Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Công bố Ngân sách Quốc phòng Việt Nam

-> Cơ cấu tổ chức Bộ Quốc phòng Việt Nam
TPO – Tuy nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng Nhà nước luôn dành một phần cần thiết ngân sách quốc gia cho các nhu cầu quốc phòng, đảm bảo trang bị, vũ khí cho lực lượng vũ trang.
Tàu Lý Thái Tổ. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Nhờ sự phát triển kinh tế, Việt Nam đã có lượng dự trữ hậu cần đáp ứng yêu cầu đối phó với mọi tình huống khẩn cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quốc phòng.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam (đơn vị tính: tỉ đồng)
Năm 2008
GDP: 1.490.000

Ngân sách quốc phòng: 27.024

Tỷ trọng theo GDP: 1,813%
Năm 2007
GDP: 1.143.442
Ngân sách quốc phòng: 28.922
Tỷ trọng theo GDP: 2,529%
Năm 2006
GDP: 973.791
Ngân sách quốc phòng: 20.577
Tỷ trọng theo GDP: 2,194%
Năm 2005
GDP: 839.211
Ngân sách quốc phòng: 16.278
Tỷ trọng theo GDP: 1,872%
Máy bay Su-30MK2V
Máy bay Su-30MK2V . Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Ngân sách nêu trên chủ yếu để bảo đảm mức sống của đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng, bảo đảm hoạt động của công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trần Vũ
(Theo Cổng TTĐT BQP)- Công bố Ngân sách Quốc phòng Việt Nam (TP).
“Một cái cớ”
Tuổi Trẻ
TT - Đó là đánh giá của tiến sĩ - luật sư Lê Nết về việc Trung Quốc tiếp tục có những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, nhằm hiện thực hóa tham vọng “đường lưỡi bò” phi pháp. >> Công ước Luật biển 1982 - thành tựu của ...
Liệu có xuất hiện một liên minh chống Trung Quốc trong khu vực?Tiếng nói nước Nga
ASEAN nối dài vòng cung an ninhVietNamNet
Máy bay Trung Quốc xâm nhập, Nhật tung chiến cơVietnam Plus
Hoàn cầu Thời báo của Tàu lại doạ ta: Vietnam underestimates China's will to protect sovereignty (Global Times 11-12-12)  -- Không nể nang "khách quý" Trần Đại Quang gì cả nhỉ?  Ông ấy đang ở Bắc Kinh để "thề thốt" với Mạnh Kiến Trụ ấy! Hoàn Cầu Thời báo lại dọa dẫm Việt Nam (BBC 11-12-12)
- TQ không được cản trở ngư dân Việt (VNN). - Trung Quốc không được cản trở tàu cá Việt Nam (Petrotimes). - Tìm thấy tàu của ngư dân bị “hải tặc” cướp (DV).- Khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa (PN). – Đà Nẵng: Khuyến khích hoạt động du lịch, thương mại ở Hoàng Sa (DT).
- TQ: Máy bay tới Điếu Ngư để tuần tra không phận (TTXVN). - Trung Quốc: “Nhật Bản hãy rời khỏi Điếu Ngư!” (Infonet). - Máy bay, tàu chiến Trung Quốc vào không phận và lãnh hải của Nhật Bản (Petrotimes). - Máy bay Trung Quốc tới Senkaku, Nhật tung chiến đấu cơ (NLĐ). - Máy bay Nhật “đuổi” máy bay TQ (PN).
- Philippines tăng hợp tác quân sự với Mỹ (VNE). - Quân đội Trung Quốc nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu (VnMedia). - Trung sẵn sàng chiến đấu, Mỹ mở rộng quân sự(VNN).
- Ông Tập Cận Bình chỉ thị quân đội tăng cường thực tế chiến đấu (TN). - Trung Quốc tưởng niệm thảm sát Nam Kinh (VNE).
- Phó bí thư Tứ Xuyên bị cách chức (TN).
- Hàn Quốc tìm cách trục vớt các mảnh vỡ tên lửa Triều Tiên (VOV). - “Vệ tinh Triều Tiên đang mất kiểm soát” (NLĐ). - Ai có lợi nhất trong vụ phóng tên lửa của Triều Tiên?(KT). - Nhật muốn áp đặt trừng phạt mạnh chống Triều Tiên (TTXVN). - Thông điệp từ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (TQ). - Nghi vấn sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên(DV).


Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo thứ 5 (1)
-VietnamDefence - Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc chờ đợi gì ở ban lãnh đạo mới.
Tiêm kích trên hạm J-15 thực hiện thành công các chuyến bay từ tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc (Reuters)

Các nghị quyết của đại hội 18 đảng cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra ở Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng đến tình hình thế giới không kém cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều có ý nghĩa rất tượng trưng là các sự kiện này đã diễn ra hầu như đồng thời. Quyền lực ở Trung Quốc đã chuyển sang thế hệ lãnh đạo thứ 5.
Trở thành tổng bí thư mới của đảng cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình, người cũng lập tức giành được cả cương vị được coi là chủ yếu trong hệ thống quyền lực Trung Quốc là chủ tịch quân ủy trung ương. Nếu chưa đứng đầu quân ủy trung ương thì không thể được coi là nhà lãnh đạo đầy đủ quyền hạn của Trung Quốc.
Mấu chốt của việc bàn giao quyền lực chính là nằm ở chỗ liệu có quyền lực song hành hay không, nghĩa là tổng bí thư rời nhiệm Hồ Cẩm Đào có giữ lại cho mình vị trí chủ tịch quân ủy trung ương hay không. Tuy nhiên, trước đại hội, ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc thông qua báo chí Mỹ đã tuyên bố rằng, các ông tướng Trung Quốc sẽ không chấp nhận quyền lực song hành.
Ở Trung Quốc, người ta thường chú ý lắng nghe các ông tướng, họ có ảnh hưởng quá lớn đối với tình hình trong nước. Bởi vậy, Hồ Cẩm Đào đã bàn giao chức vụ chủ tịch quân ủy nhanh chóng chưa từng có.

Tại đại hội (trong các văn kiện công khai) đã nhấn mạnh rằng, ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục giành sự chú ý ưu tiên cho việc phát triển quân đội Trung Quốc và ngành công nghiệp quốc phòng. Mục tiêu phát triển là kết hợp “cơ giới hóa và tin học hóa”, nghĩa là tiếp tục phát triển binh khí kỹ thuật truyền thống kết hợp với việc bổ sung cho chúng các khả năng hoạt động trong điều kiện chiến tranh thông tin lấy mạng làm trung tâm. Không còn nghi ngờ, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ bảo đảm cho quân đội Trung Quốc những khả năng tương ứng.

Các tổng công ty công nghiệp quốc phòng

Trung Quốc nằm trong số ba quốc gia trên thế giới có ngành công nghiệp quốc phòng có khả năng sản xuất hầu như tất cả các chủng loại vũ khí và trang bị cho quân đội của mình, cũng như để xuất khẩu. Nó được xây dựng với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trong những năm 1940-1950 và trong một thời gian dài đã hoạt động ở tình trạng kỹ thuật đó và với cơ cấu tổ chức trước đây.
Thời cải cách kinh tế, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã trải qua sự tiến bộ rất lớn. Ban đầu, giống như công nghiệp quốc phòng Liên Xô cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã phải chịu quá trình chuyển hóa hỗn loạn và không có tính hệ thống, chỉ làm trầm trọng thêm sự lạc hậu công nghệ của nó. Do sự thay đổi các ưu tiên của ban lãnh đạo Trung Quốc, công nghiệp quốc phòng đã đánh mất vị thế đặc quyền trước đây bởi vì phát triển kinh tế dân sự đã trở thành vấn đề chủ yếu. Tình hình bắt đầu thay đổi vào cuối thập kỷ 1990.
Năm 1998, ủy ban khoa học, kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng nhà nước được thành lập đặt dưới sự quản lý của chính phủ Trung Quốc (trước đó, cơ quan cùng tên được đặt dưới quyền đồng thời của quân ủy trung ương và chính phủ), có quy chế cấp bộ (năm 2008 được chuyển thành Cục khoa học, kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng trực thuộc Bộ công nghiệp và tin học hóa).
Trong cơ cấu quân đội Trung Quốc xuất hiện Tổng cục vũ khí trang bị. Công nghiệp quốc phòng bị được cải cách mạnh mẽ. Thay cho hệ thống quản lý ngành trước đây, theo đó nhà sản xuất mỗi hệ thống vũ khí được chỉ định một cách hành chính, còn các viện nghiên cứu bị tách rời khỏi sản xuất, Trung Quốc đã thành lập 11 tổng công ty công nghiệp quốc phòng. Trong đó gồm có các tổng công ty: hạt nhân, xây dựng hạt nhân, điện tử; 2 tổng công ty tên lửa-vũ trụ (một sản xuất và một công nghệ), 2 tổng công ty chế tạo máy bay, 2 tổng công ty đóng tàu và 2 tổng công ty vũ khí trang bị lục quân) tham gia sản xuất cả sản phầm quân sự lẫn dân sự. Ngoài ra, họ đã thành lập công ty Xin Shidai chuyên xuất và nhập khẩu công nghệ.
Bản thân mỗi tổng công ty bao gồm một số tổng công ty chuyên ngành hẹp (ví dụ như trong tổng công ty chế tạo máy bay số 1 có tổng công ty chế tạo động cơ Power System được thành lập riêng vào năm 2003, cũng như 5 tổng công ty chế tạo máy bay) và quy tụ mấy chục (đôi khi thậm chí hàng trăm) xí nghiệp, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các cơ quan khác. Bên trong các tổng công ty, khoa học và sản xuất được hợp nhất, xuất hiện các yếu tố cạnh tranh, làm tăng chất lượng sản phẩm. Từ 65-90% sản phẩm của mỗi tổng công ty là sản phẩm dân dụng. Mặt khác, nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc phòng không nằm trong một tổng công ty nào. Vì thế, hầu như không thể nói chính xác quy mô đích thực và quân số của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Số lượng các xí nghiệp láp ráp cuối cùng là khoảng 300, tổng số xí nghiệp là mấy ngàn, nhân số có thể đến vài triệu người.
Việc sản xuất một số lượng lớn sản phẩm dân sự (thường là công nghệ khá cao), kể cả cho xuất khẩu, làm cho tất cả các tổng công ty đều làm ăn có lãi trong thời bình. Trong thời kỳ có nguy cơ và thời chiến, do chuyển sang chỉ sản xuất sản phẩm quân sự, chúng có thể tăng sản lượng sản phẩm quân sự lên 3-10 lần trong vài tháng. Việc hợp nhất sản xuất quân sự và dân sự bên trong một tổng công ty giúp nâng cao chất lượng sản phẩm quân sự và dân sự nhờ sự trao đổi công nghệ.
Một số lượng lớn các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng và phân bố địa lý rộng lớn của chúng trên lãnh thổ Trung Quốc nâng cao độ vững chắc của công nghiệp quốc phòng trong tình huống chiến tranh. Có thể nói rằng, số lượng xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể sánh với số lượng tên lửa đường đạn và hành trình hiện có trong kho vũ khí của quân đội Mỹ hay Liên bang Nga. Trong những năm cải cách, các xí nghiệp “phòng tuyến thứ ba” được thành lập trong những năm 1960-1970 sâu trong lãnh thổ Trung Quốc cơ bản đã được chuyển đổi lĩnh vực hay giải thể. Hiện nay, quá trình thành lập các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng ở xa bờ biển đã được tái tục. Điều đó được giải thích bằng chính sách chung của nhà nước phát triển các khu vực phía tây, cũng như mong muốn đẩy lùi một phần các cơ sở “kinh tế mới” xa bờ biển, nơi chúng có nguy cơ bị tên lửa hành trình phóng từ biển và máy bay của Mỹ tấn công.
Tiến đến những đỉnh cao công nghệ tiên tiến
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tiến lên một trình độ công nghệ khá cao. Ngoài ra, nó vẫn tiếp tục chính sách sao chép và kết hợp các công nghệ nước ngoài, kể cả các công nghệ lấy được một cách bất hợp pháp. Hầu như tất cả các mẫu vũ khí trang bị nước ngoài ở Trung Quốc đều bị nghiên cứu và sao chép, tuyệt đại bộ phận trường hợp là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc sao chép thường đi cùng với sự phát triển sáng tạo và cải tiến mẫu vũ khí trang bị nước ngoài ít ra là về một số tham số. Hơn nữa, Trung Quốc đang áp dụng nhiều hơn việc kết hợp các công nghệ của Nga, phương Tây và của bản thân họ trong nghiên cứu chế tạo các mẫu vũ khí trang bị mới. Sự hòa trộn các sản phẩm của những trường phái khoa học-công nghệ hoàn toàn khác nhau như thế đòi hỏi phải có trường phái rất mạnh của bản thân mình. Nhất là khi kết hợp những mẫu vũ khí trang bị công nghệ cao, rất tinh vi.
Có thể thấy rằng, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc du nhập hầu như tất cả các khái niệm vũ khí trang bị xuất hiện ở nước ngoài, hơn nữa phạm vi các khái niệm này rất rộng lớn. Ví dụ, một mặt, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới, trừ Mỹ, đang phát triển đồng thời 2 loại tiêm kích thế hệ 5. Mặt khác, họ cũng đang phát triển các mẫu xe ô tô bọc thép kiểu MRAP (có khả năng chống mìn tăng cường) dùng để sử dụng trong tác chiến chống du kích.
Điều dễ thấy là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phần nhiều sẽ lặp lại con đường của Liên Xô. Có thể nhắc lại là vào đầu những năm 1920, trình độ công nghệ của công nghiệp quốc phòng và khoa học quân sự Liên Xô gần như bằng không. Trong một thời gian dài, Liên Xô hoàn toàn phụ thuộc vào các mẫu vũ khí trang bị và công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, đến thập kỷ 1960-1970, công nghiệp quốc phòng và khoa học quân sự Liên Xô đã tiến lên trình độ rất cao có thể sánh với trình độ của Mỹ và vượt xa tất cả các nước còn lại. Trong chừng mực nào đó, bất chấp nhiều khó khăn về tài chính, tổ chức, khoa học-công nghệ và cán bộ trong 20 năm gần đây, trình độ này vẫn được duy trì đến nay.
Không còn nghi ngờ, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ có thể lặp lại con đường này, thậm chí còn thành công hơn, bởi vì khác với Liên Xô, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc kết hợp được các phương pháp hành chính-chỉ huy và thị trường và có khả năng nhập khẩu công nghệ nước ngoài rộng lớn hơn nhiều.
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng gặp hàng loạt khó khăn. Trước hết, đó là việc sản xuất động cơ, vũ khí công nghệ cao, các hệ thống dùng để tiến hành chiến tranh lấy mạng làm trung tâm. Tuy nhiên, bất luận thế nào cũng không thể coi đó là những nhược điểm căn bản có ảnh hưởng tiêu cực đến sức mạnh chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Ví dụ, các động cơ Trung Quốc chỉ khác động cơ nước ngoài ở tuổi thọ ngắn hơn, nhưng điều đó có thể được bù đắp bởi số lượng động cơ sản xuất ra. Tương tự, sự thiếu thốn vũ khí đạn dược công nghệ cao hoàn toàn được bù đắp bằng số lượng đạn dược thông thường. 

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo thứ 5 (1)



(Xem tiếp phần 2)
Nguồn: Aleksandr Anatolievich Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // NVO, 7.12.2012.

>> Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo thứ 5 (2)
8:33 PM, 11/12/2012, Views: 91 | By Nam Xương
VietnamDefence - Sự tụt hậu của quân đội Trung Quốc về các loại đạn dược chính xác cao có thể không phải là nhược điểm mà là ưu thế, nhất là khi nói đến cuộc chiến tranh kinh điển “quân đội chống lại quân đội” quy mô lớn.
>> Trung Quốc - Các vấn đề phát triển (1)
Lợi thế của thô sơ và rẻ tiền
Hiện nay, điều ngày càng rõ ràng là sự đam thái quá đối với các loại đạn dược chính xác cao đắt tiền vốn đặc trưng cho các quân đội phương Tây đang tỏ ra cực kỳ bất lợi về kinh tế và thường là không tăng cường mà làm suy yếu khả năng chiến đấu của chúng (đạn dược rất nhanh chóng tiêu hao hết, sau đó không thể chiến đấu được, còn mới thì lâu và rất đắt). Từ giác độ đó, sự tụt hậu của quân đội Trung Quốc về các loại đạn dược này có thể không phải là nhược điểm mà là ưu thế, nhất là khi nói đến cuộc chiến tranh kinh điển “quân đội chống lại quân đội” quy mô lớn.
Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc định hướng vào chuẩn bị chính là cho cuộc chiến tranh như thế và về mặt này, có thể coi công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là giỏi nhất thế giới. Các khả năng của nó trong sản xuất vũ khí trang bị tất cả các loại thậm chí vượt cả Mỹ (ngoại trừ đóng tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay), lớn hơn nhiều so với Nga, còn bất kỳ nước ngào khác thì không thể nào sánh nổi.
Nhược điểm về chất lượng vũ khí trang bị ở một số hướng đơn lẻ (các hướng như vậy đang ngày một ít đi) sẽ hoàn toàn được bù đắp bằng số lượng, còn số lượng bản thân các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng bảo đảm việc cung cấp liên tục vũ khí trang bị và vật tư tiêu hao một khi nổ ra chiến tranh bất kỳ quy mô nào. Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc không hề có sự phụ thuộc quá mức vào linh kiện và công nghệ nước ngoài về bất kỳ một hướng nào.
Điều kỳ lạ là thế giới hầu như không nhận thức được việc này, kể cả ở những nước giáp giới Trung Quốc mà Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với họ. Bất chấp những sự kiện rõ ràng, người ta vẫn giữ quan niệm cũ về công nghiệp quốc phòng Trung Quốc như một ngành sở hữu các công nghệ thô sơ lạc hậu và chỉ có khả năng sao chép ở dạng tồi tệ nhất các mẫu vũ khí trang bị nước ngoài.
Ngoài ra, còn một quan điểm hoàn toàn sai lầm và không hề có bất kỳ cơ sở thực tế nào đối với công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là nó chỉ sản xuất các mẫu vũ khí trang bị hiện đại với số lượng cực kỳ không đáng kể. Một ví dụ điển hình của việc coi thường khả năng chiến đấu của quân đội và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là đánh giá của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI hết năm này đến năm khác nói rằng, kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc gồm 200-250 đầu đạn. Trong khi đó, theo các đánh giá khiêm tốn nhất, quân đội Trung Quốc sở hữu 850 đầu đạn hạt nhân, còn đánh giá cân đối hơn cả là 3.500 đầu đạn, còn tối đa là 20.000 đầu đạn.
Liên quan đến vũ khí thông thường, thì như đã nêu, Trung Quốc đứng ở vị trí số 1 thế giới về sản xuất tất cả các lớp vũ khí thông thường cơ bản. Hơn nữa, về một số lớp như xe tăng, Trung Quốc hiện vượt qua tất cả các nước còn lại của thế giới cộng lại về khối lượng sản xuất.
Trung Quốc đang sản xuất đồng thời 4 loại máy bay chiến đấu: máy bay ném bom chiến thuật JH-7, tiêm kích J-16 (bản sao chép trái phép Su-30), J-11В (bản sao chép trái phép Su-27) và J-10. Họ sản xuất tổng cộng không dưới 100 tiêm kích và máy bay ném bom hiện đại trong một năm (nhiều hơn tất cả các nước NATO, kể cả Mỹ, cộng lại).
Thậm chí ở một số ngành đóng tàu đơn lẻ, Trung Quốc đã vượt được Mỹ khi đóng đồng thời đến 6 tàu khu trục lớp 052С/D (ở Mỹ là không quá 2) và đưa vào biên chế mỗi tháng 1 corvette lớp 056.
Việc thay thế vũ khí trang bị đang thực hiện theo nguyên tắc “một đổi một”, có nghĩa là đang diễn ra sự cải thiện chất lượng đột biến trong khi giữ số lượng như cũ.
May ra có thể nói đến “những số lượng không đáng kể” vũ khí trang bị được sản xuất ở Trung Quốc ở ý nghĩa khả năng sản xuất công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cho phép trong vài tháng tăng sản lượng 3-10 lần kể cả so với những con số sản xuất hiện nay đã kỷ lục của nó.
Xem nhẹ Trung Quốc là nguy hiểm
Báo chí quân sự Nga đã có nhiều tin bài viết về hiện tượng đáng ngạc nhiên ở Nga coi nhẹ khả năng quân sự của Trung Quốc. Ở Nga người ta không hiểu vì sao vẫn đinh ninh tin rằng, Trung Quốc đang sản xuất hoàn toàn không nhiều vũ khí vốn là những hàng nhái tồi tệ vũ khí Nga.
Điều rất buồn cười là báo chí Nga dẫn các nguồn Mỹ vốn có những lý do dễ hiểu để đặc biệt chú ý đến sự phát triển của hạm đội Trung Quốc, nhưng hoàn toàn phớt lờ sự phát triển của lục quân nước này, bởi lẽ chẳng biết chép lại của ai về đề tài này. Mặc dù về sản xuất tăng-thiết giáp và các hệ thống pháo, Trung Quốc nhiều năm nay đã vượt nhiều lần toàn bộ 28 nước NATO cộng lại.
Chẳng hạn, trong năm nay đã xảy ra một tình huống chiến đấu đặc biệt thú vị mà người Nga không nhận thấy. Tháng 5/2012, trong thời gian giao tranh giữa quân đội Sudan và Nam Sudan tranh giành thành phố biên giới Heglig, các xe tăng Туре 96 của Sudan do Trung Quốc sản xuất đã giành được những thành tích chiến đấu đầu tiên trong lịch sử của nó, khiến báo chí Trung Quốc rất phấn khích.
Điều này đáng mừng gấp đôi với người Trung Quốc là vì chúng đã giành chiến thắng trước đối thủ tiềm tàng chủ yếu - Т-72 mà Nam Sudan mua từ Ukraine.
Đó là điều dễ hiểu bởi vì Туре 96 và loại tiên tiến hơn là Туре 99 (người ta đã sản xuất cho quân đội Trung Quốc 3.500-4.000 xe tăng hai loại này, và vẫn đang sản xuất với nhịp độ vài trăm xe một năm) đang được nhà máy ở Baotou xuất xưởng không phải để giao chiến với các xe tăng M1 Abrams, chứ không nói đến là với Leopard 2, Leclerc hay Merkava.
Sự kiện Type 96 đánh nhau với T-72 cho thấy, Nga cần vứt bỏ sự tự tin vô lý rằng, vũ khí Nga có chất lượng vượt vũ khí Trung Quốc.
Xét về tuyệt đại đa số các chủng loại vũ khí, Trung Quốc đã đuổi kịp Nga và đâu đó đã vượt Nga. Các xe tăng Trung Quốc đã không còn tồi hơn xe tăng Nga. Kết cục các trận đánh giữa chúng có thể được xác định không phải bởi ưu thế chất lượng của ai đó mà bởi tình huống chiến thuật, sự tinh thục của các kíp xe và số lượng. Ít ra về số lượng, Trung Quốc chắc chắn vượt Nga, cả về xe tăng, cả về pháo binh và cả về không quân.
Như vậy, ngay cả đối với Mỹ, chứ không chỉ Nga, đang cực kỳ khó duy trì cán cân quân sự với Trung Quốc ở nghĩa truyền thống của nó. Thời gian càng trôi đi thì cả hai nước càng khó làm điều đó hơn. Đối với bất kỳ quốc gia nào khác, thậm chí Ấn Độ và Nhật Bản, nhiệm vụ duy trì cán cân với Trung Quốc về cơ bản là không thể làm được. Chỉ trong 10 năm, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã thực hiện cú nhảy vọt chưa từng có mà nay thì không thể ngăn chặn.
Chỉ có những chấn động nội bộ cực mạnh hoặc các nước láng giềng của Trung Quốc tìm được các phương pháp đối phó phi đối xứng (ví dụ bằng cách sử dụng vũ khí nguyên lý mới) mới có thể cản trở Trung Quốc tiếp tục gia tăng ưu thế quân sự của đối với tất cả các nước xung quanh và quân đội của họ. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, bản thân Trung Quốc cũng có thể chế tạo các loại vũ khí đó, thậm chí còn nhanh hơn các nước láng giềng. Bởi vì, Trung Quốc không hề tiếc tiền cho việc đó.
Nguồn: Aleksandr Anatolievich Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Phân tích chính trị và quân sự (Nga) // NVO, 7.12.2012.

China’s New Maritime Regulations: Do They Accord With International Law? – Analysis
Murky Waters: Politics In The South China Sea – Analysis
The Law of the Sea’s Next Wave
Project Syndicate -Thirty years ago this week, when 119 government delegations chose to sign the UN Convention on the Law of the Sea, the UK was not among them. With maritime law facing new challenges, Britain and other countries – particularly the US, which has yet to ratify the convention – must not repeat the Thatcher government’s mistake.
Luật biển quốc tế: Trung Quốc phê chuẩn những không thực hiện
VNMedia
(VnMedia) - Hôm nay 10/12/2012 đánh dấu tròn đúng 30 năm ngày Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982 hay UNCLOS 1982) ra đời. Đây được xem là một trong những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng ...
Tủ sách biển Đông: Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc ...Báo Đất Việt
A New Game Plan For China’s Nuclear Arsenal?
theDiplomat.com
Trung Quốc "mua" Úc: China's money changes the landscape in Australia (AP 9-12-12)

PetroChina buys into Australia LNG project
(Financial Times)-State-run oil group to pay $1.6bn for BHP’s 10% stake in the Browse project as China looks abroad to meet surging gas demand at home
Canada đồng ý bán công ty dầu khí Nexen cho Trung Quốc
Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC sẽ chi ra 15,1 tỷ đôla để mua lại công ty dầu khí Nexen đứng hàng thứ 10 của Canada. Sự kiện này gây lo ngại, vì Trung Quốc có thể chiếm lấy kỹ thuật khai thác dầu hỏa trong cát nhựa và dưới đáy biển sâu.
Nhật Bản dọa trừng phạt Triều Tiên
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Nhật Bản sẽ nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với sự tiến bộ của tên lửa Triều Tiên. Trung Quốc lấy làm tiếc về việc Triều Tiên phóng vệ tinh · Nhật Bản phản ứng vụ Triều Tiên phóng tên lửa · Triều Tiên xác nhận vệ tinh đã vào quỹ ...
Bình Nhưỡng phóng thành công tên lửa Ngân hà 3RFI
Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về Triều TiênThanh Niên
Triều Tiên chi bao nhiêu cho các vụ phóng tên lửa?Dân Trí

TQ yêu cầu VN ‘bảo vệ công dân’
CUỐI CÙNG CŨNG ĐÃ BẮT ĐẦU PHẢI NÓI VÀI LỜI SỰ THẬT VỀ VẤN ĐỀ “ĐƯỜNG 9 ĐOẠN”
basam

Nghịch lý của chiến lược hải quân Trung Quốc

Trong thập kỷ qua, Biển Đông đã trở thành một trong những điểm bất ổn nhất ở Đông Á.
Analysis: As China's clout grows, sea policy proves unfathomable
SHANGHAI (Reuters) - Imagine if the U.S. state of Hawaii passed a law allowing harbor police to board and seize foreign boats operating up to 1,000 km (600 miles) from Honolulu
.Philippines backs rearming of Japan
(Financial Times)-
The Philippines would strongly support a rearmed Japan shorn of its pacifist constitution as a counterweight to the growing military assertiveness of China
- Triều Tiên thay bộ phận tên lửa? (TN).  - Triều Tiên lùi ngày phóng tên lửa cuối tháng 12 (TP).  - Nhật Bản vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp (VOV).
- Trung Quốc có tới 08 Đảng phái hoạt động – Tại sao Việt Nam không? (QLB).
- NHỮNG NGƯỜI CÓ QUYỀN LỰC NHẤT THẾ GIỚI 2012: Ông Giang Trạch Dân trở lại  (NLĐ). - Trung Quốc : xây dựng nhà ở trên đất nghĩa trang (zinchenko-den/ Kichbu). - Trung Quốc bắt một nhà sư về tội xúi giục người Tây Tạng tự thiêu (VOA).

















































Tổng số lượt xem trang