Trương Nhân Tuấn
Hoa sen và rùa, hai biểu tượng gần đây mặc nhiên được tôn làm quốc hiệu của Việt Nam.
Văn minh Đông phương xem Rùa là một con thú linh, biểu tượng cho cái gì cơ bản, chậm chạp nhưng chắc chắn. Mai rùa biểu tượng cho quả đất, bốn chân rùa là bốn trụ cột giữ thăng bằng. Các hình tượng về rùa của VN ngày xưa cũng biểu hiện quan niệm đó : rùa cõng chim hạc hay mang tấm bia đá nặng nề trên lưng, như các bia đá trong Văn miếu là là thí dụ. Người ta tin rằng rùa đem lại tuổi thọ (trường tồn, vĩnh cửu) và sự may mắn. Theo phong thủy, rùa hợp với phương bắc.
Những năm vừa qua, con rùa trong Hồ Gươm ở Hà Nội được những nhà nghiên cứu, những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà báo thiếu chủ đề… « thần thánh hóa » nó, biến nó từ một con vật tầm thường lên hàng linh vật. « Cụ rùa » được chiếu cố tận tình, nghĩa trắng và nghĩa đen, lên truyền thông trong một thời gian dài. Chắc chắn đây là chủ trương của nhà cần quyền CSVN ở Hà Nội. Họ cũng tin rằng con rùa Hồ Gươm là một linh vật trấn giữ ở phía Bắc, đem lại sự may mắn và vĩnh cửu cho đảng CSVN.
Nhưng rùa trong phong thủy, mang biểu tượng của sự may mắn và trường thọ, là rùa có đầu rồng, hay là rùa bằng (đúc bằng vàng hay bằng đồng), hay rùa mang trên lưng thêm một con vật khác, chứ ít khi nào là một con rùa bình thường, cô độc một mình một mình.
Rùa Hồ gươm, thực ra không phải là rùa, mà là một loài giải. Rùa, linh vật, ăn lá cỏ và sống trên núi. « Rùa Hồ Gươm » là một loài thú sống dưới nước, ăn tạp, từ xác chết mèo chó, cho đến lá mục rơi rụng trong hồ.
Trong khi trên thực tế, rùa là biểu tượng cho sự nô lệ, phụ thuộc, do suốt đời mang một gánh nặng, một trách nhiệm khó khăn nào đó, như định mạng với cái mai nặng nề trên lưng. Trong huyền thoại rùa còn mang bia đá, cõng hạc, mang quả địa cầu... có khi nào rùa được thong dong ?
Quan niệm của Trung Hoa về rùa còn có những điều rất phàm tục. « Đồ con rùa » hay « đồ rùa đen » là những câu chửi rất nặng (hèn nhát, đốn mạt). Văn hóa VN, « đầu rùa » có biểu tượng cho dương vật của đàn ông. Ngoài ra còn có thành ngữ « húp cháo rùa » dùng để chỉ tình trạng xui xẻo, mạt vận.
Ngoài Việt Nam thì chưa thấy nước nào lấy con rùa làm biểu tượng cho dân tộc hay cho đất nước của mình. Các con thú được lấy làm biểu tượng cho đất nước thường là các loại thú oai dũng, như sư tử (Anh), chim ưng (Hoa Kỳ, Đức và nhiều nước Châu Âu)... Con sư tử là chúa các sinh vật trong rừng, chim ưng là vua các loài chim trên không trung. Riêng người Hoa thì lấy biểu tượng là con rồng.
Về hoa sen, Đông phương Ấn Độ quan niệm đây là một loài hoa tinh khiết, biểu tượng cho sự thanh bạch, « nghèo cho sạch rách cho thơm », « gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ». Nhà Phật lấy hoa sen làm hoa cúng Phật. Tục truyền, khi đức Phật đản sinh thì đã bước đi bảy bước, mỗi bước dưới chân nở một đóa hoa sen. Từ hình thức cho đến nội dung, hoa sen xứng đáng là hoa của một đạo giáo lấy sự thanh bạch, tinh khiết làm nền tảng sinh hoạt, như đạo Phật.
Nhưng trong văn hóa Trung Hoa, hoa sen có nhiều biểu tượng khác nhau. Gót sen, hài sen… dùng để ám chỉ cho bàn chân của người phụ nữ bị bó chân. Người phụ nữ, đa số là các tiểu thư con nhà giàu, bị bó chân từ lúc còn nhỏ. Người ta lấy vải bó thật chặt, lại còn bóp cho gảy xương, cho bàn chân vào một đôi hài cố định có hình dạng búp hoa sen. Do đó bàn chân không phát triển bình thường mà lớn theo khuôn mẫu của đôi hài. Đây có thể nói là một hình phạt, vì nó rất đau đớn. Người phụ nữ bị bó chân do đó tật nguyền, đi đứng rất khó khăn, có một dáng đi « lúm chúm » đặc biệt. Dáng đi này đã gây hứng cho biết bao văn nhân mặc khách người hoa ngày xưa. Ý tưởng « gót sen » là đến từ những người này.
Búp hoa sen còn được người Hoa xem là biểu tượng cái âm vật của người phụ nữ. « Tam thốn kim liên », ba tấc sen vàng, là kích thước của cái ngàn vàng (dĩ nhiên tấc là đơn vị đo lường của Tàu, khoảng hơn 1cm, chứ không phải là 10cm).
Trong khi văn hóa Việt Nam, « sen » là tiếng để gọi cho con ở. « Trong nhà gì đẹp bằng sen » là thành ngữ của mấy ông chủ dê xồm.
Hoa sen gần đây được bình chọn làm « quốc hoa » của VN.
Rùa và sen, về ý nghĩa thực tiễn ở bình diện quốc gia, là những biểu tượng xui xẻo, bất tường.
Nhìn lại VN năm 2012 dưới quan điểm « rùa » và « sen », ta thấy rõ rệt tình trạng VN, mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội… tất cả đều thể hiện chung quanh các biểu tượng của rùa và sen.
Năm qua, 4 triệu đảng viên, đầu rùa với hoa sen, phê và tự phê, cuộc vui vô tận.
« Tự do » trở thành « đầu rùa ». Tự do cái con… đầu rùa ! Rùa có sẵn trong Hồ Gươm, đâu cần đến tượng thần Tự Do ở bên Mỹ chi cho mệt !
Kinh tế thê thảm, phát triển tốc độ rùa bò.
Bất động sản đóng băng, từ doanh nhân đến người chơi chứng khoáng, tất cả đói meo, “húp cháo rùa”.
Nợ nần thành gánh nặng bất kham, như con rùa đã nặng nề còn mang thêm bia đá, VN đang lún dần dưới đáy Hồ Gươm. Cán bộ tìm kế thoát thân, đưa con cái tậu nhà cửa, chuyển của cải “quy mã”. Quy là rùa.
Ngoài biển Đông, tàu “lạ” lộng hành. Cướp vào nhà đòi chia của với mình thì thái độ mình ra sao? Phùng Quang Thanh luôn miệng niệm câu nhớ ơn Trung Quốc. Còn Nguyễn Chí Vịnh thì mới đây tiết lộ chủ trương “khai thác chung”. Như vậy việc bảo vệ đất nước thành ra việc chia của với bọn cướp. Đây không phải là hiện tượng hèn nhát con rùa đen rụt cổ hay sao?
Hoa sen, biểu tượng này không thích hợp cho một nhà nước có tham vọng đem lại sự phú cường và thịnh vượng cho quốc gia.
“Sen” biểu tượng cho việc « làm công » và “làm điếm”. VN hiện nay chỉ mạnh ở mặt xuất khẩu nhân công. Đàn ông thì đi làm lao công, làm những việc nặng nhọc, dơ bẩn mà dân bản xứ chê không làm. Phụ nữ thì đi làm con ở, còn không thì treo cái “ngàn vàng” cho đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc… sờ bóp, chọn về làm vợ.
Xui nào bằng sáng sớm mới ra ngõ gặp gái. Lại còn câu “gặp rắn thì đi gặp quy thì trở lại”. Đó là lời người xưa: rùa và sen là hai biểu tượng của xui xẻo.
Như vậy, muốn biết tình hình VN thì cần tìm chi các con số thống kê, các dữ kiện chính trị chi cho mất thì giờ. Tất cả đã an bài, chỉ nhìn “đầu rùa” và “búp sen” thì đoán ra tất cả. Tất cả cùng một màu đen. Ảm đạm và xui xẻo.
Ai bày trò sen và rùa cho mấy ông cộng sản VN quả thật là thâm. Bất chiến tự nhiên thành là cao kế.
-Nguồn: Cuối năm nhìn lại: bàn về hệ quả búp sen và đầu rùa. -Cuối năm nhìn lại : bàn về hệ quả búp sen và đầu r...
Làng “ôsin” và những phận người trong nước mắt
Gần chục năm trở lại đây, thôn Đông Hải của xã Lộc Trì (Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là địa chỉ “cung cấp” ô sin cho nhiều tỉnh thành ở miền Trung và miền Nam.
Tuy nhiên, điều đau đớn là rất nhiều phụ nữ và trẻ em nơi đây khi đi làm nghề ô sin bị vùi dập bằng sự bóc lột sức lao động và xâm hại tình dục để rồi phải chôn cuộc đời mình trong nước mắt buồn tủi.
Cả thôn kiếm sống bằng nghề ôsin
Thôn Đông Hải nằm nép mình bên phá Tam Giang, nơi được coi là “kho vàng” của Thừa Thiên - Huế. Trước kia, đời sống của người dân trong thôn dù không lấy gì làm giàu có nhưng cũng đủ ngày 3 bữa cơm nhờ nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang.
Thế nhưng, gần 10 năm trở lại đây, tôm cá trên phá cạn kiệt, việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thất bát nên nhiều hộ dân ở Đông Hải rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa. Có lẽ, đây chính là nguyên nhân khiến hàng loạt phụ nữ và trẻ em gái ở mảnh đất này phải tha hương kiếm sống bằng nghề ô sin.
Chúng tôi men theo con đường nham nhở ổ voi, ổ gà và ngập ngụa bùn lầy vào thôn Đông Hải. Trời chiều mưa lạnh, những cơn gió từ phá Tam Giang quất liên hồi, khiến những ngôi xiêu vẹo run lên bần bật.
Một góc làng ô sin Đông Hải, xã Lộc Trì |
Chúng tôi tạt vào ngôi nhà được lợp bằng những tấm tôn gỉ sét của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bé và anh Bùi Văn Hải. Khi chúng tôi đến, chỉ có anh Hải ở nhà. Anh đang bồng trên tay đứa con mới gần 1 năm tuổi, ngồi thẫn thờ trước cửa.
Vẻ trầm buồn, anh kể: “Chúng tôi cưới nhau đã được 14 năm và đã có 3 mặt con. 5 năm trở lại đây, vợ tôi và 2 đứa con gái đầu vào Đà Nẵng làm nghề ô sin.
Nhà nghèo quá, 2 đứa nhỏ phải bỏ học từ năm lớp 3 theo mẹ đi làm nghề này. 1 năm trước, vợ tôi tạm nghỉ, về quê sinh đứa con út rồi lại vào Đà Nẵng làm ô sin”.
Cạnh nhà anh Hải, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thuyền có 8 đứa con gái thì có đến 7 đứa đã vào các tỉnh nam miền Trung và miền Nam làm ô sin. Tất cả những đứa trẻ này đều ly hương khi mới học đến lớp 3 và lớp 4.
“Còn một đứa nữa sắp tới cũng vào Đồng Nai, có người liên hệ thuê nó giúp việc rồi. Ở nhà không đủ cơm ăn thì phải đi ở cho người ta kiếm đồng tiền”, chị Thuyền nói sau tiếng thở dài.
Bát cơm chan nước mắt
Tuy vất vả với thân phận “cơm bưng nước rót cho người”, thế nhưng, không phải tất cả những trẻ em và phụ nữ ở thôn Đông Hải đều sống được bằng nghề ô sin. Rất nhiều trong số những con người nghèo khổ, ly hương cầu thực phải chịu cảnh bị chủ bạo hành, bóc lột sức lao động.
Một trong số những câu chuyện khiến chúng tôi không khỏi xót xa là trường hợp gia đình nhà chị Lê Thị Thu ở thôn Đông Hải. Vợ chồng chị Thu có 3 đứa con gái đã đi làm ô sin, đứa lớn nhất mới 12 tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi. Cách hôm chúng tôi đến 2 ngày, vợ chồng chị nhận được thư của đứa con gái đầu tên Huệ đang giúp việc cho một gia đình ở TP.HCM.
Trong bức thư được viết bằng những nét chữ nguệch ngoạc, Huệ kể với bố mẹ việc mình thường xuyên bị chủ nhà đánh đập, hành hạ. “Nó kể hầu như ngày nào cũng bị người ta đánh, nhẹ thì bị cái bạt tai, nặng thì bị đấm đá. Nó muốn về lại quê để đi làm ô sin cho gia đình khác nhưng do gần một năm rồi chủ nhà không trả tiền công cho nó nên nó không thể về”, chị Thu kể trong nước mắt.
2 đứa con gái của chị Th. từng mang bầu trong lần vào Đà Nẵng làm ô sin |
Chị có hỏi thì bị chủ nhà xông vào đánh đến bầm dập. Trong khi đó, đứa con gái của anh Thìn đang làm ô sin tại một gia đình ở Đồng Nai đã 7-8 tháng nay không liên lạc được. Trước đó, cô bé này có viết thư gửi về nhà kể việc mình nhiều lần bị đánh.
Thế nhưng, thương tâm nhất có lẽ là câu chuyện của em Bùi Thị Hải (13 tuổi), con gái đầu của vợ chồng anh Bùi Văn Mạnh. Mới theo học đến nửa lớp 4 thì Hải phải bỏ học vào TP.HCM giúp việc cho một gia đình làm nghề kinh doanh với tiền công 800 nghìn đồng/tháng. Hàng ngày, Hải làm các công việc như quét dọn nhà cửa, giặt giũ, chợ búa, nấu nướng cho nhà chủ.
Một lần vì sơ ý làm vỡ 2 cái bát ăn cơm, Hải bị chủ nhà dùng roi đánh đến thâm tím khắp người. Sau trận đòn thừa sống thiếu chết này, Hải xin chủ nhà thanh toán tiền công để về quê kiếm việc khác nhưng chủ nhà không chịu trả tiền.
Sau nhiều tháng sống trong khốn khổ vì bị đối xử tàn nhẫn, Hải trộm tiền của chủ để có lộ phí về quê thì bị phát hiện. Hậu quả là Hải bị chủ nhà thượng cẳng chân hạ cẳng tay và dùng vật cứng đánh tới tấp vào đầu.
Sau khi đánh Hải một trận nhừ tử, chủ nhà tống cổ cô bé này ra đường mà không trả một đồng tiền công nào. Rất may là Hải đã được một phụ nữ tốt bụng cho tiền bắt xe về lại quê. Từ ngày về quê đến nay, Hải cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, trí nhớ giảm sút.
Tuy nhiên, đánh đập bằng đòn roi không phải nỗi sợ hãi nhất của những phụ nữ và trẻ em làm nghề ô sin ở thôn Đông Hải. Không ít, không ít phụ nữ và trẻ em gái ở Đông Hải khi kiếm sống bằng nghề ô sin còn trở thành “con mồi” béo bở của những chủ nhà “quỷ râu xanh”. Để rồi, họ phải chôn một phần của cuộc đời mình với những đau đớn ê chề và đầy nước mắt.
Nhiều tháng nay, người dân trong thôn xì xầm bàn tán chuyện vợ chồng chị N.T.H và anh B.V.X. mâu thuẫn gay gắt do sau 8 tháng đi làm ô sin, chị H. trở về nhà trong tình trạng mang thai.
Mặc dù chị H. đã giải thích rằng chị mang bầu là do bị chủ nhà cưỡng dâm nhưng anh X. vẫn liên tục trút vào chị những lời xỉ vả vì anh nghi ngờ vợ mình nói dối.
Số là, chị H. vào Vũng Tàu làm ô sin cho một ông chủ giàu có cách đây 8 tháng. Nhờ có ngoại hình ưa nhìn nên chị được ông chủ nhà để ý và dùng lời đường mật tán tỉnh mỗi khi chỉ có ông và chị ở nhà.
Một lần, sau khi dụ dỗ chị không thành, ông này đã cưỡng hiếp chị ngay tại bếp khiến chị mang thai. Phát hiện sự việc, vợ ông ta lập tức tống cổ chị H. ra khỏi nhà nên chị phải ôm bụng bầu về quê.
Cũng chịu cảnh bị chủ cưỡng bức, thế nhưng, câu chuyện của chị Th. còn đau đớn hơn nhiều. Chồng mất sớm do tai nạn trong một lần đánh bắt thủy sản bằng xung điện, 2 đứa con gái của chị Th. phải bỏ học sớm để cùng mẹ làm nghề chài lưới kiếm sống.
Một lần, có người đàn ông ở Đà Nẵng về thôn tìm người giúp việc nhà, chị Th. đã cho 2 đứa con của mình đi theo người đàn ông này. Mỗi đứa được ông ta hứa trả tiền công 900 nghìn đồng/ tháng. Tuy thương con tuổi nhỏ đi làm ăn xa nhưng chị Th. cũng rất vui vì chị tin rằng kinh tế gia đình rồi đây sẽ bớt khó khăn hơn.
Nhưng niềm vui của chị chẳng tày gang. Sau hơn một năm vào giúp việc ở Đà Nẵng, 2 đứa con của chị lần lượt trở về nhà trong tình trạng đã… mang bầu.
“Chúng đã bị chính ông chủ nơi chúng làm việc gạ gẫm nên mới nên nông nỗi ni”, chị Th. nức nở. Sau chuỗi ngày khóc ròng, được hàng xóm khuyên bảo, chị Th. quyết định đưa con đi phá bỏ giọt máu lạc loài để tính đường chồng con về sau.
Ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì cho biết, việc trẻ nhỏ ở thôn Đông Hải đua nhau bỏ học vào các tỉnh phía Nam mưu sinh bằng nghề ô sin, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng không giải quyết được tình hình.
Đơn cử như mới đây, UBND xã đã cử cán bộ vào tận các nơi các em ở xã làm việc vận động và đưa được 18 em về quê hỗ trợ đi học trở lại nhưng sau đó các em lại lần lượt bỏ học vào Nam. Về tình trạng phụ nữ và trẻ em trong khi đi làm ô sin bị xâm hại, ông Diệu nói, dù rất đau lòng và bức xúc nhưng chính quyền xã rất khó can thiệp vì những sự việc trên không xảy ra trên địa bàn.
Tin liên quan |
- Ðàn ông Trung Quốc sang Việt Nam tuyển vợ gia tăng (Người Việt). –Báo Trung Quốc khen con gái Việt đòi hỏi thấp (PN Today).. – Bóc dỡ 2 ổ nhóm mua bán phụ nữ sang Trung Quốc (Mega News). - “Đại gia” Trung Quốc tuyển vợ chui trong khách sạn (NLĐ/DV).
- “ĐẾ CHẾ ĐỒNG CHÍ X LÀ VĨNH CỬU”!? (VLB).
- TOP TEN NHÂN VẬT 2012 (Sơn Thi Thư). - Báo chí 2012 – Một năm buồn (Petrotimes).
- Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Viết tiếp trang sử vẻ vang, nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN (ND).
. Ảnh: Choáng với thú "đốt tiền" thời bão giá của "nhà giàu" Hà Thành
Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh kêu gọi “tiếp máu” (VnE 29-12-12)
- Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp (VnMedia). – Điều 4 Hiến pháp không còn liên quan tới “tự sát”?
- Lấy ý kiến nhân dân toàn bộ dự thảo Hiến pháp sửa đổi (VnEconomy).- Không hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo (TN). – DỰ THẢO HIẾN PHÁP – BẢN LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN:Không còn quy định thành phần kinh tế chủ đạo (PLTP). - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhận trách nhiệm vì thông tư gây khó cho dân (PLTP).
- Để hệ thống pháp luật có chất lượng cao (LĐ).
- Học dân… cờ bạc? (DT).
- Đối thoại với Thứ trưởng Bộ GTVT về phí bảo trì đường bộ(Petrotimes).