Tin liên quan: -Tổng giám đốc tập đoàn đông dược bảo long lên tiếng tố cáo tội ác của cơ quan Công An Công Quyền
Thư tố cáo của tập thể CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long
-Kính gửi Ban biên tập quý báo
Chúng tôi là tập thể CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long trụ sở tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội – là những học trò của Lương y, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai. Hôm nay chúng tôi viết đơn này xin được trình bày với quý báo một việc như sau:
Vào hồi 16 giờ 45 phút ngày 15/6/2013, thầy của chúng tôi là Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã bị cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép. Việc bắt giữ trên được thực hiện tại trụ sở Công ty Đông Nam Dược Bảo Long địa chỉ tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
****************
- Công nhân viên Tập đoàn Bảo Long gửi đơn kêu cứu (TT). TTO - Một số cá nhân thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long vừa cùng ký đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng về việc ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch tập đoàn này, bị bắt tạm giam.
- Hậu vận cay đắng của một “huyền thoại” y học cổ truyền Việt Nam (Soha).
– Vụ bắt Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long: Công nhân khẳng định chỉ là tranh chấp dân sự (Tân Châu).
Thư tố cáo của tập thể CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long
-Kính gửi Ban biên tập quý báo
Chúng tôi là tập thể CBCNV Tập đoàn Y dược Bảo Long trụ sở tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội – là những học trò của Lương y, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai. Hôm nay chúng tôi viết đơn này xin được trình bày với quý báo một việc như sau:
Vào hồi 16 giờ 45 phút ngày 15/6/2013, thầy của chúng tôi là Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai đã bị cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép. Việc bắt giữ trên được thực hiện tại trụ sở Công ty Đông Nam Dược Bảo Long địa chỉ tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
Việc ông, cha, thầy chúng tôi bị bắt bởi vì những âm mưu thâm độc của ba bố con nhà Đại gia Bảo Sơn gồm:
Đại gia Nguyên Trường Sơn như ảnh sau:
Con gái lớn Nguyễn thanh Thủy như ảnh sau
Con gái út nguyễn thị Thu Hà như ảnh sau:
Chúng tôi xin gửi tới quý báo lời kêu cứu khẩn thiết của chúng tôi:
Việc buộc tội ông, cha, thầy chúng tôi là thủ đoạn không mới của ba bố con Đại gia bảo Sơn được minh chứng qua những ví dụ sau
Về vụ bắt ông, cha, thầy chúng tôi các báo có uy tín đã phân tích:
Cách đây hơn một năm vào tháng 2/2012 cựu con rể cả của Đại gia bảo sơn đã bị bắt. Bản chất của sự việc đó vì anh này không thể chấp nhận vợ mình vì muốn làm Đại biểu Quốc Hội nên cặp kè với các quan chức lấy chồng và con mình lót đường....
Đồng thời khi vụ ly hôn xảy ra đã lộ rõ hai vợ chồng này còn quá trẻ nhưng đã sở hữu số tài sản khổng lồ 500 triệu đô. Vụ việc bị vỡ lở khiến uy tín của Bảo Sơn bị ảnh hưởng lớn nên ba bố con Đại Gia Bảo Sơn đã táng tận lương tâm cho anh này vào tù. Videoclip sau sẽ chứng minh ba bố con đại gia bảo sơn đã dùng những đồng tiền bất chính của mình để tác oai tác quái như thế nào???
Nhưng bắt anh này khi anh này đang tố cáo rất mạnh về chuyện chạy án ly hôn tại Tòa Hà Nội khiến cho Tòa án ko thể xử được vụ ly hôn cũng sẽ làm cho con gái cả của Ông Sơn là Nguyễn Thanh Thủy không đủ điều kiện cần làm Đại biểu Quốc Hội vì có chồng đã bị khởi tố vụ án và khởi tố bị can trong quá trình hôn nhân nên ba bố con Đại gia Bảo Sơn đã chạy để báo chí đăng sai sự thật là "Cựu con rể Bảo sơn bị bắt..."
và các báo luôn ghi nữ đại gia Nguyễn Thanh Thủy là vợ cũ...
nhưng thực tế thì ngày 20/04/2012 mới có phiên tòa phúc thẩm và phiên tòa đã được xử kín để tránh ồn ào. Nghe nói lúc bị đè ra xử anh này đã uất ức đập đàu vào tường cho đến ngất xỉu tại trại giam Hỏa Lò nhưng báo chí lại nắn thành...
Tại sao khi vụ hình sự chưa xử lại đi xử vụ dân sự hay đó là cách thích bắt ai thì người đó phải vào tù...
Tiếp theo là Ông Đặng Quang Tuất Cán bộ của Bảo Long cũng bị bắt hết sức trái pháp luật là từ khi công an bắt đến khi Viện kiểm sát phê chuẩn là gần 4 tháng, Đơn tố cáo do con gái út Nguyễn thu Hà viết gửi công an Sơn Tây
Và tiếp theo chỉ vì 100 triệu đồng mà Đại gia Bảo Sơn cũng cho đối tác đi tù
Ngoài ra còn một loạt các việc làm xấu xa khác của ba bố con Đại gia Bảo Sơn như
Tổ chức bắn pháo hoa và Hoa Đăng Trung Quốc khai trương Công Viên Thiên đường Bảo Sơn vào tháng 2/2009 mà dư luận đồn là giúp Trung Quốc kỷ niệm 20 năm ngày chiếm Việt nam...
và
Xem thêm những vụ chiếm đoạt tài sản khác của đại gia Bảo Sơn
Kính thưa quý báo
Chúng tôi mong quý báo hãy dùng quyền năng và trách nhiệm bảo vệ công lý của mình để thông tin cho mọi người biết những uất ức mà ông, cha, thầy chúng tôi đang phải gánh chịu, cho mọi người biết một Đại biểu quốc hội tương lai mà suy đồi đạo đức như đại gia Nguyễn Thanh Thủy trong videoclip trên để ba bố con Bảo Sơn không thể tiếp tục hại những người vô tội khác....
Cảm ơn quý báo.
- Công nhân viên Tập đoàn Bảo Long gửi đơn kêu cứu (TT). TTO - Một số cá nhân thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long vừa cùng ký đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng về việc ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch tập đoàn này, bị bắt tạm giam.
Cơ quan An ninh điều tra CA Hà Nội khám xét tại trụ sở Tập đoàn Bảo Long sáng 17-6- Quang Thế
>>Khám xét đến tận trưa tại trụ sở Tập đoàn Bảo Long
>>Dẫn giải ông Nguyễn Hữu Khai từ TP.HCM ra Hà Nội
>>Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long
>>Dẫn giải ông Nguyễn Hữu Khai từ TP.HCM ra Hà Nội
>>Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long
Theo đơn, hơn chục công nhân viên của Tập đoàn Bảo Long cho biết việc bắt giữ ông Khai khởi nguồn từ việc hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
Quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác, hai bên không thống nhất được nội dung nên phía Bảo Sơn đã khởi kiện lên TAND TP Hà Nội. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4-2012, phía Bảo Sơn đã rút đơn kiện.
Những công nhân viên này cũng cho biết tranh chấp giữa Bảo Long – Bảo Sơn diễn ra trong hai năm qua, nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra và công an đã làm việc với ông Khai cũng như người của Tập đoàn và khẳng định vụ việc này có chỉ là tranh chấp dân sự, cụ thể là do Bảo Sơn chưa thanh toán hết tiền cho Bảo Long theo hợp đồng nên Bảo Long chưa bàn giao tài sản, không phải là cố ý chiếm đoạt.
Trong khi đó, sáng 17-6, cơ quan An ninh Điều tra, Công an Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội trước sự chứng kiến của bị can Nguyễn Hữu Khai (61 tuổi), Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long và những người có liên quan.
Trước đó, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Khai về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”, thực hiện khám xét đối với ông Nguyễn Hữu Khai tại trụ sở công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại huyện Hóc Môn, TP.HCM vào chiều 15-6.
Trưa 16-6, cơ quan điều tra đã di lý ông Nguyễn Hữu Khai từ TP.HCM ra Hà Nội để phục vụ điều tra.
- Hậu vận cay đắng của một “huyền thoại” y học cổ truyền Việt Nam (Soha).
– Vụ bắt Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long: Công nhân khẳng định chỉ là tranh chấp dân sự (Tân Châu).
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt? (Petrotimes 16-6-13)
Đường đời "kỳ lạ" của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long vừa bị bắt (SOHA 16-6-13)
– Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long (TT)TTO - Ngày 15-6, đại tá Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Công an Hà Nội, thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra xác nhận với Tuổi Trẻ cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai (61 tuổi), Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long, về hành vi “sử dụng trái phép tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đều đã được viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn. Việc bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Hữu Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) chiều 15-6.
Được biết, cơ quan an ninh điều tra tình nghi từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Cụ thể, đầu năm 2011, Tập đoàn Bảo Sơn có chuyển 227,5 tỉ đồng cho Tập đoàn Bảo Long cho việc mua cổ phần tại Bảo Long gồm toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Theo hợp đồng chuyển nhượng được hai bên ký ngày 3-3-2011, các cổ đông đều đồng thuận, hiểu, thống nhất và không có kiện cáo gì.
Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai đại diện Tập đoàn Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Việc ông Nguyễn Hữu Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
- Bắt Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai (PT)..- Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt? (PT). – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai vừa bị bắt là ai? (GDVN). – Video: Công an TP Hà Nội bắt Chủ tịch TĐ Bảo Long Nguyễn Hữu Khai (GDVN).
- Bắt chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long (NLĐ). - Di lý Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội (GDVN)
-'Nối gót' Coca-Cola, Bảo Long cũng 'làm nghèo đất nước'-Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
Lúc này Bảo Sơn tỏ thịnh tình “đã thương thì thương cho trót” và với tay đầu tư nâng cấp thêm cả Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thành xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP.
Bảo Long như hạn gặp mưa đã dốc hết cả quá trình cần mẫn, vắt kiệt sức mình dâng cho Bảo Sơn. Cả một xe sổ sách chứng từ, Bảo Sơn thâm nhập khảo cứu từng con số trong hệ thống quản lí kể cả chuyên môn bí truyền với kế toán tài vụ. “Tính anh Sơn vẫn cẩn thận chu đáo thế” và “tính anh Khai vẫn hồ hởi, hào hiệp hết mình như vậy”! Trong cái cách ứng xử hết mình thì việc định giá tài sản, hàng hóa và việc kí tá một vài con chữ là quá nhỏ, quá đơn giản…! Món quà hậu đãi ngày đầu gặp gỡ mà Bảo Sơn tặng cho Bảo Long là khoản cho vay 30 tỉ đồng để trang trải công nợ (không cần điều kiện ràng buộc thế chấp gì) đã khiến Bảo Long mất “bản năng tự vệ” trong thương thuyết. Để rồi từ mục đích là liên kết đầu tư nâng cấp biến thành chuyển nhượng (chuyển hết, nhượng hết những gì Bảo Sơn cần mà Bảo Long có). Hợp đồng chuyển nhượng tuy đã được Bảo Sơn thảo theo mẫu pháp quy nhưng cũng chỉ vì “quá tốt” với nhau. Quá tin tưởng ở nhau mà những cụm từ, những con chữ riêng của hợp đồng đã bị rối rắm, vô nguyên tắc, không chặt chẽ trong ý tưởng mờ ám…!
Bên món “đặc sản” hấp dẫn, nóng hổi Bảo Sơn không quên thêm chút “gia vị” ấy là “giúp luôn việc nâng cấp” các trường học của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thế là các thầy, cô giáo và học sinh lại được buổi vỗ tay liên tục trong lời hứa tốt đẹp “đầu tư xây dựng nâng cấp" trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông Quốc tế, ghép trường Trung cấp Y dược Bảo Long với trường Cao đẳng Hàng không mà Bảo Sơn đã mua được ở Hưng Yên để thành trường Đại học trong đó có khoa Y dược. Hợp đồng giữa Bảo Long và Bảo Sơn mang tên “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL - BS kí ngày 3-3-2011. Nội dung chính là điều 1 bản Hợp đồng bao gồm 10 khoản chuyển nhượng, được thể hiện rõ ràng sau mỗi dấu phảy: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng kí doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long; Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kĩ thuật: Cây cối, hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long; Thương hiệu Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Và tại điều 2 của Hợp đồng này đã ghi cụ thể số tiền 227,5 tỉ đồng (Các số liệu trong bài được làm tròn số) Bảo Sơn thanh toán cho Bảo Long: Giá trị toàn bộ diện tích đất: 53.000 m2 = 163,9 tỉ đồng, giá trị các nhà xưởng xây dựng trên đất = 63,5 tỉ đồng (Tổng hai khoản bằng 227,5 tỉ đồng). Tuy Bảo Sơn mới thanh toán cho Bảo Long hai khoản là: Toàn bộ diện tích đất, nhà xưởng trên đất nhưng tin rằng “ Bảo Sơn” sẽ thanh toán dần các khoản còn lại và góp thêm vốn để xây dựng. Đồng thời để Bảo Sơn tiện việc thi công xây dựng nâng cấp, Bảo Long đã vui vẻ gồng gánh ra đi (thuê cơ sở sản xuất mây tre đan của Công ty Văn Minh tại cụm công nghiệp An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) để chuyển hết các đơn vị không nằm trong danh sách được “Bảo Sơn” đầu tư nâng cấp. Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn được Bảo Long tôn vinh làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Sau đó, ông Nguyễn Trường Sơn đã kí Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Khai giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng nhiệm vụ chính là: Quản lí, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Y dược Bảo Long (sản xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh, gieo trồng dược liệu, giáo dục đào tạo, huấn luyện võ thuật…). Hằng tháng nộp tài định cho Chủ tịch HĐQT (Khi cần vốn phát triển thì lập tờ trình Chủ tịch cấp vốn). Chứng tỏ Bảo Long vẫn được tồn tại và sẽ được hưởng sự đầu tư để hiện đại hóa.
Từ sự quan tâm nâng cấp phát triển của tân Chủ tịch HĐQT và chẳng còn gì phải “lăn tăn”, nghi ngờ gì nữa, thế là hàng loạt các văn bản giấy tờ, thủ tục mà Bảo Sơn yêu cầu đã được ông Nguyễn Hữu Khai cùng các thành viên đứng tên trong đăng kí kinh doanh “nhắm mắt” kí...! Có được văn bản về việc đã nhận tiền sang nhượng cổ phần từ các thành viên đứng tên trong đăng kí kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, Bảo Sơn đã bỏ qua hàng loạt quy chế, nguyên tắc gấp rút thay tên, đổi chủ hai đơn vị trên bằng tên ông Nguyễn Trường Sơn và vợ con của ông Sơn (loại trừ tất cả các thành viên cũ). Nếu chỉ có thế thì cũng chưa nên chuyện.
Trong giấy đăng kí kinh doanh mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bảo Sơn đã bỏ chức năng sản xuất thuốc và chức năng khám chữa bệnh, khiến cho các sản phẩm thuốc của Bảo Long được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc bị vô hiệu. Kéo theo hành vi này Bảo Sơn đã ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý của Bảo Long, khiến việc giới thiệu bán thuốc, khám chữa bệnh của Bảo Long trên toàn quốc bị ngưng trệ, đẩy hàng trăm thầy thuốc, CBCNV bị thất nghiệp…! Bệnh viện Đa khoa Bảo Long bị đổi thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mà không thông qua Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế khiến cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long trong tình cảnh pháp danh, con dấu thì mang tên “Bảo Sơn”còn chứng chỉ hành nghề, các văn bản chuyên môn do Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội cấp (vẫn còn thời hạn đến năm 2014) thì vẫn mang tên Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Bảo Long gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tuyến cấp cứu, thanh toán Bảo hiểm y tế, thanh toán công nợ cũ, báo cáo chuyên môn và thanh toán thuế với Nhà nước… Sự bất hợp lí này đã được Sở Y tế TP Hà Nội vào cuộc. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trường Sơn hứa trước Lãnh đạo Sở Y tế cùng Tập đoàn Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long là sẽ hoàn trả thủ tục, làm lại con dấu cũ cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Nhưng sau một tháng, ông Trịnh Đình Cần, Nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức Bộ Y tế (người được ông Nguyễn Trường Sơn thuê đứng tên pháp lí Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn) đã kí văn bản cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Hàng trăm y bác sĩ, thầy thuốc cùng CBCNV Bệnh viện Đa khoa Bảo Long phải nghỉ việc, hàng trăm bệnh nhân mất cơ hội chữa bệnh và hàng tỉ đồng y cụ, máy móc, thiết bị biến dần thành đống sắt vụn…! Ông Nguyễn Trường Sơn dương dương tự đắc với cương vị là ông chủ Bảo Long. Người của Bảo Sơn tới làm việc tại Bảo Long vênh váo với vai trò cán bộ của Công ty mẹ. Ô-tô của “Bảo Sơn” chở cán bộ đậu chắn ngang đường, lái xe hùng hổ văng ra những lời ngạo mạn: “Đất sếp tao mua rồi đậu xe đâu cũng được!”... Sau 11 ngày được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long, Thầy thuốc ưu tú, Lương y Tiến sĩ y học Nguyễn Hữu Khai đột nhiên bị Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trường Sơn chuyển thành chuyên viên do Bảo Sơn thuê để phụ trách kĩ thuật! CBCNV thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long phải dồn hết về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Ai không chịu được thì nghỉ việc. Những đứa con thân thương y dược và giáo dục đào tạo của Bảo Long đang được “Bà mẹ nuôi” Bảo Sơn chuẩn bị “nấu cao toàn tính”...! Suốt năm, sáu tháng trời dưới quyền ông Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo, điều hành làm rối rắm, tan nát hết các tổ chức của Bảo Long. Sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Suốt ngày chỉ: Nay chuyển chỗ này, mai chuyển chỗ khác. Đồ đạc thì hỏng hóc, con người thì tan nát, mất tinh thần! Nguy kịch đã lấn tới sinh mệnh! Bảo Long chợt tỉnh và làm đơn gửi các cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông kêu cứu! May là kịp cứu nên Bảo Long vẫn được tiếp tục hoạt động y dược. Các cơ quan chức năng và công luận có thể tạm giúp Bảo Long tồn tại trên tinh thần thủ tục, pháp danh, pháp lí. Nhưng Bảo Long lấy gì để xây dựng, củng cố cơ sở để làm vốn hoạt động…? (Kì sau tiếp)
Phóng sự của Trần Đức Tâm
-http://www.baomoi.com/Bao-Son-nuot-Bao-Long-chieu-thuc-tinh-xao-nhung-mac-nghen/45/7201878.epi
Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
-(Petrotimes) - Tự lập nên một trang thông tin điện tổng hợp không có giấy phép, Bảo Long đã đăng tải không ít các bài viết mang tính chất xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan báo chí, sỉ nhục cổ đông… Trước phản ứng của nhiều người, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã quyết định xử phạt và thu hồi tên miền của công ty này.
Thời gian vừa qua, lợi dụng sự thông thoáng trong cơ chế quản lý internet, nhiều cá nhân, tổ chức đã lập nên các trang web hoạt động sai chức năng, không có giấy phép để tuyên truyền, vu khống, bôi nhọ người khác. Việc làm này không chỉ gây nhiễu loạn thông tin mà còn tạo ra sự bức xúc, tâm lý phản ứng của một bộ phận dư luận với cơ quan chức năng. Trước thực trạng này, các cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông đã vào cuộc, xử lý.
Website Bảo Long Đường tại địa chỉ baolongduong.vn được lập nên nhằm mục đích ban đầu là đăng tải các thông tin về Công ty Đông Nam Dược Bảo Long và các bài báo quảng bá cho công ty này. Tuy nhiên, vụ tranh chấp Bảo Long – Bảo Sơn xảy ra, khi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý và các cơ quan báo chí đưa tin thì baolongduong.vn trở thành nơi để thóa mạ, xúc phạm các cơ quan chức năng, cán bộ công an, nhà báo…
Ảnh chụp màn hình website baolongduong.vn trước khi bị thu hồi.
Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã nhận được đơn thư tố cáo sự “lộng ngôn” của website này.
Đơn tố cáo ghi rõ: “Trang điện tử baolongduong.vn của ông Nguyễn Hữu Khai ngạo nghễ coi thường pháp luật và các quy định, cho phát hành nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ, thóa mạ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành thu thập, điều tra hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Hữu Khai. Nguy hại hơn, các trang tin điện tử của các thế lực phản động đã lợi dụng đăng lại những bài viết trên nhằm mục đích cổ súy, kích động, gây mất ổn định chính trị…”
Đơn tố cáo còn viện dẫn tên và nội dung bài viết “Tổng Giám đốc Tập đoàn Đông Nam Dược Bảo Long lên tiếng tố cáo tội các của cơ quan công an, công quyền”.
Đơn tố cáo đã chỉ ra một “chiêu thức” mà website baolongduong.vn hay dùng là “núp bóng Thái Sơn”. Trang web này đã đăng tải những bức ảnh của các cán bộ cao cấp lên vị trí to nhất, rõ nhất, thậm chí lồng vào trong các bài viết bôi nhọ các tổ chức cá nhân, khiến cho nhiều người hiểu nhầm rằng những cán bộ này ủng hộ ông Nguyễn Hữu Khai. Sự thật không phải vậy!
Đây đơn giản chỉ là hình ảnh ghi lại những lần các cán bộ này đến khám, chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền tại Bệnh viện Bảo Long trước đây và việc này được website baolongduong.vn mang ra khai thác triệt để để “làm phông” “dọa ma” người khác.
Mượn bóng người khác, “bắt quàng làm họ với người sang” là chiêu thức mà các trang web có nội dung không lành mạnh, trang web của các phần tử cơ hội hay dùng.
Và cứ thế website baolongduong.vn cho đăng các bài viết bôi nhọ không trừ một cơ quan chức năng nào từ công an địa phương đến công an thành phố, đến các cơ quan báo chí… Điển hình nhất là việc sau khi đã bán đứt trụ sở và tập đoàn cho Bảo Sơn, ông Khai vẫn không chịu dời đi, bàn giao tài sản mà cho người chiếm giữ. Việc làm này khiến cho Bảo Sơn chịu nhiều thiệt hại về tài sản và Công an thị xã Sơn Tây đã phải vào cuộc để phân giải, tránh tình trạng mất trật tự và xung đột không cần thiết. Tuy nhiên, khi cơ quan công an vào cuộc thì ông Khai lại cho các nhân viên của Bảo Long tìm mọi cách cản trở, gây khó khăn và cuối cùng là “vu” cho các chiến sỹ công an “quật ngã các nữ công nhân chân yếu tay mềm”?!
Hay ví dụ như có cổ đông từng gắn bó lâu năm với ông Nguyễn Hữu Khai, đóng góp nhiều tiền của cho sự phát triển của Bảo Long nhưng khi cổ đông này cần rút vốn thì ông Khai “cù nhầy’ không chịu trả. Không những thế, trang web baolongduong.vn còn “sáng tác” bài viết vu vạ, nhục mạ cổ đông này là… “lẳng lơ” “kinh doanh bằng vốn tự có”.
Nhận được đơn tố cáo, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã vào cuộc, xác minh thông tin về trang web baolongduong.vn của Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long. Quá trình xác minh đã lộ ra việc trang web này được vận hành mà không hề có giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp. Việc này vi phạm khoản 3, điều 19, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm và xử phạt Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long 15 triệu đồng và thu hồi, không cho phép Bảo Long tiếp tục sử dụng tên miền baolongduong.vn. Đây được xem là hình thức xử phạt nghiêm khắc với những kiểu lợi dụng tự do phát ngôn, tự do internet để bôi xấu người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh hình thức xử phạt về hành chính, các cơ quan chức năng cần xem xét đến trách nhiệm hình sự của hành vi xúc phạm, làm nhục người khác, đặc biệt là những người thi hành công vụ.
P.V
http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/long-ngon-tren-internet-bao-long-bi-xu-ly.html
****************
-Ông chủ Bảo Sơn nhắm “mỏ vàng” 4 tỷ USD
(PetroTimes) - Vụ việc ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt vào ngày 15/6 có thể gọi là một sự kiện gây nhiều chấn động.
Chấn động là vì ông Khai từng là tiến sỹ, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược gắn liền với thương hiệu Bảo Long. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên truyền hình trong một thời gian dài.
Chấn động, bất ngờ với công chúng, tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người tìm hiểu sâu và kỹ về cuộc đời cũng như những câu chuyện kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai thì việc ông ta bị bắt không có gì là lạ. Suốt trong 3 năm, từ 2011 đến đầu năm 2013, phóng viênPetroTimes trong quá trình tác nghiệp đã thực hiện nhiều loạt bài điều tra về những thủ đoạn làm ăn bất chính của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long.
Những tư liệu chân thực của PetroTimes đã giúp công chúng nhận ra bộ mặt thật của Nguyễn Hữu Khai và cũng là nguồn tư liệu "sống" để góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng tìm ra những hành vi sai trái của người đội lốt "lương y" này.
Chúng tôi xin được giới thiệu lại những tư liệu đã thu thập được để lý giải: Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt.
Tranh chấp giữa hai tập đoàn kinh tế Bảo Long và Bảo Sơn có thể xem là một trong những vụ làm tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất trong thời gian này. Vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ ở số tiền hàng trăm tỉ đồng mà còn bởi sự nổi tiếng của cả hai thương hiệu, tên tuổi của hai ông chủ và cả những uẩn khúc trong nội tình mà nếu không có cái nhìn xâu chuỗi sẽ khó mà hình dung ra được.
Ông Nguyễn Hữu Khai là ai?
Ngoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, người ta còn biết đến Nguyễn Hữu Khai là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Đường đời” được phát trên sóng truyền hình trong một thời gian dài.
Ý tưởng để ông Nguyễn Hữu Khai trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình xuất hiện cách đây 15 năm, trong một buổi trao giải thưởng “Sức khỏe cho mọi người” của Báo Sức khỏe & Đời sống. Cuộc thi này do ông Nguyễn Hữu Khai tài trợ. Trong buổi gặp mặt thân mật sau lễ trao giải, ông Nguyễn Hữu Khai đã kể cho các nhà văn, nhà báo, nhà làm phim vắn tắt về cuộc đời chìm nổi của mình. Sau khi nghe xong câu chuyện, nhà viết kịch Võ Khắc Nghiêm đã đặt vấn đề sẽ viết một kịch bản phim về cuộc đời ông Nguyễn Hữu Khai.
Nhà báo Hoàng Dự khi đó đang công tác tại báo Sức khỏe & Đời sống nói với nhà văn Võ Khắc Nghiêm: “Thôi, bác nhường cho em nhân vật này để em viết thành tiểu thuyết trước, sau đó bác chuyển thể thành kịch bản phim sau”.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Long
Cuốn tiểu thuyết “Nợ đời” của nhà báo Hoàng Dự ra đời trong hoàn cảnh đó. (Chữ “nợ đời” sau này được ông Nguyễn Hữu Khai nhắc đi nhắc lại khá nhiều trong các cuộc tiếp xúc với báo chí, truyền thông với câu quen thuộc “nợ đời trả mãi chưa xong”)
Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành bộ phim dài tập có tên là “Đường đời” với nhân vật chính là nguyên mẫu của ông Nguyễn Hữu Khai. Trong bộ phim này, nhân vật Hải được xây dựng là một người “lang bạt kỳ hồ” và làm nghề thầy thuốc.
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 ở Xứ Đoài, (nay là thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ngành học ông theo đuổi là ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Tại đây, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm tại các nhà tù ở Lạng Sơn và Hỏa Lò (Hà Nội). Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Từ đây, những thay đổi trong cuộc đời Nguyễn Hữu Khai bắt đầu.
Chuyện đời, chuyện làm ăn lận đận, thành công có, phức tạp có. Chuyện tình duyên, hôn nhân cũng vậy. Ông có tới bốn người vợ.
Người vợ tao khang ở quê nhà có với nhau hai mặt con thì bỏ.
Người vợ thứ hai là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm.
Người vợ thứ ba là một học trò; lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi.
Người vợ thứ tư là một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ.
Ai là "cha đẻ” thực sự của Bảo Long?
Tập đoàn Bảo Long, tiền thân của nó là Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Ít ai biết được rằng, khởi sự, đây không phải là của ông Nguyễn Hữu Khai mà cha đẻ của nó là Công an TP HCM.
Lại nói về quá trình bôn ba của ông Nguyễn Hữu Khai, sau khi mãn hạn tù, ông về quê hương nhưng không thể trụ lại lâu vì nợ nần quá nhiều và vì hành nghề y mà không có giấy phép. Ông tìm đường vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, Sông Bé tiếp tục sống bằng nghề bốc thuốc.
Sau hai năm ở vùng kinh tế mới, ông lại ngược vào TP HCM để hành nghề xem mạch, kê đơn, bốc thuốc. Tại quận Nhất, Nguyễn Hữu Khai được Câu lạc bộ Đông y tạo điều kiện cho hành nghề ở trạm y tế phường. Chưa đầy 1 năm, Nguyễn Hữu Khai lại chuyển sang quận 5 và năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Đám cưới của ông Khai và bà Hằng - vợ thứ 4
Dù là người từng vào tù ra tội và chính lực lượng Công an mới là người cứu vớt cuộc đời nay đây mai đó của ông Khai.
Những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cơ quan Nhà nước được khuyến khích tham gia sản xuất, làm kinh tế, Công an TP HCM cũng có ý định mở một xưởng sản xuất sản phẩm Đông Nam dược. Trung tá Hà Quốc Khánh – người được Ban Giám đốc CA TP HCM giao nhiệm vụ xây dựng xí nghiệp Đông Nam dược đã mở rộng vòng tay, đón một người đã từng tù tội như ông Khai về và cho ông có cơ hội xây dựng sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền.
Đến ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau).
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Đây là cơ hội vàng để Nguyễn Hữu Khai tận dụng các nền tảng trong suốt 3 năm trời mà Công an TP HCM dày công gây dựng để lập nên Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây vốn là vườn hoa quả của bà Nguyễn Thị Gạt, em gái ông Khai.
Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Tính đến trước thời điểm thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long diễn ra, Công ty Đông Nam dược Bảo Long đã có cơ sở làm việc ổn định tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội và 1 cơ sở ở Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bảo Long cũng đã có gần 300 sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm bằng thảo dược được phép lưu hành trên thị trường cả nước.
Nguyễn Hữu Khai
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Đây được xem là một bước phát triển đột phá của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Bệnh viện Bảo Long là mô hình mới của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, ngoài việc bắt mạch, kê đơn theo phương pháp cổ truyền, các thầy thuốc ở đây còn được các phương tiện hiện đại chữa trị hiệu quả các chứng bại liệt do tai biến, viêm đa khớp mãn tính, thoái hóa cột sống, thiểu năng tuần hoàn não, u nang, gan, thận, buồng trứng, tử cung… và nhiều chứng bệnh nan y.
Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bảo Long đã nắm bắt thời cơ, xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông)
Đạt được khá nhiều thành công và được báo chí ca ngợi khá nhiệt tình nhưng cũng phải thừa nhận một điều, “ông Bảo Long” làm PR cực tốt. Những cảnh ngộ khốn khó, éo le được báo chí hay dư luận quan tâm thì ngay lập tức Bảo Long nhảy vào với vai trò Mạnh Thường Quân cứu vớt. Những bài báo ca ngợi, những trường hợp được cứu vớt cứ thế được hết báo này đến báo khác ca ngợi lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trường hợp của Vận động viên thể thao Lê Thị Huệ. Khi vận động viên này bị chấn thương không có tiền chữa trị, trở thành tiêu điểm của báo chí trong một thời gian dài. Và Bảo Long đã xuất hiện đúng lúc…
Cũng ngay sau đó, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo Long lại thành lập trường Trung cấp Y dược…
Cứ có cơ hội, được cấp trên tạo điều kiện là ông Nguyễn Hữu Khai lại mở rộng phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên, sự mở rộng này ngày càng cho thấy, chiều sâu trong chiến lược kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai không có, ông ngày càng sa vào dàn trải, ôm đồm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình kinh tế kiểu Bảo Long.
Nguyễn Hữu Khai cũng mở ra một cơ sở để sản xuất, điều chế dược liệu ở Sìn Hồ, Lai Châu. Ông liên tục xuất hiện trên báo chí nói về mô hình sản xuất táo bạo và mang tính “khai hoang” mang lại đổi đời cho vùng miền núi heo hút.
Chính nhà văn Nguyễn Như Phong, khi còn là Phó tổng biên tập Báo An ninh Thế giới đã từng lên Sìn Hồ, ban đầu với ý định sẽ viết bài ca ngợi mô hình kinh tế táo bạo và mang tính nhân văn của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, khi lên đến Sìn Hồ thì lại nghe được không ít lời ta thán của người dân và cả chính quyền huyện rằng: Ông Khai xin đất dự án, làm được vài cái xưởng rồi để đấy. Khám bệnh cho dân cũng chỉ được vài bữa gọi là PR rồi giải tán đâu hết. Rượu thuốc mang tiếng là sản xuất ở Sìn Hồ nhưng lại là rượu được nấu từ dưới xuôi mang lên…
Nghi vấn ở Sìn Hồ cũng được ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn kể lại:
“Sau khi anh Khai năn nỉ mua nốt dự án ở Sìn Hồ giúp anh ấy, tôi cũng muốn “tai nghe mắt thấy”, đồng ý theo anh ấy lên vùng Sìn Hồ, Lai Châu. Xe đi từ 21h hôm trước, đến tận 12h trưa hôm sau mới đến nơi. Tôi vừa ra nhìn ngó xung quanh được mấy phút, chưa kịp xem xét gì thì mọi người đã bày sẵn cơm rượu liên hoan. Dù không quan sát được gì nhiều nhưng tôi cũng kịp biết rằng, đây là một dự án không khả thi. Tôi còn được biết trước khi tôi đến đây mấy ngày, anh Khai đã cho 40 người lên chờ sẵn, tổ chức dọn dẹp, chỉnh trang nhà xưởng và kêu gọi người dân đến khám bệnh”.
“Về đến Hà Nội, anh Khai ra giá cho tôi 27 tỉ đồng cho khu đất ở Sìn Hồ. Đương nhiên là tôi không chấp nhận vì giá trị của nó cùng lắm cũng chỉ 2 tỉ đồng. Tôi chỉ bảo với anh ấy: Với tôi hay với bất cứ đối tác nào, anh cũng không nên làm như thế!”.
Phải khẳng định rằng, xu thế sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, thương hiệu… để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường là chuyện tất yếu và hết sức bình thường. Chính vì vậy, chuyện mua bán cổ phần, thương hiệu, tài sản… giữa Tập đoàn Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Long không có gì đáng nói nếu không có chữ "tình" chen giữa thương vụ.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một doanh nghiệp vốn có thương hiệu, có uy tín và là biểu tượng của sự thành công lại phải bán đi cổ phần, tài sản, thương hiệu… những thứ mà họ đã dày công gây dựng hơn 20 năm, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách mới có được?
Phần chìm ở Bảo Long
Sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long ngày nào đã vươn mình trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Ngoài vị thế là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y dược, năm 2005, Bảo Long đã thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và đến năm 2007 thì thành lập Trường phổ thông Võ thuật với quy mô đa cấp học (tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông). Do đó, vị thế và uy tín của Bảo Long được dư luận xã hội đánh giá rất cao.
Vị thế đó càng được khẳng định khi Bảo Long đã nhận được một loạt các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… giành cho những doanh nghiệp thành đạt, có đóng góp cho xã hội. Và cũng chính vì thế, chuyện Bảo Long làm ăn thua lỗ, phải chịu cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí là phải vay lãi suất “khủng” để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, công nhân viên đã khiến dư luận xã hội và giới kinh doanh thực sự cảm thấy sốc. Vậy đâu là sự thật của một doanh nghiệp vốn được xem là biểu tượng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Đại diện Tập đoàn Bảo Long (thứ 2 từ trái sang) làm việc với báo chí
Theo báo cáo tổng hợp vốn và lãi vay do Kế toán trưởng Vũ Văn Hùng gửi ông Nguyễn Hữu Khai (khi đó ông Khai là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) thì tính đến ngày 31/1/2011: Bảo Long đã vay tổng số gần 83 tỉ đồng từ các ngân hàng; hơn 117 tỉ đồng từ 618 cá nhân ở khu vực Hà Nội; vay vốn từ các cổ đông là 86,786 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong các khoản vay từ cá nhân, có rất nhiều khoản vay Bảo Long phải chấp nhận lãi suất lên tới 18-21%/tháng (ngang với mức vay lãi “cắt cổ”, vay tín dụng đen). Và cũng theo bản báo cáo trên thì tổng số tiền nợ của Bảo Long tính đến hết tháng 1/2011 là 286,785 tỉ đồng và mỗi tháng, tổng cộng tiền lãi mà Bảo Long phải trả lên tới 10,961 tỉ đồng.
Mặc dù phải gánh trên vai một món nợ khổng lồ như vậy nhưng theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long lại không mấy khả quan. Ví dụ, trong tháng 4/2011, tổng lợi nhuận sau thuế của 3 đơn vị kể trên chỉ là 544,041 triệu đồng (tức chưa bằng con số lẻ mà Bảo Long phải trả lãi cho các khoản vay). Thực trạng bê bết trên cũng được chính ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long đề cập đến trong “Đơn kêu cứu” gửi các cơ quan báo chí về thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long: “Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính không thể theo kịp trào lưu phát triển”.
Qua đó để thấy rằng, Bảo Long không còn là một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh hiệu quả như từng diễn ra. Đành rằng, đã làm ăn thì phải có vay, có mượn nhưng vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp có sử dụng các khoản vay đó để sinh lời và bù đắp các chi phí (tiền lương, chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhà xưởng, lợi tức cổ đông, tiền lãi…) hàng tháng hay không?
Và trong trường hợp này, việc một tập đoàn kinh tế “mạnh” được tặng cúp vàng “Tự hào thương hiệu Việt” năm 2011 như Bảo Long mà phải cậy nhờ tín dụng đen để làm ăn thì thật khó hiểu. Lý do duy nhất ở đây là Bảo Long làm ăn kém hiệu quả, không đủ khả năng thanh toán tiền nợ lãi nên mới “giật gấu vá vai” để duy trì hoạt động. Đến khi không đủ khả năng thanh toán, không còn tài sản nào có thể thế chấp, lại phải chịu sức ép thanh toán gốc của các khoản vay trên mới phải tìm kiếm đầu tư. Do đó, việc Bảo Long và các cổ đông của mình quyết định tìm đối tác đầu tư hoặc bán cổ phần là hợp với xu thế phát triển chung ở bất kỳ nền kinh tế nào.
Nói như vậy để thấy rằng, chuyện Bảo Long bán cổ phần, tài sản và thương hiệu sản phẩm của mình cho Bảo Sơn cũng là lẽ thường tình.
Chi tiết bản hợp đồng
Bảo Long tìm kiếm đối tác đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh, ổn định, phát triển sản xuất là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là ai sẽ nhập vai đối tác đầu tư cho Bảo Long trong thương vụ như vậy mới là điều quan trọng khi mà những lĩnh vực Bảo Long kêu gọi đầu tư đòi hỏi vốn lớn lại chậm thu hồi. Và nếu có đối tác nào sẵn sàng bắt tay với Bảo Long thì quả thật đó là một canh bạc thực sự. Mà trên thương trường, canh bạc đó được xem là “lành ít dữ nhiều”, rủi ro cao.
Việc Bảo Long nhận được cái gật đầu đầy thiện chí từ phía Bảo Sơn – một trong số ít đối tác đủ tiềm lực hợp tác với Bảo Long – chẳng khác nào “chết đuối vớ được cọc”.
Bản hợp đồng chuyển nhượng có đóng dấu, chữ ký của các thành viên trong hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Long
Và ngày 3/3/2011, sau khi được sự thống nhất của Bảo Sơn và Bảo Long, tại trụ sở của Bảo Long (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội), ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Long và các cổ đông đã ký bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Khai với 60,33% vốn góp, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) với 24,66% vốn góp, ông Nguyễn Hữu Sinh (em ông Khai) với 5% vốn góp đã đi đến thống nhất: Bảo Long đồng ý chuyển nhượng cho Bảo Sơn và các cổ đông 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của các đơn vị sau:
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long
2. Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long
3. Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Tổng giá trị Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được hai bên ký kết là 227.513.174.701 đồng.
Và theo Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký giữa hai bên thì: Hai bên cùng thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông có giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Khai), cây cối hoa màu, bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Cũng theo hợp đồng trên thì, Bảo Sơn không nhận chuyển nhượng máy móc, thiết bị, cộng cụ, y cụ, ôtô, dụng cụ phục vụ sản xuất bào chế thuốc, nguyên vật liệu, dược liệu tồn kho và thành phẩm đã chế biến.
Như vậy, theo hợp đồng này, Bảo Sơn đã là đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Bảo Sơn được gì ở Bảo Long?
Sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan được nêu trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS, ngày
26/4/2011, tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng (Tỉ lệ vốn góp được Bảo Long thay đổi sau khi Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký) và bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Bảo Sơn với đại diện là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa, các bên đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Bảo Long và cổ đông cho Tập đoàn Bảo Sơn và cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỉ, tương ứng với 900.000 cổ phần, chiếm 60% tổng vốn điều lệ cho Tập đoàn Bảo Sơn và ông Nguyễn Trường Sơn.
Đơn kêu cứu được ông Khai gửi khắp nơi
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 02/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 52,5 tỉ đồng, tương ứng với 525.000 cổ phần, chiếm 35% tổng số vốn điều lệ cho bà Lê Thị Tuyết Hoa, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 03/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 7,5 tỉ đồng, tương ứng với 75.000 cổ phần, chiếm 5% tổng số vốn điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Và đến ngày 23/5/2011, tại Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai (người chiếm 58,82% cổ phần), ông Nguyễn Hữu Sinh (người chiếm 17,65% cổ phần), bà Lê Thúy Hằng (người chiếm 19,61% cổ phần), ông Nguyễn Văn Huệ (người góp 1,96% cổ phần), bà Lưu Tố Phấn (người chiếm 1,96% cổ phần) – đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Trường Sơn, Tập đoàn Bảo Sơn với người đại diện là bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thanh Thủy, các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long cho Tập đoàn Bảo Sơn và các cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 2.550.000.000 đồng chiếm 50% tổng vốn điều lệ công ty cho Tập đoàn Bảo Sơn (người đại diện là ông Nguyễn Trường Sơn) và 449.820.000 đồng chiếm 8,82% vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 02/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 570.018.000 đồng chiếm 11,18% tổng vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn và 329.970.000 đồng chiếm 6,47% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 03/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 435.030.000 đồng chiếm 8,53% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà và 565.080.000 đồng chiếm 11,08% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 04/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 05/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Lưu Tố Phấn chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Tất cả các Hợp đồng trên đều được tiến hành theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và bên chuyển nhượng cổ phần và chuyển nhượng góp vốn đều cam kết đã nhận đủ tiền và không kiện cáo gì. Và trong các biên bản họp đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Bảo Long và biên bản hợp hội đồng thành viên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, các bên liên quan cũng đi đến thống nhất: thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long.
Qua đó thấy rằng, mọi thủ tục mua bán trong thương vụ trên đều được các bên tiến hành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật. Và chỉ với riêng những nội dung được ghi rõ ràng và đầy đủ trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS thì chúng ta có thể khẳng định, thương vụ trên đã được hoàn thành theo đúng trình tự quy định của pháp luật với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong HĐQT của Bảo Long.
Vấn đề khúc mắc nếu có ở đây chỉ là quá trình thực hiện hợp đồng trên như thế nào mà thôi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt các thông tin trái chiều được cả hai bên đưa ra trong thời gian vừa qua.
(Còn tiếp)
Nhóm phóng viên PetroTimes
Đường đời "kỳ lạ" của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long vừa bị bắt (SOHA 16-6-13)
– Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long (TT)TTO - Ngày 15-6, đại tá Bạch Thành Định, Phó Giám đốc Công an Hà Nội, thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra xác nhận với Tuổi Trẻ cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai (61 tuổi), Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long, về hành vi “sử dụng trái phép tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đều đã được viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn. Việc bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Hữu Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) chiều 15-6.
Được biết, cơ quan an ninh điều tra tình nghi từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Cụ thể, đầu năm 2011, Tập đoàn Bảo Sơn có chuyển 227,5 tỉ đồng cho Tập đoàn Bảo Long cho việc mua cổ phần tại Bảo Long gồm toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Theo hợp đồng chuyển nhượng được hai bên ký ngày 3-3-2011, các cổ đông đều đồng thuận, hiểu, thống nhất và không có kiện cáo gì.
Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai đại diện Tập đoàn Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Việc ông Nguyễn Hữu Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
- Bắt chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long (NLĐ). - Di lý Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai ra Hà Nội (GDVN)
-'Nối gót' Coca-Cola, Bảo Long cũng 'làm nghèo đất nước'-Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
1. Thâu tóm bằng cách chiếm đoạt pháp danh ?
-Từ chiêu bài đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa quốc tế Bảo Sơn đã được Bảo Long toàn tâm, toàn ý, chấp thuận và bám tay theo sự dẫn dắt, lôi kéo của Tập đoàn Bảo Sơn. Khi nhập trận Bảo Sơn mới phát hiện đất đai, nhà xưởng trong khuôn viên gần 6 ha của Bảo Long tại xã Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội không phải của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long mà là của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (một trong 12 đơn vị thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long).Lúc này Bảo Sơn tỏ thịnh tình “đã thương thì thương cho trót” và với tay đầu tư nâng cấp thêm cả Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thành xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP.
Bảo Long như hạn gặp mưa đã dốc hết cả quá trình cần mẫn, vắt kiệt sức mình dâng cho Bảo Sơn. Cả một xe sổ sách chứng từ, Bảo Sơn thâm nhập khảo cứu từng con số trong hệ thống quản lí kể cả chuyên môn bí truyền với kế toán tài vụ. “Tính anh Sơn vẫn cẩn thận chu đáo thế” và “tính anh Khai vẫn hồ hởi, hào hiệp hết mình như vậy”! Trong cái cách ứng xử hết mình thì việc định giá tài sản, hàng hóa và việc kí tá một vài con chữ là quá nhỏ, quá đơn giản…! Món quà hậu đãi ngày đầu gặp gỡ mà Bảo Sơn tặng cho Bảo Long là khoản cho vay 30 tỉ đồng để trang trải công nợ (không cần điều kiện ràng buộc thế chấp gì) đã khiến Bảo Long mất “bản năng tự vệ” trong thương thuyết. Để rồi từ mục đích là liên kết đầu tư nâng cấp biến thành chuyển nhượng (chuyển hết, nhượng hết những gì Bảo Sơn cần mà Bảo Long có). Hợp đồng chuyển nhượng tuy đã được Bảo Sơn thảo theo mẫu pháp quy nhưng cũng chỉ vì “quá tốt” với nhau. Quá tin tưởng ở nhau mà những cụm từ, những con chữ riêng của hợp đồng đã bị rối rắm, vô nguyên tắc, không chặt chẽ trong ý tưởng mờ ám…!
Bên món “đặc sản” hấp dẫn, nóng hổi Bảo Sơn không quên thêm chút “gia vị” ấy là “giúp luôn việc nâng cấp” các trường học của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thế là các thầy, cô giáo và học sinh lại được buổi vỗ tay liên tục trong lời hứa tốt đẹp “đầu tư xây dựng nâng cấp" trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông Quốc tế, ghép trường Trung cấp Y dược Bảo Long với trường Cao đẳng Hàng không mà Bảo Sơn đã mua được ở Hưng Yên để thành trường Đại học trong đó có khoa Y dược. Hợp đồng giữa Bảo Long và Bảo Sơn mang tên “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số: 01/CNVCP&TS/BL - BS kí ngày 3-3-2011. Nội dung chính là điều 1 bản Hợp đồng bao gồm 10 khoản chuyển nhượng, được thể hiện rõ ràng sau mỗi dấu phảy: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng kí doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long; Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kĩ thuật: Cây cối, hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long; Thương hiệu Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long đón nhận Cúp: “Tự hào Thương hiệu Việt”. |
Và tại điều 2 của Hợp đồng này đã ghi cụ thể số tiền 227,5 tỉ đồng (Các số liệu trong bài được làm tròn số) Bảo Sơn thanh toán cho Bảo Long: Giá trị toàn bộ diện tích đất: 53.000 m2 = 163,9 tỉ đồng, giá trị các nhà xưởng xây dựng trên đất = 63,5 tỉ đồng (Tổng hai khoản bằng 227,5 tỉ đồng). Tuy Bảo Sơn mới thanh toán cho Bảo Long hai khoản là: Toàn bộ diện tích đất, nhà xưởng trên đất nhưng tin rằng “ Bảo Sơn” sẽ thanh toán dần các khoản còn lại và góp thêm vốn để xây dựng. Đồng thời để Bảo Sơn tiện việc thi công xây dựng nâng cấp, Bảo Long đã vui vẻ gồng gánh ra đi (thuê cơ sở sản xuất mây tre đan của Công ty Văn Minh tại cụm công nghiệp An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) để chuyển hết các đơn vị không nằm trong danh sách được “Bảo Sơn” đầu tư nâng cấp. Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn được Bảo Long tôn vinh làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Sau đó, ông Nguyễn Trường Sơn đã kí Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Khai giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng nhiệm vụ chính là: Quản lí, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Y dược Bảo Long (sản xuất, kinh doanh thuốc, khám chữa bệnh, gieo trồng dược liệu, giáo dục đào tạo, huấn luyện võ thuật…). Hằng tháng nộp tài định cho Chủ tịch HĐQT (Khi cần vốn phát triển thì lập tờ trình Chủ tịch cấp vốn). Chứng tỏ Bảo Long vẫn được tồn tại và sẽ được hưởng sự đầu tư để hiện đại hóa.
Từ sự quan tâm nâng cấp phát triển của tân Chủ tịch HĐQT và chẳng còn gì phải “lăn tăn”, nghi ngờ gì nữa, thế là hàng loạt các văn bản giấy tờ, thủ tục mà Bảo Sơn yêu cầu đã được ông Nguyễn Hữu Khai cùng các thành viên đứng tên trong đăng kí kinh doanh “nhắm mắt” kí...! Có được văn bản về việc đã nhận tiền sang nhượng cổ phần từ các thành viên đứng tên trong đăng kí kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, Bảo Sơn đã bỏ qua hàng loạt quy chế, nguyên tắc gấp rút thay tên, đổi chủ hai đơn vị trên bằng tên ông Nguyễn Trường Sơn và vợ con của ông Sơn (loại trừ tất cả các thành viên cũ). Nếu chỉ có thế thì cũng chưa nên chuyện.
Trong giấy đăng kí kinh doanh mới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bảo Sơn đã bỏ chức năng sản xuất thuốc và chức năng khám chữa bệnh, khiến cho các sản phẩm thuốc của Bảo Long được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc bị vô hiệu. Kéo theo hành vi này Bảo Sơn đã ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý của Bảo Long, khiến việc giới thiệu bán thuốc, khám chữa bệnh của Bảo Long trên toàn quốc bị ngưng trệ, đẩy hàng trăm thầy thuốc, CBCNV bị thất nghiệp…! Bệnh viện Đa khoa Bảo Long bị đổi thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mà không thông qua Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Bộ Y tế khiến cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long trong tình cảnh pháp danh, con dấu thì mang tên “Bảo Sơn”còn chứng chỉ hành nghề, các văn bản chuyên môn do Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội cấp (vẫn còn thời hạn đến năm 2014) thì vẫn mang tên Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Bảo Long gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tuyến cấp cứu, thanh toán Bảo hiểm y tế, thanh toán công nợ cũ, báo cáo chuyên môn và thanh toán thuế với Nhà nước… Sự bất hợp lí này đã được Sở Y tế TP Hà Nội vào cuộc. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trường Sơn hứa trước Lãnh đạo Sở Y tế cùng Tập đoàn Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long là sẽ hoàn trả thủ tục, làm lại con dấu cũ cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Nhưng sau một tháng, ông Trịnh Đình Cần, Nguyên Vụ trưởng Vụ tổ chức Bộ Y tế (người được ông Nguyễn Trường Sơn thuê đứng tên pháp lí Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn) đã kí văn bản cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Hàng trăm y bác sĩ, thầy thuốc cùng CBCNV Bệnh viện Đa khoa Bảo Long phải nghỉ việc, hàng trăm bệnh nhân mất cơ hội chữa bệnh và hàng tỉ đồng y cụ, máy móc, thiết bị biến dần thành đống sắt vụn…! Ông Nguyễn Trường Sơn dương dương tự đắc với cương vị là ông chủ Bảo Long. Người của Bảo Sơn tới làm việc tại Bảo Long vênh váo với vai trò cán bộ của Công ty mẹ. Ô-tô của “Bảo Sơn” chở cán bộ đậu chắn ngang đường, lái xe hùng hổ văng ra những lời ngạo mạn: “Đất sếp tao mua rồi đậu xe đâu cũng được!”... Sau 11 ngày được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long, Thầy thuốc ưu tú, Lương y Tiến sĩ y học Nguyễn Hữu Khai đột nhiên bị Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trường Sơn chuyển thành chuyên viên do Bảo Sơn thuê để phụ trách kĩ thuật! CBCNV thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long phải dồn hết về Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Ai không chịu được thì nghỉ việc. Những đứa con thân thương y dược và giáo dục đào tạo của Bảo Long đang được “Bà mẹ nuôi” Bảo Sơn chuẩn bị “nấu cao toàn tính”...! Suốt năm, sáu tháng trời dưới quyền ông Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo, điều hành làm rối rắm, tan nát hết các tổ chức của Bảo Long. Sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Suốt ngày chỉ: Nay chuyển chỗ này, mai chuyển chỗ khác. Đồ đạc thì hỏng hóc, con người thì tan nát, mất tinh thần! Nguy kịch đã lấn tới sinh mệnh! Bảo Long chợt tỉnh và làm đơn gửi các cơ quan chức năng và các cơ quan truyền thông kêu cứu! May là kịp cứu nên Bảo Long vẫn được tiếp tục hoạt động y dược. Các cơ quan chức năng và công luận có thể tạm giúp Bảo Long tồn tại trên tinh thần thủ tục, pháp danh, pháp lí. Nhưng Bảo Long lấy gì để xây dựng, củng cố cơ sở để làm vốn hoạt động…? (Kì sau tiếp)
Phóng sự của Trần Đức Tâm
-http://www.baomoi.com/Bao-Son-nuot-Bao-Long-chieu-thuc-tinh-xao-nhung-mac-nghen/45/7201878.epi
Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
“Lộng ngôn” trên internet, Bảo Long bị xử lý
17:00 | 17/10/2012
-(Petrotimes) - Tự lập nên một trang thông tin điện tổng hợp không có giấy phép, Bảo Long đã đăng tải không ít các bài viết mang tính chất xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan báo chí, sỉ nhục cổ đông… Trước phản ứng của nhiều người, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã quyết định xử phạt và thu hồi tên miền của công ty này.
Thời gian vừa qua, lợi dụng sự thông thoáng trong cơ chế quản lý internet, nhiều cá nhân, tổ chức đã lập nên các trang web hoạt động sai chức năng, không có giấy phép để tuyên truyền, vu khống, bôi nhọ người khác. Việc làm này không chỉ gây nhiễu loạn thông tin mà còn tạo ra sự bức xúc, tâm lý phản ứng của một bộ phận dư luận với cơ quan chức năng. Trước thực trạng này, các cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông đã vào cuộc, xử lý.
Website Bảo Long Đường tại địa chỉ baolongduong.vn được lập nên nhằm mục đích ban đầu là đăng tải các thông tin về Công ty Đông Nam Dược Bảo Long và các bài báo quảng bá cho công ty này. Tuy nhiên, vụ tranh chấp Bảo Long – Bảo Sơn xảy ra, khi các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý và các cơ quan báo chí đưa tin thì baolongduong.vn trở thành nơi để thóa mạ, xúc phạm các cơ quan chức năng, cán bộ công an, nhà báo…
Ảnh chụp màn hình website baolongduong.vn trước khi bị thu hồi.
Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin – Truyền thông) đã nhận được đơn thư tố cáo sự “lộng ngôn” của website này.
Đơn tố cáo ghi rõ: “Trang điện tử baolongduong.vn của ông Nguyễn Hữu Khai ngạo nghễ coi thường pháp luật và các quy định, cho phát hành nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ, thóa mạ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành thu thập, điều tra hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Hữu Khai. Nguy hại hơn, các trang tin điện tử của các thế lực phản động đã lợi dụng đăng lại những bài viết trên nhằm mục đích cổ súy, kích động, gây mất ổn định chính trị…”
Đơn tố cáo còn viện dẫn tên và nội dung bài viết “Tổng Giám đốc Tập đoàn Đông Nam Dược Bảo Long lên tiếng tố cáo tội các của cơ quan công an, công quyền”.
Đơn tố cáo đã chỉ ra một “chiêu thức” mà website baolongduong.vn hay dùng là “núp bóng Thái Sơn”. Trang web này đã đăng tải những bức ảnh của các cán bộ cao cấp lên vị trí to nhất, rõ nhất, thậm chí lồng vào trong các bài viết bôi nhọ các tổ chức cá nhân, khiến cho nhiều người hiểu nhầm rằng những cán bộ này ủng hộ ông Nguyễn Hữu Khai. Sự thật không phải vậy!
Đây đơn giản chỉ là hình ảnh ghi lại những lần các cán bộ này đến khám, chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền tại Bệnh viện Bảo Long trước đây và việc này được website baolongduong.vn mang ra khai thác triệt để để “làm phông” “dọa ma” người khác.
Mượn bóng người khác, “bắt quàng làm họ với người sang” là chiêu thức mà các trang web có nội dung không lành mạnh, trang web của các phần tử cơ hội hay dùng.
Và cứ thế website baolongduong.vn cho đăng các bài viết bôi nhọ không trừ một cơ quan chức năng nào từ công an địa phương đến công an thành phố, đến các cơ quan báo chí… Điển hình nhất là việc sau khi đã bán đứt trụ sở và tập đoàn cho Bảo Sơn, ông Khai vẫn không chịu dời đi, bàn giao tài sản mà cho người chiếm giữ. Việc làm này khiến cho Bảo Sơn chịu nhiều thiệt hại về tài sản và Công an thị xã Sơn Tây đã phải vào cuộc để phân giải, tránh tình trạng mất trật tự và xung đột không cần thiết. Tuy nhiên, khi cơ quan công an vào cuộc thì ông Khai lại cho các nhân viên của Bảo Long tìm mọi cách cản trở, gây khó khăn và cuối cùng là “vu” cho các chiến sỹ công an “quật ngã các nữ công nhân chân yếu tay mềm”?!
Hay ví dụ như có cổ đông từng gắn bó lâu năm với ông Nguyễn Hữu Khai, đóng góp nhiều tiền của cho sự phát triển của Bảo Long nhưng khi cổ đông này cần rút vốn thì ông Khai “cù nhầy’ không chịu trả. Không những thế, trang web baolongduong.vn còn “sáng tác” bài viết vu vạ, nhục mạ cổ đông này là… “lẳng lơ” “kinh doanh bằng vốn tự có”.
Nhận được đơn tố cáo, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã vào cuộc, xác minh thông tin về trang web baolongduong.vn của Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long. Quá trình xác minh đã lộ ra việc trang web này được vận hành mà không hề có giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp. Việc này vi phạm khoản 3, điều 19, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm và xử phạt Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long 15 triệu đồng và thu hồi, không cho phép Bảo Long tiếp tục sử dụng tên miền baolongduong.vn. Đây được xem là hình thức xử phạt nghiêm khắc với những kiểu lợi dụng tự do phát ngôn, tự do internet để bôi xấu người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh hình thức xử phạt về hành chính, các cơ quan chức năng cần xem xét đến trách nhiệm hình sự của hành vi xúc phạm, làm nhục người khác, đặc biệt là những người thi hành công vụ.
Điều 121 – Bộ luật hình sự: Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |
P.V
http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/long-ngon-tren-internet-bao-long-bi-xu-ly.html
****************
-Ông chủ Bảo Sơn nhắm “mỏ vàng” 4 tỷ USD
24-10-2012 10:16:01 Ông Nguyễn Trường Sơn
Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tập đoàn Bảo Sơn ước tính mỗi năm người Việt đem gần 4 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh và say sưa nói về dự án đầu tư mới nhằm khai thác “mỏ vàng” này.
Ông bật mí: "Tôi đã cho gửi 10.000 bức thư ngỏ tới tất cả các cấp giám đốc, phó giám đốc sở, chủ tịch và phó chủ tịch, bí thư và phó bí thư… của 63 tỉnh thành. Chỉ cần 1/ 4, thậm chí 1/5 trong số họ tin tưởng vào chúng tôi là đã thắng rồi".
Sống khỏe vì không tham
Nhiều ý kiến cho rằng thời đầu tư kiểu ăn xổi đã khiến nhiều doanh nghiệp phải trả giá rất đắt. Với tập đoàn Bảo Sơn thì sao?
Bảo Sơn hiện nay vẫn sống khỏe vì đầu tư theo đúng mức độ khả năng quản trị của mình chứ không tham lam, vội vàng. Chúng tôi không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng mà dựa vào nguồn vốn bản thân tự có cùng nhiều nguồn khác.
Có hai yếu tố khiến Bảo Sơn vững vàng: Thứ nhất, chúng tôi định hướng chiến lược phát triển đúng đắn và thực hiện từ đầu đến cuối theo chiến lược đề ra, không chạy theo lợi nhuân trước mắt. Thứ hai, chúng tôi đầu tư và phát triển theo đúng năng lực của mình. Trong đó bao gồm năng lực tài chính và năng lực quản trị.
Đặc biệt, Bảo Sơn chỉ đầu tư tập trung chứ không đầu tư dàn trải. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hiện tại là do họ đầu tư dàn trải trong quá khứ, không theo đúng các nguồn lực của mình, năng lực quản trị của họ cũng không bắt kịp với tốc độ phát triển của công ty. Bảo Sơn cũng luôn có những hướng đi riêng.
Hướng đi riêng mà ông nói phải chăng chính là việc thời gian qua ông chuyển mạnh đầu tư vào lĩnh vực y tế, giải trí?
Thật ra, tôi định đầu tư vào lĩnh vực y tế từ lâu rồi chứ không phải bây giờ bất động sản khó khăn mới chuyển. Mới thành lập công ty được 5 năm tôi đã nghĩ đến việc này nhưng ngặt nỗi tài chính lúc đó eo hẹp quá, đành chịu. Không có tiền thì chẳng làm được gì hết nên khi đó tôi tập trung vào kinh doanh tích lũy vốn liếng trước đã, khi đủ điều kiện là làm ngay. Quan điểm kinh doanh của tôi là phục vụ con người, phục vụ cộng đồng nên Thiên đường Bảo Sơn sinh ra là để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, tôi mở phòng khám đa khoa và xây bệnh viện quốc tế tại Sơn Tây rộng 5,3 ha quy mô 200 giường bệnh và 100 giường phục vụ người già ở trại dưỡng lão…Tôi sắp xây bệnh viện khách sạn 5 sao quy mô 8 ha trên một khu vực rất đẹp ở ngoại ô Hà Nội cũng đều nhằm mục đích phục vụ con người cả.
Người Việt đem 4 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh hàng năm
Có vẻ ông rất quyết tâm và hăm hở khi quyết định đầu tư vào y tế. Phải chăng ông đã nhìn thấy một cơ hội lớn?
Không giấu gì, tôi đã trực tiếp đi khảo sát điều tra và ước tính mỗi năm người Việt Nam đem gần 4 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Tại sao mình lại không nghĩ đến việc giữ khoản tiền này ở lại trong nước, vì thế tôi quyết định phải chớp lấy cơ hội này.
Ông lấy đâu ra con số 4 tỷ USD khi mà đã có thông tin ước tính mỗi năm người Việt Nam mang ra nước ngoài hơn 1 tỷ USD để chữa bệnh?
Để rút ra kết quả này, tôi đã đích thân đi đến những huyện ‘hoàn cảnh’ nhất nước ta, ngồi với hầu như tất cả các ông trưởng phòng nông nghiệp, thuế, tài nguyên môi trường, cán bộ lãnh đạo huyện hỏi chuyện tỉ tê với anh em…được biết gia đình họ đều từng ra nước ngoài chữa bệnh. Huyện nghèo mà còn như thế thì những chỗ khác kinh tế khấm khá thì còn khả quan hơn nhiều.
Bởi thế, mới rồi tôi bỏ ra gần 200 triệu để gửi 10.000 bức thư ngỏ tới tất cả các cấp giám đốc, phó giám đốc sở, chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, bí thư và phó bí thư… của 63 tỉnh thành trên cả nước để giới thiệu phòng khám đa khoa và sắp tới là bệnh viện quốc tế Bảo Sơn. Chúng tôi giới thiệu 3 nội dung chính: Các loại máy móc, thiết bị y tế tối tân hàng đầu thế giới mà Bảo Sơn có; Danh sách các chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành làm việc cho Bảo sơn và Những loại dịch vụ hết sức tiện lợi, chu đáo, an toàn mà bệnh nhân được hưởng. Mỗi thư gửi kèm một coupon trị giá 500.000 đồng và cam kết giảm 50% giá các dịch vụ khi bệnh nhân tới lần đầu.
Hầu hết các cán bộ địa phương trong năm đều có dịp lên Hà Nội một vài lần. Tôi tính chỉ cần 1/ 4, thậm chí 1/5 trong số 10.000 người nhận được thư tin tưởng vào chúng tôi là đã thắng rồi.
Máy “độc”, chuyên gia xịn
Ông thừa biết vấn đề tâm lý với người Việt Nam rất quan trọng, cơ sở khám chữa mới dù hiện đại, tận tình đến đâu nhưng chưa chắc người ta đã tin tưởng ngay?
Có 2 yếu tố khiến tôi chính khiến tôi tự tin vào thành công: Thứ nhất là công nghệ và trang thiết bị hiện đại của thế giới, toàn bộ nhập từ Mỹ, Israel, Đức, Nhật, Thụy Sỹ…; Thứ hai là đội ngũ chuyên gia hùng hậu trong và ngoài nước. Bảo Sơn hiện đang có những loại trang thiết bị kể cả bệnh viện 5 sao Vinmec của Vingroup, thậm chí không một bệnh viện nào ở Việt Nam có cả. Đó là tổ hợp MRI- FUS chuyên đặc trị 4 loại ung thư gồm: ung thư xương, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Đây là thiết bị tân tiến của hãng GE (Mỹ) hợp tác với Israel chế tạo có thể xác định chính xác khối u nằm ở vị trí nào, chỉ dùng tia năng lượng siêu âm đặc trị ung thư mà không phải mổ xẻ gì. Người bệnh sau khi điều trị có thể đi làm ngay vì không đau đớn và mệt mỏi.
Rồi loại thiết bị xét nghiệm máu mà không cần lấy máu, loại trước đây chỉ dành cho các nhà du hành vũ trụ của Nga. Chỉ cần người xét nghiệm ngồi qua máy, nó sẽ cho ra hơn 100 thông số hóa sinh các loại, từ đó bác sĩ sẽ biết cần xét nghiệm chuyên sâu chỗ nào nhằm đặc trị bệnh hiệu quả cho người bệnh...
Làm sao ông dám tự tin quả quyết rằng loại máy móc như thế là duy nhất tại Việt Nam?
(cười) Tôi dám đảm bảo điều đó vì khi tôi đi đăng ký với cơ quan y tế họ cũng đặt vấn đề như anh vừa hỏi. Tôi bảo thế các anh cần gì để tôi chứng minh điều đó. Họ nói tốt nhất là nhà cung cấp thiết bị gửi cho văn bản chứng thực. Tôi bèn yêu cầu nhà sản xuất Israel thực hiện. Họ gửi tài liệu sang chứng thực hiện ở châu Á mới có Thái Lan nhập một chiếc, Singapore một máy, tôi là người nhập chiếc thứ ba và Malaysia đang làm thủ tục nhập chiếc thứ tư.
Tổ hợp thiết bị đặc trị ung thư này có an toàn không thưa ông, hiệu quả thế nào và giá cả điều trị một ca ở Việt Nam ra sao?
Về tính an toàn và hiệu quả chữa trị thì thiết bị này đã được cơ quan y tế Mỹ và Israel đảm bảo nên có thể hoàn toàn yên tâm. Riêng năm 2011 đã có hơn 5.000 bệnh nhân ở 82 quốc gia chữa trị bằng tổ hợp này thành công, chỉ có 3 trường hợp có vấn đề nhưng đó là do lỗi sơ suất của người vận hành thiết bị chứ không phải do máy móc, công nghệ hay phương pháp không ổn. Hiện nay giá điều trị ở Mỹ cho một ca trong 3 tháng là 8.000 USD. Ở Việt Nam vì phương pháp này còn mới mẻ, chưa có nhiều người biết nên tôi dự tính lấy giá 50 triệu đồng, giảm tiếp 50% thời gian đầu để quảng bá, xây dựng hình ảnh nên chỉ còn 25 triệu đồng/ca. ..
Cơ sở của tôi đã điều trị cho 4 ca ung thư đầu tiên thành công, kết quả rất tốt. Tôi đích thân ngồi từ đầu tới cuối cùng các chuyên gia Israel và Việt Nam khi điều trị cho 4 bệnh nhân này. Tối nay, tôi cũng vừa gọi điện cho từng người một để biết chính xác tình hình cải thiện ra sao sau khi điều trị...
Dường như ông rất tin mình sẽ thành công trong lĩnh vực đầu tư mới này?
Không tin tôi đã không làm. Tôi chấp nhận lỗ trong khoảng từ 3-5 năm đầu nhưng tôi tính sẽ rút ngắn được giai đoạn này. Ngoài việc máy móc, trang thiết bị công nghệ cực kỳ hiện đại sở dĩ tôi rất tự tin vì đã quy tụ được một đội ngũ đông đảo các chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành làm việc cho mình. Ngoài chuyên gia uy tín trong nước, tôi còn mời một số chuyên gia giỏi nước ngoài về làm việc cho Bảo Sơn. Đây là quan điểm về quản trị tôi áp dụng ngay từ khi mới khởi sự kinh doanh đã đem lại hiệu quả rất tốt. Từ năm 1993 tôi đã bỏ tiền thuê các chuyên gia Úc, Nhật làm việc cho mình và trả lương tới 5.000 USD/tháng.
Riêng chi phí cho việc đi lại, làm thủ tục cấp phép lao động cho các chuyên gia ngoại làm việc cho cơ sở y tế của Bảo Sơn tại Việt Nam, tôi đã phải bỏ ra cỡ 10.000 USD/người rồi. Có người ở nước họ hưởng lương 20.000 USD/tháng, sang đây tôi bao hết hết ăn ở, đi lại và trả lương hậu hơn mức đó. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy tiền nào của đó, chắc chắn họ sẽ đền đáp xứng đáng với sự trọng dụng.
Ông bật mí: "Tôi đã cho gửi 10.000 bức thư ngỏ tới tất cả các cấp giám đốc, phó giám đốc sở, chủ tịch và phó chủ tịch, bí thư và phó bí thư… của 63 tỉnh thành. Chỉ cần 1/ 4, thậm chí 1/5 trong số họ tin tưởng vào chúng tôi là đã thắng rồi".
Sống khỏe vì không tham
Nhiều ý kiến cho rằng thời đầu tư kiểu ăn xổi đã khiến nhiều doanh nghiệp phải trả giá rất đắt. Với tập đoàn Bảo Sơn thì sao?
Bảo Sơn hiện nay vẫn sống khỏe vì đầu tư theo đúng mức độ khả năng quản trị của mình chứ không tham lam, vội vàng. Chúng tôi không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng mà dựa vào nguồn vốn bản thân tự có cùng nhiều nguồn khác.
Có hai yếu tố khiến Bảo Sơn vững vàng: Thứ nhất, chúng tôi định hướng chiến lược phát triển đúng đắn và thực hiện từ đầu đến cuối theo chiến lược đề ra, không chạy theo lợi nhuân trước mắt. Thứ hai, chúng tôi đầu tư và phát triển theo đúng năng lực của mình. Trong đó bao gồm năng lực tài chính và năng lực quản trị.
Đặc biệt, Bảo Sơn chỉ đầu tư tập trung chứ không đầu tư dàn trải. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn hiện tại là do họ đầu tư dàn trải trong quá khứ, không theo đúng các nguồn lực của mình, năng lực quản trị của họ cũng không bắt kịp với tốc độ phát triển của công ty. Bảo Sơn cũng luôn có những hướng đi riêng.
Hướng đi riêng mà ông nói phải chăng chính là việc thời gian qua ông chuyển mạnh đầu tư vào lĩnh vực y tế, giải trí?
Thật ra, tôi định đầu tư vào lĩnh vực y tế từ lâu rồi chứ không phải bây giờ bất động sản khó khăn mới chuyển. Mới thành lập công ty được 5 năm tôi đã nghĩ đến việc này nhưng ngặt nỗi tài chính lúc đó eo hẹp quá, đành chịu. Không có tiền thì chẳng làm được gì hết nên khi đó tôi tập trung vào kinh doanh tích lũy vốn liếng trước đã, khi đủ điều kiện là làm ngay. Quan điểm kinh doanh của tôi là phục vụ con người, phục vụ cộng đồng nên Thiên đường Bảo Sơn sinh ra là để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, tôi mở phòng khám đa khoa và xây bệnh viện quốc tế tại Sơn Tây rộng 5,3 ha quy mô 200 giường bệnh và 100 giường phục vụ người già ở trại dưỡng lão…Tôi sắp xây bệnh viện khách sạn 5 sao quy mô 8 ha trên một khu vực rất đẹp ở ngoại ô Hà Nội cũng đều nhằm mục đích phục vụ con người cả.
Người Việt đem 4 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh hàng năm
Có vẻ ông rất quyết tâm và hăm hở khi quyết định đầu tư vào y tế. Phải chăng ông đã nhìn thấy một cơ hội lớn?
Không giấu gì, tôi đã trực tiếp đi khảo sát điều tra và ước tính mỗi năm người Việt Nam đem gần 4 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh. Tại sao mình lại không nghĩ đến việc giữ khoản tiền này ở lại trong nước, vì thế tôi quyết định phải chớp lấy cơ hội này.
Ông lấy đâu ra con số 4 tỷ USD khi mà đã có thông tin ước tính mỗi năm người Việt Nam mang ra nước ngoài hơn 1 tỷ USD để chữa bệnh?
Để rút ra kết quả này, tôi đã đích thân đi đến những huyện ‘hoàn cảnh’ nhất nước ta, ngồi với hầu như tất cả các ông trưởng phòng nông nghiệp, thuế, tài nguyên môi trường, cán bộ lãnh đạo huyện hỏi chuyện tỉ tê với anh em…được biết gia đình họ đều từng ra nước ngoài chữa bệnh. Huyện nghèo mà còn như thế thì những chỗ khác kinh tế khấm khá thì còn khả quan hơn nhiều.
Bởi thế, mới rồi tôi bỏ ra gần 200 triệu để gửi 10.000 bức thư ngỏ tới tất cả các cấp giám đốc, phó giám đốc sở, chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, bí thư và phó bí thư… của 63 tỉnh thành trên cả nước để giới thiệu phòng khám đa khoa và sắp tới là bệnh viện quốc tế Bảo Sơn. Chúng tôi giới thiệu 3 nội dung chính: Các loại máy móc, thiết bị y tế tối tân hàng đầu thế giới mà Bảo Sơn có; Danh sách các chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành làm việc cho Bảo sơn và Những loại dịch vụ hết sức tiện lợi, chu đáo, an toàn mà bệnh nhân được hưởng. Mỗi thư gửi kèm một coupon trị giá 500.000 đồng và cam kết giảm 50% giá các dịch vụ khi bệnh nhân tới lần đầu.
Hầu hết các cán bộ địa phương trong năm đều có dịp lên Hà Nội một vài lần. Tôi tính chỉ cần 1/ 4, thậm chí 1/5 trong số 10.000 người nhận được thư tin tưởng vào chúng tôi là đã thắng rồi.
Máy “độc”, chuyên gia xịn
Ông thừa biết vấn đề tâm lý với người Việt Nam rất quan trọng, cơ sở khám chữa mới dù hiện đại, tận tình đến đâu nhưng chưa chắc người ta đã tin tưởng ngay?
Có 2 yếu tố khiến tôi chính khiến tôi tự tin vào thành công: Thứ nhất là công nghệ và trang thiết bị hiện đại của thế giới, toàn bộ nhập từ Mỹ, Israel, Đức, Nhật, Thụy Sỹ…; Thứ hai là đội ngũ chuyên gia hùng hậu trong và ngoài nước. Bảo Sơn hiện đang có những loại trang thiết bị kể cả bệnh viện 5 sao Vinmec của Vingroup, thậm chí không một bệnh viện nào ở Việt Nam có cả. Đó là tổ hợp MRI- FUS chuyên đặc trị 4 loại ung thư gồm: ung thư xương, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Đây là thiết bị tân tiến của hãng GE (Mỹ) hợp tác với Israel chế tạo có thể xác định chính xác khối u nằm ở vị trí nào, chỉ dùng tia năng lượng siêu âm đặc trị ung thư mà không phải mổ xẻ gì. Người bệnh sau khi điều trị có thể đi làm ngay vì không đau đớn và mệt mỏi.
Rồi loại thiết bị xét nghiệm máu mà không cần lấy máu, loại trước đây chỉ dành cho các nhà du hành vũ trụ của Nga. Chỉ cần người xét nghiệm ngồi qua máy, nó sẽ cho ra hơn 100 thông số hóa sinh các loại, từ đó bác sĩ sẽ biết cần xét nghiệm chuyên sâu chỗ nào nhằm đặc trị bệnh hiệu quả cho người bệnh...
Làm sao ông dám tự tin quả quyết rằng loại máy móc như thế là duy nhất tại Việt Nam?
(cười) Tôi dám đảm bảo điều đó vì khi tôi đi đăng ký với cơ quan y tế họ cũng đặt vấn đề như anh vừa hỏi. Tôi bảo thế các anh cần gì để tôi chứng minh điều đó. Họ nói tốt nhất là nhà cung cấp thiết bị gửi cho văn bản chứng thực. Tôi bèn yêu cầu nhà sản xuất Israel thực hiện. Họ gửi tài liệu sang chứng thực hiện ở châu Á mới có Thái Lan nhập một chiếc, Singapore một máy, tôi là người nhập chiếc thứ ba và Malaysia đang làm thủ tục nhập chiếc thứ tư.
Tổ hợp thiết bị đặc trị ung thư này có an toàn không thưa ông, hiệu quả thế nào và giá cả điều trị một ca ở Việt Nam ra sao?
Về tính an toàn và hiệu quả chữa trị thì thiết bị này đã được cơ quan y tế Mỹ và Israel đảm bảo nên có thể hoàn toàn yên tâm. Riêng năm 2011 đã có hơn 5.000 bệnh nhân ở 82 quốc gia chữa trị bằng tổ hợp này thành công, chỉ có 3 trường hợp có vấn đề nhưng đó là do lỗi sơ suất của người vận hành thiết bị chứ không phải do máy móc, công nghệ hay phương pháp không ổn. Hiện nay giá điều trị ở Mỹ cho một ca trong 3 tháng là 8.000 USD. Ở Việt Nam vì phương pháp này còn mới mẻ, chưa có nhiều người biết nên tôi dự tính lấy giá 50 triệu đồng, giảm tiếp 50% thời gian đầu để quảng bá, xây dựng hình ảnh nên chỉ còn 25 triệu đồng/ca. ..
Cơ sở của tôi đã điều trị cho 4 ca ung thư đầu tiên thành công, kết quả rất tốt. Tôi đích thân ngồi từ đầu tới cuối cùng các chuyên gia Israel và Việt Nam khi điều trị cho 4 bệnh nhân này. Tối nay, tôi cũng vừa gọi điện cho từng người một để biết chính xác tình hình cải thiện ra sao sau khi điều trị...
Dường như ông rất tin mình sẽ thành công trong lĩnh vực đầu tư mới này?
Không tin tôi đã không làm. Tôi chấp nhận lỗ trong khoảng từ 3-5 năm đầu nhưng tôi tính sẽ rút ngắn được giai đoạn này. Ngoài việc máy móc, trang thiết bị công nghệ cực kỳ hiện đại sở dĩ tôi rất tự tin vì đã quy tụ được một đội ngũ đông đảo các chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành làm việc cho mình. Ngoài chuyên gia uy tín trong nước, tôi còn mời một số chuyên gia giỏi nước ngoài về làm việc cho Bảo Sơn. Đây là quan điểm về quản trị tôi áp dụng ngay từ khi mới khởi sự kinh doanh đã đem lại hiệu quả rất tốt. Từ năm 1993 tôi đã bỏ tiền thuê các chuyên gia Úc, Nhật làm việc cho mình và trả lương tới 5.000 USD/tháng.
Riêng chi phí cho việc đi lại, làm thủ tục cấp phép lao động cho các chuyên gia ngoại làm việc cho cơ sở y tế của Bảo Sơn tại Việt Nam, tôi đã phải bỏ ra cỡ 10.000 USD/người rồi. Có người ở nước họ hưởng lương 20.000 USD/tháng, sang đây tôi bao hết hết ăn ở, đi lại và trả lương hậu hơn mức đó. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy tiền nào của đó, chắc chắn họ sẽ đền đáp xứng đáng với sự trọng dụng.
Theo DĐDN