- Tổng giám đốc tập đoàn đông dược bảo long lên tiếng tố cáo tội ác của cơ quan Công An Công Quyền (TTXVA).
-Tin liên quan: -'Nối gót' Coca-Cola, Bảo Long cũng 'làm nghèo đất nước'
--Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu
“Tinh hoa Việt Nam” cho Lương y tiến sỹ, Võ sư Kiền Long (Nguyễn Hữu Khai)
Trong những năm qua tôi đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 và phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. Trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ. Năm 2011 đã được đài truyền hình KenJa – Nhật Bản bình chọn là một trong 10 Doanh nhân nổi tiếng ở Việt nam và trong 500 Doanh nhân nổi tiếng Châu Á. Ngày 23 tháng 11 năm 2011 Nhà báo Hamada Trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình KenJa cùng các phóng viên Nhật Bản thông qua Bộ Ngoại giao nước ta tới Tập đoàn Y dược Bảo Long xây dựng một tiểu phẩm về kinh nghiệm vượt qua khó để dẫn tới thành công và lời nhắn nhủ của doanh nhân Nguyễn Hữu Khai với thế hệ trẻ Nhật Bản. Phim đã hoàn thành và phát trên sóng truyền hình Nhật Bản. (Xin vui lòng click vào đây để xem)
Nhà báo Hamada – trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình Kenja
cùng các phóng viên Nhật Bản ngày 23 tháng 11 năm 2011
Mấy năm gần đây làm ăn sa sút. Việc xuất khẩu bị ngưng trệ bởi các nước bạn thay đổi điều kiện nhập khẩu. Thuốc Đông Dược cũng phải đạt tiêu chuẩn GMP. Để xây dựng nhà máy GMP thì phải tốn hàng trăm tỷ đồng. Thời gian này lại suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước. Không những không thể vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà máy mà còn bị giảm hạn mức tín dụng. Những tưởng ảnh hưởng sự suy giảm này chỉ trong thời gian ngắn. Chúng tôi đã vay lãi với lãi suất gấp nhiều lần ngân hàng để cố gắng trụ lại. Nào ngờ càng ngày càng khó khăn. Mấy năm liền không gựợng lên được. Trước tình thế này chúng tôi đã phải quyết định chuyển nhượng một phần tài sản, vốn cổ phần, pháp danh, thương hiệu của một vài đơn vị để trang trải công nợ và làm vốn kiện toàn, phát triển những đơn vị còn lại. Tuy nhiên trong thời gian này thị trường bất động sản lại “đóng băng”, khiến hàng năm trời không thực hiện được. Đầu năm 2011 mới gặp đối tác thì việc thực hiện lại vấp phải muôn vàn khó khăn! Cả năm qua hầu như không sản xuất kinh doanh gì được. Chỉ chuyển đồ, chuyển nhà và vất vả đối phó với những thủ đoạn chiếm đoạt mang tính chuyên nghiệp của đối thủ …! Năm hết tết đến, để thanh toán công nợ giữ uy tín với bạn bè. Chúng tôi phải bán những gì có thể bán được. Kể cả ô tô dùng để chở Tổng giám đốc đi công tác, gặp được người mua cũng phải bán! Tôi chấp nhận đi làm bằng xe ôm hoặc xe đò!
Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 với nội dung chính là :“Bảo Long” chuyển nhượng cho “Bảo Sơn”: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng ký doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Cây cối hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Bảo Long, Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Thương hiệu Trường phổ thông võ thuật Bảo Long. Mỗi khoản chuyển nhượng được thể hiện sau mỗi dấu phảy. (Tổng cộng là 10 khoản). Trong hợp đồng có cụm từ: “… Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:
Sau khi thị sát hiện truờng bị cưỡng bức khoan phá. Các nhà báo tới văn phòng của Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng Công an Thị xã Sơn Tây thì gặp Ông Nguyễn Trường Sơn cùng Trợ lý Nguyễn Tiến Lợi đang ngồi ở đó. (Ngày 28 tháng 02 năm 2012)
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu điện thoại cho lãnh đạo Thị ủy, UBND Thị xã Sơn Tây; Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Bộ công an yêu cầu giải quyết gấp sự việc. (Hà nội ngày 04 tháng 3 năm 2012)
Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/baolongdong/#ixzz21YUwSewi
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
- Đằng sau thương vụ Tập đoàn Bảo Sơn mua 100% vốn của Tập đoàn Y dược Bảo Long (VC).
Theo lời ông Nguyễn Hữu Khai, Tập đoàn Bảo Sơn đã lấy chiêu bài hợp tác đầu tư nâng cấp Tập đoàn Y dược Bảo Long để thực hiện mưu đồ kinh doanh khác.
– Đơn kêu cứu của Tập đoàn Y dược Bảo Long (PT)
-
— Bảo Sơn – Bảo Long: Rắc rối lớn từ một cuộc thâu tóm
Bệnh viện đa khoa Bảo Long nằm trong danh sách chuyển nhượng cho tập đoàn Bảo Sơn.
Tập đoàn Bảo Long mới đây đã có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về việc xin “cứu xét để được tiếp tục hoạt động” sau khi đã tiến hành bán cổ phần cho tập đoàn Bảo Sơn.
Trong tờ trình của mình, ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết trong quá trình hoạt động, do khó khăn tài chính nên đã phải kêu gọi đầu tư bên ngoài.
Ngày 12/2/2011, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư - Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã tới bàn bạc và ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Cụ thể, phía Bảo Sơn cam kết đầu tư vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; nâng cấp xưởng sản xuất đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP và đưa Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường phổ thông quốc tế.
Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.
Theo hợp đồng này, Bảo Long phải chuyển nhượng cho Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long, với tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng.
Phía Bảo Long cho rằng Bảo Sơn hiện đã làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phẩn, thay tên gọi của bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn…, nhưng chưa thanh toán hết tiền và không thực hiện cam kết kinh doanh.
“Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ chuyển tiền trả cho các thành viên Bảo Long để tất toán hết công nợ. Chúng tôi đã ký, nhưng đến nay ông Sơn vẫn chưa hề trả đồng nào. Theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả chúng tôi hàng trăm tỷ đồng…”, tờ trình của ông Nguyễn Hữu Khai viết.
Tuy nhiên, theo phản hồi mới nhất từ phía Bảo Sơn, doanh nghiệp này đã thanh toán 227 tỷ đồng cho Bảo Long, nhưng Bảo Long không đồng tình vì cho rằng số tiền này mới chỉ là giá trị toàn bộ diện tích đất và giá trị công trình xây dựng trên đất, trong khi các khoản còn lại như: vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được tính.
Chưa rõ UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành chức năng sẽ giải quyết thế nào đối với tờ trình này của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, trên góc độ kinh tế, có thể thấy đây là một vụ thâu tóm mà các bên chưa thực sự thống nhất được một cách trọn vẹn các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dẫn đến các tranh chấp không đáng có.
-Tin liên quan: -'Nối gót' Coca-Cola, Bảo Long cũng 'làm nghèo đất nước'
--Bảo Sơn “nuốt” Bảo Long, chiêu thức tinh xảo nhưng “mắc nghẹn”
TỐ CÁO TỘI ÁC CÔNG AN, CÔNG QUYỀN
LÀ TÔI ĐÃ SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN
THẢM KHỐC KỂ CẢ CHẾT !
LÀ TÔI ĐÃ SẴN SÀNG ĐÓN NHẬN
THẢM KHỐC KỂ CẢ CHẾT !
Tôi xuất thân từ một con nhà nông dân nghèo khó nên rất hiểu và quý trọng thành quả lao động. Để có được tiền của, vật chất, phải trải qua bao nắng gió, mồ hôi nước mắt và phải chắt chiu, thắt lưng buộc bụng trong sinh hoạt mới có được. Trong việc sản xuất , kinh doanh tôi luôn có ý thức bảo tồn vốn và tìm cách làm ăn chân chính để sinh lời. Những giai đoạn làm ăn thuận lợi, tiền bạc dư thừa tôi đã mua thêm đất, xây dựng bệnh viện, trường học, phát triển sản phẩm và quảng bá thương hiệu. Trong cuộc sống luôn giữ gìn phẩm chất của mình. Cần mẫn nghiên cứu, làm việc không quản ngày đêm. Không tiêu xài phung phí, không ăn chơi sa xỉ. Bản thân và gia đình luôn sinh hoạt đạm bạc để “nhường cơm sẻ áo” tài trợ nhân đạo và giúp đỡ những hoàn cảnh đặc biệt éo le…!
Hòa Thượng Thích Thanh Tứ – Chủ tịch Hội Phật giáo VN trao tượng Đức Phật bằng ngọc bích tới Thích Thành Tuệ (Nguyễn Hữu Khai) nhân đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VesaK – 2008) tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội (Ngày 14 tháng 5 năm 2008).
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu
“Tinh hoa Việt Nam” cho Lương y tiến sỹ, Võ sư Kiền Long (Nguyễn Hữu Khai)
Nhà báo Hamada – trưởng đoàn làm phim Đài truyền hình Kenja
cùng các phóng viên Nhật Bản ngày 23 tháng 11 năm 2011
Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL- BS ký ngày 03/3/2011 với nội dung chính là :“Bảo Long” chuyển nhượng cho “Bảo Sơn”: 100% vốn góp của các cổ đông có tên trong đăng ký doanh nghiệp; Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời; Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tài sản xây dựng trên đất; Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Cây cối hoa màu trong khuôn viên; Thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Bảo Long, Bản quyền thương hiệu sản phẩm; Thương hiệu Bệnh viện đa khoa Bảo Long, Thương hiệu Trường phổ thông võ thuật Bảo Long. Mỗi khoản chuyển nhượng được thể hiện sau mỗi dấu phảy. (Tổng cộng là 10 khoản). Trong hợp đồng có cụm từ: “… Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:
1.Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (Có phụ lục kèm theo).
2.Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
2.Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
Bảo Sơn vịn vào hợp từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhựợng” để nói lên số tiền: 227,513,174,701 đồng là trả cho tất cả 10 khoản chuyển nhượng nói trên.
Ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, “Bảo Sơn” đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi “Bảo Long” xác định lại thì “Bảo Sơn” trả lời là số tiền
227.513.174.701đồng là đã trả cho toàn bộ giá trị của hợp đồng chuyển nhượng rồi…!
Tuy nhiên Bảo Long căn cứ vào những dòng tiếp theo là: “…Trong đó gồm:
1.Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng.(Có phụ lục kèm theo).
2.Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng. (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
Vì thế Bảo Long cho rằng: Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của Bảo Sơn. Bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng (Chính xác tới con số đơn vị là 1 đồng). Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại? (xem chi tiết bản hợp đồng)
Ngày 23 tháng 8 năm 2011 lấy lý do là chuẩn bị cho kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, “Bảo Sơn” đã mời hơn 40 cơ quan truyền thông báo đài tới dự và công bố đã hoàn tất 100% việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Khi “Bảo Long” xác định lại thì “Bảo Sơn” trả lời là số tiền
227.513.174.701đồng là đã trả cho toàn bộ giá trị của hợp đồng chuyển nhượng rồi…!
Tuy nhiên Bảo Long căn cứ vào những dòng tiếp theo là: “…Trong đó gồm:
1.Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng.(Có phụ lục kèm theo).
2.Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng. (Có phụ lục chi tiết kèm theo).
Vì thế Bảo Long cho rằng: Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của Bảo Sơn. Bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng (Chính xác tới con số đơn vị là 1 đồng). Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại? (xem chi tiết bản hợp đồng)
Sự nhận định chữ nghĩa khác nhau đã phát sinh bất đồng. Nếu được hai bên cùng có thiện chí giải quyết thì sự bất đồng trên chắc không khó giải tỏa.
Hợp đồng chưa thực hiện xong. Hai bên chưa ký biên bản bàn giao cơ sở bởi bất đồng quan điểm. Ông Sơn không chịu thương lượng với tôi mà biểu hiện tính cách trịnh thượng, áp đặt. Sử dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ “bề thế” để chiếm đoạt những khoản còn lại. Ông ta đã đề nghị nhiều cơ quan can thiệp như: An ninh kinh tế (PA 81); Đội quản lý thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý thị trường HN; Công an TX Sơn Tây; Cảnh sát Điều tra Công an HN; An ninh Điều tra (PA 92); Phòng đăng ký kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch đầu tư HN và đã được sự “quan tâm, tận tụy như: ông Phạm Xuân Ánh, ông Đinh Mạnh Hà- An ninh kinh tế(PA81), ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng đội quản lý thị trường số 14 HN, ông Ngô quang Du, ông Phạm Hồng Hải Ninh- An ninh điều tra (PA92), bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 3 thuộc Sở kế hoạch đầu tư HN, ông Trần Quang Lịch, ông Khuất Văn Tiến- Công an TX Sơn Tây, ông Tạ Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Thới, ông Nguyễn Văn Tân- Công an Xã Cổ Đông. Suốt năm qua những Ông có quyền chức, liên tục triệu tập tôi cùng cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long tới xét hỏi và đối xử như những tội phạm. Thường bắt làm việc quá giờ, có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ trưa, có hôm tới 20 giờ mới cho về. Ngày 18 tháng 11 năm 2011, ông Phạm Xuân Ánh mời tôi tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung – Hà Đông làm việc rồi tới 14 giờ lại giao cho hai người đưa lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thiền Quang – Hà Nội để truy xét về những tin nhắn xúc phạm đến ông Nguyễn Trường Sơn và “nhốt” qua đêm…! Thế rồi ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Hoàng Đại Nghĩa nhẫn tâm vu oan buộc tội trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt Bảo Long và vội vã mời phóng viên báo đài tới viết tin ghi hình đăng loạn trên mạng. Bị xử oan Bảo Long đã kiến nghị sau hơn một tuần Chi cục quản lý thị trường HN đã phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt oan sai! (xem quyết định sửa đổi xử phạt của Chi cục quản lý thị trường HN sau khi “Bảo Long” làm đơn kiến nghị ) và còn trò khởi tố oan trái đồng chí Đặng Quang Tuất – Phó bí thư Đảng bộ kiêm Chánh văn phòng tập đoàn Y dược Bảo Long. Rồi còn bao trò khác cố ý bôi nhọ CBCNV và Thương hiệu Bảo Long…!
Khi không thể thương lượng được nữa, tôi làm đơn kiến nghị tới các cơ quan chức năng, tuy nhiên chẳng ai giải quyết. Trong khi đó ông Sơn không biết kiến nghị bằng thủ pháp gì mà lại được các ông Công an, Công quyền tận tụy giúp đỡ như thế ?. Họ không quản sớm tối phụng sự ông Sơn. Tại khuôn viên “Bảo Long” có mỗi việc mấy cô lễ tân cùng bảo vệ của “Bảo Sơn “ bất đồng trong việc dàn xếp phòng ốc mà Cảnh sát 113 Công an Hà Nội cũng đánh xe lên trợ giúp! Nhân viên Bảo Long rỡ bức tường rào, chặt mấy cây xà cừ để làm sân cho căn nhà vừa hoàn thiện, ông Sơn điện thoại cho Công an thị xã Sơn Tây cùng Công an Hà nội lục sục cả đêm “Điều tra xét hỏi, bảo vệ hiện trường” rồi “nhắm mắt” khởi tố…! (xem chi tiết)
Chúng tôi làm đơn tố cáo chỉ “nước đổ lá khoai”. Nhưng cũng có phần an ủi là được hồi âm hướng dẫn chuyển đơn tới nơi khác…và rút cuộc tới chính tay đối tượng mình muốn tố cáo…! và tất nhiên là bị ỉm mất!(Xin vui lòng click vào đây để xem văn bản chuyển tiếp đơn kiến nghị) .
Chúng tôi làm đơn tố cáo chỉ “nước đổ lá khoai”. Nhưng cũng có phần an ủi là được hồi âm hướng dẫn chuyển đơn tới nơi khác…và rút cuộc tới chính tay đối tượng mình muốn tố cáo…! và tất nhiên là bị ỉm mất!(Xin vui lòng click vào đây để xem văn bản chuyển tiếp đơn kiến nghị) .
Kiến nghị gọi là vượt cấp thì không được xem xét, gọi là đúng cấp thì chỉ luẩn quẩn quanh tay những người “cùng nước khác lọ”. Thực ra họ chẳng đoàn kết, thương yêu, tôn kính gì nhau, mà buộc phải che đậy miệng người để khuất kín miệng mình…!
Nay tôi chỉ còn cách đưa sự việc lên Website để chia sẻ cùng huynh đệ thân hữu cho đỡ tủi…!
Nay tôi chỉ còn cách đưa sự việc lên Website để chia sẻ cùng huynh đệ thân hữu cho đỡ tủi…!
Việc tố cáo trong phạm vi hẹp này tuy nhiên tôi vẫn nhận được mối nguy hiểm không nhỏ. Tôi là một thầy thuốc lại là một võ sư vì thế rất nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị chấn thương trật đả. Bệnh nhân gần khắp cả nước tới “Bảo Long” nhờ tôi giải cứu nhất là những trường hợp bị đòn đánh phạm trọng huyệt hoặc chấn thương nặng. Trong số bệnh nhân có rất nhiều người bị đánh tàn phế bởi tố cáo Công an, Công quyền rồi bị “trả thù”. Gần đây có bệnh nhân Võ Đình Thành, sinh năm1964 thường trú tại : Xã Nghĩa An, Huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi do tố cáo hành vi tham nhũng đã nhiều lần bị trả thù, bị “trừng phạt”! Rồi phải vào tù và bị đánh đập tàn nhẫn gẫy xương sườn chấn thương gan lách. Hiện ông Thành đã được cứu chữa tuy nhiên tổn thương quá nặng khi trở trời vẫn rất đau đớn! Nay tôi đã tiếp nhận ông Võ Đình Thành làm nhân viên của Tập đoàn y dược Bảo Long để đảm bảo cuộc sống và các thầy thuốc Bảo Long có điều kiện tiếp tục chăm sóc ông Thành trong quãng đời còn lại…!
Sự việc bị hành hạ cưỡng bức của tôi có lần đã từ cái rủi đã thành cái may:
Sự việc bị hành hạ cưỡng bức của tôi có lần đã từ cái rủi đã thành cái may:
Ngày 28-2-2012 Lợi dụng lúc tôi đang công tác ở nước ngoài. Trung tá Khuất Văn Tiến – Phó đồn Công an Đồng Mô cùng ông Tạ Văn Hùng – Phó Công an xã Cổ Đông đã triệu tập một số cán bộ Bảo Long tới văn phòng đem những văn bản do “Bảo Sơn” cung cấp và với lý lẽ không thuyết phục ép Bảo Long phải mở cửa hướng Tây Nam của tòa nhà 10 tầng cho Bảo Sơn chở máy phát điện và máy khoan vào khoan phá sàn tầng 2 để lắp thang máy…! (Tòa nhà này hiện đã có hai thang máy vẫn hoạt động bình thường). Anh chị em đề nghị chờ Tổng giám đốc ở nước ngoài về. Ông Khuất Văn Tiến nói: “Nhỡ Tổng giám đốc Bảo Long ốm nằm hàng tháng ở nước ngoài cũng phải chờ à! Nếu không mở cửa thì chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế”. Bảo Long yêu cầu phải có lệnh hợp pháp mới được cưỡng chế. Ông Tiến vỗ tay lên ngực hùng hổ nói: “Tôi mặc sắc phục Cảnh sát đây! Nhận lệnh của chỉ huy đây…!”. Sau đó ông Tiến đã cho con trai ông ta là Khuất Văn Việt (nhân viên bảo vệ của Bảo Sơn) cùng một số tội phạm trộm cắp, nghiện hút dưới sự hỗ trợ của công an đồn Đồng Mô và Công an xã Cổ Đông phá cửa tràn vào khu nhà 10 tầng thực hiện việc khoan phá. Họ hung hãn xô đẩy quật ngã cả những nữ công nhân chân yếu tay mềm!(xem chi tiết)
“Bảo Long” đã điện thoại cho 113 Công an Hà Nội và 113 Công an Sơn Tây kêu cứu. Nhưng cũng như những lần trước họ chẳng hề để ý. Cán bộ “Bảo Long” phải trực tiếp tới phòng làm việc Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng Công an Thị Xã Sơn Tây. Nhưng tại đó ông ta đang bận nói chuyện với ông Nguyễn Trường Sơn – chính là kẻ chủ mưu tàn phá “Bảo Long” nên không muốn tiếp công dân với mỗi tờ đơn trình báo…!
Sau khi thị sát hiện truờng bị cưỡng bức khoan phá. Các nhà báo tới văn phòng của Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng Công an Thị xã Sơn Tây thì gặp Ông Nguyễn Trường Sơn cùng Trợ lý Nguyễn Tiến Lợi đang ngồi ở đó. (Ngày 28 tháng 02 năm 2012)
“Bảo Long” đã kêu cứu các cơ quan truyền thông báo chí và ngay lập tức đã được các phóng viên, nhà báo tới. Bọn phá hoại hung hãn là vậy nhưng đã phải ngừng tay trước ánh mắt của các nhà báo! Mục đích của sự cưỡng bức, tàn phá trên là vô cùng thâm độc và nguy hiểm, không ngoài mưu đồ cài đặt tội lỗi để ăn vạ. Cán bộ công nhân viên và học sinh Bảo Long hầu hết là con nhà võ. Tuy nhiên họ được giáo dục chu đáo và luôn mang trong mình tinh thần kiên nhẫn nên kìm chế được bức xúc không để xảy ra bạo lực. Sự vụ đã được nhiều Báo đăng tin chỉ trích và coi đó là hành vi vô cùng nguy hiểm. Nó có nguy cơ bạo lực gây đổ máu lớn hơn nhiều so với vụ việc vừa xảy ra ở “Tiên Lãng – Hải Phòng”! Qua thông tin từ báo “Đại Đoàn Kết” và báo “Người Cao Tuổi”. Ngày 04 tháng 3 năm 2012 nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã cho phép tôi tường trình, báo cáo cụ thể sự vụ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lập tức điện thoại cho một số các đồng chí lãnh đạo Thị Ủy, UBND Thị xã Sơn Tây, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Công an. Yêu cầu giải quyết ngay sự vụ …!
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu điện thoại cho lãnh đạo Thị ủy, UBND Thị xã Sơn Tây; Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Bộ công an yêu cầu giải quyết gấp sự việc. (Hà nội ngày 04 tháng 3 năm 2012)
Mấy ngày sau Đồn Công an Đồng Mô do ông Nguyễn Trường Sơn cùng Công an Thị xã Sơn Tây đặt giữa trung tâm khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long đã phải chuyển đi. Trả lại toàn bộ phòng ốc bị cưỡng bức chiếm đoạt cùng thiết bị, đồ dùng công cụ…cho Tập đoàn Y dược Bảo Long.
Từ đó tới nay khuôn viên Bảo Long đã trở lại thanh bình. Những Công an “cố đấm ăn xôi” cũng đã nản lòng!
Khi hết trò tận dụng Công an, Công quyền. Ông Sơn cùng nhóm giúp việc vẫn ngoan cố dốc túi những ranh mãnh xảo quyệt, ráo riết tìm cách bôi nhọ tôi để bám lấy mưu đồ chiếm đoạt. Bằng thủ thuật nhà nghềhọ dùng Nguyễn Như Phong, Hoàng Thắng, Thanh Ngọc – Ba tay bút này thuộc tờ tin nội bộ của Tập đoàn Dầu Khí mang tên: “Năng lượng mới” vừa ra mắt hơn năm nay. Tập đoàn Dầu khí là một doanh nghiệp lớn đứng đầu cả nước mà nỡ lợi dụng danh nghĩa và uy tín để bênh vực gian thương, bôi nhọ và triệt hại các thầy thuốc chân chính cùng người lao động lương thiện ! Nay “Bảo Sơn” còn dùng cả “Nhóm PVPL” của Báo: “Nhà báo và công luận” Họ cũng đã lợi dụng uy tín của một tờ báo lớn, để loan tin theo dữ liệu lừa đảo, giả tạo của ông Sơn. Nhóm này cố tình “nhắm mắt” vơ những tin bẩn để cố ý làm mất ấn tượng tốt đẹp của một thầy thuốc ưu tú với đông đảo công chúng…! (xem chi tiết đơn rút đơn khởi kiện của ông Nguyễn Trường Sơn và quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án Nhân dân Hà Nội)
Anh chị em Bảo Long chúng tôi đã viết bài: “Những Công an, Công quyền gian trá hành hạ cưỡng bức khởi tố oan trái công dân và chuyện nhắn tin đe giết chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn”. Đăng trên Website: baolongduong.vn. Bài viết là một bản tố cáo tổng hợp để bà con nhân dân nhận rõ những bộ mặt gian tham tàn bạo của một số Công an, Công quyền đồng thời tôi cũng coi đó là bản di chúc để các con, các cháu của tôi nắm được sự tình nếu tôi đột tử bởi trò lén lút của tiểu nhân.
Ôi! Dòng đời dễ gì trong được! Bởi “đục nước béo cò”! Nguyễn Trường Sơn, một gian thương tàn bạo từng câu kết với gian y Trung quốc buôn cái gọi là “Nước thần tiên”. Thuốc giả trị ung thư để những người bệnh khổ đau trước lúc tạ thế phải bỏ vào hầu bao của chúng gần mười cây vàng…! Rồi liếm tội, nhổ tiền làm hư hỏng Công quyền! Bao người khổ cực là bởi những rác rưởi này đây! Tôi thề không chùn bước. Dẫu sao thì cũng cam lòng…! Quyết bảo vệ công lý đến cùng. Để vì cả những hoàn cảnh tương tự…!
Khi hết trò tận dụng Công an, Công quyền. Ông Sơn cùng nhóm giúp việc vẫn ngoan cố dốc túi những ranh mãnh xảo quyệt, ráo riết tìm cách bôi nhọ tôi để bám lấy mưu đồ chiếm đoạt. Bằng thủ thuật nhà nghềhọ dùng Nguyễn Như Phong, Hoàng Thắng, Thanh Ngọc – Ba tay bút này thuộc tờ tin nội bộ của Tập đoàn Dầu Khí mang tên: “Năng lượng mới” vừa ra mắt hơn năm nay. Tập đoàn Dầu khí là một doanh nghiệp lớn đứng đầu cả nước mà nỡ lợi dụng danh nghĩa và uy tín để bênh vực gian thương, bôi nhọ và triệt hại các thầy thuốc chân chính cùng người lao động lương thiện ! Nay “Bảo Sơn” còn dùng cả “Nhóm PVPL” của Báo: “Nhà báo và công luận” Họ cũng đã lợi dụng uy tín của một tờ báo lớn, để loan tin theo dữ liệu lừa đảo, giả tạo của ông Sơn. Nhóm này cố tình “nhắm mắt” vơ những tin bẩn để cố ý làm mất ấn tượng tốt đẹp của một thầy thuốc ưu tú với đông đảo công chúng…! (xem chi tiết đơn rút đơn khởi kiện của ông Nguyễn Trường Sơn và quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án Nhân dân Hà Nội)
Anh chị em Bảo Long chúng tôi đã viết bài: “Những Công an, Công quyền gian trá hành hạ cưỡng bức khởi tố oan trái công dân và chuyện nhắn tin đe giết chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn”. Đăng trên Website: baolongduong.vn. Bài viết là một bản tố cáo tổng hợp để bà con nhân dân nhận rõ những bộ mặt gian tham tàn bạo của một số Công an, Công quyền đồng thời tôi cũng coi đó là bản di chúc để các con, các cháu của tôi nắm được sự tình nếu tôi đột tử bởi trò lén lút của tiểu nhân.
Ôi! Dòng đời dễ gì trong được! Bởi “đục nước béo cò”! Nguyễn Trường Sơn, một gian thương tàn bạo từng câu kết với gian y Trung quốc buôn cái gọi là “Nước thần tiên”. Thuốc giả trị ung thư để những người bệnh khổ đau trước lúc tạ thế phải bỏ vào hầu bao của chúng gần mười cây vàng…! Rồi liếm tội, nhổ tiền làm hư hỏng Công quyền! Bao người khổ cực là bởi những rác rưởi này đây! Tôi thề không chùn bước. Dẫu sao thì cũng cam lòng…! Quyết bảo vệ công lý đến cùng. Để vì cả những hoàn cảnh tương tự…!
Các bài viết về những vụ kiện cáo tranh chấp tài sản và lừa đảo giữa Tập đoàn Bảo Sơn với bệnh nhân, người thân, đối tác…
Vụ buôn “nước thần tiên” chữa bệnh ung thư trái phép của ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn
Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế lắp đặt điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Bảo Sơn với Viện khoa học công nghệ tàu thủy
Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế lắp đặt điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Bảo Sơn với Viện khoa học công nghệ tàu thủy
Xem tin nguồn: http://www.ttxva.org/baolongdong/#ixzz21YUwSewi
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook
- Đằng sau thương vụ Tập đoàn Bảo Sơn mua 100% vốn của Tập đoàn Y dược Bảo Long (VC).
Ngay sau khi thông tin về việc một số công ty trực thuộc Tập đoàn Bảo Long là: CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long, Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long (tạm gọi là Tập đoàn Bảo Long) đã bán 100% cổ phần cho Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (tạm gọi là Tập đoàn Bảo Sơn), chủ của Tập đoàn Bảo Long ông Nguyễn Hữu Khai đã chính thức lên tiếng về thương vụ chuyển nhượng này.
Theo ông Khai, Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn đã lấy chiêu bài hợp tác đầu tư nâng cấp Tập đoàn Y dược Bảo Long để thực hiện mưu đồ kinh doanh khác.
Có phải “Cứu tinh” ?
Theo lời kể của ông Khai, trong những năm qua, do tình trạng kinh tế toàn cầu và trong nước khó khăn nên đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long; và tháng 2/2011 ông Sơn đã tìm đến Tập đoàn Bảo Long để bàn về việc nâng cấp đầu tư các đơn vị của Tập đoàn Bảo Long. Với cam kết đầy hấp dẫn: Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; Đầu tư tài chính nâng cấp xưởng sản xuất Đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP (Thực hành sản xuất tốt); Đưa trường phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông Quốc tế…
Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.
Theo đó, Điều 1 của hợp đồng này có quy định “Tập đoàn Bảo Long phải chuyển nhượng cho Tập đoàn Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm bao gồm các đơn vị sau:
- CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long
- Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long
- Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng
Một thời gian ngắn sau đó, ông Sơn đã quyết định thay đổi giấy phép kinh doanh của bệnh viện Bảo Long và đổi tên thành Bệnh viện Bảo Sơn (loại bỏ ngành nghề kinh doanh chính là Khám chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền); thay đổi toàn bộ thành viên HĐQT của bệnh viện; thông báo tạm dừng hoạt động của bệnh viện và ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng, đại lý, đơn vị trực thuộc CTCP Tập đoàn Y dược Bảo Long; Riêng trường dạy Võ thuật bảo Long thì chỉ còn được phép sử dụng 1/3 cơ sở cũ.
Trước tình hình đó, ông Khai cho rằng Tập đoàn Bảo Sơn đã vi phạm nghiêm trọng những điều ký kết trong hợp đồng. Cụ thể, Tập đoàn Bảo Sơn vẫn chưa trả hết số tiền mua cổ phần của Bảo Long nhưng đã tự động thay đổi và làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Bảo Long.
Cái lý của Bảo Long
Trong khi Tập đoàn Bảo Sơn cho rằng, số tiền 227,5 tỷ đồng là toàn bộ hợp đồng và đã thanh toán đủ với Tập đoàn Bảo Long thì ông Khai dẫn chứng: Theo Điều 1 của hợp đồng nhưng trong hợp đồng còn ghi rõ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là 227.513.174.701 đồng (227,5 tỷ đồng). Trong đó gồm:
- Giá trị toàn bộ diện tích đất là 53.382,7m2 là 163.991.980.000 đồng
- Giá trị công trình xây dựng trên đất là 63.521.194.701 đồng
Do đó, ông Khai cho rằng hai hạng mục này đã đủ số tiền 227,5 tỷ đồng, còn những hạng mục còn lại như: 100% vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được Tập đoàn Bảo Sơn thanh toán.
Theo ông Khai, tổng số tiền của các hạng mục mà Tập đoàn Bảo Sơn còn nợ Tập đoàn Bảo Long là 125 tỷ đồng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả thương vụ mua bán này...
TTVN
– Đơn kêu cứu của Tập đoàn Y dược Bảo Long (PT)
-
Để giải tỏa bất hợp lý này, lãnh đạo Sở Y tế đã triệu tập cuộc họp giữa Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và ông Nguyễn Trường Sơn cùng ông Trịnh Đình Cần.
Kết luận của Sở Y tế Hà Nội Nhận được đơn kêu cứu được ký tên là tập thể "cán bộ công nhân viên và học sinh Tập đoàn Y dược Bảo Long; Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long kiêm Giám đốc Công ty ĐND Bảo Long" đề ngày 10/08/2011, trong đơn kêu cứu có trình bày việc do thiếu vốn nên Tập đoàn Y dược Bảo Long kêu gọi vốn đóng góp từ ông Nguyễn Trường Sơn và ông Nguyễn Trường Sơn được giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Sau đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Trường Sơn đã đổi tên "Bệnh viện đa khoa Bảo Long" thành "Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn" thiếu cơ sở pháp lý. Nhận thấy đây là vụ việc khá phức tạp và để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải ý kiến của ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long:
Ts Nguyễn Hữu Khai cho biết: Trong trào lưu phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, chúng tôi không đủ điều kiện về tài chính để phát triển nên đã kêu gọi hợp tác đầu tư. Tháng 2 năm 2011, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng nâng cấp Tập đoàn Y dược Bảo Long (nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành một bệnh viện tiên tiến hiện đại ngang tầm quốc tế; Nâng cấp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn Quốc tế GMP và nâng cấp trường Phổ thông Võ thuật
Bảo Long thành trường Phổ thông Quốc tế…).
Tại biên bản ghi nhớ và trong buổi đón tiếp Bộ trưởng cùng lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Bộ Y tế lên thăm Tập đoàn Y dược Bảo Long, ông Nguyễn Trường Sơn đã công bố dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa Bảo Long với những hình ảnh hết sức tốt đẹp, được Bộ trưởng và lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện nhiệt liệt ủng hộ và toàn thể CBCNV hết sức phấn khởi vui mừng đón nhận sự kiện trên, coi ông Nguyễn Trường Sơn là một quý nhân và tôn vinh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Y dược Bảo Long.
Ông Nguyễn Trường Sơn yêu cầu đầu tư đợt 1 với số tiền tương đương với giá trị toàn bộ diện tích đất và nhà xưởng xây dựng trên đất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (một trong những thành viên thuộc Tập đoàn Y dược Bảo Long tại Cổ Đông, TX Sơn Tây, TP. Hà Nội), sau đó ông Sơn lại đề nghị các thành viên trong Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Bảo Long ký văn bản chuyển nhượng cổ phần cho ông Sơn và vợ con ông Sơn (trong văn bản có ghi: “Chúng tôi đã nhận đủ tiền chuyển nhượng cổ phần và sau đây không kiện cáo gì”.
Ông Sơn hứa sẽ trả tiền cho các thành viên sau. Tuy nhiên cho đến nay ông vẫn chưa trả đồng nào. Có được chữ ký trên, ông Sơn đã thay đổi tên các thành viên trong đăng ký kinh doanh của Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành tên mình cùng vợ con. Đồng thời đổi tên Bệnh viện đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn và thuê ông Trịnh Đình Cần làm giám đốc, đứng tên chịu trách nhiệm pháp lý. Việc đổi tên Bệnh viện ông Sơn không thông qua Sở Y tế và Bộ Y tế. Hiện tại, giấy đăng ký kinh doanh của Bệnh viện đa khoa Bảo Long do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp thì mang tên Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và các chứng chỉ chuyên môn của Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hà Nội cấp thì vẫn mang tên Bệnh viện đa khoa Bảo Long.
Việc bất hợp lý này khiến bệnh viện đa khoa Bảo Long gặp rất nhiều khó khăn: Không chuyển tuyến cấp cứu bệnh nhân được, không thực hiện được việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế, không thanh toán được tiền bảo hiểm y tế với Nhà nước, không nhận được tiền từ Ngân hàng và thanh quyết toán thuế với Nhà nước… Để giải tỏa bất hợp lý này, lãnh đạo Sở Y tế đã triệu tập cuộc họp giữa Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa Bảo Long và ông Nguyễn Trường Sơn cùng ông Trịnh Đình Cần.
Tại cuộc họp, ông Sơn đã nhận thấy việc đổi tên Bệnh viện đột ngột là sai nguyên tắc theo quy định của ngành y tế và hứa sẽ đổi tên và làm lại con dấu trả Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Nhưng sau một tháng kể từ ngày 07/7/2011 đến ngày 05/8/2011 ông Nguyễn Trường Sơn và ông Trịnh Đình Cần đã thay lời hứa trên bằng quyết định: Đình chỉ hoạt động Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn khiến cho Bệnh viện đa khoa Bảo Long bị cướp mất thương hiệu và có nguy cơ bị ngưng hoạt động. Xuân Hợp
— Bảo Sơn – Bảo Long: Rắc rối lớn từ một cuộc thâu tóm
Bệnh viện đa khoa Bảo Long nằm trong danh sách chuyển nhượng cho tập đoàn Bảo Sơn.
Tập đoàn Bảo Long mới đây đã có tờ trình gửi UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng về việc xin “cứu xét để được tiếp tục hoạt động” sau khi đã tiến hành bán cổ phần cho tập đoàn Bảo Sơn.
Trong tờ trình của mình, ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cho biết trong quá trình hoạt động, do khó khăn tài chính nên đã phải kêu gọi đầu tư bên ngoài.
Ngày 12/2/2011, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư - Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã tới bàn bạc và ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư.
Cụ thể, phía Bảo Sơn cam kết đầu tư vốn để nâng cấp bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện tiên tiến ngang tầm quốc tế; nâng cấp xưởng sản xuất đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP và đưa Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường phổ thông quốc tế.
Ngày 3/3/2011, hai bên đã đi đến ký kết “Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm”.
Theo hợp đồng này, Bảo Long phải chuyển nhượng cho Bảo Sơn 100% vốn cổ phần của các cổ đông và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long, với tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng.
Phía Bảo Long cho rằng Bảo Sơn hiện đã làm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phẩn, thay tên gọi của bệnh viện đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa Bảo Sơn…, nhưng chưa thanh toán hết tiền và không thực hiện cam kết kinh doanh.
“Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ chuyển tiền trả cho các thành viên Bảo Long để tất toán hết công nợ. Chúng tôi đã ký, nhưng đến nay ông Sơn vẫn chưa hề trả đồng nào. Theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả chúng tôi hàng trăm tỷ đồng…”, tờ trình của ông Nguyễn Hữu Khai viết.
Tuy nhiên, theo phản hồi mới nhất từ phía Bảo Sơn, doanh nghiệp này đã thanh toán 227 tỷ đồng cho Bảo Long, nhưng Bảo Long không đồng tình vì cho rằng số tiền này mới chỉ là giá trị toàn bộ diện tích đất và giá trị công trình xây dựng trên đất, trong khi các khoản còn lại như: vốn cổ phần của các cổ đông, phần vốn góp bổ sung của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật, vườn hoa cây cảnh và thương hiệu của 3 đơn vị trên chưa được tính.
Chưa rõ UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành chức năng sẽ giải quyết thế nào đối với tờ trình này của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, trên góc độ kinh tế, có thể thấy đây là một vụ thâu tóm mà các bên chưa thực sự thống nhất được một cách trọn vẹn các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, dẫn đến các tranh chấp không đáng có.