-Ông Vũ Mão nói về 'hỏi mồi’ tại Quốc hội
Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012 được cử tri, dư luận đánh giá có nhiều khởi sắc, trong đó dấu ấn từ các phiên chất vấn, trả lời chất vấn là rõ nét hơn cả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiện tượng mới "hỏi mồi" cũng xuất hiện, ảnh hưởng đến chất lượng phiên chất vấn.
> Dân ý, dân quyền
> Sửa đổi Hiến Pháp: Phải có cơ chế kiểm soát quyền lực
> Quốc nạn ngày càng trầm trọng
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 29): BCĐTƯVPCTN = BCT + 9 (-6) = BCT+9 = ??? (Nhát sỹ Tô Hải).- “Không có ban chỉ đạo chống tham nhũng nào giống như Bao Công” (DT).
►– Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường?(VnEco). Đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, liệu có tình trạng chất vấn “mồi” ở kỳ họp thứ 4 vừa qua...Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/12 về chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 5/2013), Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nêu, ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, nhiều người phản ánh, liệu rằng có tình trạng “mớm” vấn đề hỏi để trả lời, giống như là “em phải bấm nút đăng ký sớm và hỏi cho anh để anh trả lời cho hết thời gian”.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, đây là ông “phản ánh”, chứ không kết luận.
Cũng liên quan đến rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 4, ông Sơn cho rằng có vị trả lời chất vấn còn nặng về kể thành tích, né vấn đề, khiến cho không ít đại biểu nhận xét rằng "nghe trả lời xong còn thấy bực thêm".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nhận xét, các phiên chất vấn có tiến bộ rõ rệt, song cũng đồng tình với một số ý kiến khác là nên quy định khi chất vấn trực tiếp tại hội trường chỉ nêu từ 1 đến 2 câu hỏi bức xúc nhất, còn lại đề nghị chất chất vấn bằng văn bản.Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và một số ý kiến khác, thì cần xem lại xem có nhất thiết cứ trong 2,5 ngày tiến hành chất vấn 5 thành viên Chính phủ hay không. Vì theo một số vị đại biểu, họ không có đủ thời gian để hỏi đến cùng vấn đề, thà ít mà trao đổi đến nơi đến chốn thì tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khen, nhiều đại biểu hơn hẳn bộ trưởng khi nói rất gọn, hỏi rất sâu, sắc sảo, trong khi một số vị bộ trưởng trả lời còn dài lằng nhằng.
Ông cũng nói rằng, tất cả các phiên thảo luận tại Quốc hội nên được truyền hình trực tiếp, "chẳng có gì nhạy cảm cả, với dân cứ nói thật hết, sinh hoạt của Quốc hội càng minh bạch công khai càng tốt".
Hai việc mới, một luật khó
Điều hành phiên thảo luận này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, có hai việc mới và một luật khó của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Khó, đó là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dù đã được thảo luận với thời lượng nhiều hơn các dự án luật khác tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, song theo Chủ tịch thì không chỉ nhiều đại biểu mà ngay cả trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn có ý kiến băn khoăn là liệu sang năm 2013 đã có thể ban hành được hay chưa?
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh dự án này còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là dự án luật có nhiều chính sách rất lớn, nếu Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật không vào cuộc chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không biết có thông qua được vào kỳ họp tới hay không. Tinh thần của Quốc hội là phải lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Lưu nói.
Bên cạnh luật khó, hai việc mới được Chủ tịch nhấn mạnh là việc thảo luận “sát sàn sạt” vào việc tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ở phiên họp này, vào chiều 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần đầu) về dự thảo hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi thông qua quy trình cần tập trung chuẩn bị thật kỹ để có thể triển khai đạt kết quả cao ở kỳ họp tới, Chủ tịch yêu cầu.
Nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm là công việc được cử tri rất mong chờ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị phải tập trung chăm lo cho việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên diễn ra tại Quốc hội đạt được yêu cầu đề ra.
Với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trước khi Quốc hội tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tới, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo lần 2, trong một buổi họp không có sự tham dự của báo chí.
Ngoài các nội dung nói trên, kỳ họp tới của Quốc hội, theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội, sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác.
Trong thời gian 22,5 ngày, khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 18/6/2013, dự kiến thời gian dành cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm là 0,5 ngày.
– Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường?(VnEco).
- Phó chủ tịch Quốc hội phản ánh việc ‘mồi’ câu hỏi chất vấn (VNE).
– Bộ trưởng nói dài cứ… cắt (VNN). – UBTVQH: Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” (TBNH). – UBTVQH thông qua chương trình công tác 2013 (TTXVN).
- Chính phủ không ban hành chính sách gây thiệt hại cho dân (VNE).
- ‘Chạy’ chức và cái lý của đồng tiền (ĐV).- Bàn kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm (VNN).
- Phải xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh (LĐ). - Thảo luận cách thức lấy phiếu tín nhiệm (TN). - Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến hướng dẫn lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm (SGGP). - MTTQ sẽ “đặt hàng” chuyên gia giám sát, phản biện chính sách (DT). - Ra chính sách mới, phải nghe ý kiến nhân dân (DV).
- Bộ GTVT vẫn quyết thu phí đường bộ theo đầu xe (TBKTSG). – Bộ Tài chính “bác” thu phí đường bộ theo xăng dầu (TQ). – Ngừng thu tại trạm thu phí nhà nước từ 1/1/2013(TTXVN).
- Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Lữ Ngọc Cư (NLĐ).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng làm chủ tịch quỹ bảo trì đường bộ (Gafin). – Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí! (Trương Duy Nhất).- Ổ gà lổn nhổn, nứt chằng chịt trên đường sắp thu phí (PN Today). - Thu phí bảo trì đường bộ từ ngày 1-1 – 2013: Nhiệm vụ bất khả thi (TP). - Tăng phí cũ, thu phí mới – Kỳ 2: Tiền của dân phải được chi công khai (TN). - Bộ GTVT lên tiếng về thu phí đường bộ (DV).
- Góc biếm họa (TT). - Ngân hàng Thế giới kêu gọi Việt Nam có hành động kiên quyết trước những thách thức kinh tế (RFI). – Việt Nam cần ‘giải pháp quyết đoán’ (BBC). – “Nền kinh tế đang mất đi một số động lực” (Infonet). - Đông quan họ ‘hứa’ (Petrotimes).
- Còn chỗ nào cho Nhân Dân? (RFA’s blog).– Tẩy chay hàng Trung Quốc – được phép hay không? (RFA).
- Ngày nhân quyền thế giới – Nhân quyền cho dân tộc Việt Nam (DLB). – Hưởng ứng ngày quốc tế nhân quyền 10/12 – Gặp mặt kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền (Nguyễn Tường Thụy). – Sống đúng quyền con người của mình : Ước mơ của tuổi trẻ Việt Nam nhân Ngày quốc tế nhân quyền. (RFI).
- Ngày Nhân quyền Quốc tế, Nhân quyền tại Việt Nam? (RFA).- Về Bản Tuyên cáo tình hình Nhân quyền và Đất nước (RFA).
- Nhân quyền VN ‘tụt hậu so với Miến Điện’ (BBC).- Ban Tôn giáo Chính phủ đã tiếp đại diện Liên Hội đồng Giám mục Á châu: Đời sống tâm linh của Việt Nam rất tốt (QĐND). - Sửa đổi Hiến pháp: Tạo điều kiện cho người dân thực thi tự do (PLTP). - Đẩy nhanh tiến độ cải cách tư pháp (PLTP).
- Chính phủ không chủ trương ban hành chính sách gây hại cho dân (TP). Miệng quan trôn trẻ!
- Hà Đình Sơn: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH QUYỀN ẤY (BoxitVN).
- Trần Trung Đạo: Về Nghị quyết hạn chế các phái đoàn quan chức cộng sản VN của các thành phố Garden Grove, Santa Ana và Westminster, California (RFA’s blog).
- Vinh danh “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” lần 2 (RFA).
- EU nhận giải Nobel Hòa bình 2012 (VOA). – Giải Nobel không thoát khỏi chính trị (BBC).
- Tại Trung Quốc, một nữ sinh Tây Tạng 16 tuổi tự thiêu (RFI). – Thiếu nữ Tây Tạng 17 tuổi qua đời sau khi tự thiêu (VOA). -Trung Quốc chận bắt hàng ngàn dân làng lên Bắc Kinh khiếu kiện nhân ngày Quốc tế Nhân quyền (RFI). – Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não (RFI).
- Tập Cận Bình thăm đặc khu Thẩm Quyến, khẳng định thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc (RFI). - Trung Quốc quay lại quỹ đạo tăng trưởng (DV). - Công khai tài sản quan chức, Giám đốc CA mất chức vì lộ bồ nhí song sinh (TP).
- Internet ở Triều Tiên (VNE). - Bình Nhưỡng thừa nhận trục trặc tên lửa phóng (TN). - CHDCND Triều Tiên: Kéo dài thời gian phóng vệ tinh đến 29-12 (PLTP). - Iran bị tố cáo hợp tác với Bắc Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân. (RFI). – Bắc Triều Tiên sẽ phóng hỏa tiễn vào ngày 29/12 (VOA). – Bắc Triều Tiên nới rộng thời gian phóng tên lửa đến ngày 29 tháng 12 (VOA). –Triều Tiên thay thế tầng tên lửa bị lỗi (ĐV). – Nhật tuyên bố báo động cao trong dịp Triều Tiên phóng tên lửa (GDVN). – Thúc Triều Tiên trả nợ (TTXVN).
- Tổng thống Nga không muốn làm sống lại Liên Xô (VOA).
- Lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ bị trục xuất khỏi Lào (RFI).
Phóng viên đã có cuộc đối thoại cởi mở với ông Vũ Mão (ảnh) - nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về vấn đề trên.
Giải mã... "hỏi mồi"
Góp ý về những điểm cần khắc phục về kỳ họp QH thứ 4 vừa qua, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cho biết đã có ý kiến phản ánh tình trạng "hỏi mồi" trong phiên chất vấn, kiểu như: "Tôi ấn nút hỏi một số vấn đề (dễ- PV), rồi anh trả lời dài cho hết thời gian chất vấn". Từng là Chủ nhiệm Văn phòng QH, Trưởng đoàn Thư ký kỳ họp QH, ông giải mã hiện tượng này như thế nào?
- Nêu hiện tượng "hỏi mồi" như là một sự cảnh báo cần ngăn ngừa, tôi nghĩ là hết sức cần thiết. Nhưng nói thẳng là hiện tượng này không phải bây giờ mới có, nó đã có biểu hiện từ lâu nhưng không thẳng thắn như cụm từ "hỏi mồi" mà anh đề cập.
"Hỏi mồi" - nói khái quát là chúng ta đang bàn về chất lượng câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Qua kinh nghiệm thực tế công tác, cũng như qua theo dõi các phiên chất vấn gần đây, tôi thấy có khoảng 30% câu chất vấn của ĐBQH là tốt, 50% chất lượng trung bình và 20% yếu, kém.
Về câu hỏi tốt thì đương nhiên cử tri đều rất hài lòng, thích thú bởi nó đạt được những vấn đề cơ bản ở tầm vĩ mô của QH, của đất nước nhưng cũng sát với những vấn đề bức xúc của cơ sở, thực tiễn.
Còn trong số 20% câu hỏi yếu, chất lượng kém, gây chán cho phiên chất vấn, tôi ước tính có khoảng 5% là câu "hỏi mồi". Về chất lượng câu hỏi kém theo tôi có 2 nguyên nhân chính: Một là do năng lực, trình độ của ĐBQH còn hạn chế. Hai là, một số hỏi để lấy lòng, hỏi để chứng tỏ trước cử tri nơi mình ứng cử rằng mình làm tròn nhiệm vụ ĐBQH.
Nếu có hiện tượng "hỏi mồi" như vậy thì người hỏi được lợi gì và người trả lời được lợi gì?
- Cách đặt vấn đề này, tôi cho là rất thú vị. Cơ chế thị trường đang bắt đầu ngấm vào mỗi chúng ta; rồi lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ đang hiện hình và đây cũng chính là cơ hội cho "hỏi mồi" phát triển. Theo tôi, "hỏi mồi" bao giờ cũng mang động cơ và có mưu lợi.
Tuy nhiên, tôi nghĩ bản thân vị ĐBQH "hỏi mồi" đó chưa chắc đã muốn hỏi mà có thể do lãnh đạo đoàn ĐBQH gợi ý phát biểu để thể hiện sự chia sẻ, quan hệ với vị bộ trưởng phải trả lời chất vấn.
Mục đích của đoàn ĐBQH đó muốn hỏi để thấy: "Chúng tôi không làm khó anh, có gì anh lưu ý đến địa phương của chúng tôi". Thực tế, các khoá trước đây, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã nêu ra vấn đề này và tôi, với trách nhiệm của mình đã thường góp ý thẳng thắn cho các đoàn ĐBQH đó.
Còn cái được của người được "hỏi mồi" là không phải toát mồ hôi với những vấn đề gay cấn và sẽ được thở phào nhẹ nhõm, thoải mái khi chỉ còn là cung cấp số liệu vô thưởng vô phạt.
Tóm lại là không sợ bị quy trách nhiệm, không phải xin lỗi, không phải hứa khắc phục. Qua các lần trả lời chất vấn từ trước tới nay, tôi nghĩ rằng mới chỉ có khoảng 30- 50% các bộ trưởng trả lời chất vấn đạt yêu cầu, còn lại là chưa đạt yêu cầu.
Chỉ rút kinh nghiệm
Thưa ông, nếu thực sự có "hỏi mồi" trên nghị trường thì phiên chất vấn của QH bị ảnh hưởng như thế nào?
- Đương nhiên sẽ ảnh hưởng. Tôi cho rằng, nếu không ngăn chặn, kiểm soát hiện tượng này, phiên chất vấn của QH sẽ trở nên nhạt nhẽo. Hiện nay, chất vấn - một hoạt động giám sát quan trọng của QH, được truyền hình, phát thanh trực tiếp- là nội dung được cử tri kỳ vọng, chờ đợi nhất.
Cử tri chờ đợi bởi vì họ muốn xem những bức xúc của mình sẽ được giải quyết như thế nào? Thứ hai là, phiên chất vấn cũng để cử tri đánh giá trình độ, thái độ của người trả lời chất vấn ra sao?
Chúng ta cần thấy rằng, phiên chất vấn của QH là rất quan trọng đối với cử tri. Nhiều khi chất vấn và trả lời chất vấn như là "cơm ăn, nước uống, như là dòng máu chảy trong người".
Nói như vậy để thấy trong đời sống chính trị của nhân dân ta hiện nay, những câu "hỏi mồi" sẽ gây bức xúc cho cử tri cả nước? Và khi những đòi hỏi, kỳ vọng về phiên chất vấn không đạt được mong muốn, đương nhiên hình ảnh của QH, của ĐBQH... trong con mắt cử tri sẽ bị giảm sút.
Thưa ông, như ông nói hiện còn có khoảng 20% câu hỏi là yếu, không tốt, trong phần này có khoảng 5% là "hỏi mồi". Con số này so với QH các nước là ít hay nhiều và cách họ phản ứng với dạng câu hỏi này như thế nào?
- Tôi có theo dõi, quan sát một số phiên họp của QH một số nước và nhận thấy họ cũng có "hỏi mồi". Đây là những câu hỏi của các nghị sĩ chất vấn lãnh đạo QH thường ở cùng đảng, cùng phe với mình.
Các nghị sĩ ở đảng khác sẽ dễ dàng nhận ra ngay đó là các câu hỏi gợi ý, hỏi để lãnh đạo thoát thân. Những câu "hỏi mồi" kiểu đó lập tức bị các nghị sĩ ở đảng đối lập phản đối, thậm chí đề nghị "ngồi xuống đi, đừng hỏi nữa".
Ở ta không thể làm thế được. Nếu ĐBQH nào ở ta có hỏi như thế và bị cắt sẽ bị cho là thiếu tôn trọng, thiếu văn hóa. Chúng ta chỉ xì xào với nhau thôi, cao lắm cũng chỉ là góp ý kiến trong văn bản của đoàn đề nghị rút kinh nghiệm...
Thời ông làm Chủ nhiệm Văn phòng QH có xuất hiện “hỏi mồi” không? Trong công tác tham mưu với lãnh đạo QH, Văn phòng có đề xuất giải quyết hiện tượng này không?
- Thời kỳ chúng tôi chưa biết dùng thuật ngữ "hỏi mồi", bây giờ dùng từ này, nghe được lắm! Các câu hỏi này thường có ở các ĐBQH mới tham gia lần đầu hoặc ở vào các địa phương yếu thế, có nhiều khó khăn, tỉnh nông nghiệp, thu ngân sách thấp.
Khi ấy, chúng tôi thường đề nghị rút kinh nghiệm sâu sắc và lần sau không chấp nhận những câu hỏi kiểu như xin con số hoặc xin bộ trưởng, trưởng ngành đề nghị giải thích vấn đề này, vấn đề kia.
Tôi cho rằng, ở mức độ đó là đủ, vì mỗi ĐBQH có quyền của mình chứ, điều quan trọng là cử tri nơi bầu ra họ sẽ có ý kiến. Cũng cần nói thêm rằng, những ý kiến góp ý của chúng tôi rất có tác dụng, hiện tượng đó thường ít lặp lại ở các lần sau.
“Đừng hỏi nhiều mà nông”
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định cần ngăn chặn việc “hỏi mồi”, nhưng sẽ làm từ từ và dứt khoát không để dây dưa được. Ông đồng tình quan điểm này không?
- Tôi đồng tình với quan điểm của đồng chí Chủ tịch QH. Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận có hiện tượng này và cần giải quyết. Nhưng giải quyết thế nào cũng phải hết sức tinh tế, có văn hóa, nếu không sẽ để lại những điều tiếng không tốt.
Vì sao tôi nói như thế? Là bởi để phân biệt "hỏi mồi" và không "hỏi mồi" khó lắm. Nếu đồng chí điều hành phiên họp sắc sảo, nhạy bén phát hiện ngay "hỏi mồi" rồi phê phán luôn chắc chắn sẽ đụng chạm, gây mất lòng. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là chúng ta đã nhận thấy vấn đề này, rồi đề nghị ĐBQH đó, đoàn đó cùng rút kinh nghiệm, đề nghị không hỏi như vậy nữa. Làm được thế, không khí chất vấn chắc chắn sẽ sôi nổi, có sức sống...
Bên cạnh việc một số ĐBQH chất vấn còn yếu, trung bình thì QH ngày càng ghi nhận nhiều chất vấn thẳng thắng truy vấn đến cùng. Điều này theo ông do bản lĩnh của ĐBQH ngày càng được chứng tỏ, hay do sự dân chủ trong QH đang rõ ràng hơn?
- Tôi nghĩ là do cả hai. Trước hết phải nói không khí dân chủ trong QH đang ngày càng được đổi mới, cởi mở hơn. Ngay cả lãnh đạo nhiều QH trên thế giới đến nước ta cũng khen QH Việt Nam rất đổi mới, thậm chí như Trung Quốc cũng nói cần học sự đổi mới của QH chúng ta.
Thứ hai, với các ĐBQH thì cử tri cũng dễ dàng nhận thấy họ đang ngày càng khá lên, cả về trình độ lẫn suy nghĩ. Nhiều ĐBQH đã tạo được niềm tin với nhân dân bởi phát biểu có trí tuệ, sắc sảo, gắn với quyền lợi của cử tri.
Đơn cử như khóa VIII, khóa IX có ĐBQH Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Trung tướng Đàm Ngụy; đến khóa X, XI có ĐBQH Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Lân Dũng, Đỗ Trọng Ngoạn; khoá XII có ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch...
Gần 2 năm của khoá XIII này, các ĐBQH Dương Trung Quốc, Trần Du Lịch tiếp tục phát huy và có thêm ĐBQH Lê Như Tiến... Tôi nghĩ, các ĐBQH này chính là những hạt nhân để giúp cho hoạt động của QH ngày càng dân chủ, hoạt động sôi nổi hơn, đặc biệt họ cũng sẽ giúp cho việc lấn át đi những ĐBQH với những câu hỏi chất vấn mà cử tri chưa thật ưng lòng.
Cũng về phiên chất vấn, có ý kiến cho rằng, không cần phải hỏi nhiều, chất vấn nhiều mà chỉ cần 3 ĐBQH hỏi thật sâu, truy vấn đến cùng còn hơn là nhiều câu hỏi mà không trả lời hết, không đến cùng. Thà hỏi ít mà sâu, kỹ còn hơn là hỏi nhiều mà nông?
- Tôi ủng hộ hoàn toàn. Tôi nhớ lại, kỳ họp QH giữa năm 1994, có tới 7 bộ trưởng và chánh án Toà án Nhân dân Tối cao trả lời chất vấn, tổng cộng là 8 vị; 3 năm sau, năm 1997 rút xuống còn 6 vị; 5 năm sau nữa, năm 2002 tới giờ rút xuống còn 5 vị.
Về thời gian thực hiện chất vấn trước đây là 3 ngày, sau đó nhiệm kỳ XI rút xuống 2,5 ngày. Ở nhiệm kỳ XII có lúc rút xuống còn 2 ngày. Việc này chỉ thực hiện trong vài ba kỳ họp, thấy không ổn và trở lại 2,5 ngày cho đến nay. Tôi cho rằng, nên trở lại như thời kỳ đầu, thời gian chất vấn là 3 ngày, số người trả lời chất vấn chỉ nên từ 3 - 4 người. Để xem xét kỹ và đi đến cùng của các vấn đề thì mỗi vị cần có một ngày mới đủ.
Theo tính toán của chúng tôi, hiện có khoảng 70% ĐBQH và từng ấy % cử tri chưa thỏa mãn với người trả lời chất vấn. Còn bản thân người trả lời chất vấn, nhiều vị cũng chưa thỏa mãn vì thời gian trả lời ngắn quá, đang trả lời thì bị cắt. Như thế, cả hai đối tượng đều không thoả mãn thì chúng ta cần phải tìm cách đổi mới.
Ngoài giảm số người, tăng thời gian thì số câu hỏi cũng nên ít đi, chỉ tập trung chất vấn vào nội dung nóng bỏng nhất, không chất vấn tràn lan. Mỗi lần chất vấn chỉ nên tập trung vào một chuyên đề. Trên cơ sở đó, QH cần ra nghị quyết riêng về vấn đề mà bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời. Tuy nhiên, đến đây cũng mới chỉ xong 50% phần việc, 50% còn lại là các Ủy ban của QH, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... phải tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo Văn Hoài
Dân Việt
Dân Việt
> Dân ý, dân quyền
> Sửa đổi Hiến Pháp: Phải có cơ chế kiểm soát quyền lực
> Quốc nạn ngày càng trầm trọng
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 29): BCĐTƯVPCTN = BCT + 9 (-6) = BCT+9 = ??? (Nhát sỹ Tô Hải).- “Không có ban chỉ đạo chống tham nhũng nào giống như Bao Công” (DT).
►– Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường?(VnEco). Đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, liệu có tình trạng chất vấn “mồi” ở kỳ họp thứ 4 vừa qua...Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/12 về chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ 5 (tháng 5/2013), Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nêu, ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, nhiều người phản ánh, liệu rằng có tình trạng “mớm” vấn đề hỏi để trả lời, giống như là “em phải bấm nút đăng ký sớm và hỏi cho anh để anh trả lời cho hết thời gian”.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng nói rõ, đây là ông “phản ánh”, chứ không kết luận.
Cũng liên quan đến rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 4, ông Sơn cho rằng có vị trả lời chất vấn còn nặng về kể thành tích, né vấn đề, khiến cho không ít đại biểu nhận xét rằng "nghe trả lời xong còn thấy bực thêm".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nhận xét, các phiên chất vấn có tiến bộ rõ rệt, song cũng đồng tình với một số ý kiến khác là nên quy định khi chất vấn trực tiếp tại hội trường chỉ nêu từ 1 đến 2 câu hỏi bức xúc nhất, còn lại đề nghị chất chất vấn bằng văn bản.Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và một số ý kiến khác, thì cần xem lại xem có nhất thiết cứ trong 2,5 ngày tiến hành chất vấn 5 thành viên Chính phủ hay không. Vì theo một số vị đại biểu, họ không có đủ thời gian để hỏi đến cùng vấn đề, thà ít mà trao đổi đến nơi đến chốn thì tốt hơn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khen, nhiều đại biểu hơn hẳn bộ trưởng khi nói rất gọn, hỏi rất sâu, sắc sảo, trong khi một số vị bộ trưởng trả lời còn dài lằng nhằng.
Ông cũng nói rằng, tất cả các phiên thảo luận tại Quốc hội nên được truyền hình trực tiếp, "chẳng có gì nhạy cảm cả, với dân cứ nói thật hết, sinh hoạt của Quốc hội càng minh bạch công khai càng tốt".
Hai việc mới, một luật khó
Điều hành phiên thảo luận này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh, có hai việc mới và một luật khó của kỳ họp Quốc hội thứ 5.
Khó, đó là dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dù đã được thảo luận với thời lượng nhiều hơn các dự án luật khác tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, song theo Chủ tịch thì không chỉ nhiều đại biểu mà ngay cả trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn có ý kiến băn khoăn là liệu sang năm 2013 đã có thể ban hành được hay chưa?
Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh dự án này còn nhiều ý kiến khác nhau. Đây là dự án luật có nhiều chính sách rất lớn, nếu Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật không vào cuộc chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không biết có thông qua được vào kỳ họp tới hay không. Tinh thần của Quốc hội là phải lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Lưu nói.
Bên cạnh luật khó, hai việc mới được Chủ tịch nhấn mạnh là việc thảo luận “sát sàn sạt” vào việc tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Ở phiên họp này, vào chiều 12/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần đầu) về dự thảo hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Sau khi thông qua quy trình cần tập trung chuẩn bị thật kỹ để có thể triển khai đạt kết quả cao ở kỳ họp tới, Chủ tịch yêu cầu.
Nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm là công việc được cử tri rất mong chờ, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị phải tập trung chăm lo cho việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên diễn ra tại Quốc hội đạt được yêu cầu đề ra.
Với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, trước khi Quốc hội tiếp tục thảo luận ở kỳ họp tới, tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo lần 2, trong một buổi họp không có sự tham dự của báo chí.
Ngoài các nội dung nói trên, kỳ họp tới của Quốc hội, theo tờ trình của Văn phòng Quốc hội, sẽ xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác.
Trong thời gian 22,5 ngày, khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 18/6/2013, dự kiến thời gian dành cho nội dung lấy phiếu tín nhiệm là 0,5 ngày.
– Có hay không “hỏi mồi” trên nghị trường?(VnEco).
- Phó chủ tịch Quốc hội phản ánh việc ‘mồi’ câu hỏi chất vấn (VNE).
– Bộ trưởng nói dài cứ… cắt (VNN). – UBTVQH: Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” (TBNH). – UBTVQH thông qua chương trình công tác 2013 (TTXVN).
- Chính phủ không ban hành chính sách gây thiệt hại cho dân (VNE).
- ‘Chạy’ chức và cái lý của đồng tiền (ĐV).- Bàn kế hoạch bỏ phiếu tín nhiệm (VNN).
- Phải xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh (LĐ). - Thảo luận cách thức lấy phiếu tín nhiệm (TN). - Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến hướng dẫn lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm (SGGP). - MTTQ sẽ “đặt hàng” chuyên gia giám sát, phản biện chính sách (DT). - Ra chính sách mới, phải nghe ý kiến nhân dân (DV).
- Bộ GTVT vẫn quyết thu phí đường bộ theo đầu xe (TBKTSG). – Bộ Tài chính “bác” thu phí đường bộ theo xăng dầu (TQ). – Ngừng thu tại trạm thu phí nhà nước từ 1/1/2013(TTXVN).
- Miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đối với ông Lữ Ngọc Cư (NLĐ).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng làm chủ tịch quỹ bảo trì đường bộ (Gafin). – Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí! (Trương Duy Nhất).- Ổ gà lổn nhổn, nứt chằng chịt trên đường sắp thu phí (PN Today). - Thu phí bảo trì đường bộ từ ngày 1-1 – 2013: Nhiệm vụ bất khả thi (TP). - Tăng phí cũ, thu phí mới – Kỳ 2: Tiền của dân phải được chi công khai (TN). - Bộ GTVT lên tiếng về thu phí đường bộ (DV).
- Góc biếm họa (TT). - Ngân hàng Thế giới kêu gọi Việt Nam có hành động kiên quyết trước những thách thức kinh tế (RFI). – Việt Nam cần ‘giải pháp quyết đoán’ (BBC). – “Nền kinh tế đang mất đi một số động lực” (Infonet). - Đông quan họ ‘hứa’ (Petrotimes).
- Còn chỗ nào cho Nhân Dân? (RFA’s blog).– Tẩy chay hàng Trung Quốc – được phép hay không? (RFA).
- Ngày nhân quyền thế giới – Nhân quyền cho dân tộc Việt Nam (DLB). – Hưởng ứng ngày quốc tế nhân quyền 10/12 – Gặp mặt kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền (Nguyễn Tường Thụy). – Sống đúng quyền con người của mình : Ước mơ của tuổi trẻ Việt Nam nhân Ngày quốc tế nhân quyền. (RFI).
- Ngày Nhân quyền Quốc tế, Nhân quyền tại Việt Nam? (RFA).- Về Bản Tuyên cáo tình hình Nhân quyền và Đất nước (RFA).
- Nhân quyền VN ‘tụt hậu so với Miến Điện’ (BBC).- Ban Tôn giáo Chính phủ đã tiếp đại diện Liên Hội đồng Giám mục Á châu: Đời sống tâm linh của Việt Nam rất tốt (QĐND). - Sửa đổi Hiến pháp: Tạo điều kiện cho người dân thực thi tự do (PLTP). - Đẩy nhanh tiến độ cải cách tư pháp (PLTP).
- Chính phủ không chủ trương ban hành chính sách gây hại cho dân (TP). Miệng quan trôn trẻ!
- Hà Đình Sơn: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH QUYỀN ẤY (BoxitVN).
- Trần Trung Đạo: Về Nghị quyết hạn chế các phái đoàn quan chức cộng sản VN của các thành phố Garden Grove, Santa Ana và Westminster, California (RFA’s blog).
- Vinh danh “Ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” lần 2 (RFA).
- EU nhận giải Nobel Hòa bình 2012 (VOA). – Giải Nobel không thoát khỏi chính trị (BBC).
- Tại Trung Quốc, một nữ sinh Tây Tạng 16 tuổi tự thiêu (RFI). – Thiếu nữ Tây Tạng 17 tuổi qua đời sau khi tự thiêu (VOA). -Trung Quốc chận bắt hàng ngàn dân làng lên Bắc Kinh khiếu kiện nhân ngày Quốc tế Nhân quyền (RFI). – Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não (RFI).
- Tập Cận Bình thăm đặc khu Thẩm Quyến, khẳng định thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc (RFI). - Trung Quốc quay lại quỹ đạo tăng trưởng (DV). - Công khai tài sản quan chức, Giám đốc CA mất chức vì lộ bồ nhí song sinh (TP).
- Internet ở Triều Tiên (VNE). - Bình Nhưỡng thừa nhận trục trặc tên lửa phóng (TN). - CHDCND Triều Tiên: Kéo dài thời gian phóng vệ tinh đến 29-12 (PLTP). - Iran bị tố cáo hợp tác với Bắc Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân. (RFI). – Bắc Triều Tiên sẽ phóng hỏa tiễn vào ngày 29/12 (VOA). – Bắc Triều Tiên nới rộng thời gian phóng tên lửa đến ngày 29 tháng 12 (VOA). –Triều Tiên thay thế tầng tên lửa bị lỗi (ĐV). – Nhật tuyên bố báo động cao trong dịp Triều Tiên phóng tên lửa (GDVN). – Thúc Triều Tiên trả nợ (TTXVN).
- Tổng thống Nga không muốn làm sống lại Liên Xô (VOA).
- Lãnh đạo một tổ chức phi chính phủ bị trục xuất khỏi Lào (RFI).