Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

“Đánh” nghi vấn Coca Cola chuyển giá là không thể?

-- “Đánh” nghi vấn Coca Cola chuyển giá là không thể? (GDVN).Trên đời chỉ có một hãng Coca-Cola, hương liệu cùng bí quyết trăm năm của họ cũng chỉ có một, không lấy đâu ra sản phẩm giống hệt để so sánh.

Phơi bày trên mặt báo không phải bằng chứng chuyển giá, mà là thế yếu của ngành thuế.

Từ cuối năm ngoái, xuất hiện dồn dập trên các phương tiện truyền thông đại chúng là những cáo buộc nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” nhằm mục đích “né thuế”. Thậm chí, nhiều bài viết còn gọi thẳng đây là hành vi “trốn thuế”, “làm nghèo đất nước”.

Đầu tiên là Coca-Cola. Hoan nghênh tuyên bố sẽ tiếp tục rót 300 triệu USD vào Việt Nam của CEO Mutar Kent là hàng loạt bài báo đặt nghi vấn Coca-Cola đã “né thuế” hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.

Bằng chứng nổi bật, được nhấn đi nhấn lại nhiều lần và đi vào lòng công chúng nhất là tại sao đã lỗ lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng mà Coca-Cola vẫn quyết định đầu tư mở rộng? Vì sao doanh thu của Coca-Cola vẫn tăng 3 lần trong giai đoạn 2008-2011, từ hơn 800 tỷ đồng lên hơn 2.500 tỷ đồng.



Vì sao doanh thu của Coca-Cola vẫn tăng 3 lần trong giai đoạn 2008-2011, từ hơn 800 tỷ đồng lên hơn 2.500 tỷ đồng nhưng trong báo cáo tài chính của Coca Cola vẫn lỗ?


Nhìn vào phần “ý kiến của một cán bộ thuế giấu tên”, dường như cơ quan thuế tập trung nhiều vào tỷ lệ




“Lẽ ra nên cân nhắc trước khi cho Coca Cola vào Việt Nam”





Chống chuyển giá: Khi Tổng cục Thuế công bố danh tính các "ông lớn"...



Facebook đang né thuế tại Việt Nam?

chi phí hương liệu, phụ liệu trong tổng giá vốn hàng bán của Coca-Cola (67-85% giá bán sản phẩm).

Tên tuổi thứ hai vào tầm ngắm là Adidas.Báo chí liệt kê hàng loạt loạt chi phí được cho là không hợp lý hợp lệ như chi phí treo ảnh quảng cáo tại cửa hàng trả cho Adidas mẹ, chi phí quản lý vùng, chi phí tư vấn mua nguyên phụ liệu, …

Phát súng thứ ba nhắm vào Keangnam Vina với “nghi vấn” dựa trên ba điểm chính.

Thứ nhất, Keangnam Vina thuê một công ty liên kết là Keangnam Enterprises làm nhà thầu chính thi công Keangnam Hanoi Landmark Tower. Tuy Keangnam Vina lỗ nhưng Keangnam Enterprises lãi to.

Thứ hai, Keangnam Vina vay vốn từ Ngân hàng Kookmin với lãi suất trung bình 12% trong khi lãi suất vay USD tại các ngân hàng trong nước chỉ là 5-7%.

Thứ ba là những chi phí bị coi là “trời ơi” như chi phí dịch vụ thu xếp nguồn vốn hay chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, …

Nghe thì hay nhưng thu thêm thuế thì không

Những nguyên cớ cụ thể, ngôn từ đanh thép khiến nhiều người nghĩ từ “báo chí lên án” tới “xử lý” cũng chỉ một sớm một chiều như vụ Vinalines. Và có lẽ, vài tháng nữa Tổng cục Thuế sẽ dễ dàng đặt lên bàn án truy thu thuế hàng ngàn tỷ đồng, hay ít nhất nhiều người cũng nghĩ như vậy.

Nhưng chuyện không đơn giản thế. Dựa trên những lập luận đã công khai trên báo chí, có vẻ chính Tổng cục Thuế mới đang ở thế yếu.

Thứ nhất, “dấu hiệu khả nghi” không phải “bằng chứng”.

Lỗ nặng kéo dài nhiều năm tuy là dấu hiệu được sử dụng phổ biến để xác định doanh nghiệp có hành vi chuyển giá, nhưng đây không phải bằng chứng có thể trình ra trước tòa. Chắc chắn không ai lại đi buộc tội Vinashin và Vinalines chuyển giá, dù hai “cựu đại gia” này lỗ sổ sách hàng ngàn tỷ. Hay như Facebook, 5 năm sau khi ra đời công ty mới bắt đầu lãi, dù có tới cả tỷ người dùng.

“Đầu tư mở rộng” cũng vậy. Quyết định đầu tư dù có bị tác động bởi kết quả trong quá khứ nhưng về bản chất là quyết định cho tương lai. Nếu Coca-Cola “bẻ” lại rằng dù trước đây tôi lỗ, nhưng thế đứng của hãng ở Việt Nam đã vững mạnh, giờ là lúc phải mạnh dạn tấn công dành lại những gì đã mất trong các năm trước, thì cũng … chịu.

Còn nếu coi thuê công ty liên kết thực hiện hợp đồng xây dựng như Keangnam là chuyển giá, thì mấy năm trước Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ra chỉ thị yêu cầu các công ty con sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nội bộ tập đoàn tính sao?

Thứ hai, nhiều loại chi phí mà báo chí coi là “không hợp lý, hợp lệ” thực chất là các khoản chi rất bình thường.

Ví dụ như chi phí “tiếp thị quốc tế”, mà bản chất là chi phí thuê người chụp hình quảng cáo để treo ảnh tại các cửa hiệu Adidas. Adidas mẹ phải mất rất nhiều tiền mới thuê được Lionel Messi chụp hình quảng cáo nên chắc chắn họ phải đòi tiền bản quyền hình ảnh từ các công ty con. Adidas Việt Nam ắt bán được không ít hàng nhờ hiệu ứng “muốn mua giày Messi” nên khó có thể coi đây là chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một loại chi phí khiến nhiều người bức xúc khác là chi phí thu xếp vốn của Keangnam Vina. Nghe có vẻvô lý, nhưng không, đây là loại chi phí luôn xuất hiện trong các hợp đồng vay (cả trong nội bộ Việt Nam hay với nước ngoài), dù không phải lúc nào nó cũng mang cái tên “thu xếp vốn”.

Nếu Tổng cục Thuế quyết coi đây là “chi phí không hợp lý, hợp lệ” thì tất cả các ngân hàng cả trong nước lẫn nước ngoài sẽ rào rào phản ứng, và ai cũng biết “nhóm lợi ích ngân hàng” mạnh đến đâu.

Tình “gian”, lý “ngay”

Nếu ở trên là những điểm Tổng cục Thuế “chưa đúng”, thì dưới đây là những điểm rõ ràng phía doanh nghiệp “giở trò” nhưng Tổng cục thuế “không chứng minh được mình đúng”.

Đơn cử như giá hương liệu của Coca-Cola. Nhìn tỷ lệ 67-85% giá vốn của khoản chi này không ai là không nghi ngờ. Nhưng để xác quyết được là “quá cao” thì chịu. Trên đời chỉ có một hãng Coca-Cola, hương liệu cùng bí quyết trăm năm của họ cũng chỉ có một, không lấy đâu ra sản phẩm giống hệt để so sánh.

Muốn dùng sản phẩm tương tự cũng khó, vì Coca-Cola “chuyển giá” chẳng nhẽ Pepsi lại không. Còn nếu dùng hương liệu của Tân Hiệp Phát thì rất khó thuyết phục, vì một bên là danh tiếng toàn cầu, còn một bên mới chỉ ở cấp quốc gia (mà lại còn là “quốc gia nhỏ”).

Một lối khác là so sánh với giao dịch của Coca-Cola mẹ với các Coca-Cola con ở các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, … Nhưng ít khả năng Coca-Cola mẹ chịu cung cấp các thông tin kể trên, và nếu có thì ai biết số liệu ấy là thật hay giả?

"...các doanh nghiệp FDI giống như một pháo đài vốn đã khó công phá lại không thiếu tiền tuyển mộ “lính đánh thuê” từ các công ty tư vấn hàng đầu nên chuyện phá thành bắt tướng là điều không thể."

"Ảo” hơn là các loại chi phí thuộc loại “tư vấn”. Rất khó đo đếm một cách thuyết phục chất xám trị giá bao nhiêu cũng như chẳng ai biết để có được quyền sử dụng đất của khu đất vàng cả bốn mặt đều là đường lớn như Keangnam Landmark Tower phải tốn kém thế nào (và tốn kém “ở đâu”).

Cơ sở chứng minh dù có, nhưng đôi khi lại thành có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như lãi suất Keangnam vay từ Kookmin Bank (12%) được so sánh với lãi suất vay USD của ngân hàng trong nước (5-7%).

Nhưng năm ngoái trái phiếu đôla Mỹ của Vincom phát hành với lợi suất 11%, còn trái phiếu Vietinbank là 8,25% nên chuyện đòi Keangnam điều chỉnh giảm lãi suất vay vốn xuống chỉ còn 5-7% là bất khả. Cùng lắm họ chỉ giảm xuống ngang với lãi suất trái phiếu Vincom là cùng (tức giảm … 1%).

Chiến thuật công thành

Những luận điểm và bằng chứng nêu ra trên báo chí không thuyết phục, nhiều chỗ còn mang tính hài hước, nhất là với người trong nghề.

Tổng cục Thuế thừa hiểu điều đó. Họ hiểu các doanh nghiệp FDI giống như một pháo đài vốn đã khó công phá lại không thiếu tiền tuyển mộ “lính đánh thuê” từ các công ty tư vấn hàng đầu nên chuyện phá thành bắt tướng là điều không thể. Hô “xung phong” rồi ào lên tấn công thì chỉ có thua.

Có một thời, ta vừa nhỏ vừa yếu vừa lạc hậu vẫn thắng được cường địch hùng mạnh số một thế giới. Giờ là lúc dùng lại hai chiến thuật của “thời thắng Mỹ”: du kích và công luận.


-Bóc trần bộ mặt thật của các "ông lớn" ở Việt Nam-(Kienthuc.net.vn) Những ngày cuối năm có vẻ như là "vận xui" của nhiều "ông lớn" khi hàng loạt các tên tuổi dính 'vết nhơ" về trốn thuế, "né" thuế Nhà nước.
Cocacola, Pepsi "rủ nhau" trốn thuế?
Dân tình đang hô hào nhau tẩy chay Cocacola vì
Dân tình đang hô hào nhau tẩy chay Cocacola vì "nghi án" trốn thuế của doanh nghiệp này
Mặc dù ra nhập thị trường Việt Nam từ rất lâu nhưng hai "ông lớn " sừng sỏ trong ngành công nghiệp giải khát thế giới là Cocacola và Pepsi đều chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Việt Nam.

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty Coca-cola tại cục thuế TP.HCM, trong nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam công ty này liên tục thua lỗ với con số lỗ trung bình mỗi năm lên tới 100 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng.

Mặc dù báo cáo tài chính của công ty Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm đều thuộc diện lỗ nhưng công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất. 
Chính những "mâu thuẫn" khó hiểu trong đầu tư của Cocacola khiến cơ quan thuế của TP HCM phải đưa doanh nghiệp này vào tầm ngắm. Nghi vấn được đặt ra là phải chăng Coca-cola Việt Nam trong nhiều năm qua đã lợi dụng "chiêu" nhập nguyên liệu độc quyền từ công ty mẹ với giá cao, điều các công ty khác không làm được để nâng chi phí sản xuất nhằm đối phó trong việc nộp khoản tiền thuế khổng lồ.

Không chỉ riêng Cocacola, Công ty PepsiCo Việt Nam cũng báo lỗ liên tục, kể từ khi thành lập đến năm 2010, số lỗ của công ty này lên tới 1.206 tỷ đồng nên cũng không phải đóng một đồng thuế nào cho nhà nước Việt Nam.

Ngày 12/12 vừa qua, ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó trưởng ban Cải cách Tổng cục Thuế cho biết sẽ sớm thanh tra hai "ông lớn" này về "nghi án" trốn thuế.

Đại siêu thị Metro cũng "rút ruột"...

Công ty TNHH Metro Cash & Carry VN hay chính là ông chủ của chuỗi siêu thị bán sỉ khổng lồ tại Việt Nam - Metro cũng dính vào "nghi án" chuyển giá, trốn thuế bởi sau 11 năm có mặt tại Việt Nam, "đại gia" này đã mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng do lỗ nên chưa nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Bóc trần bộ mặt thật của các
"Đại siêu thị" Metro liên tục báo lỗ kể từ khi đặt chân tới Việt Nam.

Cụ thể, từ năm 2007 đến 2009, Metro liên tục báo lỗ. Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỉ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến lỗ triền miên của Metro được khai báo là do...mở rộng đầu tư đã nằm trong đề án từ khi thành lập.

Do nhiều năm thua lỗ, đến nay Metro Cash & Carry VN đã lỗ lũy kế 598 tỉ đồng, sau khi chuyển lỗ qua các năm thì đến năm 2012 số lỗ còn 254 tỉ đồng trên tổng vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD.

Việc thua lỗ triền miên nhưng vẫn rót vốn mở rộng đầu tư hàng loạt cơ sở mới tại Việt Nam khiến Metro bị đưa vào tầm ngắm trốn thuế. Thời gian tới, doanh nghiệp này cũng sẽ bị Tổng cục Thuế điều tra làm rõ cùng với Cocacola, Pepsi.

Chiêu "né" thuế của "đại gia hàng hiệu" Adidas

Mới đây, Tập đoàn hoạt động xuyên quốc gia Adidas cũng bị Cục Thuế TP.HCM đã tiến hành thanh tra do nghi ngờ có dấu hiệu giao dịch liên kết. Hoạt động theo giấy phép kinh doanh là phân phối bán buôn nhưng Công ty TNHH Adidas Việt Nam lại phát sinh hàng loạt chi phí của nhà bán lẻ. Đây là cách chuyển giá theo phương thức liên kết giữa các công ty "con" của Adidas "mẹ" nhằm tìm cách né thuế tại Việt Nam.
Adidas cũng bị cơ quan thuế
Adidas cũng bị cơ quan thuế "sờ gáy" do nghi ngờ có dấu hiệu giao dịch liên kết để "né" thuế

Kết quả thanh tra cho thấy có rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý được trả cho các đối tác là những đơn vị có giao dịch liên kết với Adidas Việt Nam. Trong đó nổi bật nhất là "chi phí tiếp thị quốc tế".

Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm của Adidas còn bị đội lên do khoản chi phí quản lý. Nếu các doanh nghiệp khác chỉ có một chi phí vùng thì Adidas có hàng loạt nấc quản lý từ Việt Nam, Singapore, Đức.

Nghịch lý hơn, dù có đầy đủ tư cách để nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ nước ngoài nhưng Adidas Việt Nam lại phải thuê đối tác khác là Adidas International Trading B.V thay mặt Adidas Việt Nam thực hiện các dịch vụ như tìm nhà sản xuất cho hàng hóa liên quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra vật liệu, thành phần hàng hóa, giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý...

Ngoài ra, Adidas còn có hàng loạt những chi phí vô lý khác như tiền bản quyền, hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ...Mỗi khoản phí nêu trên hằng năm ngốn của Adidas Việt Nam số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng. Chi phí này do người tiêu dùng Việt Nam "gánh" nhưng ngân sách thất thu vì lợi nhuận được chuyển lòng vòng qua các đối tác rồi chảy về túi công ty mẹ.

Nghi án chuyển giá của "đại gia" BĐS Keangnam-Vina

Sau Cocacola, Pepsi, Metro, Adidas, đến lượt "đại gia" bất động sản Keangnam-Vina (Hàn Quốc) bị cơ quan thuế đưa vào tầm ngắm vì có nghi vấn chuyển giá, giao dịch liên kết.

Hiện cơ quan thuế đang nghi ngờ Cty TNHH một thành viên Keangnam-Vina (100% vốn nước ngoài thuộc Tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc) đã chuyển lợi nhuận sang công ty mẹ thông qua giao dịch liên kết.
Bóc trần bộ mặt thật của các
"Đại gia" BĐS Keangnam cũng năm trong "danh sách đen" về trốn thuế

Theo đó, tháng 5/2007, khi thực hiện đầu tư dự án căn hộ cao cấp Keangnam Hanoi Landmark Tower, Keangnam-Vina vay vốn từ ngân hàng Kookmin bank (Hàn Quốc) - thành viên trong cùng tập đoàn - với tổng vốn vay 400 triệu USD và phải trả lãi vay bình quân các năm tới 12%/năm, cao hơn cả lãi vay USD ngân hàng Việt Nam (khoảng 5-7%/năm).

Theo ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng - Phó trưởng ban cải cách (Tổng cục Thuế), Keangnam-Vina đã vay vốn của ngân hàng cùng tập đoàn với lãi suất cao, trả trước chi phí dàn xếp vốn vay cho công ty mẹ, tức là có giao dịch giữa 3 đơn vị cùng tập đoàn. Đây là một căn cứ để cơ quan thuế nghi vấn dấu hiệu chuyển giá.

Năm 2011, Cty Keangnam-Vina bắt đầu có doanh thu từ dự án Landmark Tower, đạt trên 5.200 tỷ đồng, nhưng Cty này báo lỗ hơn 140 tỷ đồng. Trong hơn 5 năm đầu tư, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm.

Đến hết năm 2011, tổng số lỗ lũy kế lên tới 277 tỷ đồng. Do thua lỗ nên Keangnam-Vina chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ đóng thuế VAT, thuế sử dụng đất "không đáng kể".

Trước những dấu hiệu bất thường, từ tháng 9-2012, Cục thuế TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra thuế, đặc biệt là hoạt động chuyển giá tại Cty Keangnam-Vina.

Tập đoàn "nội" Bảo Long cũng trốn thuế hàng chục tỷ đồng

Không chỉ có các "ông lớn" với vốn đầu tư nước ngoài dính "nghi án" trốn thuế. Tập đoàn trong nước Bảo Long cũng vừa bị phanh phui số tiền trốn thuế lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tập đoàn
Tập đoàn "nội" Bảo Long trốn thuế hàng chục tỷ đồng

Bảo Long đã "làm xiếc" ngay ở khoản mở sổ, ghi chép hạch toán kế toán để tìm cách trốn thuế.

Sau nhiều tháng thanh tra, Cục Thuế TP Hà nội đã yêu cầu Bảo Long phải nộp lại số thuế cộng với tiền phạt lên tới 1,9 tỉ đồng. Trong đó, thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp Bảo Long đã cố tình gian lận trong 3 năm là gần 1,5 tỉ đồng.

Doanh nghiệp này còn phải chịu 2 khoản phạt do trốn thuế, chậm thuế lên tới hơn 462 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp có giá trị pháp lý và được thực hiện thì số thuế thu nhập cá nhân (tạm tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân) phải nộp là gần 37 tỉ đồng nhưng hiện tại hoạt động này chưa kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước.

Như vậy, tổng số tiền thuế tại Tập đoàn Bảo Long phải nộp cho nhà nước lên tới gần 40 tỷ đồng nhưng các cá nhân và doanh nghiệp này vẫn cố tình "lờ" đi.
N.Đ (tổng hợp) -Bóc trần bộ mặt thật của các "ông lớn" ở Việt Nam

-Coca-Cola Việt Nam thản nhiên tuyên bố... 'trong sạch'?! (PetroTimes 15-12-12)
(Petrotimes) – Sau khi dính phải nghi án “chuyển giá” nhằm trốn thuế trong nhiều năm liền gây phẫn nộ dư luận, đại diện Coca-cola Việt Nam đã lên tiếng trả lời báo chí.
Coca-Cola vừa "làm trò" vừa cho rằng mình... "trong sạch"?!
Dù 10 năm không nộp thuế cho nước sở tại nhưng Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola lại tuyên bố là "đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam" và thản nhiên cho rằng mình "trong sạch".


>>'Uống Coca - Cola là... làm nghèo đất nước'

>>Coca-Cola, Metro 'làm xiếc' - ngành Thuế không biết thẹn!

>> Cộng đồng mạng dậy sóng vì Coca-Cola 'làm xiếc'

>> Nghi án trốn thuế khổng lồ ở Coca-Cola Việt Nam

>> Sẽ thanh tra thuế Coca-Cola, Pepsi, Metro...
Về việc Coca - Cola Việt Nam "làm xiếc" để liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Khoa Mỹ, Giám đốc đối ngoại công ty Coca-cola VN lý luận rằng: Nguyên nhân là do lạm phát cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi vay tăng và do công ty mới đầu tư vào dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối.
Về vấn đề vì sao nhiều năm liền công ty liên tục thua lỗ nhưng vẫn được công ty mẹ đầu tư 300 triệu USD vào thị trường ở Việt Nam, ông Mỹ cho rằng: khoản đầu tư này nhằm giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn trong đó phần dùng để đầu tư...
10 năm không nộp thuế nhưng ông Mỹ còn tuyên bố về khả năng Coca-Cola đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam: "Khoản đầu tư mới trị giá 300 triệu USD trong vòng 3 năm tới sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp của chúng tôi tăng trưởng nhanh hơn và giúp Coca - cola VN có thể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam".
Ông Mỹ cho rằng thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam vẫn còn đang trong thời kỳ đầu với lượng tiêu thụ trên đầu người còn ở mức thấp. Vì vậy đây là một thị trường đầy tiềm năng cho Coca-Cola phát triển.
Giám đốc đối ngoại Coca - Cola cũng khẳng định luôn tạo ra giá trị kinh tế cho địa phương nhưng: "Trước tiên chúng tôi cần phải đầu tư để xây dựng nền tảng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường".
Dù luôn vỗ ngực xem mình là "thương hiệu lớn" nhưng với thực tế 10 năm Coca-Cola đã "làm trò" để lách thuế và những lý luận của ông giám đốc đối ngoại chẳng thể thuyết phục được ai.
Petrotimes từng nói về sự im lặng đáng trách của một bộ phận người bản xứ ở Coca-Cola và phát ngôn của ông giám đốc đối ngoại người Việt này sẽ chỉ càng làm cho dư luận thêm phẫn nộ.

- 10 năm không đóng thuế, Coca-Cola phát triển gì cho VN? (SGTT/PETROTIMES).

- Sẽ thanh tra thuế Coca-Cola, Pepsi, Metro… (Petrotimes). - Nếu có dấu hiệu “chuyển giá” ở Coca-Cola, đó là hành vi trốn thuế (GDVN).
- ‘Nối gót’ Coca-Cola, Bảo Long cũng ‘làm nghèo đất nước’ (Petrotimes).
-- Chống chuyển giá (ĐĐK). – Sửng sốt chuyện thu thuế (ANTĐ). – Xem lại việc mở rộng đầu tư của Coca Cola VN (TT). – Coca-Cola, Metro ‘làm xiếc’ – ngành Thuế không biết thẹn! (Petrotimes).
-- Coca-Cola, Pepsi sẽ bị thanh tra (NĐT).

Coca Cola công bố đầu tư 200 triệu USD vào VN Thanh Niên
Tiếp Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Coca Cola Muhtar Kent ngày 4.9 tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Coca Cola sẽ tăng gấp đôi vốn đầu tư vào VN trong thời gian tới. Thủ tướng nhấn mạnh, VN sẽ tiếp tục tạo ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Coca-Cola Đài Tiếng Nói Việt Nam
Coca-Cola sẽ tăng gấp đôi vốn đầu tư vào VN VNMedia


Coca-Cola dự định đầu tư thêm 200 triệu đôla ở VN VOA Tiếng Việt

-- Dấu hiệu bất thường ở Coca Cola VN (TT). TT - Thống lĩnh thị phần đồ uống tại thị trường VN, doanh số tăng theo chiều thẳng đứng, nhưng từ khi đầu tư tại thị trường VN đến nay Coca Cola chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào do liên tục khai lỗ.
Thống lĩnh thị trường đồ uống VN nhưng Coca Cola VN liên tục báo lỗ - Ảnh: Thuận Thắng

Bằng thủ thuật nào mà một “đại gia” trong ngành đồ uống dù bị Cục Thuế TP.HCM liệt vào danh sách những doanh nghiệp (DN) có nghi vấn chuyển giá cao vẫn ngang nhiên khai lỗ?
Nâng giá nguyên phụ liệu
Cục Thuế TP.HCM cho biết từ khi thành lập (tháng 2-1994) đến nay chưa năm nào Công ty Coca Cola VN khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm. Năm 2004 doanh thu 728 tỉ đồng, số lỗ là 110 tỉ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỉ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỉ đồng.
Mới nhất năm 2010, doanh thu của Coca Cola VN lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng. Lũy kế đến nay công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.
Ông Lê Duy Minh, trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 Cục Thuế TP.HCM, cho biết “bí quyết” để DN này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao.
Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn. Như năm 2010 chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng trên doanh thu 2.329 tỉ đồng. Năm 2009 chi phí này là 1.065 tỉ đồng.
Nhiều lần Cục Thuế TP.HCM cũng đã làm việc với DN này nhưng đại diện Công ty Coca Cola VN vẫn trả lời là đã kê khai đầy đủ, chấp hành đúng luật pháp VN, còn nguyên nhân lỗ là do thu không đủ bù chi. Công ty cũng không thể bán giá cao hơn vì muốn mở rộng thị trường. Công ty này cũng giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám.
“Đã 6-7 năm nay Cục Thuế TP.HCM liệt Công ty Coca Cola VN vào vị trí số 1 trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Báo cáo tài chính của công ty này cũng được săm soi rất kỹ nhưng việc chứng minh DN này có chuyển giá phức tạp hơn các DN khác rất nhiều do không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các DN khác cùng ngành nghề vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola VN độc quyền cung cấp. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của DN VN cùng ngành nghề để so sánh vì đây là DN đặc thù” - ông Minh nói.

Nguồn: Cục Thuế TP.HCM - Đồ họa: V.Cường

Kinh doanh bằng vốn của công ty mẹ
Cũng theo đại diện Cục Thuế TP.HCM, điểm bất thường khác là những DN khác tỉ lệ lãi trên vốn luôn là số dương nhưng riêng Công ty Coca Cola VN tỉ lệ này luôn âm với một con số rất lớn. Qua nhiều năm thua lỗ đến nay, Coca Cola VN đã “âm” vốn chủ sở hữu đến 818 tỉ đồng.
Vì thua lỗ nên sau hàng chục năm đầu tư vào VN, Coca Cola VN chỉ nộp thuế giá trị gia tăng (thực chất là do người tiêu dùng nộp), thuế môn bài, còn thuế thu nhập DN đến nay chưa thu được đồng nào. Nhưng nghịch lý ở chỗ dù thua lỗ, công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất.
Thậm chí cuối tháng 10-2012, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca Cola, ông Muhtar Kent, đã tới VN và tuyên bố Coca Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào VN trong ba năm tới. Vậy đâu là động lực để DN này tiếp tục mở rộng đầu tư tại VN khi liên tục thua lỗ như vậy?
Ông Lê Duy Minh cho biết so sánh với DN nước giải khát rất nhỏ cùng ngành nghề của VN là Chương Dương năm 2011, dù chỉ còn thị phần ở hai sản phẩm là soda chai và nước xá xị, doanh thu chỉ có 422 tỉ đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30 tỉ đồng với số
thuế nộp cho ngân sách lên đến 7,5 tỉ đồng. Như vậy có thể thấy ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu. “Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP và Sở Kế hoạch - đầu tư TP về tình trạng thua lỗ liên tục của Coca Cola VN, trong đó nêu rõ quan điểm rằng nếu một DN đầu tư vào VN mà lỗ mất vốn đầu tư ban đầu có còn cơ sở pháp lý để tồn tại ở VN hay không nhưng vẫn chưa nhận được văn bản nào trả lời về vấn đề này” - ông Minh nói.
Do liên tục thua lỗ qua nhiều năm, đến nay Coca Cola VN hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay. Trong đó vay nợ ngắn hạn từ công ty mẹ là 2.020 tỉ đồng, số nợ khác chỉ có 343 tỉ đồng. “Như vậy Coca Cola VN nợ mà thực chất là không nợ vì chủ yếu là vốn từ công ty mẹ rót vào cho công ty con trích từ một phần lãi hằng năm chuyển về ẩn dưới dạng thanh toán tiền mua hương liệu” - ông Minh cho biết.
Cũng theo Cục Thuế TP.HCM, tình trạng DN có vốn đầu tư nước ngoài tại TP thua lỗ liên tục qua nhiều năm, thậm chí số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng sản xuất là dấu hiệu không bình thường nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Cách làm này của các DN không chỉ gây thất thoát nguồn thu thuế trong nước mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thôn tính đối tác kinh doanh.
Nhưng nhìn thấy dấu hiệu bất bình thường ở DN là một chuyện, còn việc đấu tranh để các DN này thừa nhận chuyển giá không phải dễ. Bởi khi thực hiện việc chuyển giá, DN đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, hợp đồng có giá trị pháp lý...
Dữ liệu của cơ quan thuế cũng chưa thật đầy đủ. Như trường hợp Coca Cola VN, muốn có cơ sở so sánh phải có dữ diệu của Coca Cola tại Singapore hoặc Thái Lan...

Coca Cola VN nói gì?
Trao đổi với Tuổi Trẻ (qua email) về nguyên nhân thua lỗ triền miên của Coca Cola VN, ông Nguyễn Khoa Mỹ, giám đốc đối ngoại của đơn vị này, cho rằng do hàng loạt nguyên nhân khách quan.
Theo ông Khoa, sự xuất hiện của các đối thủ khiến Coca Cola VN bị mất đi một số thị phần đáng kể, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc tiếp thị nhằm quảng bá và bảo vệ thương hiệu. Giá nguyên nhiên liệu, giá điện và giá đường tăng, trong đó việc mua nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài khá đắt đỏ đã làm đội giá thành sản phẩm. Công ty cũng tăng lương cho nhân viên ít nhất 11% mỗi năm để... đối phó với lạm phát.
Về chủ quan, ông Khoa cho biết Coca Cola VN phải vay vốn, chịu gánh nặng chi phí lãi suất cao cũng như những rủi ro tỉ giá với các khoản vay bằng USD. Các khoản chi đầu tư vào dây chuyền sản xuất đã làm gia tăng chi phí về lãi suất, khấu hao và chi phí chênh lệch tỉ giá.
* Coca Cola VN thua lỗ là do nguyên vật liệu mua từ công ty mẹ ở nước ngoài có giá cao và dư luận nghi ngờ có “dấu hiệu chuyển giá”. Ông nói gì về dư luận này?
- Coca Cola luôn tuân thủ các quy định về thuế và tài chính ở VN thể hiện qua các kết quả kiểm toán trong những năm qua.
* Mặc dù báo lỗ liên tục nhưng vì sao Coca Cola vẫn không ngừng rót tiền vào đầu tư xây dựng nhà máy mới, mở rộng thị phần, thưa ông?
- VN là một thị trường tăng trưởng quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quá trình chúng tôi nhắm tới mục tiêu của Tầm nhìn 2020. Đầu tư tài chính mới này không chỉ mang ý nghĩa đầu tư mở rộng kinh doanh của Coca Cola để xây dựng vị trí dẫn đầu tại VN mà còn là một minh chứng cho sự tin tưởng của chúng tôi vào triển vọng phát triển lâu dài của VN.
NHƯ BÌNH ghi

ÁNH HỒNG- Dấu hiệu bất thường ở Coca Cola VN (TT).
Một sự thật bị chối bỏ: 20 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chỉ đóng vai ‘gia công’ (Sống Mới).
- Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 (VOV).
- Đan Mạch viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam (DV).
- Tín dụng tăng yếu: Doanh nghiệp đã bớt phụ thuộc ngân hàng? (DT). - ‘Việt Nam nên thận trọng khi giảm lãi suất’ (VNE).  - Hạ lãi suất huy động (DV). - Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng: Cần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro (Petrotimes).
- Không trả nợ thay các tập đoàn (TT).
- Doanh nghiệp ở ĐBSCL phá sản nhiều chưa từng thấy (Sống Mới). – Giải pháp phát triển kinh tế Đồng bằng Cửu Long(TTXVN).
- Doanh nghiệp nông nghiệp… siêu khó (DV). - Xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp năm 2013: Lo cho cà phê, cao su, hồ tiêu (DV). - Từ 1.1.2013: Cấm nhập nông sản từ các nước chưa đăng ký (DV). - Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 12: Làm giàu từ chồn nhung đen (TN).

- Nỗi niềm doanh nghiệp chế biến tôm, cá “xuất ngoại” miền Tây: Chân đất lại về với… chân đất (!) (Kỳ 2) (Petrotimes). Xem lại: Chân đất lại về với… chân đất (!) (Kỳ 1). - Bianfishco đã trả hết nợ tiền cá cho nông dân (Tin tức).
- Địa ốc Hà Nội tìm cách gỡ gạc cuối năm (VNE).- Nông dân điêu đứng vì tin đồn “ăn chuối bị ung thư” (NLĐ).
Khốn khổ vì tin đồn 'ăn chuối bị ung thư'
Tiền Phong Online
Kinh tế. 09:24 | 08/12/2012. Khốn khổ vì tin đồn 'ăn chuối bị ung thư'. Người trồng chuối ở Quảng Ngãi khốn khổ vì kẻ xấu dựng nhiều biển báo "ăn chuối bị ung thư" khắp các khu chợ đông dân cư. Dòng chữ "không ăn chuối lùn, ăn chuối có thuốc có hại sức ...
Nông dân trồng chuối điêu đứng vì tin đồn thất thiệtcand.com
Nông dân điêu đứng vì tin đồn “ăn chuối bị ung thư”XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Không hộ khẩu riêng, có được cấp sổ hộ nghèo?Tuổi Trẻ
- Giảm lệ thuộc hàng hóa Trung Quốc quá khó (RFA).
- Ông chủ cà phê Trung Nguyên ra chợ bán hàng (TT).
- Vụ hàng hiệu Ý gian lận: Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ hải quan (TN). - Bỏ hàng ngàn USD mua … hàng nhái (TN). - Hầu hết các vi phạm bán hàng đa cấp chỉ xử lý nội bộ (TT). - Truy nguồn gốc hàng hiệu ‘giá bèo’ (TP).
- Bánh kẹo: Ngoại lấn nội (PLTP). - TPHCM lo tết – 14.140 tấn rau an toàn bình ổn thị trường (SGGP).
- Tước giấy phép 13 cây xăng vi phạm gian lận (LĐ).
- Nợ đồng lần, DN kéo nhau xuống hố (VEF).
- Thụy Sĩ sẽ thôi ‘nghỉ chợ Chủ Nhật’? (BBC).
- Đồng lương tăng chậm trên khắp thế giới (VOA).
-IMF cảnh báo tác động lây lan "bờ vực tài khóa" Mỹ
IMF cảnh báo nếu việc không đạt được thỏa thuận về ngăn chặn "bờ vực tài khóa" của Mỹ sẽ gây tác động tiêu cực đối với nhiều nước trên thế giới.
-Fraud: Fraud Accusation by Solar Panel Maker REUTERS
A Chinese solar panel maker, Suntech Power Holdings, said an internal investigation had determined that the company was defrauded by a partner in a solar development fund.


Tổng số lượt xem trang