó ăn.

Thù ghét người ta, đến độ thấy người ta đói, đến cục cứt cũng không cho ăn. Con mèo xinh đẹp như vậy, mà tính tình ngẫm ra lại có chỗ cũng giống con người.

 

HA-ChuyenThuVat-06 

 

15. TRÂU BÒ

Trâu bò già, không còn kéo xe, cày bừa được nữa, người chủ kia đem bán cho người ta làm thịt. Trước khi bị giết, bò đứng yên, nước mắt chảy ròng ròng. Có con trâu nọ, sau khi thấy chủ dắt lái buôn đến nhìn mình để thương lượng giá cả, trâu giận, chờ cơ hội, húc người chủ suýt chết.

Từ đó, có nhiều người cữ không ăn thịt trâu, vì trâu bị quy là loài phản phúc, ăn thịt không tốt.

 

16. NAI KHÔNG SỪNG

Thời xưa, có một vị quan nọ rất thương con. Đứa con trai của ông bị một tên kia chém đứt ngón tay, ông quyết trả thù bằng mọi giá. Khi bắt được tên đó rồi, ông lệnh đem ra pháp trường chém đầu, dân chúng kéo tới coi rất đông. Chiếc đầu vừa lìa khỏi cổ, tên đó bổng hóa thành một con nai nằm quằn quại. Điều ngạc nhiên là con nai ấy không có cặp sừng.

Trên vách tường ở nhà của vị quan ấy, có treo cặp sừng nai rất to đẹp của một con nai mà chính ngài đã hạ sát được trong một chuyến đi săn, lúc này đang nhỏ máu ròng ròng, ướt đẫm nền nhà.

 

17. TIẾNG KÊU

Chim chóc khi gặp nhau, thường nghe tiếng ríu rít, líu lo, vì mạnh con nào con nấy hót, chẳng con nào chịu nhường nhịn hay biết lắng nghe con kia. Chắc vì vậy nên chim chỉ sống trên cây và bay trên trời, để loài khác không khổ sở vì những kẻ lắm lời.

Dế trống là loài côn trùng may mắn nhất vì có những nàng dế mái luôn luôn im lặng lắng nghe chồng gáy.

Bò thường nói năng chậm rãi và nhường nhịn nhau kẻ nói người nghe. Bậc minh triết như vậy nhưng người ta lại hay nói ngu như bò. Điều đó là oan cho bò hay vì bò biết cách giấu kín sự khôn ngoan của mình chăng?

 

18. CHUỘT

Một hôm, ông kia tình cờ lục lại kho sách cũ trong nhà, thấy có cuốn kia bị chuột ăn hết một góc. Tiếc sách, ông lấy cuốn đó ra để đọc, nào ngờ đó là một cuốn rất hay, càng đọc càng say mê.

Nếu có duyên lành với nhau, thì loài chuột vẫn có thể là bạn tốt với người.

 

19. BA CON THỎ

Có ba con thỏ bị sói bắt về hang. Nó phát cho mỗi con một cái bao, buộc mỗi con phải lượm từng hạt dẻ bỏ vô bao, đến khi nào đầy bao sẽ được tha. Đến khi trời tối, con nào làm muộn nhất sẽ bị ăn thịt. Ba con thỏ bắt đầu công việc của mình, thế nhưng thay vì tranh nhau làm cho lẹ, chúng lại cứ lo liếc nhìn coi hai còn kia làm ra sao. Đến tối, chẳng con nào làm xong, sói ăn thịt cả ba.

Chỉ chăm lo vào công việc của mình, đừng màng đến việc của kẻ khác, không phải là việc dễ dàng.

 

HA-ChuyenThuVat-07 

 

20. LỤC SÚC THAN THÂN

Một hôm, sáu con gia súc than thân trách phận với nhau. Chủ lén nghe được, nói:

- Tụi bây ở với tao, đứa nào tao cũng lo cho ăn uống đầy đủ, chỗ ở đàng hoàng. Bệnh hoạn tao lo thang thuốc, còn rước bác sĩ thú y tới tận nhà khám chữa bệnh, bây chẳng tốn đồng bạc nào, chẳng cần tới sổ khám chữa bệnh hay bảo hiểm y tế gì ráo. Bây muốn làm tình hồi nào thì làm, muốn làm chỗ nào thì làm, không sợ ai bắt bớ. Tụi bây suốt đời khỏa thân, chẳng bị ai kết tội khiêu dâm, có khi còn được khen đẹp. Con gái tao mặc áo hở ngực có chút xíu, tụi nó đã đem lên báo bằm cho tan nát. Khi tới giờ chết, tao lo việc vãng sanh cho tụi bây, bây không phải lo kiếm tiền mua đất nghĩa trang, rước thầy chùa. Lo cho tụi bây như vậy, tao nào có nói một tiếng để kể công, còn tao, có những kẻ nói suốt đời chăm lo cho tao, mà làm cho tao sống dở chết dở, vậy mà tao cũng không dám hé răng than vãn.

Tụi bây có phước mà không biết hưởng, kiếp sau cho tụi bây đầu thay làm người Việt Nam, chừng đó tụi bây hối tiếc thì đã muộn.

 

HA-ChuyenThuVat-08

Chuyện thú vật

- Hàng trăm người nhà bệnh nhân quây kín BV Đa khoa Hà Nội ‘đòi người’ (Petrotimes).- Dân “quây” Bệnh viện Đa khoa Hà Nội “tố” gây chết người (Bee). - Hà Nội: Bệnh nhân chết lâm sàng, người nhà bao vây bệnh viện (DT). - Tử vong sau khi mổ ruột thừa, người nhà bệnh nhân bức xúc (LĐ). – Cậu bé tử vong sau mổ ruột thừa (VNE).

- Thừa nam giới, các bà mẹ lo con ế vợ (VNN).- Sẽ xây thêm cầu vượt ở Thủ đô (TP).
- HÃY ĐỒNG HÀNH VỚI “CƠM CÓ THỊT GERMANY” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Người gác đèn (AnhDo).
- Báu vật sông Đà (ANTĐ).
- Áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão: Cảnh báo tàu thuyền đang hoạt động trên biển (TN).

- Xoá sổ gia cầm lậu tại chợ Hà Vĩ (VOV). – Hạn 1 tháng để “xóa” gà lậu tại chợ đầu mối Hà Vĩ (DT). – Phát hiện gà thải loại chứa kháng sinh ở HN (Khampha). – Phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch cúm gia cầm (VOV).
- Bộ Nông nghiệp sẽ kiểm tra mực khô tại nhiều tỉnh (TP). – Rau Trung Quốc ‘mượn’ mác Đà Lạt (Petrotimes).

- Chile rung chuyển vì động đất mạnh 6,4 độ Richter (TTXVN). – Nguy kịch vì phẫu thuật hạt xơ thanh quản (PN).
- Triệt phá 2 sòng bạc quy mô lớn nằm trong chung cư (TP).
- Đâm vợ 6 nhát dao tại sân tòa án (TT).
- Những cánh rừng thiêng – Kỳ 6: Làng đi, rừng ở lại (TT).
- Tới bãi sông Hồng xem… “tắm tiên” (ANTG).
- ‘Nuôi nhốt hổ như nuôi lợn’ là có thật (VNN).
- Nguồn nước mặt của Việt Nam đang bị suy kiệt (CAND).


- Chủ tịch tỉnh phớt lờ đề nghị mua vaccine chống dịch (ANTĐ).
- Đồng Nai: “Cướp” tử thi làm náo loạn bệnh viện (DT).
- Cần tìm ra con đường nhiễm độc trong áo ngực (Kiến Thức).
- Hết năm sau, cơ bản chặn được gà lậu (TP).
- Đề nghị xử lý kẻ tung tin đồn sữa có đỉa (KP).
- Đẻ xong, nữ sinh cho con vào cặp, vứt bụi cỏ (KP).
- Bình Phước: Một phụ nữ bị cắt tóc, bôi vôi (VNN).
- Vụ Phơi nắng chờ rút tiền: Ngân hàng viện đủ lý do (TN).
- Xử lý nạn phát tán tin nhắn rác (GD&TĐ).
- Cấp phép khai quật cổ vật tại con tàu đắm (TN).
- Ai tiếp tay cho “sa tặc”? (TN).
- Cướp giật giảm nhưng vẫn lo (TT).
- Tận dụng lợi thế, vươn ra biển xa (SGGP).
- Khi giá thuốc chính là “con bệnh” (TTVH).
- Nói không với gà thải loại (VH). – ‘Mở đường’ cho gà lậu giết gà nội (Vef). – Tránh nhập ồ ạt gà thải loại trong tương lai cần xây dựng quy chuẩn (Infonet). – Phát hiện chất gây suy thận trong gà thải loại (Petrotimes).
- Nơi “thần chết” chực chờ gõ cửa (NNVN).- Các hình ảnh trên bao thuốc lá ngăn chặn hút thuốc (VOA).

- Đánh bắt cá nơi đầu nguồn (NNVN).
- Nam thanh niên đổ xăng đốt xe giữa Thủ đô (VTC).
- Đánh ghen dã man khiến thai nhi tử vong (VNN).
- Địa chỉ liên hệ tìm các em bé sơ sinh do Trung Quốc giải cứu (VOV).

- Dân oan Bùi Hằng ra Hà nội kiện Nguyễn Thế Thảo (Xuân VN). 
- Gửi Lũ gà nhập lậu (Quê Choa).
- Hang Cua liệt truyện (Hiệu Minh).
- Lùm xùm ở Công ty Nhóm Mua (TT).
- Phạt xe không chính chủ – nguy cơ thành… “dự án treo” (TTVH). – Bố trí lực lượng CSGT hóa trang để ngăn chặn vi phạm (DT). - Những con số nổi tiếng trong giáo dục (Nguyễn Văn Tuấn).

- Đừng làm tổn thương người thầy (LĐ).
- Nên nói không với phương pháp dạy học không thiết thực (TP).
- Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội sợ… thất nghiệp (GDVN).
- Trường ép khéo phụ huynh đóng tiền xây bể bơi? (DV).
- Bát nháo trước cổng trường (TN).
- 21 trẻ ở xưởng may: Cuộc sống cùng cực (KP).
-  Giao trẻ sơ sinh bị vứt thùng rác về cho mẹ (NLĐ).
- Cô gái “tí hon” (RFA).
- “Mẹ nuôi con trong cũi sắt”: Con không phải sống với lợn gà nữa (Kiến thức).  - Bệnh nhi khó thở, bác sĩ bắt làm đủ thủ tục mới được cấp cứu (LĐ).  – Rơi nước mắt gia đình có 3 con thơ ung thư máu (VTC).  – Cuộc chiến đấu của mẹ và con với tử thần mang tên “ung thư” (DT).
- Nâng mũi, tạo mắt hai mí chỉ với… 20 nghìn đồng (NĐT).
- Hà Nội: Náo loạn vì nam thanh niên tự đốt xe máy giữa phố (DT).  – Đốt xe người chạy xe ôm, cả khu phố náo loạn (TT).  - TP.HCM: Doanh nhân người Nhật chết bất thường tại khách sạn (ANTĐ).  - Nỗi đau thôn 20 người chết trẻ: Con đường mòn vết xe tang (DV).  - Thú nhận của “ông trùm” buôn hơn 5.000 viên ma túy tổng hợp (ANTĐ).
- Những chợ lạ ở miền Tây – Bài 1: Sôi động chợ bò Tà Ngáo (PLTP).
- Sớm có tiêu chuẩn gà thải loại (SGGP). - Kiểm soát nhập lậu gà thải loại Trung Quốc (TN).  - Mực, cá nục khô có chất thuốc trừ sâu (TP).
- Bình Thuận: Những con sông bị ‘moi ruột’ không thương tiếc(Tin tức).
- Số voi rừng ở Việt Nam ngày càng ít và chật vật để sống còn (VOA).
- Chưa có quyết định di dời Trung tâm cứu hộ gấu (ND).  – Tranh cãi chưa hồi kết về loài bò xám tại Việt Nam(NĐT).
- Can thiệp “mạnh,” giảm tác hại HIV/AIDS cộng đồng (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang