-Báo Bảo vệ pháp luật nhận được đơn xin cứu xét của ông Đặng Văn Thành (SN 1960, hiện thường trú tại 32/89 Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TPHCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (gọi tắt là Sacombank).
Cụ thể, theo đơn trình bày của ông Thành: Vào lúc 10h sáng ngày 01/11/2012, các thành viên trong gia đình ông gồm ông Thành, hai con Đặng Hồng Anh và Đặng Huỳnh Ức My (trừ vợ ông là Huỳnh Bích Ngọc bận đi công tác không đến được) đã được Cơ quan CSĐT Bộ công an (C46B) “mời” đến trụ sở Bộ công an phía Nam tại số 258 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Đơn trình bày và nêu nguyện vọng khẩn thiết của ông Đặng Văn Thành.
Khi đến làm việc, ông Thành và hai con hoàn toàn bất ngờ và sửng sốt khi Cơ quan CSĐT đề nghị các thành viên trong gia đình ông giải trình một số vấn đề: Quá trình điều hành hoạt động của các thành viên trong gia đình ông với tư cách là các thành viên lãnh đạo trong Hội đồng quản trị của Sacombank; Việc mua bán tài sản của Sacombank với các đối tác khác của Sacombank; Làm rõ các khoản dư nợ của các Công ty mà Đoàn Thanh tra đánh giá là gia đình ông có tham gia góp vốn. Trong khi, cha con ông không hề được Cơ quan điều tra thông báo trước lý do phải giải trình.
Với ý thức tôn trọng pháp luật, ông Thành và các con đã tự nguyện ở lại từ 10h sáng ngày 01/11/2012 cho đến 17h ngày 03/11/2012, nghiêm túc trình bày những vấn đề được Cơ quan điều tra mong muốn xác minh làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình ở lại và làm việc tại Cơ quan điều tra, HĐQT Sacombank đã tổ chức họp và bãi miễn chức danh Chủ tịch HĐQT do ông Thành đảm nhiệm mà không có sự tham gia của ông, sau đó ông Thành mới viết đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên HĐQT Sacombank.
Theo phản ánh của ông Thành, sau khi được về nhà, bản thân vì quá sốc trước quá trình diễn biến tố tụng hết sức bất ngờ này, ông đã bị bệnh nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Pháp – Việt, con ông là Đặng Hồng Anh đã tiếp tục được mời lên làm việc tại Cơ quan điều tra.
Theo phán đoán của ông Thành, nguồn gốc của sự việc đang xảy ra có lẽ bắt đầu từ khi các nhóm cổ đông lớn thuộc Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Eximbank gửi công văn ngày 01/03/2012 về Biên bản họp nhóm cổ đông với tỷ lệ đã sở hữu 53,26% vốn điều lệ của Sacombank yêu cầu được tham gia HĐQT Sacombank. Sau khi tiến hành thương lượng, bản thảo về cơ cấu nhân sự HĐQT không đạt được kết quả như mong muốn, nhóm Ngân hàng Phương Nam đã thương lượng v/v chuyển nhượng thêm 15% vốn điều lệ mà Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đương nhiệm sở hữu. Việc đàm phán kết thúc và các bên đồng ý ghi nhận thành quả và những giá trị hữu hình và vô hình mà thương hiệu Sacombank có được và tôn trọng các giao dịch hiện có, cũng như cam kết không hồi tố bất cứ vấn đề gì nào do Hội đồng quản trị đương nhiệm đã phê duyệt.
Tuy nhiên, thật bất ngờ là sau khi thỏa thuận về việc bổ sung, thay đổi các vị trí chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban điều hành, Ban Kiểm soát, các cơ cấu, bộ phận có liên quan, trong đó cá nhân ông Thành (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,976%) vẫn đảm nhận chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh (chiếm tỷ lệ cổ phần 3,459%) đảm nhận chức danh Phó Chủ tịch HĐQT, thì được biết Thanh tra Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Đoàn Thanh tra để thanh tra Ngân hàng Sacombank. Đoàn Thanh tra đã tiến hành làm việc từ giữa tháng 7/2012 về nhiều nội dung, trong đó có biên bản làm việc ngày 05/10/2012 đề cập đến các vấn đề có liên quan đến việc cấp tín dụng của Sacombank cho nhóm khách hàng “bị coi” là có liên quan đến các thành viên gia đình chúng tôi.
Trong khi tôi bị bệnh phải điều trị, chưa có điều kiện trực tiếp làm việc và giải trình với Đoàn Thanh tra thì sự việc Cơ quan điều tra Bộ Công an triệu tập gia đình chúng tôi khiến cho gia đình chúng tôi hết sức băn khăn và cảm thấy lo lắng, vì:
Thứ nhất, liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của Sacombank, cho đến thời điểm hiện nay khi gia đình ông bị mời lên Cơ quan điều tra làm việc, Sacombank vẫn chưa hề nhận được dự thảo Kết luận thanh tra, chưa được thực hiện quyền giải trình của người bị coi là đối tượng thanh tra và hoàn toàn chưa nhận được bản Kết luận thanh tra chính thức để được giải trình, cung cấp tài liệu để được xem xét theo quy định.
Thứ hai, về một số vấn đề và cáo buộc đối với gia đình ông Thành bị coi là sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Sacombank mà Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ, ông Thành cho biết: các Bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược ký ngày 27/3/2012; Bản Thỏa thuận của nhóm cổ đông lớn đã thể hiện quan điểm là “hai bên thống nhất tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động của các cấp lãnh đạo đương nhiệm của Sacombank nếu các quyết sách này phù hợp với quy định của pháp luật”; “tôn trọng các giá trị, công sức của sáng lập viên Sacombank, tôn trọng các quyết sách về quản trị, kiểm soát điều hành hoạt động trước đây của lãnh đạo Sacombank”. Qua đó, các nhóm cổ đông lớn đã tiến cử các chức danh lãnh đạo mới trong Hội đồng quản trị, Ban điều hành đều thống nhất ghi nhận các thành quả mà Sacombank đã đạt được, tôn trọng và cam kết kế thừa các quyết sách mà Lãnh đạo Sacombank cũ đã thực thi trên cơ sở tìm kiếm các giải pháp hợp lí, hợp tình.
Thứ ba, những vấn đề, nội dung, con số xác định thiệt hại mà hiện nay nhóm cổ đông lớn, Ban lãnh đạo hiện hành của Sacombank đang quy buộc gia đình chúng tôi phải chịu trách nhiệm và cơ quan CSĐT đang làm rõ là chưa đảm bảo căn cứ, cơ sở pháp lý: bởi các vấn đề liên quan đến SBS, các khoản nợ tín dụng tại Sacombank của các Công ty bị coi là có liên quan đến gia đình chúng tôi, cũng như việc mua “lợi thế thương mại” của Công ty cổ phần thẩm định giá Thương Tín… là những vấn đề tồn đọng từ các quyết sách của HĐQT và Ban điều hành cũ trước đây. Những vấn đề tồn đọng này đã được các nhóm cổ đông lớn ghi nhận tại các Thỏa thuận, cam kết, Nghị quyết đã nêu trên, cần được xem xét, tìm kiếm các giải pháp hợp tình, hợp lý, trong đó cần xem xét đến thời gian, bối cảnh, nguyên nhân, các yếu tố khách quan tác động đến các xác định bản chất sự việc.
Tất cả các khoản dư nợ tín dụng nói trên đều nằm trong thời hạn của hợp đồng tín dụng, có tài sảm đảm bảo và được các tổ chức tín dung trong và ngoài nước xếp hạng bậc tín nhiệm cao. Gia đình ông Thành đã tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan để mong được giải trình về bản chất các khoản dư nợ này và các tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các tài sản mua - bán - thuê bao gồm quyền sử dụng đất, quyền thuê đất tại Khu Công nghiệp Tân Kim (mở rộng); Khu công nghiệp Tân Kim; tại Khu phố 1 phường Quyết Thắng TP Biên Hòa; tại 40E đường Út Tịch, quận Tân Bình, tại phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa; tại thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc và việc bán tài sản tại các Kho tại Khu công nghiệp Sóng Thần…,đã được HĐQT mới, trong đó có tân Chủ tịch HĐQT - ông Phạm Hữu Phú (đại diện cho nhóm cổ đông lớn) đặt bút ký….
Sau khi trở thành nhóm cổ đông lớn chi phối tại Sacombank, HĐQT mới đã quyết định cho phép Ban điều hành triển khai thực hiện các giải pháp theo quy định của pháp luật, bởi còn liên quan đến các chủ thể tham gia ký kết các Thỏa thuận, hợp đồng nêu trên. Do vậy, trong trường hợp nếu có thiệt hại thì các chủ thể sẽ tự giải quyết với nhau thông qua đàm phán, thương lượng, nếu tranh chấp không giải quyết được thì có quyền đưa ra Tòa án, Trọng tài giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự - kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, những vấn đề liên quan đến quyền được giải trình các nội dung mà Đoàn Thanh tra đặt ra chưa được Sacombank thực hiện. Các cam kết và thỏa thuận của các nhóm cổ đông lớn hiện đang nắm quyền điều hành Sacombank, cũng như các quyết sách mà họ đã long trọng đưa ra, đều là những vấn đề, nội dung đang trong lộ trình cần được xem xét, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, tính lịch sử của vấn đề, cũng như đánh giá bản chất và có căn cứ xem các khoản tiền bị coi là thiệt hại có xác thực hay không.
Ông Thành khẳng định, là người sáng lập và tận lực, tận tâm đổ biết bao mồ hôi, công sức, cùng bạn bè, cộng sự, tập thể cán bộ nhân viên gây dựng nên hệ thống Sacombank từ khi mới thành lập (1991 với vốn điều lệ chỉ có 3 tỷ đồng) đến sự phát triển như ngày nay: tổng tài sản hơn 160.000 tỷ đồng; 400 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp nước cũng như sang cả thị trường của hai nước bạn Lào và Campuchia…10 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế là 2.259 tỷ đồng, đặc biệt là thặng dư tiền mặt hơn 1.700 tỷ đồng. Tổng cộng tích sản đạt trên 7.000 tỷ đồng. Đồng thời Sacombank là một trong 20 đơn vị nộp ngân sách lớn nhất cả nước.
Niềm vui chưa trọn thì gia đình ông Thành bị Cơ quan CSĐT liên tục mời lên làm việc. Việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của gia đình ông, ảnh hưởng đến quyền lợi của chính gia đình ông (hiện tại, cổ phần của gia đình ông Thành còn tại ngân hàng là 8%); mà đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán và hoạt động tài chính - ngân hàng, khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị các phương án đối phó, giải quyết tình trạng bất ổn tại Sacombank hiện nay.
Nguyện vọng của ông Thành và các con hiện nay là được tạo điều kiện giải trình với Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước về các vấn đề có liên quan quá trình thanh tra hoạt động của Sacombank và xin nghiêm túc chấp hành các quyết định có liên quan về việc giải quyết, khắc phục hậu quả (nếu có), như :Xin xem xét, đánh giá về các thỏa thuận, cam kết và kiến nghị mà đại diện nhóm cổ đông lớn, Hội đồng quản trị mới đã chấp thuận hoặc quyết định hiện vẫn còn nguyên giá trị pháp lý, đang trong quá trình triển khai thực hiện. Về bản chất các vấn đề nêu trong các thỏa thuận, quyết nghị nêu trên là các quan hệ dân sự - kinh doanh thương mại. Trong trường hợp phát sinh các tranh chấp về quyền lợi, tài sản, nêu không thỏa thuận, thương lượng được thì các bên có thể đưa ra giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự - kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;…
Xin chuyển nội dung xin cứu xét của các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho gia đình ông cũng như sự phát triển chung của Sacombank.
(Petrotimes) - Ngay sau khi những khuất tất đằng sau quyết định từ nhiệm của ông Đặng Văn Thành – nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - phản ánh trong “Đơn trình bày và nêu nguyện vọng khẩn thiết” của ông Thành được công bố , giá cổ phiếu STB của Sacombank bắt đầu giảm.
>> Chủ tịch Sacombank thôi chức: Không bất ngờ!
>> Người thân của Chủ tịch Sacombank mua cổ phiếu “chui”
>> Phó TGĐ Sacombank bị phát hiện bán “chui” cổ phiếu
>> Gia đình ông Đặng Văn Thành nắm giữ những tài sản gì?
Nhiều khuất tất phía sau chuyện "thay tướng" ở Sacombank đang xuất hiện.
Như Petrotimes đã phản ánh, ông Đặng Văn Thành được biết đến là một trong những nhân vật có đóng góp lớn nhất cho những thành công của Sacombank, biến ngân hàng này trở thành một trong những ngân hàng có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam. Chính vì vậy, quyết định từ nhiệm của ông ngày 2/11/2012 khiến thị trường tài chính – ngân hàng đặt ra rất nhiều hoài nghi bởi trong tâm thức của nhiều người, Sacombank chính là “đứa con tinh thần” mà ông Thành đã dung dưỡng từ lúc còn “thơ dại” đến khi “trưởng thành”.
Tưởng chừng những hoài nghi trên đã được làm rõ khi nhóm cổ đông mới tại Sacombank (nắm giữ 51% cổ phần của Sacombank) mà đại diện là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lộ diện và việc ông Thành thôi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank như vậy là tất yếu.
Tuy nhiên, ngày hôm qua (22/11/2012), trong “Đơn trình bày và nêu nguyện vọng khẩn thiết” của mình, nhiều nội dung khuất tất đằng sau những biến động thời gian qua đã được phản ánh. Lá đơn của ông Thành phản ánh 3 nội dung lớn sau:
Thứ nhất, liên quan đến hoạt động của Đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động của Sacombank.
Thứ hai, về một số vấn đề và cáo buộc đối với gia đình ông Thành bị coi là sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Sacombank mà Cơ quan điều tra đang tập trung làm rõ.
Thứ ba, những vấn đề, nội dung, con số xác định thiệt hại mà hiện nay nhóm cổ đông lớn, Ban lãnh đạo hiện hành của Sacombank đang quy buộc gia đình cho gia đình ông Thành.
Qua đó để thấy rằng, câu chuyện mua bán – sáp nhập ở Sacombank sẽ vẫn còn nhiều điều phải bàn, ngoài chuyện “tiền đâu” trong thương vụ này mà Petrotimes đã phản ánh thì giờ những vấn đề pháp luật đã xuất hiện và chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian tới. Trong lúc thị trường vẫn còn đang chờ đợi đáp án cho những câu hỏi trên thì giá cổ phiếu STB của Sacombank đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.
Theo ghi nhận của Petrotimes vào lúc 11h00, giá STB đã giảm xuống còn 18.100 đồng/cổ phiếu.
Nhóm phóng viên Petrotimes
- Cổ đông lớn chống đối, gây khó tái cơ cấu ngân hàng(VnEco). - Lợi nhuận ngân hàng: Suy giảm trong dự liệu (DT). - Ngân hàng rục rịch gom trái phiếu cuối năm (VnE). - Thị trường vàng ra sao sau 25-11 ngừng huy động? (TP). - Đã có hồi kết cho các CTCK yếu kém (LĐ).
- Có thể xây dựng luật quản lý vàng (VnEco). - Thị trường vàng ra sao sau ngày 25-11 ngừng huy động? (TP).
- 28,7 tỉ USD xây Khu liên hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội (TN).
- Không bắt buộc kê khai thuế qua mạng (PLTP).
- Hà Nội: 41 dự án trọng điểm đều chậm tiến độ (TT). - Cầu dây văng lớn nhất VN lỗi hẹn? (VNN).
- Vay tiền mua nhà: “Cẩn trọng”!(NLĐ). - Bỏ hoang đất ‘vàng’ (TP). - Địa ốc có thể ấm lên vào năm tới? (DĐDN).
- VN nhập hơn 15 triệu USD gà đông lạnh từ Hàn Quốc (TT). - Gà nhập từ Hàn Quốc là “gà già” (NLĐ).
- Vinamilk đồng hành cùng người tiêu dùng triệt tiêu tin đồn thất thiệt (TN). - Doanh nghiệp hờ hững chuẩn bị hàng tết (DV).
- Hàng Việt thâm nhập chợ ngày càng nhiều (TBKTSG). - Độ phủ hàng Việt tăng 30-40% (TT).
- Nhóm mua: Có dàn xếp nổi không? (GenK).- Ngân hàng gửi kỳ vọng vào trái phiếu (LĐ). – Tiền huy động đi đâu? (CafeF/TBKTSG). – Khẩu vị rủi ro, nhìn từ kết quả kinh doanh của VIB (VnEco).
- Tập trung kiểm toán doanh nghiệp nhà nước (VIR). – Khó quy trách nhiệm khi DNNN thất thoát, đổ vỡ (TP).-Doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn ngoài ngành trước 31/5/2015 (Petrotimes).
- 40% doanh nghiệp Việt không cải tiến được sản phẩm (VNE).
- Chất lượng quản trị công ty doanh nghiệp niêm yết giảm (SGGP). – Hé lộ lớp ‘đại gia’ U40 mới nổi giàu nhất sàn chứng khoán VN (TP).
- Giá giảm mạnh, địa ốc Hà Nội vẫn “bất động” (VnEco). – Chung cư Đại Thanh hạ sốt, chưa hết khát (Vef).
- Starbucks “phản pháo” lời chê của Đặng Lê Nguyên Vũ (GDVN).
- Cao su Sao Vàng: Loay hoay tái cấu trúc (VIR). – XK cao su tăng về lượng, giảm giá trị (NNVN).
- Bếp từ “sốt” vì bão giá (DT).
- Háo hức đón hàng Việt Nam (SGTT). – Lo thị trường tết bết bát (TT).
Trung Quốc trợ cấp ngành khai thác và chế biến đất hiếm