Trước hết cần khẳng định, với bản phúc tiến "Chỉ số tự do báo chí 2013" công bố ngày 30-1, Tổ chức phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières - RSF) vẫn tiếp tục duy trì cái nhìn sai trái, cùng nhiều luận điệu có tính chất xuyên tạc, để từ đó nhận xét xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam.
RSF cho rằng, tự do báo chí ở Việt Nam "chưa có dấu hiệu được cải thiện", người dân "không được tự do tiếp cận thông tin" và Việt Nam đã trở thành "nước cầm tù blogger và cư dân mạng lớn thứ hai thế giới". Tranh thủ cơ hội, ngay sau khi RSF công bố phúc trình, một số cơ quan truyền thông và diễn đàn vốn thiếu thiện chí với Việt Nam, vội vàng "té nước theo mưa", đồng loạt đưa tin bài, thực hiện phỏng vấn để "làm sâu sắc hơn" phúc trình của RSF, mà thực chất là tuyên truyền, kích động những nhóm cực đoan trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài và một số người sinh sống trong nước. Trả lời phỏng vấn trên VOA tiếng Việt ngày 30-1, Benjamin Ismail - Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RSF, xưng xưng nói rằng tình hình tự do báo chí tại Việt Nam "đang xuống dốc tệ hại". Ông ta đưa ra dẫn chứng, 12 trường hợp blogger, 14 "nhà hoạt động Công giáo và Tin lành" bị xét xử trong năm 2012 để vu cáo Nhà nước Việt Nam "gia tăng đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận". Benjamin Ismail còn trắng trợn bịa đặt: Ở Việt Nam "không có chỗ cho bất kỳ sự chỉ trích nào đối với nhà cầm quyền, các chính sách của Nhà nước, hệ thống chính trị hay các quan chức nhà nước". RSF và Benjamin Ismail cố tình bỏ qua những cáo trạng đầy thuyết phục, với đầy đủ chứng cứ cụ thể và xác thực về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các đối tượng mà họ đề cập là thấy thái độ không khách quan, bất chấp sự thật của họ. Chẳng lẽ, RSF và Benjamin Ismail không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa nhà báo chính danh, lấy hoạt động báo chí làm nghề nghiệp xã hội với người viết blog (blogger) lợi dụng internet để thực hiện hành vi vi phạm Ðiều 88 của Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam?
Ðể "chứng minh" cho độ tin cậy trong phúc trình của RSF, trả lời phỏng vấn của VOA, Benjamin Ismail cố gắng giải thích phương pháp điều tra, nghiên cứu của tổ chức này; và ông ta càng giải thích thì lối làm việc tùy tiện, vô trách nhiệm của RSF càng lộ ra. Tương tự một số tổ chức đội lốt nhân quyền khác như "Tổ chức theo dõi nhân quyền" (Human Rights Watch), "Nhà tự do" (Freedom House), RSF không hề tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Việt Nam; phớt lờ các thông tin và các số liệu chính thống, chỉ đưa ra một bảng khảo sát gồm 80 câu hỏi thuộc loại "trả lời sao cũng được", cóp nhặt tin tức một chiều, phiến diện, thậm chí bị bóp méo từ một số website, blog của các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, rồi phỏng vấn một số nhân vật vốn có định kiến cố hữu và cái nhìn thiếu thiện chí đối với Việt Nam, từ đó "xào nấu" lại thành một món hổ lốn rồi đưa vào cái gọi là "phúc trình thường niên". Với phương pháp điều tra, nghiên cứu phi khoa học và cực kỳ phiến diện như thế, liệu các báo cáo của RSF có "khách quan, tin cậy" như RSF và các thành viên của nó vẫn lớn tiếng khẳng định?
Ra đời năm 1985 tại Montpellier (Pháp), do các nhà báo là Robert Menard, Remy Loury, Emilien Jubineau và Jacces Molenat thành lập, ngay từ đầu, RSF tự cho mình quyền cổ xúy tự do báo chí, tự do ngôn luận kiểu phương Tây. Và xét theo tiến trình thời gian, đây không phải là lần đầu tiên RSF lên tiếng bóp méo, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Vậy RSF hoạt động có phải vì quyền lợi của các nhà báo hay không? Ðiểm lại các vụ bê bối của RSF do báo chí phương Tây phanh phui, nhiều người không khỏi giật mình khi biết RSF nhận tiền của nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện các chiến dịch tuyên truyền chống phá các quốc gia theo "hợp đồng" đã được thỏa thuận trước. RSF bị tố cáo nhận hàng trăm nghìn USD từ các tổ chức phản động lưu vong người gốc Cuba như "Trung tâm vì Cuba tự do", tổ chức "Ðoàn kết Cuba" và một số tổ chức đối lập tại Venezuela để tiến hành các chiến dịch truyền thông chống Nhà nước Cuba và Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela tháng 4-2002. Không dừng lại ở đó, RSF còn nhận tiền từ các tổ chức, cá nhân để tham gia các hoạt động lật đổ Tổng thống Haiti, J.B. Aristide trong cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này năm 2004. Cụ thể, RSF đã "dụng công" viết và đưa nhiều bài vở tuyên truyền cáo buộc Tổng thống J.B. Aristide là "hắc tinh của tự do báo chí", để gây áp lực từ bên ngoài nhằm lật đổ Tổng thống J.B.Aristide. Mục từ "Phóng viên không biên giới" của Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã cho biết: "Theo điều tra của hai nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Ðức) tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỷ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarnos’c’ hàng triệu USD, từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Mỹ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ". Có lẽ vì thế, để đổi lại, việc tường trình về thực trạng "phân biệt đối xử" với nhà báo được RSF tiến hành một cách có chọn lọc. Cũng theo Wikipedia, RSF "đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của Al Jazeera, Sami Al-Haj, bị bắt cóc tại Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và ngày 13-6-2002 bị dẫn về Guantánamo... Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của RSF"... Như vậy, dù tự khoác lên mình cái nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của các nhà báo nhưng trên thực tế, RSF không hề bảo vệ các nhà báo chân chính mà chỉ chăm chăm tiếp tay một số blogger và nhà báo giả danh để hoạt động chống phá. Khi cái "tâm" đã không sáng thì khó có thể đưa ra các nhận xét khách quan. Do đó, không có gì lạ trước cái nhìn sai lệch cùng xu hướng "chống cộng" của RSF. Các yếu tố có tính bản chất này không đem lại uy tín và hình ảnh tử tế cho RSF, mà RSF càng làm trò, càng cao ngạo và trơ tráo phê phán vấn đề tự do báo chí ở nước này hay nước khác, thì chỉ càng làm cho hình ảnh của nó thêm hoen ố.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân; và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Trên thực tế, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, thông qua các hình thức phản biện xã hội, qua hệ thống báo chí truyền thông. Nhân dân được tạo điều kiện thực hiện quyền phản biện thông qua đại diện của mình là MTTQ Việt Nam và các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh... Ðây là cầu nối giữa nhân dân với Ðảng và chính quyền các cấp, Mặt trận và các đoàn thể, một mặt tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, một mặt phát huy tính dân chủ xã hội, tạo cơ hội để nhân dân phản ánh nguyện vọng chính đáng của mình. Gần 17 nghìn nhà báo được cấp thẻ Nhà báo và hơn 19 nghìn hội viên Hội Nhà báo cùng cộng tác viên trên khắp cả nước là bộ phận xã hội hết sức quan trọng, thường xuyên bám sát thực tiễn cuộc sống, đi đầu trong đấu tranh phòng và chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, từ đó đề xuất, phản biện một cách khoa học về các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với những phóng sự điều tra, các bài bình luận, phân tích sắc sảo và thuyết phục, các bài tường thuật trực tiếp các phiên họp QH, ý kiến của cử tri cả nước, v.v. báo chí Việt Nam không chỉ tham gia vào sự phát triển tinh thần, vật chất của xã hội, mà trở thành cầu nối giữa người dân với cơ quan chức năng.
Báo chí Việt Nam thật sự là một kênh thông tin, phản biện xã hội rộng rãi, công khai, dân chủ, nhanh chóng, có hiệu quả. Ðặc biệt là những ngày này, sau khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố, toàn dân Việt Nam đã thảo luận rất sôi nổi, rất nhiều ý kiến đã được trình bày công khai để góp phần hoàn thiện Hiến pháp... Tất cả những sự thật ấy là bằng chứng cụ thể và xác thực, đủ sức chứng minh các đánh giá của RSF và những người như Benjamin Ismail là lố bịch.
LAM SƠN
-World Briefing | Asia: 22 Activists Sentenced in VietnamTHE ASSOCIATED PRESS
A Vietnamese court on Monday sentenced 22 members of an outlawed group to lengthy prison terms for trying to overthrow the government.
- VN đưa tin vụ bắt thủ lĩnh Công án Bia Sơn (BBC). – Việt Nam kết án nặng 22 người ở Phú Yên tội “âm mưu lật đổ chính quyền”(RFA). – Tòa Phú Yên tuyên án 22 người tội ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ (VOA). – Tòa Phú Yên xử nặng tội ‘lật đổ’ (BBC). - Việt Nam tuyên án 22 người về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ (VOA). – Việt Nam : 22 thành viên đối lập bị kết án từ 10 năm tù đến chung thân (RFI).
Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc (NLĐ 4-2-13) - Chuyện lạ: Báo Người Lao Động đưa tin về bản Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 của các nhân sĩ trí thức Dự thảo Hiến pháp: Doanh nghiệp tư nhân không còn lo bị... “lép vế"(GDVN) - Các thành phần kinh tế là bộ phận hợp thành nền kinh tế, về nguyên tắc hoạt động phải tuân thủ theo luật pháp. Khoản 2 Điều 54...- Trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp (BBC). Toàn bộ âm thanh: Sửa đổi Hiến pháp là tiến trình lâu dài.
PLTP: Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc trao kiến nghị sửa Hiến pháp.
--Ông Vũ Quang Việt: Ngân hàng không có quyền ép dân
-World Report 2013: Việt Nam - Báo cáo của Cơ quan Theo dõi Nhân Quyền
Human Rights Watch - Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ. Công an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia.
Trong năm 2012, công an có lúc sử dụng vũ lực quá mức khi đối phó với những cuộc biểu tình đông người phản đối cưỡng chiếm nơi ở, tịch thu đất đai hay nạn bạo hành của công an.
Tịch thu đất đai tiếp vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối, khi đất đai của những người nông dân và cư dân ở nông thôn bị quan chức chính quyền và các dự án tư nhân cưỡng chiếm mà không đền bù thỏa đáng. Những người phản đối còn bị chính quyền địa phương đàn áp.
Sau hàng loạt vụ bắt giữ các quan chức doanh nghiệp nhà nước và các đại gia nhiều vây cánh, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ sáu được tổ chức vào tháng Mười năm 2012. Trong Hội nghị, các phe phái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền.
Việt Nam đã tuyên bố sẽ ra ứng cử một ghế vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) trong nhiệm kỳ 2014 – 2016.
Quyền tự do Ngôn luận, Nhóm họp và Thông tin
Ở bề nổi, quyền ngôn luận cá nhân, báo chí công và thậm chí ngôn luận chính trị ở Việt Nam có những dấu hiệu cho thấy được tự do hơn. Xu thế này thể hiện rõ nhất qua làn sóng chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ sáu, và một ý kiến được nhiều người chú ý kêu gọi ông ta từ chức ngay trên sàn họp Quốc hội vào tháng Mười Một. Tuy nhiên, vẫn tồn tại làn sóng ngầm của bàn tay đàn áp có chủ trương nhằm vào những người có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản.
Chính quyền không cho phép báo chí độc lập hoặc của tư nhân hoạt động, và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và xuất bản phẩm. Các chế tài hình sự được đặt ra cho những người phát tán các tài liệu bị quy là chống chính quyền, đe dọa nền an ninh quốc gia, làm lộ bí mật nhà nước hay ủng hộ các tư tưởng “phản động.” Chính quyền chặn đường truy cập tới các trang web chính trị nhạy cảm, yêu cầu các chủ quán cà-phê internet giám sát và lưu giữ thông tin về các hoạt động của người sử dụng mạng.
Vào tháng Tư, chính phủ công bố Dự thảo Nghị định Quản lý, Cung cấp và Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin Trên Mạng. Theo Dự thảo, Nghị định này sẽ cấm việc đăng tải trên mạng các thông tin có nội dung chống chính phủ Việt Nam, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục, đoàn kết dân tộc, xâm phạm danh dự cá nhân và tổ chức, hoặc vi phạm một số lĩnh vực nhạy cảm nhưng không được quy định rõ. Nghị định này cũng yêu cầu các công ty trong nước và nước ngoài lọc bỏ bất kỳ nội dung nào trái ý chính quyền. Tính đến thời điểm viết phúc trình này, Dự thảo nói trên vẫn chưa được Quốc hội xem xét.
Vào tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho Bộ Công an tấn công các trang mạng và blog không được chính quyền phê chuẩn, và trừng phạt những người sáng lập ra các trang mạng và blog nói trên.
Vào ngày mồng 5 tháng Tám, chính quyền dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội để phản đối chính sách đối ngoại của Trung Quốc về chủ quyền liên quan đến các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa. Hơn 20 người tham gia đã bị tạm giữ vì gây rối trật tự công cộng. Nhưng cũng trong ngày hôm đó, chính quyền không hề can thiệp vào sự kiện có hơn 100 người tham gia tuần hành bằng xe đạp để công khai cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT) lần đầu tiên ở Việt Nam.
Đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
Trong năm 2012, chính quyền Việt Nam đã vận dụng các điều luật mơ hồ trong bộ luật hình sự để truy tố hình sự các hành vi thực thi các quyền dân sự và chính trị để bỏ tù ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác. Ngoài ra, còn có ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử tính đến thời điểm viết bản phúc trình này.
Các nhà vận động nhân quyền tiếp tục bị công an theo dõi gắt gao, thẩm vấn, phạt tiền, bị hạn chế đi lại trong nước và ra nước ngoài. Công an dùng biện pháp quản chế tại gia tạm thời để ngăn họ không tham gia biểu tình hay dự các phiên tòa xử các blogger hay các nhà hoạt động khác. Trong một số vụ việc xảy ra năm 2012, các nhóm côn đồ lạ mặt đã tấn công những người bất đồng chính kiến mà công an hầu như không làm gì để tiến hành điều tra.
Trong một phiên tòa thu hút được nhiều sự chú ý trong và ngoài nước, chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ vào ngày 24 tháng Chín, tòa án đã kết luận ba blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Việt Nam – Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) – vi phạm điều 88 bộ luật hình sự (tuyên truyền chống nhà nước) và xử họ với mức án lần lượt là 12, 10 và 4 năm tù. Cả ba người đều là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Cao ủy Liên minh Châu Âu Catherine Ashton đều bày tỏ quan ngại về trường hợp của họ vào nhiều dịp khác nhau trong năm 2012.
Chính quyền cũng áp dụng rộng rãi điều 88 để dập tắt tiếng nói của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền khác. Trong tháng Mười, hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) bị xử tổng cộng 10 năm tù vì đã viết các bài hát phê phán chế độ. Vào tháng Tám, các blogger Đinh Đăng Định và Lê Thanh Tùng bị xử lần lượt là sáu năm tù và năm năm tù. Trong hai tháng Sáu và tháng Bảy, nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Phan Ngọc Tuấn ở tỉnh Ninh Thuận và các nhà vận động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Kim Nhàn, Đinh Văn Nhượng và Đỗ Văn Hoa ở tỉnh Bắc Giang bị kết án tổng cộng là mười tám năm sáu tháng tù với tội danh tuyên truyền chống nhà nước vì có hành vi cất giữ, phát tán các tài liệu và truyền đơn dân chủ. Trong tháng Ba và tháng Năm, năm nhà hoạt động Công giáo – Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thanh, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức và Chu Mạnh Sơn – bị phạt tù tổng cộng 17 năm 9 tháng vì đã phát tán truyền đơn dân chủ, sau đó giảm xuống 16 năm 3 tháng trong phiên phúc thẩm.
Vào tháng Ba, Tòa án Nhân dân huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh xử các nhà vận động Hồ Thị Huệ và Nguyễn Bích Thủy mỗi người ba năm tù vì tham gia biểu tình phản đối tịch thu đất đai ở tỉnh Tây Ninh. Sau đó, trong phiên xử phúc thẩm vào tháng Tám, mức án của họ được giảm xuống còn mỗi người hai năm. Trong tháng Tư và tháng Sáu, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Nguyễn Văn Tư ở Cần Thơ và Nguyễn Văn Tuấn ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị xử lần lượt là hai năm rưỡi và bốn năm tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Cả hai người đều bị cáo buộc là đã giúp đỡ người dân địa phương khiếu nại quyết định tịch thu đất đai. Mức án dành cho ông Nguyễn Văn Tuấn sau đó được giảm xuống hai năm trong phiên phúc thẩm vào tháng Tám.
Tự do Tôn giáo
Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định đăng ký hoạt động, đồng thời sách nhiễu và đe dọa các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhà thờ Tin Lành tại gia, các tín đồ và các chi phái Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài độc lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Pháp luân công.
Các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ và hoạt động dưới sự điều khiển của các ban quản lý tôn giáo do chính phủ kiểm soát. Nhìn chung, chính quyền để cho các nhà thờ, nhà chùa nằm trong hệ thống do chính phủ quản lý được cử hành các giáo lễ. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương thường xuyên sách nhiễu và đe dọa các cộng đồng tín ngưỡng, nhất là những nhóm không có đăng ký, khi họ đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm chính trị như quyền lợi đất đai hay tự do ngôn luận; khi họ được sự ủng hộ của những nhóm bị chính quyền coi là có nguy cơ chống đối, ví dụ như các dân tộc thiểu số có bề dày lịch sử bất phục tùng chính sách cai trị và đồng hóa của chính quyền trung ương; hay đơn giản hơn, khi họ chỉ từ chối gia nhập các tổ chức tôn giáo được nhà nước chuẩn thuận.
Trong tháng Hai và tháng Ba, công an tỉnh Phú Yên bắt giữ ít nhất 18 thành viên của một chi phái tín ngưỡng có gốc Phật giáo, tự đặt tên là Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn. Họ bị khởi tố theo điều 79 về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Tại thời điểm bản phúc trình này được viết, cả 18 thành viên nói trên vẫn đang bị tạm giam tại công an tỉnh Phú Yên, chờ xét xử.
Vào tháng Ba, ở tỉnh Gia Lai, Mục sư Nguyễn Công Chính bị xử 11 năm tù giam về tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo điều 87 bộ luật hình sự. Cũng trong tháng đó, tám tín đồ Tin Lành người thiểu số Hmong ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mỗi người phải nhận án từ hai năm đến hai năm rưỡi tù giam về tội “phá rối an ninh” khi họ tham gia cuộc biểu tình đông người ở Mường Nhé vào tháng Năm năm 2011.
Vào tháng Tư và tháng Sáu, ba nhà hoạt động tôn giáo Tin Lành khác là Kpuil Mel, Kpuil Lễ và Nay Y Nga bị xử tổng cộng 22 năm tù giam về tội vi phạm điều 87. Cả ba người bị cáo buộc tham gia Tin Lành Đề Ga, là tổ chức tôn giáo bị nhà nước cấm. Vào tháng Năm, ba nhà hoạt động người Thượng, Runh, Jonh và Byuk bị bắt ở Gia Lai vì liên quan đến dòng Công giáo Hà Mòn không có đăng ký, và bị khởi tố về tội “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo điều 87.
Công an ở An Giang ngăn cản các thành viên của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nhóm họp để cử hành các sự kiện quan trọng, trong đó có ngày tưởng niệm giáo chủ sáng lập Huỳnh Phú Sổ bị mất tích. Nhà hoạt động tôn giáo Bùi Văn Thâm bị xử 30 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ.”
Vào tháng Sáu và tháng Bảy, chính quyền địa phương tìm cách cản trở các linh mục Công giáo làm thánh lễ tại tư gia các tín đồ Công giáo ở hai huyện Con Cuông và Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ở cả hai nơi này, giới Công giáo địa phương đã nhiều lần nộp đơn lên chính quyền xin thành lập và đăng ký giáo xứ mới mà không được xem xét.
Hệ thống Tư pháp Hình sự
Trong năm 2012, tin tức về nạn bạo hành của công an, bao gồm cả việc tra tấn trong khi giam giữ và tử vong vì đánh đập, tiếp tục xuất hiện ở khắp các vùng miền. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, theo báo chí nhà nước, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ.
Hệ thống tòa án Việt Nam thiếu tính độc lập vì bị chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam khống chế chặt chẽ, các phiên tòa xử các nhà bất đồng chính kiến về tôn giáo và chính trị không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Công an đe dọa, và nhiều khi câu lưu thân nhân và bè bạn các bị cáo nếu họ cố tìm cách có mặt tại tòa hoặc công khai bày tỏ quan điểm bất đồng trong phiên xử.
Pháp luật Việt Nam tiếp tục trao quyền “quản chế hành chính” tùy tiện không cần qua xét xử. Theo Pháp lệnh số 44 (năm 2002) và Nghị định số 76 (2003), những người bị coi là có khả năng gây tổn hại tới nền an ninh quốc gia hay trật tự công cộng có thể bị quản chế tại gia, cưỡng ép đi chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần, hoặc đưa vào các trung tâm “giáo dục.”
Trong tháng Sáu, Quốc Hội thông qua Luật Xử lý Vi phạm Hành chính, có hiệu lực chấm dứt việc đưa những người lao động tình dục vào quản chế hành chính trong các cơ sở được gọi là “trung tâm 05,” nơi họ thường bị lạm dụng. Các quan sát viên về nhân quyền hoan nghênh cải cách hành chính cụ thể và tích cực hiếm có này.
Tuy nhiên, chính sách quản lý người nghiện ma túy vẫn không thay đổi. Biện pháp cai nghiện ma túy chủ chốt của Việt Nam là quản chế trong các trung tâm do chính phủ quản lý, nơi những người nghiện ma túy bị bắt buộc lao động gọi là để “trị liệu.” Khoảng 123 trung tâm rải rác khắp đất nước đang quản chế gần 40,000 người, trong đó có những trẻ vị thành niên chỉ mới 12 tuổi. Việc quản chế những người này không phải qua một trình tự pháp lý thích hợp hay chịu sự giám sát pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào, và thường kéo dài đến bốn năm. Nếu vi phạm các nội quy của trung tâm – bao gồm cả yêu cầu lao động – học viên bị đánh bằng dùi cui, chích điện bằng dùi cui điện, và bị giam trong các phòng kỷ luật với khẩu phần ăn uống bị cắt giảm. Các cựu học viên cai nghiện cho biết họ từng bị ép buộc làm việc trong dây chuyền chế biến hạt điều và các việc nông nghiệp khác, trong đó có trồng khoai tây và cà-phê, các việc về xây dựng, may mặc và các hình thức sản xuất gia công khác.
Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt
Mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam. Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. Trên phạm vi quốc tế, chính phủ Việt Nam đã gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và các các nước láng giềng trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tạo đối trọng với ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trong tháng Sáu, Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã tiến hành đàm phán về một hiệp định thương mại tự do toàn diện. Hai vòng đối thoại về nhân quyền giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã diễn ra trong tháng Giêng và tháng Mười.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho thấy sự gia tăng trong quan hệ quân sự giữa hai nước. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng Bảy, Ngoại trưởng Hilary Clinton đã công khai bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ biểu lộ cho thấy rằng thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ.
Năm 2013, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam là Lê Lương Minh sẽ bắt đầu nhiệm kỳ năm năm trong vai trò tổng thư ký ASEAN, gia tăng đáng kể ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực này.
- Nhà văn Hoàng Tiến “tấm gương đấu tranh” (BBC).
- Thổn thức cho Việt Nam – Đoàn Văn Toại (NQ&TD). – Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn (Trần Trung Đạo)
Vắng phản biện, cạnh tranh dễ độc đoán, chuyên quyền (VNN 31-1-3) -- Mấy ông này ám chỉ là phải đa đảng đấy à? Phản động quá!
Điểm một cuốn sách hay về những tương đồng giữa cộng sản và phát-xít: The Totalitarian Temptation (NYRB Jan Feb 2013) - ""their joint offensives against liberal modernity."
*
-Việt Nam 'đàn áp có hệ thống'-Phúc trình của tổ chức Human Rights Watch (HRW) nói chính phủ Việt Nam "đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước".
Nhạc sĩ Việt Khang là một trong những người bị tống giam theo điều 88
BấmTài liệu thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của tổ chức đặt trụ sở ở New York vừa công bố hôm 31/1.
Các bài liên quan
Tranh luận về giới hạn đối kháng ở VN
Năm người VN được giải nhân quyền
‘Mong tòa theo đúng trình tự tố tụng’
HRW cáo buộc Việt Nam "tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài, không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động".
Họ bị "áp đặt các mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia".
Đấu đá phe phái
HRW cho rằng "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị, dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn còn đang tiếp diễn"
"Tuy nhiên, chẳng có bên nào lên tiếng hay có biểu hiện hướng tới cam kết bảo đảm nhân quyền."
Chi tiết đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhắc Thủ tướng về "văn hóa từ chức" được HRW dẫn ra như ví dụ cho thấy ở bề nổi, ngôn luận cá nhân, báo chí, chính trị "được tự do hơn".
Nhưng vẫn có "bàn tay đàn áp" với những ai "có phát ngôn đi quá giới hạn, hoặc dám đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như phê phán chính sách đối ngoại của nhà nước đối với Trung Quốc hoặc chất vấn sự độc quyền của đảng cộng sản".
Ngày 5/8 năm ngoái, hơn 100 người tuần hành bằng xe đạp để cổ vũ quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính lần đầu tiên. Sự kiện diễn ra yên lành.
Nhưng cùng ngày hôm đó, hơn 20 người bị tạm giữ vì "gây rối" khi tuần hành ở Hà Nội phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Điều luật 'mơ hồ'
HRW tiếp tục chỉ trích trong năm 2012, chính quyền Việt Nam dùng những điều luật hình sự "mơ hồ" để bỏ tù "ít nhất 33 nhà hoạt động và bắt giữ thêm ít nhất 34 nhà vận động tôn giáo và chính trị khác".
Bên cạnh đó, ít nhất 12 nhà vận động nhân quyền bị bắt từ năm 2011 vẫn đang bị tạm giam chưa xét xử.
Báo cáo đề cập các vụ xử gây chú ý như phiên tòa với ba blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải, hay hai nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí (nghệ danh Việt Khang) xử theo điều điều 88 bộ luật hình sự.
Trong phần về các đối tác quốc tế, báo cáo nhận định quan hệ "phức tạp" với Trung Quốc "đóng vai trò then chốt" trong chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam.
"Với Trung Quốc, chính quyền Hà Nội cam kết tình hữu nghị, nhưng về mặt đối nội, họ phải ứng phó với những lời chỉ trích rằng chính phủ đã không có được phản ứng thích đáng trước những biểu hiện hung hăng của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang trong vòng tranh chấp."
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ "tiếp tục phát triển" khi Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tuy vậy, HRW nói các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã bày tỏ rằng "thất bại trong việc cải thiện nhân quyền sẽ hạn chế mức độ gần gũi trong quan hệ giữa hai chính phủ".
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW, nói: "Năm qua nên là sự thức tỉnh cho những nước như chính phủ Nhật vẫn làm ăn bình thường trong khi công dân Việt Nam thường xuyên bị án tù dài chỉ vì bày tỏ ý kiến."
--Việt Nam 'đàn áp có hệ thống'
-Tranh luận về giới hạn đối kháng ở VN
- Tường trình của HRW năm 2013, Việt Nam gia tăng đàn áp những người chỉ trích chính quyền: Human Rights Watch’s World Report 2013 chapter on Vietnam – Vietnam: Crackdown on Critics Escalates (HRW).
- - THƯ NGỎ GỞI THỦ TƯỚNG CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ HIỂM HỌA MẤT NƯỚC ĐANG GẦN KỀ (Quỳnh Trâm).- TẬP TRUNG THẾ NÀO? DÂN CHỦ RA SAO? (Bùi Văn Bồng). - GS Nguyễn Minh Thuyết: “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đậm đà ngôn ngữ văn chương” (GDVN). “… - QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN: Các quyền quan trọng nên do luật định (PLTP).
- Xóa tình trạng bao biện, làm thay (VNN). - Tiến tới nên để dân bầu trực tiếp lãnh đạo nhà nước, - Nhân dân phải được quyền bày tỏ chính kiến. - Hội thảo khoa học “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta”.
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở (VOA’s blog).
- Khối 8406 chia buồn về sự ra đi của nhà văn Hoàng Tiến (Chuacuuthe).TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ (RFA 31-1-13) -- Democracy activist arrives home after release by Vietnam (LAT 30-1-13)- VN không đủ chứng cứ buộc tội ông Nguyễn Quốc Quân? (RFA). - Ông Nguyễn Quốc Quân thách thức VN trưng bằng chứng ‘nhận tội’ (VOA). – TS Nguyễn Quốc Quân trả lời RFA ngay khi về đến Mỹ (RFA). - Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân (RFI). Vietnam frees American activist after 9 months January 30, 2013 9:55 PM HANOI, Vietnam (AP) - Vietnamese authorities on Wednesday released and deported an American pro-democracy activist detained since April, a move that contrasts with the long prison terms given to Vietnamese activists who are members of the same US-based dissident group.- Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo với Tết Quý Tỵ (RFA).
-
Mùa xuân Miến Điện – một ngoại lệ trong suy thoái tự do thông tin ở châu Á
Chỉ có ba nước châu Á nằm ở phần 25% đầu bảng, trong khi 15 nước khác nằm trong số 45 nước cuối bảng . Không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ độc tài độc đảng thể hiện rõ hơn bao giờ hết trong số những kẻ săn mồi tự do báo chí và suy nhược ở dưới cùng của bảng.
Cuộc cách mạng báo chí của Miến Điện
Miến Điện đã trải qua những thay đổi ngoạn mục vào năm 2012 và chuyển lên vị trí 151, tăng 18 bậc, nhảy lên phía trước bỏ các bạn đồng sàng thuộc giới đàn áp phương tiện truyền thông. Không còn có bất kỳ nhà báo hay nhà bất đồng chính kiến online trong các nhà tù của chế độ độc tài quân sự cũ. Cải cách lập pháp chỉ mới bắt đầu nhưng các bước đã được thực hiện bởi chính phủ ủng hộ phương tiện truyền thông, chẳng hạn như chấm dứt kiểm duyệt trước và cho phép các tổ chức truyền thông lưu vong quay trở về, là những bước đi quan trọng hướng tới tự do đích thực của thông tin.
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên: không có dấu hiệu cải thiện
Bắc Triều Tiên (178), Trung Quốc (173), Việt Nam (172) và Lào (168), tất cả đều bị cai trị bởi nhà nước độc tài, vẫn từ chối cung cấp cho công dân của họ quyền tự do được biết. Việc kiểm soát các tin tức và thông tin là một vấn đề sống còn của các chính phủ này, họ hoảng sợ trước triển vọng của những lời chỉ trích công khai. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, người kế vị cha của ông Kim Jong Il hôm 30 tháng 12 năm 2011, có vẻ theo cách cai trị của chính quyền quân phiệt.
Tại Việt Nam và Trung Quốc, những người liên quan đến tin tức và thông tin trực tuyến, chẳng hạn như các blogger và cư dân mạng, buộc phải đối phó với đàn áp ngày càng khắc nghiệt. Nhiều nhà sư Tây Tạng đã bị kết án hoặc bị bắt cóc vì đã gửi thông tin ra nước ngoài về tình trạng thảm họa nhân quyền ở Tây Tạng. Hãng tin thương mại và các tổ chức truyền thông nước ngoài vẫn bị kiểm duyệt thường xuyên bởi các bộ phận tuyên truyền. Đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của các mạng xã hội và khả năng tập hợp được sự ủng hộ, các cơ quan chức năng đã tăng gấp đôi nỗ lực của họ để tăng cường khả năng theo dõi các nội dung “nhạy cảm” và xóa nó ngay lập tức từ trang Web. Trong chưa đầy một năm, Toà án Việt Nam đã kết án 12 blogger và những người bất đồng chính kiến online với những án tù lên đến 13 năm, đưa Việt Nam thành nhà tù lớn thứ hai thế giới cho cư dân mạng, sau Trung Quốc.
Hai nhà báo:
- Since : 2 January 2012 - Hoang Khuong (Nguyen Van Khuong) - Tuoi Tre
- Since : 10 June 2010 - Vu Duc Trung - The Sound of Hope Network
- Since : 27 December 2012 - Le Quoc Quan - Avocat, blogueurhttp://lequocquan.blogspot.com
- Since : 8 August 2012 - Dinh Dang Dinh - blogger
- Since : 17 July 2012 - Pham Chi Dung
- Since : 6 July 2012 - Le Thi Kim Thu
- Since : 17 April 2012 - Nguyen Quoc Quan - Blogueur (citoyen américain, PhD.)
- Since : 1 December 2011 - Le Thanh Tung
- Since : 19 September 2011 - Tran Vu Anh Binh - Netizen, compositeur de musique
- Since : 5 September 2011 - Ta Phong Tan
- Since : 27 August 2011 - Tranh Minh Nhat
- Since : 18 August 2011 - Thai Van Dung
- Since : 7 August 2011 - Nguyen Van Duyet - contributeur de Vietnam Redemptorist News
- Since : 5 August 2011 - Nong Hung Anh - contributeur des blogshttp://www.boxitvn.net et baokhongle.wordpress.com
- Since : 3 August 2011 - Paulus Lê Son - paulusleson.wordpress.com
- Since : 2 August 2011 - Dau Van Duong - Netizen
- Since : 2 August 2011 - Tran Huu Duc
- Since : 1 August 2011 - Chu Manh Son - Blogueur
- Since : 30 July 2011 - Dang Xuan Dieu - contributeur de Vietnam Redemptorist News
- Since : 30 July 2011 - Ho Duc Hoa - contributeur de Vietnam Redemptorist News
- Since : 30 July 2011 - Nguyen Van Oai
- Since : 25 July 2011 - Nguyen Van Ly
- Since : 28 April 2011 - Nguyen Cong Chinh - Pasteur, net-citoyen
- Since : April 2011 - Nguyen Ngoc Cuong
- Since : 26 March 2011 - Lu Van Bay
- Since : 4 November 2010 - Cu Huy Ha Vu
- Since : 27 October 2010 - Vi Duc Hoi
- Since : 18 October 2010 - Phan Thanh Hai - Anh Ba SaiGon
- Since : 7 July 2010 - Tran Huynh Duy Thuc
- Since : 8 January 2010 - Nguyen Ba Dang
- Since : 9 October 2009 - Nguyen Xuan Nghia
- Since : 9 October 2009 - Nguyen Kim Nhan
- Since : 7 July 2009 - Nguyen Tien Trung
- Since : 7 July 2009 - Tran Anh Kim
- Since : 13 June 2009 - Le Cong Dinh
- Since : 19 April 2008 - Nguyen Hoang Hai (Dieu Cay)
*Source RSF-CHỈ SỐ TỰ DO BÁO CHÍ THẾ GIỚI 2013 – CHÂU Á TBD: VIỆT NAM KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CẢI THIỆN-
– LÀM SAO MÀ CÓ “ĐỐI THOẠI NHÂN DÂN”? (Bùi Văn Bồng).Ông Đỗ Mười "đẻ ra" Lý Mỹ (Blog BVB 29-1-13) -- Chuyện Lý Mỹ cũng đã được Huy Đức thuật lại trong Bên Thắng Cuộc ◄
Chống "thế lực thù địch": "Nhà tự do" đấu tranh cho ai? (ND 29-1-13)
Mới đây, tổ chức "Nhà tự do" đã công bố cái gọi là phúc trình về tự do thế giới 2013, trong đó đưa ra một số đánh giá thiếu khách quan về tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Vậy tổ chức "Nhà tự do" là gì, tại sao họ lại có hành xử thiếu thiện chí như vậy?
"Nhà tự do" (Freedom House - FH) là tổ chức phi chính phủ, thành lập tháng 10-1941, trụ sở đặt ở Hoa Kỳ. Tổ chức này tự gán cho mình sứ mệnh "theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, khảo sát và nghiên cứu tình hình thực thi các quyền tự do chính trị và dân sự tại các quốc gia trên thế giới"; hơn thế nữa, FH còn tự nhận là "một tiếng nói minh bạch cho dân chủ và tự do trên thế giới"! Ðể thể hiện sứ mệnh, hằng năm FH đều công bố các văn bản gọi là phúc trình về tự do trên thế giới, báo cáo thường niên về tự do báo chí, tự do in-tơ-nét. Các văn bản này chỉ tập trung vào một số nước như CHDCND Triều Tiên, Lào, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba,... hoặc các quốc gia vốn đang nằm trong "tầm ngắm" của một số thế lực thiếu thiện chí ở phương Tây. Các thế lực này luôn luôn lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá, hoặc làm mất uy tín của các chính phủ mà họ "không ưa" trước cộng đồng thế giới. Trong phúc trình của FH về "tự do thế giới 2013", FH tiếp tục coi Việt Nam là quốc gia "không tự do" trong thực thi quyền tự do chính trị và dân sự. Tới ngày 18-1, trả lời phỏng vấn của VOA tiếng Việt, Sarah Cook - người được giới thiệu là chuyên gia phân tích cao cấp về tự do in-tơ-nét và Ðông Á của FH, còn trắng trợn cho rằng Việt Nam đang có xu hướng gia tăng đàn áp các quyền cơ bản của công dân, xử "nặng tay" với những blogger chỉ trích nhà nước kiểm duyệt in-tơ-nét và tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo!
Từ khi mới ra đời, FH đã là "cỗ máy tuyên truyền" do cố Tổng thống Roosevelt lập ra để chuẩn bị tâm lý cho công chúng Mỹ đối với việc nước Mỹ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, FH không bị giải thể mà tiếp tục được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tuyên truyền, vận động cho Kế hoạch Marshall và tổ chức NATO, đồng thời tuyên truyền chống Chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó, FH cũng tích cực cổ súy truyền bá giá trị của Hoa Kỳ với khẩu hiệu "Hoa Kỳ: quốc gia của tự do". Trong những năm 90 của thế kỷ trước, FH phát động chương trình đào tạo về nhân quyền cho các phần tử chống đối ở Ðông và Trung Âu; khuyến khích công đoàn và người lao động tham gia các hoạt động bí mật, qua đó can thiệp vào công việc nội bộ của một số nước ở Ðông và Trung Âu. Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, cựu Tổng thống George W. Bush từng yêu cầu FH soạn thảo báo cáo hằng năm về quyền chính trị, dân sự trên toàn thế giới để chính quyền tham khảo trước khi quyết định cung cấp viện trợ phát triển trong khuôn khổ hợp tác đối phó với các thách thức thiên niên kỷ cho các nước...
Có một sự thật là cho đến nay, hầu hết kinh phí hoạt động của FH do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, phần lớn thành viên ban lãnh đạo của tổ chức này đều là cựu thành viên của các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ (như: Chủ tịch đương nhiệm của FH là William H. Taft - người từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thời Tổng thống Ronald Reagan, quyền Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bush cha, Cố vấn luật pháp của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống Bush con; các thành viên khác trong ban lãnh đạo của FH, như Kenneth Adelman từng là thành viên Ban cố vấn chính sách Quốc phòng của Lầu Năm góc, Mark Palmer là cựu Ðại sứ Hoa Kỳ tại Hungary...). FH còn có quan hệ chặt chẽ với Quỹ dân chủ quốc gia (NED), Liên đoàn chống cộng thế giới, Ðài châu Âu tự do,... Ðã lệ thuộc tài chính vào chính quyền Mỹ, lại bị điều khiển bởi các nhân vật từng tham gia chính quyền, cho nên không có gì khó hiểu khi FH trở thành một công cụ của những người đã chi tiền để FH có thể tồn tại dưới vỏ bọc nghiên cứu, theo dõi, cổ súy cho tự do, dân chủ, nhân quyền!
Câu hỏi đặt ra là tổ chức này dựa trên cơ sở nào để "chấm điểm" mức độ tự do về quyền chính trị và dân sự tại các quốc gia, và liệu cơ sở ấy có thật sự khách quan, đáng tin cậy? Sarah Cook cho rằng phúc trình của FH "đánh giá rõ ràng, khách quan mức độ tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các quốc gia trên thế giới", nhưng khi được hỏi về căn cứ đưa ra bản phúc trình hằng năm đối với Việt Nam, nhân vật này thản nhiên trả lời: "Chúng tôi có một chuyên gia chính phụ trách từng quốc gia, chuyên phân tích tình hình của quốc gia đó. Họ theo dõi tin tức và thông tin về tình hình quốc gia ấy, tham vấn những người liên quan tại nước đó hay những người thường xuyên lui tới nước đó, nói chuyện với các tổ chức kể cả các nhóm hoạt động bên ngoài nước đó". Câu trả lời cho thấy, FH đánh giá vấn đề theo lối hồ đồ vô căn cứ và tin tức mà chuyên gia của FH theo dõi không phải từ các nguồn chính thống, khách quan, mà chủ yếu khai thác từ các website, blog, các cơ quan truyền thông vốn có thái độ thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam; từ một số cá nhân, nhóm hoạt động thực chất là các thế lực chống phá Việt Nam ở nước ngoài, một số phần tử vi phạm pháp luật ở trong nước. Từ các thông tin FH công bố, có thể khẳng định tổ chức này không hề có bất cứ hoạt động khảo sát thực tế nào, họ chỉ dựa trên các thông tin sai lệch, vu cáo và bịa đặt để nhận xét, rồi chấm điểm. Vậy xin hỏi bà Sarah Cook, đâu là tính khách quan trong phúc trình của FH?
Trong lĩnh vực in-tơ-nét và báo chí, mọi người đều biết việc Nhà nước Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện để phát triển in-tơ-nét và báo chí như thế nào, chỉ có FH và Sarah Cook là không biết mà thôi. Cho nên, một người Việt đang sống tại Hoa Kỳ, sau khi đọc bản phúc trình của FH và ý kiến của Sarah Cook trên VOA đã phải lên tiếng như sau: "Sự thật tự do báo chí ở Việt Nam đã chứng minh, phản bác hành động sai trái của Freedom House, tôi xin trích dẫn số liệu sau: Theo thống kê của tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) năm 2010, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân sử dụng in-tơ-nét cao nhất trong khu vực Ðông - Nam Á, chiếm 31,06% dân số, chỉ đứng sau ba nước là Xin-ga-po (70%), Ma-lai-xi-a (55,3%), Bru-nây (50%);... đồng thời vượt khá xa tỷ lệ trung bình của khu vực Ðông - Nam Á (17,86%), khu vực châu Á (17,27%) và thế giới (21,88%). Nhân đây, cần nhắc lại rằng, sự thật về tình hình báo chí ở Việt Nam là trái ngược hẳn với những gì Freedom House vu cáo. Thật vậy, tính đến tháng 3-2012, ở Việt Nam có gần 17 nghìn nhà báo, hơn 19 nghìn hội viên nhà báo, hàng nghìn phóng viên hoạt động ở 786 cơ quan báo in, với 1.016 ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và cấp tỉnh, 47 đơn vị hoạt động truyền hình cáp, chín đơn vị truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp... Các con số nêu ra trên đây dù chưa được đầy đủ nhưng là một minh chứng cho nhiều sắc màu về tự do truyền thông". Ý kiến của tác giả này cùng thực tế sinh động của sự phát triển in-tơ-nét và báo chí ở Việt Nam trong các năm qua là cơ sở chứng minh điều FH và Sarah Cook kết luận là sự bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn.
Ðây không phải lần đầu FH dựng chuyện và nhận xét nhảm nhí về việc thực thi quyền tự do chính trị và dân sự ở Việt Nam. Và không chỉ có thế, nhiều năm qua, FH còn mở một số chiến dịch cổ súy cho cái gọi là "tự do ngôn luận", "tự do báo chí", rồi kích động, hậu thuẫn cho một số kẻ cơ hội, phần tử vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Rồi mỗi khi cơ quan tư pháp của Việt Nam tiến hành điều tra, bắt giam, xét xử một số công dân vi phạm pháp luật là FH vội vàng vận động một số chính khách phương Tây vu cáo Việt Nam đàn áp "nhà đấu tranh dân chủ", "người bất đồng chính kiến", và... đòi "trả tự do ngay lập tức"! Xâu chuỗi các hành động, việc làm của FH trong nhiều năm qua, có thể nhận diện ý đồ thâm độc của tổ chức này đối với Việt Nam là vừa vu khống Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, vừa tiếp tay cho các thế lực thù địch và một số người có hành vi vi phạm pháp luật để FH dựa vào đó thực hiện âm mưu của mình.
Như vậy có thể nói sự quan tâm của FH đối với Việt Nam không phải nhằm khuyến khích tự do, dân chủ, nhân quyền. Qua những gì FH thể hiện, tổ chức này chỉ chuyên tâm cổ súy các hoạt động gây bất ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam. Nếu thật sự quan tâm đến tự do, dân chủ, nhân quyền, FH nên tự vấn để trả lời câu hỏi tại sao Báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới công bố ngày 24-1 lại đánh giá trong 20 năm qua, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 60% xuống 20,7%, tức là 30 triệu người dân đã thoát khỏi đói nghèo; lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều cải thiện, tỷ lệ đăng ký đi học trường tiểu học và trung học ở bộ phận người nghèo tăng lần lượt hơn 90% và 70%,...? Phải chăng đó không phải là thành tựu đáng khích lệ về tự do, dân chủ, nhân quyền? Nếu thật sự quan tâm đến tự do, dân chủ, nhân quyền, FH hãy tỏ ra là có liêm sỉ để góp phần vào việc mà mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF, kêu gọi tìm nguồn kinh phí 1,4 tỷ USD trong năm 2013 để đáp ứng các nhu cầu giúp đỡ hàng chục triệu trẻ em bị ảnh hưởng vì chiến tranh, thiên tai và các trường hợp khẩn cấp tại 45 quốc gia, vùng lãnh thổ. Và nếu thật sự quan tâm đến tự do, dân chủ, nhân quyền, FH không nên khoác lên mình "bộ cánh đã lỗi mốt" để trở thành "con rối" trong tay người khác.
Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp (VNN 29-1-13) -- Chỉ thị của Thứ trưởng TT-DL. Link lại đây cho đủ hồ sơ. KHÔNG CẦN ĐỌC! (Theo mấy người này thì cái gọi là "Hiến pháp" chỉ cần ghi một câu: Đảng Cộng Sản VN quyết định mọi việc. Chấm hết)
- Phạm tội vì người bạn làm quen trên mạng (QĐND).
- Tin về gia đình Ls Lê quốc Quân (Nguyễn Tường Thụy). – LS Trần Thu Nam được chấp thuận bào chữa cho LS Lê Quốc Quân (RFA).
- Blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam (RFA).
- Toà án Phú Yên mù mờ về tội danh “phản động” của nhóm “Công án Bia Sơn” (RFI). – ‘‘Công án Bia Sơn’’ là một vụ án ‘‘tạo dựng’’ (RFI). – Prozess in Vietnam: 22 Dissidenten droht die Todesstrafe (Spiegel). - Tình cảnh tín đồ PGHH Nguyễn Văn Lía hiện nay (RFA).
- Nhân vật bất đồng chính kiến TQ Trần Quang Thành được tuyên dương ở Mỹ (VOA).
- Quân đội Trung Quốc bị tham nhũng đe dọa nghiêm trọng (RFI). - Không ai kiểm soát quân đội TQ làm ăn? (BBC). – TQ thực sự nghiêm túc chống tham nhũng? (BBC). - Quảng Đông thí điểm hệ thống chống tham nhũng (TP). - Trung Quốc bất ổn bên trong, ai được lợi? (Daily Beast/ TVN).
- Cam Bốt, cơ nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng (RFI). – Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam (RFI).
- Miến Điện xóa bỏ lệnh cấm tụ tập (BBC).- Google cho ra mắt bản đồ chi tiết về Bắc Triều Tiên (VOA). – Công bố bản đồ Bắc Hàn trên Google Maps(BBC). – Google công bố bản đồ các trại giam ở Bắc Triều Tiên (RFI). – Bắc Triều Tiên dọa trả đũa cấm vận bằng một cuộc chiến ‘tàn khốc’ (VOA). - Thấy gì qua việc Triều Tiên cáo buộc truyền hình Trung Quốc? (KT). -DUNG TÚNG CHO CHẾ ĐỘ NẦY LÀ VẤY TAY VÀO TỘI ÁC (Huỳnh Ngọc Chênh). - Hàn Quốc giám sát Bình Nhưỡng (PLTP). - Trung Quốc muốn ngăn Triều Tiên thử hạt nhân (SGGP).