Sáng 13.12, UBND TP.Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành liên quan và UBND H.Hòa Vang tổ chức cuộc gặp Báo Thanh Niên - VPĐD miền Trung, nhằm thông tin về những vấn đề Báo phản ánh trong loạt bài Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà.
Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng, việc áp giá đền bù với giá 3.000 đồng/m2 đối với phần lớn diện tích nhà, đất của gia đình ông Võ Hiến và bà Trần Thị Hậu là do hội đồng giải phóng mặt bằng xác định đây là đất rừng. PV Thanh Niên đã công bố xác nhận của ông Huỳnh Tân, Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh khẳng định năm 1990, bà Trần Thị Hậu có nhận chuyển nhượng đất vườn của bà Đặng Thị Hiệp, dù chưa làm các thủ tục theo quy định nhưng đã làm nhà, cư trú, sử dụng ổn định từ đó đến nay không có tranh chấp..., nhưng ông Tiến vẫn một mực khẳng định đó là đất rừng. Khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi: "Vì sao đất rừng lại được tính hỗ trợ theo giá đất ở? Phải chăng có cơ chế xin - cho trong quá bồi thường, giải tỏa?", đại diện UBND TP.Đà Nẵng cho rằng việc hỗ trợ tăng thêm (tiền đất ở, tiền cây cối hoa màu, tiền hỗ trợ khó khăn, bố trí đất tái định cư...) thay đổi theo thời gian là cách làm được cho phép nhằm "linh hoạt trong chính sách đền bù, hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình khó khăn".
Về vấn đề cưỡng chế thu hồi đất, Chủ tịch UBND H.Hòa Vang Trần Văn Trường cho rằng huyện đã làm đúng trình tự, thủ tục. Thế nhưng, khi PV Thanh Niên đọc thông báo ngày 25.9.2012 của Ban Đền bù giải tỏa số 1 TP.Đà Nẵng, thông báo kết quả giải quyết cuối cùng đối với trường hợp của bà Hậu yêu cầu "nhận tiền và tháo dỡ, bàn giao mặt bằng cho dự án trước ngày 26.9.2012. Sau thời gian quy định nêu trên nếu hộ ông (bà) không chấp hành, UBND H.Hòa Vang sẽ cưỡng chế hành chính theo quy định" và đặt câu hỏi: Vì sao chưa hội đủ điều kiện như quy định tại điều 59 và khoản a, điều 60 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, mà UBND H.Hòa Vang đã vội vàng cưỡng chế tháo dỡ nhà dân vào ngày 27.9.2012, thì ông Trường im lặng, không trả lời.
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho rằng chính sách về đất đai còn có nhiều vấn đề gây bức xúc cho người dân và TP.Đà Nẵng đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng để góp phần sửa đổi luật Đất đai. Ông Chiến khẳng định: "Việc đền bù đối với gia đình ông Võ Hiến, Trần Thị Hậu là thỏa đáng”. Cũng theo ông Chiến, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng tiếp hộ bà Hậu và đã có ý kiến giải quyết nhưng sau đó bà Hậu lại không chấp thuận.
Đối với trường hợp Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang chỉ đạo Trường tiểu học Hòa Ninh kỷ luật không cho cô Trần Thị Hậu đứng lớp, theo ông Chiến là sai. Do đó, ông Chiến yêu cầu Chủ tịch UBND H.Hòa Vang lập tức chỉ đạo Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang và Trường tiểu học Hòa Ninh sửa sai, để cô giáo Hậu đứng lớp.
Gia Hân
Ông Nguyễn Văn Tiến - Trưởng Ban giải tỏa đền bù số 1 trả lời mắc cười ghê, hội đồng giải phóng mặt bằng bỏ qua cả xác nhận của chính quyền địa phương, ưng chi làm đó, để rồi dùng chiêu "con khóc mẹ mới cho bú", khi người dân khiếu nại, làm căng thì mới nới lỏng thêm chút đỉnh, làm vậy để công luận tưởng người dân được công bằng thỏa thuận trong đền bù giải tỏa nhưng thỏa thuận kiểu gì khi UBND H.Hòa Vang tự ý xuống cưỡng chế nhà dân chỉ sau 1 ngày phát thông báo?
Ông Trần Văn Trường - Chủ tịch UBND H.Hòa Vang lại càng buồn cười hơn, ông khẳng định làm đúng trình tự nhưng khi phóng viên đối chứng thì ông im lặng.
Ông Văn Hữu Chiến - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định "Việc đền bù đối với gia đình ông Võ Hiến, Trần Thị Hậu là thỏa đáng” và cho rằng "chính sách về đất đai còn có nhiều vấn đề gây bức xúc", thỏa đáng là thỏa đáng với ai, với chính quyền hay với người dân bị đền bù giải tỏa và nhất là dư luận? Hãy cứ để dư luận trả lời.
Trường tiểu học Hòa Ninh nhận chỉ đạo từ Phòng Giáo dục Đào tạo H.Hòa Vang, vậy cho hỏi Phòng GDĐT H.Hòa Vang nhận chỉ đạo từ ai để kỷ luật cô Hậu sao chưa thấy UBND TP.Đà Nẵng làm rõ? Hay chỉ cần ông Văn Hữu Chiến - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo Phòng GDĐT H.Hòa Vang và trường tiểu học Hòa Ninh "sửa sai" là đủ?
Cuối cùng, các cấp chính quyền Ban giải tỏa đền bù số 1, UBND H.Hòa Vang, UBND TP.Đà Nẵng đều khẳng định đã đúng, chỉ có Phòng GDĐT H.Hòa Vang và trường tiểu học Hòa Ninh sai, mà ngành giáo dục sai là do không cho cô Hậu đứng lớp, vậy trong chuyện đền bù giải tỏa ai sai? không lẽ do cô Hậu khiếu kiện kéo dài dẫn đến sai trái? "Đà Nẵng ơi, tình người?" (Nhạc sĩ Đình Thậm)
.- Nhà người này nhưng đất của người khác (PLTP).- Nguyễn Huy Canh: Nghị quyết Trung ương 4 và nỗi đau lịch sử (BoxitVN).- Lấy phiếu tín nhiệm: Tướng Thước trăn trở về trách nhiệm của các ĐBQH (GDVN).
-Thanh Niên- Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà
Thu hồi đất để phục vụ cho dự án xây dựng sân golf nhưng Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2 - vừa đúng bằng một quả trứng gà công nghiệp.
Không kiện mới lạ
Theo gia đình ông Võ Hiến và bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), trong quá trình triển khai hai dự án Sân golf Bà Nà và dự án Cáp treo và quần thể KDL Bà Nà - Suối Mơ, UBND H.Hòa Vang đã thu hồi của gia đình ông bà nhiều thửa đất với tổng diện tích lên đến 16.000 m2. Rất nhiều quyết định thu hồi đất, kiểm định, áp giá đền bù được ban hành kèm theo, nhưng phần lớn đều không đền bù, hỗ trợ về đất.
Đơn cử như thu hồi 4.312 m2 do gia đình canh tác từ năm 1991 (nguồn gốc đất do UBND xã Hòa Ninh quản lý) nhưng không bồi thường, hỗ trợ tiền đất mà chỉ bồi thường vật kiến trúc, cây cối hoa màu với số tiền hơn 31,5 triệu đồng. Trong khi đó, lô đất hơn 4.000 m2 (là đất trống, do gia đình tự khai hoang từ năm 1993) cũng chỉ được bồi thường hoa màu, vật kiến trúc 12 triệu đồng mà không hỗ trợ, bồi thường công khai phá... Đến lô đất 751 m2, cũng chỉ hỗ trợ vật kiến trúc, cây cối, hoa màu số tiền 8 triệu đồng.
Đỉnh điểm bức xúc của gia đình phát sinh khi UBND H.Hòa Vang tiếp tục thu hồi 2.207 m2 đất ở và vườn tược, cây cối, hoa màu được gia đình tạo lập từ năm 1990 (do mua lại của bà Đặng Thị Hiệp, được UBND xã Hòa Ninh xác nhận). Tuy nhiên, trong quyết định bồi thường, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2. Sau nhiều lần kêu cứu, UBND TP.Đà Nẵng cũng lần lượt tăng số tiền hỗ trợ, bồi thường thiệt hại hoa màu, cây cối và bố trí đất tái định cư cho gia đình. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này không thấm tháp gì so với công sức mà gia đình đã bỏ ra khai hoang, phục hóa, trồng cây, xây nhà suốt từ năm 1990.
“Mất dạy” vì đi kiện
Điều đáng buồn là sau khi đứng đơn cùng chồng (là con liệt sĩ) kêu cứu khắp nơi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho gia đình, bà Trần Thị Hậu đã bị Trường tiểu học Hòa Ninh, nơi bà đứng lớp nhiều năm qua, kỷ luật buộc thôi dạy, thôi làm chủ nhiệm lớp để làm công tác quản lý thiết bị, thư viện. Mà lý do duy nhất để trường kỷ luật là do bà Hậu khiếu kiện kéo dài (!?).
Ông Đoàn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Ninh cho biết, nhà trường “làm theo chỉ đạo của Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang”. Còn ông Lê Văn Phước, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang thì cho rằng, lý do cô Hậu bị "mất dạy" là vì “làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục". Theo ông Phước, với tư cách là một giáo viên, một đảng viên lẽ ra cô Hậu phải chấp hành chủ trương, đường lối, đằng này cô khiếu kiện UBND huyện hoài. "Tôi yêu cầu nhà trường không bố trí cho cô dạy một thời gian, để dư luận lắng dịu", ông Phước giải thích.
Trước tình cảnh vừa bị thu hồi đất, vừa bị cưỡng chế nhà, vợ cũng bị mất dạy, ông Võ Hiến rưng rưng: "Cha tui hy sinh sớm, bản thân không học hành gì, mẹ thì già yếu, con dại, vợ lại không được dạy trong khi nhà cửa bị tháo dỡ thế này". Còn bà Hậu tâm sự: "Mẹ già, chồng không chữ nghĩa, con nhỏ, chỉ còn tui biết đôi chút, tui không đứng đơn cùng chồng đi kiện đòi quyền lợi cho gia đình thì chịu sao đành".
Giải thích nguyên nhân đi kiện, bà Hậu quệt nước mắt: "Cứ thấy bảng áp giá lúc ghi hỗ trợ, lúc ghi bồi thường 3.000 đồng/m2 đất mà cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc...".
Hữu Trà …
-Vụ ưu ái người phạm luật: Cố tình hiểu sai luật!
Một lần nữa, trong cuộc họp mới đây giữa các cơ quan liên quan, việc đền bù 2.635 m2 rạch tự nhiên do ông Võ Văn Hội lấn chiếm như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường được khẳng định là không có cơ sở pháp lý
Vi phạm nhiều quy định
Chính vì điều này mà phần đất kênh rạch do ông Hội lấn chiếm đã được “phù phép” thành “đất nông nghiệp xen kẽ đất ở” để áp mức giá đền bù. Cũng theo luật gia Khoa, Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11-2-2000 của Chính phủ đã chỉ rõ: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng thuộc nhóm đất “phi nông nghiệp”, phải do Nhà nước quản lý. Nhà nước chỉ có thể cho tổ chức hoặc hộ cá nhân thuê loại đất này để nuôi trồng, khai thác thủy sản và thu tiền hằng năm. Ngoài ra, điều 85 Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001) cũng quy định: “Người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Chỉ hỗ trợ
Tại buổi làm việc, báo cáo việc bồi thường, hỗ trợ về đất cho ông Hội trong quá trình thu hồi đất xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận 2, lãnh đạo UBND quận khẳng định đã làm đúng quy trình và phù hợp với quy định hiện hành. Đối với diện tích đất 4.995 m2 (phần ông Hội hợp đồng thuê nhưng đã hết hạn từ năm 2008), UBND quận 2 thống nhất hỗ trợ ông bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất của UBND TP.
Trả lời câu hỏi của các thành viên đoàn công tác liên ngành về khiếu nại của ông Hội đối với 2.635 m2 (phần diện tích kênh rạch tự nhiên do ông Hội lấn chiếm nhưng lại được Bộ TN-MT đề nghị bồi thường giá trị quyền sử dụng đất), ông Nguyễn Cư, Phó Chủ tịch UBND quận 2, vẫn bảo lưu quan điểm: Gia đình ông Hội sử dụng 2.635 m2 đất có nguồn gốc lấn chiếm đất rạch tự nhiên mà không được chính quyền địa phương cho phép, do vậy không đủ điều kiện bồi thường mà chỉ xem xét, hỗ trợ về giá trị đất (theo quy định tại Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND TP ngày 14-3-2008 của UBND TPHCM).
Việc Bộ TN-MT tham mưu, kiến nghị Chính phủ bồi thường cho đất kênh rạch tự nhiên bị lấn chiếm là trái pháp luật. Vấn đề đặt ra là vì sao Bộ TN-MT là cơ quan nắm vững pháp luật về đất đai mà lại cố tình làm sai? Lãnh đạo quận 2 bức xúc: “Hiện nay, trên địa bàn quận, chỉ riêng dự án khu đô thị Thủ Thiêm đã có 863 trường hợp tương tự gia đình ông Hội. Nếu quận 2 thực hiện đúng như đề nghị của Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho tất cả trường hợp còn lại thì hậu quả sẽ hết sức phức tạp”.
-Hà Nội kỷ luật 142 thanh tra xây dựng VietNamNet
- Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TP về tình hình lấn chiếm đất, vi phạm trật tự xây dựng còn phức tạp, GĐ Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nói đã xử lý kỷ luật 142 cán bộ.
Chung cư tái định cư xấu
Tại phiên chất vấn của HĐND thủ đô chiều 5/12, khi các ĐB “truy” tình trạng 149 tòa nhà chung cư tái định cư, GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Thế Hùng khẳng định với các công trình làm từ ngân sách, thành phố có trách nhiệm bảo đảm chất lượng tất cả các khâu.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND Hà Nội Nguyễn Thị Thùy: Các chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng dường như không được ai quan tâm
Việc chậm xử lý khắc phục hư hỏng ở các chung cư này, GĐ Sở cho biết đang thay đổi cách thức: Các công ty quản lý nhà được yêu cầu ứng vốn sửa chữa ngay, sau đó Sở Tài chính sẽ giải ngân từ nguồn trích lập 2% tiền bán nhà mà Sở đang quản lý, thay vì phải làm xong hết thủ tục mới sửa chữa như trước.
ĐB Đỗ Trung Hai (huyện Mỹ Đức) thấy cách làm này vẫn “lòng vòng”, nhất là khi việc quản lý nguồn trích lập 2% chưa rõ về số lượng và phân cấp quản lý. Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị nhanh chóng làm rõ việc quản lý nguồn 2% này để chủ động sửa chữa chứ không để đến khi người dân phải tạo sức ép.
Chưa yên tâm, ĐB Nguyễn Nguyên Quân (huyện Thanh Oai) muốn biết Sở Xây dựng đã kiểm tra chất lượng bao nhiêu trong số 149 chung cư này. GĐ Nguyễn Thế Hùng khẳng định đã kiểm tra toàn bộ và mời ĐB đến cơ quan để chia sẻ kết quả.
Bên cạnh chất lượng, ĐB Bùi Huyền Mai (huyện Đông Anh) cũng than về sự khác biệt về diện mạo giữa nhà tái định cư và chung cư thương mại, “rất nhếch nhác như GĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc nêu sáng nay”.
GĐ Sở Xây dựng khẳng định quan điểm của thành phố không phân biệt giữa hai loại hình chung cư. “Đã ban hành thiết kế mẫu nhà tái định cư nên từ nay sẽ không còn tình trạng đó nữa”, ông Hùng hứa.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng
Cùng với nhà tái định cư, các chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng cũng dường như “không được ai quan tâm”, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thị Thùy nêu. “Nhiều vị trong đoàn giám sát của HĐND khi nghe phản ánh về điều kiện sống ở các chung cư cũ đã toát mồ hôi vì không biết có trường hợp tương tự trên địa bàn mình không”, bà Thùy nói.
Bà lưu ý số lượng chung cư cũ ở thành phố không còn nhiều, nhưng “các chung cư mới bây giờ rồi sẽ cũ”, thành phố cần tính toán lâu dài để tránh lặp lại tình trạng trên. GĐ Nguyễn Thế Hùng khẳng định “có sự quan tâm” và thường xuyên kiểm tra, đặc biệt với các chung cư xây từ ngân sách.
ĐB Bùi Huyền Mai nhắc GĐ Sở về lời hứa ban hành quy chế quản lý nhà chung cư. Ông Hùng cho biết đã hoàn thành dự thảo, đang lấy ý kiến các ngành, chính quyền và Bộ Xây dựng để phù hợp với thực tiễn Hà Nội.
Thừa nhận là chậm nhưng GĐ Sở xây dựng nhấn mạnh thủ đô vẫn đi đầu so với các địa phương. Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu đến hạn 31/12 phải có quy chế này.
Đã kỷ luật 142 thanh tra xây dựng
Với tình hình lấn chiếm đất, vi phạm trật tự xây dựng còn phức tạp, các ĐB đặt câu hỏi về chất lượng đội ngũ thanh tra xây dựng khá đông đảo của Hà Nội. Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam chỉ ra vi phạm nhiều là do có phần tiếp tay, dung túng từ đội ngũ.
“Khi đó lại ‘đổ’ do đối tượng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng là xong”, ông Nam nói. “Vậy trong đội ngũ này, bao nhiêu là công chức, bao nhiêu là hợp đồng, thanh tra công vụ dẫn đến kết quả ra sao?”
GĐ Sở Xây dựng thừa nhận có vấn đề trong lực lượng này, song gần đây đã củng cố và có chuyển biến. Ông Hùng dẫn chứng đã kỷ luật 142 cán bộ để cho thấy thành phố làm rất quyết liệt.
GĐ Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng cho biết đã thanh tra công vụ và sẽ gửi kết quả cho ĐB vào hôm sau.
Đề nghị phụ huynh giám sát lạm thu
Chuyện lạm thu tiếp tục được các ĐB nêu dù “đến hẹn lại lên, kỳ họp nào cũng bàn” như ĐB Nguyễn Ngọc Thạch (huyện Mỹ Đức) nhận định.
“Gốc vấn đề là lãnh đạo nhà trường không nghiêm, vậy đã có hiệu trưởng nào bị kỷ luật chưa, sao không công khai những đơn vị lạm thu, những ban giám hiệu bật đèn xanh cho lạm thu, để lấy lại niềm tin của phụ huynh và nhân dân?”, ông Thạch nói.
Theo GĐ Sở Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, với mức học phí trên địa bàn có thể coi là thấp, Sở đã tạm thời hướng dẫn các khoản thu ngoài học phí sau khi tham khảo ý kiến nhiều bên.
Theo ông Độ, chủ trương huy động xã hội hóa cho giáo dục khi ngân sách còn khó khăn là đúng, nhưng hiện mới làm được khâu “huy động” chứ chưa làm được khâu “biến thành hiệu quả giáo dục”.
“Các khoản thu này phải được chi trực tiếp cho học sinh để nâng cao chất lượng, chứ không phải cho các mục đích khác”, ông Độ nói. “Đó là lý do ở nhiều trường dân lập làm tốt, dù thu học phí cao phụ huynh vẫn chấp nhận”.
Theo Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thị Bích Ngọc, các sai phạm về lạm thu chủ yếu ở các trường từ cấp PTCS trở xuống, nên đề nghị UBND các quận, huyện phát huy trách nhiệm.
“Chúng tôi cũng đề nghị các phụ huynh tìm hiểu hướng dẫn về quy trình thu và các khoản thu để giám sát, kịp thời phản ánh sai phạm”, bà Ngọc nói. ...
--Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng
Vào hôm nay, 05/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế - trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận. Trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt hơn 10 hạng so với năm ngoái.
Hà Nội “hứa” xử lý dứt điểm sai phạm tại công viên Tuổi TrẻVnEconomy
Hà Nội “chốt” thời gian xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo”Dân Trí
->> Sốt ruột đất vàng hoang giữa thủ đô
The Arab Spring’s Crowd Psychology
Project Syndicate by Sami Mahroum
Frustrated with discredited institutions and paralyzed political parties, citizens across the Arab world have employed social media to mobilize crowds. The nascent democracies of Arab Spring countries now must learn to use the crowds' tools to connect with them – or risk being devoured.
Kiểm điểm hai giám đốc vì sự cố Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -VEC xin lỗi các chủ phương tiện, các cơ quan quản lý... về việc chậm khắc phục các hư hỏng của tuyến đường. Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt do dỡ tải sớm · Mặt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt do dỡ tải sớm · Thu phí cao tốc Cầu ...
Xem xét kỷ luật về sự cố đường Cầu Giẽ-Ninh BìnhVietnam Plus
Hoàn thành việc sửa chữa hư hỏng trên đường cao tốc Cầu Giẽ ...Nhân Dân
Khắc phục lún nứt trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh BìnhHà Nội Mới
Hà Nội sẽ “xóa” vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ trong Quý I-2013Nhân Dân-
-Đoán Lá Bài - Toán Học Thực Nghiệm
-
Khủng Long Làm Ảo Thuật
Soma
--Một Sáu Không Không
Nhà đất gia đình bà Hậu trước khi bị cưỡng chế - Ảnh: H.T |
Theo gia đình ông Võ Hiến và bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), trong quá trình triển khai hai dự án Sân golf Bà Nà và dự án Cáp treo và quần thể KDL Bà Nà - Suối Mơ, UBND H.Hòa Vang đã thu hồi của gia đình ông bà nhiều thửa đất với tổng diện tích lên đến 16.000 m2. Rất nhiều quyết định thu hồi đất, kiểm định, áp giá đền bù được ban hành kèm theo, nhưng phần lớn đều không đền bù, hỗ trợ về đất.
Đơn cử như thu hồi 4.312 m2 do gia đình canh tác từ năm 1991 (nguồn gốc đất do UBND xã Hòa Ninh quản lý) nhưng không bồi thường, hỗ trợ tiền đất mà chỉ bồi thường vật kiến trúc, cây cối hoa màu với số tiền hơn 31,5 triệu đồng. Trong khi đó, lô đất hơn 4.000 m2 (là đất trống, do gia đình tự khai hoang từ năm 1993) cũng chỉ được bồi thường hoa màu, vật kiến trúc 12 triệu đồng mà không hỗ trợ, bồi thường công khai phá... Đến lô đất 751 m2, cũng chỉ hỗ trợ vật kiến trúc, cây cối, hoa màu số tiền 8 triệu đồng.
Đỉnh điểm bức xúc của gia đình phát sinh khi UBND H.Hòa Vang tiếp tục thu hồi 2.207 m2 đất ở và vườn tược, cây cối, hoa màu được gia đình tạo lập từ năm 1990 (do mua lại của bà Đặng Thị Hiệp, được UBND xã Hòa Ninh xác nhận). Tuy nhiên, trong quyết định bồi thường, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2. Sau nhiều lần kêu cứu, UBND TP.Đà Nẵng cũng lần lượt tăng số tiền hỗ trợ, bồi thường thiệt hại hoa màu, cây cối và bố trí đất tái định cư cho gia đình. Tuy nhiên, những khoản hỗ trợ này không thấm tháp gì so với công sức mà gia đình đã bỏ ra khai hoang, phục hóa, trồng cây, xây nhà suốt từ năm 1990.
“Mất dạy” vì đi kiện
Điều đáng buồn là sau khi đứng đơn cùng chồng (là con liệt sĩ) kêu cứu khắp nơi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho gia đình, bà Trần Thị Hậu đã bị Trường tiểu học Hòa Ninh, nơi bà đứng lớp nhiều năm qua, kỷ luật buộc thôi dạy, thôi làm chủ nhiệm lớp để làm công tác quản lý thiết bị, thư viện. Mà lý do duy nhất để trường kỷ luật là do bà Hậu khiếu kiện kéo dài (!?).
Ông Đoàn Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Ninh cho biết, nhà trường “làm theo chỉ đạo của Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang”. Còn ông Lê Văn Phước, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang thì cho rằng, lý do cô Hậu bị "mất dạy" là vì “làm ảnh hưởng đến ngành giáo dục". Theo ông Phước, với tư cách là một giáo viên, một đảng viên lẽ ra cô Hậu phải chấp hành chủ trương, đường lối, đằng này cô khiếu kiện UBND huyện hoài. "Tôi yêu cầu nhà trường không bố trí cho cô dạy một thời gian, để dư luận lắng dịu", ông Phước giải thích.
Trước tình cảnh vừa bị thu hồi đất, vừa bị cưỡng chế nhà, vợ cũng bị mất dạy, ông Võ Hiến rưng rưng: "Cha tui hy sinh sớm, bản thân không học hành gì, mẹ thì già yếu, con dại, vợ lại không được dạy trong khi nhà cửa bị tháo dỡ thế này". Còn bà Hậu tâm sự: "Mẹ già, chồng không chữ nghĩa, con nhỏ, chỉ còn tui biết đôi chút, tui không đứng đơn cùng chồng đi kiện đòi quyền lợi cho gia đình thì chịu sao đành".
Giải thích nguyên nhân đi kiện, bà Hậu quệt nước mắt: "Cứ thấy bảng áp giá lúc ghi hỗ trợ, lúc ghi bồi thường 3.000 đồng/m2 đất mà cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc...".
Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng: "Đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước" Tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP.Đà Nẵng vừa qua, đại biểu Thái Thanh Hùng phản ánh: "Giá đền bù đất nông nghiệp quá thấp, thấp hơn so với nhiều nơi. Nếu giải tỏa để phục vụ an ninh, quốc phòng thì thôi không nói làm gì, chứ giải tỏa để lấy đất giao cho doanh nghiệp thì phải có chính sách đền bù thỏa đáng". Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng cho rằng, nếu tính cả các khoản chi hỗ trợ thì giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ở Đà Nẵng cũng khá cao, sắp tới sẽ còn tăng thêm 30% nữa. Kinh nghiệm giải tỏa, đền bù, bố trí tái định cư tại Đà Nẵng theo ông Thanh là "đừng để ai bị giải tỏa đền bù mà có cuộc sống khó khăn hơn trước". |
Hữu Trà …
-Vụ ưu ái người phạm luật: Cố tình hiểu sai luật!
Một lần nữa, trong cuộc họp mới đây giữa các cơ quan liên quan, việc đền bù 2.635 m2 rạch tự nhiên do ông Võ Văn Hội lấn chiếm như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường được khẳng định là không có cơ sở pháp lý
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TPHCM thị sát hiện trường xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận 2 - TPHCM
Ngày 5-12, đoàn công tác liên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Thanh tra Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục làm việc với UBND quận 2 - TPHCM xung quanh dự án xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận 2 (Báo Người Lao Động đã thông tin).Vi phạm nhiều quy định
Liên quan đến vụ việc này, khi trả lời đoàn công tác về căn cứ để tính mức đền bù phần 2.635 m2 rạch tự nhiên do ông Võ Văn Hội lấn chiếm, đại diện Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 cho biết: Đó là căn cứ theo bản kiến nghị của Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Mạnh Hiển gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo kiến nghị này, chỉ riêng giá trị đền bù và hỗ trợ thu hồi 2.635 m2 đất rạch nói trên đã làm chi phí đội lên thêm hơn 15 tỉ đồng (từ 18,6 tỉ đồng lên hơn 34,4 tỉ đồng).
Thế nhưng, khi luật gia Hoàng Đăng Khoa, thành viên đoàn công tác, chất vấn: “Giá trị này được tính toán theo quy định pháp luật nào?” thì không ai trả lời được. Luật gia Khoa khẳng định: “Đối với “kênh rạch” và “đất biền ven kênh rạch”, không có bất cứ quy định nào về việc bồi thường”.Chính vì điều này mà phần đất kênh rạch do ông Hội lấn chiếm đã được “phù phép” thành “đất nông nghiệp xen kẽ đất ở” để áp mức giá đền bù. Cũng theo luật gia Khoa, Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11-2-2000 của Chính phủ đã chỉ rõ: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng thuộc nhóm đất “phi nông nghiệp”, phải do Nhà nước quản lý. Nhà nước chỉ có thể cho tổ chức hoặc hộ cá nhân thuê loại đất này để nuôi trồng, khai thác thủy sản và thu tiền hằng năm. Ngoài ra, điều 85 Luật Đất đai năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001) cũng quy định: “Người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Chỉ hỗ trợ
Tại buổi làm việc, báo cáo việc bồi thường, hỗ trợ về đất cho ông Hội trong quá trình thu hồi đất xây dựng Nhà Văn hóa Lao động quận 2, lãnh đạo UBND quận khẳng định đã làm đúng quy trình và phù hợp với quy định hiện hành. Đối với diện tích đất 4.995 m2 (phần ông Hội hợp đồng thuê nhưng đã hết hạn từ năm 2008), UBND quận 2 thống nhất hỗ trợ ông bằng 100% đơn giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất của UBND TP.
Trả lời câu hỏi của các thành viên đoàn công tác liên ngành về khiếu nại của ông Hội đối với 2.635 m2 (phần diện tích kênh rạch tự nhiên do ông Hội lấn chiếm nhưng lại được Bộ TN-MT đề nghị bồi thường giá trị quyền sử dụng đất), ông Nguyễn Cư, Phó Chủ tịch UBND quận 2, vẫn bảo lưu quan điểm: Gia đình ông Hội sử dụng 2.635 m2 đất có nguồn gốc lấn chiếm đất rạch tự nhiên mà không được chính quyền địa phương cho phép, do vậy không đủ điều kiện bồi thường mà chỉ xem xét, hỗ trợ về giá trị đất (theo quy định tại Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND TP ngày 14-3-2008 của UBND TPHCM).
Việc Bộ TN-MT tham mưu, kiến nghị Chính phủ bồi thường cho đất kênh rạch tự nhiên bị lấn chiếm là trái pháp luật. Vấn đề đặt ra là vì sao Bộ TN-MT là cơ quan nắm vững pháp luật về đất đai mà lại cố tình làm sai? Lãnh đạo quận 2 bức xúc: “Hiện nay, trên địa bàn quận, chỉ riêng dự án khu đô thị Thủ Thiêm đã có 863 trường hợp tương tự gia đình ông Hội. Nếu quận 2 thực hiện đúng như đề nghị của Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hiển cho tất cả trường hợp còn lại thì hậu quả sẽ hết sức phức tạp”.
CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM ĐĂNG NGỌC TÙNG: Đề nghị của Bộ TN-MT khó chấp nhận Liệu đề nghị của Bộ TN-MT về việc bồi thường giá trị quyền sử dụng đất đối với phần diện tích 2.635 m2 đã hợp lý hay không khi phần đất này do ông Hội lấn chiếm, không được chính quyền địa phương cho phép? Cơ sở để bồi thường ở đâu? Vừa qua, quận 2 đã triển khai hàng loạt dự án và không ít trường hợp lấn chiếm kênh rạch trái phép như ông Hội chỉ được hỗ trợ chứ không bồi thường. Mọi công dân phải tuân thủ luật pháp và hưởng quyền lợi như nhau, không có ngoại lệ. Rõ ràng, đề nghị của Bộ TN-MT rất khó chấp nhận. |
Bài và ảnh: VĨNH TÙNG
-Hà Nội kỷ luật 142 thanh tra xây dựng VietNamNet
- Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TP về tình hình lấn chiếm đất, vi phạm trật tự xây dựng còn phức tạp, GĐ Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nói đã xử lý kỷ luật 142 cán bộ.
Chung cư tái định cư xấu
Tại phiên chất vấn của HĐND thủ đô chiều 5/12, khi các ĐB “truy” tình trạng 149 tòa nhà chung cư tái định cư, GĐ Sở Xây dựng Nguyễn Thế Hùng khẳng định với các công trình làm từ ngân sách, thành phố có trách nhiệm bảo đảm chất lượng tất cả các khâu.
Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND Hà Nội Nguyễn Thị Thùy: Các chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng dường như không được ai quan tâm
Việc chậm xử lý khắc phục hư hỏng ở các chung cư này, GĐ Sở cho biết đang thay đổi cách thức: Các công ty quản lý nhà được yêu cầu ứng vốn sửa chữa ngay, sau đó Sở Tài chính sẽ giải ngân từ nguồn trích lập 2% tiền bán nhà mà Sở đang quản lý, thay vì phải làm xong hết thủ tục mới sửa chữa như trước.
ĐB Đỗ Trung Hai (huyện Mỹ Đức) thấy cách làm này vẫn “lòng vòng”, nhất là khi việc quản lý nguồn trích lập 2% chưa rõ về số lượng và phân cấp quản lý. Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh đề nghị nhanh chóng làm rõ việc quản lý nguồn 2% này để chủ động sửa chữa chứ không để đến khi người dân phải tạo sức ép.
Chưa yên tâm, ĐB Nguyễn Nguyên Quân (huyện Thanh Oai) muốn biết Sở Xây dựng đã kiểm tra chất lượng bao nhiêu trong số 149 chung cư này. GĐ Nguyễn Thế Hùng khẳng định đã kiểm tra toàn bộ và mời ĐB đến cơ quan để chia sẻ kết quả.
Bên cạnh chất lượng, ĐB Bùi Huyền Mai (huyện Đông Anh) cũng than về sự khác biệt về diện mạo giữa nhà tái định cư và chung cư thương mại, “rất nhếch nhác như GĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc nêu sáng nay”.
GĐ Sở Xây dựng khẳng định quan điểm của thành phố không phân biệt giữa hai loại hình chung cư. “Đã ban hành thiết kế mẫu nhà tái định cư nên từ nay sẽ không còn tình trạng đó nữa”, ông Hùng hứa.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng
Cùng với nhà tái định cư, các chung cư cũ đang xuống cấp trầm trọng cũng dường như “không được ai quan tâm”, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội Nguyễn Thị Thùy nêu. “Nhiều vị trong đoàn giám sát của HĐND khi nghe phản ánh về điều kiện sống ở các chung cư cũ đã toát mồ hôi vì không biết có trường hợp tương tự trên địa bàn mình không”, bà Thùy nói.
Bà lưu ý số lượng chung cư cũ ở thành phố không còn nhiều, nhưng “các chung cư mới bây giờ rồi sẽ cũ”, thành phố cần tính toán lâu dài để tránh lặp lại tình trạng trên. GĐ Nguyễn Thế Hùng khẳng định “có sự quan tâm” và thường xuyên kiểm tra, đặc biệt với các chung cư xây từ ngân sách.
ĐB Bùi Huyền Mai nhắc GĐ Sở về lời hứa ban hành quy chế quản lý nhà chung cư. Ông Hùng cho biết đã hoàn thành dự thảo, đang lấy ý kiến các ngành, chính quyền và Bộ Xây dựng để phù hợp với thực tiễn Hà Nội.
Thừa nhận là chậm nhưng GĐ Sở xây dựng nhấn mạnh thủ đô vẫn đi đầu so với các địa phương. Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh yêu cầu đến hạn 31/12 phải có quy chế này.
Đã kỷ luật 142 thanh tra xây dựng
Với tình hình lấn chiếm đất, vi phạm trật tự xây dựng còn phức tạp, các ĐB đặt câu hỏi về chất lượng đội ngũ thanh tra xây dựng khá đông đảo của Hà Nội. Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam chỉ ra vi phạm nhiều là do có phần tiếp tay, dung túng từ đội ngũ.
“Khi đó lại ‘đổ’ do đối tượng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng là xong”, ông Nam nói. “Vậy trong đội ngũ này, bao nhiêu là công chức, bao nhiêu là hợp đồng, thanh tra công vụ dẫn đến kết quả ra sao?”
GĐ Sở Xây dựng thừa nhận có vấn đề trong lực lượng này, song gần đây đã củng cố và có chuyển biến. Ông Hùng dẫn chứng đã kỷ luật 142 cán bộ để cho thấy thành phố làm rất quyết liệt.
GĐ Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng cho biết đã thanh tra công vụ và sẽ gửi kết quả cho ĐB vào hôm sau.
Đề nghị phụ huynh giám sát lạm thu
Chuyện lạm thu tiếp tục được các ĐB nêu dù “đến hẹn lại lên, kỳ họp nào cũng bàn” như ĐB Nguyễn Ngọc Thạch (huyện Mỹ Đức) nhận định.
“Gốc vấn đề là lãnh đạo nhà trường không nghiêm, vậy đã có hiệu trưởng nào bị kỷ luật chưa, sao không công khai những đơn vị lạm thu, những ban giám hiệu bật đèn xanh cho lạm thu, để lấy lại niềm tin của phụ huynh và nhân dân?”, ông Thạch nói.
Theo GĐ Sở Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, với mức học phí trên địa bàn có thể coi là thấp, Sở đã tạm thời hướng dẫn các khoản thu ngoài học phí sau khi tham khảo ý kiến nhiều bên.
Theo ông Độ, chủ trương huy động xã hội hóa cho giáo dục khi ngân sách còn khó khăn là đúng, nhưng hiện mới làm được khâu “huy động” chứ chưa làm được khâu “biến thành hiệu quả giáo dục”.
“Các khoản thu này phải được chi trực tiếp cho học sinh để nâng cao chất lượng, chứ không phải cho các mục đích khác”, ông Độ nói. “Đó là lý do ở nhiều trường dân lập làm tốt, dù thu học phí cao phụ huynh vẫn chấp nhận”.
Theo Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thị Bích Ngọc, các sai phạm về lạm thu chủ yếu ở các trường từ cấp PTCS trở xuống, nên đề nghị UBND các quận, huyện phát huy trách nhiệm.
“Chúng tôi cũng đề nghị các phụ huynh tìm hiểu hướng dẫn về quy trình thu và các khoản thu để giám sát, kịp thời phản ánh sai phạm”, bà Ngọc nói. ...
--Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng
Vào hôm nay, 05/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế - trụ sở tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường niên, xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi nhận. Trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt hơn 10 hạng so với năm ngoái.
Hà Nội “hứa” xử lý dứt điểm sai phạm tại công viên Tuổi TrẻVnEconomy
Hà Nội “chốt” thời gian xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo”Dân Trí
->> Sốt ruột đất vàng hoang giữa thủ đô
The Arab Spring’s Crowd Psychology
Project Syndicate by Sami Mahroum
Frustrated with discredited institutions and paralyzed political parties, citizens across the Arab world have employed social media to mobilize crowds. The nascent democracies of Arab Spring countries now must learn to use the crowds' tools to connect with them – or risk being devoured.
Kiểm điểm hai giám đốc vì sự cố Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -VEC xin lỗi các chủ phương tiện, các cơ quan quản lý... về việc chậm khắc phục các hư hỏng của tuyến đường. Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt do dỡ tải sớm · Mặt đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình lún nứt do dỡ tải sớm · Thu phí cao tốc Cầu ...
Xem xét kỷ luật về sự cố đường Cầu Giẽ-Ninh BìnhVietnam Plus
Hoàn thành việc sửa chữa hư hỏng trên đường cao tốc Cầu Giẽ ...Nhân Dân
Khắc phục lún nứt trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh BìnhHà Nội Mới
Hà Nội sẽ “xóa” vi phạm tại Công viên Tuổi trẻ trong Quý I-2013Nhân Dân-
-
Khủng Long Làm Ảo Thuật
Soma
--Một Sáu Không Không