-Khoản vay này có kỳ hạn 13 năm được bảo lãnh bởi Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Bảo hiểm Xuất khẩu và Đầu tư của Nhật Bản (NEXI).
Tối 14/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Citi Việt Nam cho khoản vay 300 triệu USD để tài trợ dự án khai thác bô xít và sản xuất alumin ở Lâm Đồng.
Khoản vay này có kỳ hạn 13 năm được bảo lãnh bởi Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Bảo hiểm Xuất khẩu và Đầu tư của Nhật Bản (NEXI). Citi đóng vai trò là ngân hàng điều phối toàn bộ và cũng là nhà thu xếp chính, hợp tác với ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd; ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank, Limited và ngân hàng The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd.Tại lễ ký, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng Giám đốc Vinacomin cho biết đây là hợp đồng tín dụng lớn nhất từ trước đến nay của Vinacomin và cũng là hợp đồng tín dụng tài trợ cho dự án trọng điểm quốc gia.- Ý kiến người dân việc Việt Nam ứng cử vào UNHRC – phần 1 – Người dân nghĩ gì về việc VN ứng cử vào UNHRC – phần 2 (RFA).
- VN: Không dám động vào phong trào “Nói không với phong bì” (TQ). – Bộ trưởng Y tế: ‘Hãy gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì cho tôi’ (VNE). – Bộ trưởng Bộ Y tế kêu gọi không đưa phong bì (TN). . - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Giá thuốc VN thấp (TT).
-- “Cạm bẫy cho quan” hay “cẩm nang… hối lộ”! (DT). – Đả đảo tham nhũng! – Thơ Liễu Châu (CHLB Đức) (nguoiviet.de). - Mỹ: Tướng “mất sao” vì dùng xe công đưa vợ đi chơi (NLĐ). – Tướng 4 sao Mỹ bị giáng cấp vì lạm dụng công quỹ (VOA). “
- CSGT phạt xe không chính chủ: Sai thẩm quyền (PLTP). – Phạt và phạt – Thanh gươm Damocles vẫn… lửng lơ(DT). – Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Cái giá của pháp luật (Tia Sáng).
- Đại hội 18 Đảng CSTQ kết thúc họp (BBC). – Bế mạc Đại hội Đảng Trung Quốc (RFI). – Hình ảnh từ Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc(Petrotimes). – Hình ảnh Đại hội Đảng TQ kết thúc họp (BBC). - Nguyễn Ngọc Trường: Trung Quốc quyết sách 2012: Chỉ cải cách kinh tế, không cải cách chính trị (TQ). - Trung Quốc sắp ra mắt thành phần lãnh đạo cao cấp mới (VOA). – Xin hãy nhớ làm lòng: Cái gọi là “Đảng Cộng sản Trung Quốc” thực chất chỉ là một “đảng sặc mùi dân tộc bá quyền nước lớn” (BVN). – Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình lên ngôi (RFI). – Cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo bắt đầu tại Trung Quốc (VOA). –Giang Trạch Dân phủ bóng lên Đại hội 18 (BBC). – TÂN HOA XÃ TỰ SƯỚNG GIỮA BAN NGÀY ! (TSYG).
- Trung Quốc: Công khai tái lập chế độ « cha truyền con nối » cầm quyền (RFI).
- Con trai tổng thống trốn thuế? (TT).-- Văn Quang – Tại sao người dân Việt theo dõi cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ? (DĐTK). – Thị trưởng Tạ Đức Trí: ‘Người Việt ở Mỹ phải có tiếng nói trong chính quyền’ (VOA).
- Thêm 2 người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (VOA). – Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi nghị sĩ Nhật đến Tây Tạng tìm hiểu làn sóng tự thiêu (RFI).
- Phỏng vấn ông Dương Danh Dy: Báo cáo chính trị và giấc mộng bá quyền (BBC/ Ba Sàm).- Ông Hồ Cẩm Đào sẵn sàng rời chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương? (TQ). - Trung Quốc thông qua danh sách bầu cử vào BCH Trung ương (VOV). – Ảnh hưởng của Giang Trạch Dân vẫn ngự trị tại Đại hội 18 (RFI). - Phỏng vấn ông Willy Lam, chuyên gia chính trị học ở Hong Kong: Đại hội 18: Bình mới rượu cũ (BBC). – Trung Quốc: Lãnh đạo mới, chính sách cũ (Gateway House/ TCPT). – Huỳnh Văn Úc: Mao Trạch Đông vi hành (Nguyễn Tường Thụy). – Trung Quốc: Sự thay đổi dưới thời ông Hồ Cẩm Đào? (Infonet). Trong 10 năm dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã có những thay đổi "chưa từng có trong lịch sử". Sau đây là 10 hình ảnh cho thấy sự thay đổi đến chóng mặt của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua.
- Doanh nghiệp Nhật đang 'tháo chạy' khỏi Trung Quốc
- Trung Quốc: Đoàn chủ tịch ĐH 18 thông qua danh sách ủy viên TW
- Nữ đại biểu mang con dự đại hội đảng Trung Quốc
- Trung Quốc giới thiệu UAV siêu rẻ giống MQ-9 của Mỹ
- Trung Quốc quyết quấy rối Nhật bằng tàu hải giám
- Trung Quốc sắp sở hữu tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân
- Toàn cảnh lễ khai mạc Đại hội ĐCS Trung Quốc 18
- Trung Quốc: Giương cao ngọn cờ 'đặc sắc Trung Quốc'
- ĐH 18 Trung Quốc: Khép lại “thần kỳ”, mở ra thách thức
Khi Hồ Cẩm Đào bắt đầu nắm vai trò lãnh đạo Trung Quốc cách đây một thập kỷ, nền kinh tế của Trung Quốc mới chỉ mạnh hơn Italia một chút và vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và vẫn đang ở bên ngoài của những tranh chấp toàn cầu.
Nhưng giờ mọi thứ đã khác. Kể từ năm 2002, Trung Quốc đã dần khoác lên mình sức mạnh của một siêu cường quốc trên thế giới, tiếp cận với các nguồn tài nguyên chiến lược ở khắp châu Phi và Mỹ La tinh, đổ hàng tỷ USD để phát triển quân sự và gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khu vực Thái Bình Dương.
Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 đã giới thiệu sự tiến bộ của đất nước này tới quốc tế với những con đường, sân bay và đường sắt cao tốc mới. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh mẽ của Trung Quốc không chỉ là một vài những cây cầu hào nhoáng hay những tòa nhà chọc trời.
Trung Quốc đếm ngược 1 năm đến Thế vận hội Olympic 2008 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. |
Khi đang trên đà phát triển với vị thế của một siêu cường quốc, tầm với của Trung Quốc ra thế giới đã được mở rộng hơn đặc biệt là tới châu Phi. Trung Quốc đã khai thác các nguồn nguyên liệu thô để tăng cuờng phát triển kinh tế. Năm 2003, giao dịch thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã đạt giá trị khoảng 18,5 tỷ USD và đến năm năm 2011 đạt tới 160 tỷ USD.
Đáp lại, các nước châu Phi sẽ được xây dựng nhiều đường xá, trường học và sự hợp tác này cũng góp phần đáng kể để cho lục địa này có mức tăng trưởng ổn định gần 5% trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng về điều này. Năm nay, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma bất ngờ lên tiếng cảnh báo về “quan hệ thương mại không bền vững” giữa châu Phi và Trung Quốc và cho rằng Châu Phi nên nhớ đến những ‘trải nghiệm về kinh tế trong quá khứ với châu Âu’ khi xem xét các thỏa thuận với Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc đứng bên Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara tại lễ động thổ công trình xây dựng một đường cao tốc nối giữa Abidjan và phía nam của đất nước này. Dự án dự kiến sẽ có giá trị 117,4 triệu USD, trong đó Trung Quốc sẽ tài trợ 100 triệu USD. |
Cho đến năm 2002, Trung Quốc chưa có một dự án đưa người vào vũ trụ nào. Nhưng hiện tại đất nước này đã có 4 dự án. Đầu tiên là một phòng thí nghiệm trong không gian được xây dựng vào năm 2003 và Trung Quốc cũng đang có kế hoạch đưa người lên mặt trăng vào khoảng năm 2025.
Bên cạnh tham vọng nghiên cứu không gian, Trung Quốc cũng thực hiện nỗ lực hiện đại hóa quân sự với mức chi tiêu tăng tới mức phần trăm hai con số trong mỗi năm của thập kỉ qua. Số tiền này đã được đầu tư để xây dựng quân đội chuyên nghiệp hơn cũng như những máy bay chiến đấu tàng hình mới, vệ tinh quân sự, máy bay và đặc biệt là tàu sân bay đầu tiên vừa mới được ra mắt hồi tháng 9/2012.
Tên lửa Long March 2F mang theo phòng thí nghiệm không gian đầu tiên của Trung Quốc, có tên gọi là Tiangong (Thiên Cung) được phóng tại tỉnh Tam Cúc hồi tháng 9/2011. |
Chính phủ tăng cường các nỗ lực giám sát hoạt động Internet, xóa bỏ các từ ngữ nhạy cảm từ các trang mạng xã hội. Đồng thời, việc sử dụng Internet ở Trung Quốc cũng tăng vọt; hiện nay có khoảng 538 triệu người sử dụng Internet ở Trung Quốc và con số này vẫn đang tiếp tục tăng.
Những thanh niên chơi game trực tuyến tại một quán cà phê ở Bắc Kinh hồi tháng 2/2010. |
Trong thập kỷ qua, dân số Trung Quốc đã trở lên già hơn do Mao Trạch Đông, người đã góp phần làm bùng nổ dân số ở giữa thế kỷ trước, và Đặng Tiểu Bình, người đã ban hành chính sách một con vào năm 1979. Chính phủ Trung Quốc ước tính, đến năm 2015, Trung Quốc sẽ có khoảng 220 triệu người trên 60 tuổi. Bắc Kinh đang phải vật lộn để giải quyết vấn đề dân số già.
Một nhóm người cao tuổi Trung Quốc đang tập trung tại một công viên ở Trịnh Châu, trung tâm tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, năm 2011. |
Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2001, đây là một bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế. Trung Quốc đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới năm 2006, sau đó tiếp tục phát triển không ngừng và vượt qua Đức năm 2009, qua Nhật Bản năm 2011 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Với tốc độ phát triển như vậy, năm nay đã có nhiều công ty Trung Quốc nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn (Fortune 500) như công ty năng lượng nhà nước như Sinopec Group và công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Năm ngoái, nhiều ngân hàng Trung Quốc đã thu được lợi nhuận kỉ lục, chiếm gần một phần ba lợi nhuận ngân hàng toàn cầu.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trung Quốc tại Bắc Kinh (ICBC). ICBC là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2011, với lợi nhuận trước thuế là 43,2 tỷ USD. |
Bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế đến chóng mặt, Trung Quốc cũng đã phải đối phó với thiên tai và những bê bối nghiêm trọng. Đầu tiên là dịch bệnh SARS năm 2003, khi Tổ chức Y tế Thế giới cáo buộc chính phủ nước này che đậy mức độ bùng phát nghiêm trọng của dịch bệnh này, cản trở quá trình hạn chế lây lan bệnh.
Năm 2008, một trận động đất mạnh 8 độ richter đã xảy ra tỉnh Tứ Xuyên, cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người và làm bị thương gần 400.000 người. Các trường học và bệnh viện bị phá hủy làm dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về nạn tham nhũng và thiếu năng lực bên trong sự bùng nổ số lượng các tòa nhà của Trung Quốc. Cùng với đó là những vấn đề về an toàn thực phẩm và sự gia tăng đáng ngờ của các quan chức giàu có, đã thúc đẩy những kêu gọi chuyển giao quyền lực.
Một người phụ nữ khóc giữa những tàn tích ở Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên trong ngày kỷ niệm một năm của trận động đất. |
Năm 2012, lần đầu tiên dân số thành thị của Trung Quốc vượt quá dân số nông thôn khi sự tăng trưởng kinh tế ở các khu vực ven biển phía đông và nam tiếp tục thu hút người dân di cư từ các vùng nông thôn của Trung Quốc. Hiện đã có hơn 160 thành phố của Trung Quốc có dân số hơn 1 triệu người, trong khi đó ở Mỹ chỉ có 9 thành phố.
Sự di cư hàng loạt và ổn định trong thập kỷ qua đã có tác động to lớn đối với sự biến động của xã hội: các kiến trúc truyền thống bị phá hủy để nhường chỗ cho những khối nhà chung cư, nhiều thành phố bị thiếu nước sinh hoạt và hàng triệu người di cư không thể tiếp cận được với các dịch vụ xã hội. Những đề xuất cải cách để đưa nhiều dịch vụ hơn đến với những người lao động di cư và gia đình của họ của chính quyền trung ương đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của một số chính quyền địa phương và cư dân đô thị. Tuy nhiên, xu hướng đô thị hóa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Người lao động di cư đang làm việc ở Bắc Kinh. |
Trong thập kỉ vừa qua, chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hai con số, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ như các loại giày dép và quần áo có thương hiệu. Trong báo cáo hàng năm của Hiệp hội các sản phẩm cao cấp thế giới – World Luxury Association (WLA) năm 2011, Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Nhật Bản trở thành nước tiêu dùng hàng xa xỉ hàng đầu thế giới năm 2012. Còn về du lịch, quý đầu tiên của năm nay, có tới 39 triệu người Trung Quốc đại lục đi du lịch ra nước ngoài, gấp đôi so với cách đây 5 năm.
Các nhà phân tích cho rằng thị trường tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn còn bị chênh lệch lớn giữa tầng siêu giàu, thường xuyên có những chuyến đi mua sắm sang châu Âu và tầng lớp trung bình với mức chi tiều từ 10 đến 100 USD mỗi ngày.
Một cửa hàng Prada tại Bắc Kinh. |
Khói bụi bao trùm các thành phố của Trung Quốc thực sự đã cải thiện ở một số khu vực trong thập kỷ qua. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy từ năm 2003 đến năm 2009, mức độ ô nhiễm đã giảm ở 113 thành phố lớn khi chính phủ di rời các nhà máy và lượng đốt than giảm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ở Bắc Kinh vẫn còn rất nghiêm trọng.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc cũng chứng kiến sự gia tăng của các loại ô nhiễm khác. Kết quả khảo sát hàng hải trong 8 năm của Trung Quốc được công bố hồi tháng 11/2011 cho thấy các vùng đất ngập nước của Trung Quốc đang ngày càng bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, phân bón, các kim loại nặng và thuốc trừ sâu. Hiện nay, giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục vật lộn để tìm cách cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và những thiệt hại về môi trường, bất ổn xã hội, và nhiều vấn đề khác.
Khói bụi bao trùm ở Bắc Kinh hồi tháng 1/2012. |
Phạm Khánh