-
-
Phe nào bên Tàu khởi xướng cái vụ hộ chiếu?: “You cannot not support this”: the passport saga impresses China’s online nationalists (SouthSeaConversations 27-11--12) -- Bài rất có ích về nội tình vu việc.
Students of PRC foreign policy constantly come up against the question of whether the actions of the Chinese state are the result of decisions made by the centralised leadership or individual state agencies.
Linda Jakobson and Dean Knox’s 2010 SIPRI report, ‘New Foreign Policy Actors in China‘ provided an excellent overview of the range of players on the Chinese foreign policy scene. Taking a similar approach in relation to the South China Sea issue, the International Crisis Group’s ‘Stirring up the Sea (I)‘ report earlier this year emphasised the incoherence that can result from individual (and sometimes competing) agencies acting according to their own priorities rather than a consistent centralized policy.
In the PRC’s latest diplomatic disaster, images embedded on the visa pages of the PRC’s new passports have managed to simultaneously provoke the official ire of Vietnam, the Philippines,India and Taiwan.
The two South China Sea claimants have protested the inclusion of a map including the nine-dash line representing China’s “territory” in the disputed sea, India disputes the maps’ depiction of Arunachal Pradesh as part of Tibet, and the passports’ pictures of Taiwan landmarks prompted rare expressions of anger from Ma Ying-jeou and the ROC’s Mainland Affairs Council.
This looks to be a classic case of policy uncoordination resulting from a domestically-focused agency taking actions that directly impinge on other countries’ interests. From the FT’s report breaking the story:
The SIPRI and ICG reports mentioned above didn’t focus much attention on the Ministry of Public Security as a player in PRC foreign policy, but it has certainly become one, inadvertently or otherwise.
Possible strategic benefits to the PRC from this passport move have been pointed out. Ben Bland, for example, one of the authors of the FT’s scoop, tweeted that
Phoenix TV, which normally positions itself as either hardline or supportive of the government, actually ran a relatively long editorial criticizing the passports for creating unnecessary inconvenience for Chinese travellers.
The kneejerk e-nationalists on Phoenix and Tencent news portal comment threads absolutely loved the move — probably the best indication that it was strategically witless.
Top Phoenix comments from story headlined, ‘New Chinese passport sketches South China Sea sovereignty, Vietnam and Philippines protest claiming “violation of sovereignty” ‘ (13,979 participants/238 comments):
But if this move accords with nationalistic sections of public opinion, it is a case of correlation without causation. The new e-passports have been in circulation since May this year, but almost nobody inside or outside China seems to have noticed the barely-visible maps until last week. The authorities certainly haven’t been claiming any nationalist credits for their inclusion up to this point, as some quick news archive searches make clear.
As the Ministry of Public Security performed their ostensibly mundane task of producing travel documents for Chinese citizens they had no choice but to include the nine-dash line and Arunachal Pradesh; to do otherwise would have rendered the passports illegal maps.
Đọc thêm bài dưới đây của Jakobson & Knox:
KINH ĐIỂN: Ai có ảnh hưởng đến chính sách ngoai giao của Tàu? New Foreign Policy Actors in China (SIPRI Paper 9-2010) -- Báo cáo dài, rất có ích của Linda Jakobson và Dean Knox ◄
Thế hệ 6 của lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu lộ diện: China’s Leadership Change Puts Pair Ahead of Their Peers for 2017 (NYT 26-11-12) -- Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài. Sun Zhengcai, A Rising Star (Diplomat 28-11-12)
ASEAN và Biển Đông: Asean chief warns on South China Sea disputes (FT 27-11-12) -- Ben Bland
'Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề Palestine của Châu Á'
Biển Đông nóng tại hội thảo Việt Nam họcTuyên bô phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình "lưỡi bò" lên hộ chiếu công dân (26-11-12) ◄◄
Chính sách ngoại giao Mỹ đối với Tàu: China, the Weak and the Restless (Ameriacn Interest 20-11-12) -- Taylor Fravel cho rằng bài này (của Stephen Krasner) là hay, tôi thì cho rằng nó cũng thường thôi!
Chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình: The World According to Xi (Project Syndiacte 27-11-12)
Tập Cận Bình sợ "Mùa xuân Trung Hoa"? Xi feels threat of a China Spring (Asia Times 28-11-12)
Bệnh chống xã hội của Trung Quốc
18:55 ngày 27.11.2012
- SGTT.VN - Tạp chí Foreign Policy Journal, số ra ngày 26.11 có bài Tranh cãi về bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc: sự không khoan nhượng về những tham vọng bành trướng.
Tranh chấp biển Đông ngày càng thêm phức tạp. Thủ đoạn của Trung Quốc, một mặt dùng kinh tế để chi phối nhằm chia rẽ nội bộ các nước ASEAN, tạo ý kiến đa số cho phương thức không « quốc tế hóa » tranh chấp biển Đông, cô lập hai nước Việt Nam và Phi. Mặt khác, Trung Quốc nỗ lực thực thi quyền hành sử chủ quyền (effectivité) tại các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, cũng như trên vùng biển Đông, với tham vọng tạo ra một thế « đã rồi » về pháp lý cho các nước có tranh chấp trong khu vực.
Những ngày gần đây Trung Quốc tiến thêm một bước như để khẳng định quyền tài phán của mình tại vùng biển Đông bằng cách cho in hình bản đồ chữ U chín đoạn lên hộ chiếu điện tử kiểu mới để cấp cho kiều dân của họ. Việc này gây khó xử cho các nước có tranh chấp như VN, Phi. Quyết định cho hay không cho nhưng người mang hộ chiếu này nhập cảnh vào VN (và Phi) đều có thể tạo những hậu quả khó đoán về các mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Nguồn gốc của bản đồ chữ U chín gạch có nhiều điểm không minh bạch. Trên phương diện hành chánh và quốc tế công pháp, tháng 7 năm 2006, nhà nước Trung Quốc đã công bố, trong nước cũng như trước quốc tế, bộ bản đồ hành chính gồm có các bản đồ sau : Trung Quốc Chính Khu 中国政区, Trung Quốc Địa Thế 中国地势, Trung Quốc Thủy Hệ 中国水系 và Trung Quốc Giao Thông 中国交通. Việc công bố này nhằm giới thiệu cho các nước trên thế giới địa lý nhân văn, địa lý kinh tế cũng như các vùng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc. Bản đồ « Trung Quốc Chính Khu » bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời vùng biển chung quanh được vẽ bằng chín đoạn hình chữ U. Bản đồ này cũng không quên bao gồm Đài Loan, Tây Tạng cũng như các vùng có tranh chấp với Ấn Độ vào lãnh thổ TQ.
Sau khi bộ bản đồ công bố, hầu hết các tấm bản đồ do TQ xuất bản đều có vẽ đường chín đoạn hình chữ U, với ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ. Và cũng kể từ đó phía Trung Quốc đơn phương mở mặt trận truyền thông để tuyên truyền ra quốc tế về chủ quyền của của họ tại biển Đông.
Trong các lớp dạy Hoa ngữ của các trường trung học hay đại học tại các nước Châu Âu, bản đồ Trung Quốc Chính Khu luôn được các giáo sư người Hoa treo trong các lớp học.
Các tài liệu nghiên cứu của các học giả TQ đều có hình bản đồ Trung Quốc Chính Khu. Sự việc gần đây, National Geographic Hoa Kỳ đã bị thuyết phục, ghi chú trên các bản đồ HS và TS thuộc TQ. Các tạp chí khoa học lừng danh quốc tế như tờ «Nature », « Science »… đã công bố bài của học giả TQ có đính kèm tấm bản đồ Trung Quốc Chính Khu mặc dầu các tấm bản đồ này không liên quan gì đến chủ đề nghiên cứu… Các sự việc này đã tạo ra một cuộc tranh cãi giữa các học giả VN và các tạp chí quốc tế liên hệ. Rốt cục tính hợp lý của khoa học được thiết lập vì một tạp chí khoa học, hay một cơ quan địa dư quốc tế, không thể đăng các dữ kiện nặng về tuyên truyền, hay các dữ kiện khoa học không kiểm chứng.
Nhưng hình như dư luận quốc tế chỉ biết đến tấm bản đồ chín đoạn chữ U của Trung Quốc qua công hàm phản đối các hồ sơ « Thềm lục địa mở rộng » của Việt Nam và Mã Lai tháng 5 năm 2009.
Việc cho in hình bản đồ « Trung Quốc Chính Khu » trên hộ chiếu điện tử cũng nằm trong chiến dịch tuyên truyền, nhưng tầm lợi hại của nó về mặt pháp lý không thể xem thường.
Tin tức từ BBC, Giáo sư môn quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, ông Thời Ân Hoằng, cho rằng quyết định in hình bản đồ này là do lãnh đạo cấp bộ đưa ra, chứ "không phải từ cấp lãnh đạo cao nhất".
Trên quan điểm quốc tế công pháp, các bộ Nội Vụ (hay bộ Công An), bộ Ngoại giao là cơ quan có đủ thẩm quyền về các vấn đề thuộc về chiếu khán và kiều dân. Nhận định của GS Thời sẽ là không hợp cách nếu nhận định trên có ý nghĩa : vì hộ chiếu này do cấp bộ đưa ra (chứ không phải do lãnh đạo cấp cao) nên không có giá trị pháp lý.
Điều cần phải xem xét là hình thức của tấm bản đồ in trên hộ chiếu của Trung Quốc có được xem như là một « tuyên bố đơn phương » về lãnh thổ của nước này hay không ? Việc này sẽ đặt lại vấn đề, nếu các nước khác đóng dấu cho nhập cảnh một cách bình thường như không có việc gì xảy ra đối với các công dân TQ mang hộ chiếu này, có thể suy diễn rằng các nước đó mặc nhiên chấp nhận « tuyên bố đơn phương » này của TQ hay không ?
Phía VN, bộ Ngoại giao gởi công hàm phản đối và yêu cầu phía TQ thâu hồi các hộ chiếu này.
Nhưng phản ứng của phía Ấn Độ thì dữ dội « miếng trả miếng », cho đóng dấu in hình bản đồ Ấn Độ lên các tấm hộ chiếu này, trong đó các vùng tranh chấp thì thuộc về Ấn Độ.
Mới đây, tin tức trong nước đăng từ BBC cho biết, để trả đũa, các đồn công an biên phòng VN tại Lào Cai và Móng Cái đóng dấu « hủy » trên các hộ chiếu này.
Trên phương diện công pháp quốc tế, nếu hành vi này đến từ quyết định cá nhân của các viên chức địa phương thì sẽ không có giá trị pháp lý. (Nhưng các hành động đơn phương của cá nhân có thể đưa đến các trục trặc ngoại giao hay các phản ứng trả đũa về kinh tế, chính trị, thậm chí xung đột quân sự mà phía VN không có phương cách hữu hiệu chống trả lại.)
Tuy vậy, các hành vi thể hiện việc « hành sử quyền chủ quyền » của TQ có thể nhắm đến 2 điều :1/ chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho một phiên tòa (hay trọng tài) phân xử trong tương lai và 2/ tạo một cái bẫy đển các nước liên quan (VN và Phi) nhìn nhận có tranh chấp tại các khu vực không có tranh chấp.
Điểm 1, trong các vụ tranh chấp lãnh thổ, hành vi hành sử chủ quyền của quốc gia luôn là một bằng chứng thuyết phục nhứt chứng minh quốc gia này có chủ quyền tại vùng lãnh thổ đó.
Trong vụ án xử tranh chấp giữa Mã Lai và Singapour về chủ quyền đảo Pedra Branca, Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ) ngày 23-5-2008 là một bản án mẫu để so sánh giá trị pháp lý của « danh nghĩa chủ quyền lịch sử » với « hành vi hành sử chủ quyền » tại một vùng lãnh thổ.
Mã Lai đã chứng minh, và được Tòa nhìn nhận, nước này có danh nghĩa chủ quyền lịch sử tại các đảo tranh chấp. Nhưng yếu tố đã khiến Mã Lai bị mất chủ quyền lịch sử là trong một thời gian dài, Mã Lai (và các quốc gia tiền nhiệm) đã im lặng trước những hành vi thể hiện quyền tài phán của Singapour tại đảo tranh chấp. Mặt khác, tấm « công hàm » viết năm 1953 của bộ trưởng ngoại giao lâm thời của vương quốc Johor (nhà nước tiền nhiệm của Mã Lai) đã phủ nhận chủ quyền của tiểu quốc Johor tại đảo Pedra Branca.
Tòa quyết định Singapour tạo được danh nghĩa chủ quyền tại đảo Pedra Branca do việc chiếm hữu hòa bình và lâu dài trên lãnh thổ này (effectivité) cũng như thái độ đồng thuận (acquiescement) của Mã Lai.
Điểm hai, phía TQ có lẽ tạo ra một hỏa mù chung quanh ý nghĩa của tấm bản đồ chữ U chín gạch để biến có tranh chấp một vùng biển không tranh chấp.
Hiện nay, tùy thời kỳ và tùy lúc, phía TQ đã viện các lý lẽ như sau để chứng minh quyền chủ quyền của họ : 1/ vùng biển giới hạn bởi bản đồ 9 gạch chữ U là vùng « biển lịch sử », 2/ TQ có chủ quyền các đảo HS và TS và vùng nước chung quanh, và 3/ TQ có « quyền lịch sử » trong vùng biển giới hạn vẽ trên tấm bản đồ.
Về giá trị pháp lý, theo tập quán quốc tế, các bản đồ, như bản đồ chữ U chín đoạn, tự nó không có giá trị pháp lý.
Vụ tranh chấp Burkina-Faso – Mali được đưa ra Tòa CIJ ngày 22-12-1986, Tòa cho rằng « Trong vấn đề phân định biên giới hay tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các tấm bản đồ chỉ đơn giản là các dữ kiện, với ít nhiều chính xác tùy theo trường hợp. Chúng không bao giờ, chỉ qua chúng và bằng sự hiện hữu của chúng, mà tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ, tức là một tài liệu theo đó Công pháp quốc tế ban cho một giá trị pháp lý tự tại nhằm để thiết lập những quyền hạn về lãnh thổ ».
Vì vậy tranh luận về giá trị « bản đồ » với TQ là sai lầm.
Nhưng ta không thể loại bỏ trường hợp, nếu một tấm bản đồ vẽ sai, nhưng đã được in đi in lại nhiều lần, kể cả do bên liên quan in ra, thì nó có thể được xem như là sự đồng thuận (acquiescement) của bên liên quan kia về nội dung của tấm bản đồ đó. Vụ xử của CIJ về tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear cho ta kinh nghiệm này.
Chủ ý của hộ chiếu cũng nhắm vào việc này.
Yếu tố 1, vùng « biển lịch sử », phía TQ không thuyết phục được vì luật quốc tế không có qui định về « biển lịch sử ».
Yếu tố 2, phía TQ cần chứng minh các đảo thuộc HS và TS thuộc chủ quyền của TQ mà việc này không dễ dàng vì phải đối phó với hồ sơ vững chắc của phía VN. Ngoài ra còn phải thuyết phục các nước trong khu vực về hiệu quả 200 hải lý ZEE dành cho các đảo thuộc HS và TS.
Yếu tố 3, hiện nay TQ vịn vào « quyền lịch sử » để đòi chủ quyền vùng biển Đông và các đảo Điếu Ngư. Dư luận quốc tế hiện nay phê phán « quyền lịch sử - droit historique » của TQ đang thách thức « luật quốc tế - droit international ».
Công pháp quốc tế không nhìn nhận « quyền lịch sử ».
Vì vậy chủ ý các việc tạo căng thẳng của TQ trong những năm tháng gần đây là tạo một ấn tượng « có tranh chấp » ở một vùng « không tranh chấp », như bãi Tư Chính của VN.
Vụ xử tranh chấp Ấn Độ và Pakistan về khu vực Rann Of Kutch cho ta thấy lợi hại của lập trường các phía về vùng tranh chấp. Phía Ấn cho rằng không hề có tranh chấp ở khu vực Rann Of Kutch, trong khi phía Pakistan đòi phân nửa vùng này. Kết quả phân xử, Ấn được 90% vùng tranh chấp. Phía Ấn có đầy đủ hồ sơ chứng minh chủ quyền, nhưng nếu hồ sơ nước này khai rằng « có tranh chấp ở vùng Rann Of Kutch » thì kết quả sẽ chưa chắc là như vậy.
Các kế sách Tôn Tử, Ngô Tử… cho thấy nghệ thuật dùng mưu của người Hoa. Nhiều lãnh đạo (trước kia) và học giả (hiện nay) của VN đã sụp vào bẫy này. Đến nay người viết này vẫn không hiểu lý do nào, lãnh đạo VN, cũng như các học giả VN, cho rằng có tranh chấp tại vùng biển Trường Sa ?
Học giả VN muốn chia đôi với TQ khu vực này thì tiếp tục tuyên bố như vậy. TQ sẽ rất mang ơn.
-
Vài tháng trước đây người viết có viết bài “Tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough” trong đó có nhấn mạnh việc chọn lựa qui chế pháp lý cho bãi này là một quyết định chiến lược, nếu vấn đề đưa ra một trọng tài phân giải. Theo bài báo này, ta thấy Phi đã đi sai nước cờ. Lập luận của Phi là bãi cạn Scarborough nằm trong vùng Kinh tế độc quyền (EEZ 200 hải lý) do đó thuộc quyền chủ quyền của Phi. Sai lầm vì Phi đã lựa chọn qui chế cho bãi cạn Scarborough như là một “bãi chìm”, không thể chiếm hữu, trong khi trên thực tế thì bãi này là một “bãi cạn”, có nhiều đá nổi cao hơn mặt nước, mà theo Luật Biển 1982 thì bãi này có thể chiếm hữu.
Việc sẽ đến, sai lầm của Phi sẽ đưa đến việc nhìn nhận bãi cạn Scarborough “có tranh chấp” với Trung Quốc. Đó cũng là sai lầm lớn lao mà lãnh đạo và học giả VNXHCN đã phạm liên tục từ nhiều thập niên nay.
Vài chi tiết tóm lược lại từ bài trước :
Bãi cạn Scarborough, cách đảo Luçon (Luzon) của Phi khoảng 115 hải lý (215 Km), cách bờ biển VN khoảng 900 Km, cách Hồng Kông 850 Km, tọa độ 15°08’ N – 117°46’ E, có hình thể một dãi san hô tam giác chìm dưới nước, dài khoảng 10 Km, có chu vi 46 Km, bao quanh một vùng biển lặng (lagon) diện tích tổng cộng khoảng 150 Km². Bãi cạn này có một số đá nổi trên mặt nước, trong đó lớn nhất là Đá Nam (South Rock – Nam Nham), nổi trên mặt nước khoảng 1,8 mét lúc thủy triều cao. Đá này tọa lạc ở góc đông-nam, kế cận cửa (passe) vào vùng biển lặng. Cửa (passe) có chiều dài 380 mét và độ sâu từ 9 đến 11 mét. Ngoài ra còn có Đá Bắc (North Rock – Bắc Nham) cùng với một số đá khác nổi trên mặt nước. Bãi cạn Scarborough ở về phía tây bãi Macclesfield, cách 318 Km. Hai bãi này được phía Trung Quốc gộp lại chung với tên “Trung Sa quần đảo – Zhongsha Qundao”.
Về tên gọi, phía Trung Quốc cũng đã tỏ ra thiếu thống nhất. Trong các tài liệu địa chí của Trung Quốc in trước năm 1935, bãi Scarborough được ghi bằng tên quốc tế, với ghi chú tiếng Hoa là “Nam Sa quần đảo”. Đến năm 1947 bãi này được đặt là “Dân Chủ đảo – Minzhu jiao”, thuộc về “Trung Sa quần đảo”. (Như thế đến năm 1935, cái mà Trung Quốc gọi là Nam Sa – tức Trường Sa của Việt Nam hiện nay, là bãi cạn Scarborough. Đến năm 1947 họ mới “đẻ” ra tên Trung Sa, gở nhãn Nam Sa dán lên quần đảo Trường Sa, sau đó ra mặt tranh chấp với Việt Nam. Trước đó là hai bên chỉ có tranh chấp về Hoàng Sa). Đến năm 1983 thì bãi này lại đổi tên thành “Hoàng Nham – Huangyan”, gộp chung với bãi Macclesfield để tạo thành “Trung Sa quần đảo”.
Việc Trung Quốc gộp chung bãi Macclesfield, bãi chìm dưới mặt nước, vào chung với bãi Scarborough, vốn là một bãi cạn, chỉ có vài đá nổi lên mặt nước, vào thành một “quần đảo – archipel”, là hoàn toàn gượng ép trên quan điểm địa lý, địa mạo. Hai bãi này, một bãi là “bãi ngầm” chìm dưới mặt nước khoảng 50m, một bãi là ám tiêu, đá… không có “đảo” nào có thể được gọi là “đảo” theo qui ước của quốc tế. Mặt khác, hai bãi này hoàn toàn tách biệt nhau, cách nhau đến 318 Km, thiếu sự liên tục của thềm lục địa. Nó vừa không có tính “quần” lẫn tính “đảo”.
Về chủ quyền của Trung Quốc tại “Trung Sa quần đảo”, tuyên bố năm 1951 của Chu Ân Lai, bên lề hòa ước San Francisco, nói rằng : “Quần đảo Tây Sa và đảo Nam Uy cũng như các quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Đông Sa, là lãnh thổ của TQ”.
Điều đáng lưu ý là phía TQ không trưng dẫn bất kỳ bằng chứng nào, về việc khám phá hay chiếm hữu, kèm theo tuyên bố này. Tuyên bố “bên lề” này do đó mang tính “bảo lưu” hơn là một tuyên bố chủ quyền có giá trị pháp lý. Dầu vậy nó cũng được Liên Xô và các nước phe XHCN ủng hộ.
Năm 1958 Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải: “Độ rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý. Qui định này áp dụng cho tòan lãnh thổ Trung Hoa, bao gồm phần đất trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi… quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa…”.
VNDCCH, vì đứng trong khối XHCN, trước đó đã ủng hộ tuyên bố của Chu Ân Lai năm 1951, dịp này lại ra tuyên bố ủng hộ tuyên bố về lãnh hải của TQ.
Về phía Phi, theo Hiệp ước an ninh ký kết với Hoa Kỳ năm 1951, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Hoa Kỳ đóng ở Subic Bay, bãi cạn Scarborough được xem như là một tiền trạm, do vùng biển lặng của bãi này khá rộng và sâu. Tàu chiến HK thường xuyên neo ở đó. Hình thái địa lý bãi cạn này (nếu không bị chìm) thì giống như là đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, là một đảo của Anh nhưng có hợp đồng cho quân đội HK mướn dài hạn, có tầm chiến lược rất quan trọng cho chiến lược đại dương của Hoa Kỳ. Người ta ví nó là Guam thứ hai. (Guam ở Thái Bình Dương, Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, cùng với các vị trí quân sự mới khai triển tại Úc, cho phép HK bảo vệ chặt chẽ vòng đảo thứ nhứt). Như thế, gián tiếp Hoa Kỳ đã công nhận bãi cạn này thuộc phạm vi ảnh hưởng của Phi. Ngoài ra năm 1991, nhà cầm quyền Phi có cho xây một đèn pha trên bãi, nhưng sau đó bị sập (không hiểu lý do), không còn sử dụng nữa. Điều đáng tiếc là phía nhà nước Phi không có hành vi chính thức nào nhằm tuyên bố chủ quyền của mình tại bãi này, trong khi từ 1951, phía TQ đã nhiều lần lên tiếng (đòi chủ quyền) mặc dầu chưa bao giờ họ chiếm hữu hay quản lý trên thực tế.
Một số điều cơ bản về tập quán quốc tế về biển cần nên nói ở đây. Cái gọi là “Trung Sa quần đảo” có thể xem như là một « lãnh thổ » để có thể chiếm hữu hay không ?
Về bãi Macclesfield, là một bãi ngầm chìm sâu dưới mặt nước, không có điều ước quốc tế nào, hay bất kỳ một tập quán quốc tế nào, chính thức cho phép một quốc gia được phép chiếm hữu. Điều này hàm ý, bãi ngầm này nếu nằm trong vùng lãnh hải, vùng Kinh tế độc quyền (ZEE) hay thềm lục địa của một quốc gia nào thì sẽ thuộc quyền tài phán của quốc gia đó. Từ đó, quốc gia này có thể xây dựng các đảo nhân tạo, các nhà giàn (như VN xây dựng tại các bãi Tư Chính và vùng kế cận), nhưng các kiến trúc nhân tạo này không có hiệu lực đảo (theo điều 121 của Luật Biển 1982) như là một đảo tự nhiên.
Về bãi Scarborough, là một bãi có phần chìm, có phần nổi, có phần lúc chìm, lúc nổi. Tập quán và Luật quốc tế có quan niệm gì về các cấu trúc địa lý này ?
Chiếu theo án lệ sau đây, ta có thể lấy ra một kết luận. Đó là án lệ của Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ - Cour Internationale de Justice) về tranh chấp giữa Tân Gia Ba và Mã Lai về chủ quyền của các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge qua phán quyết ngày 23-5-2008.
Pedra Branca (tiếng Bồ Đào Nha) hoặc Batu Puteh (tiếng Mã Lai) có nghĩa là "đá trắng". Đây là một hòn đảo đá granite, chiều dài 137 mét và chiều rộng trung bình 60 mét, diện tích khoảng 8560 mét vuông khi thủy triều xuống. Nằm ở phía đông eo biển Malacca, có tọa độ 1° 19' 48" vĩ độ bắc và 104° 24' 27 " kinh độ đông. Đảo cách khoảng 24 hải lý về phía đông của Singapour, cách 7,7 hải lý về phía nam tiểu bang Johor của Malaisie và cách 7,6 hải lý về phía bắc của đảo Bintan của Indonesie. Trên đảo có ngọn hải đăng Horsburgh được dựng lên vào giữa thế kỷ XIX.
Middle Rocks và South Ledge là hai đảo nhỏ khác kế cận Pedra Branca / Pulau Batu Puteh. Middle Rocks cách 0,6 hải lý về phía nam, bao gồm hai hòn đá nhỏ cao khoảng 0,6-1,2 m trên mặt biển, cách nhau khoảng 250 mét. South Ledge là một đảo đá chỉ thấy khi thủy triều thấp, cách Pedra Branca / Pulau Batu Puteh 2,2 hải lý về phía nam-tây nam.
Về hình thể địa lý, ta thấy bãi cạn Scarbourough có những điểm gần giống với quần thể các đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge, nói chung là các đảo đá, có đảo nổi, có đảo lúc nổi lúc chìm tùy theo thủy triều.
Trên phương diện lịch sử, tất cả các đảo trên, kể cả lãnh thổ Singapour và Mã Lai hiện nay, đều thuộc về vương quốc Johor (từ thế kỷ 15). Tức về lịch sử, Mã Lai đã chứng minh được chủ quyền và tính liên tục quốc gia trên các đảo đó. Tuy vậy, phán quyết của CIJ cho rằng Singapour có chủ quyền ở đảo Pedra Branca. Các lý lẽ đã khiến cho Mã Lai mất đảo này là vì thái độ thụ động của quốc gia trong việc hành sử chủ quyền. Nguyên nhân khác, quan trọng hơn hết, là tấm « công hàm » 1953 của vương quốc Johor. Công hàm này có nội dung phủ nhận chủ quyền của tiểu quốc Johor tại đảo Pedra Branca, trong khi các bằng chứng đã trình bày cho thấy điều này không đúng. Điều đáng ghi nhận, người ký công hàm thuộc về một « chính phủ lâm thời », lý ra không có thẩm quyền ký nhận.
Về đá Middle Rocks (và South Ledge), Singapour vịn lý do vì các đảo này nằm trong vùng lãnh hải của đảoPedra Branca, nếu đảo này thuộc Singapour thì các đảo kia cũng thuộc nước này. Singapour dựa lên tính liên tục địa lý. Tuy vậy, Tòa phán rằng đá này thuộc về Mã Lai (có chủ quyền lịch sử do tính liên tục quốc gia) trong khi bãi chìm South Ledge, Tòa phán rằng, đảo này nằm ở vùng lãnh hải nước nào thì sẽ thuộc chủ quyền của nước đó.
Điều đáng chú ý, về tình trạng pháp lý của đá South Ledge (lúc chìm lúc nổi), tòa đã nhắc lại án lệ tranh chấp giữa Qatar c. Bahreïn (Qatar đơn phương kiện Bahreïn lên CIJ), theo đó : “luật pháp quốc tế im lặng về tình trạng pháp lý của các bãi lúc chìm lúc nổi, các bãi này có thể xem như là một “lãnh thổ” hay không ? luật pháp hiện hành cũng không thể xác định là các bãi đó có thể xem như là một lãnh thổ tương đương với “đảo” hay không”.
Điều này cho thấy, các đá nổi thường trực lên mặt nước thì có thể chiếm hữu, và có thể hưởng qui chế đảo theo điều 121, như đá Middle Rocks và đảo Pedra Branca.
Về trường hợp đá South Ledge (lúc chìm lúc nổi), luật pháp quốc tế hiện hành không có ý kiến gì về tình trạng pháp lý của nó.
Như thế, Scarborough là một bãi cạn, có đá nổi thường trực trên mặt nước, do đó có thể chiếm hữu và có lãnh hải. Điều quan trọng nhất ở đây là bãi cạn này có thể có vùng kinh tế độc quyền (ZEE) và thềm lục địa hay không ? Tùy theo hiệu quả của việc này mà việc tranh chấp hai bên Trung-Phi có “enjeu” rất quan trọng.
Vài thí dụ về hiệu lực các đảo: Luật Quốc tế về Biển không phân biệt đảo lớn hay đảo nhỏ mà chỉ qui định rằng đảo nào có thể cho người sinh sống và tạo được một đời sống kinh tế tự túc là có thể có vùng ZEE và thềm lục địa đến 200 hải lý.
Đảo Clipperton: có diện tích khoảng 6 Km², không có người ở, tọa lạc ở phía đông Thái Bình Dương, cách bờ Mễ Tây Cơ 1.120 Km, mang tên Clipperton là tên của một tên cướp biển nổi tiếng, lẩn trốn trên đảo. Năm 1858 Pháp tuyên bố chủ quyền ở đảo này. Năm 1897 Mễ chiếm đảo và tuyên bố chủ quyền. Năm 1931, Pháp đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, được xử thắng kiện. Năm 1979 Pháp tuyên bố vùng kinh tế độc quyền ZEE và thềm lục địa cho các đảo thuộc Pháp, trong đó có Clipperton. Năm 2009, Pháp đệ trình hồ sơ thềm lục địa mở rộng cho cả đảo này và không gặp phản đối của nước nào. Đảo này chỉ là một đảo san hô, không có người ở, hoạt động kinh tế duy nhất là đánh cá.
Các đá St-Pierre và St-Paul: Đây là một tập hợp 12 đá nhỏ do núi lửa cũ cấu thành, ở phía đông Brésil. Đá cao nhất 22,5 mét. Đá lớn nhất có kích thuớc 350 mét X 200 mét, diện tích khoảng 10.000 m². Một ngọn hải đăng được dựng nơi đây. Đá này còn nhỏ hơn bất kỳ đá nào ở TS, nhưng nó được đầy đủ vùng ZEE và thềm lục địa. Năm 2004, Brésil đệ trình hồ sơ thềm lục địa mở rộng, xác định vùng biển và thềm lục địa tại hai đá này. Hồ sơ không bị bác, với 15 phiếu thuận và 2 phiếu chống.
Các đảo McDonald và Herald của Úc: Các đảo này không có người sinh sống cũng như không có hoạt động kinh tế nào. Tuy vậy đệ trình của Úc về thềm lục địa mở rộng vẫn tính hiệu lực hai đảo này.
Đảo Okinotorishima của Nhật: Đảo này thực ra là một đảo đang chìm, chỉ còn nổi lên mặt ba hòn đá nhỏ. Nhật ra sức củng cố đảo để không cho nó chìm xuống. Năm 2008, Nhật đã đệ trình hồ sơ thềm lục địa mở rộng, trong đó đảo này được tính đầy đủ hiệu lực.
Nếu vấn đề đưa ra một trong tài quốc tế:
Các thí dụ ở trên cho thấy một đảo, đá, không có người sinh sống và nền kinh tế tự túc, đôi khi vẫn có hiệu lực đầy đủ về ZEE và thềm lục địa. Nếu so sánh các đảo HS và TS (có người sinh sống), thậm chí bãi cạn Scarborough, với các đảo trên, đồng thời xét qua các án lệ về chủ quyền và tình trạng pháp lý của các đảo, ta thấy các đảo HS, TS hay bãi cạn Scarborough có thể được xem là “lãnh thổ”. Từ đó một nước có thể chiếm hữu, có thể đòi hiệu lực về ZEE và thềm lục địa.
Ý thức được điều này, ta sẽ thấy việc lựa chọn để đưa ra trọng tài phân xử trong trường hợp tranh chấp Scarborough là một lựa chọn chiến lược, có nhiều “options” riêng biệt:
1/ Dựa trên ZEE và thềm lục địa. Bãi Scarborough là một bãi đá không có giá trị “lãnh thổ” để có thể chiếm hữu như đảo. Bãi này tọa lạc trong vùng kinh tế độc quyền 200 hải lý của Phi, do đó thuộc quyền tài phán của Phi.
2/ Dựa lên chủ quyền của Phi tại bãi cạn Scarborough, đồng thời vùng biển chung quanh thuộc về vùng kinh tế độc quyền của Phi. Bãi cạn này, theo hình thể địa lý của nó, theo các án lệ quốc tế và luật quốc tế về Biển, là một “lãnh thổ” như là đảo, có thể chiếm hữu. Từ lâu Phi đã hành sử chủ quyền và quyền tài phán tại bãi cạn này, qua việc cho phép hải quân Hoa Kỳ đóng tại đây cũng như việc xây hải đăng (không thành) trong quá khứ.
Theo tuyên bố của nhà chức trách Phi, hiện nay nước này có vẻ chú tâm nhiều tới “Option 1”, lấy hứng từ tổ hợp luật sư Covington & Burling ở Washington, qua hồ sơ Việt Nam tại bãi Tư Chính, phía TQ gọi là Vạn An Bắc, vào thập niên 90, khi phía TQ ngang nhiên ký giấy phép cho các công ty nước ngoài khai thác khu vực này. Lập luận của các luật sư này, qua hồ sơ “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông” do Brice M. Claget thành lập, theo đó bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa của VN, không liên quan đến Trường Sa. Tuy vậy, nếu Phi áp dụng phương pháp này sẽ phạm nhiều sai lầm chiến lược : a) Phi không bị mất tố quyền (forclusion) như trường hợp Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và sự khác biệt giữa hai khu vực một bên là bãi cạn, một bên là bãi ngầm. b) Bãi ngầm Tư Chính không thể chiếm hữu, do đó không thể đòi hỏi ZEE và thềm lục địa. Trong khi bãi cạn Scarborough thì có thể xem như là lãnh thổ, có thể chiếm hữu và có thể đòi hỏi lãnh hải, ZEE và thềm lục địa.
Theo “option 1”, Phi gián tiếp không nhìn nhận tình trạng pháp lý bãi cạn Scarborough như địa mạo của nó đã được tập quán quốc tế công nhận, lại xem nó như là một bãi ngầm. Trong khi TQ tận dụng yếu tố pháp lý này, lợi dụng sự ngập ngừng của Phi về bãi cạn Scarborough, để đặt căn bản đòi vùng biển của họ. Phía TQ đã lập lại những gì họ đã làm đối với VN ở khu vực Tư Chính từ hai thập niên trước, cho Phi ở khu vực Scarborough hiện nay.
Lập trường phía TQ : đòi quyền quản lý biển mà không cần chứng minh quyền chủ quyền các “lãnh thổ” từ đó sinh ra vùng biển (mà họ đòi quản lý). Lập trường của Phi (và VN) : ám thị từ bỏ các quyền của mình tại các vùng biển phát sinh từ các lãnh thổ trên biển mà mình có thể dễ dàng chứng minh chủ quyền, đặt lập luận trên quyền quản lý biển từ lãnh thổ trên đất liền.
Việc này làm yếu đi tư thế của Phi (cũng như của VN tại TS). Tranh chấp trên bề mặt là tranh chấp về biển sẽ che khuất tranh chấp chủ quyền các “lãnh thổ” trên biển. Phía TQ chỉ chờ có bấy nhiêu để nhân dịp đó để tuyên truyền chủ quyền của họ ở các “lãnh thổ trên biển”. Bởi vì, khi hai bên chấp nhận là có tranh chấp về biển, tức là hai bên mặc nhiên đồng ý “lãnh thổ” sinh ra “vùng biển đang tranh chấp” cũng có tranh chấp.
Vài điều nói thêm:
Vấn đề, lẽ ra chỉ là việc “bảo vệ chủ quyền” lại trở thành việc giải quyết “tranh chấp chủ quyền”.
Hành động của TQ tương tự một tên cướp, vào nhà người ta đòi chia hai ngôi nhà với chủ.
Trường hợp này chủ nhà sẽ “bảo vệ” chủ quyền ngôi nhà của mình hay là tìm phương pháp giải quyết “tranh chấp” với kẻ cướp ? Dĩ nhiên là “bảo vệ”. Nếu bảo vệ bằng sức không được thì bảo vệ bằng công lý của Tòa án.
Việc này Phi đang làm. Nhưng nếu hồ sơ của Phi nhìn nhận “có tranh chấp” ở bãi cạn Scarborough, theo kinh nghiệm của nhiều bản án mẫu của CIJ, bãi này sẽ chia hai. Khôn hay dại chỉ đường tơ kẻ tóc.
Phe nào bên Tàu khởi xướng cái vụ hộ chiếu?: “You cannot not support this”: the passport saga impresses China’s online nationalists (SouthSeaConversations 27-11--12) -- Bài rất có ích về nội tình vu việc.
Students of PRC foreign policy constantly come up against the question of whether the actions of the Chinese state are the result of decisions made by the centralised leadership or individual state agencies.
Linda Jakobson and Dean Knox’s 2010 SIPRI report, ‘New Foreign Policy Actors in China‘ provided an excellent overview of the range of players on the Chinese foreign policy scene. Taking a similar approach in relation to the South China Sea issue, the International Crisis Group’s ‘Stirring up the Sea (I)‘ report earlier this year emphasised the incoherence that can result from individual (and sometimes competing) agencies acting according to their own priorities rather than a consistent centralized policy.
In the PRC’s latest diplomatic disaster, images embedded on the visa pages of the PRC’s new passports have managed to simultaneously provoke the official ire of Vietnam, the Philippines,India and Taiwan.
The two South China Sea claimants have protested the inclusion of a map including the nine-dash line representing China’s “territory” in the disputed sea, India disputes the maps’ depiction of Arunachal Pradesh as part of Tibet, and the passports’ pictures of Taiwan landmarks prompted rare expressions of anger from Ma Ying-jeou and the ROC’s Mainland Affairs Council.
This looks to be a classic case of policy uncoordination resulting from a domestically-focused agency taking actions that directly impinge on other countries’ interests. From the FT’s report breaking the story:
The next day the Guardian quoted MFA spokeswoman Hua Chunying saying, “The outline map of China on the passport is not directed against any particular country.” Yet neither the Chinese nor theEnglish versions of the official transcript of Hua’s November 23 press conference include the comment, suggesting that the Foreign Ministry remained disinclined to take responsibility for the move.China’s ministry of public security oversees the design and issuing of the new Chinese passports, according to an official at the Chinese foreign ministry who declined to comment further.
The SIPRI and ICG reports mentioned above didn’t focus much attention on the Ministry of Public Security as a player in PRC foreign policy, but it has certainly become one, inadvertently or otherwise.
Possible strategic benefits to the PRC from this passport move have been pointed out. Ben Bland, for example, one of the authors of the FT’s scoop, tweeted that
However, that’s exactly what Vietnam has been refusing to do at its border crossings, instead issuing “loose leaf” travel permits on separate pieces of paper. At Lao Cai officials have even been stamping Chinese visitors’ passports as “invalid”, and India, meanwhile, has been stamping the passports with its own version of where the border between the two countries should lie.When Vietnam/Philippines stamp visiting Chinese passports, they implicitly validate nine-dash line claim
Phoenix TV, which normally positions itself as either hardline or supportive of the government, actually ran a relatively long editorial criticizing the passports for creating unnecessary inconvenience for Chinese travellers.
The kneejerk e-nationalists on Phoenix and Tencent news portal comment threads absolutely loved the move — probably the best indication that it was strategically witless.
Top Phoenix comments from story headlined, ‘New Chinese passport sketches South China Sea sovereignty, Vietnam and Philippines protest claiming “violation of sovereignty” ‘ (13,979 participants/238 comments):
And top Tencent comments from story with almost exactly the same headline (41,355 participants/3349 comments):I support this measure by the government!! Long live! [3761 recommends]You can not go those two countries [Vietnam and the Philippines], but you cannot not support this [2383]Support the Chinese government taking some action in foreign policy!!! [1283]etc.
Once again, Netease commenters, and/or their editors, proved themselves to be of a quite different persuasion to the other forums. Top comments from ‘Vietnam refuses entry to a number of Chinese citizens with new passports‘ (8706 participants/376 comments):Strongly support the government’s affirmation of sovereignty, sovereignty cannot be negotiated over, what should be taken back should be taken back with no mercy! [. . .etc. . .] [12,520 supports]This move is good, ya, [. . . etc. . . ] [5826]I support the new passports! We absolutely cannot compromise or let up! If we don’t go to those countries that don’t recognize our passports, we can go to other countries just the same! [. . . etc. . . ] [3930]etc.
I imagine this episode may end up being cited as an example of the PRC government “appeasing” nationalist public opinion in its foreign policy. Certainly the it seems to be popular with those who will likely never actually need to make use of a passport.Wow, with this kind of weather forecast, little Vietnam will be nervous! [2774 dings]Ding me and you get rich today! Ding me and a corrupt official dies! [1554]Just put the whole of Vietnam’s territory on our map! <— in reply to — Better to include the whole world, the whole Milky Way galaxy, the whole universe. You’ll be the most badass if you sit inside your house, clutch your map of the universe and fight to the death! [1387]I want to know if the Diaoyu Islands have been put on that map, let everyone who goes into and our of Japan get it verified by the Japanese government. If it hasn’t been put on the map, don’t ever “protest, denounce” again! [688]
But if this move accords with nationalistic sections of public opinion, it is a case of correlation without causation. The new e-passports have been in circulation since May this year, but almost nobody inside or outside China seems to have noticed the barely-visible maps until last week. The authorities certainly haven’t been claiming any nationalist credits for their inclusion up to this point, as some quick news archive searches make clear.
As the Ministry of Public Security performed their ostensibly mundane task of producing travel documents for Chinese citizens they had no choice but to include the nine-dash line and Arunachal Pradesh; to do otherwise would have rendered the passports illegal maps.
Đọc thêm bài dưới đây của Jakobson & Knox:
KINH ĐIỂN: Ai có ảnh hưởng đến chính sách ngoai giao của Tàu? New Foreign Policy Actors in China (SIPRI Paper 9-2010) -- Báo cáo dài, rất có ích của Linda Jakobson và Dean Knox ◄
Thế hệ 6 của lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu lộ diện: China’s Leadership Change Puts Pair Ahead of Their Peers for 2017 (NYT 26-11-12) -- Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài. Sun Zhengcai, A Rising Star (Diplomat 28-11-12)
ASEAN và Biển Đông: Asean chief warns on South China Sea disputes (FT 27-11-12) -- Ben Bland
'Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề Palestine của Châu Á'
27.11.2012
Biển Đông nóng tại hội thảo Việt Nam họcTuyên bô phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình "lưỡi bò" lên hộ chiếu công dân (26-11-12) ◄◄
Chính sách ngoại giao Mỹ đối với Tàu: China, the Weak and the Restless (Ameriacn Interest 20-11-12) -- Taylor Fravel cho rằng bài này (của Stephen Krasner) là hay, tôi thì cho rằng nó cũng thường thôi!
Chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình: The World According to Xi (Project Syndiacte 27-11-12)
Tập Cận Bình sợ "Mùa xuân Trung Hoa"? Xi feels threat of a China Spring (Asia Times 28-11-12)
Bệnh chống xã hội của Trung Quốc
18:55 ngày 27.11.2012
- SGTT.VN - Tạp chí Foreign Policy Journal, số ra ngày 26.11 có bài Tranh cãi về bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc: sự không khoan nhượng về những tham vọng bành trướng.
Sự kém quan tâm dành cho một vấn đề địa chính trị quan trọng là một dấu chỉ của những đầu óc ngây thơ.
|
Bài báo mở đầu: Chìm trong một góc của một tờ nhật báo của New Zealand, vừa đủ gây chú ý, là một bài báo mang tựa đề: Những tấm hộ chiếu điện tử mới của Trung Quốc gây phẩn nộ. Sự kém quan tâm dành cho một vấn đề địa chính trị quan trọng là một dấu chỉ của những đầu óc ngây thơ, nếu không nói thẳng ra là ngốc nghếch của đám nhà báo, chính trị gia, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp New Zealand vốn không thể thấy xa hơn những nụ cười, những cái bắt tay và thương mại Trung Quốc.
Các giới nói trên đều chỉ giản lược hoá mọi chuyện ở châu Á vào thương mại. Ngoài New Zeanland, tác giả bài báo còn gộp luôn cả Úc và Mỹ vào các giới đó.
Tờ nhật báo của New Zealand – Dominion Post - cho biết Trung Quốc đã in sáu triệu hộ chiếu để lặng lẽ đưa ra vào tháng tư. Việc này, theo bản tin dài hơn của tờ London Telegraph, đã “bị chú ý bởi những quan chức Việt Nam rất săm soi trong tiến trình cấp lại visa sáu tháng cho doanh nhân Trung Quốc”.
Tác giả bài báo nêu trên, K. R. Bolton là thành viên của Viện hàn lâm Nghiên cứu chính trị và xã hội New Zealand, dẫn lại hai sự kiện do Shubhajit Roy nêu về bang giao Ấn - Trung sau khi phần đất Sikkim nằm trong cái bản đồ trên tấm hộ chiếu mới: "Những tiến triển này diễn ra khi một phái đoàn cao cấp ngoại giao Trung Quốc, lần đầu tiên đến thăm Sikkim và bàn đến việc mở lãnh sự quán, được xem như là sự tái khẳng định về quan điểm chấp nhận bang này là một phần của Ấn Độ". Thủ tướng Manmohan Singh gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia, bàn về việc giải quyết đường biên giới đang tranh chấp.
Cho rằng cái bản đồ trên tấm hộ chiếu mới là một khiêu khích lặp lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, và lưu ý thế giới rằng ngoại giao của Trung Quốc không nên được xem là một dấu hiệu lui binh.
Và tính hai mặt là đặc trưng của Trung Quốc. “Tôi đoan chắc rằng đó là bệnh “chống xã hội (sociopathic),” ông viết.