Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Ba-Tư đại chiến trên thế giới blog: Vietnam’s Blogosphere

-Không gian blog: Đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Patrick Boehler, Time
27 tháng 12, 2012

Nhìn lại năm 2012 hẳn không phải là một năm tốt đối với Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam. Nền kinh tế của đất nước này đang gặp nhiều rắc rối; các lãnh đạo độc tài đang bị chia rẻ và những gì được xem là đối thủ với Đảng Cộng sản, hiện đang tìm cách khuấy động các tiếng nói bất đồng chính kiến ​​thông qua các phương tiện truyền thông xã hội để họ có thể tự lên tiếng, và việc này đã bùng lên làn sóng phản kháng trên mạng trực tuyến hiện đã trở thành ngày càng khó kiểm soát.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) mỉm cười khi ông đi phía sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch Trương Tấn Sang (phải) hướng về phía lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi diễn ra phiên họp Quốc hội ngày 22 tháng 10, năm 2012. Ảnh: HOANG DINH NAM / AFP / GETTY

Trong những năm qua, nội dung trên các trang blogs chuyên đăng những thông tin nội bộ bên trong giới cầm quyền Việt Nam gần đây chỉ trích những người thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang Quan Làm Báo (Cán bộ Làm Báo chí) xuất hiện vào mùa xuân vừa qua đã đăng nhiều bài viết cáo buộc mối quan hệ mờ ám giữa các doanh nghiệp lớn và các thành viên trong gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ví dụ, Quan Làm Báo cáo buộc rằng cô con gái 34 tuổi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Thanh Phượng, người từng học về quản lý đầu tư tại đại học ở Thụy Sĩ – đã có các hợp đồng đấu thầu với ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt về tội tham nhũng vào tháng Tám vừa qua. Phượng kịch liệt phủ nhận tất cả những cáo buộc trên và cho rằng những thông tin đó hoàn toàn không thích hợp. Tuong Vu, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, phỏng đoán rằng những thông tin này có thể đã được “đưa ra bởi một số người hoặc một nhóm lợi ích muốn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đi”.

Cho đến tháng Chín thì Thủ tướng đã không chịu nổi trang Quan Làm Báo và đã ký lệnh hành chính số 7169, chỉ đạo các cơ quan chức tách tấn công các bài viết trong trang blog này, và điều nghịch lý là không cho phép cán bộ nhà nước đọc chúng. Một tháng sau, trang Quan Làm Báo trở nên yên tĩnh hơn, nhưng phong cách trắng trợn của trang blog đã truyền cảm hứng cho các nhà báo khác để họ có thể thiết lập các trang riêng ẩn danh khác nhau để viết những câu chuyện mà họ không thể chia sẽ trên các phương tiện truyền thông nhà nước. “Các phe nhóm đối thủ trong Đảng [Cộng sản] đã cố gắng sử dụng các trang blog trên mạng để đối phó với các phe nhóm khác”, ông Vu nói. “Nhưng bây giờ thì thế giới blog đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của chính phủ”.

Theo Carlyle A. Thayer, giáo sư danh dự chuyên về khoa học chính trị tại Đại học New South Wales ở Canberra đồng thời cũng là chuyên gia lâu năm về Việt Nam cho biết, các trang blog mới đã làm “vấn đề trở nên nóng hơn và đang được rất nhiều người đọc”. Trang Dân Làm Báo (những người dân làm báo chí) là một trong những trang blog phổ biến nhất. Theo một bức thư ngỏ từ ban biên tập trang này cho biết thì số lượng lượt xem đã tăng lên khoảng nửa triệu vào ngày 12 tháng Chín, cùng ngày mà Thủ tướng ban hành chỉ thị số 7169. Bức thư viết rằng, “những đóng góp của trang chúng tôi bao gồm không chỉ những người đưa tin độc lập và dịch giả tự do, mà còn có các phóng viên từ những trang báo chính thống và cả những người từ bên trong chính phủ”. Trang Dân Làm Báo cùng với các blog tương tự như Cầu Nhật TânXuandienhannom, đã đăng các bài viết bao gồm các chủ đề như các phiên tòa những người bất đồng chính kiến, cưỡng bức các khu vực tái định cư, tình trạng lãng phí và hối lộ của các cán bộ nhà nước, những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản và tranh chấp lãnh thổ [Biển Đông] giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thế giới phương tiện truyền thông xã hội cũng đang trở thành một diễn đàn cho những người bất đồng quan điểm. Facebook đang bùng nổ tại các quốc gia Đông Nam Á. Theo thông tintừ Socialbakers thì gần một triệu người Việt Nam ghi danh tham gia trang Facebook mỗi tháng trong vòng nửa năm qua, dẫn đến kết quả Việt Nam là quốc gia có tốc độ người sử dụng Facebook cao nhất trên thế giới. Trong vòng một năm qua, tổng số người sử dụng trang này – chủ yếu là những người trẻ, ở đô thị và có học thức – đã tăng gấp đôi lên đến 10 triệu người, đứng đạng thứ 9 trong bản dân số trên Facebook. Việc này đã khiến một số nhà báo có tiếng nhất tại nước này di chuyển từ viết blog sang Facebook. Một trong số này là San Trương, người được biết đến nhiều hơn với tên Huy Đức và ông hiện đang tu nghiệp với chương trình Nieman tại Đại học Harvard. Ông hiện có khoảng 5.000 bạn [friends] và 13.000 người theo dõi [subscribers] trên Facebook, nơi ông thường xuyên đăng các bài bình luận về những cuộc xung đột mới nhất giữa Thủ tướng và đối thủ chính trị là Chủ tịch Trương Tấn Sang. “Những người như tôi sẽ không quay trở lại các phương tiện truyền thông chính thức miễn là chúng tôi có thể tranh luận trực tuyến”, ông nói.

Những biểu hiện kinh tế nghèo nàn trong thời gian vừa qua đã làm trầm trọng thêm sự bất mãn trong xã hội. Nước này đã giảm từ hạng 112 trong năm 2011 xuống hạng 123 trong bản Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. Hồ sơ tham nhũng nổi tiếng tại đây đã thống trị trên các trang tin tức trong suốt cả năm qua và đã trở thành một nền văn hóa khá phổ biến. Loạt phim truyện truyền hình Đàn Trời (Heaven Altar) miêu tả lại cuộc sống của một chủ tịch tỉnh tham nhũng, một doanh nhân và giám đốc truyền hình tham nhũng, hối lộ để leo lên vị trí cao và giàu có hơn – một câu chuyện hư cấu mà dường như quá thực đối với nhiều người tại Việt Nam. Hồi tháng Tư vừa qua, Phạm Thanh Bình – giám đốc điều hành tổng công ty nhà nước Vinashin – đã bị kết án 20 năm tù vì điều hành kém hiệu quả và đã đưa công ty đóng tàu lớn nhất đất nước đến bờ vực phá sản. Sau đó đến tháng Tám, Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và trùm bóng đá, bị bắt với tội “kinh doanh trái phép”. Vài tuần lễ sau, công an ở nước láng giềng Campuchia bắt Dương Chí Dũng, tổng giám đốc tổng công ty Vinalines, người đã bỏ trốn sau khi công ty này không trả được món nợ hơn 2 tỷ USD.

Thời gian vừa qua nạn lạm phát nước này vẫn tiếp tục tăng cao dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với giá tiêu dùng tăng lên đến trung bình 9,4% mỗi tháng trong năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Chiến lược kinh tế của chính phủ vẫn muốn phụ thuộc nhiều vào các công ty lớn của nhà nước mà hiện đang trên đà suy giảm. Vào ngày 24 tháng Mười hai, Tổng cục Thống kê thông báo Việt Nam đang trải qua tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 13 năm qua – mức thấp nhất trong số các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Đầu tư nước ngoài đã giảm 14% năm trong năm nay, Moody’s đã hạ bậc tín nhiệm trái phiếu chính phủ (chính xác là “mức độ bất ổn kinh tế vĩ mô rất cao”), và chỉ số chứng khoán VN-Index xuống mức tồi tệ nhất trong năm qua so với các nước ở châu Á hồi.

Các vấn đề tai ương tại Việt Nam đang là nguồn cơn để những người bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng, tuy nhiên họ vẫn chưa có không gian bày tỏ quan điểm tự do. Ngày 20 tháng Mười một, tòa án đã giữ nguyên án tù sáu năm đối với Đinh Đặng Định, một cựu chiến binh đồng thời cũng là một blogger. Quyết định này chỉ đến hai tháng sau khi ba bloggers bất đồng chính kiến nổi bật ​​thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Người nổi bật nhất trong số đó là blogger Nguyễn Văn Hải –còn được biết đến với tên Điếu Cày – đã bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia. Một blogger khác là Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia. Mẹ bà Tần đã châm lửa tự thiêu hồi tháng Bảy để phản đối việc con gái bà bị giam giữ trái phép.

Mặc dù gặp nhiều trở ngại nhưng nền văn hóa phản kháng vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện nay, các cuộc biểu tình mang tính dân tộc chủ nghĩa chống lại nước láng giềng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông vẫn nhiều hơn so với các cuộc biểu tình chống tham nhũng hoặc ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, xu hướng dân tộc chủ nghĩa của những người trẻ có thể sẽ tạo thành mặt trận thống nhất với các nhóm bất đồng chính kiến ​​khác, bao gồm cả các nhà hoạt động dân chủ. “Bạn có thể thấy rằng các liên kết đã trở nên mạnh mẽ hơn”, ông Vu nói. “Hiện nay họ đã bắt đầu liên kết với các nông dân phản đối chống lại các vụ chiếm đất, họ đã bắt đầu liên kết với những người Kitô hữu phản đối các chính sách tôn giáo của chính phủ”. Trong khi nhiều người vẫn tin rằng các trang blog chống chính phủ vẫn còn được chấp nhận được bởi vì sự tồn tại của họ phù hợp với các phe nhóm nhất định trong Đảng Cộng sản Việt Nam, việc này vẫn an toàn cho rằng chiều sâu của các mối quan hệ giữa những nhóm đối lập không có ý định đi theo bất kỳ thành viên trong ban lãnh đạo Đảng – và điều này có thể làm cho năm 2013 thậm chí khó khăn hơn cho chính phủ Việt Nam so với năm 2012.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012



Ba-Tư đại chiến trên thế giới blog: Vietnam’s Blogosphere: The Battleground for Rival Factions of the Ruling Communists (Time 27-12-12)

Vietnam’s ruling Communist Party is not looking back on a good year. The country’s economy is in trouble; the authoritarian leadership is split; and what appear to be rival Communist Party factions, seeking to rouse the dissenting voices of social media for their own ends, have unleashed a wave of online protests that has become increasingly difficult to contain.
Over the last year, blogs purporting to feature insider dirt on Vietnam’s ruling elite have caused an avalanche of criticism against those close to Prime Minister Nguyen Tan Dung. One blog, Quanlambao (Officials Doing Journalism), appeared in the spring, publishing allegations of murky ties between big business and members of the Prime Minister’s family.
Quanlambao alleged, for example, that the Prime Minister’s 34-year-old daughter Nguyen Thanh Phuong, an investment manager with a Swiss university degree, was bidding for contracts with disgraced tycoon Nguyen Duc Kien, who was arrested on corruption charges in August. Phuong vehemently denies any impropriety, and the attacks have been so virulent that Tuong Vu, associate professor of political science at the University of Oregon, speculates they must have been “launched by a faction or some interests who want the Prime Minister to go away.”
By September, the Prime Minister had had enough of Quanlambao and signed an administrative order No. 7169, instructing officials to clamp down on the publication of such blogs and, paradoxically, not to read them in the firstplace. A month later, Quanlambao had gone quiet, but its brazen style had already inspired journalists to establish other anonymous blogs featuring stories that they could not report on in government-controlled media. “Rival factions in the party have tried to use online blogs to counter other factions,” says Vu. “But now the blogosphere has gone out of the control of the government.”
According to Carlyle A. Thayer, emeritus professor of political science at the University of New South Wales in Canberra and a longtime Vietnam watcher, the new blogs have set “the house on fire and are being read by everyone.” Danlambao (People Doing Journalism) is one of the most popular blogs. It notched up half a million page views on Sept. 12 — the day of the Prime Minister’s antiblogging decree — according to an open letter by its anonymous editorial team. “Our contributors include not only independent newsgatherers and freelancers, but also reporters from mainstream media and informants from within the government,” the letter said. Danlambao, along with similar blogs like Cau Nhat Tan and Xuandienhannom, has covered dissident trials, forced relocations, official waste and graft, the country’s struggling real estatemarket and Vietnam’s territorial disputes with China.
The world of social media is also becoming a forum for dissent. Facebook is booming in the Southeast Asian nation. Almost a million Vietnamese joined the network each month over the past half-year, making Vietnam the country with the highest growth rate in Facebook users globally, according to the social-media analysts at Socialbakers. Over the year, the total number of users, who are mostly young, urban and educated, doubled to 10 million — a ninth of the population — prompting some of the country’s most outspoken journalists to move from blogging to publishing on Facebook. One of these is San Truong, better known as Huy Duc, who is currently a Nieman fellow at Harvard University. He has some 5,000 friends and 13,000 followers on Facebook, where he regularly publishes articles commenting on the latest conflicts between the Prime Minister and political rival President Truong Tan Sang. “People like me won’t have to go back to official media as long as we can debate online,” he says.
Poor economic performance has exacerbated social dissatisfaction. The country fell from 112th in 2011 to 123rd place this year in Transparency International’s Corruption Perception Index. High-profile corruption has dominated the news throughout the year and made appearances in popular culture too. The hit television series Dan Troi (Heaven’s Altar) portrayed the lives of a corrupt provincial party secretary, a businessman and a corruption TV station director, bribing their way up to higher positions and greater wealth — a fictional tale that seemed all too real to many Vietnamese. In April, Pham Thanh Binh, chief executive of state-owned Vinashin, was sentenced to 20 years in prison for bringing the country’s largest shipbuilding company to the brink of bankruptcy. In August, Nguyen Duc Kien, a banking and soccer tycoon, was arrested for “illegal business.” Weeks later, police in neighboring Cambodia arrested Duong Chi Dung, chairman of Vietnam’s largest shipping line Vinalines, who went on the run after the company defaulted on more than $2 billion in debt, according to official media reports.
Prime Minister Dung has meanwhile been overseeing a period of high inflation, with consumer prices up 9.4% on average every month this year compared with last, according to official figures. Government economic strategy, heavily reliant on propping up large state-owned companies, seems to be flagging. On Dec. 24, the country’s General Statistics Office reported the lowest economic-growth rate in 13 years — the lowest among its Southeast Asian neighbors. Foreign investment pledges fell by 14% this year, Moody’s has downgraded the country’s government bonds (citing “a high degree of macroeconomic instability”), and the country’s benchmark VN Index was Asia’s worst performing stock index last year.
To be sure, while Vietnam’s woes are providing plenty of material for dissenting voices, dissenters don’t have a free pass just yet. On Nov. 20, a court upheld a six-year prison sentence against soldier turned blogger Dinh Dang Dinh, aprominent democracy advocate. The decision came two months after three leading representatives of the dissident group Free Journalists Club were convicted of “conducting propaganda against the state.” The most prominent of them, blogger Nguyen Van Hai, also known as Dieu Cay, was sentenced to 12 years in prison and 5 years of house arrest. Fellow blogger Ta Phong Tan was sentenced to 10 years in prison and 5 years of house arrest. Tan’s mother died after setting herself on fire in July to protest her daughter’s detention.
Despite these setbacks, a culture of protest is growing. For now, nationalist demonstrations against neighboring China’s investments in Vietnam and its territorial claims in the South China Sea outnumber protests against official corruption or in favor of democracy. But the tendency is for young nationalists to form united fronts with other dissenting groups, including democracy activists. “You can see that the links have become stronger,” says Vu. “Now they have started to link to farmers protesting against land grabs, they have started to link to Christians who contest government religious politics.” While many still believe that antigovernment blogs are tolerated because their existence suits certain factions of the Communist Party, it is safe to assume that the deepening of ties between opposition groups was never the intention of any apparatchik — and that may make 2013 an even more difficult year for the Vietnamese government than 2012.


Read more: http://world.time.com/2012/12/27/vietnams-blogosphere-the-battleground-for-rival-factions-of-the-ruling-communists/#ixzz2GQiB6B4A

-

Ông Nguyễn Chí Vịnh không muốn đòi lại những phần lãnh thổ đã bị Trung Quốc chiếm đoạt? (Blog Tâm sự y giáo 27-12-12)
'Tự diễn biến đe dọa sự tồn vong của Đảng' (VnEx 28-12-12) -- Bảo vệ Đảng, chống diễn biến: ông nói gà, bà nói vịt (blog Cầu Nhật Tân 28-12-12)

Tương lai Đảng Cộng sản Trung Quốc: The Life of the Party (Foreign Affairs Jan/Feb 2013) -- Bài mới ra sốt dẻo, quá lạc quan (ngày mai tôi sẽ đăng bài phản biện bi quan hơn). THD$$$ ◄◄  (Để có background về cuộc tranh luận này, đọc lại bài của Lý Thành mà Thời Đại Mới đã dịch: Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của Đảng Cộng sản Trung Quốc? Một đánh giá ba phần về sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc.:
Trung Quốc trở vế quá khứ: With Focus on Unity, China Embraces Its Pre-Communist Past (NYT 27-12-12)

Ông Lê Quốc Quân bị bắt để điều tra về tội trốn thuế (NLĐ 28-12-12)


TQ tăng kiểm soát internet-
-VN rồi sẽ giống như thế này chăng ? 
-"Khi sử dụng internet, người dân phải thực hiện các quyền phù hợp với luật và hiến pháp". Người dùng internet ở Trung Quốc phải dùng tên thật để đăng ký dịch vụ

Trung Quốc hôm thứ Sáu vừa công bố thêm lệnh siết chặt quản lý internet, với việc hợp pháp hóa hành động xóa bỏ các tin ngắn hoặc các trang có thông tin "bất hợp pháp".


Các bài liên quan

Vào web ở Bắc Hàn là sự 'liều mạng'
Trung Quốc thả người bị tù do Yahoo
Sắp có quy định mới về quản lý Internet

Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng đòi các nhà cung cấp dịch vụ phải trao cho giới chức các thông tin đó nhằm có biện pháp trừng phạt, theo tin Reuters.

Bài viết của phóng viên Ben Blanchard và Sally Huang nói rằng các quy định mới gửi ra tín hiệu rằng giới lãnh đạo mới với sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trực tuyến tại một quốc gia, nơi internet cho người dân những cơ hội hiếm hoi để tranh luận.

Tân Hoa Xã công bố các quy định mới cũng yêu cầu người sử dụng internet phải dùng tên thật ký đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ mạng, dẫu trên thực tế điều này đã xảy ra.

Giới chức Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ internet như Sina Corp lâu nay đã giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt những gì người dân nói trên mạng, nhưng chính phủ nay đưa quyền xóa các post vào luật.

"Các nhà cung cấp dịch vụ được yêu cầu phải ngay lập tức ngưng truyền tải các thông tin bất hợp pháp một khi phát hiện ra các tin đó, và phải có các biện pháp thích hợp, gồm cả việc gỡ bỏ và lưu giữ các thông tin đó trước khi báo cho các cơ quan quản lý," quy định mới ghi rõ.



Lê Phỉ, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội TQ

Các hạn chế được đưa ra sau một loạt các bê bối tham nhũng trong giới quan chức cấp thấp bị người dùng internet phanh phui, điều mà chính phủ Trung Quốc nói họ khuyến khích.

Lê Phỉ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói rằng luật mới không nhằm khiến mọi người lo lắng về việc không thể đưa tin tham nhũng lên mạng.

Nhưng ông cũng ra lời cảnh báo:

"Khi người dân thực hiện quyền của mình, gồm cả quyền sử dụng internet, thì họ phải thực hiện các quyền đó phù hợp với luật và hiến pháp, không gây hại tới quyền lợi pháp lý của nhà nước, xã hội... và của các công dân khác."
Kiểm duyệt gắt gao

Người dùng internet tại Trung Quốc đã phải thích nghi với các biện pháp kiểm duyệt gắt gao, đặc biệt là ở các chủ đề nhạy cảm chính trị như nhân quyền và giới chính trị gia cấp cao, và các trang mạng nước ngoài phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn.

Hồi đầu năm, chính phủ đã bắt đầu buộc người sử dụng mạng microblog Weibo rất phổ biến ở nước này phải đăng ký bằng tên thật.

Luật mới đã nhanh chóng bị một số người dùng Weibo lên án.

"Thế là nay người ta dùng Weibo để giúp giữ hồ sơ và báo cáo cho giới chức. Đây có phải là thứ tự do ngôn luận mà chúng ta được hứa hẹn trong hiến pháp không?" một người dùng nói.

"Chúng ta cần phải cương quyết phản đối biện pháp can thiệp vào tự do internet đó," một người khác viết.

Chính phủ nói việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động trên internet là cần thiết, nhằm ngăn chặn việc có những cáo buộc ác ý, vô danh trên mạng, chặn các hình ảnh khiêu dâm, các lời đồn đoán hoảng loạn vô cớ, và nói đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp này. TQ tăng kiểm soát internet
14:05 GMT


China tightens internet controls(Financial Times)-Law requires internet companies and telecom operators to censor online content and report users who publish information deemed illegal
-Giuse Lê Quốc Quân bị Công an bắt khẩn cấp
---China Toughens Restrictions on Internet Use NYT -New rules require Internet users to provide their real names to service providers, while assigning companies greater responsibility for deleting forbidden postings.
Tòa án Việt Nam xử y án tù đối với hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần
Hôm nay, 28/12/2012, trong phiên xử phúc thẩm ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã tuyên y án sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày và 10 năm tù đối với blogger Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải, tức blogger Anhbasaigon, người duy nhất nhận tội, thì được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.

--Kết quả phiên xử phúc thẩm ba bloggers-2012-12-28
Phiên xử phúc thẩm ba bloggers thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự do gồm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Công lý & Sự Thật Tạ Phong Tần, AnhbaSG Phan Thanh Hải diễn ra hôm nay tại Sài Gòn.
- Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình thủ tướng Nguyễn tấn Dũng ở Kiên Giang (Công luận). VietnamNet
- Hoàng Khương bị tuyên y án sơ thẩm (TT).

- Y án 4 năm tù đối với Nguyễn Văn Khương (TN). – Tòa phúc thẩm xử y án nhà báo Hoàng Khương (RFA). - Hoàng Khương thừa nhận làm sai nhưng là để tác nghiệp (DV). Nhưng trên FB của mình, phóng viên Hoàng Khương viết: “Riêng trong vụ án này, tôi xin khẳng định với mọi người rằng tôi không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm và có thể ngẩng cao đầu với những gì mình đã làm”. – Bắt giam nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương tại tòa (NLĐ).

- Sổ hưu (TP). - Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí: Cẩn trọng với con dao 2 lưỡi(DV). – Báo chính thống và truyền thông xã hội cần cộng sinh (SGTT).
TRUNG QUỐC - TÂY TẠNG
Trung Quốc tịch thu tivi, gỡ ăng-ten tại các tu viện Tây Tạng

Tổng số lượt xem trang