Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

South-east Asia calls for talks with China on sea dispute; Bill Hayton, London: Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh

Việt Nam: nhà tù giam giới báo chí lớn thứ nhì ở Á châu!

Hội nghị Đông Tây hằng năm của Việt Nam bắt đầu trong tuần này, ông Bill Hayton, cựu phóng viên hãng thông tấn BBC từng làm việc ở Hà Nội trước đây, người được nhóm chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn của Bộ Ngoại giao Việt Nam mời tham dự, đã bị Bộ Công an cấm vào Việt Nam.

“Việt Nam là một nước cấm tác giả vào Việt Nam vì những gì họ viết,” ông Hayton nói trong một e-mail. “Tôi biết điều này vì nó đang xảy ra với tôi. Hai tháng trước, Học viện Ngoại giao Việt Nam mời tôi tham dự cuộc hội nghị Đông Tây hằng năm ở Việt Nam. Hôm nay, ngay tại quầy chờ làm thủ tục lên phi cơ ở phi trường Heathrow (Luân Đôn), tôi cuối cùng rồi quyết định bỏ những nỗ lực đi Việt Nam lần này.”

Một người tham dự hội nghị khác nói qua e-mail: “Việc cấm ông Hayton vào Việt Nam chỉ có nghĩa khi nhìn qua lăng kính “tay trái không biết tay phải đang làm gì”. Cuộc họp hằng năm này, lần này là lần thứ tư, là nỗ lực đứng đắn duy nhất của Việt Nam để đối thoại với các chuyên gia quốc tế về mối quan hệ Á châu, trước sự khủng hoảng do những người theo chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc gây ra khi họ cho mình có chủ quyền ở biển Nam Hải.”

Những cuộc họp trước đã mang nhiều lợi ích cho Việt Nam, nguồn tin cho hay, xét từ số người bình luận có cùng quan điểm ngày càng nhiềulà họ không còn xem tất cả các nước có tranh chấp lãnh hải đều có lỗi như nhau trước những sự chạm trán này.

“Có thể một số công an nội an lo lắng người ta sẽ xấu đối với nước láng giềng lớn của Việt Nam, nhưng không có lý do đặc biệt nào mà họ lại sợ điều ông Bill Hayton nói hơn những người tham dự hội nghị khác nói.”

Người ta nói rằng ông Hayton đã có một cuộc xung đột kéo dài với nhà cầm quyền Việt Nam. Ông là tác gỉa của cuốn sách Việt Nam: Con Rồng Đang Trỗi Dậy, được nhà xuất bản Yale University cho ra đời năm 2010, là một cái nhìn mang tính chỉ trích Việt Nam.

“Lý do duy nhất mà Bộ (Công an Việt Nam) cấm tôi vào Việt Nam là vì họ không thích cuốn sách tôi xuất bản hai năm trước đây,” ông nói với đồng nghiệp qua e-mail. “Đó có thể là lý do duy nhất – Tôi không liên hệ gì với những tổ chức đối kháng, tôi không bao giờ có âm mưu lật đổ đảng hay nhà nước và tôi không bao giờ vi phạm luật di trú của Việt Nam. Dĩ nhiên, khi tôi làm phóng viên cho hãng BBC ở Hà Nội sáu năm về trước, tôi thường vi phạm Luật Báo chí – nhưng ở thời điểm đó nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam cũng thường vi phạm luật Báo chí, hầu như hằng ngày. Không thể có nhà báo ngoại quốc nào làm việc ở Việt Nam mà không vi phạm những hạn chế cực kỳ khắc khe của Luật Báo chí Việt Nam.”

Tuy nhiên, đây không chỉ là những hục hặc của ông Hayton với Bộ Công an. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nói là tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng tệ, trượt dốc trong danh sách các nước nơi tự do báo chí bị hăm dọa. Việt Nam hiện đứng thứ 172 trên thế giới, chỉ hai bật trước Trung Quốc ở thứ 174. Quyết định cấm ông Hayton vào Việt Nam tuồng như tượng trưng cho thái độ khắc nghiệt dành cho một nền tự do báo chí. Theo bản báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) của ông Shawn W. Crispin, đại diện cho RWB đặc trách vùng Đông Nam Á châu, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho hay 14 nhà báo và bloggers đã bị tù vì chỉ trích nhà nước và tường thuật tham nhũng.

“Nhà nước Việt Nam dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản duy trì sự kiểm soát truyền thông khắc nghiệt và ngặt nghèo nhất Á châu trong lúc nhà nước muốn Việt Nam được biết đến như là một đất nước với nền kinh tế cởi mở,” ông Crispin viết. “Qua những phương cách đổi mới và mở rộng nền kinh tế, bắt đầu với cải cách hướng về nền kinh tế thị trường vào giữa thập niên 1980 và lên đến cao điểm khi Việt Nam được gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), lãnh đạo Việt Nam đã làm việc nhằm đưa nước này vào cộng đồng quốc tế.”

Cho dẫu Việt Nam vẫn duy trì sự cởi mở ở một mức độ nào đó, bao gồm cơ sở hạ tầng trong lãnh vực truyền thông trong lúc hội nhập vào nền kinh tế hoàn cầu, bản báo cáo của CPJ nói, “Nhà cầm quyền cùng lúc tấn công những nhà bất đồng chính kiến và những nhà báo tự do, hoạt động độc lập đang dùng mạng internet như phương tiện truyền thông. Sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với việc bị nhà nước lấy đất, nhận thức việc nhà nước hiến lãnh thổ và nhượng bộ trước Trung Quốc, và giờ đây là nền kinh tế trì trệ được tường thuật bởi những blogs độc lập.”

Nhà nước do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo đã trấn áp nặng nề sự bất đồng quan điểm, bỏ tù hằng chục người bất đồng chính kiến, người hoạt động đòi hỏi tự do tôn giáo, và những bloggers làm việc độc lập, và nhiều người khác vì họ lên tiếng đòi hỏi một nền dân chủ đa đảng, bảo vệ nhân quyền, và đòi hỏi một nhà nước minh bạch, có trách nhiệm hơn, theo bản báo cáo của ông Crispin. Việt Nam giờ đây đang trở thành nhà tù tồi tệ đứng hạng nhì ở Á châu chuyên bỏ tù nhà báo, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo sự nghiên cứu của CPJ.

Nhà báo ngoại quốc làm việc ở Việt Nam chỉ được chiếu khán có giá trị trong sáu tháng, sau đó có thể xin gia hạn lại, đây là một cơ chế khuyến khích những nhà báo nào muốn làm việc lâu dài ở Việt Nam phải tự kiểm duyệt, trưởng phòng báo chí của một hãng thông tấn quốc tế cho CPJ hay và yêu cầu được ẩn danh. Sau khi một nhà báo ngoại quốc tường thuật sự đàn áp của nhà nước đối với người bất đồng chính kiến và những bloggers độc lập, nhà nước Việt Nam đã giảm chiếu khán của ông ta xuống còn ba tháng và yêu cầu những bài tường thuật ông mới viết gần đây nhất cần đưa cho nhà nước duyệt.

Trong lúc đó, những nhà báo ngoại quốc vào Việt Nam làm việc ngắn hạn, bị đòi hỏi phải thuê một người đi theo cầm chừng do nhà nước chỉ định với giá 200 đô-la một ngày, đây là một sự thu xếp có tính theo dõi, làm khó cái khả năng tiến hành những cuộc phỏng vấn kín đáo, riêng tư với nguồn cung cấp tin độc lập và hạn chế sự tác nghiệp của nhiều hãng thông tấn lớn cho dẫu họ có khả năng xùy tiền ra trả cho dịch vụ thuê người độc đáo này.


© DCVOnline


Nguồn:(*) Press Freedom in Vietnam Fades from View. Asia Sentinel, 21 November 2012


(*) Tựa đề do DCVOnline đặt.

-Bill Hayton, London: Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh Việt Nam là đất nước cấm cửa các tác giả vì những gì họ viết ra.
Phng vin Bill Hayton tại Bảo tng Cch mạng ở H Nội khi cn l phng vin BBC
Phóng viên Bill Hayton tại Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội khi còn là phóng viên BBC
Tôi biết điều này vì nó vừa xảy ra với tôi.

Cách đây hai tháng Học viện Ngoại giao mời tôi tới tham dự hội nghị thường niên về Biển Đông (dự kiến khai mạc 19/11 tại TPHCM).
Nay tôi đã từ bỏ hoàn toàn cố gắng tham dự.
Đây là sự thất vọng lớn vì nghị trình hội thảo rất hấp dẫn và nó đáng ra sẽ là cơ hội để hiểu đúng đắn quan điểm của Việt Nam về tranh chấp trên Biển Đông.
Nhưng giờ cuốn sách tôi viết về các tranh chấp này với các phỏng vấn ở Philippines, Singapore, Thái Lan cũng như ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới, sẽ không có cái nhìn của Việt Nam.
Tất cả chỉ vì Bộ Công an.
Tôi và một số người khác trong hai tháng qua đã gửi nhiều thư điện tử cũng như gọi điện thoại về vấn đề visa nhưng kết quả vẫn như lúc khởi đầu.
Trong tuần gần đây nhất, Học viện Ngoại giao đã cố gắng tìm giải pháp và trong vài ngày qua Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cũng cố gắng giúp đỡ.
Và hôm nay có xác nhận là Bộ Công an đã từ chối cấp visa.
Chỉ vì cuốn sách?
Lý do duy nhất mà Bộ Công an có thể có để cấm tôi là họ không thích cuốn sách tôi viết cách đây hai năm về Việt Nam, cuốn 'Vietnam: rising dragon' (Việt Nam: con rồng trỗi dậy).
Đây là lý do duy nhất.
Vì tôi không có liên hệ với các tổ chức bất đồng chính kiến, tôi chưa từng có âm mưu lật đổ Nhà nước hay Đảng Cộng sản Việt Nam và tôi cũng chưa bao giờ vi phạm quy định xuất nhập cảnh.
"Khi tôi là phóng viên BBC ở Hà Nội cách đây sáu năm, tôi thường xuyên 'vi phạm' Luật Báo chí"
Bill Hayton

Dĩ nhiên khi tôi là phóng viên BBC ở Hà Nội cách đây sáu năm, tôi thường xuyên vi phạm Luật Báo chí - nhưng mọi phóng viên nước ngoài ở Việt Nam đều vi phạm Luật Báo chí gần như hàng ngày.
Không phóng viên nước ngoài nào có thể hoạt động ở Việt Nam trong khuôn khổ các giới hạn hà khắc của Luật Báo chí.
Luật này yêu cầu mọi nhà báo nước ngoài phải báo trước với chính quyền năm ngày trước khi làm bất cứ động tác gì cho nghề báo, mọi cuộc phỏng vấn, điện thoại, mọi thư xin thông tin.
Tất nhiên điều đó là không thể thực hiện được, hạn chót đây cũng là bất khả thi. Vì vậy, mọi nhà báo nước ngoài tự nhiên cứ phải 'phạm luật' và chính quyền cũng nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi nào phóng viên nước ngoài viết điều gì mà Bộ Công ai không hài lòng.
Đây là một trong những lý do Việt Nam nằm ở cuối các danh sách xếp hạng tự do báo chí.
Nhưng các nhà báo nước ngoài khác lại không bị cấm nhập cảnh cho dù phạm Luật Báo chí.

Nhà báo Bill Hayton từng hoạt động tại Việt Nam

Vậy tại sao tôi lại là mối đe dọa đối với Bộ Công an? Liệu Bộ Công an có nghĩ rằng cuốn sách của tôi có thể hỏng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đó là cuốn sách phản ánh Việt Nam hiện đại một cách trung thực, công bằng và chừng mực.
Nó bao gồm cả khen và chê, kể lại trung thực về hoạt động của hệ thống chính trị, cách Đảng duy trì quyền lực và họ quan hệ với thế giới bên ngoài ra sao?
Có rất ít điều trong sách có thể coi là mới với người Việt Nam bởi họ biết rõ hầu hết những điều tôi viết.
Tôi nghĩ tội của tôi là đã công khai các điều này bằng tiếng Anh để các chính phủ nước ngoài và các nhà tài trợ có thể đọc được.
Cuốn sách được nhiều người đón đọc. Ít nhất một trường đại học ở Mỹ khuyến cáo các sinh viên nghiên cứu về Đông Nam Á đọc sách này.
Chưa ai nói với tôi về bất cứ sai sót hay điều không chính xác nào và cũng không ai nói sách không công bằng hay thiên lệch.
"Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội"

Có lẽ đây là lý do sách không được phép in tại Việt Nam.
Có lẽ đây cũng là lý do mà giờ tôi bị cấm vào Việt Nam.
Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội.
Và chuyện tôi viết bài này sẽ chỉ làm cho cái nhìn của Bộ Công an đối với tôi càng thêm thiếu thiện cảm.
Nhưng điều quan trọng là mọi người biết tới hành động ngăn cản tự do ngôn luận và cản trở việc công bố quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông của Bộ Công an.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Bill Hayton trong vai trò tác giả và nhà nghiên cứu về Việt Nam. BBC Tiếng Việt đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở London và nhận được bình luận rằng bài viết có "nội dung thiếu khách quan" và "không có lợi cho quan hệ Bấm
Anh-Việt". -Bill Hayton, London: Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh

Các bài liên quan


South-east Asia calls for talks with China on sea dispute
(Straits Times)-November 18, 2012 8:11 PM

PHNOM PENH (REUTERS) - South-east Asian nations displayed a rare show of unity on Sunday against China's sweeping maritime claims, calling for the first formal talks with Beijing over a sea dispute that has raised tensions and exposed deep divisions in the region.
As Chinese Premier Wen Jiabao arrived in Cambodia for meetings with South-east Asian leaders, the 10-member Asean appeared determined to avoid a repeat of an embarrassing breakdown of talks in July over competing claims in the mineral-rich South China Sea, its biggest security challenge.
Cambodia's Prime Minister Hun Sen will tell Mr Wen that Asean wants to begin talks on a binding Code of Conduct (CoC), aimed at reducing the chance of naval flashpoints, as soon as possible, Asean Secretary General Surin Pitsuwan told reporters.
"Prime Minister Hun Sen himself will be discussing with the PM of China tonight and delivering this consensus on the Asean side," Mr Surin said.
- Nghệ sĩ chung tay góp sách cho HS Trường Sa (PN).
- Nền tảng đấu tranh chủ quyền (TN).
- Lãnh đạo các nước ASEAN ra Tuyên bố Phnom Penh.  – “Cần thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông” (TTXVN).  – Thành lập Viện Nghiên cứu hòa bình và hòa giải ASEAN (TT).  - An ninh biển Đông, biển Hoa Nam trên bàn Hội nghị ASEAN (TP).   – Biển Đông được nêu như thế nào tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21? (DT).
- Mỹ khẳng định “Chính sách trở lại châu Á” (VOV).  – Mỹ tăng cường khí tài cho Đông Nam Á (TN).  – Tổng thống Obama đến Thái Lan (TT).
Vai trò Mỹ trong quan hệ Việt - Trung
-
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam tháng Sáu 2012
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ rõ ràng trên đà đi lên, với các diễn biến tích cực ở gần như mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương.
Các trao đổi cấp cao, từng không thể nghĩ đến, đã trở nên bình thường trong những năm gần đây. Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đều thăm Việt Nam năm 2012.
Quan hệ kinh tế đặc biệt mạnh mẽ và gia tăng: Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Trao đổi thương mại song phương, chưa đầy 540 triệu đôla khi quan hệ ngoại giao được bình thường hóa năm 1995, nay lên gần 22 tỷ đôla. Cũng có hợp tác đáng kể trong y tế, giáo dục, và môi trường.
Hai nước cũng ký thỏa thuận về điện hạt nhân, hàng không dân dụng và chống tội phạm xuyên quốc gia. Điều quan trọng, hai nước cựu thù cũng bắt đầu củng cố quan hệ quân sự. Hai nước tiến hành hoạt động hải quân chung lần đầu tiên năm 2010 và hợp tác chặt chẽ về những “vấn đề di sản” còn lại từ chiến tranh, như xử lý bom mìn và vật liệu chưa nổ
Những diễn biến này xuất phát từ lợi ích kinh tế và chiến lược trùng lắp cũng như lo ngại chung về ổn định khu vực. Ví dụ, quan hệ cải thiện với Washington phù hợp với chính sách ngoại giao “đa phương” của Hà Nội, muốn mở rộng quan hệ với các đại cường để tránh phụ thuộc vào một nước duy nhất. Kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam cũng hưởng lợi nhờ liên hệ mạnh hơn với kinh tế Mỹ.
Xích lại với Mỹ

Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội tháng Bảy, tái khẳng định quan hệ
Trung Quốc là một yếu tố khác thúc đẩy động thái làm bạn của Hà Nội với Washington. Thoạt nhìn, Trung Quốc và Việt Nam có vẻ chia sẻ nhiều điểm chung. Cả hai nước chia sẻ những điểm tương đồng văn hóa, cùng do đảng cộng sản cầm quyền và đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nhưng quan hệ song phương của họ vô cùng phức tạp, và nhiều căng thẳng. Các giai đoạn bị Trung Quốc thống trị đã củng cố sự nghi ngờ sâu sắc trong người Việt. Hai nước cũng có cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đầu năm 1979.
Gần đây hơn, cán cân thương mại bất lợi và và nhu cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh về tài nguyên thiên nhiên đã làm tăng lo ngại cho Việt Nam rằng nền kinh tế của nước này đang trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, thái độ bị cho là hung hăng của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đã đang làm nhen nhóm các mối quan ngại về an ninh và kinh tế của Việt Nam về chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp đó.
Việt Nam đã đáp lại một phần bằng cách củng cố quan hệ với các đại cường khác - mà đáng kể nhất là Hoa Kỳ, quốc gia mà Việt Nam tích cực tìm kiếm một sự tái cam kết ở trong khu vực. Washington, vốn chia sẻ tâm trạng bất an về sự trỗi dậy của Trung Quốc và có các mối quan tâm riêng về bảo vệ tự do hàng hải qua Biển Đông, đến lượt mình đã tiếp nhận sự tiếp cận của Việt Nam. Đặc biệt, việc tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong các diễn đàn đa phương của Đông Nam Á đã được Việt Nam chào đón. Chẳng hạn, tháng 7/2010 tại Diễn đàn Khu vực Asean, Washington và Hà Nội đã huy động phản ứng ngoại giao đa quốc gia đáp lại động thái được cho là hung hãn của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Lãnh đạo Việt Nam cũng giúp mở đường cho Hoa Kỳ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Ngoài ra, mối quan tâm được chia sẻ về Trung Quốc có vẻ là một chất xúc tác cho tăng cường quan hệ an ninh Mỹ-Việt. Chẳng hạn, quyết định hồi tháng 6/2011 của Hà Nội nhằm mở lại căn cứ hải quân quan trọng ‎ chiến lược ở vịnh Cam Ranh cho các tàu chiến nước ngoài ra vào được nhiều nhà quan sát nhìn nhận như là một lời mời đặc biệt đối với Hoa Kỳ, nhằm mục đích đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa kề cận.
Lo ngại của Trung Quốc
"Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh về một số phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt trong quan hệ an ninh, và nhắc nhở Hà Nội lưu ‎tâm về hậu quả."
Về phần mình, Bắc Kinh tỏ ra công khai nghi ngờ về sự ấm lên trong quan hệ Mỹ-Việt, đặc biệt là các chiều kích an ninh trong mối quan hệ này. Truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng của Bắc Kinh về một số phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Việt trong quan hệ an ninh, và nhắc nhở Hà Nội lưu ‎tâm về hậu quả.
Trung Quốc có nhiều quan ngại. Đầu tiên là mối quan hệ được cải thiện giữa Washington và Hà Nội sẽ tiếp tay cho mục tiêu "bao vây" hoặc "hạn chế" Trung Quốc và qua đó làm suy yếu các mục tiêu chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng cảnh giác rằng các căng thẳng trong khu vực, bao gồm cả căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ biện minh cho sự hiện diện lâu dài của quân Mỹ ở Đông Nam Á. Một mối quan ngại cuối cùng của Trung Quốc là Hà Nội sẽ cố gắng lợi dụng các nỗ lực của Hoa Kỳ để "tái cân bằng" châu Á và nhấn mạnh hơn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên Biển Nam Trung Hoa.

Chính phủ Việt Nam ngăn cản các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Do sự gần gũi về địa lý và tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc, duy trì quan hệ ổn định với Bắc Kinh có lẽ là mối quan tâm quan trọng duy nhất của Việt Nam trong chính sách đối ngoại. Hà Nội cẩn trọng cân nhắc các quyết định của mình trong mối quan hệ với Bắc Kinh và thường chứng minh với một số mức độ nhất định nhằm xoa dịu người láng giềng phương Bắc. Ví dụ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã xóa bỏ những mô tả tiêu cực về Trung Quốc trên các trang mạng của người Việt, đóng cửa các xuất bản phẩm trong nước chỉ trích Bắc Kinh và giam giữ các blogger Việt Nam công khai chất vấn Hà Nội về việc xử lý mối quan hệ song phương của mình. Việt Nam cũng đã bắt giữ các thành viên của phong trào Pháp Luân Công, vốn bị cấm ở Trung Quốc, và chú trọng đảm bảo an ninh đặc biệt cho rước đuốc Olympic tiền Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh năm 2008 chặng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Hà Nội đồng thời cũng thể hiện thái độ sẵn sàng chống Bắc Kinh, đặc biệt trong những vấn đề xét thấy có liên quan đến chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những bên tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tích cực đối đầu với Trung Quốc nhiều nhất. Trong một số trường hợp, Hà Nội đã phản ứng thái độ hung hãn của Trung Quốc trê Biển Đông bằng trả đũa và đôi lúc là tiến hành các biện pháp khiêu khích khác. Chẳng hạn, đáp lại việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân và tuần duyên tại đây, hồi tháng 6/2011 quân đội Việt Nam tiến hành tập trận hải quân bắn đạn thật ngoài khơi bờ biển miền trung của Việt Nam trên Biển Đông và công bố mua tàu ngầm của Nga để "bảo vệ đất nước".
Không muốn mất lòng
"Việt Nam sẽ theo đuổi quan hệ với Hoa Kỳ theo cách mà không làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Trung Quốc."
Mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ có thể được hiểu rõ nhất trong bối cảnh của mối quan hệ Trung-Việt phức tạp. Sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng như lợi ích chồng chéo của Washington và Hà Nội trong việc ổn định khu vực làm cho Hoa Kỳ trở thành một đối tác tiềm năng của Việt Nam khi tìm kiếm phương thức chống lại Trung Quốc. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng rất thính nhạy với mối quan hệ nhạy cảm với Bắc Kinh và tích cực đề phóng bất kỳ kịch bản nào mà theo đó sẽ tăng cường hợp tác với Washington mà gây ra sự suy giảm đáng kể trong mối quan hệ Trung-Việt. Do đó, Việt Nam có khả năng tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ khi mối quan hệ dường như giúp ngăn chặn hành động của Trung Quốc mà Hà Nội không mong muốn, nhưng Việt Nam cũng đề phòng để tránh bất kỳ sự kích động phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Dẫu vậy, triển vọng ngắn hạn của quan hệ Mỹ - Việt là tốt đẹp, và vẫn còn chỗ để phát triển. Cố gắng gần đây của Mỹ nhằm “tái cân bằng” châu Á – Thái Bình Dương trùng khớp với nỗ lực của Việt Nam muốn đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và mở ra cơ hội mới cho hợp tác. Ví dụ, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thảo luận về việc đẩy quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”. Hai nước đang đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Về an ninh, hai nước hồi tháng Tư 2012 đã tiến hành hoạt động hải quân lần thứ ba. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Panetta thăm Việt Nam, hai bên cũng đạt thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác quân sự nhiều lĩnh vực.
Dĩ nhiên cần chỉ ra rằng quan hệ Mỹ - Việt còn có những thách thức. Trong đó có di sản chiến tranh, sứ né tránh xây dựng liên minh của Hà Nội, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam và lo ngại của Việt Nam về việc Mỹ thúc đẩy dân chủ.

Tổng thống Barack Obama muốn Mỹ gia tăng ảnh hưởng ở châu Á
Tuy vậy, chúng tôi kết luận rằng triển vọng chung về quan hệ là tốt đẹp, nhờ sự tái cam kết với châu Á của Mỹ, lợi ích kinh tế chung, và mong muốn chung xây dựng niềm tin. Những mục tiêu chung này sẽ bảo đảm quan hệ hai nước tiếp tục đi lên.
Điều quan trọng là khi xu hướng này tiếp tục, Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành yếu tố gây phức tạp cho quan hệ vốn đã phức tạp của Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi Trung Quốc chắc sẽ theo dõi quan hệ an ninh Mỹ - Việt với sự lo ngại, thì tầm quan trọng mà Hà Nội dành cho quan hệ với Bắc Kinh sẽ bảo đảm cho quan hệ Việt – Trung chỉ bị chia rẽ ở mức tối thiểu.
Việt Nam cũng không xem quan hệ với Washington và Bắc Kinh là trò chơi chỉ một kẻ thắng. Như Nguyễn Nam Dương, một nhà nghiên cứu ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói: “Việt Nam sẽ có quan hệ độc lập với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, và chúng tôi muốn phân biệt rõ hai quan hệ đó.”
Nói cách khác, mặc dù quan hệ Việt – Trung có thể tiếp tục căng thẳng, Hà Nội sẽ cố gắng duy trì quan hệ xây dựng với Bắc Kinh dựa trên hợp tác kinh tế và giảm bớt những va chạm sẵn có. Việt Nam sẽ theo đuổi quan hệ với Hoa Kỳ theo cách mà không làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ với Trung Quốc.
James Bellacqua và Brad Daniels là các nhà phân tích ở Ban Nghiên cứu Trung Quốc của BấmCNA. Bài viết phản ánh ‎ý kiến cá nhân của hai người, chứ không nhất thiết là của CNA.

Vai trò Mỹ trong quan hệ Việt - Trung
-– Australia tìm cách đạt thế quân bình ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc (VOA). SYDNEY — Chính phủ Australia cho hay không trông đợi thay đổi nào đáng kể trong bang giao với Trung Quốc dưới thời nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, nhưng Canberra cũng là một đồng minh quân sự thân cận của Hoa Kỳ. Các giới chức Úc hy vọng ra sao để duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai bên.

Thủ tướng Julia Gillard nói ông Tập Cận Bình, người đã làm phó chủ tịch trong 5 năm vừa qua, rất quen biết với các giới chức Úc, là giới trông đợi một mối quan hệ công tác chặt chẽ với ông ta.
Các vị bộ trưởng cấp cao ở Canberra nhấn mạnh rằng Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, cảm thấy thoải mái về các quan hệ quốc phòng đang gia tăng của Australia với Hoa Kỳ vào lúc Úc đang tìm cách đạt được thế quân bình ngoại giao tế nhị với Bắc Kinh và Washington.
Trước đây trong tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã mở các cuộc hội đàm với các đối tác phía Australia ở Perth, nơi hai bên đã thảo luận về công cuộc hợp tác quân sự mật thiết hơn.
Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho hay mặc dù hiệp ước an ninh với Washington là nền tảng cho an ninh quốc gia của nước ông, Canberra còn phải theo đuổi quan hệ kinh tế lơn hơn với Trung Quốc, là nước mà khối dân đang tăng trưởng có nhu cầu ngày càng tăng về các hàng nông nghiệp và khoáng sản của Australia. Ngoại trưởng Carr nói:
“Vẫn cần phải tính tới các mối quan tâm hợp lý của Trung Quốc về an ninh lương thực, và an ninh năng lượng và tài nguyên được đáp ứng qua một mối quan hệ với một đối tác đáng tin cậy như Australia. Tôi không cho rằng ta có thể định một cái giá cho sự kiện này.”
Tuy nhiên, một số cựu chính trị gia và quan sát viên khu vực tin rằng liên minh mật thiết của Australia với Hoa Kỳ gây thiệt hại cho các triển vọng của Úc ở châu Á.
Cựu thủ tướng Úc Paul Keating đã nhấn mạnh rằng Canberra phải làm nhiều hơn nữa để nuôi dưỡng quan hệ chặt chẽ hơn với Indonesia, nước láng giềng Hồi giao vĩ đại phương bắc, thay vì phục tùng quá mức trước nghị trình chính trị của Washington. Ông nói:
“Ý thức độc lập của chúng ta đã bị suy yếu, và trong khi ý thức này suy yếu, chúng ta đã quay trở lại với chính sách điều chỉnh một cách dễ dàng với các mục tiêu đối ngoại của Hoa Kỳ.”
Quan điểm của Australia về chỗ đứng của mình trên thế giới được hình thành bởi 3 ảnh hưởng đối chọi nhau. Các liên hệ lịch sử với Anh Quốc, nước bảo hộ Úc trước đây, vẫn còn mạnh, trong khi liên minh an ninh chính thức với Hoa Kỳ đã có từ năm 1951. Thế rồi lại có mối quan hệ thương mại đang bùng phát với Trung Quốc, đã giúp Australia tránh được tình huống xấu nhất của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thương nghị một con đường ngoại giao hợp lý là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo chính trị của Australia, vào lúc họ tìm cách quân bình nhu cầu thừa nhận di sản của đất nước, an ninh quốc gia, và thịnh vượng kinh tế.
--Looking Beyond the Asia Pivot RealClearWorld
--America’s Prudent Pivot -theDiplomat.com
-
--Israel tấn công Gaza từ biển
VN nêu chuyện Biển Đông ở Campuchia?







Tổng số lượt xem trang