-HÀ NỘI (NV) - Văn thư “Tối Mật” của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông CSVN gửi các đơn vị thành viên trên cả nước chỉ thị “khẩn trương ngăn chặn truy cập” mạng xã hội Facebook vừa bị tiết lộ.
Phóng ảnh công văn “Tối Mật với nhiều chữ ký chuyển và nhận lệnh của nhiều cấp trong hệ thống truyền thông quốc doanh CSVN về lệnh chặn mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. (Hình từ Facebook - Nguyễn Lân Thắng)
Văn bản này chứng minh rằng việc nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn mạng xã hội Facebook là có thật và những lời tuyên truyền nhằm phủ nhận sự ngăn chặn chỉ để phản tuyên truyền.
Trên văn thư “Tối Mật” mang số 2545/VNPT-VT đề ngày 7/6/2013 mà Sở Viễn Thông Hà Nội đề nhận công văn ngày 14/6/2013 người ta thấy nội dung như dưới đây:
“Theo yêu cầu của cơ quan an ninh, để bảo đảm an toàn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các thế lực thù địch và phản động lợi dụng mạng xã hội Facebook để tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước ta, Tập đoàn VNPT yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện ngăn chặn truy nhập đến trang mạng xã hội Facebook theo danh sách địa chỉ IP, website gửi kèm”.
Văn thư gửi cho các công ty thành viên “Công ty VDC, công ty VTN, công ty VMS, công ty VNP và các VNPT tỉnh, thành phố” với chữ ký của phó tổng giám đốc Nghiêm Phú Hoàn.
Vào các ngày 17 và 18 tháng 6, 2013, cư dân mạng tại Việt Nam xôn xao vì không thể vào được Facebook từ máy tính của mình. Trước đó, từng có tin đồn là Facebook bị chặn tại Việt Nam từ 15 tháng 6, 2013.
Ngày 18 tháng 6, 2013, báo Người Đưa Tin (phó bản của báo Pháp Luật và Đời Sống, cơ quan truyên truyền của Bộ Tư Pháp CSVN) viết rằng “Chưa có cơ sở về việc Facebook bị cấm tại Việt Nam”.
Bản tin của Người Đưa Tin viết: “ Vài ngày trở lại đây, cư dân mạng xôn xao về thông tin lệnh cấm Facebook sắp được ban bố. Tuy nhiên, chưa có nguồn tin chính xác nào xác thực thông tin trên là có thật.
Cùng với đó, những thông tin về việc tốc độ truy cập các trang Youtube, Google những ngày gần đây chậm đột biến cũng được cư dân mạng lan truyền. Nhanh chóng, trên các diễn đàn tập trung nhiều "dân" công nghệ như Voz, Tinhte.vn... rộ lên nhiều lời đồn đoán xung quanh sự việc này.”
Người Đưa Tin cáo buộc là “không ngoài khả năng những tin đồn thất thiệt được tung ra làm giảm uy tín của các cơ quan chức năng Việt Nam”.
Ngày 19 tháng 6, 2013, báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin rồi đến ngày 23 tháng 6, 2013 tờ Petrotimes do Đại tá Công an Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập, lập lại lời ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc phát triển mạng Facebook tại Việt Nam, phủ nhận “thông tin trái chiều việc Facebook sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam sau ngày 25 tháng 6, 2013”.
“Đây chỉ là tin vịt, hoàn toàn không chính xác”. Ông Tước nói trên báo Giáo Dục Việt Nam.
Thật ra, sự phủ nhận tin Facebook ngừng hoạt động hoàn toàn không ăn nhập gì với các việc nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn. Bản tin của báo Giáo Dục Việt Nam và Petrotimes lập lờ để người đọc hiểu là không có chuyện nhà cầm quyền ngăn chặn. Nhưng cái văn thư của Tập đoàn VNPT làm theo lệnh của Bộ Công An CSVN đã nói lên tất cả.
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 18 tháng 6, 2013, một viên chức VNPT nói rằng họ “chỉ có chức năng 'thu tiền' còn Bộ Thông Tin Truyền Thông quyết định chính sách về internet”.
Hiện nay, ước tính có trên dưới 15 triệu người ở Việt Nam vào mạng xã hội Facebook từ máy tính và điện thoại thông minh để nhắn tin, tiếp nhận và chia xẻ thông tin các loại. Dù bị nhà cầm quyền ngăn chặn, cư dân mạng nào biết cách vượt tường lửa đều có cách vào mạng Facebook. Nhiều nhóm, cá nhân chỉ dẫn cách vào Facebook từ Việt Nam khi bị chặn.
Cách vào facebook bị chặn ở Việt Nam:
http://www.haivl.com/cach-vao-facebook-bi-chan-mang-vnpt-viettel-fpt
hoặc vào vn.answer.yahoo.com
Cách khác vào Facebook thông dụng mà không bị chặn của “Cách Vào Facebook Không Bị Chặn Ở Việt Nam, Thành Công 100%”:
http://www.cachvaofacebookkhongbichan.info/2012/01/mot-so-cach-vao-facebook-thong-dung-ma.html#more
Dân mạng có thể vào mạng tìm kiếm Google và đánh nhóm từ “Một số cách vào Facebook nếu bị chặn” có thể thấy xuất hiện nhiều cách hướng dẫn từ “Sửa file HOST” đến “Dùng trình duyệt Opera”. (TN)
-- Những lý do không nên chặn Facebook (PT).(PetroTimes) – Thông tin các nhà mạng “ráo riết” chặn các ứng dụng của mạng xã hội Facebook khiến nhiều người sử dụng hoang mang. Bởi bên cạnh những mặt tiêu cực, Facebook còn rất nhiều tác dụng và ưu điểm không thể chối bỏ.
Báo Đầt Việt có "nằm trong túi" của ông Nguyễn Văn Bình? Sự thật chuyện bình ổn thị trường, không bình ổn giá vàng (ĐV 26-6-13) -- Túi cũa ông Bình ngày càng chật: Báo Tiền Phong, Báo Lao Động, Cổng Thông tin Chính Phủ, TTXVN, VTV, VOV...
Đối kháng và Internet ở Đông Nam Á: In Southeast Asia, the Web Gets Tangled Amid Dissent (WSJ 12-6-13) -- Có nói đền Việt Nam
- Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp” (RFI). - Bất thường vụ bắt khẩn cấp anh Phạm Viết Đào (Cầu Nhật Tân). - VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ? (BBC)
Vụ bắt Phạm Viết Đào: Vietnam arrests well-known blogger for criticism (AP 14-6-13) VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ? (BBC 14-6-13) P/v Phạm Chí Dũng: Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính? (RFI 14-6-13) Cái gọi là "đạo đức của tác giả Bạch Dương là thứ đạo đức gì? (Blog Bùi Văn Bồng 14-6-13) -- THD nói leo: Gần đây, sự phát triển của đội ngũ "dư luận viên", cũng như sự phát triển của "cẩu tặc", là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng: Vì quá nghèo, không có việc lương thiện để làm, nhiều người phải làm những việc táng tận lương lâm (mà chính họ cũng lấy làm nhục nhã) để kiếm sống. ◄
Quân đội VN 'xử lý an ninh chính trị' (BBC 17-6-13) ◄
Có liên hệ giữa các vụ bắt blogger và việc bỏ phiếu tín nhiệm? Vietnam Arrests More Bloggers After Confidence Vote (WSJ 17-6-13)
-"Lên Facebook phát ngôn bừa, bạn có thể sẽ bị truy tố trước pháp luật"
(GDVN) - Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội): “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.
Cần phải xem xét trách nhiệm của người phát ngôn nói xấu cá nhân, tổ chức trên facebook
Độc giả phản ứng ngay gắt trước ý kiến chấm dứt hoạt động Facebook
'Hết sức vô lý, cấm facebook đích thị là hạ sách'
Clip VTV bình luận về "hội chứng cuồng facebook" tại Việt Nam
"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam"
Cư dân mạng facebook phát cuồng vì BTV bản tin 'Lệnh truy nã 113'
Mới đây, cư dân yêu mến Fcebook được một phen tá hỏa khi tưởng rằng Facebook sắp bị “thủ tiêu” ngay tại Việt Nam. Lo sợ rồi đây sẽ không còn ‘được’ thức đến 4, 5 h sáng để comment, chia sẻ hay giao hữu bạn bè nữa.
Rất nhiều người đã bức xúc trước chia sẻ của độc giả Phạm Quốc Dũng cho rằng: "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", nhiều người còn bực đến nỗi: “Ra đường mà gặp ông này thì em...”.
Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Cty Luật Fanci Hà Nội (Ngồi giữa)
Những phản ứng này đã cho thấy số người nghiền Facebook tại Việt Nam rất lớn và rất quá khích, sẵn sàng “xả” tơi bời những người nào động chạm tới sở thích chơi…Facebook của mình.
Trước thực trạng có nhiều bạn trẻ thường lên Facebook ‘chém gió’, nói xấu người này, chọc ghẹo, thậm chí bôi xấu, xỉ vả người kia làm ảnh hưởng đên uy tín cá nhân, danh dự và nhân phẩm của người bị đề cập đến. Mà mới đây là vụ việc gây nhiều phẫn nộ khi một số cá nhân, phần tử xấu đã lập lên những hội nhóm để nói xấu, xúc phạm đến vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.
Nhiều câu nói, nhiều phát ngôn vô văn hóa đã được đề cập đên trên facebook của hội nhóm, thậm chí họ còn chế các bức ảnh vủa vị Bộ trưởng này kèm theo những lời lẽ và chi tiết không thể chấp nhận được, có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chia sẻ việc này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc C.ty Luật Fanci Hà Nội cho rằng: “ Hiện nay có nhiều người lên Facebook và các diễn đàn chia sẻ hay phê phán một ai đó, một quyết định nào đó của nhà nước là thể hiện sự quan tâm của người dân nói chung tới những vấn đề của xã hội, điều đó là tốt”.
Tuy nhiên luật sư Tú nói thêm: “Khi người ta có bức xúc và tiếng nói của mình về vấn đề đó thì đó cũng là một điều tốt. Tuy nhiên cách nói và nói có trách nhiệm và tinh thần xây dựng thí đó là điều đang thiếu ở các bạn trẻ. Có những câu nói đã để lại ấn tượng không đẹp, đôi khi còn những lời nói mang tính xúc phạm, hạ nhục người khác.
Khi lời nói đó được nhiều người truyền cho nhau và trở thành một diễn đàn, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người, khiến cho uy tín cũng như danh dự của một cá nhân hay cơ quan nào đó bị giảm đi thì lúc đó có thể xem xét trách nhiệm của người phát ngôn”, Luật sư Tú cho biết.
"Lên facebook xỉ vả, bôi nhọ người khác có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống".
Cũng về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) có quan điểm: “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.
Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Anh là công dân, anh có quyền bình luận, phê phán nhưng phải trên tinh thần góp ý xây dựng có văn hóa
Trao đổi về việc hiện nay, ngoài chuyện nói xấu, bôi nhọ cá nhân ra thì cũng có nhiều người lên Facebook và có phản ánh không tốt, xuyên tạc về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về việc này luật sư Tiến cho hay: “Anh là công dân, anh có quyền bình luận, phê phán nhưng phải trên tinh thần góp ý xây dựng có văn hóa. Anh mà lại nói năng tục tĩu, vu khống rồi xuyên tạc, bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước thì có thể xem xét về mức độ vi phạm. Nếu anh vượt quá quyền dân chủ cho phép, pháp luật có thể sẽ truy tố người đã phát ngôn.
Về việc nhiều bạn trẻ có những phát ngôn tục tĩu, bậy bạ trên các trang mạng xã hội, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến tỏ ra buồn bã chia sẻ: “Tôi không biết là văn hóa đó ở đâu đến, truyền thống của người Việt Nam đâu có lối ăn nói bỗ bã, tục tĩu như vậy”
Luật sư Tiến cho hay là ông rất ít khi vào những trang mạng xã hội dạng như thế. Ông cho rằng, chính những người mà thường xuyên có những đánh giá theo kiểu văng tục, chửi bậy trên các diễn đàn, mạng xã hội đã thể hiện họ không hề tôn trọng mọi người và chính bản thân mình. “Nếu anh là người thiếu văn hóa như thế thì anh cũng không thể phê phán, góp ý được cho ai được...”.
-Độc giả Phạm Quốc Dũng-"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" (GDVN) - "Là một người đang sử dụng facebook, tôi thấy rõ ràng, bên cạnh những cái lợi thì thực tế có không ít nhóm, hội được lập ra trên facebook chỉ để bêu xấu, có những hành động vượt quá kỷ cương, pháp luật, thuần phong mỹ tục...
Độc giả Phạm Quốc Dũng-"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam"
Chuacuuthe Facebook Việt Nam: Nhà cầm quyền và công chúng.
VRNs (17.11.2012) – Sài Gòn – Một nghiên cứu mới đây của WeAreSocial cho biết, số người dùng mạng xã hội Facebook cuối tháng 10.2012 vừa qua đã đạt con số 8,5 triệu người, vượt mạng xã hội lớn nhất Việt Nam hiện nay là Zing chỉ mới đạt 8,2 triệu người dùng.
Phản ứng của báo chí đảng
Trên trang báo điện tử www.giaoduc.net.vn, thuộc bản quyền của báo Giáo dục Việt Nam, lúc 07:07 am, ngày 16.11.2012 đã phổ biến bài “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”, của độc giả Phạm Quốc Dũng, với ghi chú cuối bài rằng: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả”. Câu ghi chú này không lạ lắm với các hãng tin quốc tế đang phát hành phiên bản tiếng Việt, nhưng với báo chí lề đảng ở Việt Nam thì là hiện tượng lạ. Có thể Báo giáo dục Việt Nam đã lường trước có thể bị dư luận đập nhiều về nội dung bài báo này, nên dù bị ép đăng, vẫn có thể thoát được sự bối rối lương tâm sau này. Vì ở Việt Nam, báo chí đều kiểm soát, sẽ không bao giờ có bài báo nào được đăng bởi báo chí Việt Nam mà không bị kiểm soát, nên nói như thế là sự thực không muốn đăng, nhưng bị ép. Thế cũng hay.
Tác giả Phạm Quốc Dũng (tác giả) đưa ra những nhận định: (1) “Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc”, (2) Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước, khó kiểm soát!
Ở nhận định thứ nhất tác giả tự nhận mình là người sử dụng facebook để đưa ra kinh nghiệm thực tế: “Bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép”.
Còn nhận định thứ hai, tác giả đưa ra trường hợp cụ thể: “Trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này”.
Sau đó tác giả đưa ra hai kiến nghị: (1*)“Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận”. (2*) Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”.
Phản ứng của công chúng
Bài viết của tác giả Phạm Quốc Dũng được lan nhanh trên các trang facebook cả ngày hôm qua.
Facebooker Cung Vịt sau khi đọc bài viết đã hồi đáp: “Hoá ra trên thế giới vẫn có nước không muốn ‘kết bạn’… FB được tạo ra và được ủng hộ như ngày nay vì nó đem mọi người lại gần nhau hơn… và VN không muốn điều đó xảy ra chăng?” Có hai người khác ủng hộ ý kiến này.
Một facebooker khác có nickname Rangdong Soc nói: “Facebook là nơi nngười ta kết nối với nhau, nơi người ta thực hiện quyền nhận và phổ biến thông tin. Những cái này nhà cầm quyền trong quá khứ đã và hiện tại đang dùng hết khả năng để ngăn cản vì những nối kết, những thông tin trên FB họ không kiểm soát được. Tóm lại nhà cầm quyền rất sợ những gì họ không kiểm soát được. Nếu không kiểm soát được thì phải tiêu diệt đó là phương châm của các chính phủ độc tài”.
Một facebooker ở Hà Nội tuyên bố: “Nếu có chuyện cấm facebook xảy ra, tôi sẽ xuống đường, tức khắc nhiều thành viên khác của nhóm tỏ ý đồng tình và xác nhận sẽ cùng xuống đường biểu tình. Có facebooker còn đăng ký ba chỗ cho cả vợ chồng và đứa con tham gia biểu tình phản đối việc cấm sử dụng facebook ở Việt Nam.
Đối với người dân Việt Nam, facebook đã trở thành kênh trao đổi thông tin đáng tin cậy của người dân với nhau. Nếu không có facebook thì họ không thể nhanh chóng có được những thông tin như thế này:
Không có facebook, công chúng chỉ được nghe các đài báo nói về học tập gương sáng đạo đức HCM chứ sao biết được có những con người bị nhà cầm quyền làm cho nên màn trời chiếu đất thế này (?)
Nhờ có facebook, mà dân trong nước mới biết, cộng đồng người Việt trên thế giới không bỏ quên đồng bào ở quê hương đang bị xâm phạm nhân phẩm, và tin tưởng nắm tay nhau đòi quyền làm người cho chính mình (kêu gọi tham gia sự kiện sắp tới).
Cách quản lý thông tin và tuyên truyền kiểu thời chiến
Những nghị định, công văn về quản lý internet lẫn giám sát, cảnh giác về internet của chính phủ Việt nam ban hành trong thời gian vừa qua thể hiện một quyền lực duy ý chí, bất chấp thực tế. Nếu trước đây khi internet chưa ra đời, những quyết định duy ý chí vẫn có thể được thực hiện cách tốt đẹp, là do công chúng không có một chọn lựa nào khác, những gì nhà nước đã ban cho, thì nay, khi đã có internet, những quyết định duy ý chí đã bị dân chúng phản ứng cách quyết liệt, vì ngoài những gì Ban tuyên giáo của đảng CSVN và Bộ thông tin truyền thông dọn cho công chúng để vừa “ăn” vừa “sợ”, họ còn có những chọn lựa khác do cộng đồng internet thế giới cung cấp cho họ.
Có tham vọng quản lý thông tin thời @, mà vẫn dùng những phương pháp kỷ thuật của thời không đủ giấy in báo, làm sách thì nhà cầm quyền không khác nào anh hề làm trò cười cho con trẻ.
Còn nhân danh luật pháp thì lại tạo ra một sự thờ ơ và khinh miệt, bởi người dân biết rõ nhà cầm quyền có dùng pháp luật đúng nghĩa đâu, mọi sự chỉ lên gân để tận thu tiền và gây ra sợ hãi cho công chúng là chính. Nhiều người cho rằng, những thông tin từ Hội nghị 6 trung ương đảng CSVN vừa qua cho biết có đồng chí X nào đó trong Bộ chính trị đã lợi dụng chức vụ cho gia đình cơ hội phát triển, gây thất thoát và suy thoái nền kinh tế. Toàn là những tội thuộc về hình sự cả, nhưng Trung ương đảng quyết định không kỷ luật, rồi các cơ quan tư pháp cũng im luôn xem như không hề có. Do vậy, luật pháp ở VN tại thời điểm này dưới mắt người dân chỉ là mạnh hiếp yếu, không hơn không kém.
Những cảnh báo của độc giả Phạm Quốc Dũng chỉ là cái nhìn ninh hót lãnh đạo, tiếp tục xúi lãnh đạo đi vào lối mọn của thời chiến đối với dân, mà không hề đưa ra được một giải pháp nào tốt hơn, ngang tầm với sự phát triển của facebook lẫn ở phương diện ý tưởng lẫn kỹ thuật.
Trước đây và hiện nay, facebook vẫn là một mạng xã hội thường xuyên bị đặt tường lửa tại Việt Nam, nhưng trong hai tuần cuối tháng 10 vừa qua, theo WeAreSocial, tại Việt Nam có thêm 500 ngàn người sử dụng facebook mới. Điều này chứng tỏ khả năng tự đào tạo của nhân dân về công nghệ thông tin cao hơn rất nhiều những chương trình đào tạo IT của công an, bộ đội ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách qốc gia, là tiền thuế của những công nhân đang thiếu ăn mỗi ngày ở các khu công nghiệp khắp nơi tại Việt Nam.
PV.VRNs
- THẦN CHẾT CỦA DÂN CƯ MẠNG – GIÁN ĐIỆP TRÁ HÌNH ‘TIN TỨC HÀNG NGÀY.ORG’! (VLB).
Phóng ảnh công văn “Tối Mật với nhiều chữ ký chuyển và nhận lệnh của nhiều cấp trong hệ thống truyền thông quốc doanh CSVN về lệnh chặn mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. (Hình từ Facebook - Nguyễn Lân Thắng)
Văn bản này chứng minh rằng việc nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn mạng xã hội Facebook là có thật và những lời tuyên truyền nhằm phủ nhận sự ngăn chặn chỉ để phản tuyên truyền.
Trên văn thư “Tối Mật” mang số 2545/VNPT-VT đề ngày 7/6/2013 mà Sở Viễn Thông Hà Nội đề nhận công văn ngày 14/6/2013 người ta thấy nội dung như dưới đây:
“Theo yêu cầu của cơ quan an ninh, để bảo đảm an toàn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các thế lực thù địch và phản động lợi dụng mạng xã hội Facebook để tuyên truyền chống phá Đảng, nhà nước ta, Tập đoàn VNPT yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện ngăn chặn truy nhập đến trang mạng xã hội Facebook theo danh sách địa chỉ IP, website gửi kèm”.
Văn thư gửi cho các công ty thành viên “Công ty VDC, công ty VTN, công ty VMS, công ty VNP và các VNPT tỉnh, thành phố” với chữ ký của phó tổng giám đốc Nghiêm Phú Hoàn.
Vào các ngày 17 và 18 tháng 6, 2013, cư dân mạng tại Việt Nam xôn xao vì không thể vào được Facebook từ máy tính của mình. Trước đó, từng có tin đồn là Facebook bị chặn tại Việt Nam từ 15 tháng 6, 2013.
Ngày 18 tháng 6, 2013, báo Người Đưa Tin (phó bản của báo Pháp Luật và Đời Sống, cơ quan truyên truyền của Bộ Tư Pháp CSVN) viết rằng “Chưa có cơ sở về việc Facebook bị cấm tại Việt Nam”.
Bản tin của Người Đưa Tin viết: “ Vài ngày trở lại đây, cư dân mạng xôn xao về thông tin lệnh cấm Facebook sắp được ban bố. Tuy nhiên, chưa có nguồn tin chính xác nào xác thực thông tin trên là có thật.
Cùng với đó, những thông tin về việc tốc độ truy cập các trang Youtube, Google những ngày gần đây chậm đột biến cũng được cư dân mạng lan truyền. Nhanh chóng, trên các diễn đàn tập trung nhiều "dân" công nghệ như Voz, Tinhte.vn... rộ lên nhiều lời đồn đoán xung quanh sự việc này.”
Người Đưa Tin cáo buộc là “không ngoài khả năng những tin đồn thất thiệt được tung ra làm giảm uy tín của các cơ quan chức năng Việt Nam”.
Ngày 19 tháng 6, 2013, báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin rồi đến ngày 23 tháng 6, 2013 tờ Petrotimes do Đại tá Công an Nguyễn Như Phong làm Tổng biên tập, lập lại lời ông Huỳnh Kim Tước, giám đốc phát triển mạng Facebook tại Việt Nam, phủ nhận “thông tin trái chiều việc Facebook sẽ ngừng hoạt động tại Việt Nam sau ngày 25 tháng 6, 2013”.
“Đây chỉ là tin vịt, hoàn toàn không chính xác”. Ông Tước nói trên báo Giáo Dục Việt Nam.
Thật ra, sự phủ nhận tin Facebook ngừng hoạt động hoàn toàn không ăn nhập gì với các việc nhà cầm quyền CSVN ngăn chặn. Bản tin của báo Giáo Dục Việt Nam và Petrotimes lập lờ để người đọc hiểu là không có chuyện nhà cầm quyền ngăn chặn. Nhưng cái văn thư của Tập đoàn VNPT làm theo lệnh của Bộ Công An CSVN đã nói lên tất cả.
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 18 tháng 6, 2013, một viên chức VNPT nói rằng họ “chỉ có chức năng 'thu tiền' còn Bộ Thông Tin Truyền Thông quyết định chính sách về internet”.
Hiện nay, ước tính có trên dưới 15 triệu người ở Việt Nam vào mạng xã hội Facebook từ máy tính và điện thoại thông minh để nhắn tin, tiếp nhận và chia xẻ thông tin các loại. Dù bị nhà cầm quyền ngăn chặn, cư dân mạng nào biết cách vượt tường lửa đều có cách vào mạng Facebook. Nhiều nhóm, cá nhân chỉ dẫn cách vào Facebook từ Việt Nam khi bị chặn.
Cách vào facebook bị chặn ở Việt Nam:
http://www.haivl.com/cach-vao-facebook-bi-chan-mang-vnpt-viettel-fpt
hoặc vào vn.answer.yahoo.com
Cách khác vào Facebook thông dụng mà không bị chặn của “Cách Vào Facebook Không Bị Chặn Ở Việt Nam, Thành Công 100%”:
http://www.cachvaofacebookkhongbichan.info/2012/01/mot-so-cach-vao-facebook-thong-dung-ma.html#more
Dân mạng có thể vào mạng tìm kiếm Google và đánh nhóm từ “Một số cách vào Facebook nếu bị chặn” có thể thấy xuất hiện nhiều cách hướng dẫn từ “Sửa file HOST” đến “Dùng trình duyệt Opera”. (TN)
26-06-2013
-- Những lý do không nên chặn Facebook (PT).(PetroTimes) – Thông tin các nhà mạng “ráo riết” chặn các ứng dụng của mạng xã hội Facebook khiến nhiều người sử dụng hoang mang. Bởi bên cạnh những mặt tiêu cực, Facebook còn rất nhiều tác dụng và ưu điểm không thể chối bỏ.
Kết nối cộng đồng
Nếu đưa ra một lý do vì sao có tài khoản Facebook, đó là để cập nhật thông tin bạn bè và những điều đang xảy ra xung quanh mình. Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm. Các trang mạng xã hội cũng là một kênh tiếp nhận thông tin một cách hữu hiệu.
Facebook có khả năng kết nối cộng đồng mạnh mẽ.
Có rất nhiều người cho rằng Facebook chỉ mang lại những điều xấu xa, tiêu cực; nhưng tất cả chúng ta sử dụng nó để giữ cho kết nối cộng đồng và để cập nhật thông tin những gì đang xảy ra với bạn bè mà không nhất thiết phải gặp nhau mỗi ngày.
Facebook có thể giúp tăng cường những kết nối giữa bạn bè, người thân, đồng nghiệp… ngay cả khi chúng ta không thể gặp nhau. Bằng những ứng dụng tích hợp của mạng xã hội, người sử dụng có thể thể hiện bản thân, chia sẻ suy nghĩ, kết bạn… Như vậy, những người xa lạ có thể xích lại gần nhau thông qua mạng xã hội, từ đó tạo ra khả năng kết nối cộng đồng rất mạnh mẽ.
Tạo cảm hứng
Mạng xã hội có thể thật sự tạo nguồn cảm hứng mới cho cuộc sống và công việc. Người sử dụng sẽ có một nguồn cảm hứng lạ nếu bạn đọc được một status hoặc xem một bức ảnh từ trang Facebook của những người bạn của mình.
Từ ý tưởng thu thập được trên Facebook, bạn hoàn toàn có thể biến nó thành tiền.
Đồng thời, giao tiếp với mọi người luôn là một nguồn cảm hứng và bạn sẽ không bao giờ biết được nếu bạn không bỏ chừng 5 phút để theo dõi. Thông qua những comment, có thể bạn sẽ hé lộ một ý tưởng, một sáng tạo hoặc một phát kiến. Lúc ấy, Facebook thực sự sẽ trở thành một kho ý tưởng, chứ không chỉ là nơi để chia sẻ thông thường.
Nếu bạn khám phá được một sở thích mới, hãy chia sẻ với thế giới. Bằng việc sử dụng mạng xã hội, bạn có thể chia sẻ tất cả mọi thứ, từ quan điểm sống đến phong cách thời trang.
Nhiều người cho rằng, việc tham gia mạng xã hội sẽ tốn nhiều thời gian và vô bổ, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, nó đem lại cho bạn nhiều lợi ích chứ không phải là sự phiền toái.
Mở đầu kỷ nguyên làm báo trực tuyến
"Có một máy bay trên sông. Tôi đang trên phà đi cứu họ" là thông điệp của blogger Janis Krums ở trên được đăng ngày 16/1/2009 về vụ máy bay Airbus 320 rơi trên sông Hudson (Mỹ).
Đây được coi là thời điểm đánh dấu giai đoạn người dùng bắt đầu sử dụng các thiết bị cầm tay như smartphone để chia sẻ thông tin lên mạng xã hội như Facebook, Twitter; đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho kỷ nguyên làm báo trực tuyến và báo chí công dân.
Hình ảnh tại quảng trường St Peter thể hiện sự phát triển của các mạng xã hội và smartphone.
Hầu hết các nghi án đạo nhạc, đạo phim, scandal lộ ảnh sex... đều do cộng đồng mạng phát hiện và đem ra mổ xẻ. Không ít câu chuyện cảm động, hoàn cảnh khó khăn được viết lên blog trước khi báo chí lên tiếng. Cuối năm 2011, hai du khách Hong Kong là Kay và Doris tới Sài Gòn đón Giáng sinh nhưng bị cướp hết giấy tờ và tiền bạc. Bi kịch của họ bất ngờ thành kỷ niệm đáng nhớ sau khi một blogger đã lên mạng kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. Câu chuyện lan truyền mạnh mẽ tới mức báo chí cũng vào cuộc và đôi tình nhân này sớm nhận được hộ chiếu để trở về nước
Sự phổ biến của điện thoại với kết nối di động đem lại cho mạng xã hội lợi thế về tốc độ, sự phong phú và nhất là "nguồn tin không giới hạn" hơn bất cứ một tờ báo nào.
Giới trẻ sống “ảo”, không thể trách Facebook
Tất nhiên, người sử dụng mạng xã hội có người tốt, người xấu; nhưng không vì thế mà kết tội cho Facebook khi bạn sử dụng sai mục đích.
Việc giới trẻ "nghiện" Facebook có thể cải thiện được nhờ giáo dục nhận thức.
Việc sử dụng mạng xã hội cần phải được quản lý thật chặt chẽ, đặc biệt đối với bạn trẻ. Nếu quản lý được như thế này thì mạng xã hội này sẽ đi theo hướng tốt, còn nếu không quản lý được hay sự tiếp thu chưa hết của chúng ta sẽ có thể gây ra hậu quả khó đoán. Vì thế, thay vì “đổ tội” cho Facebook hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác trong việc giới trẻ sống “ảo” hay bạo lực, hãy giáo dục và định hướng cho họ cách ứng xử với mạng xã hội.
Đặc biệt, bên cạnh việc tiếp thu những mặt có lợi, những điều tốt, cũng nên giáo dục cho giới trẻ hiểu được tác hại của việc “nghiện” Facebook, từ đó họ sẽ tự điều chỉnh “liều lượng” và chất lượng sử dụng mạng xã hội cho phù hợp.
Chặn Facebook, còn có nhiều mạng xã hội khác.
Chặn Facebook, còn Twitter, Linkedin, My Sapce …
Có thể nói, Facebook không phải là mạng xã hội duy nhất có sức ảnh hưởng đến cộng đồng mạng.
Ngoài Facebook, Twitter, Linkedin, My Space, Google Plus hay Live Journal cũng có lượng người sử dụng khổng lồ với sức ảnh hưởng trải đều ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì thế, dù các nhà mạng cân nhắc tới việc chặn hoàn toàn việc truy cập Facebook thì các blogger cũng sẽ chuyển sang các mạng xã hội khác để sử dụng, nhằm thỏa mãn nhu cầu chia sẻ thông tin và giao tiếp lẫn nhau.
Báo Đầt Việt có "nằm trong túi" của ông Nguyễn Văn Bình? Sự thật chuyện bình ổn thị trường, không bình ổn giá vàng (ĐV 26-6-13) -- Túi cũa ông Bình ngày càng chật: Báo Tiền Phong, Báo Lao Động, Cổng Thông tin Chính Phủ, TTXVN, VTV, VOV...
Đối kháng và Internet ở Đông Nam Á: In Southeast Asia, the Web Gets Tangled Amid Dissent (WSJ 12-6-13) -- Có nói đền Việt Nam
- Blogger Phạm Viết Đào bị “bắt khẩn cấp” (RFI). - Bất thường vụ bắt khẩn cấp anh Phạm Viết Đào (Cầu Nhật Tân). - VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ? (BBC)
Vụ bắt Phạm Viết Đào: Vietnam arrests well-known blogger for criticism (AP 14-6-13) VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ? (BBC 14-6-13) P/v Phạm Chí Dũng: Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính? (RFI 14-6-13) Cái gọi là "đạo đức của tác giả Bạch Dương là thứ đạo đức gì? (Blog Bùi Văn Bồng 14-6-13) -- THD nói leo: Gần đây, sự phát triển của đội ngũ "dư luận viên", cũng như sự phát triển của "cẩu tặc", là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng: Vì quá nghèo, không có việc lương thiện để làm, nhiều người phải làm những việc táng tận lương lâm (mà chính họ cũng lấy làm nhục nhã) để kiếm sống. ◄
Quân đội VN 'xử lý an ninh chính trị' (BBC 17-6-13) ◄
Có liên hệ giữa các vụ bắt blogger và việc bỏ phiếu tín nhiệm? Vietnam Arrests More Bloggers After Confidence Vote (WSJ 17-6-13)
FB đã chính thức bị chặn ở VN .
-"Lên Facebook phát ngôn bừa, bạn có thể sẽ bị truy tố trước pháp luật"
(GDVN) - Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội): “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.
Cần phải xem xét trách nhiệm của người phát ngôn nói xấu cá nhân, tổ chức trên facebook
Độc giả phản ứng ngay gắt trước ý kiến chấm dứt hoạt động Facebook
'Hết sức vô lý, cấm facebook đích thị là hạ sách'
Clip VTV bình luận về "hội chứng cuồng facebook" tại Việt Nam
"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam"
Cư dân mạng facebook phát cuồng vì BTV bản tin 'Lệnh truy nã 113'
Mới đây, cư dân yêu mến Fcebook được một phen tá hỏa khi tưởng rằng Facebook sắp bị “thủ tiêu” ngay tại Việt Nam. Lo sợ rồi đây sẽ không còn ‘được’ thức đến 4, 5 h sáng để comment, chia sẻ hay giao hữu bạn bè nữa.
Rất nhiều người đã bức xúc trước chia sẻ của độc giả Phạm Quốc Dũng cho rằng: "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", nhiều người còn bực đến nỗi: “Ra đường mà gặp ông này thì em...”.
Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Cty Luật Fanci Hà Nội (Ngồi giữa)
Những phản ứng này đã cho thấy số người nghiền Facebook tại Việt Nam rất lớn và rất quá khích, sẵn sàng “xả” tơi bời những người nào động chạm tới sở thích chơi…Facebook của mình.
Trước thực trạng có nhiều bạn trẻ thường lên Facebook ‘chém gió’, nói xấu người này, chọc ghẹo, thậm chí bôi xấu, xỉ vả người kia làm ảnh hưởng đên uy tín cá nhân, danh dự và nhân phẩm của người bị đề cập đến. Mà mới đây là vụ việc gây nhiều phẫn nộ khi một số cá nhân, phần tử xấu đã lập lên những hội nhóm để nói xấu, xúc phạm đến vị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.
Nhiều câu nói, nhiều phát ngôn vô văn hóa đã được đề cập đên trên facebook của hội nhóm, thậm chí họ còn chế các bức ảnh vủa vị Bộ trưởng này kèm theo những lời lẽ và chi tiết không thể chấp nhận được, có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chia sẻ việc này với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc C.ty Luật Fanci Hà Nội cho rằng: “ Hiện nay có nhiều người lên Facebook và các diễn đàn chia sẻ hay phê phán một ai đó, một quyết định nào đó của nhà nước là thể hiện sự quan tâm của người dân nói chung tới những vấn đề của xã hội, điều đó là tốt”.
Tuy nhiên luật sư Tú nói thêm: “Khi người ta có bức xúc và tiếng nói của mình về vấn đề đó thì đó cũng là một điều tốt. Tuy nhiên cách nói và nói có trách nhiệm và tinh thần xây dựng thí đó là điều đang thiếu ở các bạn trẻ. Có những câu nói đã để lại ấn tượng không đẹp, đôi khi còn những lời nói mang tính xúc phạm, hạ nhục người khác.
Khi lời nói đó được nhiều người truyền cho nhau và trở thành một diễn đàn, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người, khiến cho uy tín cũng như danh dự của một cá nhân hay cơ quan nào đó bị giảm đi thì lúc đó có thể xem xét trách nhiệm của người phát ngôn”, Luật sư Tú cho biết.
"Lên facebook xỉ vả, bôi nhọ người khác có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống".
Cũng về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội) có quan điểm: “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.
Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến: "Anh là công dân, anh có quyền bình luận, phê phán nhưng phải trên tinh thần góp ý xây dựng có văn hóa
Trao đổi về việc hiện nay, ngoài chuyện nói xấu, bôi nhọ cá nhân ra thì cũng có nhiều người lên Facebook và có phản ánh không tốt, xuyên tạc về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về việc này luật sư Tiến cho hay: “Anh là công dân, anh có quyền bình luận, phê phán nhưng phải trên tinh thần góp ý xây dựng có văn hóa. Anh mà lại nói năng tục tĩu, vu khống rồi xuyên tạc, bịa đặt gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước thì có thể xem xét về mức độ vi phạm. Nếu anh vượt quá quyền dân chủ cho phép, pháp luật có thể sẽ truy tố người đã phát ngôn.
Về việc nhiều bạn trẻ có những phát ngôn tục tĩu, bậy bạ trên các trang mạng xã hội, luật sư Nguyễn Hoàng Tiến tỏ ra buồn bã chia sẻ: “Tôi không biết là văn hóa đó ở đâu đến, truyền thống của người Việt Nam đâu có lối ăn nói bỗ bã, tục tĩu như vậy”
Luật sư Tiến cho hay là ông rất ít khi vào những trang mạng xã hội dạng như thế. Ông cho rằng, chính những người mà thường xuyên có những đánh giá theo kiểu văng tục, chửi bậy trên các diễn đàn, mạng xã hội đã thể hiện họ không hề tôn trọng mọi người và chính bản thân mình. “Nếu anh là người thiếu văn hóa như thế thì anh cũng không thể phê phán, góp ý được cho ai được...”.
-Độc giả Phạm Quốc Dũng-"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam" (GDVN) - "Là một người đang sử dụng facebook, tôi thấy rõ ràng, bên cạnh những cái lợi thì thực tế có không ít nhóm, hội được lập ra trên facebook chỉ để bêu xấu, có những hành động vượt quá kỷ cương, pháp luật, thuần phong mỹ tục...
Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam", độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.
LTS: Thời gian qua, đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội facebook tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng còn không ít những điều hại nảy sinh từ đây. Trong ý kiến gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam, độc giả Phạm Quốc Dũng đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ những điều hại này và nêu rõ quan điểm của mình, mong muốn nên chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Trước khi vào những ý kiến chính, tôi phải khẳng định rằng, tôi cũng là một người dùng facebook và cũng có thời được mệnh danh là "nghiền" facebook hơn cả nhiều thứ.
Với những ai dùng mạng xã hội nói chung và mạng facebook nói riêng có thể thấy sự phổ biến, phát triển nhanh chóng của nó ở Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn. Có được điều đó, chính là dựa trên những mặt lợi, tích cực của facebook.
Đó là khi tham gia vào cộng đồng này, người dùng có thể thỏa sức kết nối, kết bạn với bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước và thế giới, khoảng cách địa lý ở đây dường như bị thu hẹp, thậm chí là bỏ đi. Mọi người có thể thỏa mái bày tỏ những lời chia sẻ, những tâm sự thậm chí là những quan điểm cá nhân trước một hay nhiều sự việc, sự kiện nhất định của bản thân hay xã hội mà không bị giới hạn.
Không chỉ thế, ở đây còn là một diễn đàn mở, khi không phải chỉ ý kiến một người mà nhiều khác cũng có thể tham gia cùng bình luận, chia sẻ các ý kiến, quan điểm của mình.Nói cách khác, khi sử dụng facebook, các thành viên có thể cảm thấy được rõ nhất sự tự do, thoải mái, không bị gò bó, khuôn phép.
Những trò chơi, ứng dụng vui trên facebook cũng giúp cho người tham gia cảm thấy giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép.
Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước,khó kiểm soát!
Không những vậy, nhiều cá nhân, facebook còn dùng lợi thế trên để chế giễu, xúc phạm từ các cá nhân bình thường đến các lãnh đạo cấp cao. Việc này, có thể khẳng định đã vượt quá xa so với tôn chỉ, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và kể cả thế giới.
Có thể thấy rõ, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này. Trên những trang facebook đó, những đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức....Không chỉ thế, các hội nhóm này còn kêu gọi nhiều nội dung xấu, tiêu cực, không tốt đến nhiều người bằng những hình ảnh bôi xấu cá nhân, bôi xấu lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Dù không phải là một chuyên gia Luật nhưng tôi thấy rõ ràng đây là hành vi xúc phạm cá nhân, xúc phạm lãnh đạo... cần phải bị xử lý thật nghiêm theo các qui định đã được ban hành của pháp luật.
Chưa kể những hoạt động không thể kiểm soát của các Hội, Nhóm trên facebook. Bên cạnh những Hội, Nhóm tốt thì cũng có nhiều Hội, Nhóm rất không lãnh mạnh. Họ lợi dụng facebook để nhằm tuyên truyền để xúc phạm, bôi xấu cá nhân hay tổ chức, thậm chí tuyên truyền, đưa ra những thông tin sai lệch với thực tế, đúng bản chất vấn đề nhằm làm cho cộng đồng hoang mang, lo lắng...
Việc tự do, thoải mái là tốt nhưng phải trong khuôn khổ, qui định của pháp luật cho phép, còn thực tế hiện nay, tôi thấy, việc không kiểm soát được facebook như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ xấu.
Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận.
Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
* Tít phụ do tòa soạn đặt
LTS: Thời gian qua, đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội facebook tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng còn không ít những điều hại nảy sinh từ đây. Trong ý kiến gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam, độc giả Phạm Quốc Dũng đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ những điều hại này và nêu rõ quan điểm của mình, mong muốn nên chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Trước khi vào những ý kiến chính, tôi phải khẳng định rằng, tôi cũng là một người dùng facebook và cũng có thời được mệnh danh là "nghiền" facebook hơn cả nhiều thứ.
Với những ai dùng mạng xã hội nói chung và mạng facebook nói riêng có thể thấy sự phổ biến, phát triển nhanh chóng của nó ở Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn. Có được điều đó, chính là dựa trên những mặt lợi, tích cực của facebook.
Độc giả bày tỏ, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam (Ảnh nguồn Internet). |
Theo bạn có nên chấm dứt hoạt động facebook tại Việt Nam?
- Nên chấm dứt ngay
- Không nên chấm dứt
- Cần có sự kiểm soát
- ý kiến khác
Đó là khi tham gia vào cộng đồng này, người dùng có thể thỏa sức kết nối, kết bạn với bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước và thế giới, khoảng cách địa lý ở đây dường như bị thu hẹp, thậm chí là bỏ đi. Mọi người có thể thỏa mái bày tỏ những lời chia sẻ, những tâm sự thậm chí là những quan điểm cá nhân trước một hay nhiều sự việc, sự kiện nhất định của bản thân hay xã hội mà không bị giới hạn.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Không chỉ thế, ở đây còn là một diễn đàn mở, khi không phải chỉ ý kiến một người mà nhiều khác cũng có thể tham gia cùng bình luận, chia sẻ các ý kiến, quan điểm của mình.Nói cách khác, khi sử dụng facebook, các thành viên có thể cảm thấy được rõ nhất sự tự do, thoải mái, không bị gò bó, khuôn phép.
Những trò chơi, ứng dụng vui trên facebook cũng giúp cho người tham gia cảm thấy giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc.
Ảnh: minh họa, nguồn internet |
Một ngày bạn vào facebook mấy lần?
- thường xuyên dùng
- không thường xuyên
- 5 lần
- 10 lần
- nhiều hơn thế
Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước,khó kiểm soát!
Không những vậy, nhiều cá nhân, facebook còn dùng lợi thế trên để chế giễu, xúc phạm từ các cá nhân bình thường đến các lãnh đạo cấp cao. Việc này, có thể khẳng định đã vượt quá xa so với tôn chỉ, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và kể cả thế giới.
"...Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam", độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.
Có thể thấy rõ, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này. Trên những trang facebook đó, những đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức....Không chỉ thế, các hội nhóm này còn kêu gọi nhiều nội dung xấu, tiêu cực, không tốt đến nhiều người bằng những hình ảnh bôi xấu cá nhân, bôi xấu lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Dù không phải là một chuyên gia Luật nhưng tôi thấy rõ ràng đây là hành vi xúc phạm cá nhân, xúc phạm lãnh đạo... cần phải bị xử lý thật nghiêm theo các qui định đã được ban hành của pháp luật.
Chưa kể những hoạt động không thể kiểm soát của các Hội, Nhóm trên facebook. Bên cạnh những Hội, Nhóm tốt thì cũng có nhiều Hội, Nhóm rất không lãnh mạnh. Họ lợi dụng facebook để nhằm tuyên truyền để xúc phạm, bôi xấu cá nhân hay tổ chức, thậm chí tuyên truyền, đưa ra những thông tin sai lệch với thực tế, đúng bản chất vấn đề nhằm làm cho cộng đồng hoang mang, lo lắng...
Việc tự do, thoải mái là tốt nhưng phải trong khuôn khổ, qui định của pháp luật cho phép, còn thực tế hiện nay, tôi thấy, việc không kiểm soát được facebook như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ xấu.
Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận.
Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
* Tít phụ do tòa soạn đặt
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Phạm Quốc Dũng-"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam"
Chuacuuthe Facebook Việt Nam: Nhà cầm quyền và công chúng.
VRNs (17.11.2012) – Sài Gòn – Một nghiên cứu mới đây của WeAreSocial cho biết, số người dùng mạng xã hội Facebook cuối tháng 10.2012 vừa qua đã đạt con số 8,5 triệu người, vượt mạng xã hội lớn nhất Việt Nam hiện nay là Zing chỉ mới đạt 8,2 triệu người dùng.
Phản ứng của báo chí đảng
Trên trang báo điện tử www.giaoduc.net.vn, thuộc bản quyền của báo Giáo dục Việt Nam, lúc 07:07 am, ngày 16.11.2012 đã phổ biến bài “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”, của độc giả Phạm Quốc Dũng, với ghi chú cuối bài rằng: “Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả”. Câu ghi chú này không lạ lắm với các hãng tin quốc tế đang phát hành phiên bản tiếng Việt, nhưng với báo chí lề đảng ở Việt Nam thì là hiện tượng lạ. Có thể Báo giáo dục Việt Nam đã lường trước có thể bị dư luận đập nhiều về nội dung bài báo này, nên dù bị ép đăng, vẫn có thể thoát được sự bối rối lương tâm sau này. Vì ở Việt Nam, báo chí đều kiểm soát, sẽ không bao giờ có bài báo nào được đăng bởi báo chí Việt Nam mà không bị kiểm soát, nên nói như thế là sự thực không muốn đăng, nhưng bị ép. Thế cũng hay.
Tác giả Phạm Quốc Dũng (tác giả) đưa ra những nhận định: (1) “Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc”, (2) Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước, khó kiểm soát!
Ở nhận định thứ nhất tác giả tự nhận mình là người sử dụng facebook để đưa ra kinh nghiệm thực tế: “Bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép”.
Còn nhận định thứ hai, tác giả đưa ra trường hợp cụ thể: “Trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này”.
Sau đó tác giả đưa ra hai kiến nghị: (1*)“Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận”. (2*) Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam”.
Phản ứng của công chúng
Bài viết của tác giả Phạm Quốc Dũng được lan nhanh trên các trang facebook cả ngày hôm qua.
Facebooker Cung Vịt sau khi đọc bài viết đã hồi đáp: “Hoá ra trên thế giới vẫn có nước không muốn ‘kết bạn’… FB được tạo ra và được ủng hộ như ngày nay vì nó đem mọi người lại gần nhau hơn… và VN không muốn điều đó xảy ra chăng?” Có hai người khác ủng hộ ý kiến này.
Một facebooker khác có nickname Rangdong Soc nói: “Facebook là nơi nngười ta kết nối với nhau, nơi người ta thực hiện quyền nhận và phổ biến thông tin. Những cái này nhà cầm quyền trong quá khứ đã và hiện tại đang dùng hết khả năng để ngăn cản vì những nối kết, những thông tin trên FB họ không kiểm soát được. Tóm lại nhà cầm quyền rất sợ những gì họ không kiểm soát được. Nếu không kiểm soát được thì phải tiêu diệt đó là phương châm của các chính phủ độc tài”.
Một facebooker ở Hà Nội tuyên bố: “Nếu có chuyện cấm facebook xảy ra, tôi sẽ xuống đường, tức khắc nhiều thành viên khác của nhóm tỏ ý đồng tình và xác nhận sẽ cùng xuống đường biểu tình. Có facebooker còn đăng ký ba chỗ cho cả vợ chồng và đứa con tham gia biểu tình phản đối việc cấm sử dụng facebook ở Việt Nam.
Đối với người dân Việt Nam, facebook đã trở thành kênh trao đổi thông tin đáng tin cậy của người dân với nhau. Nếu không có facebook thì họ không thể nhanh chóng có được những thông tin như thế này:
Không có facebook, công chúng chỉ được nghe các đài báo nói về học tập gương sáng đạo đức HCM chứ sao biết được có những con người bị nhà cầm quyền làm cho nên màn trời chiếu đất thế này (?)
Nhờ có facebook, mà dân trong nước mới biết, cộng đồng người Việt trên thế giới không bỏ quên đồng bào ở quê hương đang bị xâm phạm nhân phẩm, và tin tưởng nắm tay nhau đòi quyền làm người cho chính mình (kêu gọi tham gia sự kiện sắp tới).
Những nghị định, công văn về quản lý internet lẫn giám sát, cảnh giác về internet của chính phủ Việt nam ban hành trong thời gian vừa qua thể hiện một quyền lực duy ý chí, bất chấp thực tế. Nếu trước đây khi internet chưa ra đời, những quyết định duy ý chí vẫn có thể được thực hiện cách tốt đẹp, là do công chúng không có một chọn lựa nào khác, những gì nhà nước đã ban cho, thì nay, khi đã có internet, những quyết định duy ý chí đã bị dân chúng phản ứng cách quyết liệt, vì ngoài những gì Ban tuyên giáo của đảng CSVN và Bộ thông tin truyền thông dọn cho công chúng để vừa “ăn” vừa “sợ”, họ còn có những chọn lựa khác do cộng đồng internet thế giới cung cấp cho họ.
Có tham vọng quản lý thông tin thời @, mà vẫn dùng những phương pháp kỷ thuật của thời không đủ giấy in báo, làm sách thì nhà cầm quyền không khác nào anh hề làm trò cười cho con trẻ.
Còn nhân danh luật pháp thì lại tạo ra một sự thờ ơ và khinh miệt, bởi người dân biết rõ nhà cầm quyền có dùng pháp luật đúng nghĩa đâu, mọi sự chỉ lên gân để tận thu tiền và gây ra sợ hãi cho công chúng là chính. Nhiều người cho rằng, những thông tin từ Hội nghị 6 trung ương đảng CSVN vừa qua cho biết có đồng chí X nào đó trong Bộ chính trị đã lợi dụng chức vụ cho gia đình cơ hội phát triển, gây thất thoát và suy thoái nền kinh tế. Toàn là những tội thuộc về hình sự cả, nhưng Trung ương đảng quyết định không kỷ luật, rồi các cơ quan tư pháp cũng im luôn xem như không hề có. Do vậy, luật pháp ở VN tại thời điểm này dưới mắt người dân chỉ là mạnh hiếp yếu, không hơn không kém.
Những cảnh báo của độc giả Phạm Quốc Dũng chỉ là cái nhìn ninh hót lãnh đạo, tiếp tục xúi lãnh đạo đi vào lối mọn của thời chiến đối với dân, mà không hề đưa ra được một giải pháp nào tốt hơn, ngang tầm với sự phát triển của facebook lẫn ở phương diện ý tưởng lẫn kỹ thuật.
Trước đây và hiện nay, facebook vẫn là một mạng xã hội thường xuyên bị đặt tường lửa tại Việt Nam, nhưng trong hai tuần cuối tháng 10 vừa qua, theo WeAreSocial, tại Việt Nam có thêm 500 ngàn người sử dụng facebook mới. Điều này chứng tỏ khả năng tự đào tạo của nhân dân về công nghệ thông tin cao hơn rất nhiều những chương trình đào tạo IT của công an, bộ đội ngốn rất nhiều tiền từ ngân sách qốc gia, là tiền thuế của những công nhân đang thiếu ăn mỗi ngày ở các khu công nghiệp khắp nơi tại Việt Nam.
PV.VRNs
- THẦN CHẾT CỦA DÂN CƯ MẠNG – GIÁN ĐIỆP TRÁ HÌNH ‘TIN TỨC HÀNG NGÀY.ORG’! (VLB).