Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Hội thảo quốc tế "Kinh doanh và Quyền Con Người"

(NQ&TD) Hội thảo quốc tế "Kinh doanh và Quyền Con Người" do Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội và Trung Tâm Nhân Quyền NaUy, Đạ Học Oslo tổ chức tại khách sạn Melia, dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 27-28/6/2013. Chương trình hội thảo gồm nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, những nguyên tắc giải quyết tranh chấp và đền bù cho nạn nhân giữa các bên, như người dân, doanh nghiệp, nước sở tại nơi doanh nghiệp hoạt động, nước chủ quản/nguồn gốc nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động (nơi đóng trụ sở công ty mẹ), các biện pháp buộc tập đoàn kinh tế có trách nhiệm thực hiện quyền con quyền. Tham nhũng cũng là một hành vi vi phạm quyền con người!





ttngbt có một câu hỏi cho bạn đọc: Trong trường hợp người dân chịu thiệt hại do hoạt động của các tập đoàn kinh tế ( ví dụ trường hợp bô xít ở Tây Nguyên) khiếu nại nhưng cơ quan chính phủ và công ty làm ngơ. Liệu có cách nào buộc họ phải bồi thường????





- Hội thảo quốc tế ‘Kinh doanh và quyền con người’ (DĐDN). - không cần đọc vì báo này chỉ đưa lời 2 sếp mà còn viết sai tên 1 sếp. Cách làm báo thế này thì có lẽ bỏ thẻ cho xong.


Ngày 27/6, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN phối hợp cùng Trung tâm nhân quyền Nauy tổ chức Hội thảo quốc tế Kinh doanh và quyền con người. Hội thảo diễn ra trong hai ngày 27- 28/6.

GS TS Võ Khánh Vinh- Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN cho biết, kinh doanh và quyền con người là một chủ đề mới mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa trên cả mặt lý luận và thực tiễn. Đây là bước tiến quan trọng thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN và tổ chức nhân quyền Nauy.

Chia sẻ tại phiên khai mạc, GS TS Nguyễn Quang Phấn [Thuấn]- Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN cho biết, sự phát triển kinh tế thị trường đã tác động rất mạnh mẽ đến quyền con người cả về mặt tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những tác động tích cực như đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, xã hội tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự bất bình đẳng xã hội gia tăng, xung đột xã hội, môi trường… Vì vậy, để sự phát triển kinh tế hài hòa với các yếu tố xã hội thì rất cần sự nỗ lực hợp tác giữa các bên cũng như những hiến kế của nhà khoa học để tìm ra sự những định hướng phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.

-[ngoài việc nêu ra việc cần phải thực hiện quyền con người thì một số nhà khoa học cũng nói tới khía cạnh lợi dụng quyền con người. Có ngài không nêu cụ thể còn nói người lao động lợi dụng quyền con người để yêu sách công ty. Khi có người vặn hỏi thì ngài chủ tọa đã cho nghỉ giải lao luôn và không thảo luận nữa]


Quan điểm mới về vấn đề kinh doanh và quyền con người(Tamnhin.net) - Trong khuôn khổ hội thảo quốc tế do Viện hàn lâm Khoa học xã hội và Trung tâm nhân quyền Na uy tổ chức trong 2 ngày 27-28/6 tại Hà Nội, các nhà khoa học đưa ra nhiều quan điểm về kinh doanh và quyền con người.

Trong đó Giáo sư, Tiến sĩ Luật Surya Deva, Đại học thành phố Hồng Kông đưa ra nhận định khá mới là kinh doanh và quyền con người hay kinh doanh quyền con người.

Kinh doanh vì quyền con người


Kinh doanh và quyền con người là một lĩnh vực rộng lớn. Các chủ thể hoạt động chính trong lĩnh vực quyền con người là các tập đoàn đa quốc gia, nhà nước, thể chế quốc tế, tổ chức phi chính phủ, nghiệp đoàn, người tiêu dùng, nhà đầu tư, luật sư và tất nhiên cả các học giả. Thực tế, nhiều chủ thể hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh và quyền con người đã không thực sự có cam kết một cách nghiêm túc, họ sử dụng quyền con người để đạt được lợi ích kinh tế. Một kịch bản như vậy cần mô tả một cách phù hợp hơn, như là “kinh doanh quyền con người” chứ không phải “kinh doanh và quyền con người”.

Các công ty cần tôn trọng quyền con người vì các yếu tố cốt yếu liên quan đến chi phí – lợi nhuận. Nếu một công ty chú trọng đến quyền con người, họ sẽ có một lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trên thị trường. Lợi thế này có thể đạt được bởi sự thiện chí có được trong những người cùng chia sẻ lợi ích khi họ quan sát vấn đề quyền con người. Sự thiện chí này có được sẽ góp phần thúc đẩy việc bán sản phẩm của công ty, mời gọi thêm nhiều người tiêu dùng, cũng như chiêu mộ được người làm việc có chất lượng tốt hơn và có thể dẫn đến cả việc tăng giá sản phẩm.


Thêm nữa, các công ty cần cam kết tuân thủ quyền con người như một chiến lược quản lý rủi ro. Việc phớt lờ các tiêu chí quyền con người khi đưa ra các quyết định kinh doanh có thể làm công ty mất lợi nhuận, dự án bị đình trệ, chịu phí tổn pháp lý, sự tẩy chay của người tiêu dùng và sự phản ứng dữ dội của báo chí và công luận.

Đề cập đến vai trò của nhà nước trong việc quản lý các tập đoàn đa quốc gia, nhiều dẫn chứng cho thấy rằng, hiện nay hầu hết các quốc gia đang dựa vào thúc đẩy phát triển đầu tư và ưu tiên phát triển kinh tế, chú trọng vào việc tạo ra môi trường thân thiện với các hoạt động đầu tư, nhất là khi có sự cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, mà chưa thực sự nhìn nhận quyền con người như một phần tất yếu của quá trình phát triển.

Trong thời gian gần đây, các hiệp ước đầu tư song phương đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc tạo ra quyền lợi cho các bên thứ ba không trực tiếp tham gia ký kết. Các hiệp ước này không yêu cầu công ty phải có nghĩa vụ liên quan đến quyền con người, ngay cả khi họ có thể trao quyền cho các đảng phái trong nhà nước để thực hiện nghĩa vụ quyền con người. Vì thế các hiệp ước này khiến tình trạng thiếu cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các công ty theo pháp luật quốc tế ngày càng thêm trầm trọng.

Nhân văn hóa hoạt động kinh doanh

Giải pháp cho vấn đề này, theo Giáo sư Surya Deva, đi trên con đường quyền con người là một công việc tốn kém và để làm được điều đó phải có những sự hy sinh và đánh đổi cũng như cần phải có sự đồng thuận, có thỏa ước giữa các bên bằng đối thoại và đàm phán để thực hiện trách nhiệm cho những nghĩa vụ ngoài lãnh thổ. Tuy nhiên, kết quả đến đâu thì chưa thể rõ ràng. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm nghiên cứu, điều tra kỹ lưỡng khả năng của mình để giảm thiểu việc vi phạm quyền con người.

Trong một thế giới toàn cầu hóa và hội nhập, các chính phủ rất cần có các quy định có hiệu lực xuyên biên giới để kiểm soát nhiều lĩnh vực nhằm hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo pháp luật quốc gia cũng như quốc tế. Các quy định hiệu lực xuyên biên giới thậm chí còn có thể khắc phục những điểm không phù hợp hiện đang tồn tại giữa các quy định cũ và các hành vi kinh doanh vi phạm quyền con người vượt ngoài giới hạn địa phương, lãnh thổ. Từ trước đến nay, chính quyền đã sử dụng các quy định này để kiểm soát các hoạt động lạm quyền quốc tế như chế độ nô lệ, diệt chủng, vi phạm bản quyền… cũng như các hoạt động đáng lo ngại ngày càng gia tăng như ma túy, hối lộ, khủng bố, buôn bán và làm dụng tình dục trẻ em…

Mỗi người cũng như các chủ thể khác như các công ty, tổ chức phi chính phủ, các nhà nước và tổ chức quốc tế sẵn sàng và thiện chí cùng đi trên con đường quyền con người, nếu không mục đích “nhân văn hóa hoạt động kinh doanh” sẽ còn xa vời./.

Thực hiện quyền con người ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (Tạp Chí Cộng Sản 25-6-13) -- Người viết bài này có lẽ đã được trả rất nhiều tiền, người nào đọc thì đáng được trả nhiều tiền hơn.


Đàn áp bloggers ở Việt Nam: Amid Rising Dissent, Vietnam Cracks Down on Bloggers (Time magazine 27-6-13) ◄

Khi truyền thông "ăn sẵn" từ facebook (VNCA 26-6-13)

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son: "Trong thông tin đối ngoại, lợi ích dân tộc là trên hết" (VNN 26-6-13) -- Một chức sắc nói: ""Nhiều tờ báo, nhiều bài báo đang rơi vào tình trạng nghèo thông tin: thừa thông tin vô bổ, giải trí đơn thuần nhưng lại thiếu thông tin sát sườn, cụ thể về thực tế xã hội, dân sinh". Ô kìa! Nhưng khi họ đăng những "thông tin sát sườn, cụ thể về thực tế xã hội, dân sinh" thì các đồng chí có bịt mồm họ không?

Con rể thủ tướng đầu tư vào truyền thông (BBC 26-6-13)

Phóng viên Việt làm báo Tây thu nhập chục ngàn đô/ tháng (NĐT 26-6-13) -- Biên tập viên mà để câu này thì không thể làm báo Tây: "chị Đào Thu Hiền vào năm 1995 đã nhận được mức lương 400 USD/tháng tương đương với 20.000 USD/tháng" “Tuýt còi” 5 trang tin vi phạm bản quyền báo chí (KT 26-6-13)- Hoa Kỳ: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897 (Defend the Defenders/ BS). - Top 20, sự dọa dẫm không làm ai sợ (RFA). - Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo liên tiếp bị đàn áp (RFA).

- Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam (RFA). --Bằng chứng VNPT chặn Facebook (FB Nguyễn Lân Thắng).

- Facebook của BBC Vietnamese - Facebook bị đóng cửa như thế nào? (RFA’s blog). - Một cư sĩ PGHH rạch bụng phản đối chính quyền (RFA). - Phát biểu của Dân biểu Úc Chris Hayes về Nhân Quyền tại Việt Nam (DLB).


Tổng số lượt xem trang