-Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam trong tái cơ cấu ngành tài chính
Theo dự kiến, trong thời gian sớm nhất, Hàn Quốc sẽ cử đội ngũ chuyên gia có uy tín sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.Sáng ngày 28/11/2012, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Phó Thống đốc cấp cao Thứ nhất Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), ông Choi Soo-Hyun trao đổi một số vấn đề về chia sẻ kinh nghiệm trong lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế của Hà Quốc và Việt Nam
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nỗ lực hoàn thiện các Luật thuế. Chính phủ Việt Nam cũng kỳ vọng các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa đầu tư vào Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định, tiềm năng hợp tác giữa hai cơ quan là rất lớn, trước mắt, để thực hiện tái cơ cấu, một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho ngành tài chính cùng với hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng mong muốn sẽ mời chuyên gia của Hàn Quốc sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm.
Đại diện Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc khẳng định, với những kinh nghiệm về tái cấu trúc nền kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau, và trong thời gian sớm nhất, sẽ cử đội ngũ chuyên gia có uy tín sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.
Hai bên cũng trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ thành lập Văn phòng đại diện của Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc tại Hà Nội và dự kiến sẽ được cụ thể hoá trong năm nay.
Theo Bộ Tài chính
-Việt Nam nhờ quốc tế đối phó với 'núi' nợ xấu ngân hàngNguoi Viet Online
Việt Nam phủ nhận việc vay vốn IMF giải quyết nợ xấu
Nhà cầm quyền Việt Nam đang có chương trình nhờ các định chế tài trợ quốc tế tư vấn hầu có thể đối phó với cái núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng. Ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, cho hay trong cuộc họp quốc tế ở Hà Nội hôm Thứ Ba là Việt Nam đang yêu cầu sự trợ giúp của Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) hầu có thể quản lý hữu hiệu hơn với nợ xấu ngân hàng và tăng cường hệ thống kiểm soát hệ thống tài chính.
Bản tin phổ biến trên VNExpress trích lời ông Dũng nói rằng, “Tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tăng cường hạ tầng tài chính, đổi mới cơ chế ổn định tài chính.”
Hiện hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang ngập sâu trong một núi nợ xấu mà nhà cầm quyền đang loay hoay không biết phải đối phó ra sao vì nằm kẹt trong các “nhóm lợi ích.”
Ngày 27 tháng 11, 2012, cùng một ngày với cuộc họp của ông Nguyễn Tấn Dũng với các chuyên viên quốc tế, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ban hành văn bản về “trích lập (quỹ) dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.”
Ông Nguyễn văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước tiết lộ tại Quốc Hội là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại “tính đến ngày 30 tháng 9 là 8.82%, gần gấp đôi so với con số 'tự kiểm điểm' của các nhà băng,” theo bản tin VNExpress.
“Ðến nay, tổng dư nợ tín dụng theo ông Nguyễn Văn Bình đạt khoảng 2.7 triệu tỷ đồng. 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và trong đó, hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản,” bản tin VNExpress viết. Tức là khoảng 1 triệu tỉ đồng các công ty xí nghiệp vay nợ ngân hàng không có gì bảo đảm.
Giới chuyên viên quốc tế tin rằng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải từ 15% đến 20% tổng số tín dụng, không phải con số do Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra.
Mấy tháng trước, từng có tin Ngân Hàng Nhà Nước lập một công ty “xử lý nợ xấu” với vốn khoảng 100,000 tỉ đồng để đối phó với cái núi nợ xấu khoảng 202,000 tỉ đồng. Dự án này dự trù “trình lên chính phủ và Bộ Chính Trị” trước ngày 15 tháng 11, 2012 nhưng đến nay vẫn không thấy tin tức gì.
Ngày 7 tháng 9, 2012, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN vội vã cải chính một bản tin thông tấn ngoại quốc nói chế độ Hà Nội có ý định vay tiền của IMF để đối phó với nợ xấu. Bên lề hội nghị “Ổn định tài chính khu vực Ðông Á” ở Hà Nội hôm Thứ Ba, 27 tháng 11, ông Vũ Viết Ngoạn, hiện đang là “Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia” CSVN nói với báo chí là “Việt Nam không cần vay tiền” để đối phó với nợ xấu.
Ngày 11 tháng 10, 2012, báo chí tại Việt Nam loan tin, “Trong năm 2013 phải giảm nợ xấu của ngân hàng thương mại xuống dưới 3%. Ðây là mục tiêu phấn đấu được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và dự kiến kế hoạch 2013 vừa được Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư báo cáo Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội.”
Tiền ở đâu ra để giải quyết đến nay vẫn chưa có gì rõ rệt. Hiện ông Nguyễn Tấn Dũng và Ngân Hàng Nhà Nước CSVN còn phải đi vấn kế IMF, WB và ADB cho thấy Hà Nội đang đặt “cái cày” chỉ tiêu giảm nợ xấu trước “con trâu.” (TN)
-Việt Nam xin cố vấn về nợ xấu! Vietnam Seeks Advice on Bad Debt (WSJ 27-11-12)
HANOI—Vietnam is reaching out for help in navigating a growing bad-debt problem.
As part of a broader economic overhaul, the government plans to ask the International Monetary Fund, World Bank and Asian Development Bank for advice on managing the debt and strengthening the financial system's regulatory structure, Prime Minister Nguyen Tan Dung said Tuesday.
"This shows the country's strong determination to reform its financial system to pave the way for sustainable economic development," Mr. Dung said at a
- Sự suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam (Deutsche Welle/ TCPT). – Tình hình kinh tế vẫn ảm đạm (TBKTSG). –Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo xử lý nợ xấu (VTV). – Các ngân hàng bị thúc xử lý nợ xấu (VnEco). – Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất (Tin tức).
Hồ sơ điện hạt nhân: Điện hạt nhân Việt Nam cần có quy chuẩn (VnEx 27-11-12)Petrolimex trần tình việc rót hàng nghìn tỷ cho công ty con (VnEx 27-11-12)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng công nghiệp hóa, càng coi trọng nông nghiệp (SGGP 27-11-12) -- Ý kiến này cao siêu quá, tôi cần vài ngày vò đầu suy nghĩ rồi mới mới bàn đuợc.
Giấc mơ bất động sản Việt Nam 'hóa gạch vụn' (VnEx 27-11-12)
Tình hình kinh tế trong nước vẫn rất ảm đạm
Tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang rất ảm đạm, chứ không tươi sáng trở lại như báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội.
Đây là nhận định chung của các nhà quản lý kinh tế trung ương và địa phương tại buổi giao ban về kinh tế, xã hội hàng tháng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức ngày 27/11.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, sau khi nghe hết ý kiến của lãnh đạo bộ ngành và địa phương, kết luận: “Đánh giá chung là tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư tháng 11 có khá hơn nhưng bức tranh chung là vẫn ảm đạm. Cả TPHCM, và Hà Nội đều như vậy. Nhiều vấn đề khó khăn trước đây thì đến nay vẫn chưa giải quyết được. Nghị quyết 13 có từ tháng 5 nhưng cũng không làm được gì nhiều cho doanh nghiệp”.
Ông nhận xét, Nghị quyết 13 không được thực hiện tốt. “Trên nói hay nhưng dưới không làm. Tháng trước Nghị quyết Chính phủ cũng nói (tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp), nhưng tháng này vẫn phải nói lại”.
Ông Thu nhận xét, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/11 tăng 20,9% so với cùng thời điểm năm trước. Như vậy, chỉ số tồn kho đã giảm so với tháng 10 năm nay mà lý do là tăng trưởng đột biến trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động smartphone, là những sản phẩm đang ăn khách.
Tồn kho như vậy, tuy cao, nhưng vẫn là việc bình thường vì doanh nghiệp đang tịch trữ hàng cho tết, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương Nguyễn Thanh Hòa khẳng định.
Tuy nhiên, ông Thu chưa tin tưởng lắm. Ông hỏi đại diện các lãnh đạo địa phương: “Quốc hội cho rằng báo cáo tháng 10 (của Chính phủ) được tô hồng quá. Liệu có tô hồng không?”
Ông Thu cho biết, thu chi ngân sách khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục giảm, trong khi số phá sản không có báo cáo.
Phó giám đốc Sở KHĐT Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vì nợ xấu cao.
Giải pháp trọng tâm của Hà Nội, theo ông là phải tập trung cứu thị trưởng bất động sản vì hàng tồn rất nhiều. “nếu thị trường này đổ vỡ thì rất nguy hiểm”, ông nói.
Ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở KHĐT Bắc Giang cho biết thêm, có hơn 100 doanh nghiệp ở tỉnh đã ngừng hoạt động đến nay. Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp xuất khẩu đã bỏ trốn vì nợ thuế ở cửa khẩu Tân Thanh, Mộc Bài.
Ông Thắng cho biết, 97% doanh nghiệp của tỉnh là vừa và nhỏ đều đang rất khó khăn. Nhiều nhà máy ở tỉnh đã bị ngân hàng phong tỏa. “Thậm chí có doanh nghiẹp không có thu để chi tiền lương và tỉnh phải hỗ trợ. Tuy nhiên, tỉnh không tháo gỡ nổi”.
Giám đốc sở KHĐT Nghệ An Nguyễn Văn Độ cho biết thêm, trong 10 ngàn doanh nghiệp ở tỉnh thì “40% gần như tê liệt và 30% chập chờn”. Số còn lại cũng rất khó khăn.
Ông đỗ lỗi cho trung ương đã không đưa ra giải pháp cứu trợ doanh nghiệp.
Chẳng hạn, có doanh nghiệp đầu tư mới chỉ 1 tỷ đồng trong tổng số 2 tỷ đồng đăng ký, nhưng cơ quan thuế lại thu thuế trên số vốn 2 tỷ đồng.
“Chúng ta phải nghiên cứu chữ tận thu. Nhà nước thất thu thì phải nuôi nguồn thu, chứ tận thu thì doanh nghiệp sẽ chết luôn. Thu như thế phản cảm lắm”, ông nói.
Ông kiến nghị chính phủ nên chú trọng đến nguồn thu từ thuế của doanh nghiệp, và vì thế, nên môi trường kinh doanh phải ổn định, thay vì nhăm nhăm vào tiền bán đất.
Theo Cục phó Cục Đầu tư Nước ngoài Đặng Xuân Quang, thu hút FDI trong 11 tháng đạt 12,8 tỷ USD, bằng 78,6% so với cùng kỳ.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho biết thêm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn, trâu bò heo giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng đang mua bán nợ xấu lẫn nhau
Đó là thông tin được chuyên gia cung cấp tại Hội nghị “Ổn định tài chính khu vực Đông Á” ngày 27/11.
--Việt Nam sử dụng năng lượng không hiệu quả
Tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP, cho thấy việc sử dụng năng lượng là chưa hiệu quả.
Ngày 27/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phát động Chiến dịch hiệu quả năng lượng, thực hiện trong ba năm 2012-2015, nhằm tạo chuyển biến tích cực về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các ngành công nghiệp và khối cơ quan nhà nước, góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tổng mức năng lượng tiêu thụ cấp quốc gia trong giai đoạn 2012 - 2015.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP, trong khi ở các nước phát triển, mức tăng nhu cầu năng lượng xấp xỉ bằng tăng trưởng GDP.
Điều này cho thấy, việc sử dụng năng lượng, đặc biệt tại khối sản xuất công nghiệp chưa hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chiến dịch trên sẽ nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của sử dụng năng lượng hiệu quả như giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đầu, 2012-2013, đối tượng mục tiêu của chiến dịch bao gồm các doanh nghiệp trong 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm: xi măng, sắt thép, hóa chất, giấy và bột giấy. Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đến năm 2015 sẽ hướng tới toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có khoảng 1.200 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ trên 1.000 TOE (tấn dầu tương đương)/năm. Các cơ sở này đang sử dụng khoảng 70-80% năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực.
Các kết quả khảo sát của cơ quan nghiên cứu và tư vấn cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam còn rất lớn, chẳng hạn ngành công nghiệp xi măng có thể giảm tiêu thụ năng lượng 50%, công nghiệp gốm (35%), ngành dệt may (30%), công nghiệp thép (20%), chế biến thực phẩm (20%)...
Mục tiêu của Việt Nam là cắt giảm 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương từ 11 triệu TOE đến 17 triệu TOE trong 3 năm tới.
- ”-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết tâm cải cách tài chính theo hướng an toàn, vững chắc (SGGP). - Trọng tâm là tái cơ cấu ngân hàng (TN). - Không để doanh nghiệp ngưng hoạt động vì không vay được vốn (SGGP).
- Tái cơ cấu DNNN, thách thức cột mốc 2015 (ĐTCK). - Tái cơ cấu đầu tư công (RFA).
- Ngân hàng nhà nước yêu cầu: đánh giá lại khả năng phát mãi tài sản(SGTT). - Ngân hàng “né” trích lập dự phòng rủi ro (TN). - Ngân hàng bắt đầu nhận giữ giùm vàng có thu phí (SGGP). - 21 đơn vị xin kinh doanh vàng miếng (TN).
- Ngân hàng bắt đầu thu phí gửi vàng (VNE). – Hết thời gửi vàng có lãi suất (CT). – Đã chuyển đổi 155.000 lượng vàng phi SJC và SJC móp méo (TN).
- Thị trường trái phiếu VN vẫn phát triển nhưng còn tiềm ẩn rủi ro (VOA). – CTCK: Hiện trạng “sức khỏe” và con đường tương lai (ĐTCK).
- “Cần tiếp tục kéo giảm CPI” (VnEco). - TP.HCM: năm 2013, phấn đấu GDP đạt mức 9,5 – 10% (SGTT).
- Không dễ ‘tiêu thụ’ dự án lọc dầu 28,7 tỷ USD (VNE).
- Petrolimex trần tình việc rót hàng nghìn tỷ cho công ty con (VNE).
- Chủ tịch kiêm Giám đốc SAP xin từ nhiệm (VnEconomy).- Hai đội bóng của Bầu Kiên giải thể (BBC). – ‘Bầu’ Kiên sẽ không còn là… ông bầu!(Petrotimes).
- Thất thoát trong xây dựng cơ bản vì “ăn chia như ở chợ” (SGTT). - Sắp có “VN-Index” cho bất động sản (PLTP). - Phát mãi, ký gửi cả khách sạn bốn sao, biệt thự, cao ốc… (SGTT). - Công ty vật liệu xây dựng theo nhau giảm chỉ tiêu (VNE).
- Thị trường tiếp thị trực tuyến: Nội đua cùng ngoại (DĐDN).
- Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh (TBKTSG). - Xuất khẩu gạo đối mặt khó khăn (DV).
- Doanh nghiệp cà phê xin hỗ trợ (Đầu tư).
- Từ chuyện mất 6.000 tỷ đồng do tôm chết (SGTT).
- DN Việt: Nhìn gà già Hàn Quốc mà… tủi thân! (PLTP).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 2: Nuôi chồn hương (TN).
- VN miễn thuế hàng nông sản do VN trồng tại Campuchia (RFA).
- Mùa buôn bán cuối năm: Áp lực “tiền trao cháo múc” (SGTT). - Doanh nghiệp dè dặt chuẩn bị hàng Tết (Petrotimes).
- Cơ giới hóa nông nghiệp: một thách thức cho ASEAN (RFA).
- Eurozone cứu trợ khẩn cấp Hy Lạp (BBC). – Các nhà tài trợ thỏa thuận hỗ trợ Hy Lạp 44 tỉ euro (RFI). – Eurozone, IMF đạt thỏa thuận về gói cứu nguy cho Hy Lạp (VOA). – Thủ tướng Nga tỏ ý tin tưởng vào khu vực đồng euro(VOA).
Chưa có tiến triển trong thỏa thuận tài khóa Mỹ
Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong nghị viện Mỹ chưa đạt được thỏa thuận quan trọng dẫn đến nhiều lo ngại về bờ vực tài khóa
Theo dự kiến, trong thời gian sớm nhất, Hàn Quốc sẽ cử đội ngũ chuyên gia có uy tín sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.Sáng ngày 28/11/2012, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Phó Thống đốc cấp cao Thứ nhất Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), ông Choi Soo-Hyun trao đổi một số vấn đề về chia sẻ kinh nghiệm trong lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế của Hà Quốc và Việt Nam
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nỗ lực hoàn thiện các Luật thuế. Chính phủ Việt Nam cũng kỳ vọng các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa đầu tư vào Việt Nam.
Bộ trưởng khẳng định, tiềm năng hợp tác giữa hai cơ quan là rất lớn, trước mắt, để thực hiện tái cơ cấu, một số nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra cho ngành tài chính cùng với hệ thống ngân hàng, Bộ trưởng mong muốn sẽ mời chuyên gia của Hàn Quốc sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm.
Đại diện Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc khẳng định, với những kinh nghiệm về tái cấu trúc nền kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau, và trong thời gian sớm nhất, sẽ cử đội ngũ chuyên gia có uy tín sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm.
Hai bên cũng trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ thành lập Văn phòng đại diện của Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc tại Hà Nội và dự kiến sẽ được cụ thể hoá trong năm nay.
Theo Bộ Tài chính
-Việt Nam nhờ quốc tế đối phó với 'núi' nợ xấu ngân hàngNguoi Viet Online
Việt Nam phủ nhận việc vay vốn IMF giải quyết nợ xấu
Nhà cầm quyền Việt Nam đang có chương trình nhờ các định chế tài trợ quốc tế tư vấn hầu có thể đối phó với cái núi nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng. Ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, cho hay trong cuộc họp quốc tế ở Hà Nội hôm Thứ Ba là Việt Nam đang yêu cầu sự trợ giúp của Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) hầu có thể quản lý hữu hiệu hơn với nợ xấu ngân hàng và tăng cường hệ thống kiểm soát hệ thống tài chính.
Bản tin phổ biến trên VNExpress trích lời ông Dũng nói rằng, “Tái cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tăng cường hạ tầng tài chính, đổi mới cơ chế ổn định tài chính.”
Hiện hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang ngập sâu trong một núi nợ xấu mà nhà cầm quyền đang loay hoay không biết phải đối phó ra sao vì nằm kẹt trong các “nhóm lợi ích.”
Ngày 27 tháng 11, 2012, cùng một ngày với cuộc họp của ông Nguyễn Tấn Dũng với các chuyên viên quốc tế, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ban hành văn bản về “trích lập (quỹ) dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.”
Ông Nguyễn văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước tiết lộ tại Quốc Hội là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại “tính đến ngày 30 tháng 9 là 8.82%, gần gấp đôi so với con số 'tự kiểm điểm' của các nhà băng,” theo bản tin VNExpress.
“Ðến nay, tổng dư nợ tín dụng theo ông Nguyễn Văn Bình đạt khoảng 2.7 triệu tỷ đồng. 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và trong đó, hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản,” bản tin VNExpress viết. Tức là khoảng 1 triệu tỉ đồng các công ty xí nghiệp vay nợ ngân hàng không có gì bảo đảm.
Giới chuyên viên quốc tế tin rằng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải từ 15% đến 20% tổng số tín dụng, không phải con số do Ngân Hàng Nhà Nước đưa ra.
Mấy tháng trước, từng có tin Ngân Hàng Nhà Nước lập một công ty “xử lý nợ xấu” với vốn khoảng 100,000 tỉ đồng để đối phó với cái núi nợ xấu khoảng 202,000 tỉ đồng. Dự án này dự trù “trình lên chính phủ và Bộ Chính Trị” trước ngày 15 tháng 11, 2012 nhưng đến nay vẫn không thấy tin tức gì.
Ngày 7 tháng 9, 2012, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN vội vã cải chính một bản tin thông tấn ngoại quốc nói chế độ Hà Nội có ý định vay tiền của IMF để đối phó với nợ xấu. Bên lề hội nghị “Ổn định tài chính khu vực Ðông Á” ở Hà Nội hôm Thứ Ba, 27 tháng 11, ông Vũ Viết Ngoạn, hiện đang là “Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia” CSVN nói với báo chí là “Việt Nam không cần vay tiền” để đối phó với nợ xấu.
Ngày 11 tháng 10, 2012, báo chí tại Việt Nam loan tin, “Trong năm 2013 phải giảm nợ xấu của ngân hàng thương mại xuống dưới 3%. Ðây là mục tiêu phấn đấu được đưa ra tại báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và dự kiến kế hoạch 2013 vừa được Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư báo cáo Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội.”
Tiền ở đâu ra để giải quyết đến nay vẫn chưa có gì rõ rệt. Hiện ông Nguyễn Tấn Dũng và Ngân Hàng Nhà Nước CSVN còn phải đi vấn kế IMF, WB và ADB cho thấy Hà Nội đang đặt “cái cày” chỉ tiêu giảm nợ xấu trước “con trâu.” (TN)
-Việt Nam xin cố vấn về nợ xấu! Vietnam Seeks Advice on Bad Debt (WSJ 27-11-12)
HANOI—Vietnam is reaching out for help in navigating a growing bad-debt problem.
As part of a broader economic overhaul, the government plans to ask the International Monetary Fund, World Bank and Asian Development Bank for advice on managing the debt and strengthening the financial system's regulatory structure, Prime Minister Nguyen Tan Dung said Tuesday.
"This shows the country's strong determination to reform its financial system to pave the way for sustainable economic development," Mr. Dung said at a
- Sự suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam (Deutsche Welle/ TCPT). – Tình hình kinh tế vẫn ảm đạm (TBKTSG). –Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo xử lý nợ xấu (VTV). – Các ngân hàng bị thúc xử lý nợ xấu (VnEco). – Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất (Tin tức).
Hồ sơ điện hạt nhân: Điện hạt nhân Việt Nam cần có quy chuẩn (VnEx 27-11-12)Petrolimex trần tình việc rót hàng nghìn tỷ cho công ty con (VnEx 27-11-12)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Càng công nghiệp hóa, càng coi trọng nông nghiệp (SGGP 27-11-12) -- Ý kiến này cao siêu quá, tôi cần vài ngày vò đầu suy nghĩ rồi mới mới bàn đuợc.
Giấc mơ bất động sản Việt Nam 'hóa gạch vụn' (VnEx 27-11-12)
Tình hình kinh tế trong nước vẫn rất ảm đạm
Tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang rất ảm đạm, chứ không tươi sáng trở lại như báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội.
Đây là nhận định chung của các nhà quản lý kinh tế trung ương và địa phương tại buổi giao ban về kinh tế, xã hội hàng tháng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức ngày 27/11.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, sau khi nghe hết ý kiến của lãnh đạo bộ ngành và địa phương, kết luận: “Đánh giá chung là tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư tháng 11 có khá hơn nhưng bức tranh chung là vẫn ảm đạm. Cả TPHCM, và Hà Nội đều như vậy. Nhiều vấn đề khó khăn trước đây thì đến nay vẫn chưa giải quyết được. Nghị quyết 13 có từ tháng 5 nhưng cũng không làm được gì nhiều cho doanh nghiệp”.
Ông nhận xét, Nghị quyết 13 không được thực hiện tốt. “Trên nói hay nhưng dưới không làm. Tháng trước Nghị quyết Chính phủ cũng nói (tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp), nhưng tháng này vẫn phải nói lại”.
Ông Thu nhận xét, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/11 tăng 20,9% so với cùng thời điểm năm trước. Như vậy, chỉ số tồn kho đã giảm so với tháng 10 năm nay mà lý do là tăng trưởng đột biến trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động smartphone, là những sản phẩm đang ăn khách.
Tồn kho như vậy, tuy cao, nhưng vẫn là việc bình thường vì doanh nghiệp đang tịch trữ hàng cho tết, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương Nguyễn Thanh Hòa khẳng định.
Tuy nhiên, ông Thu chưa tin tưởng lắm. Ông hỏi đại diện các lãnh đạo địa phương: “Quốc hội cho rằng báo cáo tháng 10 (của Chính phủ) được tô hồng quá. Liệu có tô hồng không?”
Ông Thu cho biết, thu chi ngân sách khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục giảm, trong khi số phá sản không có báo cáo.
Phó giám đốc Sở KHĐT Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vì nợ xấu cao.
Giải pháp trọng tâm của Hà Nội, theo ông là phải tập trung cứu thị trưởng bất động sản vì hàng tồn rất nhiều. “nếu thị trường này đổ vỡ thì rất nguy hiểm”, ông nói.
Ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở KHĐT Bắc Giang cho biết thêm, có hơn 100 doanh nghiệp ở tỉnh đã ngừng hoạt động đến nay. Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp xuất khẩu đã bỏ trốn vì nợ thuế ở cửa khẩu Tân Thanh, Mộc Bài.
Ông Thắng cho biết, 97% doanh nghiệp của tỉnh là vừa và nhỏ đều đang rất khó khăn. Nhiều nhà máy ở tỉnh đã bị ngân hàng phong tỏa. “Thậm chí có doanh nghiẹp không có thu để chi tiền lương và tỉnh phải hỗ trợ. Tuy nhiên, tỉnh không tháo gỡ nổi”.
Giám đốc sở KHĐT Nghệ An Nguyễn Văn Độ cho biết thêm, trong 10 ngàn doanh nghiệp ở tỉnh thì “40% gần như tê liệt và 30% chập chờn”. Số còn lại cũng rất khó khăn.
Ông đỗ lỗi cho trung ương đã không đưa ra giải pháp cứu trợ doanh nghiệp.
Chẳng hạn, có doanh nghiệp đầu tư mới chỉ 1 tỷ đồng trong tổng số 2 tỷ đồng đăng ký, nhưng cơ quan thuế lại thu thuế trên số vốn 2 tỷ đồng.
“Chúng ta phải nghiên cứu chữ tận thu. Nhà nước thất thu thì phải nuôi nguồn thu, chứ tận thu thì doanh nghiệp sẽ chết luôn. Thu như thế phản cảm lắm”, ông nói.
Ông kiến nghị chính phủ nên chú trọng đến nguồn thu từ thuế của doanh nghiệp, và vì thế, nên môi trường kinh doanh phải ổn định, thay vì nhăm nhăm vào tiền bán đất.
Theo Cục phó Cục Đầu tư Nước ngoài Đặng Xuân Quang, thu hút FDI trong 11 tháng đạt 12,8 tỷ USD, bằng 78,6% so với cùng kỳ.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho biết thêm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn, trâu bò heo giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng đang mua bán nợ xấu lẫn nhau
Đó là thông tin được chuyên gia cung cấp tại Hội nghị “Ổn định tài chính khu vực Đông Á” ngày 27/11.
--Việt Nam sử dụng năng lượng không hiệu quả
Tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP, cho thấy việc sử dụng năng lượng là chưa hiệu quả.
Ngày 27/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phát động Chiến dịch hiệu quả năng lượng, thực hiện trong ba năm 2012-2015, nhằm tạo chuyển biến tích cực về hiệu quả sử dụng năng lượng tại các ngành công nghiệp và khối cơ quan nhà nước, góp phần hoàn thành mục tiêu cắt giảm tổng mức năng lượng tiêu thụ cấp quốc gia trong giai đoạn 2012 - 2015.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tỷ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt nam gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP, trong khi ở các nước phát triển, mức tăng nhu cầu năng lượng xấp xỉ bằng tăng trưởng GDP.
Điều này cho thấy, việc sử dụng năng lượng, đặc biệt tại khối sản xuất công nghiệp chưa hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại sứ quán Đan Mạch và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chiến dịch trên sẽ nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về lợi ích của sử dụng năng lượng hiệu quả như giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và nâng cao hình ảnh, uy tín doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đầu, 2012-2013, đối tượng mục tiêu của chiến dịch bao gồm các doanh nghiệp trong 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm: xi măng, sắt thép, hóa chất, giấy và bột giấy. Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch đến năm 2015 sẽ hướng tới toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có khoảng 1.200 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiêu thụ trên 1.000 TOE (tấn dầu tương đương)/năm. Các cơ sở này đang sử dụng khoảng 70-80% năng lượng tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực.
Các kết quả khảo sát của cơ quan nghiên cứu và tư vấn cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam còn rất lớn, chẳng hạn ngành công nghiệp xi măng có thể giảm tiêu thụ năng lượng 50%, công nghiệp gốm (35%), ngành dệt may (30%), công nghiệp thép (20%), chế biến thực phẩm (20%)...
Mục tiêu của Việt Nam là cắt giảm 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng của cả nước, tương đương từ 11 triệu TOE đến 17 triệu TOE trong 3 năm tới.
- ”-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết tâm cải cách tài chính theo hướng an toàn, vững chắc (SGGP). - Trọng tâm là tái cơ cấu ngân hàng (TN). - Không để doanh nghiệp ngưng hoạt động vì không vay được vốn (SGGP).
- Tái cơ cấu DNNN, thách thức cột mốc 2015 (ĐTCK). - Tái cơ cấu đầu tư công (RFA).
- Ngân hàng nhà nước yêu cầu: đánh giá lại khả năng phát mãi tài sản(SGTT). - Ngân hàng “né” trích lập dự phòng rủi ro (TN). - Ngân hàng bắt đầu nhận giữ giùm vàng có thu phí (SGGP). - 21 đơn vị xin kinh doanh vàng miếng (TN).
- Ngân hàng bắt đầu thu phí gửi vàng (VNE). – Hết thời gửi vàng có lãi suất (CT). – Đã chuyển đổi 155.000 lượng vàng phi SJC và SJC móp méo (TN).
- Thị trường trái phiếu VN vẫn phát triển nhưng còn tiềm ẩn rủi ro (VOA). – CTCK: Hiện trạng “sức khỏe” và con đường tương lai (ĐTCK).
- “Cần tiếp tục kéo giảm CPI” (VnEco). - TP.HCM: năm 2013, phấn đấu GDP đạt mức 9,5 – 10% (SGTT).
- Không dễ ‘tiêu thụ’ dự án lọc dầu 28,7 tỷ USD (VNE).
- Petrolimex trần tình việc rót hàng nghìn tỷ cho công ty con (VNE).
- Chủ tịch kiêm Giám đốc SAP xin từ nhiệm (VnEconomy).- Hai đội bóng của Bầu Kiên giải thể (BBC). – ‘Bầu’ Kiên sẽ không còn là… ông bầu!(Petrotimes).
- Thất thoát trong xây dựng cơ bản vì “ăn chia như ở chợ” (SGTT). - Sắp có “VN-Index” cho bất động sản (PLTP). - Phát mãi, ký gửi cả khách sạn bốn sao, biệt thự, cao ốc… (SGTT). - Công ty vật liệu xây dựng theo nhau giảm chỉ tiêu (VNE).
- Thị trường tiếp thị trực tuyến: Nội đua cùng ngoại (DĐDN).
- Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh (TBKTSG). - Xuất khẩu gạo đối mặt khó khăn (DV).
- Doanh nghiệp cà phê xin hỗ trợ (Đầu tư).
- Từ chuyện mất 6.000 tỷ đồng do tôm chết (SGTT).
- DN Việt: Nhìn gà già Hàn Quốc mà… tủi thân! (PLTP).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 2: Nuôi chồn hương (TN).
- VN miễn thuế hàng nông sản do VN trồng tại Campuchia (RFA).
- Mùa buôn bán cuối năm: Áp lực “tiền trao cháo múc” (SGTT). - Doanh nghiệp dè dặt chuẩn bị hàng Tết (Petrotimes).
- Cơ giới hóa nông nghiệp: một thách thức cho ASEAN (RFA).
- Eurozone cứu trợ khẩn cấp Hy Lạp (BBC). – Các nhà tài trợ thỏa thuận hỗ trợ Hy Lạp 44 tỉ euro (RFI). – Eurozone, IMF đạt thỏa thuận về gói cứu nguy cho Hy Lạp (VOA). – Thủ tướng Nga tỏ ý tin tưởng vào khu vực đồng euro(VOA).
Chưa có tiến triển trong thỏa thuận tài khóa Mỹ
Hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong nghị viện Mỹ chưa đạt được thỏa thuận quan trọng dẫn đến nhiều lo ngại về bờ vực tài khóa