Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Về người muốn nhận "nửa giải Nobel": Thống đốc Nguyễn Văn Bình "chưa sát thực tế"

-
Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 13-11 - Ảnh: VIỆT DŨNG
--The governor (Giang Le)
Mấy hôm trước nhân đọc một bài phỏng vấn thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tôi thắc mắc trên G+ về ngân hàng MIB ở Nga, nơi ông Bình từng làm phó rồi quyền chủ tịch trong giai đoạn 2001-2005. Thực ra thông tin về việc thống đốc từng có thời làm việc ở MIB đã được công bố khi ông vừa được chỉ định làm thống đốc tháng 8/2011. Lúc đó tôi cũng thắc mắc về ngân hàng MIB nhưng rồi bận quá nên quên mất. Lần này thống đốc nhắc lại thời gian làm quyền chủ tịch MIB như là bằng chứng cho thấy ông có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nên tôi nhớ đến cái thắc mắc của mình ngày xưa và quyết định tìm hiểu kỹ hơn.


Hỏi trên G+ hôm trước hôm sau đã có mấy bạn cung cấp thông tin, social network quả là lợi hại :-) Thông tin đầu tiên về MIB hoá ra lại ở trên chính website của NHNN. Theo link này MIB (và MBES) là ngân hàng được thành lập trong khuôn khổ Comecon giữa các nước trong khối XNCH từ những năm 1960-1970. Tất nhiên "ngân hàng"ở thời đó khác rất xa những ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu có tính chất giúp đỡ, tương trợ chứ không vì mục đích kinh doanh. Sau khi khối XHCN (ở Đông Âu) sụp đổ và Comecon tan rã, cả MIB (lẫn MBES) đều phải loay hoay tìm đường cải tổ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để hai ngân hàng này còn tồn tại là trên danh nghĩa một số nước XHCN trước đây vẫn còn nợ nên phải có người tiếp quản xử lý số nợ tồn đọng đó. Tôi sẽ phân tích kỹ thêm chi tiết này nhưng trước hết có một điểm thú vị liên quan đến trang web có thông tin về MIB và MBIS nói trên.

Khi click trực tiếp link thì có vẻ phần highlight ở menu bên trái cho thấy nó phải nằm trong mục "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế". Một bản tin năm 2008 và một bản tin khác năm 2010 của chính NHNN cũng xếp MIB/MBES tương đương với IMF/WB/ADB như là những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Nhưng nếu bạnclick thẳng vào menu này thì bạn không thể tìm được trang về MIB và MBES mà chỉ có link đến IMF, WB, ADB. Như vậy có lẽ trang về MIB/MBES trước đây nằm trong menu "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế" nhưng bây giờ đã bị xóa. Tìm kỹ hơn thì hóa ra trang này hiện giờ được chuyển sang menu "Quan hệ song phương", được giấu khá kỹ trong danh sách các nước có quan hệ song phương với NHNN. Có lẽ MIB/MBES bị "downgrade" khoảng năm 2009-2010, khi mà Báo cáo thường niên của NHNN không còn nhắc đến 2 tổ chức này như những năm trước nữa. Tại sao MIB/MBES lại bị "downgrade" như vậy? Có phải NHNN muốn thông tin về 2 tổ chức này bị quên lãng dần đi không?

Thông tin thứ hai mà một bạn cung cấp cho tôi trên G+ là link đến chính website của ngân hàng MIB hiện tại. Chữ MIB là viết tắt tiếng Nga, còn tên tiếng Anh là International Investment Bank. Ngân hàng này có status tương tự như WB, nghĩa là một ngân hàng quốc tế có cổ phần đóng góp từ các nước thành viên. Hiện tại MIB chỉ còn Nga, Ba lan, Hungari, Bungari, Mông cổ, Cu ba, Rumani, Sec, Slovakia, và VN. Theo báo cáo tài chính cuối cùng năm 2011 (bản tiếng Anh) Nga nắm 44.7% cổ phần, VN chỉ có 0.327% thấp nhất trong số các thành viên (sau cả Mông cổ, Cu ba). Vốn điều lệ của ngân hàng này là 1.3 tỷ Euro, tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 các cổ đông mới chỉ đóng góp vào 214.5 triệu Euro (tôi nghi đây là chuyển đổi từ tiền rúp của LX cũ). Mặc dù ngân hàng này được phép huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu, tiền gửi của khách hàng..., trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011 tất cả các thể loại liabilities của nó chỉ quanh quẩn 8-9 triệu Euro. Hệ quả là tổng tài sản không tăng, thậm chí giảm, nếu không tính phần revaluation tài sản cố định và bất động sản.

Đến cuối năm 2011 trong số tổng tài sản 350 triệu Euro ngân hàng này có đến 130 triệu cash hoặc bank deposits, nghĩa là 1/3 tài sản chẳng được đầu tư gì mà để không hoặc gửi các ngân hàng khác lấy lãi. Hơn 50 triệu Euro được đầu tư vào bất động sản, gần 50 triệu nữa là tài sản cố định. Hơn 68 triệu đầu tư vào các loại trái phiếu, một nửa là trái phiếu chính phủ của các thành viên còn lại là trái phiếu doanh nghiệp. Khoảng hơn 2 triệu Euro nữa đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền thực sự cho khách hàng vay chỉ là 50 triệu Euro mà lại có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (xem kỹ trong footnote hoá ra đây là net amount, tổng số tiền MIB cho khách hàng vay đến cuối năm 2011 là 125 triệu Euro, trong đó có hơn 74 triệu đã bị coi là NPL, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 60%). Với cơ cấu tài sản như vậy có thể nói ngân hàng này thực chất chỉ là một quĩ đầu tư cỡ trung bình (chỉ một quĩ con của Vinacapital cũng có thể có NAV lớn hơn 350 triệu Euro). Tôi cho rằng đa số tài sản là phần rơi rớt lại từ thời Comecon, trong đó Cu ba có một số nợ xấu khá lớn.

Rất tiếc website của MIB không cung cấp báo cáo tài chính những năm ông Bình còn làm việc ở đó. Nhưng không khó để đoán hoạt động của MIB lúc đó cũng không khác hiện tại là mấy, nghĩa là chủ yếu quản lý số tài sản do các nước Comecon cũ còn nợ. Hoạt động kinh doanh, đầu tư hầu như không đáng kể. Các board member của MIB có lẽ chỉ là đại điện cho các quốc gia thành viên, chủ yếu đi đòi nợ xấu từ thời XHCN. Nếu (thời ông Bình) có các cố gắng cải tổ lại MIB thành một ngân hàng đầu tư quốc tế như website NHNN cho biết thì các cố gắng đó dường như đã thất bại. Ông Bình được làm phó chủ tịch rồi quyền chủ tịch trong khi VN chỉ có 0.327% cổ phần cho thấy các nước khác không coi trọng vai trò (và lợi ích) của ngân hàng này.

Số cổ phần ít ỏi của VN chỉ tương được với 700 nghìn Euro vốn góp, hoặc hơn 1 triệu Euro vốn chủ sở hữu trên sổ sách. Phần lợi nhuận trên sổ sách năm 2011 mà phía VN được hưởng (1.65 triệu x 0.327%) chỉ hơn 5000 Euro mà chưa chắc sẽ được MIB chia (thực tế MIB có cash flow âm trong năm 2011 và không chia dividend). Như vậy đóng góp của ngân hàng này vào ngân sách VN (nếu có) thậm chí còn nhỏ hơn của một công ty nhỏ ở VN (5000 Euro chỉ tương đương gần 140 triệu VND). Nếu tôi là ông Bình tôi sẽ đề nghị chính phủ "biếu không" phần sở hữu của VN cho Cuba để giúp người bạn cũ này trong lúc khốn khó, vừa đỡ cứ vài năm lại phải cử một cán bộ sang Nga tham gia quản lý MIB (hiện tại đại diện cho VN trong board là bà Thinh Thi Hong). Với một ngân hàng như vậy tôi không nghĩ ông Bình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ngân hàng, nhất là chuyên môn về ngân hàng trung ương, kể cả khi đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch. Đây là một mục trong CV mà đáng ra ông Bình không nên tự hào và đem ra PR cho mình như vậy.

Ông Bình xuất thân từ vụ Kinh tế đối ngoại (sau này chuyển thành vụ Quan hệ quốc tế phụ trách các hoạt động liên quan đến IMF/WB/ADB/MIB/MBES) nên có thể hiểu tại sao ông lại được lãnh đạo NHNN cử đi Nga tham gia vào board của MIB, một tổ chức đã từng được coi ngang hàng với IMF/WB/ADB. Ông Bình được cử đi Nga có lẽ còn vì ông đã từng học ở Nga. Xem tiểu sử chính thức thấy học vị của ông là Tiến sĩ khoa học, không thấy ghi ngành gì. Tiểu sử trên Wikipedia của ông ghi "Từ 1981-1986, ông Bình học Đại học Toán Kinh tế- Ứng dụng tại Trường Đại học Tổng hợp tại Liên Xô (cũ), tốt nghiệp tại đây với bằng tiến sĩ", không thấy tên trường. Lúc đầu tôi nghĩ ông học MGU (vẫn thường biết đến ở VN với cái tên Lomonosov) hoặc có thể Plekhanov ở Moscow, là hai trường rất lớn và danh giá của LX cũ. Tuy nhiên search Google thì có thông tin ông học trường Đại học tổng hợp Kishinhov (KGU) ở Mondovia, một nước cộng hoà nhỏ của LX. Thông tin ở đây cho biết ông học ngành toán ứng dụng, còn trên Wikipedia nói ông học toán kinh tế.

Một điểm chưa thực sự rõ là ông Bình tốt nghiệp KGU với bằng gì. Theo lý lịch chính thức thì ông có bằng tiến sĩ khoa học, đây là bằng docktor nayuk của LX cũ. Bằng này cao hơn bằng kandidate nayuk (phó tiến sĩ trước đây, bây giờ gọi chung là tiến sĩ). Những ai đã từng học ở LX cũ chắc chắn biến lấy bằng tiến sĩ khoa học rất khó, ngay cả sau này trong giai đoạn lộn xộn LX sụp đổ trong thập kỷ 1990. Nếu ông Bình lấy bằng tiến sĩ khoa học (doctor nayuk) vào năm 1986 mà ông chỉ bắt đầu sang KGU học từ năm 1981 có thể nói là một kỳ tích hiếm ai làm được. Tuy nhiên cả thông tin từ website của hội sinh viên KGU lẫn chính lời ông Bình ("Tôi đã gắn bó với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong toàn bộ quá trình công tác của mình kể từ khi tốt nghiệp đại học") cho thấy ông chỉ tốt nghiệp đại học tại KGU năm 1986. Vậy ông lấy bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ năm nào, ở đâu, chuyên ngành gì?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 năm 1981 vào học ở KGU vậy từ năm 17 tuổi (tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm hồi đó) đến năm 20 tuổi ông ở đâu, làm gì? Đi nghĩa vụ quân sự? Học một trường đại học/trung cấp nào đó ở VN hay một nước nào khác? Giai đoạn 1978-1981 VN có chiến tranh ở Campuchia và biên giới với TQ, thanh niên tốt nghiệp phổ thông thời đó nếu không thi đậu đại học phần lớn sẽ vào lính ra chiến trường. Tiểu sử của ông Bình không thấy nói đã từng phục vụ trong quân đội, mà cũng không học đại học trong 3 năm đó vậy ông Bình thuộc diện nào mà được miễn nghĩa vụ quân sự?

Trong bài phỏng vấn ông Bình nói có một giai đoạn ông làm trung gian giữa các lãnh đạo NHNN và phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó kiêm nghiệm chức thống đốc. Thực ra ông Dũng về NHNN (mà nhiều người tin rằng là bước đệm để giúp đưa ông Lê Đức Thúy lên thống đốc) từ tháng 5/1998. Ông Bình đến tháng 11/1998 "được" điều sang làm phó giám đốc chi nhánh HN của NHNN. Như vậy thời gian ông Dũng và ông Bình cùng làm việc chỉ khoảng 5 tháng, chưa kể thời gian làm quen rồi bàn giao, nên không thể nói là nhiều. Một thành tích mà ông Bình khoe là đã tự "chắp bút" một phương án điều hành tỷ giá và phương án đó đã được ông Dũng chọn thay vì những phương án khác của các phòng ban nghiệp vụ (ông Bình làm chánh văn phòng không được coi là một phòng ban nghiệp vụ). Nhưng cũng chính vì "thành tích" này mà ông Bình bị một số lãnh đạo của NHNN lúc đó "tỏ ý không hài lòng", chẳng hiểu có phải vì thế mà ông Bình chỉ ngồi ở vị trí rất thân cận với ông Dũng trong vòng 5 tháng hay không.

Sau khi trở về từ ngân hàng MIB, ông Bình giữ chức vụ Chánh Thanh tra của NHNN từ 2005 đến 2008. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng thương mại VN bùng nổ, tăng trưởng tín dụng có những năm xấp xỉ 50%. Trên thực tế một phần rất lớn tín dụng chảy vào chứng khoán và bất động sản tạo ra bong bóng trong những lĩnh vực này mà hiện nay trở thành vấn nạn nợ xấu mà ông Bình đang loay hoay tìm cách xử lý. Trên cương vị Chánh Thanh tra lúc đó, nếu ông Bình mạnh tay với các ngân hàng, sớm phát hiện ra những thủ thuật như tuồn tín dụng cho các công ty sân sau, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thổi giá trị tài sản thế chấp... thì có lẽ hệ thống ngân hàng đã không tệ như hiện tại. Tất nhiên việc phát hiện sai phạm trong giới ngân hàng không hề dễ, nhưng dù sao Chánh Thanh tra phải chịu trách nhiệm nếu đã để các ngân hàng qua mặt. Nhưng tôi biết đòi hỏi "chịu trách nhiệm" trong hệ thống chính trị VN là một điều khá xa xỉ.

Disclaimer: Tôi chưa từng gặp ông Nguyễn Văn Bình và không có bất kỳ quyền lợi hay interest nào ở NHNN, ngoại trừ mong muốn nó tốt lên. Tôi viết bài phân tích này với tư cách một người ngoài cuộc có chút chuyên môn (và cặp mắt "cú vọ" :-)) nhân đọc bài phỏng vấn có tính chất PR của ông Bình. Thông tin sử dụng trong bài này lấy từ các websites có links bên trên vào thời điểm tháng 2/2013.


- Tầm nhìn & khát vọng (ĐTCK).-- HSBC: Các thị trường mới nổi lấy lại đà tăng trưởng (VOV).
“Việt nam cần cẩn trọng với tỷ lệ nợ chính phủ”
Tỷ lệ nợ xấu cao có thể khiến Việt Nam có mức tăng trưởng thấp hơn khả năng trong năm 2013, Tổng giám đốc ANZ Việt Nam nhận định.
Thị trường bán lẻ 2013: Sân chơi của các đại gia ngoại?
Kinh tế suy thoái đi kèm sức mua giảm khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước lao đao, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản hoặc phải sáp nhập
- Dòng chảy ngầm của vàng (ĐTCK). - ‘Chứng khoán 2013 phụ thuộc vào việc xử lý nợ xấu’ (VnEco/VNE). - Triển vọng TTCK năm 2013 sẽ lạc quan hơn (ĐTCK). - Sẽ lấy thông tin báo chí, tin đồn để xứ lý giao dịch chui (Hải quan).
- Phát triển nhà ở xã hội: Có dễ đạt kỳ vọng? (VOV). - Hơn 272 triệu USD phát triển bền vững Đà Nẵng (TN).
- Lọc dầu Dung Quất khó đạt lợi nhuận 2.100 tỷ đồng? (TTXVN). - Giúp doanh nghiệp từ báo cáo tình hình kinh tế thật thà? (ĐV).- - Phạt tới 1 tỷ đồng nếu vi phạm về quy hoạch (VOV).
- Gian khó, rõ anh tài (ĐTCK). - CEO Thép Việt – Mỹ: Niềm tin là nền tảng (ĐTCK).
- Vươn ra biển lớn (Tin tức).-- Đi tìm chữ “Đạo” kinh doanh (ĐTCK).-- Nông dân Lý Sơn ”trần mình” cứu tỏi (TT).
- Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ khai thác trên biển (VOV)
.- Dự cảm 2013 (Hải quan).- Về việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương: Hiệu ứng phụ (HQ).- Khai Xuân, giá vàng nội – ngoại cùng giảm (TP). – Lại hóa vàng… vàng miếng (Sống mới).
- Những phi lý của TTCK (CafeF). – Phạt… phạt… phạt…: 11 tỷ đồng! (Vietstock). – ‘Nghịch lý’ cổ phiếu ngành thép(NDHMoney).
- Cuộc đấu Trung Nguyên – Starbucks và chuyện thương hiệu Việt (TP).
- Giá xăng, dầu biến động mạnh (VnEco).
- Tập đoàn Dệt May phải thoái 100% vốn tại hàng loạt doanh nghiệp (DT).
- Làm ruộng lấy… USD (SGGP).
- Nông dân mòn mỏi chờ bán lúa (TT).
- Điều chỉnh mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực y, dược (VOV).
- Tỷ phú Buffett tham gia vụ thâu tóm lịch sử trị giá 23 tỷ USD (DT).
- Hai hãng hàng không Mỹ sáp nhập thành hãng lớn nhất thế giới (VOA).- Một công ty Pháp bị nghi là thủ phạm của vụ bê bối thịt ngựa (VOV)..Currency wars come to Moscow as G20 spars over yen
MOSCOW (Reuters) - It may not be hand-to-hand combat, but "currency wars" came to Moscow on Friday as finance officials from the Group of 20 nations sparred over Japan's expansive policies that have driven down the value of the yen.
- 7 vấn đề tác động đến nhà đầu tư quốc tế năm 2013 (CP/VOV).
Ứng dụng của behavioral economics: Super-Sized Americans Need the Choice of Fewer Fries (Bloomberg 12-2-13) -- Bài dể hiểu của Cass Sunstein
Ứng dụng game theory: Gaming the System (NYT 14-2-13) --  Sinh viên "tẩy chay" final exam mà vẫn được A!!! VERY INTERESTING!

-Về người muốn nhận "nửa giải Nobel": Thống đốc Nguyễn Văn Bình "chưa sát thực tế" (TT 15-11-12) TT - Phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại kỳ họp Quốc hội ngày 13-11 đã đem đến sự thất vọng cho nhiều người khi cho rằng thống đốc trả lời dài dòng, không sát thực tế.
Ông Nguyễn Thành Long (chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN): Xoay ngược 180 độ...

Theo dõi trả lời chất vấn của thống đốc, tôi nhận thấy có hai thay đổi trong chính sách quản lý thị trường vàng. Thứ nhất, trước đây việc tuyên bố chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới hơn 400.000 đồng là có đầu cơ, từ đó đã lập nhóm G5 +1 để bán vàng bình ổn thị trường thì nay thống đốc đã xoay ngược 180 độ khi tuyên bố “không có chuyện bình ổn giá vàng”. Thứ hai, một năm trước, trên diễn đàn Quốc hội chính thống đốc tuyên bố SJC là nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV thì nay thống đốc lại nói không cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.
Trong việc điều hành chính sách, tất nhiên có những quy định đưa ra chưa phù hợp, cần phải sửa. Trách nhiệm của người điều hành là phải thừa nhận và nói rõ cho người dân hiểu hơn là lấp lửng. Với cách quản lý như hiện nay sẽ không giúp thị trường vàng ổn định mà trái lại như nhận xét của đại biểu Trần Du Lịch, NHNN muốn tiêu diệt thị trường vàng. Vì vậy, những giải pháp này sẽ chỉ có tác dụng nhất thời chứ lâu dài khó đạt được mục tiêu hướng người dân sang giữ VND, trái lại còn gây nên những căng thẳng xã hội không cần thiết.
Ông Nguyễn Bá Lễ (giám đốc Công ty TNHH SXTM Hoàng Bảo Ngọc, TP.HCM): Trả lời không sát thực tế
Thống đốc tuyên bố nếu có doanh nghiệp nào chỉ cần đáp ứng được yêu cầu, thậm chí hơi yếu một tí thống đốc sẽ chỉ đạo toàn hệ thống cấp tín dụng mới ngay, thậm chí lãi suất hợp lý. Tôi thấy câu trả lời này không đúng với thực tế. Là doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đi vay vốn tôi bị hành bởi hàng loạt thủ tục, ngân hàng làm khó đủ thứ, định giá tài sản thế chấp rất thấp, thậm chí sau khi cho nhân viên xuống thẩm định thì “im re”. Chưa kể ngân hàng còn đòi hỏi lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp từ 20-30%. Thời buổi làm ăn khó khăn như thế này mà đòi hỏi lợi nhuận như vậy chúng tôi khó lòng đáp ứng nổi. (...)
Thiết nghĩ thống đốc NHNN cần sâu sát thực tế hơn, chứ trả lời như thống đốc chỉ an toàn cho thống đốc trong khi không giúp gì được cho doanh nghiệp khó khăn đang cố gắng duy trì, bám trụ từng ngày.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (quận 3, TP.HCM): Trả lời chưa thuyết phục
Về câu chuyện vàng, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi sát sườn như: vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng chưa đem lại hiệu quả, có lợi ích nhóm hay không... Tuy nhiên câu trả lời của thống đốc quá dài dòng, không đi vào trọng tâm để cuối cùng chốt lại rằng “vàng là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích kinh doanh và không cần bình ổn giá. Nếu chúng ta chấp nhận việc giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới thì có nghĩa chúng ta đang chấp nhận việc vàng hóa nền kinh tế”. Lập luận như vậy là không thuyết phục người đặt câu hỏi cũng như người dân, đặc biệt là những người giữ vàng.
Mua vàng là tập quán lâu đời của người dân do đồng tiền mất giá. Trong bối cảnh lạm phát còn cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, khó thực hiện ý đồ “nung chảy vàng thành tiền đồng” nếu không có câu trả lời thuyết phục, hợp lòng dân và thể hiện tinh thần trách nhiệm của người điều hành.
ÁNH HỒNG ghi
  Thống đốc hiểu chưa chính xác...(TT 16-11-12) -Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội:
Thống đốc hiểu chưa chính xác...
TT - Trong buổi trả lời chất vấn ngày 13-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nắm rất rõ việc mình làm, rất nhớ số liệu nhưng có điểm thống đốc đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác khiến đại biểu Quốc hội không thể hiểu được câu trả lời.
>> Thống đốc Nguyễn Văn Bình "chưa sát thực tế"
Chẳng hạn, khi nói về “bộ ba bất khả thi”, thống đốc dẫn ra ba yếu tố là tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá để cho rằng không thể đồng thời thực hiện ba mục tiêu này. Tuy nhiên, thật ra “bộ ba bất khả thi” đề cập tới ba mục tiêu là ổn định tỉ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Như vậy, thống đốc hoặc chưa hiểu chính xác về lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, hoặc cố lấy sự thông cảm để né câu hỏi của đại biểu.
Về tình trạng nợ xấu, để như hiện nay chắc chắn NHNN có trách nhiệm. Trong 10 tháng đầu năm nay, khi thống đốc đã nhậm chức, nợ xấu tăng tới 66%. Thống đốc cũng khẳng định có lợi ích nhóm, cơ quan thanh tra giám sát còn kém, nhưng phải có trách nhiệm cụ thể chứ. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói không thể chỉ có xin lỗi. Nếu chỉ xin lỗi là xong thì rất khó cải thiện tình hình. Tiếp theo sau xin lỗi là gì? Nếu làm tốt công tác giám sát nợ xấu thì khả năng nợ xấu có nghiêm trọng như hiện nay không hay chỉ ở mức nào?
Theo trả lời của thống đốc thì có vẻ tỉ giá, lạm phát đã ổn và đó chủ yếu là nhờ các biện pháp quản lý vàng. Tuy nhiên, nếu sòng phẳng thì cần làm rõ vàng đóng góp bao nhiêu phần trong sự ổn định đó. Ai cũng biết năm nay tỉ giá có ổn là do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn nhiều, nhập khẩu ảm đạm, không gây nhiều sức ép tăng giá USD. Đóng góp từ các biện pháp quản lý vàng, nếu có, theo tôi không hẳn là nhân tố quyết định.
Còn việc cấm huy động vàng trong thời điểm hiện nay, theo tôi, là một biện pháp hành chính, có thể nó không giúp huy động được 15 tỉ USD. Nhu cầu tích lũy tài sản bằng vàng để tránh lạm phát bào mòn tài sản tích lũy là nhu cầu chính đáng của người dân. Trước kia ngân hàng chưa huy động người dân vẫn tích lũy, nếu đồng tiền cứ mất giá thì người dân vẫn phải giữ vàng và sẽ tìm được cách giữ vàng. Chỉ có điều khi NHNN cấm các ngân hàng huy động vàng thì người dân sẽ thiệt, chịu nhiều rủi ro để giữ tài sản của mình hơn.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, chúng tôi đã có khuyến cáo cần sớm đưa vào hoạt động một thị trường vàng hiện đại cùng với việc cấp chứng chỉ vàng. Nếu các biện pháp này được áp dụng ngay sau khi đóng cửa các sàn vàng thì việc chống vàng hóa đã đi đúng hướng, thay vì xây dựng thương hiệu quốc gia hay độc quyền gì đó.
Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...
Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn.
CẦM VĂN KÌNH ghi-  Vị tiến sĩ 'bật lại' thống đốc ngân hàng (ĐV 17-11-12) (Đất Việt) Trước việc Ngân hàng Nhà nước chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia, TS Lê Duy Hiếu cho rằng không cần thiết, trái quy luật.
 Trên diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải thích rằng, sở dĩ chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia là do SJC chiếm 93- 95% thị trường vàng miếng, cũng như để tránh sự nhầm lẫn và lãng phí.
Tuy nhiên, theo TS Lê Duy Hiếu, Viện Kinh tế Việt Nam, trên thế giới chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Đây là việc làm không cần thiết và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện của Việt Nam nói riêng.
Kkhông thể quản lý được thị trường vàng bằng cách ngăn cấm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, từ 25/5, kể cả Công ty SJC cũng đã chấm dứt dập vàng miếng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền dập vàng miếng và chọn SJC làm thương hiệu quốc gia. Đón nhận những thông tin trên, ông có suy nghĩ gì?
Trước hết cần khẳng định vàng là một loại hàng hóa đặc biệt nên không có quốc gia nào không quản lý thị trường vàng. Nhưng khác một điều rất cơ bản giữa Việt Nam và thế giới, đó là cách quản lý. Các nước có nền kinh tế thị trường, họ quản lý thị trường vàng bằng phương pháp gián tiếp, tức là thông qua các sắc thuế. Anh kinh doanh, nhập khẩu vàng nhiều, muốn hạn chế nhập, tôi sẽ tăng thuế nhập khẩu. Tự nhiên, lượng vàng nhập khẩu sẽ giảm.
Trong khi đó, Việt Nam lại quản lý trực tiếp và mang tính chất độc quyền. Bất kỳ một loại hàng hóa nào mà quản lý độc quyền đều không tốt, đều hạn chế sự phát triển bình thường của thị trường. Chính vì vậy, sẽ dẫn tới một hệ quả là dù nhà nước có quản lý bằng cách nào nhưng độc quyền và trực tiếp và muốn có một thương hiệu quốc gia về vàng thì có thể khẳng định sẽ không hiệu quả và thị trường vàng sắp tới sẽ rối loạn hơn.
Quản lý độc quyền và trực tiếp như ông vừa đề cập, sẽ đem lại những hệ lụy gì, thưa ông?
Có thể nói quản lý độc quyền sẽ ngăn cấm những người dân bình thường kinh doanh vàng chỉ là một cách cấm một số người này kinh doanh nhưng lại tạo cơ hội cho một số người khác kinh doanh theo nghĩa lợi ích nhóm tăng lên. Còn thực chất không thể quản lý được thị trường vàng bằng cách ngăn cấm.
Điểm nữa cần phải nói là thị trường vừa qua có một số điểm rối loạn thật, nhưng rối loạn không phải vì Nhà nước không có một thương hiệu vàng thống nhất, mà vì giá vàng trong nước thường chênh lệch quá lớn, từ 1,5-3 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Việc quản lý độc quyền sẽ ngăn cấm người dân bình thường kinh doanh vàng nhưng lại tạo cơ hội cho một số người khác kinh doanh theo nghĩa lợi ích nhóm.
Vấn đề thương hiệu vàng quốc gia, nếu không hiểu sâu dễ có sự nhầm tưởng. Thứ nhất, khi tạm thời lấy vàng SJC và coi đó là thương hiệu vàng quốc gia, nó đã có sẵn, anh bỏ nó đi rồi mua sắm máy móc, thiết bị, công xưởng để sản xuất là rất lãng phí. Thứ hai, hãy lấy ví dụ từ đất đai, độc quyền của Nhà nước, đủ các công cụ pháp lý, đủ cả một hệ thống chính trị từ trung ương đến tận cấp phường, cấp tổ dân phố để quản lý.

Kết quả chúng ta có một thị trường bất động sản như ngày nay. Người ta cũng sẽ nói cái này thuộc về Nhà nước, lợi cũng về nhà nước chứ không phải tư nhân. Nhưng thực tế, lợi ích về đất đai Nhà nước không được hưởng mà chỉ thuộc về một nhóm người. Độc quyền vàng cũng giống như vậy, danh nghĩa là độc quyền Ngân hàng Nhà nước, người hưởng lợi đáng ra chỉ mình Nhà nước, nhưng thực tế không phải như vậy.
Như ông phân tích thì dường như cơ sở pháp lý về việc quyết định phải có một thương hiệu vàng quốc gia chưa rõ ràng lắm? Bởi thực tế cho thấy, việc này đã ít nhiều gây ra nhiều xáo động trên thị trường, tạo ra nhiều khe hở dễ bị lợi dụng, đồng thời tạo ra cơ chế xin - cho, nên sẽ có nhiều người hưởng lợi và nhiều người dân thiếu thông tin, bị thiệt hại?
Chắc chắn là như vậy. Những cái này không có cơ sở pháp lý và cũng không có cơ sở thực tiễn. Vì bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào cũng không có chuyện quản lý theo kiểu cấm đoán, độc quyền.
Theo ông, chúng ta có nhất thiết phải cần một “thương hiệu vàng quốc gia”? Trên thế giới, có nhiều quốc gia xây dựng thương hiệu vàng riêng cho mình hay không?
Trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào xây dựng thương hiệu vàng quốc gia. Thực chất việc ra đời thương hiệu vàng quốc gia không phải để quản lý thị trường. Không biết đây là sự cố ý, vô tình hay nhầm lẫn, nhưng chỉ dẫn đến tình trạng tạo điều kiện cho một số người lũng đoạn thị trường và kiếm lời không chính đáng. Tóm lại, thương hiệu vàng quốc gia là việc làm không cần thiết và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nói chung và điều kiện của Việt Nam nói riêng.
Ví dụ, thực tế có những người dân có số vàng đã mua, tự dưng nếu bán theo một khuôn mẫu thống nhất thì số vàng không phải vàng SJC sẽ giảm giá trị. Chất lượng sản phẩm không thay đổi, nhưng vì không phải thương hiệu vàng quốc gia nên giá trị bị giảm đáng kể, tức là người dân mất đi một số tiền. Điều đó bất lợi cho người dân.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình chỉ giải thích vì sao chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia mà không nói vì sao cần phải có một sự chọn lựa như thế. Ông Bình cũng khẳng định không hề bắt buộc người dân phải chuyển đổi từ các loại vàng khác sang vàng SJC cũng như không hề có sự phân biệt đối xử giữa các loại vàng này. Vậy thì chọn SJC làm thương hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước để làm gì?
Bản thân trong lời khẳng định đó đã có sự mâu thuẫn, ở chỗ mọi người dân đều có quyền cất trữ vàng và dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, thực tế sẽ song hành tồn tại thương hiệu vàng quốc gia và vàng lưu hành trong dân chúng. Chỉ có cái khác là vàng trong dân chúng bán với giá thấp hơn, tạo ra một sự chênh lệch về giá. Ở đây có sự trục lợi rất đơn giản, một mặt Nhà nước độc quyền nhập khẩu, một nhóm nhập khẩu về kiểm soát cái đó.
Đó là chưa nói đến chuyện vàng trang sức, những người làm nhẫn trang sức phải xin giấy phép mua vàng của nhà nước, rồi xin giấy phép làm ra nhẫn để bán. Điều đó là tăng cơ chế xin - cho, làm cho tính thị trường càng ngày càng mất tính minh bạch, khó kiểm soát.
Theo tính toán thì đang có khoảng 400 tấn vàng, tương đương 20 tỷ USD bị chôn chặt trong dân, cần phải được đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính. Nhưng những lời trấn an của người đứng đầu ngành ngân hàng như đã nói ở trên, liệu có phải đã đủ để khiến người dân tin tưởng?
Nói trong dân có khoảng 400 tấn vàng cũng rất mơ hồ. Trước hết chúng ta phải khẳng định, số liệu đó chủ yếu căn cứ từ lượng vàng nhập khẩu hàng năm. Nhưng chúng ta hình dung, gần 80% dân số Việt Nam là ở nông thôn, thử hỏi cộng lại họ có được bao nhiêu cân vàng? Chắc chắn số đó chiếm tỷ trọng không đáng bao nhiêu, vì cái ăn, mặc, nhu cầu thiết yếu khác còn chưa đáp ứng được, lấy đâu tiền mua vàng.
Trong số dân thành thị cũng có đến 80% dân nghèo, căn bản họ không có thu nhập cao để có vàng tích trữ. Nếu trừ cả dân nông thôn và người nghèo thành thị thì chỉ còn khoảng 4 triệu người có khả năng tích trữ vàng. Nhưng một điều tra của Ủy ban châu Âu đưa ra kết quả: ở Việt Nam khác với thế giới ở chỗ, 80% người giàu có là quan chức, còn ở nước khác phải là các chủ doanh nghiệp. Do vậy, số người tích trữ vàng này chủ yếu lại nằm trong số những người thu nhập cao và chủ yếu là quan chức. Cho nên nói bao nhiêu tấn vàng, muốn huy động nó để đưa vào nền kinh tế để tạo ra sức mạnh tài chính thì quá xa vời.
-- Vàng nội đắt hơn vàng ngoại gần 4 triệu (KP).- Hai bác làm em bối rối quá (Nguyễn Thông).   - Sự thật việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và giải Nobel (GDVN).   (GDVN) - “Nhân vật  tìm ra được bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được 1 trong 2”, Thống đốc Bình nói.

Nhưng ngày gần đây, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, dư luận hết sức quan tâm đến việc "Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và nửa giải Nobel". Để có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về hai việc trên, Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới bạn đọc toàn bộ phần chất vấn liên quan đến những phát ngôn ngày.

"Tôi cũng chỉ cần điểm 8, không cần điểm 9, điểm 10"
Trong phiên chất vấn chiều 13/11, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) đặt vấn đề: “Tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng nói riêng và cả đồng bằng Sông Cửu Long nói chung đang tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Vụ tôm 2011 - 2012 tại tỉnh Sóc Trăng với thiệt hại trên 4000 tỷ đồng, thiệt hại nặng nề do tôm bị bệnh lạ và hơn 80% người nuôi tôm đang bị lao đao, số ao bị treo rất nhiều. Sóc Trăng cũng đã xuất ngân sách để hỗ trợ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại nhưng nông dân nuôi tôm vẫn còn rất khổ, cầu mong phao cứu sinh từ Chính phủ. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ra tay nhưng việc chỉ đạo thực hiện còn chưa thống nhất. 

Phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được quan tâm đặc biệt


Tôi xin cụ thể tại Công văn số 5294 ngày 20/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước ghi: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1149 ngày 8/8/2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên tại công văn này Ngân hàng Nhà nước bóp lại chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng vay là các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Như vậy, con tôm sú không nằm trong diện này, đây là một bất lợi và thiệt thòi nặng nề cho người nuôi tôm. Bởi người nuôi cá tra bị thua lỗ ít nhiều có bán được cá, trong khi đó hàng chục ngàn người nuôi tôm đang bị thiệt hại bởi bệnh lạ tôm sú chết hàng loạt”. 

Hai ngày sau phiên chất vấn, trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình cho biết: “Về chỗ báo chí nói về việc tôi nhận điểm 8 thì đó là chỉ nói cho vui thôi. Dụng ý của tôi lúc đó chỉ là nói vui và khiêm tốn thôi. Còn về giải Nobel thì đó cũng chỉ là một cách nói ví von. Về việc báo chí nói về phần trả lời chất vấn của tôi là nhận nửa giải Nobel và điểm 8, tôi nói như thế này không phải là để thanh minh gì cả”. 
Đại biểu Tâm hỏi: “Xin đặt câu hỏi với Thống đốc việc chỉ đạo như vậy có nhất quán không và vì sao chỉ có đối tượng cá tra được cho vay ưu đãi? tới đây Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ con tôm như đối với cá tra theo Công văn 1149 ban hành tháng 8-2012 của Thủ tướng Chính phủ là giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất 11%/năm hay không.
Xin Thống đốc cho biết và trả lời cụ thể vấn đề này vì cử tri là nông dân nuôi tôm đang quan tâm theo dõi trực tiếp tuyền hình trả lời của Thống đốc và đang mong chờ kết quả, sẵn sàng cho điểm 9 và nghiêng mình cảm ơn Thống đốc nếu Thống đốc chỉ đạo có hiệu quả cho các ngân hàng thương mại thực  hiện nhất quán theo tinh thần Công văn 1149 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng cho đối tượng là người nông dân nuôi tôm sú, thủy sản.

Một vấn đề nữa là gần đây trên diễn dàn trong nghị trường và thông tin trong cử tri, hay nói chính xác hơn, ngân hàng đang kêu ca tình trạng nợ xấu trong ngân hàng, nhiều giải pháp đưa ra xử lý nợ xấu này. 

Xin đặt câu hỏi với Thống đốc: Nợ xấu cụ thể của từng ngân hàng thương mại lớn là bao nhiêu và nợ xấu thuộc lĩnh vực nào, tỷ lệ nợ xấu trong nhóm đối tượng là nông dân nuôi tôm vay và nông dân sản xuất nông nghiệp vay hiện nay so với đối tượng vay khác là ra sao và bao nhiêu. Nếu Thống đốc không làm sáng tỏ câu hỏi này thì rất nhập nhằng vì tỷ lệ nợ xấu trong thủy sản, nông nghiệp không cao so với lĩnh vực khác. Tôi đề nghị Thống đốc chỉ đạo phân loại nợ xấu. Vì chỉ như vậy, chúng ta mới biết lĩnh vực nào cần xử lý khắc phục, lĩnh vực nào cần tiếp tục đầu tư. Không vì lý do nợ xấu của một lĩnh vực mà phải bắt nhiều lĩnh vực nuôi tôm, thủy sản và nông nghiệp khác phải gánh chịu”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (Ảnh: Nhật Minh/VNE)


Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rất rành rẽ: “Đại biểu Trần Khắc Tâm có đề nghị vấn đề trong công văn của ngân hàng Nhà nước nên đưa thêm đối tượng nuôi tôm. Dưới góc độ như đại biểu nói chúng tôi cũng hết sức xúc động và hết sức chia sẻ với đồng bào nuôi tôm, nhưng chúng tôi cũng chỉ thực hiện Quyết định 1140 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối tượng chỉ là cá tra và chăn nuôi gia cầm và lợn, chứ danh mục không có con tôm. Cho nên, chúng tôi cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc như trên ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nhanh chóng có đánh giá để cùng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung con tôm vào trong danh mục này. Tôi cũng chỉ cần điểm 8, không cần điểm 9, điểm 10.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói tiếp: “Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm có nói đến nợ xấu và đại biểu cho rằng trong nhiều lĩnh vực khác có nợ xấu cao, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là thủy sản thì nợ xấu không cao mà nợ xấu ở các vùng khác thì như vậy sẽ ảnh hưởng đến nợ xấu của thủy sản. Tôi cũng xin phép báo cáo với các đại biểu Quốc hội. Như tôi đã trình bày sáng nay, nông nghiệp và nông thôn là một mặt trận cứu cánh cho chúng ta trong những năm vừa qua và kể cả trong năm nay và đến nay dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có chất lượng rất tốt, tỷ lệ nợ xấu của chúng ta trong toàn hệ thống là 4,49, nhưng tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thì thấp hơn rất nhiều và con số báo cáo là chính xác. Bởi vì ở đây không có những điều kiện để cho các bên báo cáo, để cho các tổ chức tín dụng có thể báo cáo sai. Do vậy, chất lượng trong cho vay nông nghiệp và nông thôn rất tốt. 

Chính vì vậy, trong 2 năm vừa qua chúng tôi đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động của mình về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như tôi đã trình bày ở trên. Do vậy, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã tăng lên gấp đôi và hiện nay mặc dù trong điều kiện chúng ta đang tái cấu trúc lại hệ thống các ngân hàng thương mại, nhưng chúng tôi cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại lành mạnh tiếp tục cho phép mở chi nhánh ở các địa bàn, vùng sâu, vùng xa, ở các vùng nông thôn để làm sao dẫn vốn về cho các vùng này.
Chúng tôi cũng có chủ trương đề nghị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tăng được tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn lên đến 80%. Trong năm vừa qua đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa tỷ trọng này lên đến 75%. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp, các ngân hàng thương mại khác để tập trung nguồn vốn một cách thỏa đáng cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên đây tôi xin trả lời các ý kiến của đại biểu Quốc hội”.

"Tôi nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel nếu làm được"
 Cũng tại phiên chất vấn này, đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đặt ra câu hỏi: “Tôi nói về vấn đề dư nợ tín dụng kế hoạch đầu năm thông qua 15%, 17% của lãi suất ngân hàng, tới giữa năm ta rút xuống 10 %, 12%, tôi dự kiến kỳ họp trước như vậy mỗi tháng bơm 50.000 tỷ. Bây giờ trượt vài % Thống đốc vẫn nói là hợp lý tôi không hiểu được chúng ta điều hành thế nào.

Vấn đề thứ hai là vàng, dường như Thống đốc hứa rằng thị trường biến động chênh lệch 400.000 giữa trong nước, ngoài nước thì Ngân hàng nhà nước điều tiết. Bây giờ không làm được thì lại bảo rằng không cần liên thông thị trường nước ngoài thì thống đốc nghĩ thế nào, dư luận người ta nghĩ như vậy, Thống đốc phải nhớ rằng 400.000 thì điều tiết không?”
Đại biểu Trần Du Lịch - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: saigongiaiphong)


Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình trả lời: “Các giải pháp như tôi đã báo cáo, có giải pháp ngành ngân hàng chúng tôi chủ động làm được và nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi, cái đó tôi có thể khẳng định. Có giải pháp chúng tôi phải chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, kể cả chính quyền địa phương, với những giải pháp này chúng tôi chỉ là một bên phối hợp, do vậy biện pháp nào chắc, nằm trong ý chí, quyết tâm, biện pháp của mình tôi có thể khẳng định. Ví dụ chúng tôi đang làm là việc tích cực tái cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, ví dụ yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn nữa, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải sử dụng dự phòng rủi ro để trích lập trong năm nay, không được chia lợi nhuận nếu như chưa trích lập rủi ro đầy đủ, thậm chí phải xuất cả vốn tự có, tức là bao gồm vốn điều lệ và các nguồn vốn dự phòng khác của mình để xử lý nợ xấu. Đó là những lĩnh vực chúng tôi chủ động được, chúng tôi làm được, còn những lĩnh vực khác chúng tôi tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành. Do vậy chúng ta thấy nếu có quyết tâm chung của tất cả các bộ, ban, ngành chúng ta mới xử lý được nợ xấu.

Còn việc ngân hàng Nhà nước có hút tiền về? Báo cáo đại biểu Trần Du Lịch, như chúng tôi đã nói, tổ chức tín dụng hiện nay dư tiền, mặc dù dư không nhiều mà lại được đầu tư ra được, số tiền dư vẫn phải trả lãi tiền gửi của dân. Do vậy, nếu không có biện pháp xử lý tiền dư này thì các tổ chức tín dụng sẽ có rất nhiều áp lực về sử dụng tiền, rất nhiều hoạt động đầu tư khác. Ví dụ trong thực tiễn hoạt động ngân hàng thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ quay sang kinh doanh ngoại tệ, từ đó làm cho thị trường ngoại tệ lại bất ổn. 

Vậy, như tôi cũng đã báo cáo cái chính đúng đắn trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước là làm sao lượng tiền dư thừa trên thị trường liên ngân hàng khi người ta đã gửi vào Ngân hàng nhà nước ở mức độ hợp lý nhất, vừa đủ phục vụ cho mục tiêu giữ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định. Như chúng ta đã thấy từ đầu năm 2012 lãi suất trên thị trường ngân hàng rất ổn định và phù hợp với diễn biến của lạm phát và định hướng kỳ vọng của lạm phát. Ví dụ chúng ta định hướng lạm phát là 8%, trên thị trường liên ngân hàng của chúng tôi lúc nào cũng duy trì lãi suất liên ngân hàng kỳ hạng 1 tháng ở mức khoảng 7% và các kỳ hạn khác còn thấp hơn. Đây là kỹ năng, nghệ thuật điều hành của Ngân hàng Trung ương. Do vậy, việc hút tiền về của Ngân hàng nhà nước cũng là cực chẳng đã. Bởi vì chúng tôi phải phát hành tín phiếu Ngân hàng nhà nước có nghĩa là ta phải mất tiền để mua lại khoản tiền đó.

Đại biểu Trần Du Lịch cũng có nói đến vấn đề về vàng, tôi xin báo cáo với đại biểu Quốc hội là trong Nghị định 24 chúng tôi cũng để ngỏ rất nhiều nội dung. Trong đó có cả nội dung là Ngân hàng nhà nước trực tiếp mua bán vàng, trong đó cũng có cả nội dung Ngân hàng nhà nước huy động vàng. Nhưng xét tình hình hiện nay kinh tế vĩ mô của đất nước chúng ta thì giải pháp huy động vàng trong giai đoạn hiện nay không phát huy được hiệu quả vì giá vàng thế giới đang biến động rất mạnh do những bất ổn của kinh tế thế giới. Nếu có bất kỳ một hoạt động nào về mặt huy động dưới góc độ tiền gửi bằng vàng chỉ làm tăng thêm tính vàng hóa của nền kinh tế mà thôi. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta áp dụng phương thức quan hệ mua bán. Như tôi đã nói lúc ban đầu là Ngân hàng nhà nước sẽ đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường này để vừa là người kiến tạo nhưng cũng vừa là người cầm nhịp đảm bảo sự ổn định của thị trường vàng này.

Đại biểu có nói trước đây không có quản lý gì đến bây giờ lại có quản lý gì, tôi cũng xin báo cáo với đại biểu Quốc hội, ở đây có Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Nghị định 24 của chúng tôi đã được thảo luận từ năm 2009, ngay sau khi chúng ta đóng sàn vàng, vì khi chúng ta thảo luận về sàn vàng thì lúc đó, chúng ta thấy rằng các quy định của pháp luật của chúng ta quá bất cập. Ở đây có đầy đủ các bộ tham gia vào, ví dụ Bộ Công thương, Bộ Khoa học và công nghệ về chất lượng vàng, chính quyền địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vấn đề cấp phép doanh nghiệp v.v...
Tất cả thực trạng này đã được tập thể Chính phủ đánh giá bằng văn bản, chứ không phải đánh giá của thống đốc ngân hàng Nhà nước, vì Nghị định 174 trước đây là Nghị định của Thủ tướng Chính phủ, sau đó từ năm 2009, chúng tôi đã bắt tay vào việc xây dựng Nghị định 24 và cũng trải qua rất nhiều gian nan, rất nhiều đấu tranh, rất nhiều ý kiến, rất nhiều thắc mắc, mãi đến cuối 2011, chúng ta mới ban hành được văn bản này. Tôi không gắn gì với thời gian của tôi mà tôi gắn với thời gian ban hành văn bản nghị định và nó đạt được các kết quả, mong đại biểu hiểu cho đúng”.

Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở: “Đề nghị đồng chí lưu ý câu của đại biểu Trần Du Lịch: Siết tín dụng như thế có làm điêu đứng doanh nghiệp không? Giải quyết như thế nào cho hợp lý?”

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời tiếp: “Quả thật chúng ta cũng phải thấy mọi chính sách, đặc biệt là chính sách vĩ mô thì không thể nào đáp ứng được mọi yêu cầu, ví dụ tôi đã có dịp trình bày với Quốc hội nhân vật  tìm ra được bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng.
Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được 1 trong 2. Đó là điều khó của chính sách. Do vậy, cuối năm 2010 chuyển sang năm 2011 Chính phủ lập tức có Nghị quyết số 11 và Bộ chính trị cũng đã có Kết luận số 02 về việc triển khai các biện pháp để nhằm nhanh chóng kiềm chế được lạm phát.

Chúng ta cũng thấy rất rõ khi áp dụng các biện pháp này thì nhất định là doanh nghiệp sẽ khó khăn, chúng ta biết được chuyện đó. Nếu mà nói chúng ta cũng phải thấy rằng đây là cái giá mà chúng ta phải trả để lập lại ổn định kinh tế vĩ mô. Còn nếu đại biểu có quan tâm đến thời tôi làm thì xin báo cáo với đại biểu Quốc hội từ tháng 9 năm 2011 tất cả các chính sách của chúng ta đã dần nới lỏng. Từ hôm đó đến nay lãi suất chỉ có giảm, các đối tượng mà không được ưu tiên vay vốn đều được tháo gỡ và trong một thời gian rất ngắn chỉ từ quý IV mà cho đến đầu năm 2012 hầu như chúng ta không còn các đối tượng trước đây chúng ta gọi là không khuyến khích đầu tư hay hạn chế đầu tư.
Như tôi đã báo cáo chỉ còn lại hai đối tượng rất nhỏ là khu công nghiệp. Vì trên thực tế khu công nghiệp của chúng ta như tôi đã báo cáo đại biểu Quốc hội là đã rất nhiều. Hai là đầu tư vào chứng khoán mà thôi. Còn tất cả các lĩnh vực khác đều được thả ra hết không có diện nghiêm cấm gì cả”. 
- Thống đốc hiểu chưa chính xác… (TT).
"Hậu Vinashin": Triền đà trơ cọc dở dang, ụ nổi phơi tàu gỉ sét (LĐ 17-11-12) Những dự án “hậu Vinashin” bị bỏ rơi (LĐ 16-11-12) - NHỮNG CÁI ‘NHẤT’ CỦA TẠP ĐOÀN NHÀ NƯỚC ĐỒNG HÀNH CỦA THỦ TƯỚNG! (QLB). – Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà Nước nợ gần 1,3 triệu tỷ đồng (VnEconomy). – Điệp khúc “lỗ” của các doanh nghiệp “đại gia” (Soha).   – Những “Chúa Chổm” phiên bản 2012 (Đào Tuấn).  
Nữ công nhân, gian nan tìm hạnh phúc (ND 17-11-12) -- Bổng nhiên, báo Nhân Dân quan tâm đến hạnh phúc của nữ công nhân
Đến 7% dân số Việt Nam bị vô sinh (KT 17-11-12)
Kiều hối sẽ đạt 10 tỉ USD (NLĐ 17-11-12)
Những chuyện khóc cười về “xe chính chủ” (VNN 17-11-12) Để chính sách không bị “mưa đá dư luận” (SGTT 17-11-12) -- Người viết có vẻ trách ông Đinh La Thăng về vụ "xe chính chủ", nhưng có lẽ vì quá lễ độ nên nói vòng vo, chắc chắn ông Thăng sẽ không hiểu.  Đối với ông Thăng, phải nói như thế này ổng mới hiểu: Sao ông vừa ngu vừa cứng đầu như thế?
Việt Nam có hơn 20 xe siêu sang Maybach (VnEx 17-11-12)





Tổng số lượt xem trang