Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

12 thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam năm 2012 (phần 1)

TPO - Ngoài tiếp nhận nhiều trang thiết bị, vũ khí mới từ nước ngoài, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Báo Tiền Phong Online điểm lại 10 thành tự quốc phòng nổi bật trong năm 2012 của Việt Nam

1. Chế tạo áo giáp chống đạn

Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công áo giáp chống đạn từ vật liệu gốm oxit nhôm (Al2O3) siêu mịn tăng bền bằng Zr­O2 nano và vật liệu dyneema, có khả năng chống đạn đạt tiêu chuẩn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ.



Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2” do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm.



Tác giả đã nghiên cứu hoàn thành công nghệ chế tạo vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano, với các hạt ZrO2 nano phân tán đồng đều trên nền Al2O3 giúp nâng cao đáng kể cơ tính của vật liệu.

Từ loại vật liệu đặc chủng này, tác giả đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng “mosai” đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chế tạo tấm gốm chống đạn có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn.

Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m.

2. Nghiên cứu, chế tạo máy lái cho tên lửa đối hạm X

Trung tâm Công nghệ Cơ khí chính xác của Bộ Quốc phòng đã tham gia nghiên cứu quy trình công nghệ, bảo đảm kỹ thuật cho các nhà máy quốc phòng chế tạo các loại máy lái, dẫn đường tên lửa, bảo đảm cho tên lửa bay tới đúng mục tiêu.




Hiện nay, Trung tâm triển khai đề tài cấp Bộ Quốc phòng về nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, chế thử và thử nghiệm máy lái điện-khí của tên lửa đối hạm X; nghiên cứu thiết kế chế thử theo mẫu hệ thống cấp khí nén cho máy lái và hệ thống bung cánh lái, nâng tên lửa đối hải X bằng công nghệ trong nước.



Trung tâm tham gia xây dựng, triển khai đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu chế tạo, áp dụng thử nghiệm cấp Bộ về nghiên cứu công nghệ chế tạo cụm các - đăng trong đầu tự dẫn tên lửa phòng không tầm thấp; chế tạo máy lái tên lửa của hệ thống tên lửa Y…để phục vụ cho những công nghệ tên lửa mới trong tương lai gần.

3. Nghiên cứu chế tạo lớp bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.

Viện Công nghệ (Tổng cục CNQP) đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu rắn. Sản phẩm có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và hiện đã được ứng dụng trong sản xuất quốc phòng.




Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu lớp bảo vệ nhiệt của nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ đã chế tạo thành công vật liệu cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình của tên lửa. Theo đó, vật liệu là loại cao su nitril biến tính bằng nhựa phenolfomaldehyd.



Công nghệ chế tạo cao su gồm các bước cơ bản: Sơ luyện, hỗn luyện, cán xuất tấm, ép tạo hình và lưu hóa. Sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính: Cao su nitril CKH-26; nhựa phenolfomaldehyd; ôxít kẽm; stearat canxi; chất ổn định; urotropin; lưu huỳnh… Mẫu vật liệu cao su qua thử nghiệm đều đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. Thành công của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong chế tạo các loại ống lót bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.

4. Thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa

Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) cùng các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1.




Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.



Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7mm hoặc 14,5mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.

Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm và 14,5mm có khối lượng nhỏ, gọn; giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ; cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển. Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.

Hệ thống giá súng đa năng có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến.

5. Chế tạo ngòi đạn cối điện tử

Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100mm.




Sau khi hoàn thành, chế thử, Viện Vũ khí đã tiến hành bắn thử thành công đạn cối 100mm cát-xét dùng ngòi hẹn giờ điện tử, đạn nổ đúng như thời gian cài đặt ban đầu.



Theo Đại tá An Văn Thắng (Viện trưởng Viện Vũ khí), đề tài nghiên cứu ngòi hẹn giờ điện tử đạn cối 100mm cát-xét là đề tài định hướng đón bắt cho những dự án chế ngòi nổ hẹn giờ của tổng cục sẽ triển khai trong vài năm tới như thiết kế ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác.

6. Làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo

Những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không.




Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.



Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…

Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.

Công nghiệp quốc phòng nước ta hiện đã nhiệt luyện được nòng pháo súng cối 100mm, nòng súng DKZ82-B10 có chiều dài 1.400mm; phôi nòng SPG-9 có chiều dài 2.300mm khối lượng khoảng 100kg; nghiên cứu nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37mm có chiều dài 2.500mm, khối lượng hơn 200kg; chế tạo thành công thiết bị nung tôi tần số công suất 300kW...

Vy Oanh (tổng hợp)-12 thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam năm 2012 (phần 1)



> Điểm mặt những vũ khí mới của Việt Nam năm 2012



> Công bố Ngân sách Quốc phòng Việt Nam

TPO - Năm 2012, Việt Nam tiếp tục tiếp nhận những trang thiết bị vũ khí, khí tài mới trang bị cho các lực lượng quân đội, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Báo Tiền Phong điểm lại một số vũ khí, khí tài mới mà Việt Nam nhận được trong năm 2012.

1. Tiếp nhận chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V

Trong đầu tháng 5-2012, Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport và Công ty Sukhoi của Nga đã bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng Su -30MK2V.




Su-30MK2V có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực, thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại, buồng lái tiện nghi với màn hình màu tinh thể lỏng.



Su-30MK2V thiết kế với 12 giá treo mang 8 tấn vũ khí tiên tiến: tên lửa đối không R-73, R-27, R-77; tên lửa không đối đất Kh-29, bom có điều khiển KAB-500KR và đặc biệt là tên lửa không đối hạm Kh-31P.

Với tầm bay không cần tiếp nhiên liệu trên không là 3.000km cùng lượng vũ khí lớn, Su-30MK2V đáp ứng tốt yêu cầu vững chắc bảo vệ biển đảo Việt Nam, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa.

2. Tiếp nhận máy bay tuần thám biển CASA C-212 400

Ngày 16-8, Cục Cảnh sát biển Việt Nam chính thức tiếp nhận máy bay tuần tra hiện đại đầu tiên CASA C-212-400 từ hãng Airbus Military tại sân bay Gia Lâm. Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng mua 3 chiếc mà Việt Nam ký với Airbus Military.




C-212-400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần tra trinh sát hải quân với nhiều trang bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Đặc điểm nổi bật của nó là khả năng bay tốc độ thấp, thao diễn ở tầm bay thấp rất phù hợp với hoạt động tuần thám ven biển.



Máy bay có thể hoạt động cả ban ngày và ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, cất hạ cánh ở sân bay dã chiến, ngắn hẹp…

C-212-400 được trang bị cho Cảnh sát biển Việt Nam phục vụ nhiệm vụ tuần thám biển, quan sát phát hiện mục tiêu, nhận dạng tàu thuyền hoạt động trên biển và phát hiện sự cố tràn dầu, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.

3. Hạ thủy tàu cảnh sát biển lớn nhất DN-2000

Nhằm đáp ứng yêu cầu tuần tra bảo vệ biển đảo, thực thi pháp luật trên biển và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Năm 2012, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục nhận thêm nhiều trang thiết bị mới.




Ngày 23-10, Cục Cảnh sát biển Việt Nam, nhà máy Z189 và hãng Damen (Hà Lan) đã thực hiện lễ hạ thủy tàu tuần tra DN 2000 mang phiên hiệu CSB 8001.



DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Theo giới quan sát quốc tế, DN 2000 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam từ trước tới nay.

DN 2000 cũng là tàu cảnh sát biển đầu tiên của Việt Nam có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của một trực thăng hạng trung.

Tàu có thể hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với phạm vi không hạn chế trong điều kiện gió cấp 12 và liên tục trên biển 40 ngày đêm.

Ngoài vai trò tuần tra bảo vệ biển đảo, khi cần DN 2000 có thể tham gia cứu kéo các tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng trên đảo.

4. Tiếp nhận 2 tàu pháo TT400 TP

Sáng ngày, 26-10, tại Quân cảng K20, Bộ tư lệnh Vùng 1, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu tuần tiễu HQ-266 và HQ-267, đưa vào sử dụng.




Tàu HQ-266 và HQ-267 là hai trong những loại tàu pháo mặt nước hiện đại, được đóng trong dự án TT400 TP cho Hải quân Việt Nam.



Việc trang bị hai tàu hiện đại này cho Vùng 1 Hải quân thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với Quân chủng Hải quân Việt Nam, trong lộ trình hiện đại hóa trang bị của lực lượng hải quân, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

5. Tiếp nhận 4 tàu pháo Svetlyak

Ngày 1-3, Bộ tư lệnh Hải quân vùng 5 đã tổ chức lễ tiếp nhận hai pháo hạm hiện đại lớp Svetlyak (project 10412) HQ-264 và HQ-265 do Nga thiết kế và đóng mới.




Ngày 26-10, tại quân cảng K20, Bộ tư lệnh Vùng 1 Quân chủng Hải quân cũng tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu Svetlyak HQ-266 và HQ-267.



Tàu Svetlyak là một trong những loại tàu pháo hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu có lượng giãn nước 345 tấn, dài 49,5m. Tàu trang bị hỏa lực mạnh: pháo hạm 76,2mm, pháo phòng không Ak-630 và tên lửa phòng không tầm thấp Igla.

Trước đó, năm 2002, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak đầu tiên hợp đồng đã ký trước đó.

Như vậy, với việc nhận thêm và đưa vào trang bị 4 tàu Svetlyak sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra bảo vệ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong bối cảnh xảy ra tranh chấp hết sức phức tạp tại Biển Đông gần đây.

6. Trang bị súng trường tiên tiến TAR-21 cho Hải quân đánh bộ

Hải quân đánh bộ Việt Nam là một trong các binh chủng của Quân chủng Hải quân Việt Nam có vai trò tham gia các cuộc tấn công đổ bộ đánh chiếm bờ biển, bảo vệ biển đảo.




Trước đây, các chiến sĩ hải quân đánh bộ thường vận bộ quân phục chiến đấu “đơn giản”, đội mũ sắt kiểu cũ, đi giày vải hoặc ủng cùng súng AK.



Nhưng trong buổi lễ ra quân huấn luyện đầu năm 2012 của Quân chủng Hải quân, người lính hải quân đánh bộ đã xuất hiện với “gương mặt” hoàn toàn mới.

Các chiến sĩ được trang bị bộ quân phục dã chiến mang dáng dấp hiện đại và sử dụng súng trường tiến công thế hệ mới được nhận diện là loại Tavor TAR-21 do Israel chế tạo.

Đây có thể coi là bước hiện đại hóa nhỏ về trang bị người lính hải quân đánh bộ nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến.

- Việt Nam là một trong những nước mua võ khí của Nga nhiều nhất (VOA).

- Tập huấn tuyên truyền về biển, hải đảo Việt Nam cho hơn 60 phóng viên (QĐND). – Quy định quản lý tổng hợp vùng biển Hoàng Sa chỉ mới là dự thảo (Infonet).
- Về chuyện game “lưỡi bò”: Giả mù, giả điếc… (NNVN).
- Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, thịnh vượng chung (TTXVN).
- Mỹ sắp đưa các vũ khí mới nhất đến Thái Bình Dương (VNE). – Mỹ sẽ mang những vũ khí hiện đại nhất đến châu Á (Infonet). – Mỹ đưa vũ khí công nghệ cao mới nhất tới Châu Á (LĐ). - Ẩn số Shinzo Abe trước một Trung Quốc gây hấn (TVN). - Mỹ sẽ triển khai máy bay F-35 tới Nhật (TN).


Việt Nam - Ấn Độ nâng tầm đối tác
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -Hai bên mong muốn củng cố hơn nữa quan hệ đối thoại theo hướng thực chất, hiệu quả hơn. Truyền thông Ấn Độ nói về quan hệ Việt - Ấn. Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn ...
Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình, thịnh vượng chungVietnam Plus
Ấn Ðộ, ASEAN sẽ tổ chức họp mừng kỷ niệm 20 năm quan hệVOA Tiếng Việt
Ấn Độ, ASEAN hợp tác an ninh biểnThanh Niên

- Tiếp tục vận động hỗ trợ ngư dân (NLĐ). – Đại hội CĐ ngành giáo dục Nghệ An nhắn tin ủng hộ ngư dân (LĐ). – Thơ: TA YÊU BIỂN(Bùi Văn Bồng). - Gửi 1.000 lá cờ Tổ quốc ra Trường Sa (TT) - Nhóm No-U và một năm chống Trung Quốc (RFA). - Việt Nam hủy bỏ game ‘lưỡi bò’ (BBC).
- Tàu hải giám Trung Quốc chỉ là vỏ bọc của tàu quân sự (VnMedia).
- Tham vọng biển đảo của Trung Quốc : nguy cơ gây xung đột (RFI). – Ấn Độ sẽ “chiếu tướng” nước cờ Trung Quốc ở Biển Đông (GDVN). – Ấn Độ nhấn mạnh trở lại quyền tự do hàng hải trên Biển Đông (RFI). – Philippines ca ngợi lập trường của Ấn tại Biển Đông (VOA). – Philippines hoan nghênh lập trường ‘can dự Biển Đông’ của Ấn Độ (ĐV).
- Ấn Độ muốn liên kết với ASEAN (NLĐ). – ASEAN-Ấn Độ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược (TTXVN). – Ấn Ðộ, ASEAN sẽ tổ chức họp mừng kỷ niệm 20 năm quan hệ (VOA). - Philippines hoan nghênh lập trường Biển Đông của Ấn Độ (Petrotimes). - Lầu Năm góc khẳng định sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Châu Á (LĐ). - Trung Quốc muốn đi trước Mỹ giành quyền kiểm soát Ấn Độ Dương (GDVN). - Ấn Độ muốn triển khai lữ đoàn bộ binh độc lập đề phòng Trung Quốc (GDVN).

-The New Hu in Town
theDiplomat.com
--The Myth of a South Asia “Community”
theDiplomat.com





- Mỹ sẵn sàng thiết lập quan hệ quân sự với Myanmar (TTXVN). – Mỹ “hăm hở” hợp tác quân sự với Myanmar (Infonet). –Myanmar: Điểm sáng châu Á (Petrotimes).
- Tổng thư ký LHQ sẽ đến CHDCND Triều Tiên (TT).



Bí Mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A4


QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
1945 – 1967


IV-A-4
DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959


Lời người dịch:

Ghi chú: (1) chữ Việt Nam trong bài đều có nghĩa là Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa khác với miền Bác được ghi rõ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay viết tắt là VNDCCH
(2) các phần chữ nghiêng nằm trong dấu móc vuông là tác giả ghi thêm cho rõ nghĩa
Nguyễn Quốc Vĩ
Paris, tháng 12/2012



Quân Đội Nhân Dân thai nghén từ đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân 34 người năm 1944, nhưng đã lớn lên được nuôi dưỡng, trang bị và huấn luyện bởi Trung Cộng thành một quân đội hùng mạnh ước tính hơn 250 ngàn người vào năm 1954 – Mười lời thề đầu tiên của QDNDVN trong đó lời thề thứ nhất là “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.” (1) Họ đã đánh bại Thực Dân Pháp và điểm mốc là trận Điện Biên Phủ. Hiệp Định Đình Chiến Genève năm 1954 chấm dứt chiến tranh nhưng Đất Nước bị chia hai ngang vĩ tuyến 17, một giải pháp do sáng kiến của Liên Sô (để tránh tham gia thế chiến tiềm năng), ủng hộ bởi Trung Cộng (muốn tạo vùng đệm ở phía Nam nước họ), thỏa thuận bởi Pháp (để mau mau rút lui) và áp đặt lên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa không ký kết Hiệp Định Đình Chiến Genève.
Lực lượng người Việt trong quân đội Liên Hiệp Pháp thành lập năm 1948 với tên gọi là quân đội Việt Nam mà thực chất là dưới quyền xử dụng của Thực dân Pháp hầu mong kéo dài sự chiếm đóng và bóc lột Việt Nam cho đến ngày Thực Dân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Đất nước bị chia hai, Pháp rút về miền Nam vẫn còn ý đồ thực dân. Độc Lập mà Pháp gọi là đã trao cho Việt Nam qua Hiệp Ước Elysée hay Hiệp Ước Pau thực chất chỉ là một cái gọi là Độc Lập [Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại và quân sự của Việt Nam (2)]. Mãi đến 6 tuần trước khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 5-1954, Pháp ký trao toàn vẹn Độc Lập cho Việt Nam với Bảo Đại. Cuối cùng người Mỹ đã giúp ông Diệm hất Pháp ra khỏi Việt Nam, giúp đào tạo và xây dựng lại quân đội miền Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để cùng Nam Việt Nam và các nước Tự Do khác ngăn chận xâm lăng của Cộng Sản … Khẩu hiệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là “Tổ quốc, Danh dự và Trách Nhiệm”.
Chính nghĩa thuộc về bên nào? Câu hỏi hàm chứa sự đối nghịch tự nó sẽ không thể có kết luận. Cả hai quân đội Nam và Bắc đều lấy Tổ Quốc làm trọng, sẳn sàng vì Tổ Quốc mà chiến đấu, sẳn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Tiếc, một nghĩa trang Arlington chưa được xây dựng ở Việt Nam, vì sự hình thành một nghĩa trang như thế cũng đồng nghĩa với tiếng mõ, tiếng trống làng mà Dân Tộc khua vang khởi sự gọi nhau đi hội nghị Diên Hồng mà nước lạ, bọn người Chiêu Thống từ lâu không muốn.
Câu hỏi kế tiếp là cái thế cố vấn Tầu và Quân Đội Nhân Dân, Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có gì khác? Cái rập khuôn và chỉ tiêu 5% trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc, chiến thuật biển người ở Điện Biên Phủ “cố vấn” bởi Tầu mà tôi được biết nó trăm lần tai hại cho Dân Tộc hơn anh cố vấn Mỹ suốt ngày than là Diệm không nghe lời … và nhất là anh cố vấn Mỹ không có ý đồ thực dân hay đầu óc chủ nghĩa Đại Hán.
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, nhiều sự kiện và thông tin và đặc biệt qua tập tài liệu này cho cho phép mỗi người chúng ta có cái nhìn có lẽ là khách quan hơn.
(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_Tuy%C3%AAn_truy%E1%BB%81n_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_qu%C3%A2n
(2) The Vietnam War, Seeds of Conflict, 1945 - 1960, Accessed August 25, 2007
Chữ viết tắt
CNO
Center for National Operations – Trung Tâm Hành Động Quốc Gia
MAAG
Military Assistance Advisory Group
CINCPAC
Commander in Chief, Pacific Command
FEC
French Epedition Corps – Quân Viễn Chinh Pháp
MDAP
Mutual Defence Assistance Program trong đó Mỹ cho các Đồng Minh “mượn” trang thiết bị vũ khí chiến tranh
VNA
Viet Nam Army – Quân Đội Việt Nam
NSC
National Securitu Council – Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
ISA
International Security Affairs
STEM
Temporary Equipment Recovery Mission
DRV
Democratic Republic Viet Nam – Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa
Quai d'Orsay
Trụ sở Bộ Ngoại Giao Pháp ở Quai d’Orsay Paris
USARPAC
USA Rim Pacific Command – Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ
OSD
Office of Secretary Defense – Văn Phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng
DEPTAR
Department of Army – Bộ Quân Đội
ASD
Administrative Services Department(?)
OCMH
Office Chief of Military History
OPLAN
Operational/Operations Plan
USOM
United States Operations Mission
CG
Commanding General
SDC
Strategic Defense Command


IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959


Lời Tựa
Chuyên khảo này lượt qua các quy định của Mỹ đối với nền an ninh của Việt Nam trong giai đoạn ngay sau Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Sau đây là các mục:
Tóm tắt thông tin
Diễn tiến theo thời gian
Bảng mục lục và đề cương
Chú thích
Tham khảo thư loại
Diễn tiến theo thứ tự thời gian

Tổng số lượt xem trang