Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Hợp tác xã và Việt Nam

- bxvn

Kỳ họp vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Hợp tác xã. Đây là phiên bản thứ ba của luật này. Nhưng luật vẫn chưa chuẩn vì chưa thích nghi với những định luật của kinh tế thị trường và không quy định rõ ràng việc thực thi tất cả Những Quy tắc Rochedale.

 Trong bài này chúng tôi xin trình bày hợp tác xã (HTX) là gì, lợi ích của chúng và tình hình phong trào hợp tác trên thế giới và ở nước ta.

1. Một hợp tác xã là gì?

Ngược với định nghĩa của bách khoa tự điển Wikipedia tiếng Việt, HTX không phải là một hình thái kinh tế do Nhà nước quản lý[i].

Tổ chức ICA (International Co operative Alliance, Liên minh Hợp tác xã Quốc tế) định nghĩa “một hợp tác xã là một đoàn thể tự quyết của những người tự nguyện hiệp nhau để thỏa mãn những nguyện vọng và nhu cầu kinh tế, xã hội và văn hoá chung trong một xí nghiệp có vốn tập thể và quyền quyết định được thực thi một cách dân chủ[ii]. Phong trào HTX khởi đầu vào thập niên 1840 khi 28 thợ dệt ở Rochedale, Anh Quốc mở một cửa tiệm bán những sản phẩm với giá phải chăng và phẩm lượng tốt. Họ đặt tên xí nghiệp đó là Rochedale Society of Equitable Pioneers (Hội Những Người Tiền phong Công bằng ở Rochedale) và đặt những quy định điều hành xí nghiệp mà sau này gọi là “Những Quy tắc Rochedale” (Rochedale Principles). Những quy tắc này được phát biểu lại nhiều lần và lần cuối cùng là năm 1996 trong Tuyên bố về Đặc tính Hợp tác xã (Statement on the Co operative Identity) của ICA[iii] :

1. Gia nhập tự nguyện và tự do

2. Xã viên điều khiển dân chủ

3. Xã viên góp phần vào kinh tế

4. Tự quyết và độc lập

5. Giáo dục, đào tạo và thông tin

6. Hợp tác với các hợp tác xã bạn

7. Quan tâm đến cộng đồng

Dựa trên Những Quy Tắc Rochedale thì mọi xã viên đều có quyền quyết định ngang nhau (một người một phiếu) và vốn đóng góp vào HTX không sinh lợi cho xã viên. Ngoài ra thì một hợp tác xã chỉ là một bộ phận kinh doanh không hạn chế của kinh tế thị trường[iv].

Ở nước ta nhiều người biết đến những HTX nông nghiệp và ít người biết đến HTX công nghiệp hay HTX khác. Ở các nước khác có những HTX lâm nghiệp, ngư nghiệp, tín dụng, chung cư, giáo dục, y tế, bảo hiểm,… Đa số những HTX tín dụng là những ngân hàng chủ yếu quản lý tài chính của người tiêu dùng. Nhưng cũng có HTX vay tiền trên thị trường tiền tệ để tài trợ các xí nghiệp, không nhất thiết phải là HTX. Đa số những HTX bảo hiểm bảo hiểm rủi ro bệnh tật. Nhưng cũng có HTX bảo hiểm mọi rủi ro của đời sống cá nhân cũng như rủi ro kinh doanh của các HTX bạn. Ở Âu Châu và các nước có tự do hiệp hội, người ta bao gồm trong một khái niệm chung gọi là “kinh tế xã hội” (social economy) các HTX (co–operative), các quỹ liên đới (benefit society), các hội đoàn (association) và các quỹ vô vị lợi (foundation) vì các tổ chức này đều điều hành theo Những Quy tắc Rochedale[v].

Ở giai đoạn khởi đầu công nghiệp hoá công nhân thuộc giai cấp bần cố nhất của xã hội. Những cán bộ tuyên truyền cho cách mạng vô sản thường bắt đầu bằng cách liên kết các gia đình công nhân trong một quỹ liên đới bảo hiểm y tế. Do đó nhiều người tưởng rằng một HTX là những tổ chức nhỏ do người nghèo hùn vốn để kiếm ăn. Quả thật, đa số HTX là như vậy. Người ta có thể lập một HTX để mua mà sử dụng chung những thiết bị sản xuất lớn hay đắt tiền, để chia sẻ chi phí hành nghề, để có thể lao động trong một ngành kinh tế có điểm tới hạn cao, cần đến nhiều tay nghề khác nhau, cần đến nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu khác nhau hay bán cho nhiều thị trường khác nhau, để tạo ra một khối có khả năng thương lượng mạnh với các bên cung cấp phân bón, hạt giống, sản phẩm, dịch vụ hay tín dụng,…

Nhưng cũng có HTX lớn ngang hàng với các tập đoàn tư bản siêu quốc gia.

Bên Quebec, HTX Desjardins là tập đoàn tài chính xếp hạng thứ sáu của Canada với 190 tỷ đô–la vốn, khoảng hai chục công ty con và 5,8 triệu xã viên[vi].

Tập đoàn Mondragon, bên Tây Ban Nha, là một HTX sản xuất, tín dụng, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học có 17.000 nhân viên, trong đó một nửa là xã viên. Sản phẩm nổi tiếng của HTX là những thiết bị gia dụng điện cơ Fagor.

Những HTX Migros và Coop là hai chuỗi bán lẻ lớn nhất ở Thụy Sĩ. Ở nước ta,  Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM (Saigon Co.op) là một chuỗi cửa hàng bán lẻ. Năm 2011 chuỗi cửa hàng này có doanh thu hơn 16.000 tỷ đồng và năm 2012 có thể lên tới 21.000 tỷ đồng[vii].

Chúng tôi không đi vào những khác biệt về đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa đã dẫn tới những tội ác và đấu tranh huynh đệ tương tàn của thế kỷ trước mà chỉ xin định nghĩa xã hội chủ nghĩa (socialism) và tư bản chủ nghĩa (capitalism) một cách cơ bản như sau :

(a) xã hội chủ nghĩa là người lao động quyết định về chính sách của xí nghiệp, mỗi người có quyền quyết định ngang nhau và lợi nhuận được phân chia tùy theo đóng góp cho xí nghiệp của mỗi người;

(b) tư bản chủ nghĩa là người mang vốn quyết định về chính sách của xí nghiệp, quyền quyết định cũng như lợi nhuận được phân chia tùy theo lượng vốn mỗi người nắm giữ trong xí nghiệp.

Dựa trên những định nghĩa đó thì các tổ chức thuộc khu vực kinh tế xã hội là những tổ chức có xu hướng xã hội chủ nghĩa vì :

(a) mỗi hội viên chỉ có một phiếu biểu quyết chứ không có quyền tùy theo vốn đã góp vào tổ chức,

(b) nếu cuối năm chia lãi thì phần của mỗi hội viên sẽ tỷ lệ với tham gia của hội viên vào hoạt động và mục đích của tổ chức,

(c) khi rút vốn vì rời tổ chức hay vì tổ chức giải thể thì chỉ được hoàn vốn tối đa vốn đã góp tính thêm lạm phát từ khi góp vốn, phần còn lại thì biếu các tổ chức kinh tế xã hội khác.

Theo góc nhìn đó thì HTX là một trong số những mầm mống của xã hội chủ nghĩa chứ không phải là một hình thức kinh doanh để một chính thể có thể tự xưng là xã hội chủ nghĩa. Trong số lãnh đạo các tổ chức chính trị khuynh tả thế giới thì có nhiều vị khi trẻ đã làm cán bộ HTX.

2. Những ưu điểm của hợp tác xã

Ngoài lợi ích về xây dựng xã hội chủ nghĩa, các HTX còn là những tổ chức kinh doanh hữu hiệu hơn là những xí nghiệp tư bản. Chúng tôi xin nêu một số lý do.

(a) Sản phẩm và dịch vụ của HTX rẻ và có chất lượng cao

Xã viên cũng là khách hàng của HTX. Khi giữ vai trò vận hành thì xã viên lấy những quyết định nhằm giảm giá thành tới tối thiểu và gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của xí nghiệp mình. Ngoài ra, một HTX không có mục đích phát lãi cho người góp vốn nên không phải tính tiền lãi đó vào giá bán. Do đó những khách hàng không phải là xã viên cũng được hưởng theo và có huyền thoại HTX là những tổ chức từ thiện giúp người nghèo tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ cao cấp như người giàu.

Nói chung thì xã viên quan tâm đến cộng đồng nên những HTX tôn trọng môi trường, an toàn quần chúng và có trách nhiệm xã hội hơn các xí nghiệp tư bản.

(b) HTX là một giải pháp duy trì một xí nghiệp

Chỉ cần nhìn những số tiền lớn chuyển tay mau chóng mặt ở một thị trường chứng khoán là đủ biết rằng một nhà tư bản có thể bỗng dưng giải thể một xí nghiệp mặc dù làm ăn hiệu quả để đầu tư vào một xí nghiệp khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong trường hợp đó, nhân viên có thể một sớm một chiều mất việc. Để đối phó với tình trạng này, họ có thể hùn vốn mua lại xí nghiệp, thành lập một HTX và tiếp tục làm ăn. Ở Pháp, khi có tình huống gọi là “licenciement boursier” (sa thải để lấy lãi) thì các công đoàn và chính quyền thường đưa ra giải pháp thành lập một HTX. Ở Mỗi năm có nhiều Scop (Societe Cooperative Ouvriere de Production, HTX Lao động Sản xuất) được nhân viên thành lập theo dạng LBO (Leverage Buy Out, Vay làm đòn bẩy chuộc Xí nghiệp) để mua lại xí nghiệp mình đang lao động vì chủ nhân muốn bán hay giải thể. Một tình huống nữa là một nhà tư bản muốn nhường lại xí nghiệp cho con cái. Để tránh tình trạng con cái sau này tranh giành quyền hành quyền lợi thì có thể đổi xí nghiệp thành một HTX. Sau khi cha mẹ tạ thế, anh em trong gia đình sẽ không có lý do cấu xé nhau vì mỗi người chỉ có một lá phiếu và chỉ được chia lãi tùy theo tham gia của mình trong hoạt động của HTX.

(c) HTX được lãnh đạo tốt hơn là các xí nghiệp khác

Khi một số ít người phát biểu ý kiến trên một vấn đề quan trọng và phức tạp thì họ có một số ít ý kiến mà họ dựa vào đó để ra quyết định mà họ nghĩ là hợp lý nhất. Nếu họ tham khảo thêm một số người khác thì những người đó sẽ mang thêm một số ý kiến mới và trong số những ý kiến mới đó có thể có một vài ý kiến hay hơn dẫn tới một quyết định hợp lý hơn. Nhận xét này lại còn hiển nhiên hơn nếu mọi người đều có quyền ngang nhau phát biểu ý kiến và mỗi ý kiến đều được đánh giá ngang nhau trước khi quyết định[viii]. Đây là trường hợp của những HTX. Vì xã viên cũng là nhân viên của HTX nên tuyến quyết định và trao đổi thông tin liên kết trực tiếp tổng giám đốc với cấp thừa hành. Nhờ đó mà các HTX thường linh động và phản ứng mau hơn là các xí nghiệp khác.

Sau khi nghiên cứu hãng Morning Star, GS Gary Hamel nhận thấy xí nghiệp này linh động và phản ứng mau hơn các xí nghiệp khác[ix]. Giáo sư lý giải ưu điểm đó là nhờ xí nghiệp không có kim tự tháp thứ bậc, mỗi nhân viên thỏa thuận với đồng nghiệp phạm vi trách nhiệm của mình và thi hành trong khuôn khổ trách nhiệm ấy mà không cần phải chờ lệnh hay xin phép cấp trên[x]. Đây là một thí dụ cực kỳ của xu hướng giảm thứ bậc của kim tự tháp thứ bậc trong xí nghiệp để điều hành xí nghiệp một cách hữu hiệu.

(d) HTX phát triển bền vững hơn là các xí nghiệp khác

Các nhà sử học nhận thấy rằng những HTX luôn luôn chống cự những khủng hoảng kinh tế dễ dàng hơn các xí nghiệp tư bản. Ưu điểm này được các chuyên gia về quản trị xí nghiệp lý giải rằng xã viên chia nhau ít lãi nên HTX tích lũy nhiều vốn tự có để đối phó với những khó khăn trạng huống. Trong khi đó cổ đông các xí nghiệp khác có ít vốn tự có hơn vì cổ đông muốn chia nhau một phần lãi lớn hơn.

Theo điều tra của Liên minh HTX Quốc tế[xi] thì mấy năm gần đây các HTX đã đi ngược xu hướng chung của kinh tế toàn cầu và đã tiếp tục tăng trưởng mặc dù khủng hoảng tài chính. Sau khi nghiên cứu các xí nghiệp đủ mọi tầm vóc, đủ loại ngành nghề và ở nhiều nước, TS Bruno Roelants và TS Claudia Sanchez–Bajo[xii] nhận thấy rằng 75% các HTX vẫn còn tồn tại ba năm sau khi thành lập và 44% sau mười năm. Trong khi đó chỉ còn 48% các xí nghiệp khác tồn tại ba năm sau khi thành lập và 20% sau mười năm. Hai vị này lý giải khác biệt này bởi HTX dự trữ nhiều lãi để làm vốn đầu tư, lao động ổn định nhờ xã viên là những người góp vốn và cũng là nhân viên của HTX, thông tin lưu chuyển dễ dàng và thông thoáng, lấy quyết định tập đoàn. Theo thống kê của CG Scop (Confederation Generale des Scop, Tổng Liên đoàn những HTX Lao động) của Pháp thì năm 2010 doanh số các thành viên của họ đạt 3,7 tỷ euro vẫn tăng 2,3% trong tình hình kinh tế đình đốn[xiii]. Ngoài ra 71% HTX, so với 61% các xí nghiệp khác, hãy còn tồn tại sau ba năm và 3% trong tổng số 2.000 HTX, so với 1,8% các xí nghiệp khác, có tuổi thọ trên 50 năm.

3. Phong trào hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam

Vì HTX có những ưu điểm nêu ở trên, tổ chức ILO (International Labour Organization, Tổ chức Lao động Quốc tế) coi HTX tham gia vào công cuộc cải thiện đời sống và điều kiện lao động của con người[xiv]. Ngày 20 tháng sáu 2002 ILO công bố văn bản “Khuyến nghị nhằm Xúc tiến các Hợp tác xã” (Recommendation Concerning Promotion of Cooperatives)[xv] mà sau này được gọi là Khuyến nghị R 193. Liên Hiệp Quốc ủng hộ Khuyến nghị này[xvi] và tuyên bố năm 2012 là Năm Quốc tế Hợp tác xã (International Year of Cooperatives)[xvii]. Năm 2004, Uỷ ban Hội đồng Âu Châu cũng có một khuyến nghị tương tự[xviii].

Theo Liên Hiệp Quốc thì năm 1994 các HTX có khoảng 800 triệu xã viên, cung cấp thực phẩm cho ba tỷ nhân khẩu, một nửa nhân loại vào thời điểm đó và mang công ăn việc làm cho khoảng 100 triệu lao động. Mặc dù được ILO và Liên Hiệp Quốc ủng hộ khai triển HTX ở các nước chậm tiến, phong trào hợp tác xã phát triển mạnh nhất ở các nước công nghiệp tiên tiến và ở các nước tư bản chủ nghĩa. Liên hiệp Âu Châu có 160.000 HTX với 123 triệu xã viên, tuyển dụng 5,4 triệu người, mỗi người có thể là xã viên của nhiều HTX[xix], con số xã viên không tương ứng với số người khác nhau. Hoa Kỳ có 30.000 HTX với 350 triệu xã viên, tuyển dụng 2 triệu người. Phong trào HTX rất mạnh trong ngành canh nông (83% sản lượng nông phẩm của Hà Lan, 79% của Phần Lan, 55% của Ý, 50% của Pháp,…)[xx]. Hơn 90% nông dân Nhật là thành viên của ít nhất một HTX và sản xuất mỗi năm 90 tỷ đô la thực phẩm. Ở New Zealand, những HTX sản xuất và xuất khẩu 3% nông phẩm, trong đó có 95% lượng sữa, của toàn quốc.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thống kê của nhiều nước khác trên trang của ICA[xxi]. Chúng tôi xin nêu thí dụ của nước Pháp.

Khi ngài François Mitterrand lên làm Tổng thống Cộng hòa Pháp thì công việc đầu tiên của ông là quốc hữu hoá đa số các ngân hàng và tập đoàn kinh tế và lập một bộ gọi là Ministère de la Solidarité Nationale (Bộ Liên đới Quốc gia). Bây giờ, chính phủ đầu tiên của Tổng thống François Hollande có một bộ gọi là Ministère de l’Economie Sociale et Solidaire (Bộ Kinh tế Xã hội và Liên đới). Hai vị này thuộc Đảng Xã hội và là tổng thống một nước tư bản chủ nghĩa. Theo INSEE (Institut National des Statistiques et Etudes Economiques, Viện Quốc gia Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế) thì nước Pháp có 21.000 HTX với 23 triệu xã viên, doanh số 257 tỷ euro (9,3% tổng sản lượng quốc nội) và khoảng một triệu nhân viên (gần 2,8% nhân lực toàn quốc)[xxii]. Đây là những con số chỉ riêng về các HTX. Nếu tính thêm các quỹ liên đới, các hội đoàn và các quỹ vô vị lợi thì khu vực kinh tế xã hội Pháp trưng dụng hơn một phần mười nhân lực toàn quốc.

Để so sánh, năm 2008 cả nước ta có 7.277 HTX nông nghiệp và 273 HTX thủy sản[xxiii]. Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì năm 2009 có 18.104 HTX, trong đó 8.828 là HTX nông nghiệp[xxiv] và năm 2011 thì có khoảng 19.500 HTX, thu hút gần 13 triệu xã viên[xxv] trong đó 14 – 15 nghìn HTX đang hoạt động[xxvi]. Theo TAF (The Asia Foundation, Quỹ Châu Á) thì hiện nay có khoảng 9.000 HTX nông nghiệp với 7,2 triệu xã viên[xxvii]. Với 24,4 triệu nông dân[xxviii], như vậy có nghĩa là chưa tới một phần ba nông dân là thành viên của một THX nông nghiệp. Mặc dù những số liệu mâu thuẫn với nhau, những con số đó cho thấy sự yếu kém của phong trào hợp tác ở nước ta. Những số liệu sơ bộ năm 2011 của Tổng cục Thống kê về giá trị sản xuất công nghiệp lại còn đáng lo ngại hơn nữa cho phong trào hợp tác ở nước ta[xxix] (xem bảng 1): so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc thì giá trị sản xuất của khu vực tập thể (nghĩa là HTX theo từ ngữ của giới cầm quyền Hà Nội) không đáng kể mà lại tăng trưởng kém hơn các khu vực kinh tế khác.

Bảng 1 – Sản lượng các khu vực kinh tế (ước tính năm 2011)

  

Tình trạng này có nhiều nguyên nhân đã có từ thời cải cách ruộng đất: mọi hoạt động kinh tế phải nằm trong khuôn khổ một HTX hay một xí nghiệp quốc doanh, Đảng Cộng sản áp đặt người quản đốc, nhưng người ấy lại có ít kỹ năng nghiệp vụ rồi suy thoái về đạo đức. Do đó, trong tiềm thức người dân, HTX đồng nghĩa với thiếu dân chủ, bất  tài và tham nhũng. Khi chính sách Đổi mới được ban hành, nhiều người đã ra khỏi THX, nhiều HTX đã tự giải tán và nhiều HTX còn lại chỉ hoạt động cầm chừng. Chủ tịch Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam cảnh báo có ít nhất một nửa số HTX hiện nay có nguy cơ giải thể[xxx].

* * *

Với những ưu điểm kế trên, phong trào HTX đáng lý ra phải tiến nhanh tiến mạnh. Nhưng phong trào tiến rất chậm ở các nước tư bản chủ nghĩa và đang suy thoái ở nước ta vì tư tưởng tư bản chủ nghĩa rất mạnh và người cộng sản đã lầm cao vọng của người dân với hình thức của một tư tưởng chính trị.

Những phiên bản 1996 và 2003 của Luật Hợp tác xã đã cho phép người dân kinh doanh ngoài khuôn khổ HTX. Phiên bản Quốc hội vừa thông qua là một bước tiến so với phiên bản trước. Nhưng vẫn chưa chuẩn. Về hình thức luật không được viết theo kiểu những luật của các nước có hệ thống tư pháp pháp quyền[xxxi]. Về nội dung thì luật chỉ nêu thêm vài điều khẳng định một HTX là một tổ chức kinh doanh như mọi tổ chức kinh doanh khác nhưng cần phải phù hợp hơn với Hiến pháp mới, kinh tế thị trường và những Quy tắc Rochedale. Về chi tiết thi hành chúng tôi nhận thấy điều 8 (Nguyên tắc tổ chức và hoạt động) không nêu nguyên văn bảy đặc tính Hợp tác xã của ICA mà Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam là thành viên.

Chúng tôi đề nghị chính quyền trung ương cũng như chính quyền địa phương các cấp :

(a) ngưng can thiệp vào việc thành lập, giải thể và điều hành các HTX như luật đã quy định,

(b) không ưu đãi các HTX để tôn trọng những định lý của kinh tế thị trường[xxxii] ; điều 7 của Luật Hợp tác xã (Chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước) không bắt buộc HTX phải được ưu đãi,

(c) ngược lại hỗ trợ công tác quảng bá phong trào HTX và đào tạo xã viên.

Với luật mới và những đề nghị đó, phong trào hợp tác ở nước ta sẽ tiếp tục tạm thời thoái lui trong vài năm nữa. Nhưng chắc chắn thế nào cũng sẽ tái sinh vì mơ ước của mọi người là có một chút đời sống dân chủ và liên đới.



[i]
            Wikipedia : “Hợp tác xã
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p_t%C3%A1c_x%C3%A3

[ii]           ICA : “What is a co-operative?
http://www.ica.coop/coop/index.html

[iii]          ICA : “Statement on the Co-operative Identity
http://www.ica.coop/coop/principles.html

[iv]          Luật HTX Quốc-hội vừa thông qua cũng khẳng định điều đó.

[v]           Xin đừng nhầm với “kinh tế xã hội chủ nghĩa“, một hệ thống kinh tế mà đặc tính là tư liệu sản xuất thuộc sở-hữu chung và sản xuất được kế hoạch hoá một cách tập trung.

[vi]          Địa chỉ trạm interrnet của HTX Desjardin là
http://www.desjardins.com/fr/bienvenue.jsp?changer=1

[vii]          SGGP : “Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM – Năm 2012: Doanh thu 21.000 tỷ đồng
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/2/282236/

[viii]         Vì lý do đó mà những chính thể dân chủ điều hành tốt hơn là những chính thể chuyên chế.

[ix]          Gary Hamel : “First, Let’s Fire All The Managers“, Harvard Business Reveiw, Jan. 2011
http://www.philosophie-management.com/docs/2012_First_semester/Hamel_HBR_Nov_2011.pdf

[x]           Công ty Morning Star là một xí nghiệp nông phẩm và chế biến thực phẩm ở California do ông Gary Hamel thành lập. Vị này thành lập viện Morning Star Self-Management Institute (Viện Tự quản lý Morning Star) để nghiên cứu và đào tạo về triết lý tự quản lý.

[xi]          World Co-operative Monitor : “Exploring the Co-operative Economy
http://issuu.com/euricse/docs/wcm2012_issuu?mode=window

[xii]          Bruno Roelants, Sanchez–Bajo Claudia : “Capital and the Debt Trap – Learning from Cooperatives in the Global Crisis“, Palgrave Macmillan (2011)

[xiii]         Nairi Nahapetian, Philippe Freneaux : “Quand les entreprises se transforment en Scop“, Alternatives Economiques, dec.2012.

[xv]          ILO : “R193 – Promotion of Cooperatives Recommendation
http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=1000:12100:0::NO::P12100_INSTRUMENT_ID:312531

[xvi]         DESA : “Cooperatives in Social Development
http://social.un.org/index/Cooperatives.aspx

[xvii]         UNO : “About the International Year of Cooperatives
http://social.un.org/coopsyear/about-iyc.html

[xviii]        CEC : “On the promotion of co-operative societies in Europe

http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sme/files/craft/social_economy/doc/co...

[xix]         Bản thân chúng tôi là xã viên một HTX ngân hàng và một quỹ liên đới bảo-hiểm y tế và đã quản trị một HTX lao-động.

[xx]          EU : “Small and medium-sized enterprises (SMEs)- Co-operatives
http://ec.europa.eu/enterprise/policies/sme/promoting-entrepreneurship/social-economy/co-operatives/index_en.htm

[xxi]         ICA : Co-operative facts & figures
http://2012.coop/en/ica/co-operative-facts-figures

[xxii]         INSEE : “Effectif salarié de l’économie sociale par famille de l’économie sociale et par secteur d’activité
http://www.insee.fr/fr/ppp/bases-de-donnees/donnees-detaillees/eco-sociale/Tab1_ES_2010.xls

[xxiii]        TCTK : “Số hợp tác xã năm 2008 phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=8818

[xxiv]        VCA : “Số liệu về HTX năm 2009
http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=301&CategoryID=32&News=1884

[xxv]        SGGP : “Kinh tế tập thể năm 2011: 41% số hợp tác xã đạt khá giỏi
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/2/280655/

[xxvi]        Tuổi Trẻ : “Lo 50% hợp tác xã sẽ giải thể
http://tuoitre.vn/Kinh-te/518034/Lo-50-hop-tac-xa-se-giai-the.html

[xxvii]       Asia Foundation : “Cẩm năng hợp tác xã nông nghiệp

http://asiafoundation.org/resources/pdfs/AgriculturalCooperativesManual.pdf

[xxviii]       TCTK : “Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12847

[xxix]        TCTK : “Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=391&idmid=3&ItemID=13236

[xxx]        Tuổi Trẻ : “Lo 50% hợp tác xã sẽ giải thể” (đã trích dẫn)

[xxxi]        Vì trong nước đang bàn đến sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi mạn phép xin nêu lên ở đây một điểm.

Hiến pháp 1992 không nêu thứ bậc hiệu lực các văn bản pháp quy của Nhà Nước. Trên nguyên tắc thì thứ bậc đó là :

(a) Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố, nghị định của chính phủ, quyết định của chính quyền địa phương theo thứ tự thứ bậc của các chính quyền này,

(b) Sau khi được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố thì một điều ước quốc tế mới có hiệu lực và có hiệu lực trên tất cả các luật. Nếu có mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế và Hiến pháp thì Quốc hội không được thông qua hay là phải sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp trước khi thông qua.

(c) Nếu có mâu thuẫn giữa hai luật thì luật sau có hiệu lực thay cho luật trước.

Nếu áp dụng ba nguyên tắc đó thì Luật Hợp tác xã sẽ gọn hơn và hợp lý hơn vì không cần phải có điều 3 (Áp dụng Luật hợp tác xã, điều ước quốc tế và các luật có liên quan) và cũng không cần phải chép lại những định nghĩa và điều khoản của Luật Kinh doanh.

[xxxii]       Chúng tôi xin khai triển điểm này vào một dịp khác.

 

Đ.Đ.C.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN -Hợp tác xã và Việt Nam

 

Thứ trưởng GTVT: Đường chưa tốt càng phải đóng phí! (PN Today 13-12-12) -- Ông thứ trưởng này với ông bộ trưởng Đinh La Thăng đi nhậu chung thì vui kể gì! (Mà thật sự cũng khó mà nói lúc nào thì mấy ông này tỉnh, lúc nào thì họ say!)
“Đừng lấy tiền ngân sách cứu doanh nghiệp sân sau” (SGTT 13-12-12)
Coca-Cola, Metro 'làm xiếc' - ngành Thuế không biết thẹn! (PetroTimes 13-12-12) 'Nối gót' Coca-Cola, Bảo Long cũng 'làm nghèo đất nước'(PetroTimes 13-12-12)
Ai đủ sức quản DNNN? (VEF 13-12-12) -- Bài này nghiêm túc, khá! (IMO, the problem is: the current "incentive structure" is all wrong!)

- Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng đồng Việt Nam”(TT).  – “Cấm” cá nhân giữ ngoại tệ, “chặn cửa” buôn bán vàng miếng? (DT).  –Chống ‘đôla hóa’ nhưng không làm khó dân dự trữ ngoại tệ (VNN). - Phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản của dân (TN). - Không thể cấm người dân cất giữ ngoại tệ (PLTP). - Siết chặt việc sử dụng ngoại hối (Petrotimes). - Không thể cấm người dân cất trữ ngoại tệ (TT). - Quản lý ngoại hối: Tránh gây sốc cho dân (TP).

- Quan tham đấy, chống đi! (Petrotimes). - Thông tin thêm vụ “5.000 euro vô chủ” (DV).  - Tham nhũng và tiềm năng kinh doanh có lúc đi đôi cùng nhau (Reuters/ TCPT).
- NGUYÊN PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐOÀN DUY THÀNH: “…LÀM ĐẦY TỚ THẰNG DẠI THÌ CÒN KHỔ BIẾT BAO NHIÊU!” (NTM/ Văn chương +). LS Trần Vũ Hải: Cần có cuộc đối thoại “phúc thẩm” giữa GS Đặng Hùng Võ và người dân Văn Giang (Ba Sàm). – Bà con Văn Giang gửi thư tới anh Hùng Võ (Lê Hiền Đức).
- Người dân bức xúc vì cách trả lời khiếu nại mập mờ của quận Long Biên (DT). - Quản lý sử dụng đất nông – lâm trường: Rà soát quỹ đất trên… sổ sách (LĐ). - Nhiều nông, lâm trường “phát canh thu tô” (DV). - “Chạy” 4 phường không sao y được giấy tờ nhà (TT).  - Thanh Hóa: Xã giúp dân xây nhà rồi… phạt (DV).

- VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI ‘LẠI BÀN VỀ QUAN HỆ GIỮA KHOA HỌC VÀ CHÍNH TRỊ’ (Lê Anh Hùng).
- VN ‘nên công khai đánh giá tài chính’ (BBC).   - Kinh tế Việt Nam đi về đâu? (Nguyễn Vạn Phú).   – Nắm xôi và đàn gà công nghiệp (Đào Tuấn).- “CẢM HỨNG CHÍNH TRỊ” TỪ ĐÀ NẴNG – Đặng Đoàn (Trần Kỳ Trung).
- HĐND TỈNH NGHỆ AN: Cán bộ thị trường tiêu cực, giáo viên thừa 3.600 người (PLTP).
- Chương trình mục tiêu quốc gia: Mỗi bộ “nhúng” một chút! (DT).
- Số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tăng (TP). – 30% công chức không làm được việc: Tồn tại của hôm nay (DT).

- 23 đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước được phê duyệt (Petrotimes).

- Ngân hàng ngấm khó khăn từ doanh nghiệp (TP). - Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh (LĐ). - Dự kiến thu phí ATM nội mạng từ 1-3-2013 (PLTP). - Dự thảo phí đối với thẻ ATM nội địa (TN). - Ông Đặng Thành Tâm thoái vốn ngân hàng? (NLĐ).
- ‘Khẩn thiết giúp địa ốc giải phóng hàng tồn kho’ (VNE).  – Đổi VLXD lấy sản phẩm địa ốc: Doanh nghiệp “đá bóng” cho nhau?(NDHMoney). –  Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội: Vực dậy thị trường bất động sản (Stox). - Cần cú hích cho bất động sản (SGGP). - 2 kịch bản sinh tử cho bất động sản (VNE).
- Chống chuyển giá, phải mạnh tay (NLĐ). - “Nếu đúng là Coca-Cola trốn thuế, chúng tôi sẽ tẩy chay” (GDVN).
- Hải quan phát triển: Dồn sức thu ngân sách (TP
- Nguy cơ phá sản hàng loạt doanh nghiệp vận tải (SGTT). - Bình thường hay bất thường? (TT). - Liều mình gom cổ phiếu ‘ruồi’(VEF).
- Xuất khẩu gạo có thể đạt 7,7 triệu tấn (DV).
- 100.776 ha nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh (TN).  - Cá lóc cứu… người nuôi cá tra (DV). - Nuôi cá lóc để “xoá nợ” cho cá tra (SGTT). - Nuôi cua trong ruộng: Lãi 27 triệu đồng/0,5ha (DV).
- Bình Định: Cá ngừ bị ép giá vì câu bằng đèn cao áp (TP). =>
- Xuất khẩu cà phê: Lên “đỉnh” và đi về đâu? (NDHMoney).
- Nhóm Mua bỏ mặc khách hàng (ICT News). - Rủi ro với mua theo nhóm (TN). - Quyền Linh: “Tất cả chỉ là đẳng cấp dỏm” (VNN).
- Nhung hươu nai ế hàng tấn trong tủ lạnh (Infonet).
- Nông dân vào tù vì phá DN đòi nợ (VEF).
- Thuế nhập khẩu xăng dầu dự kiến tối đa 40% (PLTP). - Hơn 98% đơn vị kinh doanh xăng dầu bị kiểm tra có vi phạm (TN).
- Rút tiền nội mạng sẽ bị thu phí (TT). - Giao dịch nội mạng ATM cũng sẽ bị thu phí? (VnEconomy). - Điều chỉnh giá hàng bình ổn để ngăn việc “đứt” hàng (SGTT).
- Phập phồng lương thưởng cuối năm (SGTT). – Thưởng Tết khu chế xuất TP HCM lên tới 217 triệu đồng (VNE).  – Buồn lòng ai lắm thưởng tết ơi (Nguyễn Thông). - Hỗ trợ DN mua hàng bình ổnTết Nguyên đán (TP). - Thưởng Tết: Kẻ chắc có, người lo… không (TP).
- Nỗ lực tiếp vốn cho người nghèo vùng dân tộc thiểu số (Tin tức).
- Xúc tiến lập liên minh minh bạch khoáng sản (TP).
- Mỹ: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh (VOA).
- Châu Âu đạt đồng thuận về cơ chế giám sát ngân hàng (RFI). – EU đạt thỏa thuận giám sát ngân hàng trong khối Eurozone(VOA).

Tổng số lượt xem trang