-Nhà Việt Nam tại Expo Milano nhếch nhác giá 3 triệu USD (66 tỷ VND)
Bị cấm cửa, mới giật mình!
Một nữ doanh nhân vừa trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy chia sẻ là cảm giác xấu hổ.
-Son Tran
Sau gần chục ngày rong ruổi ở Ý, gia đình tôi quyết định dành lại ngày cuối cùng để đến Expo 2015 tại Milan, thay vì đi thăm Venice như kế hoạch đã định. Ý tưởng này xuất phát từ khi cả nhà nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của VN chen vai cùng cờ của các quốc gia khác trên khắp các đường phố của Milan và các poster quảng bá cho Expo 2015. Expo Milan 2015 có chủ đề "Feeding the Planet - Energy for Life", quy tụ 145 quốc gia tham dự (chưa kể 17 tổ chức và khoảng 25 tập đoàn toàn cầu). Diễn ra từ 1/5 đến 31/10/2015, Expo Milan dự kiến sẽ đón khoảng 20 triệu lượt khách thăm viếng. Kể từ Expo Thượng Hải 2010, sau 5 năm hội chợ kinh tế toàn cầu quan trọng này mới trở lại. Đây là cơ hội lớn cho việc quảng bá ẩm thực, du lịch và giới thiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới, vì thế, các nước đều chuẩn bị chăm chút rất kỹ cho việc tham gia.
Chúng tôi tự cho mình may mắn khi đến Milan vào đúng dịp này và vừa đặt chân đến Hội chợ là tìm bằng được ngôi nhà Việt Nam để thăm trước tiên ! Nhưng ngay khi vừa tìm được "một góc quê hương" ở đây, lập tức chúng tôi đã phải hối tiếc về sự háo hức, hăm hở của mình ! Hơn cả thế, đó còn là cảm giác vô cùng thất vọng và xấu hổ cho đất nước ! Khu vực của VN giống như một gian hàng xén trong chợ ! Không có được một lá cờ cắm tại đây (ngoài lá cờ treo dọc của Ban tổ chức phía trước để giới thiệu khu vực của từng quốc gia theo quy định chung). Cũng không có được một tấm bảng nào để giới thiệu các thông tin tổng quan về đất nước. Tầng trệt trưng bày lèo tèo một vài sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh). Một số bình, lọ giả cổ, tượng nghê... với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc. Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc.
Khu vực ẩm thực phía sau bán một vài món ăn không hề là đại diện cho ẩm thực VN và được chế biến dở chưa từng thấy ! Gia đình tôi gọi thử các món phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam Bộ, gà chiên tẩm bột, mỗi thứ một phần mà ăn không hết bởi các nguyên liệu đã kém phẩm chất mà hương vị thì như kiểu của các suất ăn công nghiệp ! Mà cái cách để đồ ăn chế biến sẵn vào quầy kính rồi múc cho khách như vậy cũng đã là kiểu công nghiệp rồi ! Thiếu vắng hẳn những "đại diện ẩm thực" tinh tế và hấp dẫn của VN như : Phở, bánh cuốn, bánh xèo, hủ tiếu, bánh canh, miến gà, chả lụa, bánh chưng, bánh giò, chè ba miền... Các con gái tôi cứ xuýt xoa tiếc, nói chỉ cần một cái xe bán bánh mì kẹp thịt kiểu VN cũng sẽ cực kỳ thu hút thực khách, vì bánh mì kẹp thịt của VN vốn đã nổi tiếng về hương vị rất riêng và từng được bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên bản đồ ẩm thực quốc tế.
Đi lên tầng 1, cảm giác thất vọng và xấu hổ mới rõ nét ê chề ! Ngoài vài chiếc ti vi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước VN mà chẳng ai buồn xem, toàn bộ khu vực này tập trung bày bán đủ các loại hàng hoá tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách... Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành !
Đáng ngạc nhiên là một vài bộ trang phục nam, nữ trưng bày trên các mannequin lại toàn là kiểu áo Tàu ! Có một bộ trang phục áo dài duy nhất thì cũng không phải là tà áo dài truyền thống của VN mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám. Tôi hỏi một vài nhân viên phục vụ tại quầy ẩm thực cũng như tại khu bán hàng rằng các em đuợc Bộ Thương mại hay Tổng cục Du lịch cử đi, nhưng tất cả đều cho biết rằng các em đến từ các công ty tư nhân ! Chưa tin ở tai mình, tôi hỏi đi hỏi lại, các em đều trả lời rằng "công ty của chúng cháu tổ chức gian hàng này". Cậu thanh niên đứng bán nón lá còn tỏ vẻ bực bội, chắc vì thấy tôi hỏi nhiều nên khẽ gắt : "Ở đây là mấy công ty tư nhân cùng làm nhưng ai biết của người nấy, không liên quan gì đến nhau đâu mà cô hỏi !".
Ôi, ở một hội chợ kinh tế quốc tế đầy tiềm năng thế này mà đất nước ta lại xuất hiện một cách cẩu thả, sơ sài và rẻ tiền như vậy sao ? Tôi cùng cả gia đình thực sự phẫn nộ trong buổi chiều hôm nay ở Milan. Ai và vì sao lại cho phép "bán đứng" việc tham gia Expo Milan 2015 cho các công ty tư nhân tổ chức như thế này ? Càng đi tiếp tham quan gian trưng bày của các quốc gia khác, càng cảm thấy nhục nhã với sự xuất hiện của đất nước mình ở đây. Do tập trung để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của đất nước mình nên chẳng có quốc gia nào lại lo đi bán đồ như ở gian hàng VN. Thứ phổ biến nhất họ bán là đồ ăn để giới thiệu đặc trưng ẩm thực của đất nước mình. Một số nước như Pháp thì cũng bán đồ lưu niệm, nhưng là những mặt hàng áo, mũ, huy hiệu... có in logo và khẩu hiệu của Expo Milan 2015, chủ yếu để khách làm kỷ niệm. Nói chung, gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo để thể hiện bộ mặt quốc gia, vì thế, tôi chắc chắn rằng không một đất nước nào trong số 145 nước tham dự sự kiện Expo mà lại giao phó cho tư nhân làm như kiểu VN. Đáng nói là không chỉ các nước lớn (như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật...), hoặc giàu có (như các quốc gia Trung Đông : Quata, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất...) có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy mà ngay cả những nước "bằng hoặc dưới level" với Việt Nam trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan... cũng thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh về bản sắc văn hoá cũng như các thế mạnh riêng của đất nước mình thông qua các gian trưng bày của họ. Càng đi xem, càng choáng ngợp với sự phô trương muôn vẻ về văn hoá, đất nước và con người của các quốc gia trong Expo 2015, và lại càng thấy đau cho Việt Nam của tôi ! Không biết ngân sách hàng năm cho xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch đã được đổ vào đâu và sử dụng như thế nào mà để rồi chúng ta không thể làm nổi một gian trưng bày cho nó ra "thể diện quốc gia" ở một sự kiện kinh tế toàn cầu thế này ? Hay là mình không đủ tiền đầu tư nên phải khoán cho tư nhân làm ? Thật khó tin và không thể chấp nhận được điều này khi mà vẫn đang có những dự án hàng trăm, hàng nghìn tỷ đổ ra chỉ để xây các tượng đài !
Khi đến gian trưng bày của Mỹ, vừa bước vào cửa chính đã thấy đập ngay vào mắt hình ảnh Tổng thống Obama trên màn hình lớn đang giơ tay chào mọi người và giới thiệu về nước Mỹ, thấy phục họ quá ! Một nước lớn và giàu có như thế mà Chính phủ của họ vẫn phải đưa đích thân Tổng thống ra để quảng bá về đất nước họ như vậy, trong khi đó nước mình thì...
Chưa hết, các con gái tôi còn kể lại. Do trong Expo có bán các cuốn hộ chiếu (passport) để khách thăm viếng mua và khi đến "thăm" nước nào thì xin đóng dấu vào đó để làm kỷ niệm. Thấy các con thích thú, tôi cũng mua cho các cháu hai cuốn để đi xin dấu các nước. Sau một hồi quay về, các con khoe đã xin được 38 con dấu, nhưng phàn nàn là đến VN thì cô tiếp tân ngồi ở đó lạnh lùng nói với các con là tự cầm dấu đóng đi, trong khi đến nước nào các con cũng được nhân viên của họ vồn vã chào hỏi, đóng dấu và còn cám ơn nữa ! Trước đó ít phút, chính mắt tôi cũng đã nhìn thấy cô nhân viên này (mặc áo dài nhưng lại khoác một chiếc áo khoác to sụ bên ngoài giữa mùa hè, không hiểu vì sao ???) ngồi ở quầy tiếp tân nhưng cứ dí mắt vào máy laptop, chả bận tâm gì đến xung quanh. Vài vị khách cầm passport ghé lại, thấy con dấu nằm chỏng chơ sẵn trên mặt quầy, đành tự lấy đóng vào cuốn hộ chiếu của mình luôn rồi đi ra !
Một ngày, không thể đủ để đi thăm hết 145 quốc gia trong cái khu triển lãm rộng tới 200 ha này của Milan. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ cho chúng tôi thấy được thật nhiều sự khác biệt giữa nước mình với nước người, để hiểu rằng tại sao chúng ta không thể phát triển được !
Càng nghĩ, càng thấy đau. Và tức. Và nhục !
Ngày cuối cùng ở Ý hoá ra lại làm cho cả nhà cảm thấy thật nặng nề và buồn bã ! Biết vậy tới thăm Venice còn hơn ! Tự nhiên hăm hở đi cái Expo Milan 2015 làm chi để rồi bây giờ về ôm một cục tức mà đầu thì đau như bị ai vừa cầm búa nện vào :-(((
P/s: Tối về, bực mình vào google tìm xem báo chí ở nhà sao không thấy lên tiếng gì vụ này ? Hoá ra trước đây cũng đã có một vài báo đưa tin về việc VN tham gia Expo Milan 2015, nhưng chỉ toàn khen kiến trúc của cái nhà VN này rất đẹp, rất ấn tượng với thế giới ! (đọc mà thật sự suýt buột miệng dùng tiếng... Đan Mạch). Chỉ riêng có Thanh Niên online ngày 6/6/2015 có bài viết với tựa đề khá dài : "Ngôi nhà VN tại Expo 2015 "chẳng có gì để xem" : Đề án một đằng, làm một nẻo", cùng bức ảnh minh họa được chú thích là do Việt kiều ở Milan gửi về. Trong bài viết này, có ông Phó Giám đốc Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ gì đó lý giải rằng với thời gian kéo dài tới 6 tháng như vậy và cả hàng nghìn lượt khách mỗi ngày như thế thì ý định mua hạt sen sang để đãi khách dùng với trà sẽ không thể thực hiện được vì số tiền mua hạt sen sẽ rất lớn ! Ngoài ra, cũng vì kéo dài lâu như thế nên cũng không thể in catalogue phát cho khách để xúc tiến du lịch vì sẽ rất tốn kém ! (Lại không thể không buột miệng chửi thề thêm một lần nữa - xin lỗi các bạn !).
Biết thêm : Việc tham dự Expo Milan 2015 đã được Chính phủ giao Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch cùng Trung tâm Hội chợ triển lãm VN thực hiện. Chỉ riêng kinh phí mang cái "nhà VN" sang đã mất 57 tỷ đồng !
Và nó như thế này đây...
http://tinxuongduong.blogspot.com/…/nguyen-thi-oanh-noi-nhu…
- Bài liên quan: Bài hát chính thức của Triển lãm Thượng Hải bị tố cáo là ăn cắp của Nhật
TRUNG QUỐC: Hội Chợ Triển Lãm Toàn Cầu Thượng Hải và “văn hóa hàng nhái”
Ngôi nhà triển lãm Trung Quốc cũng bị nghi ngờ là sao chép ngôi nhà Nhật Bản ở Hội Chợ Sevilla Tây Ban Nha, năm 1992
Hàng triệu du khách được cho là sẽ tới thăm Hội chợ Thượng Hải
Với Hội chợ Thế giới (World Expo) được khai trương tại thành phố Thượng Hải của Trung Quốc, đây là lần đầu tiên một nước đang phát triển tổ chức sự kiện này.
Truyền thông Trung Quốc cho hay giới chức đã tiêu rất nhiều tiền cho Hội chợ, nhiều hơn hẳn so với Thế Vận hội Bắc Kinh.
Ít nhất 70 triệu du khách - hầu hết là người Trung Quốc - dự kiến sẽ tới thăm các gian hàng và triển lãm với sự tham gia của hơn 240 quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngày nay, khó có thể nói chắc World Expo là để làm gì.
Trong quá khứ, chúng được dùng để quảng bá sức mạnh của một quốc gia, như một cường quốc thế giới.
Lần đầu tiên - là Đại Triển lãm tại Crystal Palace ở London năm 1851 - được mở ra để chứng tỏ tầm vóc siêu cường về kinh tế, quân sự và công nghiệp của Anh.
Đối với Trung Quốc, triển lãm thế giới Thượng Hải lần này cũng không kém phần quan trọng.
Các quan chức nói đây là cơ hội để thúc đẩy “quyền lực mềm” của Trung Quốc - để chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của nước này đối với thế giới - và dĩ nhiên để các nước khác tìm cách giành sự ủng hộ của Trung Quốc.
‘Biện pháp cực đoan’
Bà Lyndall Sachs nói các nước cần có mặt tại hội chợ Thượng Hải
Các gian hàng triển lãm quốc gia, mà một số có kiến trúc rất độc đáo, là bằng chứng cho thấy một số nước đã bỏ rất nhiều công sức nhằm gia tăng thêm quan hệ với nước chủ nhà.
Bà Lyndall Sachs, nhà ngoại giao phụ trách khu triển lãm của Úc, nói: “Hãy tưởng tượng thông điệp gửi ra cho Trung Quốc nếu chúng tôi không có mặt tại đây. Chúng tôi cần đảm bảo là chúng tôi tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này”.
Tuy nhiên, vào kỷ nguyên mà bạn có thể trao đổi thông tin ngay lập tức chỉ bằng một cú nhấp chuột máy tính, liệu có cần phải tiêu tốn hàng tỉ USD để dựng lên một hội chợ như thế này?
Người phát ngôn cho Hội chợ Thượng Hải, Từ Uy, nói vẫn cần phải tổ chức sự kiện này. Ông nói: “Đây là một sân chơi lớn, một sự kiện lớn để trao đổi văn hóa”.
“Chúng tôi đưa cả thế giới - các quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau - tới khu vực này, và đây là cơ hội tốt để người Trung Quốc có dịp tiếp xúc trực tiếp với quốc tế”.
Tuy nhiên, bên ngoài Hội chợ, nhiều người phàn nàn giới chức đã mạnh tay hạn chế những tiếp xúc như vậy.
Phùng Chính Hổ là một nhà hoạt động thu hút được sự chú ý của quốc tế khi vào đầu năm nay, ông ở lỳ trong sân bay Narita của Tokyo để phản đối việc Trung Quốc từ chối cho ông về nhà ở Thượng Hải.
Giờ đây, quay trở về thành phố này, ông phàn nàn là trong những ngày gần đây, trên thực tế ông bị giam trong căn hộ của mình.
Khi tôi tới thăm ông, các quan chức đợi sẵn bên ngoài kiểm tra giấy tờ của tôi, và chỉ sau khi chắc chắn tôi là phóng viên nước ngoài, họ mới cho phép tôi vào bên trong.
Ông Phùng nói chính quyền địa phương chịu nhiều áp lực phải tổ chức Hội chợ thành công
Ông Phùng nói nhiều người khác tới thăm bị đuổi đi.
Cảnh sát tuần trước tới tịch thu bốn máy tính vào lúc nửa đêm và bắt ông trong một thời gian ngắn.
Ông trước đó tìm cách thiết lập một triển lãm kiểu khác trên mạng, nhằm nhấn mạnh tới những điều bất công đang xảy ra.
Ông nói: “Giới chức Thượng Hải đang rất hồi hộp về Expo”.
“Họ đã hứa là triển lãm này sẽ diễn ra không gặp sự cố gì. Họ đang chịu rất nhiều áp lực. Đó là lý do tại sao họ có các biện pháp cực đoan chống lại những người như tôi”.
Lợi ích kinh tế?
An ninh được siết chặt tại khu Hội chợ cũng như trên toàn thành phố.
Lãnh đạo Trung Quốc nói đây là sự kiện quan trọng nhất được tổ chức tại nước này trong năm nay.
Thượng Hải có khoảng 46 ngàn cảnh sát. Truyền thông nhà nước nói hơn 8000 cảnh sát từ các nơi khác cũng được huy động thêm, cộng với 1000 cảnh sát đã nghỉ hưu cũng được trưng dụng.
Tại khu vực Expo, trong các buổi duyệt trước lễ khai trương, lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Quốc đã giúp đứng canh các hàng dài bên ngoài các gian hàng được ưa thích nhất.
Binh lính còn đứng bên ngoài cổng vào các trạm tàu điện ngầm trên toàn thành phố.
Báo chí của Thượng Hải cho biết 6000 người bị bắt trong thành phố khi người ta gia tăng các toán đi tuần trước sự kiện này.
Gian hàng của Anh được nhiều người ưa thích
Những người bán đĩa DVD lậu và các hàng hóa bất hợp pháp khác bị buộc phải lánh mặt.
Trong nhiều tháng, có cảm giác như Thượng Hải là một công trường xây dựng khổng lồ trong lúc công nhân phải chạy đua để hoàn tất cơ sở hạ tầng cho Expo.
Thành phố này giờ đã có một sân bay mới, các đường tàu điện ngầm, đường xá, công viên và các khu công cộng mới.
Đó là những di sản quan trọng của sự kiện này. Một số người nhận xét đầu tư hạ tầng sẽ tạo ra lợi ích về kinh tế về lâu về dài cho Thượng Hải sau khi Triển lãm sáu tháng kết thúc.
Tuy nhiên, Paul French, một phân tích gia cho hãng tư vấn Access Asia ở Thượng Hải, không tỏ ra được thuyết phục.
Ông nói: “Các khách sạn cho tôi biết họ tăng khách một chút vào tháng Năm, nhưng sau ba tuần, số người đặt phòng lại giảm xuống”.
Quy mô khu Triển lãm là khổng lồ, gấp hai lần diện tích Monaco, trải rộng trên cả hai bờ sông Hoàng Phố.
Rất nhiều kiến trúc của các gian hàng đã được du khách khen ngợi.
Gian hàng của Anh Quốc, với các gai đâm ra ngoài, hay gian hàng của Tây Ban Nha, làm bằng mây và liễu gai, khiến nhiều người thích thú.
Đối với một số gian hàng, những gì không được triển lãm bên trong mới là điều thú vị. Gian hàng của Bắc Hàn không có bất cứ tấm ảnh nào của ‘lãnh đạo kính yêu’ Kim Chính Nhật trong phiên mở cửa tuần trước.
Và tại gian hàng Trung Quốc, với khối kiến trúc đỏ khổng lồ nổi bật tại khu triển lãm, một số điểm thu hút lại cần phải kèm theo lời hướng dẫn bằng tiếng Trung.
Có lẽ điều này phản ánh mục đích chính của sự kiện - là để chứng tỏ cho hàng triệu người Trung Quốc tới thăm Hội chợ này, rằng nước họ ngày nay đã trở nên quan trọng và có ảnh hưởng ra sao.
Trung Quốc phô trương qua Hội chợ Expo
---------------
World Expo 2010 opens in Shanghai (Extra) DPA
Shanghai - The opening ceremony for the Shanghai World Exposition 2010 kicked off Friday evening amid much fanfare
More than 20 heads of state and government attended the fireworks, concerts and indoor show to mark the Expo's launch which began just after 8 pm (1200 GMT).
President Hu Jinato is to declare the Expo officially open shortly before 9 pm. The Expo opens its doors to the public Saturday.
At the ceremony, action star Jackie Chan, Chinese folk singer Song Zuying, pianist Lang Lang and singer Andrea Boccelli are slated to perform.
The Chinese hosts predict the 187-day event would be the most well-attended world expo ever.
Around 200 countries and 50 organizations have built pavilions on the 5-square-kilometre site straddling the Huangpu River to welcome the estimated 70 million visitors expected to visit the expo over the course of its six-month run.
This year's expo is focused on the challenges of urbanization under the motto 'Better City, Better Life.' Shanghai's 18 million inhabitants put it among the 10 largest cities on Earth.
Theo Lê Nam – V.V. Tuấn – Báo Tuổi Trẻ – 13 Aug 2015
Dư luận đang hết sức bức xúc về sự nhếch nhác của Nhà Việt Nam tại Expo Milano 2015 (Ý), sau khi chủ một Facebook đăng tải hình ảnh và bài viết phản ánh.
Kết Toán:
Kinh phí trích từ ngân sách – Theo ông Trần Văn Tân, chi phí cho dự án Nhà Việt Nam hơn 3 triệu USD lấy từ kinh phí xúc tiến của Bộ VH-TT&DL. Trong đó, riêng chi phí xây nhà đã hơn 2 triệu USD (quán lều tranh thì đúng hơn!!!), còn lại là chi phí đưa đoàn văn hóa nghệ thuật sang biểu diễn, mời quan chức Việt Nam sang, tiền điện, nước…(đi du hí bằng tiền chùa của dân, sướng thiệt..)
Trang phục nam, nữ tại Nhà Việt Nam ở Expo 2015 được thiết kế theo kiểu Tàu – Ảnh: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
Trong khi đó, những người có trách nhiệm thì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”!
Expo 2015 là sự kiện quy tụ 145 quốc gia cùng hàng loạt tổ chức và tập đoàn toàn cầu tham dự, diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/10/2015 với dự kiến đón khoảng 20 triệu lượt khách thăm viếng.
Đây là cơ hội lớn để quảng bá ẩm thực, du lịch và giới thiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới. Thế nhưng trong khi các nước tham gia đều chăm chút rất kỹ cho gian hàng của mình, Nhà Việt Nam lại mang một hình ảnh trái ngược.
Như gian hàng xén!
Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Canada (hiện đang du lịch ở Pháp), cho biết sau chuyến tham quan Expo 2015 tại Milan, bà và những người thân vô cùng thất vọng khi đặt chân đến Nhà Việt Nam tại sự kiện này.
Theo bà Oanh, ngoài lá cờ Việt Nam được ban tổ chức treo phía trước để giới thiệu từng quốc gia theo quy định chung, khu vực Nhà Việt Nam không có một lá cờ nào được cắm, cũng không có thông tin tổng quan nào giới thiệu về đất nước.
Rảo một vòng tại tầng trệt, khách tham quan chỉ thấy lèo tèo một số sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh) cùng bình, lọ giả cổ, tượng nghê… với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc.
Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc. Khu vực ẩm thực ở phía sau bán một ít món ăn không đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Gia đình bà gọi phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam bộ, gà chiên tẩm bột mỗi thứ một phần nhưng nguyên liệu làm rất kém như kiểu suất ăn công nghiệp.
“Các con gái tôi cứ xuýt xoa tiếc, vì chỉ cần một xe bán bánh mì kẹp thịt kiểu Việt Nam cũng sẽ cực kỳ thu hút thực khách, vì bánh mì kẹp thịt của Việt Nam vốn đã nổi tiếng về hương vị rất riêng và từng được bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên bản đồ ẩm thực quốc tế” – bà Oanh cho biết.
Chưa hết, khi lên tầng 1, khách càng thất vọng bởi ngoài vài chiếc tivi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước Việt Nam, còn lại tập trung bày bán đủ loại hàng hóa tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách…
Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành!
Một vài bộ trang phục nam nữ trưng bày lại toàn là kiểu áo Tàu! Có một bộ trang phục áo dài duy nhất nhưng cũng không phải là tà áo dài truyền thống của Việt Nam, mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám. Hỏi vài nhân viên phục vụ tại quầy ẩm thực và khu bán hàng để tìm hiểu xem do được Bộ Công thương hay Tổng cục Du lịch Việt Nam cử đi, bà Oanh được cho biết tất cả họ đến từ các công ty tư nhân.
Ngược lại với vẻ “nhếch nhác” của Nhà Việt Nam, theo bà Oanh, gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo. Chưa nói đến các khu trưng bày hoành tráng và lộng lẫy của các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Qatar…, ngay cả gian hàng của các nước trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan… cũng hơn hẳn Việt Nam, do họ thể hiện được sự trang trọng và kiêu hãnh về bản sắc văn hóa cũng như các thế mạnh riêng của đất nước mình thông qua các gian trưng bày.
Khu ẩm thực tại Nhà Việt Nam (ảnh chụp ngày 10/8) – Ảnh: NGUYỄN THỊ KIỀU OANH
Ai thiếu thiện chí?
Trả lời Tuổi Trẻ chiều 12-8, ông Nguyễn Trùng Khánh – cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT&DL), đơn vị phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (VEFAC) tham gia Hội chợ triển lãm kiến trúc thế giới Expo Milano 2015 – cho rằng đã kiểm tra và việc một vài cá nhân nào đó phản ảnh về tình trạng nhếch nhác của Nhà Việt Nam tại Expo 2015 là thiếu thiện chí và không đúng tinh thần.
Theo ông Khánh, “tất cả vật trưng bày và thiết kế ở gian hàng Việt Nam đều đã được các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt, không phải chúng tôi tự ý làm”.
“Tôi khẳng định những thông tin mà du khách nào đó phản ảnh là không đúng. Nhưng tôi chỉ có ý kiến nếu là một ý kiến của cá nhân thì không thiện chí. Vì trước đó từ lúc mới khai mạc, có thông tin phản ảnh về gian hàng Việt Nam, chúng tôi đã có chấn chỉnh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua thăm và đều đánh giá rất tốt” – ông Khánh nói.
Trả lời câu hỏi về những hình ảnh bà Oanh cung cấp, trong đó cho thấy sự nhếch nhác của gian hàng Việt Nam, ông Khánh cho rằng đó “có thể là những hình ảnh từ rất lâu rồi (?). Có thể là từ khi mới khai mạc Expo 2015 (!) hoặc có thể du khách này sang đúng lúc gian hàng Việt Nam vắng khách. Tôi có thể khẳng định không bao giờ có những chuyện như du khách kia phản ảnh đến thời điểm hiện tại” – ông Khánh khẳng định.
Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi qua thư điện tử, bà Oanh khẳng định tất cả bức ảnh đều được chụp ngày 10/8, không có chuyện đây là những hình ảnh cũ, đồng thời điều đó cũng không khó xác định.
Ngược với ông Khánh, ông Trần Văn Tân – nguyên giám đốc VEFAC và hiện là trưởng đại diện Việt Nam tại Expo 2015 – đã thừa nhận chuyện này và cho biết đang lên kế hoạch sang Ý để chấn chỉnh. Theo ông Tân, sở dĩ có sự cố này là do ngay từ đầu Công ty Runam (đơn vị được Bộ VH-TT&DL chỉ đạo làm độc quyền tham gia cung cấp dịch vụ ẩm thực, thực phẩm và hàng lưu niệm) đã không vượt qua được những quy định khắt khe của ban tổ chức Expo 2015.
Thậm chí, theo ông Tân, khoảng một tháng sau khi Nhà Việt Nam mở cửa (ngày 1-5), bên trong không hề trưng bày, giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam nên từ đầu tháng 6-2015, Đại sứ quán Việt Nam tại Ý đã giới thiệu công ty của một Việt kiều vào cung cấp dịch vụ ẩm thực, bán hàng tại Nhà Việt Nam.
“Quần áo, vật kỷ niệm bán bên trong Nhà Việt Nam không thể có đồ đặc sắc vì như vậy giá rất cao, khách khó mua. Thức ăn phải tính đến các món chế biến công nghiệp nhanh… để tiện cho khách” – ông Tân lý giải cho sự nhếch nhác!
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận chê trách việc quảng bá hình ảnh đất nước tại các hội chợ quốc tế theo kiểu tốn tiền vô bổ!
Kinh phí trích từ ngân sách
Theo ông Trần Văn Tân, chi phí cho dự án Nhà Việt Nam hơn 3 triệu USD lấy từ kinh phí xúc tiến của Bộ VH-TT&DL. Trong đó, riêng chi phí xây nhà đã hơn 2 triệu USD, còn lại là chi phí đưa đoàn văn hóa nghệ thuật sang biểu diễn, mời quan chức Việt Nam sang, tiền điện, nước
Bị cấm cửa, mới giật mình!
Một nữ doanh nhân vừa trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy chia sẻ là cảm giác xấu hổ.
Đã bỏ ra 500 đô la Hồng Kông mua vé vào tham quan, với cái phù hiệu ghi rõ người Việt Nam trên ngực, bỗng nhiên chị bị chặn lại ở cửa vào gian hàng của một công ty kỹ thuật của Đức, trong khi thành viên của đoàn là người Nhật thì vào tham quan thoải mái. Nhân viên của công ty này thẳng thừng thông báo không tiếp đón người Việt.
Sau trao đổi, một bạn Nhật cùng đoàn đưa cho chị cái phù hiệu ghi là người Nhật để chị có thể vào xem các sản phẩm quan tâm. Tuy nhiên, sự trục trặc đó đã lấy hết sự hưng phấn nhiệt tình nơi nữ doanh nhân này.
Chị định gặp ban tổ chức hội chợ để làm cho ra lẽ chuyện phân biệt, nhưng đã phải ngừng ý định khi người của gian hàng nói rằng, họ không hoan nghênh người Việt bởi vì đã xảy ra nhiều chuyện phức tạp, trong đó có chuyện "ăn cắp". Hai từ ấy làm cho một người Việt đang ở nước ngoài giật mình. Nỗi xấu hổ đã ngăn chị phản kháng!
Đã từng có rất nhiều người nói rằng, khi ra nước ngoài, họ đều từng chịu nỗi xấu hổ đó. Sau này, để tâm tìm hiểu về cái nhìn thiếu thiện chí với người Việt, nữ doanh nhân biết thêm nhiều câu chuyện về hành vi xấu của người Việt ở nước ngoài đã làm hoen ố hình ảnh của dân tộc mình.
Tại nhiều ga tàu điện của Nhật, cơ quan quản lý đã để hẳn biển ghi bằng tiếng Việt cảnh báo không nên trốn vé đi tàu, không được ăn cắp, ở đây có lắp đặt camera theo dõi! Ngay trong các resort 5 sao tại miền Trung, thỉnh thoảng vẫn thấy một thông báo bằng tiếng Việt (không có bản thông báo tiếng Anh), rằng nếu khách lấy đi vật dụng trong phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn gấp ba giá trị!
Nhiều công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền sáng chế.
Đặc biệt trong lĩnh vực viết phần mềm, không thiếu những kỹ sư công nghệ thông tin chẳng mấy chốc đã mua nhà, đi xe tiền tỷ nhờ ăn cắp bản quyền phần mềm, thêm thắt và ngang nhiên đem bán cho khách hàng khác.
Một người Nhật từng nói: "Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng tiền trong ví ở ga tàu điện là rất xấu, nhưng lại rất bàng quan với chuyện đồng nghiệp mình ăn cắp bản quyền sáng tạo trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính suy nghĩ đó làm hại hình ảnh dân tộc các anh đó. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận cộng tác với những người như vậy".
Mỗi người Việt đi ra nước ngoài tìm cơ hội đã bao giờ tự hỏi, mình phải làm gì để hình ảnh đất mình không hoen ố, như để lại một gia tài về uy tín cho thế hệ tương lai?
Và bỗng nhớ lại câu chuyện của một học sinh lớp 8. Cô bé ấy là lớp trưởng, nhiều năm đạt học sinh giỏi. Nhưng các bạn trong lớp đều biết rằng gần đây cô bé học sút đi, trong giờ làm bài kiểm tra thỉnh thoảng vẫn chép bài của bạn. Cuối năm học, cô bé ấy đạt học sinh giỏi, không quên chụp hình bảng điểm khoe trên Facebook.
Điều kinh khủng là hàng trăm bạn học của cô bé vào "like" dù biết rõ sự thật. Những biểu hiện thỏa hiệp với gian dối, bình thường hóa tất cả những mầm mống của cái xấu đã không gặp phản kháng ngay từ lứa tuổi mà tính cách đang dần định hình sẽ trở thành một đặc tính của thế hệ hôm nay.
Thỏa hiệp với sự dối trá là điều nhiều người đang làm, để chứng tỏ mình rộng lượng, nhân hậu, biết yêu thương. Sự nhầm lẫn lung tung các khái niệm không chỉ xảy ra ở những học sinh trung học, mà nó còn quẩn quanh biểu hiện trong lối sống của người trưởng thành.
Các mạng xã hội còn cổ vũ thêm sự thỏa hiệp đó, cho con người thỏa mãn với cái màu mè giả tạo, tiếp tay cho sự thành công nhanh chóng nhờ bất cần giữ đạo đức!
Không giật mình với hiện tượng xấu, cái xấu sẽ bám vào và trở thành đặc tính đại diện cho dân tộc mình. Sự cố nữ doanh nhân nói trên gặp phải ở hội chợ Hồng Kông mới là hồi chuông cảnh báo, thức tỉnh một nền giáo dục mang nặng lý thuyết!
-Son Tran
Nguyễn Thị Oanh - Nỗi nhục quốc thể ở Milan Expo 2015
Tôi ít khi đặt tựa cho các bài viết trên FB của mình, vì quan niệm đó chỉ là những status ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ nhất thời chứ không phải là những bài báo. Nhưng lúc này thì thật sự thấy cần đặt một cái tên cho stt này để gọi đúng nỗi đau và nỗi nhục của người Việt chúng ta !Sau gần chục ngày rong ruổi ở Ý, gia đình tôi quyết định dành lại ngày cuối cùng để đến Expo 2015 tại Milan, thay vì đi thăm Venice như kế hoạch đã định. Ý tưởng này xuất phát từ khi cả nhà nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng của VN chen vai cùng cờ của các quốc gia khác trên khắp các đường phố của Milan và các poster quảng bá cho Expo 2015. Expo Milan 2015 có chủ đề "Feeding the Planet - Energy for Life", quy tụ 145 quốc gia tham dự (chưa kể 17 tổ chức và khoảng 25 tập đoàn toàn cầu). Diễn ra từ 1/5 đến 31/10/2015, Expo Milan dự kiến sẽ đón khoảng 20 triệu lượt khách thăm viếng. Kể từ Expo Thượng Hải 2010, sau 5 năm hội chợ kinh tế toàn cầu quan trọng này mới trở lại. Đây là cơ hội lớn cho việc quảng bá ẩm thực, du lịch và giới thiệu hình ảnh quốc gia ra thế giới, vì thế, các nước đều chuẩn bị chăm chút rất kỹ cho việc tham gia.
Chúng tôi tự cho mình may mắn khi đến Milan vào đúng dịp này và vừa đặt chân đến Hội chợ là tìm bằng được ngôi nhà Việt Nam để thăm trước tiên ! Nhưng ngay khi vừa tìm được "một góc quê hương" ở đây, lập tức chúng tôi đã phải hối tiếc về sự háo hức, hăm hở của mình ! Hơn cả thế, đó còn là cảm giác vô cùng thất vọng và xấu hổ cho đất nước ! Khu vực của VN giống như một gian hàng xén trong chợ ! Không có được một lá cờ cắm tại đây (ngoài lá cờ treo dọc của Ban tổ chức phía trước để giới thiệu khu vực của từng quốc gia theo quy định chung). Cũng không có được một tấm bảng nào để giới thiệu các thông tin tổng quan về đất nước. Tầng trệt trưng bày lèo tèo một vài sản phẩm được giới thiệu là gốm Bát Tràng và sơn mài của Từ Sơn (Bắc Ninh). Một số bình, lọ giả cổ, tượng nghê... với vài thông tin giới thiệu chung chung, không rõ nguồn gốc. Một sân khấu nhỏ trưng bày vài loại nhạc cụ dân tộc.
Khu vực ẩm thực phía sau bán một vài món ăn không hề là đại diện cho ẩm thực VN và được chế biến dở chưa từng thấy ! Gia đình tôi gọi thử các món phở xào, miến xào, gỏi cuốn, bún thịt bò xào Nam Bộ, gà chiên tẩm bột, mỗi thứ một phần mà ăn không hết bởi các nguyên liệu đã kém phẩm chất mà hương vị thì như kiểu của các suất ăn công nghiệp ! Mà cái cách để đồ ăn chế biến sẵn vào quầy kính rồi múc cho khách như vậy cũng đã là kiểu công nghiệp rồi ! Thiếu vắng hẳn những "đại diện ẩm thực" tinh tế và hấp dẫn của VN như : Phở, bánh cuốn, bánh xèo, hủ tiếu, bánh canh, miến gà, chả lụa, bánh chưng, bánh giò, chè ba miền... Các con gái tôi cứ xuýt xoa tiếc, nói chỉ cần một cái xe bán bánh mì kẹp thịt kiểu VN cũng sẽ cực kỳ thu hút thực khách, vì bánh mì kẹp thịt của VN vốn đã nổi tiếng về hương vị rất riêng và từng được bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên bản đồ ẩm thực quốc tế.
Đi lên tầng 1, cảm giác thất vọng và xấu hổ mới rõ nét ê chề ! Ngoài vài chiếc ti vi nhỏ xíu tua đi tua lại những đoạn phim quay sẵn về các thắng cảnh ở đất nước VN mà chẳng ai buồn xem, toàn bộ khu vực này tập trung bày bán đủ các loại hàng hoá tạp nham như quần áo, thiệp xếp tay, hũ, lọ sơn mài, nón lá, túi xách... Độ phong phú, tinh xảo của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay quần áo ở đây còn thua xa những sản phẩm ở một sạp hàng bình thường của bà con tiểu thương tại chợ Bến Thành !
Đáng ngạc nhiên là một vài bộ trang phục nam, nữ trưng bày trên các mannequin lại toàn là kiểu áo Tàu ! Có một bộ trang phục áo dài duy nhất thì cũng không phải là tà áo dài truyền thống của VN mà là kiểu áo dài cách tân với nút Tàu theo kiểu xường xám. Tôi hỏi một vài nhân viên phục vụ tại quầy ẩm thực cũng như tại khu bán hàng rằng các em đuợc Bộ Thương mại hay Tổng cục Du lịch cử đi, nhưng tất cả đều cho biết rằng các em đến từ các công ty tư nhân ! Chưa tin ở tai mình, tôi hỏi đi hỏi lại, các em đều trả lời rằng "công ty của chúng cháu tổ chức gian hàng này". Cậu thanh niên đứng bán nón lá còn tỏ vẻ bực bội, chắc vì thấy tôi hỏi nhiều nên khẽ gắt : "Ở đây là mấy công ty tư nhân cùng làm nhưng ai biết của người nấy, không liên quan gì đến nhau đâu mà cô hỏi !".
Ôi, ở một hội chợ kinh tế quốc tế đầy tiềm năng thế này mà đất nước ta lại xuất hiện một cách cẩu thả, sơ sài và rẻ tiền như vậy sao ? Tôi cùng cả gia đình thực sự phẫn nộ trong buổi chiều hôm nay ở Milan. Ai và vì sao lại cho phép "bán đứng" việc tham gia Expo Milan 2015 cho các công ty tư nhân tổ chức như thế này ? Càng đi tiếp tham quan gian trưng bày của các quốc gia khác, càng cảm thấy nhục nhã với sự xuất hiện của đất nước mình ở đây. Do tập trung để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của đất nước mình nên chẳng có quốc gia nào lại lo đi bán đồ như ở gian hàng VN. Thứ phổ biến nhất họ bán là đồ ăn để giới thiệu đặc trưng ẩm thực của đất nước mình. Một số nước như Pháp thì cũng bán đồ lưu niệm, nhưng là những mặt hàng áo, mũ, huy hiệu... có in logo và khẩu hiệu của Expo Milan 2015, chủ yếu để khách làm kỷ niệm. Nói chung, gian hàng của tất cả các nước đều được chăm chút rất chu đáo để thể hiện bộ mặt quốc gia, vì thế, tôi chắc chắn rằng không một đất nước nào trong số 145 nước tham dự sự kiện Expo mà lại giao phó cho tư nhân làm như kiểu VN. Đáng nói là không chỉ các nước lớn (như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật...), hoặc giàu có (như các quốc gia Trung Đông : Quata, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất...) có khu trưng bày hoành tráng, lộng lẫy mà ngay cả những nước "bằng hoặc dưới level" với Việt Nam trong khu vực ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Thái Lan... cũng thể hiện cực kỳ trang trọng và kiêu hãnh về bản sắc văn hoá cũng như các thế mạnh riêng của đất nước mình thông qua các gian trưng bày của họ. Càng đi xem, càng choáng ngợp với sự phô trương muôn vẻ về văn hoá, đất nước và con người của các quốc gia trong Expo 2015, và lại càng thấy đau cho Việt Nam của tôi ! Không biết ngân sách hàng năm cho xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch đã được đổ vào đâu và sử dụng như thế nào mà để rồi chúng ta không thể làm nổi một gian trưng bày cho nó ra "thể diện quốc gia" ở một sự kiện kinh tế toàn cầu thế này ? Hay là mình không đủ tiền đầu tư nên phải khoán cho tư nhân làm ? Thật khó tin và không thể chấp nhận được điều này khi mà vẫn đang có những dự án hàng trăm, hàng nghìn tỷ đổ ra chỉ để xây các tượng đài !
Khi đến gian trưng bày của Mỹ, vừa bước vào cửa chính đã thấy đập ngay vào mắt hình ảnh Tổng thống Obama trên màn hình lớn đang giơ tay chào mọi người và giới thiệu về nước Mỹ, thấy phục họ quá ! Một nước lớn và giàu có như thế mà Chính phủ của họ vẫn phải đưa đích thân Tổng thống ra để quảng bá về đất nước họ như vậy, trong khi đó nước mình thì...
Chưa hết, các con gái tôi còn kể lại. Do trong Expo có bán các cuốn hộ chiếu (passport) để khách thăm viếng mua và khi đến "thăm" nước nào thì xin đóng dấu vào đó để làm kỷ niệm. Thấy các con thích thú, tôi cũng mua cho các cháu hai cuốn để đi xin dấu các nước. Sau một hồi quay về, các con khoe đã xin được 38 con dấu, nhưng phàn nàn là đến VN thì cô tiếp tân ngồi ở đó lạnh lùng nói với các con là tự cầm dấu đóng đi, trong khi đến nước nào các con cũng được nhân viên của họ vồn vã chào hỏi, đóng dấu và còn cám ơn nữa ! Trước đó ít phút, chính mắt tôi cũng đã nhìn thấy cô nhân viên này (mặc áo dài nhưng lại khoác một chiếc áo khoác to sụ bên ngoài giữa mùa hè, không hiểu vì sao ???) ngồi ở quầy tiếp tân nhưng cứ dí mắt vào máy laptop, chả bận tâm gì đến xung quanh. Vài vị khách cầm passport ghé lại, thấy con dấu nằm chỏng chơ sẵn trên mặt quầy, đành tự lấy đóng vào cuốn hộ chiếu của mình luôn rồi đi ra !
Một ngày, không thể đủ để đi thăm hết 145 quốc gia trong cái khu triển lãm rộng tới 200 ha này của Milan. Nhưng chỉ bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ cho chúng tôi thấy được thật nhiều sự khác biệt giữa nước mình với nước người, để hiểu rằng tại sao chúng ta không thể phát triển được !
Càng nghĩ, càng thấy đau. Và tức. Và nhục !
Ngày cuối cùng ở Ý hoá ra lại làm cho cả nhà cảm thấy thật nặng nề và buồn bã ! Biết vậy tới thăm Venice còn hơn ! Tự nhiên hăm hở đi cái Expo Milan 2015 làm chi để rồi bây giờ về ôm một cục tức mà đầu thì đau như bị ai vừa cầm búa nện vào :-(((
P/s: Tối về, bực mình vào google tìm xem báo chí ở nhà sao không thấy lên tiếng gì vụ này ? Hoá ra trước đây cũng đã có một vài báo đưa tin về việc VN tham gia Expo Milan 2015, nhưng chỉ toàn khen kiến trúc của cái nhà VN này rất đẹp, rất ấn tượng với thế giới ! (đọc mà thật sự suýt buột miệng dùng tiếng... Đan Mạch). Chỉ riêng có Thanh Niên online ngày 6/6/2015 có bài viết với tựa đề khá dài : "Ngôi nhà VN tại Expo 2015 "chẳng có gì để xem" : Đề án một đằng, làm một nẻo", cùng bức ảnh minh họa được chú thích là do Việt kiều ở Milan gửi về. Trong bài viết này, có ông Phó Giám đốc Trung tâm Hội chợ triển lãm Giảng Võ gì đó lý giải rằng với thời gian kéo dài tới 6 tháng như vậy và cả hàng nghìn lượt khách mỗi ngày như thế thì ý định mua hạt sen sang để đãi khách dùng với trà sẽ không thể thực hiện được vì số tiền mua hạt sen sẽ rất lớn ! Ngoài ra, cũng vì kéo dài lâu như thế nên cũng không thể in catalogue phát cho khách để xúc tiến du lịch vì sẽ rất tốn kém ! (Lại không thể không buột miệng chửi thề thêm một lần nữa - xin lỗi các bạn !).
Biết thêm : Việc tham dự Expo Milan 2015 đã được Chính phủ giao Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch cùng Trung tâm Hội chợ triển lãm VN thực hiện. Chỉ riêng kinh phí mang cái "nhà VN" sang đã mất 57 tỷ đồng !
Và nó như thế này đây...
http://tinxuongduong.blogspot.com/…/nguyen-thi-oanh-noi-nhu…
- Bài liên quan: Bài hát chính thức của Triển lãm Thượng Hải bị tố cáo là ăn cắp của Nhật
TRUNG QUỐC: Hội Chợ Triển Lãm Toàn Cầu Thượng Hải và “văn hóa hàng nhái”
Ngôi nhà triển lãm Trung Quốc cũng bị nghi ngờ là sao chép ngôi nhà Nhật Bản ở Hội Chợ Sevilla Tây Ban Nha, năm 1992
Hàng triệu du khách được cho là sẽ tới thăm Hội chợ Thượng Hải
Truyền thông Trung Quốc cho hay giới chức đã tiêu rất nhiều tiền cho Hội chợ, nhiều hơn hẳn so với Thế Vận hội Bắc Kinh.
Ít nhất 70 triệu du khách - hầu hết là người Trung Quốc - dự kiến sẽ tới thăm các gian hàng và triển lãm với sự tham gia của hơn 240 quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngày nay, khó có thể nói chắc World Expo là để làm gì.
Trong quá khứ, chúng được dùng để quảng bá sức mạnh của một quốc gia, như một cường quốc thế giới.
Lần đầu tiên - là Đại Triển lãm tại Crystal Palace ở London năm 1851 - được mở ra để chứng tỏ tầm vóc siêu cường về kinh tế, quân sự và công nghiệp của Anh.
Đối với Trung Quốc, triển lãm thế giới Thượng Hải lần này cũng không kém phần quan trọng.
Các quan chức nói đây là cơ hội để thúc đẩy “quyền lực mềm” của Trung Quốc - để chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của nước này đối với thế giới - và dĩ nhiên để các nước khác tìm cách giành sự ủng hộ của Trung Quốc.
‘Biện pháp cực đoan’
Bà Lyndall Sachs nói các nước cần có mặt tại hội chợ Thượng Hải
Bà Lyndall Sachs, nhà ngoại giao phụ trách khu triển lãm của Úc, nói: “Hãy tưởng tượng thông điệp gửi ra cho Trung Quốc nếu chúng tôi không có mặt tại đây. Chúng tôi cần đảm bảo là chúng tôi tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ này”.
Tuy nhiên, vào kỷ nguyên mà bạn có thể trao đổi thông tin ngay lập tức chỉ bằng một cú nhấp chuột máy tính, liệu có cần phải tiêu tốn hàng tỉ USD để dựng lên một hội chợ như thế này?
Người phát ngôn cho Hội chợ Thượng Hải, Từ Uy, nói vẫn cần phải tổ chức sự kiện này. Ông nói: “Đây là một sân chơi lớn, một sự kiện lớn để trao đổi văn hóa”.
“Chúng tôi đưa cả thế giới - các quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau - tới khu vực này, và đây là cơ hội tốt để người Trung Quốc có dịp tiếp xúc trực tiếp với quốc tế”.
Tuy nhiên, bên ngoài Hội chợ, nhiều người phàn nàn giới chức đã mạnh tay hạn chế những tiếp xúc như vậy.
Phùng Chính Hổ là một nhà hoạt động thu hút được sự chú ý của quốc tế khi vào đầu năm nay, ông ở lỳ trong sân bay Narita của Tokyo để phản đối việc Trung Quốc từ chối cho ông về nhà ở Thượng Hải.
Giờ đây, quay trở về thành phố này, ông phàn nàn là trong những ngày gần đây, trên thực tế ông bị giam trong căn hộ của mình.
Khi tôi tới thăm ông, các quan chức đợi sẵn bên ngoài kiểm tra giấy tờ của tôi, và chỉ sau khi chắc chắn tôi là phóng viên nước ngoài, họ mới cho phép tôi vào bên trong.
Ông Phùng nói chính quyền địa phương chịu nhiều áp lực phải tổ chức Hội chợ thành công
Cảnh sát tuần trước tới tịch thu bốn máy tính vào lúc nửa đêm và bắt ông trong một thời gian ngắn.
Ông trước đó tìm cách thiết lập một triển lãm kiểu khác trên mạng, nhằm nhấn mạnh tới những điều bất công đang xảy ra.
Ông nói: “Giới chức Thượng Hải đang rất hồi hộp về Expo”.
“Họ đã hứa là triển lãm này sẽ diễn ra không gặp sự cố gì. Họ đang chịu rất nhiều áp lực. Đó là lý do tại sao họ có các biện pháp cực đoan chống lại những người như tôi”.
Lợi ích kinh tế?
An ninh được siết chặt tại khu Hội chợ cũng như trên toàn thành phố.
Lãnh đạo Trung Quốc nói đây là sự kiện quan trọng nhất được tổ chức tại nước này trong năm nay.
Thượng Hải có khoảng 46 ngàn cảnh sát. Truyền thông nhà nước nói hơn 8000 cảnh sát từ các nơi khác cũng được huy động thêm, cộng với 1000 cảnh sát đã nghỉ hưu cũng được trưng dụng.
Tại khu vực Expo, trong các buổi duyệt trước lễ khai trương, lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Quốc đã giúp đứng canh các hàng dài bên ngoài các gian hàng được ưa thích nhất.
Binh lính còn đứng bên ngoài cổng vào các trạm tàu điện ngầm trên toàn thành phố.
Báo chí của Thượng Hải cho biết 6000 người bị bắt trong thành phố khi người ta gia tăng các toán đi tuần trước sự kiện này.
Gian hàng của Anh được nhiều người ưa thích
Trong nhiều tháng, có cảm giác như Thượng Hải là một công trường xây dựng khổng lồ trong lúc công nhân phải chạy đua để hoàn tất cơ sở hạ tầng cho Expo.
Thành phố này giờ đã có một sân bay mới, các đường tàu điện ngầm, đường xá, công viên và các khu công cộng mới.
Đó là những di sản quan trọng của sự kiện này. Một số người nhận xét đầu tư hạ tầng sẽ tạo ra lợi ích về kinh tế về lâu về dài cho Thượng Hải sau khi Triển lãm sáu tháng kết thúc.
Tuy nhiên, Paul French, một phân tích gia cho hãng tư vấn Access Asia ở Thượng Hải, không tỏ ra được thuyết phục.
Ông nói: “Các khách sạn cho tôi biết họ tăng khách một chút vào tháng Năm, nhưng sau ba tuần, số người đặt phòng lại giảm xuống”.
Quy mô khu Triển lãm là khổng lồ, gấp hai lần diện tích Monaco, trải rộng trên cả hai bờ sông Hoàng Phố.
Rất nhiều kiến trúc của các gian hàng đã được du khách khen ngợi.
Gian hàng của Anh Quốc, với các gai đâm ra ngoài, hay gian hàng của Tây Ban Nha, làm bằng mây và liễu gai, khiến nhiều người thích thú.
Đối với một số gian hàng, những gì không được triển lãm bên trong mới là điều thú vị. Gian hàng của Bắc Hàn không có bất cứ tấm ảnh nào của ‘lãnh đạo kính yêu’ Kim Chính Nhật trong phiên mở cửa tuần trước.
Và tại gian hàng Trung Quốc, với khối kiến trúc đỏ khổng lồ nổi bật tại khu triển lãm, một số điểm thu hút lại cần phải kèm theo lời hướng dẫn bằng tiếng Trung.
Có lẽ điều này phản ánh mục đích chính của sự kiện - là để chứng tỏ cho hàng triệu người Trung Quốc tới thăm Hội chợ này, rằng nước họ ngày nay đã trở nên quan trọng và có ảnh hưởng ra sao.
Trung Quốc phô trương qua Hội chợ Expo
---------------
World Expo 2010 opens in Shanghai (Extra) DPA
Shanghai - The opening ceremony for the Shanghai World Exposition 2010 kicked off Friday evening amid much fanfare
More than 20 heads of state and government attended the fireworks, concerts and indoor show to mark the Expo's launch which began just after 8 pm (1200 GMT).
President Hu Jinato is to declare the Expo officially open shortly before 9 pm. The Expo opens its doors to the public Saturday.
At the ceremony, action star Jackie Chan, Chinese folk singer Song Zuying, pianist Lang Lang and singer Andrea Boccelli are slated to perform.
The Chinese hosts predict the 187-day event would be the most well-attended world expo ever.
Around 200 countries and 50 organizations have built pavilions on the 5-square-kilometre site straddling the Huangpu River to welcome the estimated 70 million visitors expected to visit the expo over the course of its six-month run.
This year's expo is focused on the challenges of urbanization under the motto 'Better City, Better Life.' Shanghai's 18 million inhabitants put it among the 10 largest cities on Earth.