Ấn Độ cho biết, họ kiên quyết loại linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc ra khỏi máy bay tuần tra hàng hải P-8 do Boeing sản xuất cho nước này.
Ấn Độ kiên quyết loại linh kiện Trung Quốc ra khỏi máy bay P-8 Poseidon mua từ Mỹ.
(ĐVO) Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, không chấp nhận linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc trong thương vụ mua máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon của Boeing, Mỹ.Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony báo cáo trước Quốc hội Ấn Độ hôm 10/12/2012 rằng: “Không quân Ấn Độ đã có một danh sách các nhà thầu từ Chính phủ Mỹ đối với quá trình sản xuất các máy bay P-8 cho không quân và không có nhà thầu Trung Quốc trong danh sách này”.
Bộ Quốc Phòng Ấn Độ đã tiến hành một cuộc điều tra sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây công bố kết luận của Thượng viện Mỹ về việc phát hiện hơn 1.800 lỗi khác nhau trong hơn 1 triệu linh kiện điện tử giả từ Trung Quốc, trong giai đoạn 2009-2010.
>> Trung Quốc bán chip máy tính rởm cho CNQP Mỹ>> Mỹ cảnh báo nguy cơ thiết bị viễn thông Trung QuốcBáo cáo của Thượng viện Mỹ cho biết, số lượng linh kiện điện tử giả này đã được sử dụng trong máy bay vận tải C-130J, trực thăng và đặc biệt là trong máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon. Trong đó, cả C-130J và P-8 Poseidon đều được bán cho phía Ấn Độ theo chương trình bán hàng nước ngoài.
Bộ trưởng AK Antony lên tiếng trấn an: “Các báo cáo về các sự cố gây ra do linh kiện điện tử giả từ Trung Quốc chỉ có ở các máy bay quân sự Mỹ, không có trong các máy bay P-8I bàn giao cho Ấn Độ. Bên cạnh đó, các máy bay C-130 hoạt động trong Không quân Ấn Độ trong 4 năm qua không gặp bất cứ lỗi kỹ thuật nào”.
>> 10 vũ khí 'khủng' của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải kiêng nể (kỳ 2)
-Ấn Độ kiên quyết loại Trung Quốc khỏi thương vụ P-8 Poseidon
-Ấn Độ bất ngờ phóng Agni-1, 'ác mộng của Trung Quốc' (14/12)
Ấn Độ đã bất ngờ bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-1 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
(ĐVO) Lực lượng tên lửa chiến lược của Ấn Độ SFC đã bắn thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-1vào ngày 13/12/2012, quỹ đạo được nhắm vào đảo Wheelers ngoài khơi bờ biển Odisha.
Quỹ đạo bay của tên lửa được theo dõi rất chặt chẽ bằng một hệ thống radar tinh vi.Kết quả thử nghiệm đạt đầy đủ các thông số kỹ thuật đề ra. Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO đã phát triển các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa cũng như thường xuyên thực hiện các lần phóng thử nghiệm như là một phần của kế hoạch diễn tập quân sự hàng năm của Ấn Độ.
Ấn Độ bất ngờ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Agni-I hôm 13/12/2012.Ảnh minh họa |
Các biến thể của gia đình tên lửa Agni được trang bị hệ thống định vị có độ chính xác cao cùng hệ thống dẫn hướng phụ trợ tinh vi.
Tên lửa Agni có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu CEP của tên lửa chỉ khoảng 25m. Đây được xem là một trong những tên lửa đạn đạo có độ chính xác hàng đầu thế giới hiện nay.Phát ngôn viên của SFC cho biết: “Lần phóng thử nghiệm này là một phần trong kế hoạch đào tạo hàng năm của chúng tôi, nhằm kiểm tra khả năng sẳn sàng hoạt động của ê kíp vận hành trong các điều kiện hoạt động đa dạng cũng như độ tin cậy của hệ thống”Lần phóng thử nghiệm hôm qua 13/12 có sự chứng kiến của tiến sĩ Vijay Kumar Saraswat, Tổng giám đốc Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO và ông Shri Avinash Chander Thư ký quốc phòng nhà nước cấp cao đồng thời là người phụ trách chương trình tên lửa Agni và tiến sĩ V G Sekhran, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Ấn Độ.Người đứng đầu DRDO đã chúc mừng lực lượng vũ trang Ấn Độ và các nhân viên của DRDO cho thử nghiệm thành công này. Tầm bắn của tên lửa trong lần thử nghiệm này không được công bố. Tuy nhiên, theo các thông số thiết kế, Agni-I có tầm bắn 700km. Ngoài Agni-I, kho tên lửa chiến lược của Ấn Độ còn có các tên lửa Agni-IV, Agni-V (được tính là ICBM xuyên lục địa). Tất cả các tên lửa này đều là ác mộng thường trực với Trung Quốc.>> 10 vũ khí 'khủng' của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải kiêng nể (kỳ 1)>> 10 vũ khí 'khủng' của Ấn Độ khiến Trung Quốc phải kiêng nể (kỳ 2)>> Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni IV
>> Ấn Độ tăng gấp đôi tầm bắn ICBM vào năm 2014
>> Ấn Độ phóng thử Agni-1 từ bệ phóng cơ động
>> Vũ khí chiến lược Ấn Độ mạnh đến đâu?