Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng

Luật Phòng chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật trước khi đưa ra Quốc hội để biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Uỷ ban Thường vụ tán thành việc lập Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) và tổ chức. Hoạt động của Ban Chỉ đạo được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật. Theo đó, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao… đều có quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc tổ chức PCTN.

Về kiến nghị thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập trực thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước, ông Hiện nhận định, đây là vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đổi mới quan trọng có liên quan tới quy định của Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn một cách toàn diện, sâu sắc, nghiên cứu đồng bộ với việc sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa đưa nội dung này vào luật, PCTN, chỉ đề xuất giao cho Chính phủ nghiên cứu phương án cụ thể khi sửa đổi cơ bản toàn diện Luật PCTN trong thời gian tới.

Về đề nghị thành lập cơ quan điều tra độc lập có một số thẩm quyền điều tra đặc biệt, Uỷ ban Quốc hội cũng cho rằng, pháp luật hiện hành cũng quy định việc Quốc hội có thể thành lập ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định khi thấy cần thiết. Do đó, trước mắt chưa bổ sung vào luật PCTN nội dung này.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, nội dung này không được chọn để đưa ra Quốc hội biểu quyết trong phần thông qua luật.

Nội dung về việc mở rộng phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập với tất cả các Đảng viên (trừ người đã nghỉ hưu), đến cả người thân (như cha mẹ, con đã thành niên, anh chị em ruột…) của người có chức vụ, quyền hạn, người có nghĩa vụ phải kê khai, ông Hiện cho rằng, việc xác định phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản phải phù hợp với thực tiễn, năng lực quản lý và kiểm soát hiện nay của Nhà nước mới bảo đảm tính khả thi.

Trong điều kiện Nhà nước chưa kiểm soát được thu nhập, tài sản của mọi đối tượng trong xã hội, ông Hiện đề nghị giữ phạm vi cán bộ có nghĩa vụ kê khai tài sản như luật hiện hành để tập trung làm cho thật tốt. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tổng kết, nghiên cứu để mở rộng diện phải kê khai khi sửa đổi cơ bản, toàn diện luật này.

Việc mở rộng diện kê khai với người thân của cán bộ cũng được nhận định khó khả thi, sẽ dẫn tới việc mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật Lao động… vì trường hợp bố mẹ, con, anh chị em ruột đã thành niên là cán bộ, công chức, viên chức thì họ đã phải kê khai theo quy định. Còn trường hợp họ không phải là công chức, viên chức, theo quy định của pháp luật hiện hành họ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình, kể cả việc họ có kê khai hay không kê khai.

Với lý do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng không bổ sung nội dung này vào luật. Cơ quan tiếp thu lập luận, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tham nhũng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể điều tra những người liên quan, kể cả người thân của cán bộ, công chức, viên chức mà không nhất thiết phải kê khai.

Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi làm việc và cư trú của cán bộ, Uỷ ban Thường vụ cũng lý giải, đây là vấn đề mới nên cần có bước đi thận trọng, nghiên cứu kỹ, toàn diện về nhiều mặt, phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý, kiểm soát thu nhập hiện nay. Vì vậy, vấn đề công khai tại nơi cư trú được để lại đến khi sửa đổi toàn diện luật.

Các nội dung này cũng không được đưa ra lấy phiếu biểu quyết của đại biểu Quốc hội.

Về nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành quy định trong luật nhưng các quy định cụ thể về mức giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình… giao Chính phủ quy định trong một văn bản dưới luật.

Nội dung này nhận được sự ủng hộ của hơn 90% đại biểu, chỉ 6 người ấn nút không thông qua.

Nội dung kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp xác nhận, đây là vấn đề quan trọng của công tác PCTN. Nhiều quốc gia đã ban hành đạo luật riêng về kiểm soát thu nhập của mọi đối tượng trong xã hội, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến nhiều thể chế, chính sách và quy định trong hệ thống pháp luật, cần phải có thời gian nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng về mọi mặt. Vì vậy, cơ quan tiếp thu đề nghị giữ như quy định của luật PCTN hiện hành về vấn đề này.

Biểu quyết thông qua toàn bộ nội dung luật PCTN sửa đổi, sấp xỉ 95% đại biểu tán thành thông qua, chỉ 4 người bỏ “phiếu chống” (chiếm 8%).

Luật chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013.-Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng

- Tổng Bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng(DT).- Chưa thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập (VNE).

Không lập cơ quan độc lập chống tham nhũng
Dân Trí
(Dân trí) - Nhiều đề xuất mới về các cơ chế phòng chống tham nhũng (PCTN) như mở rộng diện kê khai tài sản, kiểm soát thu nhập của quan chức, lập cơ quan độc lập chống tham nhũng thuộc Quốc hội hoặc Chủ tịch nước… đều không được tiếp thu.
Bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIIIBáo điện tử Chính phủ
Nhiều điểm mới trong Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổiTiền Phong Online

Lỗ hổng lớn của Hiến pháp Việt Nam và câu trả lời “lách luật” khôn ngoan của TT Nguyễn Tấn Dũng (BVN 20-11-12) -- Ô hô! Cả một dân tộc bị bịp! ◄◄

Nguyễn Duy Vinh

 

Vừa qua, trong buổi chất vấn tại Quốc hội Việt Nam ngày 14 tháng 11 năm 2012, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (DTQ) đã khéo léo nêu lên bốn chữ “văn hóa từ chức” như một sự gợi ý cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) về một sự từ chức mà những viên chức của cơ quan hành chính có thể làm, đặc biệt là người đứng đầu của cơ quan ấy tức là Thủ tướng NTD. Mặc dù ông Dương Trung Quốc không yêu cầu thẳng Thủ tướng NTD từ chức, cách nói khéo léo của ông DTQ đã được bàn tới rất nhiều qua các báo chí trên mạng và cách nói đó có thể được hiểu như một thách đố đối với Thủ tướng NTD và nội các của ông. Và ông NTD đã trả lời như sau cho sự gợi ý văn hóa từ chức này:

Về ý kiến của ĐB là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi xin trình bày ý kiến thế này. Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi. Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi. Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội. Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua.

 
Trước khi đi vào việc phân tích câu trả lời của TT NTD, chúng ta hãy cùng nhìn lại Hiến pháp Việt Nam, hiến pháp hiệu lực hiện nay còn được gọi là Hiến Pháp 1992.

Văn bản Hiến pháp 1992 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) minh định rõ ràng tính cách lập hiến và lập pháp tối cao của Quốc hội cũng như quy định rõ rệt chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ Tổ quốc, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cũng như cơ cấu tổ chức và quyền hạn của các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước ở đây hoạt động theo phương châm (hay thể chế) “đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý”. Tuần tự qua 10 chương của văn bản Hiến pháp 1992, các cơ quan nhà nước và các chức năng lãnh đạo sau đây đã được mô tả đầy đủ: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Riêng phần Thủ tướng chính phủ thì Điều 110 ghi rất rõ ràng:

Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Điều 109 cũng ghi rõ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Và Điều 83 xác định tính cách dân làm chủ của Quốc hội qua đó Quốc hội là đại biểu nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đọc đến đây thì chúng ta đã có thể vỗ tay khen ngợi và mừng cho tính cách dân chủ tuyệt vời của Hiến pháp VN 1992. Ngụ ý rằng đã là cơ quan quyền lực cao nhất thì làm gì có cơ quan quyền lực nào cao hơn được. Đã là đại biểu của dân thì chắc chắn dân làm chủ rồi còn gì mà phải thắc mắc. Tuy nhiên, cái tuy nhiên chết người, cái tuy nhiên phải gió, đoàng một cái, có một ai đó vô cùng thâm độc, bắn xỉa vào cái văn bản Hiến pháp 1992 đó có một điều thôi và điều mới được bắn vào này làm vỡ toang sự liên hệ mật thiết của sự cai trị và quản lý quốc gia qua sự nối kết lá phiếu của Dân – đại biểu Quốc hội – và Nhà nước Việt Nam (gồm Chủ tịch nước, viên chức Chính phủ và những cơ quan nhân dân còn lại). Cái điều khủng khiếp này có khả năng xé tan cấu trúc lập hiến và lập pháp vững chắc của nền dân chủ Việt Nam. Nó tạo ra một cái lỗ hổng rất lớn mà tiếng Anh mình có thể gọi là flaw và tiếng Pháp là faille. Nó chính là Điều 4 của văn bản Hiến pháp Việt Nam:
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Điều 4 Hiến pháp VN biến Quốc hội thành bù nhìn vì Quốc hội không còn là cơ quan quyền lực cao nhất nữa. Điều 4 Hiến pháp VN vô hiệu hóa tất cả những điều nào khác trong văn bản đụng tới quyền lãnh đạo nhà nước. Đây là một cái gậy thọc vào bánh xe. Ai nghĩ ra cái điều 4 này và cho vào Hiến pháp một cách ngang xương như thế này chắc chắn phải hoặc là (1) một người rất xảo quyệt và đồng thời coi thường văn bản Hiến pháp VN hoặc (2) một người dốt không hiểu tí gì về cấu trúc đầy luận lý (lôgíc) của văn bản Hiến pháp này. Từ đây ai muốn nói gì thì nói, không ai qua được điều 4 này nữa. Đảng là cơ quan lãnh đạo tối cao.
Quay lại câu trả lời của ông Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta có thể hiểu ngay sự khôn ngoan của câu trả lời này. Ông đã sử dụng cái lỗ hổng lớn của Hiến pháp VN. Ông đã dùng điều 4 của Hiến pháp VN và gạt phắt Quốc hội sang một bên. Ông chịu sự quản lý trực tiếp của đảng và ông nhắc lại “đảng lãnh đạo trực tiếp ông” và ông nhấn mạnh điều 4 của Hiến pháp VN thật rõ ràng trong câu trả lời của ông: Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội.
Ông Dương Trung Quốc và toàn thể đại biểu Quốc hội Việt Nam á khẩu. Câu trả lời rất rõ ràng: chỉ có Đảng CSVN mới có thể bãi nhiệm ông Thủ tướng Chính phủ mặc dù theo Điều 84 của Hiến pháp 1992, quyền mãn nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ nằm trong tay của Quốc hội VN.
Ngày nào Điều 4 được lấy đi khỏi Hiến pháp VN, ngày ấy sẽ không còn vị Thủ tướng nào dám coi thường Quốc hội nữa (mà coi thường Quốc hội cũng chính là coi thường dân). Lấy điều 4 đi văn bản Hiến pháp 1992 sẽ trở thành rõ rệt và lôgic hơn.

N.D.V.
(cựu học sinh trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn)

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

- Quốc hội yêu cầu Thống đốc xử nghiêm tiêu cực ngân hàng (VNE).  – Quốc hội thông qua dự án sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng (Petrotimes). – Nhiều điểm mới trong Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi (TP). – Chưa công khai bản kê khai tài sản tại nơi cư trú (VOV). – Tham nhũng đúng là nghiêm trọng thật!(Petrotimes). – Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải công khai lương, thu nhập (LĐ). – Phát hiện và xử lý tham nhũng: Kết quả chưa cao (ĐĐK). – Có phong bì thì… (VNN).

- Nhiệm vụ “sát sườn” cho 4 Bộ trưởng vừa đăng đàn (DT). 

- Hà Văn Thịnh: Cả nước là công dân loại 2? (BoxitVN).

Tham nhũng trong nền giáo dục Trung Quốc: A Chinese Education, for a Price (NYT 21-11-12) -- Không thua gì Việt Nam

 

- Lỗ Trí Thâm – Bài dự thi viết về Nhân quyền: Phải trả lại cho dân tộc QUYỀN BÌNH ĐẲNG! (Dân Luận). “Những người cộng sản có quyền thành lập đảng phái, tự do hội họp ra nghị quyết. Thế nhưng họ lại đàn áp bắt bớ tù đầy những người khác làm giống họ. Sự bình đẳng tối thiểu đó cũng bị cướp mất”. Đảng ta là đảng độc quyền/ Đảng cho đảng được phép xiềng dân ta/ Người dân mở miệng kêu la/ Cái tội “chống đảng” khó ra khỏi tù!

- Liêm sỷ và năng lực Quốc hội ở đâu? (Phạm Hồng Sơn).  - CƯỚP CÒ MỒM ! (Bùi Văn Bồng). - Đại biểu Quốc hội và gói bánh quy của lòng dân (VnEco). - Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với giới lãnh đạo (VOA).  - Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo cao cấp (RFI). - Phạm Hồng Sơn: ‘Lấy tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị’ (BBC). - Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Quyền bất tín nhiệm lãnh đạo cao cấp nhất: Bước tiến nhỏ đáng ghi nhận (RFI). – Bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo thế nào (BBC).

- VÒNG LUẨN QUẨN GIẢI THỂ, CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, LẠI TÁI LẬP – (Bùi Văn Bồng). - BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG NÓI PHÉT VÀ HỨA HÃO ! (Sơn Thi Thư). – Tham nhũng VN: ‘Quan nào mặt cũng nhọ’ (BBC). – Công bố 4 ngành tham nhũng nhất Việt Nam (VOA). – Thiện Tùng: Luận về tham nhũng (BoxitVN).

- Nguyễn Tuấn Anh (Học viên cao học K  18, Đại Học Sư Phạm Huế): Luật Hồi tỵ thời vua Minh Mạng – (Bùi Văn Bồng).  –  Vũ Bình Lục: Cụ thân sinh Nguyễn Trãi chống tham nhũng  - (Bùi Văn Bồng).

- “Chính phủ dũng cảm nhận khuyết điểm, đó là nét mới” (TTXVN).

CSGT nhận tiền: Chưa phải là tham nhũng (VOV 22-11-12) --Thiếu tướng Tuyên: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Bây giờ nghiên cứu thế nào là tham nhũng, thế nào là tiêu cực tôi cho rằng nó chưa rạch ròi”.  Mong rằng thiều tướng không có con gái tuổi vị thành niên, chưa chồng, và con gái đó sẽ thỏ thẻ với thiếu tướng rằng: "Thưa cha, con không hoàn toàn có thai mà chỉ có thai một nửa thôi!"

Cả gia đình đại úy cảnh sát giao thông đi xe biển giả
Zing News
Cả gia đình đại úy cảnh sát giao thông đi xe biển giả. Đời sống Xã hội | Cập nhật thứ năm, ngày 22/11/12 03:45 chiều. Google +1 · Facebook. Trong khi dư luận cả nước đang nóng hổi với vấn đề xe chính chủ trong Nghị định 71/NĐ – CP của Chính phủ thì ...

Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở GTVT không sao sát chống bão số 8
Dân Trí
(Dân trí) - Tắt điện thoại khi bão đổ bộ, không sao sát để nhân viên Cty đường bộ Hải Phòng tại bến phà Bính “thu phế” các phương tiện qua phà trong ngày mưa bão. Đó là lý do khiến ông Đàm Xuân Lũy, GĐ Sở GTVT TP Hải Phòng, bị đề nghị kỷ luật khiển ...
Xem xét trách nhiệm giám đốc sở không trực bãoNgười Lao Động
Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở vì tắc trách khi chống bãoThanh Tra
GĐ Sở bỏ trực, nhân viên bắt chẹt cả Bí thư Thành ủyVietNamNet

- Cảnh sát biển Việt Nam bắt 11 hải tặc (TN).  - Đạp sóng cứu người: Tình người đất Việt (TN).
- Cảnh sát giao thông hóa trang bắt lỗi người vi phạm (VNE).  – Tại sao CSGT tệ hại trong con mắt công chúng?   –Thượng tá CSGT nói về tham nhũng trong lực lượng (NĐT).
- Vũ Văn Thái – Chủ chính, chính chủ với quan trí và dân trí xứ mình (Dân Luận).  - Hà Nội: CSGT “kêu trời” với Nghị định 71 (KT). . – Xe máy cũ sẽ không được lưu hành (NLĐ).  - Xe chính chủ: ‘Hoãn binh’ không phải giải pháp (PLTP).
- Chuyên gia ngoại hiến kế giảm tai nạn giao thông (TP).

-  Không thể chủ quan, xem nhẹ phòng chống khủng bố (CP).

 - Thêm trẻ sơ sinh tử vong ở bệnh viện Quảng Ngãi (NLĐ). “Nằm từ trưa đến 17 giờ cùng ngày, vợ anh bị vỡ ối, cổ tử cung mở 6 phân. ‘Tôi vội báo bác sĩ và yêu cầu mổ gấp. Thế nhưng, các nữ hộ sinh bảo phải đợi bác sĩ tới vì không có ở bệnh viện. Đến khoảng 20 giờ, vợ tôi được đẩy vào phòng siêu âm nhưng ở đây không có điện. Tiếp đó, vợ tôi được đẩy lên phòng mổ… Khi mổ xong, con tôi không khóc, tím tái toàn thân’”.  - Lại tai biến sản khoa ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi (TT).

- Gây náo loạn bệnh viện vì không tin bệnh nhi còn sống (DT).
- Bấn loạn vì gà lậu: Gà lậu phá nát nền chăn nuôi (NNVN). – Chính phủ yêu cầu chặn đứng nạn gà lậu, gà thải(DT). – Ăn khôn, ăn dại (NNVN).
- Trâu bò lậu bị thả nổi: Biết nhưng… bó tay! (NNVN).

- Vụ giám đốc bệnh viện lộng quyền, tư lợi: Kéo dài thời gian thanh tra (TN).
- Vụ bệnh nhân tử vong sau khi mổ ruột thừa: Bệnh viện FV thừa nhận sai lầm (NLĐ).  – Thiếu sót của FV không trực tiếp gây tử vong bệnh nhân (TT).
- CA Cầu Giấy: ‘Chậm giải cứu nạn nhân bị bóp cổ chết do trời tối (ĐV).
- Thâm nhập ‘bar ôm’ cho khách Nhật giữa lòng Hà Nội (TP).
- Chuyện tình của người đàn ông có 3 vợ, 14 con (ĐV).
- Đi chữa bệnh tà – Bài 1: Đánh để trị bệnh! (PLTP).
- Lên kế hoạch diệt chuột trong toàn TP.HCM (TT).


- Nóng: Lại phát hiện chất lạ “mới toanh” trong áo ngực TQ (KT). - Phát hiện dịch trắng như sữa trong áo ngực Trung Quốc (TP).- Tìm thấy chất độc trong áo ngực Trung Quốc (DT).

- Chỉ còn 100m nữa là đại đức Tâm Mẫn về đích (Bee).
- Rừng giá tị bị… hạ độc (NNVN).
- Bấp bênh cuộc sống trung lưu (NNVN).
- Hà Nội: Lũ lượt đi xem bói ở … gốc cây xà cừ (VNN).


- Kinh hãi công nghệ bắt cua đồng bằng… thuốc sâu (DV).  – Ăn rau muống như uống thuốc độc (GĐ).
- Quản lý, bảo vệ rừng khu vực Tây Nguyên: Cần sự chuyển biến mạnh từ các doanh nghiệp (Thiên nhiên).  – Giao đất rừng cho… lâm tặc (ANTĐ).
- Giữ xác chồng 3 năm chờ… hồi sinh (DP/ DT).
- Úc bắt 3 người gốc Việt buôn ma túy (TN).
- Thư gửi đồng nghiệp láng giềng (TT). . - Vụ “5 cậu bé bán diêm” gây nhức nhối ở Trung Quốc. - Trung Quốc bắt giữ 90 người vì tội bắt cóc trẻ em (TTXVN).  - Trung Quốc điều tra rượu chứa chất hóa dẻo (PLTP).

 

Tổng số lượt xem trang