Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Giữa Rùa & Chó

-Giữa Rùa & Chó
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
My religion is simple. My religion is kindness.
Tôi được chị Trương Anh Thụy gửi cho cái máy ảnh Canon nhỏ xíu (trông cứ như một món đồ chơi) rồi lại được anh Nguyễn Công Bằng “kiên nhẫn” chỉ cách xử dụng. Xong, tôi đi loanh quanh để thực tập ngay và chụp được hai tấm hình hơi lạ: một con chó bông đi lạc, và một manh giấy …tìm rùa!

XIN GIÚP TÌM LẠI CON THÚ THÂN YÊU CỦA GIA ĐÌNH… CHÚNG TÔI RẤT THƯƠNG YÊU VÀ NHỚ NÓ. PELA BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CẦN PHẢI CÓ THUỐC INSULIN. NẾU TÌM ĐƯỢC XIN GỌI SỐ ...
MẤT MỘT CON RÙA LỚN... NÓ CẦN THUỐC MEN VÀ MỘT CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT. TÌM ĐƯỢC XIN HẬU TẠ.
Hai “tác phẩm nhiếp ảnh đầu tay” này, rõ ràng, không được “đặc sắc” gì cho lắm. Tuy thế, những dòng chữ ghi kèm cứ làm cho tôi băn khoăn mãi.
Cảm thấy tình trạng bất ổn của một con thú nuôi trong nhà, đưa đi khám bệnh, tìm ra là nó có bị tiểu đường, rồi xin toa mua thuốc chữa trị là chuyện tương đối bình thường. Ai nuôi chó cũng có thể làm như vậy, và ông/bà bác sĩ thú y nào cũng dễ dàng tìm được loại bệnh này bằng cách đo mức glucose trong máu.
Nhưng nuôi một con rùa (loại thú khép kín và gần như vô cảm) mà biết nó không khoẻ, cần thuốc men và một chế độ dinh dưỡng đặc biệt thì chủ nhân phải là một người vô cùng mẫn cảm và nhân ái.
Cách thiên hạ chăm nuôi thú vật khiến tôi không khỏi trạnh lòng khi nghĩ đến thân phận con người ở quê hương, xứ sở của mình – nơi đã xẩy một “Cuộc Chiến Biệt Vô Tăm Tích,” như lời của blogger Bùi Tín:
Thời gian “biệt vô tăm tích người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi.
Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu...
Có thể nói chính sách biệt vô tăm tích là quốc sách rất thâm và cực kỳ độcác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến...
Vào thời bình “quốc sách” này, xem chừng, cũng không khác mấy – theo tường trình của RFI:
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người... »
Cũng theo báo cáo Tình hình buôn nguời 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam tiếp tục bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục, đặc biệt là Trung Quốc, Cam Bốt, Malaysia, và Nga. Nhiều nạn nhân người Việt của việc buôn bán tình dục cũng đã được tìm thấy ở Ghana. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Singapore hay Hàn Quốc để thành hôn với người nước ngoài thông qua môi giới, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc cả hai.
Bảo cáo nhắc lại rằng, «làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ ». Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam và Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc Anh và Đan Mạch, buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa.
Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, về tình hình buôn bán người trên thế giới, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng “khẳng định” như sau:
Tôi xin khẳng định Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã có những biện pháp, chế tài cụ thể kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn nạn buôn bán người, đã thông qua Luật Phòng chống mua bán người và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015.
Điều bà Hằng  “khẳng định” – xem ra – không được tương hợp với những sự kiện đã được ghi nhận. The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 vừa qua, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:  
Ảnh: theguardian
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa...
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ...
Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
"Tôi không bao giờ được trả tiền để làm việc đó", em nói. "Tôi đã không ở lại đó vì tiền mà vì tôi sợ và tôi hy vọng toàn bộ điều này sẽ sớm kết thúc."
Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy Hiền một mình với đám cây cần sa. Em kể câu chuyện của mình cho cảnh sát, nhưng vẫn bị gửi đến trại dành cho tội phạm trẻ tuổi ở Scotland, nơi em trải qua 10 tháng tạm giam, bị buộc tội trồng cần sa. Em chỉ được thả sau khi có sự can thiệp của một công tố viên hoàng gia dẫn đến việc em được xác định là nạn nhân của nạn buôn người...
Hiền đang cố gắng để xây dựng lại cuộc sống của mình sau khi được tị nạn ở Scotland, nhưng đang gặp khó khăn để tìm thấy bình an sau nhiều năm chấn thương. "Tôi vẫn còn lo lắng rằng những kẻ buôn người có thể tìm thấy tôi và đến nhà tôi. Nhưng bây giờ tôi biết rằng tôi sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ [từ cảnh sát]," em nói. "Tôi nghĩ rằng có công lý ở đây, nhưng tôi cũng ước rằng họ không giam giữ tôi trong tù trong thời gian lâu như vậy. Bằng cách kể lại chuyện cuộc đời mình, tôi muốn mọi người hiểu những gì tôi đã trải nghiệm ở đây. "
Ở những nơi khác thì những đứa bé VN  khác, đôi khi, còn phải “trải nghiệm” qua những cảnh đời tàn tệ hơn nhiều. Chắc chắn, không ai có thể quên được hình ảnh của những bé thơ Việt Nam được tìm thấy trong những nơi bán dâm ở Cambodia.
Hai em gái Việt (tám và mười tuổi) trong một động mãi dâm ở Svay Pak, cách Sứ Quán Việt Nam tại Phnom Penh chừng 10 cây số. Nguồn: Shanghai Star.
Cảnh sát Cam Bốt đưa một em bé Việt Nam 11 tuổi ra khỏi nhà thổ ở  khu đèn đỏ Toul Kork thuộc Phnom Penh. Ảnh và chú thích: ECPAT
Khi được phóng viên RFA hỏi về những sự kiện và hình ảnh trên, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm – ông Aaron Cohen – đã đưa ra nhận định như sau:
 “Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Việt Nam không tạo áp lực với Cambodia về vấn đề đó. Tôi nghĩ là chính ông đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh biết rõ các em gái nhỏ tuổi ở nước mình bị bán qua Cambodia mà không cố tìm cách ngăn chặn. Quả thực điều này tôi không hiểu ra.”

Tôi cũng không hiểu được thái độ (cũng như cách hành sử) của những nhân viên sứ quán Việt Nam ở Moscow, sau khi nghe lời cáo buộc của Tiến Sĩ  Nguyễn Đình Thắng - Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA:

“Trong 4 năm qua, Liên Minh CAMSA (Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, chú thích của người viết) đã can thiệp hay giải cứu và giúp đỡ cho trên 4 ngàn nạn nhân, kể cả khoảng 300 nạn nhân Việt bị buôn sang Nga làm lao nô hay làm nô lệ tình dục. Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.”

Cũng liên quan đến sự kiện này, trong bản tin của BBC (“Nạn Buôn Người Việt Vào Nhà Chứa Ở Nga”) nghe được vào hôm 25 tháng 4 năm 2015, có đoạn:

BBC Việt Ngữ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, để hỏi về cáo giác này nhưng ông đã từ chối không trả lời và yêu cầu BBC "hỏi cơ quan chức năng nào khác".
Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Những ông “Tham Tán Công Sứ” (như ông Nguyễn Đông Triều) này hẳn không hề thiếu trong tất cả những Toà Đại Sứ  Việt Nam, ở khắp mọi nơi. Xứ sở này, lẽ ra, phải được xếp vào danh sách loại III về nạn buôn người thì hợp lý hơn.
Và tôi cũng còn nói cho hết lẽ vậy thôi chớ ở một đất nước mà những “đồng chí lãnh đạo” sẵn sàng bán rừng, bán đảo, bán (tuốt luốt) mọi thứ tài nguyên thì họ có nề hà chi cái chuyện buôn người.


-Phản ứng về việc Thủ tướng Anh thăm VN BBC

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng David Cameron đã xuất hiện trên nhiều báo lớn tại Anh trong hai ngày qua.

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Anh đương nhiệm được miêu tả là nỗ lực của Số 10 Phố Downing nhằm mở rộng quan hệ thương mại ra ngoài phạm vi khu vực EU, vốn đang chìm trong khủng hoảng kinh tế.


Các báo này cũng cho rằng chuyến đi của ông David Cameron cho thấy sự chuyển hóa đang diễn ra đối với nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh, giúp mở ra nhiều cơ hội cho đất nước cũng như các doanh nghiệp Anh quốc.

BBC điểm lại một số tường thuật và nhận định đáng chú ý:
Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản

Trong bài đăng ngày 29/7, báo The Guardian nhận định dù Việt Nam là "một trong năm nước cộng sản cuối cùng trên thế giới", với "chế độ độc tài chà đạp lên nhân quyền", ông Cameron "rõ ràng đang nghĩ rằng đây là một chế độ mà ông có thể hợp tác".

"Nếu nhìn vào cuộc diễu hành dưới cơn mưa ngay trước mặt ngài thủ tướng, có thể thấy quân đội [Việt Nam] có tính kỷ luật rất cao và đông đảo. Không lạ gì khi nhiều người trong số họ là con cháu của các cựu binh từng đánh bại quân đội Hoa Kỳ 40 năm trước", bài báo viết.

"Ông Cameron chỉ mới 8 tuổi khi cuộc chiến kết thúc, vì vậy những cuộc biểu tình của phe cánh tả phản đối chiến tranh Việt Nam, bên ngoài tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Quảng trường Grosvenor, không có ý nghĩa gì đối với ông".

"Quyết định gây tranh cãi của [Cựu Thủ tướng] Harold Wilson về việc không tham gia cuộc chiến với Hoa Kỳ ... hầu như không để lại gì nhiều trong ông."

Theo The Guardian, đây là lý do chính phủ Anh "không muốn phán xét cuộc chiến" trong chuyến công du lần này của ông Cameron.

Dù chính trị tại Việt Nam 40 năm qua không có nhiều thay đổi ... nhưng Việt Nam đã và đang áp dụng một nền tư bản sòng bạc (ám chỉ hệ thống tài chính với những quyết sách liều lĩnh), báo này viết.

"Tòa nhà nơi các binh sỹ và mật vụ CIA của Hoa Kỳ lên trực thăng để rời khỏi Việt Nam vào cuối cuộc chiến giờ đây là một khu mua sắm xa xỉ, bán những mặt hàng của Burberry".

"Dù Hoa Kỳ đã thua trận đánh bảo vệ miền Nam Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ nghĩa tư bản của nước này có lẽ sẽ giành thắng lợi trong cả cuộc chiến."

Mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam của ông Cameron, theo The Guardian, là "giúp Anh Quốc tiếp cận với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á".

Thủ tướng Anh đã gọi tốc độ chuyển hóa của nền kinh tế là '"phi thường", báo này nói.

The Guardian dẫn số liệu cho biết mức tăng trưởng bình quân trên đầu người tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010 là 350%.

"Kinh tế nước này hiện đang tăng trưởng 6% một năm và được dự đoán là một trong 10 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới", theo bài viết.


Thủ tướng Anh đã "nhẹ nhàng khuyến khích" Đảng Cộng sản Việt Nam thúc đẩy cải cách chính trị, báo Telegraph cho biết
Khuyến khích cải cách chính trị

Báo The Telegraph trong bài ngày 29/7 nói chuyến thăm của ông Cameron diễn ra giữa lúc "quốc gia độc đảng này đang ngày càng trở nên thịnh vượng và bước từng bước ra khỏi sự cô lập".

"40 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, ông Cameron đã đến Việt Nam cùng với một đoàn đại biểu bao gồm các đại diện doanh nghiệp Anh để chốt lại một thỏa thuận bán động cơ máy bay, đồng thời để chúc mừng nước này đã không còn phải phụ thuộc vào viện trợ của Anh", báo này tường thuật.

Ông Cameron cũng đã "nhẹ nhàng khuyến khích đảng cầm quyền thúc đẩy cải cách chính trị", Telegraph cho biết.

"Đây là một đất nước đang trỗi dậy, với dân cư trẻ trung, năng động và tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng. Điều đó mở ra nhiều cơ hội cho đất nước cũng như các doanh nghiệp Anh quốc," báo này dẫn lời ông Cameron nói.

"Khi cuộc chiến kết thúc, ông Cameron là một học sinh 8 tuổi tại trường tiểu học Heatherdown ở Berkshire, trong khi người đồng cấp Nguyễn Tấn Dũng đã bị thương trên chiến trường bốn lần," bài viết có đoạn.

"Ông Dũng đã chào đón ông Cameron đến Việt Nam với tư cách "một trong những đối tác kinh tế hàng đầu [của Việt Nam] tại châu Âu và trên thế giới".

Telegraph nhận định ông Cameron đang quyết tâm giảm sự lệ thuộc về thương mại của Anh quốc đối với châu Âu, và muốn nước này tăng cường đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng và cung cấp các sản phẩm tài chính tại Việt Nam.

Cũng theo báo này, ông Camera đã đặt câu hỏi về kế hoạch của Việt Nam nhằm đáp ứng sự trỗi dậy của mạng xã hội, và đề nghị nước này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Hiệp định tự do thương mại với EU sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Anh quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết
'Cộng sản thích kinh doanh'

Hãng thông tấn Reuters trong bài ngày 29/7 cho rằng chuyến thăm Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cho thấy Thủ tướng Anh "đang muốn mở rộng quan hệ thương mại của Anh quốc ra ngoài phạm vi châu Âu, vốn đang mắc kẹt trong khủng hoảng kinh tế."

"Giá trị thương mại với Việt Nam chỉ bằng 0,5% tổng giá trị thương mại toàn cầu của Anh quốc và tôi nghĩ điều đó cho thấy cơ hội to lớn trước mắt chúng ta," ông được Reuters dẫn lời nói tại một buổi họp báo.

"Tôi muốn đi xa hơn rất nhiều và tôi tin rằng vẫn còn nhiều điều chờ đón phía trước."

Bài viết của Reuters gọi Việt Nam là "quốc gia cộng sản nhưng lại ủng hộ kinh doanh", đồng thời dẫn số liệu cho biết Anh quốc hiện là nhà đầu tư từ EU lớn thứ ba tại Việt Nam, với tổng trị giá đầu vào khoảng 2,7 tỷ đôla.

Việt Nam đang thúc đẩy hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tế, thu hút các công ty nước ngoài như Intel, Samsung và LG đến với khu vực sản xuất của nước này, kết hợp với việc theo đuổi nhiều thỏa thuận tự do thương mại giúp giảm thuế nhiều mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường lớn, Reuters cho biết.

Trong số này bao gồm hiệp định tự do thương mại với EU, vốn sẽ "mở ra nhiều cơ hội tốt" cho các doanh nghiệp của Anh quốc và Việt Nam, Reuters dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói trong cuộc gặp với ông Cameron.
'Dấu mốc quan trọng'

Chuyến thăm của ông Cameron cũng được đăng tải rộng rãi trên truyền thông Việt Nam trong những ngày qua.

Đài Tiếng nói Việt Nam gọi chuyến thăm là sự kiện "rất đáng chú ý".

"Chuyến đi này cho thấy nước Anh coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong khu vực và chắc chắn sẽ đánh dấu bước phát triển mới, cao hơn và sâu hơn, trong quan hệ giữa Anh và Việt Nam," đài này nhận đinh.

"Hai nước đã hợp tác hiệu quả trong những lĩnh vực như đầu tư và đặc biệt là giáo dục và sắp tới có thể sẽ mở rộng sang các lĩnh vực khác như y tế, bán lẻ, an ninh quốc phòng … cho tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược. Đây là điều mà cả hai bên đều đang chờ đợi."

Trong khi đó, Thông tấn xã Việt Nam gọi đây là "dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt-Anh".

Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam dẫn lời ông Cameron trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "một trong những thành công của Việt Nam là tạo được môi trường ổn định để các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam".

"Ông hy vọng hai bên sẽ tăng cường hợp tác và đạt được nhiều thỏa thuận hơn nữa để thu hút đầu tư", TTXVN cho biết.









-Đẩy mạnh hợp tác Anh Việt chống buôn người
Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của một Thủ tướng Anh, ông David Cameron đã nói tới việc tăng cường hợp tác trong việc chống nạn buôn người vào Anh.
Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ Anh muốn đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn buôn bán nô lệ hiện đại mà Việt Nam là một trong những quốc gia ưu tiên hàng đầu.
Một trong những biện pháp được Thủ tướng Cameron nêu ra đo là từ tháng Mười, Anh sẽ buộc các công ty lớn với kim ngạch từ 36 triệu bảng Anh trở lên sẽ phải công khai một tuyên bố thường niên về nô lệ và buôn lậu người. Trong tuyên bố này các cơ sở kinh doanh sẽ phải bảo đảm không có tình trạng nô lệ và buôn lậu người tại cơ sở của họ cũng như trong dây chuyền cung ứng của họ.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ năm trong số các nước nguồn có người nhập cư bất hợp pháp vào Anh và 42% người Việt đưa lậu vào Anh là trẻ em và phần lớn những trẻ em này nói về tình trạng bị bóc lột lao động.
Trang web của Phủ Thủ tướng Anh ở Downing Street ngày 29/07, Thủ tướng David Cameron nói về việc "xây dựng trên nền tảng đã có là hợp tác giữa Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh và cơ quan hành pháp Việt Nam để phá các đường dây buôn bán tệ nạn khủng khiếp này."
BBC Tiếng Việt đã hỏi ý kiến một số các cá nhân, cơ quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chống buôn lậu người với Việt Nam về tuyên bố và các biện pháp được Thủ tướng Cameron đưa ra hôm nay.

Chloe Setter, Tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người ECPAT UK

Tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu mà trẻ em và thanh niên được đưa lậu vào Anh. Đây là nước đứng thứ hai về con số trẻ em đưa lậu vào Anh. Chúng ta nói tới con số hàng ngàn trẻ em.
Bà Chloe Setter nói tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn
Gần đây chúng tôi đã có Luật về Nô lệ hiện đại sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng này mà theo đó có một số điều khoản về bảo vệ trẻ em một khi được xác định là nạn nhân. Ngoài ra cũng có một số điều khoản nhằm chấm dứt việc khởi tố và buộc tội những trẻ em bị phát hiện trong bối cảnh tội phạm.
Tuy nhiên vẫn còn chưa làm được nhiều trong việc phòng tránh, ngăn chặn và giải quyết vấn đề tận gốc rễ, nguyên nhân tại sao xảy ra tình trạng này và giải quyết đối với các băng đảng tội phạm có tổ chức đứng đằng sau các hoạt động trồng cần sa. Chúng ta thấy rằng rất nhiều trẻ em được đưa lậu vào để trồng cần sa tại Anh.
Tôi có biết là có một số chương trình nhưng tôi cho rằng chưa có những hành động nhắm đúng mục tiêu mà tôi cho rằng đó chính là vấn đề.
Tuyên bố hôm nay của ông David Cameron rằng ông muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh và ông xác định Việt Nam là một trong những nước mà rất nhiều nạn nhân xuất phát từ đó.
Tuy nhiên điều mà ông Cameron nói hôm nay liên quan tới dây chuyền cung ứng cho các công ty lớn, rằng mà các công ty này phải báo cáo liệu họ có nhân công thuộc diện lao động cưỡng bức trong dây chuyên cung ứng của họ hay không, thì tôi cho rằng nó hoàn toàn chẳng có liên quan gì tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh để làm trong các nông trại trồng cần sa.
Những chủ nhân của các trại cần sa, các tổ chức tội phạm có tổ chức sẽ chẳng bao giờ đi báo cáo về sự minh bạch trong dây chuyên cung ứng nhân công của họ. Chính những hành động bất hợp pháp mới là điều chúng ta cần phải làm, phải giải quyết.

Philip Ishola, nguyên Giám đốc Văn phòng Chống Buôn lậu người UK

Philip Ishola, nguyên Giám đốc Văn phòng Chống Buôn lậu người UK
Tôi cho rằng những biện pháp mà Thủ tướng Cameron nêu ra hôm này là vô cùng quan trọng và rất đúng về mặt trọng tâm. Việc đề nghị phối hợp làm việc chặt chẽ hơn với chính phủ và các tổ chức khác tại Việt Nam là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.
Tôi muốn nói rằng nó được xây dựng trên cơ sở những hoạt động hiệu quả của chính phủ Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Anh trong việc giải quyết vấn đề đưa lậu trẻ em và thanh niên từ Việt Nam vào Anh.
Nó phù hợp với những gì được vạch ra trong Dự luật về Trình trạng Nô lệ Hiện đại, một phần của luật pháp Anh. Tôi tin rằng nó sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc làm giảm tình trạng buôn lậu người từ Việt Nam.
Để hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng này, Thủ tướng Anh đã nhấn mạnh yếu tố tội phạm hoạt động tại Việt Nam tại Anh, và thực sự là xuyên châu Âu cũng như rộng lớn hơn trên toàn cầu.
Tôi thực sự cảm động khi thấy Thủ tướng và chính phủ Anh đã rất chú trọng tới vấn đề buôn lậu người, lao động cưỡng bức và nô lệ hiện đại. Và bài phát biểu của Thủ tướng Anh đã là một bằng chứng cho điều đó.
BBCMột số tổ chức khác có thể không nghĩ như vậy vì họ cho rằng đây là cách tiếp cận sai và nói rằng người di cư bất hợp pháp đa số không làm trong các công ty lớn mà làm cho các cơ sở kinh doanh nhỏ như trong các tiệm móng tay hay nhà trồng cần sa và những cơ sở kinh doanh này sẽ chẳng đi khai báo hay tuyên bố công khai về nguồn nhân lực của mình? Vậy ông có cho rằng đây là cách tiếp cận đúng khi nhắm vào các công ty lớn hay không?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng và tôi thực sự cho rằng trong trường hợp này việc nhắm vào các công ty lớn trong bối cảnh hiện nay vẫn là đúng vì yếu tố lao động cưỡng bức và dây chuyền cung ứng cho các công ty lớn đã bị bỏ qua trong nhiều năm rồi.
Qua Dự luật về Tình trạng Nô lệ Hiện đại nó đang được chính thức hóa bằng việc đưa vào luật. Nó là một phần quan trọng của một chiến lược rộng lớn hơn mà các công ty lớn là một phần trong đó.

Kevin Hyland, Cao ủy Độc lập Chống Nô lệ

Kevin Hyland, Cao uỷ Độc lập Chống Nô lệ
Tôi dự định sẽ gặp và làm việc tích cực với các nhân viên cao cấp trong chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về vấn đề này, các viên chức của Đại sứ quán Anh, các nhóm dân sự địa phương và cả những người sống sót. Tôi rất mong muốn tới Hà Nội và đặc biệt là các vùng nông thôn mà đa số các nạn nhân bị đưa lậu vào Anh ra đi từ đó.
BBCMột số tổ chức NGO tại Anh như ECPAT cho rằng nhắm vào các công ty lớn như một biện pháp để giải quyết tình trạng nô lệ và buôn lậu người không phải là lựa chọn tốt nhất?
Rất đơn giản là chúng ta cần cả hai cách tiếp cận. Khuyến khích những hoạt động tốt để ngăn chặn là trọng tâm trong vai trò của tôi trên cương vị Cao ủy. Nó bao gồm phòng ngừa tại Anh, tại nước nguồn mà từ đó các nạn nhân bị đưa lậu vào Anh và khuyến khích phòng ngừa nạn nô lệ có thể xảy ra trong các dây chuyền cung ứng cho các công ty đang làm ăn kinh doanh tại Anh Quốc.
... Chúng tôi cũng cần các hành động thực tế để giải quyết tình trạng đưa lậu người Việt Nam vào Anh. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi sẽ bắt đầu bàn về một Bản ghi nhớ nhằm tạo cơ sở cho việc hợp tác tăng cường giữa hai quốc gia.
Tôi cũng hiểu rõ rằng trách nhiệm chính là từ phía giới chức trách tại Anh và tôi sẽ ưu tiên làm việc tại đây để đảm bảo có cách ứng phó hiệu quả. Các băng đảng tội phạm Việt Nam hoạt động tại Anh đang bóc lột tàn nhẫn trẻ em Việt Nam trên nhiều hình thức để thu lợi nhuận tối đa. Tôi sẽ làm việc với lực lượng thực thi luật pháp để hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của các băng đảng và để có thể phản ứng nhanh hơn. Tôi cũng sẽ thúc đẩy để có những buổi nghe trình bày về tất cả các nạn nhân, đảm bảo họ được hỗ trợ tốt hơn và đảm bảo chúng tôi có thể thu được nhiều thông tin nhất từ lời kể của họ. Đây là điều chưa xảy ra hiện nay.
Tôi cũng rất lo ngại bởi các số liệu và báo cáo rằng một tỉ lệ rất cao số trẻ em bị đưa lậu vào, đặc biệt là trẻ em Việt Nam, những người được đưa ra khỏi tình trạng bị bóc lột và được giới chức địa phương trông nom nhưng đã mất tích và thường là cuối cùng lại quay trở lại dưới sự kiềm tỏa của những kẻ đưa lậu người. Đây là một lĩnh vực trọng tâm chủ chốt.
Một vấn đề khủng khiếp nữa trong những năm gần đây là thực tế nhiều trẻ em Việt Nam đã bị kết án sai vì tội trồng cần sa trong khi những kẻ đưa lậu người thì vẫn được tự do - các em là nạn nhân của nạn nô lệ và đó là điều không thể chấp nhận được. Nạn nhân của nạn nô lệ hiện đại sẽ được bảo vệ – đó là một phần nội dung của Luật Chống Nô lệ Hiện đại, và điều đó sẽ có nghĩa là những người bị buộc phải phạm tội do hậu quả trực tiếp của tình cảnh nô lệ có thể tin rằng họ sẽ không bị đối xử như một kẻ tội phạm theo hệ thống pháp luật của Anh.
BBCCộng đồng người Việt tại Anh có người tin rằng một số người làm việc trong lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam có thể có dính líu tới việc giúp những kẻ buôn lậu người về giấy tờ như hộ chiếu mang tên giả.v.v. Ông có biết về những tin đồn có chuyện như vậy hay không và nếu vậy ông dự định sẽ làm gì?
Đây là điều mà tôi không thể bình luận cho tới khi tôi có thêm thời gian để tìm hiểu vấn đề này thêm nữa. Nhưng tôi phải nói rằng tôi rất hài lòng thấy những tham gia tích cực của các quan chức cao cấp Việt nam liên quan tới nạn đưa lậu các công dân của họ tới Anh. Khi nạn nô lệ hiện đại là một tội phạm có tổ chức quốc tế thì chúng ta cần hợp tác giữa nước nguồn và nước đến.
Tham nhũng tất nhiên là một yếu tố chủ chốt cho tội phạm nô lệ hiện đại và nếu có những vấn đề liên quan tới lực lượng thực thi luật pháp Việt Nam tôi đảm bảo rằng chính phủ Việt Nam sẽ muốn cùng làm việc để chấm dứt tình trạng đó. -



Nạn đưa trẻ VN vào Anh trồng cần 

Bà Chloe Setter nói tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn
Sang thăm Việt Nam, ngoài bàn thảo về hợp tác an ninh, quốc phòng, thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Anh, David Cameron còn muốn đề cập đến chủ đề hợp tác trong nỗ lực chống nạn buôn người vào Anh.
Trang web của Phủ Thủ tướng Anh ở Downing Street ngày 29/07 nói trong chuyến thăm tới Việt Nam, Thủ tướng David Cameron sẽ nói về nỗ lực chống nạn buôn người:
"Thủ tướng sẽ tìm cách tăng cường hợp tác đã có với phía Việt Nam để chống nạn buôn người..."
"Một phần nỗ lực của chính phủ Anh nhằm dẫn đầu cuộc chiến ngăn chặn nạn nô lệ thời hiện đại, Anh Quốc muốn làm nhiều hơn cùng Việt Nam - nước hàng đầu về nguồn ra đi - để ngăn chặn các cá nhân khỏi bị khai thác, và cùng hỗ trợ nạn nhân."
"Điều này sẽ được xây dựng trên nền tảng đã có là hợp tác giữa Cơ quan chống tội phạm quốc gia Anh và cơ quan hành pháp Việt Nam để phá các đường dây buôn bán tệ nạn khủng khiếp này."
Trang này cũng cho hay Cao ủy chống nạn nô lệ ở Anh Kevin Hyland, sẽ dẫn đầu một phái đoàn tìm hiểu tình hình sang Việt Nam vào mùa thu này để xác định Anh Quốc có thể làm gì hơn nữa trong việc tăng cường hợp tác.
Trả lời BBC Tiếng Việt ở London, Chloe Setter, từ tổ chức từ thiện giúp đỡ nạn nhân buôn người ECPAT UK, nói đây là vấn đề lớn.
Chloe Setter: Tình trạng đưa lậu người lớn và trẻ em từ Việt Nam vào Anh là một vấn đề lớn. Việt Nam là một trong những nước hàng đầu mà trẻ em và thanh niên được đưa lậu vào Anh. Đây là nước đứng thứ hai về con số trẻ em đưa lậu vào Anh. Chúng ta nói tới con số hàng ngàn trẻ em.
BBC: Vậy đã có những gì được làm trước trình trạng này?
Gần đây chúng tôi đã có Luật về Nô lệ hiện đại sẽ bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng này mà theo đó có một số điều khoản về bảo vệ trẻ em một khi được xác định là nạn nhân. Ngoài ra cũng có một số điều khoản nhằm chấm dứt việc khởi tố và buộc tội những trẻ em bị phát hiện trong bối cảnh tội phạm.
Tuy nhiên vẫn còn chưa làm được nhiều trong việc phòng tránh, ngăn chặn và giải quyết vấn đề tận gốc rễ nguyên nhân tại sao xảy ra tình trạng này và giải quyết đối với các băng đảng tội phạm có tổ chức đứng đằng sau các hoạt động trồng cần sa. Chúng ta thấy rằng rất nhiều trẻ em được đưa lậu vào để trồng cần sa tại Anh.
BBC: Chính phủ Anh và Việt Nam đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
Anh Quốc muốn ngăn chặn nạn buôn người
Tôi có biết là có một số chương trình nhưng tôi cho rằng chưa có những hành động nhắm đúng mục tiêu mà tôi cho rằng đó chính là vấn đề.
Tuyên bố hôm nay của ông David Cameron rằng ông muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh và ông xác định Việt Nam là một trong những nước mà rất nhiều nạn nhân xuất phát từ đó.
Tuy nhiên điều mà ông Cameron nói hôm nay liên quan tới dây chuyền cung ứng cho các công ty lớn, rằng mà các công ty này phải báo cáo liệu họ có nhân công thuộc diện lao động cưỡng bức trong dây chuyên cung ứng của họ hay không, thì tôi cho rằng nó hoàn toàn chẳng có liên quan gì tình trạng buôn lậu trẻ em vào Anh để làm trong các nông trại trồng cần sa.
Những chủ nhân của các trại cần sa, các tổ chức tội phạm có tổ chức sẽ chẳng bao giờ đi báo cáo về sự minh bạch trong dây chuyên cung ứng nhân công của họ. Chính những hành động bất hợp pháp mới là điều chúng ta cần phải làm, phải giải quyết.



-Trở Lại Houston
Từ Houston Đến Cyprus Đến Houston Một chuyến đi xa, một nỗi lòng trắc ẩn

Ts. Nguyễn Đình Thắng



Cách đây hơn 3 tuần tôi ở Houston, và cuối tuần này tôi trở lại Houston. Làm như tôi có duyên và nợ với thành phố này.


Giữa hai lần đi Houston này là một chuyến đi thật xa, đến một vùng đất mà ít người Việt ở hải ngoại đặt chân; nhưng vùng đất ấy lại có nhiều nghìn đồng bào từ trong nước đang sống tất tả và có khi nhục nhằn.


Thứ Bảy ngày 19 tháng 10, tôi tham dự buổi họp mặt của Phong Trào Liên Kết Dân Chủ ở Houston và định ở lại thêm vài Chủ Nhật để gặp bạn mới và thăm bạn cũ. Nhưng rồi tôi phải dời Houston sớm để đi Cyprus dự hội nghị về nạn buôn người. Ban tổ chức hội nghị cho biết có nhiều nạn nhân người Việt ở đất nước Âu Châu này.

Chẳng qua, cách đây vài tháng một phái đoàn gồm các tổ chức NGO của Cyprus đã đến Houston, qua sự tài trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, để tìm hiểu về các biện pháp hữu hiệu để chống buôn người. Khi biết rằng phái đoàn đang muốn tìm một người Việt hoạt động trong lĩnh vực này, một vị giáo sư luật ở Houston giới thiệu họ với tôi.

Thực ra đầu tiên họ tìm cách liên lạc với một tổ chức chống buôn người ở Việt Nam. Vị giáo sư luật, rất quen thuộc với hoạt động của CAMSA và tình hình ở Việt Nam, giải thích cho họ rằng các tổ chức hoạt động ở Việt Nam sẽ không đóng góp được gì nhiều để giải quyết vấn nạn vì bị kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính quyền, mà chính quyền thì dính dự vào một số vụ buôn công dân đi nước ngoài.


Giấy mời nhận quá sát ngày, tôi phải lật đật rời Houston sớm hơn dự định để lên đường đi thẳng đến Cyprus. Cyprus là một đảo quốc nằm ở phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ và cũng khá gần với Hy Lạp. Dân trên đảo chỉ khoảng 1.2 triệu, 1/3 gốc Thổ còn 2/3 gốc Hy Lạp. Trước đây Cyprus là thuộc địa của Anh Quốc, mãi đến năm 1960 mới được độc lập. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, năm 1968, cuộc nội chiến xảy ra giữa hai sắc dân Hy và Thổ. Cuộc đình chiến được dàn xếp và kiểm soát bởi Liên Hiệp Quốc. Đất nước nhỏ bé này và thủ đô của nó bị chia đôi đến ngày nay, với đoàn quân mũ xanh của LHQ đóng ở khu lằn ranh, gọi là “Lằn Xanh” (Green Line).

Máy bay chuyển tiếp ở phi trường Dulles, Virginia, cách nhà tôi chỉ 20 phút nhưng không thể về nhà.
Vì không hề có chuyến bay thẳng từ Hoa Kỳ đến Cyprus, tôi lại phải chuyển máy bay ở Vienna, Áo.

Sau 22 giờ vừa bay vừa ngồi đợi ở phi trường, tôi đến phi trường Larnaca, lấy xe đò 30 phút về thủ đô Nicosia và gọi xe taxi về khách sạn. Đến nơi thì đã 3 giờ chiều ngày Thứ Hai. Tôi chỉ kịp tắm rửa và thay quần áo để đến dự buổi tiếp tân tại cơ sở của KISA, tổ chức chống buôn người đứng ra triệu tập hội nghị. Ở phòng khách của khách sạn, tôi nhập toán với những người hoạt động chống buôn người đến từ nhiều quốc gia: Cộng Hoà Tiệp, Moldova, Ucraina, và cả từ Việt Nam. Chúng tôi chờ xe hơi đến đón.

Cơ sở của KISA nằm ở trong Lằn Xanh ngăn cách Nam và Bắc Cyprus. Các căn nhà trong khu này nhan nhản lỗ đạn và bỏ trống. Khu này không có dân cư mà chỉ có lực lượng mũ xanh của Liên Hiệp Quốc đóng quân tại đây.

 
Vùng trái độn trong Lằn Xanh, Nicosia, Cyprus 21/10/13 (ảnh BPSOS)

Người phát biểu mở đầu buổi tiếp tân là Đại Sứ John Koenig của Hoa Kỳ. Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tài trợ cho hội nghị về chống buôn người sẽ diễn ra trong hai ngày tới.

Là công dân Hoa Kỳ độc nhất được mời tham dự hội nghị, tôi trao đổi với Đại Sứ Koenig về chính sách của Hoa Kỳ và những việc mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có thể làm đươc. Tôi nhận thấy vị đại sứ Hoa Kỳ này quả thật quan tâm đến nạn buôn người. Những người hoạt động chống buôn người ở Cyprus sau này xác nhận là quả vậy.

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có toà đại sứ hay toà lãnh sự ở Cyprus. Thế mà có đến 5 nghìn người Việt đang lao động ở Cyprus. Ở cao điểm con số này lên đến 12 nghìn. Phần lớn là chị em phụ nữ đi làm gia nhân, hay ô-sin, cho các gia đình Cyprus hoặc làm trong các hãng sản xuất nhỏ. Không ít trong số họ đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, bị bóc lột thậm tệ, bị đánh đập và có khi bị xâm phạm thân thể. Nạn nhân gọi về trong nước cầu cứu thì môi giới trước đây đưa họ đi lờ tịt, còn nhà nước thì xem như không biết gì.

Tại buổi hội nghị kéo dài hai ngày, tôi có dịp tìm hiểu thêm về nạn buôn người ở xã hội nhỏ bé nhưng đầy phức tạp này. Vùng miền Nam ảnh hưởng Hy Lạp thì có luật chống buôn người và có một vài tổ chức bắt đầu hoạt động chống buôn người. Nửa nước phương Bắc ảnh hưởng Thổ thì luật không những đã chẳng có mà ai đứng lên chống buôn người còn bị chính quyền gây khó khăn. Bởi vậy, cùng thân phận nạn nhân nhưng ở miền Nam thì đỡ khổ hơn là ở miền Bắc. Các tổ chức địa phương cho biết là có một số nạn nhân Việt ở miền Nam bị dụ dỗ và đưa lén sang miền Bắc; họ bị kẹt không trở lại được miền Nam. Xem như mất tích.

Vừa ăn trưa vừa làm việc, Nicosia, Cyprus 22/10/13 (ảnh BPSOS)

Ban tổ chức hội nghị yêu cầu tôi chia sẻ kinh nghiệm chống buôn người và kiến thức về nạn buôn người ở Việt Nam.

Tôi kể rằng năm 1999, BPSOS bắt đầu giúp đỡ 250 người Việt và 30 người Hoa bị buôn sang đảo American Samoa. Đây là vụ buôn nô lệ lao động lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ bị chính quyền liên bang truy tố. Sau đó là hàng chục vụ khác ở Hoa Kỳ.
Năm 2008, BPSOS đồng sáng lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) nhằm ngăn chặn đường dây buôn người tận gốc. Sau vài tháng hoạt động CAMSA can thiệp thành công cho 2.300 nạn nhân mà phân nửa là người Việt ở Mã Lai. Trong 5 năm hoạt động CAMSA can thiệp được tổng cộng khoảng 5 nghìn nạn nhân ở Mã Lai, Đài Loan, Jordan, Nga, Guam…
Qua các trường hợp này, mọi người tại bàn hội nghị đều thấy ra sự dính dự của chính quyền Việt Nam trong nhiều hình thức và đường dây buôn lao động.

“Thảo nào, năm ngoái chúng tôi mời Ông Đại Sứ Việt Nam ở Ý, quốc gia có toà đại sứ Việt Nam gần nhất với Cyprus, sang đây để trình bày cho ông ta về tình trạng của các nạn nhân người Việt. Ông ta hứa hẹn sẽ quan tâm,” đại diện của một tổ chức Cyprus nói. “Nhưng rồi ông ta bặt tiếng cho đến giờ dù chúng tôi đã liên lạc và thúc hối.”

Phần trình bày kế hoạch trị tận gốc nạn buôn người tạo sự chú ý của toàn thể hội nghị: “Trước hết, giải cứu nạn nhân ở những quốc gia tiếp nhận, như Mã Lai, Đài Loan, Jordan, Nga… Qua các cuộc phỏng vấn nạn nhân, chúng tôi truy dần ra đường dây buôn người từ trong nước, kể cả vai trò của các cơ quan chính quyền Việt Nam. Đây là căn bản để chúng tôi thực hiện 3 bước kế tiếp.”

Bước thứ nhất là phổ biến những kiến thức đơn giản để người dân trong nước nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm và biết cách tự đề phòng, và nếu có thân nhân đang là nạn nhân thì biết cách liên lạc với CAMSA để giải cứu.

Một người trong bàn hội nghị nhìn ra ngay thâm ý: “Đến trực tiếp với quần chúng, bất luận chính quyền có hợp tác hay không.”

Bước thứ hai là hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo ở trong nước để họ giúp cho những đồng bào đang lâm nạn hay chưa đủ sức tự vệ.

Nhiều tham dự viên tỏ vẻ tò mò và đặc biệt chú ý về bước thứ ba: áp lực chính quyền, nhất là khi chính quyền không thật tâm chống buôn người.  

Tôi giải thích về hai mũi quốc tế vận: trực tiếp và gián tiếp, và lấy Mã Lai, Đài Loan và Nga làm ví dụ. Gián tiếp có nghĩa là dùng các hồ sơ nạn nhân Việt được giải cứu ở các quốc gia này để vận động Hoa Kỳ áp lực các chính quyền này giải quyết tình trạng buôn người đến từ Việt Nam để tránh bị chế tài bởi Hoa Kỳ; như vậy các chính quyền này phải áp lực lên Việt Nam. Còn trực tiếp là chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng nạn nhân người Việt không thể tự dưng xuất hiện ở các quốc gia này mà phải có đường dây đưa họ đi từ Việt Nam; qua đó vận động Hoa Kỳ áp lực trực tiếp lên Việt Nam với đe doạ chế tài.

Các người tham dự hội nghị đồng ý sẽ giữ liên lạc đều đặn để tìm một phương án cho Cyprus. Với tôi, phương án này có thể bảo vệ cho nhiều nghìn đồng bào của tôi và có thể là một mũi nhọn áp lực thêm nữa lên Việt Nam.

Xong hội nghị, một số trong chúng tôi hẹn nhau đi bộ băng qua Lằn Xanh để sang thăm miền Bắc của thủ đô Nicosia, thuộc vùng dân Thổ. Khu phố cổ là một thành phố được bao quanh bởi một bức tường thành rất kiên cố, được xây dựng từ nhiều trăm năm qua. Đường xá chật hẹp với những căn nhả cổ xưa, truyền thống. Sau 40 năm ngăn cách, hai phần Nam và Bắc của Nicosia trở thành rất khác biệt về khung cảnh, nếp sống, sinh hoạt.

Một số người trong toán tham dự hội nghị nghỉ chân trong khu "phố cổ" của Nicosia, Cyprus ngày 23/10/13 (ảnh BPSOS)
Chiều hôm ấy mọi người về lại khách sạn để chuẩn bị ra phi trường trở về quốc gia nguyên quán ngày hôm sau. Chuyến bay của tôi sẽ rất sớm ngày hôm sau và 4 giờ sáng đã phải lên đường ra phi trường cách 30 phút lái xe.

Dù vậy, tôi dành buổi tối để đi thăm một số nạn nhân người Việt đang được một tổ chức Công Giáo chống buôn người ở địa phương giúp đỡ. Khi đến nơi, trên một chục nạn nhân đang chờ, toàn là phái nữ. Người nhỏ nhất 20 tuổi. Người lớn nhất cỡ 50. Có người mới chỉ học xong lớp 1; người học cao nhất là lớp 12.

Họ rất ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi biết là có nhiều đồng bào của họ ở hải ngoại quan tâm đến họ, trong khi những người có trách nhiệm, từ người môi giới đến cán bộ nhà nước, thì lại lường gạt hay ruồng bỏ họ. Họ kể lại thái độ hống hách hay thờ ơ của những người ấy. Hải ngoại với họ là một thế giới mơ hồ, nằm ngoài ý tưởng và nhận thức. Nhưng khi biết có người đến từ cái thế giới xa lạ ấy, họ đã háo hức kéo đến để gặp.

Nghe những câu chuyện của những cô gái Việt, lòng tôi đau nhói. Đồng bào tôi vì đâu phải tha phương cầu thực, khốn khổ và nhục nhằn ở khắp nơi.

Các chị em đều muốn kể về cảnh ngộ của mình. Tôi ghi chép rất nhiều.

Một cô, khoảng dưới 30 và học mới xong lớp 1, muốn giúp gia đình nên vay công mượn nợ và đóng 6.5 nghìn Mỹ kim cho môi giới để đi làm gia nhân. Cô ký hợp đồng trông nom một cụ bà người Cyprus bệnh nằm liệt giường. Đến nơi, cô không chỉ trông nom cụ bà mà còn bị cụ ông 78 tuổi bắt phải ăn nằm với mình. Cắn răng chịu đựng không được nữa, sau một thời gian cô bỏ trốn và báo cảnh sát. Cảnh sát tìm mãi mới ra một người Việt biết tiếng Hy Lạp làm thông dịch viên. Vô phúc người này lại quen thân với kẻ môi giới đã bán cô đi. Ông ta nạt nộ cô nạn nhân ngay trước mặt cảnh sát và bảo cô phải bỏ đơn kiện vì hợp đồng mà cô ký có khoản phải ăn nằm với ông chủ. Trước sự áp đảo ấy, cô chỉ biết khóc. Người thông dịch quay ra nói gì đó với cảnh sát và cảnh sát đóng hồ sơ. Thế là cô sống vất vưởng mấy năm nay ở Cyprus vì không có tiền trả nợ nếu hồi hương.

Gặp gỡ các nạn nhân, Nicosia, Cyprus ngày 23/10/13 (ảnh BPSOS)
Tôi quay sang hỏi mấy người thiện nguyện có mặt thì họ giải thích rằng làm gì có loại hợp đồng quái gở như vậy vì nó trái luật. Ai làm bản hợp đồng ấy phải đi tù ngay thôi. Khổ nỗi dân mình ngôn ngữ không biết thì nói gì đến pháp với luật của xứ người?

Những mẩu chuyện khác cũng thương tâm và đau đớn không kém. Gia đình họ bị điêu đứng với những khoản nợ mà cả đời mình, rồi đến đời sau cũng trả chưa hết. Có người phải trả đến gần 15 nghìn Mỹ kim cho môi giới để rồi trở thành nô lệ ở xứ người.

Theo các nạn nhân cho biết, chính quyền Việt Nam đang có kế hoạch gởi thêm nhiều nghìn ô-sin đến Cyprus.

Sau buổi gặp gỡ, một chị mời tôi và mấy người thiện nguyện về nhà ăn cơm tối. Nơi chị ở, chung với hai người nữa, là một căn chung cư hai phòng nhỏ hẹp nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Chị làm thức ăn thoăn thoắt để đãi khách. Chị nói tiếng Anh rất khá và có thể nói chuyện lưu loát với mấy người thiện nguyện.

“Em tự học đó anh.”

Tôi hỏi chị làm sao sống. Chị cho biết là lên rừng hái nấm, măng tây rồi đem bán cho các tiệm ăn. Mỗi tuần chị đến nơi mổ bò, mổ heo để xin các bộ phận mà họ bỏ đi đem về làm thực phẩm. Chị đang nghĩ cách làm chả giò để đi bỏ mối. Sống chật vật là vậy mà chị còn cưu mang một nạn nhân vừa chạy thoát ra, một thiếu nữ chừng 20 tuổi, xinh xắn, hồn nhiên, đôn hậu. Vừa học xong trung học là cô phải đi làm xa để giúp gia đình. Bị bà chủ đánh đập và bắt ép phải kết hôn với người con trai, cô bỏ trốn. Cô đã phải đóng cho môi giới ở Việt Nam gần 15 nghìn Mỹ kim.

Mười giờ đêm chúng tôi chào ra về và bịn rịn chia tay. Trên đường về, tôi biết rằng có nhiều việc để làm, nhiều nạn nhân để giải cứu ở đất nước Âu Châu nhỏ bé này.
Về đến khách sạn đã là nửa đêm, chỉ còn 3 tiếng đồng hồ trước khi khởi hành.

Cuối tuần này tôi trở lại Houston với một thông điệp gởi đến những đồng hương đã an cư lạc nghiệp ở Hoa Kỳ: chúng ta, chỉ có chúng ta là chiếc phao cứu mạng cho đồng bào đang gặp nạn ở khắp thế giới.
Cuối tuần này là buổi gây quỹ Góp Một Bàn Tay do những thiện nguyện viên đứng ra tổ chức, vừa để yểm trợ công tác bài trừ nạn buôn người vừa để gây quỹ pháp lý bảo vệ đồng bào lánh nạn ở Thái Lan trước sự truy bức của chính quyền cộng sản. Tôi sẽ nói về nạn buôn người, và một người mà tôi rất kính trọng sẽ chia sẻ kinh nghiệm phục vụ đồng bào ở Thái Lan: cô Tuyết Mai.

Dù tuổi đã cao, cô Tuyết Mai gần đây đã dành 6 tháng để tham gia vào toán thiện nguyện của BPSOS ở Thái Lan. Cô xông pha, dấn thân, nhập cuộc cùng với những người trẻ chỉ độ tuổi con cháu. Nhờ cô mà bây giờ một số trẻ em tị nạn bắt đầu được cắp sách đến trường. Nhờ cô mà những đồng bào bị nhốt trong trại giam của sở di trú Thái Lan được viếng thăm và trợ cấp. Cũng nhờ cô mà nhiều đồng bào khốn khó có người để thố lộ tâm can.

Quả thật, trên chuyến bay rời Cyprus, tôi đã nghĩ đến cô Tuyết Mai: Ước gì cô, hay người nào như cô, có thể lên đường đến với hàng nghìn đồng bào đang rất bơ vơ ở Cyprus và ở nhiều nơi khác nữa trên trái đất bao la này.

Tôi tin rằng trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại có những người như vậy.

Bài liên quan:
Quỹ Pháp Lý Cho Đồng Bào Lánh Nạn ở Thái Lan 
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2744

-Buôn bán người qua XKLĐ: Đề xuất bổ sung chế tài để xử lý - (DV).
(Dân Việt) - Trong khi số vụ buôn bán người thông qua xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngày càng tăng thì hệ thống pháp luật lại chưa hoàn chỉnh khiến việc điều tra, khởi tố… gặp nhiều khó khăn.
Đi XKLĐ theo con đường chính thống sẽ giúp người lao động tránh được bị mua bán, hành hạ. (Ảnh minh họa).
Đây là vấn đề được nêu lên trong Hội thảo Di cư lao động an toàn kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại VN, diễn ra ngày 4.12 ở Hà Nội.
Ông Đào Công Hải – Cục phó Cục Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, mỗi năm XKLĐ mang lại khoảng 2 tỷ USD, giải quyết việc làm cho hơn 8 vạn lao động. Tuy nhiên, đây là những lao động đi qua các công ty XKLĐ có đăng ký, còn, rất nhiều người đi XKLĐ tự do, do người nhà hoặc các văn phòng – chi nhánh của các công ty XKLĐ dắt mối. Vì thiếu thông tin nên ngay cả khi bị buôn bán, họ cũng không biết.Thừa nhận thực tế này, ông Xuân Ý – Phó trưởng phòng, Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và ma tuý, Bộ Công an cho biết: XKLĐ là một trong ba lĩnh vực (cùng với nhận con nuôi, kết hôn với người nước ngoài) thường xảy ra tình trạng lừa đảo và buôn bán người nhiều nhất.
“Thực tế quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn, vì như bản thân những nạn nhân của buôn bán người thường không biết người mình bị lừa. Có khi, đến lúc sang nước bạn bị bóc lột, bị buôn bán qua tay buộc phải hành nghề mại dâm mới hay mình là nạn nhân của tình trạng buôn bán người, và cả chục năm mới quay về, đến cơ quan chức năng để tố cáo. Trong khi đó đối tượng tội phạm này lại tinh vi, nhiều đối tượng vi phạm núp dưới danh nghĩa của các đơn vị hợp tác quốc tế đưa lao động XKLĐ...” - ông Ý nói.
Điều tra từ phía Bộ Công an đã phát hiện nhiều đường dây môi giới ở các tỉnh phía Bắc đưa lao động là thanh niên, người dân tộc sang Trung Quốc đi làm thuê. Nhiều người làm tại các lò gạch, khai thác khoáng sản, nông nghiệp… công việc rất vất vả nhưng không được trả công. Có trường hợp được trả công nhưng trước khi về bị cướp, trấn lột hết tiền.
Ông Vũ Lê Hà – Trưởng phòng Bảo vệ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao quan ngại: “Hiện nay Luật Phòng chống buôn bán người mới chỉ đề cập tới việc xử lý đối với cá nhân có hành vi buôn bán người mà chưa đề cập tới các tổ chức, đơn vị tham gia đưa lao động đi XKLĐ. Trong khi đó, thực tế đã có nhiều doanh nghiệp lợi dụng hình thức đưa XKLĐ nhằm mục đích buôn bán người”.
Chính vì vậy, ông Hà cũng kiến nghị ngoài việc nhanh chóng ra nghị định, thông tư hướng dẫn về việc hỗ trợ đối với nạn nhân của buôn bán người, phía Bộ Công an cần làm bổ sung làm rõ việc có hay không việc các tổ chức lợi dụng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hành vi buôn bán người. Từ đó, bổ sung chế tài xử lý đối với vấn đề này.-Buôn bán người qua XKLĐ: Đề xuất bổ sung chế tài để xử lý - (DV).
- Những cánh hoa bạc mệnh (RFA).
- Cơ chế một cửa liên thông hiện đại để tránh tình trạng: Một cửa nhưng có nhiều khóa (ĐĐK). – Lập ban chỉ đạo TW về cải cách chế độ công chức (TTXVN). – Mất 5 triệu ‘lót tay’ vẫn chưa được phép xây nhà (GDVN).
Vẫn còn tình trạng “một cửa nhiều khóa”
Tuổi Trẻ
TT - Tại “Hội nghị tổng kết, nhân rộng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại cấp UBND huyện” ngày 4-12, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu vẫn còn tình trạng công chức hạch sách, phiền nhiễu dân, “một cửa nhiều khóa”. Mở đầu ...
Tổng kết mô hình cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đạiNhân Dân
“Một cửa” nhưng còn... hẹpLao động
'Dân phản ánh mãi không được sẽ chán cơ quan công quyền'VNExpress
- “Một cửa” nhưng còn… hẹp (LĐ). - Tăng cường giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập (LĐ).
- Thủy điện Việt Nam đi “ngược chiều” thế giới: Không sạch mà cũng không rẻ (TN). - Tây Nguyên: Thủy điện lớn, nhỏ đều đáng lo ngại (LĐ). - Bỏ mặc dân trong lòng hồ thủy điện (LĐ).
- 35,5 triệu USD cho dự án chế biến, sản xuất đất hiếm (TP).
- Hầm Kim Liên bị thấm nước: Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư (LĐ). - Hầm Kim Liên nứt vỡ hay chỉ rò rỉ nước? (Infonet).
- Chính phủ yêu cầu không xây dựng cao ốc tại bến xe Lương Yên (TP).
- Xử phúc thẩm vụ nhận hối lộ tại Sở Tư pháp Cần Thơ: Án nặng do “chia tiền không có bút tích” (TN).
- Điều tra yếu tố “bảo kê” trong các vụ án (TN).
- Giám đốc Đài PT-TH Long An chết trong thế treo cổ (TN). - Điểm tin nhân vật bữa ni (Nguyễn Thông).
- Đã xác định một số đối tượng hành hung phóng viên (DT).
Người đi săn tử vong vì... súng cướp cò
Dân Trí
(Dân trí) - Vào rừng nhưng không săn được thú, Y Toen Knul loay hoay đem súng giấu vào một bụi cây thì súng bị cướp cò, đạn bay thẳng vào bụng Y Toen Knul. Thông tin được ông Trần Văn Thành, Quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn cho biết vào ...
Thu hồi 116 khẩu súng, hàng nghìn viên đạnLao động
Vườn quốc gia Yok Đôn: Đi săn, súng cướp cò làm một người chếtSài gòn Giải Phóng
- EVN hỗ trợ khắc phục nhà nứt vì động đất: Như muối đổ biển (DV).
- Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Hộ nghèo bị ăn chặn tiền hỗ trợ làm nhà (DV).
- Nguyên phó tổng giám đốc SeABank bị khởi tố (CafeF).
- Xét xử phúc thẩm vụ “Đưa hối lộ” tại Sở Tư pháp Cần Thơ (DT). – Giám đốc Đài truyền hình treo cổ có dấu hiệu trầm cảm (DV).
- Việt Nam thuộc nhóm các nước có rủi ro cao về an ninh mạng (ĐĐK).
- TP HCM: Hoàn thành hai cầu vượt trước Tết Nguyên Đán (Petrotimes).
Đề nghị công an TP.HCM giải trình về tình trạng cướp giật
Zing News
Bức xúc về tình trạng cướp giật lộng hành và có tính chất ngày càng nguy hiểm trên địa bàn thời gian vừa qua, nhiều Đại biểu (ĐB) HĐND TP.HCM đã đề nghị Công an TP.HCM cần có giải trình về vấn đề này.
TPHCM: Bàn tăng trưởng, lo cướp giậtĐài Tiếng Nói Việt Nam
Rùng mình những thủ đoạn cướp giật tàn bạo ở TP.HCMVTC
Cần có bước đột pháTuổi Trẻ
Bộ Công an vào cuộc giải quyết nạn cướp giật ở TP HCM
VNExpress
Trung tướng Phạm Quý Ngọ (Thứ trưởng Bộ Công an) cho rằng Công an TP HCM nên học hỏi, rút kinh nghiệm từ mô hình 141 của Hà Nội để trấn áp tội phạm. > Những vụ cướp tàn bạo ở TP HCM /Cướp giật lộng hành ở Sài Gòn. Ngày 4/12, dự báo về tội ...
Tướng Ngọ: "Công an TPHCM phải rút kinh nghiệm từ Hà Nội"Báo Giáo dục Việt Nam
Điều tra yếu tố “bảo kê” trong các vụ ánThanh Niên
Sớm xét xử tội phạm nổ mìn nhà giám đốc công anTuổi Trẻ
Điều tra yếu tố “bảo kê” trong các vụ án
Thanh Niên
Hôm qua 4.12, Bộ Công an đã họp báo cáo tiến độ 2 vụ án lớn mà Cục Cảnh sát hình sự (C45) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá trong 10 ngày qua. Trong vụ băng nhóm đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa tại khu vực phố Chùa ...
Lực lượng Công an liên tiếp phá 2 chuyên án lớnBáo điện tử Chính phủ
Phải làm rõ có bảo kê 'sới bạc lớn nhất miền Bắc' hay khôngTiền Phong Online
Làm rõ việc 'bảo kê' khai thác khoáng sản trái phépVietNamNet
Hà Nội tạm giữ số lượng lớn quần áo lậu
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số hàng trên chưa có chủ và cũng không có bất cứ giấy tờ hợp pháp liên quan. Nhiều mặt hàng quần áo và đồ dùng trẻ em xuất xứ Trung Quốc không an toàn. Sáng 5/12, lực lượng quản lý thị trường phối hợp Công an ...
Hàng tấn quần áo nhập lậu ở chợ Đồng XuânNgôi Sao
Thu giữ hơn 6 tấn quần áo nhập lậu tại chợ Đồng XuânHà Nội Mới
Hơn 6 tấn quần áo lậu bị thu giữ tại chợ Đồng XuânXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập



Tổng số lượt xem trang