Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Chính phủ VN 'ra tay cứu doanh nghiệp'; Sức mua càng kích càng yếu

-Chính phủ VN 'ra tay cứu doanh nghiệp' (BBC 25-12-12) -- Chẳng khác gì chữa cháy với chai nước dành để nấu sữa cho con! (Hoàn toàn hoảng loan (Total panic)! "Giảm thuế!" "Tăng tín dụng"! "Giải cứu bất động sản!". Bộ sậu bảo nhau: Phải làm cái gì ngay, chẳng cần biết hậu quả ngày mai!


Lạm phát giảm là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất. Ngân sách thâm hụt? Lạm phát? Sau này sẽ tính!) -

Chính phủ đã đề ra một loạt các giải pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng ngoắc ngoải có thể sống sót qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Các giải pháp này đã được phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu ra tại buổi họp giao ban trực tuyến của toàn bộ nội các cùng với lãnh đạo các địa phương trên cả nước dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Ba ngày 25/12.

Các bài liên quan

VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó'
Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ'
Môi trường kinh doanh VN 'kém thân thiện'

Báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tính đến cuối tháng 10 trong năm nay đã có gần 52.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất.

Theo ông Vinh thì nguyên nhân của tình trạng này là ‘do sức cầu yếu’ và ‘tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn’.
Giảm thuế

Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết có tiêu đề là ‘Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm tồn kho và nợ xấu’ được ông Hải trình bày tại phiên họp nội các này phần lớn chỉ là những giải pháp chung chung như ‘đẩy nhanh’, ‘tăng cường’, nâng cao’, ‘thiết thực’, ‘hiệu quả’ vẫn thường thấy trong các văn bản, nghị quyết của chính phủ.

Điểm nhấn trong gói giải pháp này là kế hoạch miễn, giảm và giãn các loại thuế cho doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ gia hạn 6 tháng cho tiền thuế thu nhập phải nộp trong quý 1 và 3 tháng cho tiền thuế thu nhập trong quý 2 và quý 3 năm sau cho các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu hành năm không quá 20 tỷ đồng, các doanh nghiệp gia công, chế biến, các công ty xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và các doanh nghiệp đầu tư-kinh doanh nhà ở.

Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng trong ba tháng đầu năm 2013 cũng được gia hạn thêm 6 tháng trong khi phí hạn chế xe cá nhân được bãi bỏ còn phí trước bạ đối với ô-tô khách dưới 10 chỗ cũng được giảm.

Tiền thuê đất của Nhà nước cũng được giảm đến một nửa trong hai năm 2013 và 2014.

Tăng tín dụng

Ngoài giải pháp thuế, Chính phủ cũng dùng thêm công cụ tín dụng ngân hàng để cứu các doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ ‘tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát’ và tìm cách tăng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hệ thống ngân hàng cũng được khuyến khích cho vay đối với các đối tượng có thu nhập thấp để mua nhà ở nhà rẻ và các doanh nghiệp đầu tư nhà ở giá rẻ. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành ra từ 20.000 cho đến 40.000 tỷ đồng để bơm vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay theo mục đích này.

Thời hạn cho vay vốn cũng được kéo dài từ 12 lên 15 năm cho các dự án hạ tầng có quy mô lớn và từ 1 năm lên 3 năm cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, thủy sản.
Cứu bất động sản

Còn về thị trường bất động sản mà hiện nay gần như đang đóng băng, Chính phủ sẽ xem xét mở rộng đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi hơn người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Đồng thời, Chính phủ cũng cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại hiện không bán được thành nhà tái định cư, nhà cho các đối tượng thu nhập thấp hoặc chuyển chức năng thành các công trình dịch vụ công ích như bệnh viện, trường học, khách sạn.

Sức mua càng kích càng yếu (TN 24-12-12)
Thời điểm này mọi năm thường là cao điểm tiêu thụ, mua sắm của người dân, thế nhưng năm nay, tình trạng ế ẩm đang xảy ra khắp nơi dù các siêu thị, doanh nghiệp đã tìm đủ cách kích cầu.

Thấp bất thường

Dịp lễ Noel này, hệ thống siêu thị Big C tung ra chương trình khuyến mãi “Vui mua sắm, rộn rã đầu năm” với hơn 100 sản phẩm gồm thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm... mức giảm giá từ 5-40%. Đây là một trong rất nhiều chương trình khuyến mãi được siêu thị này tổ chức từ đầu năm đến nay thế nhưng tình hình tiêu thụ vẫn không khá hơn. Đại diện hệ thống siêu thị Co.opMart cho biết: "Nhờ thực hiện liên tục các chương trình khuyến mãi, sức mua hàng thực phẩm tươi sống và chế biến trong tuần qua tăng 400% so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu tính chung cả tháng thì doanh số tháng này chỉ tăng khoảng 25%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước".



Dù đã ở thời điểm cuối năm nhưng sức mua ở các siêu thị lớn vẫn thấp - Ảnh: Hoàng Việt


Theo ghi nhận của chúng tôi, thông thường khách chỉ đông vào hai ngày cuối tuần tại một số siêu thị lớn. Nhưng cũng chỉ đông vào một số thời điểm, như giữa buổi sáng, chiều tối, còn lại khách lèo tèo. Tình hình ở các siêu thị nhỏ càng “thảm” hơn. Có những thời điểm trong siêu thị chỉ thấy toàn nhân viên, chẳng có người khách nào. Giám đốc một hệ thống siêu thị (đề nghị không nêu tên), cho biết: “Dù đã giữa tháng 12 nhưng sức mua vẫn vậy, không khởi sắc gì cả, thậm chí còn có chiều hướng giảm so tháng trước. Thị trường bán lẻ năm nay lạ cái là trong 6 tháng cuối năm, sức mua càng yếu hơn 6 tháng đầu năm. Đặc biệt từ tháng 9 đến nay, càng gần Noel, Tết dương lịch, Tết âm lịch, sức mua càng giảm. Điều này hết sức bất thường”.

Siêu thị vắng khách, các chợ lẻ càng đìu hiu hơn. Một tiểu thương chợ Tân Bình cho biết ngoài nhóm hàng may mặc bán sỉ ra thì ở các ngành hàng khác, tình hình cuối năm mà vẫn ế ẩm như các tháng trước. Do vậy tiểu thương không mặn mà chuẩn bị hàng tết. Đại diện chợ đầu mối Bình Điền cho biết: “Lượng hàng hóa về chợ vẫn bình ổn, thậm chí còn nhiều hơn trước nhưng sức mua rất kém, vài tuần trở lại đây thì chợ vắng khách, các sản phẩm thông dụng như tôm, mực, cá thu loại ngon thì tiêu thụ được nhưng nhiều loại cá biển, cá đồng khác thì bán rất chậm”.

Hàng thiết yếu cũng ế

Không khí tiêu thụ ảm đạm kéo dài dần lan tỏa sang cả những mặt hàng thực phẩm thiết yếu. Đối với mặt hàng trứng gia cầm, ông Trương Chí Thiện - Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết: “Tình hình tiêu thụ trứng năm nay thấp hơn năm trước từ 10-20%, sức mua cả năm rất thấp, nếu không có diễn biến hút hàng bất ngờ mấy ngày gần đây do chênh lệch giá giữa hàng bình ổn và giá trứng trên thị trường bán lẻ thì chắc doanh số còn thấp hơn nữa”.

Theo ông Văn Đức Mười - TGĐ Công ty Vissan - dịp tết năm nay nguồn thịt không thiếu nhưng khó có khả năng sức mua tăng mạnh, chỉ mong bằng năm trước. Nhiều nhà sản xuất chỉ chuẩn bị lượng hàng tết vừa phải theo hướng thận trọng. Bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó TGĐ Công ty Saigon Food - cho biết: “Hiện công ty đã chuẩn bị 500 tấn hàng, 200 tấn nguyên liệu bán thành phẩm. Nếu sức mua thị trường tăng sẽ đưa vào sản xuất, cung ứng thị trường. Tết năm nay chỉ lo người dân thiếu tiền mua sắm chứ không lo thiếu hàng hay sốt giá”.

Theo một số doanh nghiệp, thông thường, tập quán tiêu dùng tháng cận tết sức mua sẽ tăng mạnh nhưng tình hình năm nay không theo quy luật này. Vì thế, doanh nghiệp, nhà bán lẻ cũng phải “liệu cơm gắp mắm”, phải nắm sát thị trường, có dự báo đáng tin cậy để chuẩn bị lượng hàng phù hợp mới mong không bị tồn hàng kéo dài sau tết.

Ông Âu Thanh Long - Chủ tịch HĐQT Công ty chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai), phân tích: “Năm nay nhiều doanh nghiệp sẽ cho công nhân nghỉ tết sớm và nghỉ dài ngày, do đó sức tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm tại các thành phố lớn sẽ càng giảm đi và có thể phân tán về các tỉnh”.

Một khảo sát nhỏ của Thanh Niên đối với cán bộ công nhân viên một số ngân hàng, doanh nghiệp cho thấy tâm lý lo không có thưởng tết hoặc có nhưng thưởng tết rất “hẻo” đang lan rộng. Có lẽ đó là một trong các lý do khiến người tiêu dùng vẫn tiếp tục siết chặt chi tiêu, dù đã ở thời điểm cuối năm.

Tập trung vào các mặt hàng thiết yếu

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương TP.HCM, nhận định: “Thông thường sức mua sẽ được cải thiện vào mùa tết. Tuy nhiên năm nay kinh tế khó khăn, nhiều khả năng người dân chỉ tập trung mua sắm các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm (bánh mứt, nước giải khát, thịt gia súc gia cầm...), đồ gia dụng, sản phẩm vệ sinh nhà cửa... Doanh nghiệp cần theo dõi và có kế hoạch chuẩn bị lượng hàng vừa phải, tránh xảy ra tình trạng hàng tồn kho”.

Dư địa chính sách tiền tệ đang cạn (SGTT 25-12-12) -- "Chính sách tiền tệ" là cái gì?" Thủ tướng hỏi. Nếu thiếu tiền thì bảo thằng Bình-nửa giải-Nô-ben in thêm! Tao cho nó làm thống đốc để làm gì? Bộ nó muốn theo thằng Giàu sao?
Thủ tướng yêu cầu giải pháp cụ thể (SGTT 25-12-12) -- Chả biết gì cả, cứ ngồi đấy "chỉ tay năm ngón": tài xế chở tao đi, bếp nấu món ngon cho tao nhậu, con ở làm giường cho tao ngủ, thằng Bình, thằng Huệ, thằng Hải... đi tìm "giải pháp kinh tế"!  Tao thì xưa kia chỉ biết băng bó loàng xoàng (mà bây giờ cũng quên rồi!)
Càng thấp càng hợp lý? Bộ trưởng KH&ĐT: GDP 2012 tăng trưởng thấp nhưng hợp lý! (PetroTimes 25-12-12) -- Hahahahahaha!  Năm 2013 sẽ "hợp lý" hơn nữa?
Xu hướng M&A mới: Doanh nghiệp Đông Nam Á thâu tóm doanh nghiệp Việt (cafef 25-12-12) -- Tại sao tôi có sự nghi ngờ rất bậy bạ rằng nếu truy ra những kẻ chim mồi cho những "phi vụ thu tóm" này thì sẽ đến thân nhân của những lãnh đạo rất lớn?

Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ (VnEx 25-12-12)
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Giáng sinh rực rỡ ở 'phố nhà giàu' Sài Gòn (VnEx 25-12-12) Và dân đen: Hàng vạn lao động của Mai Linh đối mặt nguy cơ mất việc  (LĐ 25-12-12) 28.000 nhân viên Mai Linh bị treo nợ (NLĐ 25-12-12)

-28.000 nhân viên Mai Linh bị treo nợNếu không được hỗ trợ vốn vay để giải quyết nợ, Công ty CP Tập đoàn Mai Linh sẽ buộc phải bán tài sản, 6.000 lao động có nguy cơ bị mất việc. Công ty còn nợ BHXH, BHYT và BHTN hơn 38,7 tỉ đồng
- Lừa đảo, giám đốc Hàn Quốc lãnh 15 năm tù
(NLĐO) - Ngày 25-12, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên phạt Her Hyun Jae, quốc tịch Hàn Quốc, 15 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó'
Nhà 'quây' nghĩa trang và hội thảo chọn chỗ chết! (VNN 25-12-12)
Kinh điển: Beauty as control in the new Saigon: Eviction, new urban zones, and atomized dissent in a Southeast Asian city (Ameriacn Ethnologist Nov 2012) -- Bài của Erik Harms


-Nợ xấu vẫn cản trở phát triển năm 2013
Tiền Phong Online
TP - Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính tại Hội thảo “Ngân hàng Việt Nam - Bức tranh toàn cảnh 2012 và khuyến nghị 2013” ngày 25-12 do Học viện Ngân hàng tổ chức. Nợ xấu ngân hàng vẫn là thách thức, cản trở sự phát triển kinh tế ...
Cần tạo chuyển biến trong xử lý nợ xấuSài gòn Giải Phóng
Đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấuAn ninh thủ đô
Ngân hàng nào đứng đầu bảng lãi suất tiền gửi?VNMedia


- Toan tính giải thoát nhóm lợi ích thông qua gói giải cứu thị trường Bất Động Sản (DLB). – Rào cản thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (ND).

- TPHCM không ủng hộ ý tưởng xây đê biển 66.000 tỉ đồng (TBKTSG).


- Miệng lưỡi nhà quan: Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân (DLB). – Top ten phát ngôn ấn tượng 2012 (Trương Duy Nhất).

- Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ (VNE).

- Ai sẽ cứu được Mai Linh lúc này? (VinaCorp).  - Kinh tế… vay nóng (!) (LĐ).

- Nghi can nổ súng trước ngân hàng, tự tử khi bị truy bắt: Công an bắn hơn 30 phát súng cảnh cáo (TN). - Bắn cảnh cáo hơn 30 phát súng nhưng nghi can vẫn chống trả quyết liệt (TN).

- Thêm hàng chục trạm thu phí bị xóa sổ (TP).

- Nâng đường chống ngập, ngập nhà dân! (SGTT). - Người dân kêu cứu… (LĐ).

- Iran sẵn sàng mở rộng quan hệ với Việt Nam (VOA).

- Năm 2012 nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 16,7 tỷ USD (Sống Mới).

- James Peron – Tại sao người nghèo lại cần quyền sở hữu hay quyền sở hữu cho người bán hàng rong có thể tạo ra thịnh vượng như thế nào (The Freeman/ Phạm Nguyên Trường).

- Chính phủ VN ‘ra tay cứu doanh nghiệp’ (BBC). – Các chuyên gia kinh tế: Ba kịch bản xử lý nợ xấu(TTXVN). - Quyết liệt gỡ 2 nút thắt: Hàng tồn kho – nợ xấu (LĐ). - Nợ xấu vẫn cản trở phát triển năm 2013 (TP). - Năm 2013, Chính phủ tập trung giải quyết tồn kho và nợ xấu (Petrotimes). - Rủi ro nợ công do chủ quan phải bồi thường (TP).

- “Thành tích” ngoài mong đợi (ĐĐK). - Chính phủ giảm thu, dân và doanh nghiệp giảm khó (TT). - Công bố gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường (TP).

- 2013: Khó giữ lạm phát dưới 6,8%(PLTP).

- Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm (TN). - Hạ lãi suất, cắt vay dài (TN). - Công bố năm thủ tục cấp phép thành lập ngân hàng (PLTP). - Những ngân hàng yếu kém “quấy rầy” quá thì dứt khoát phải xử lý (DT). - Ngân hàng nào đứng đầu bảng lãi suất tiền gửi? (VnMedia). - VVF muốn “dứt điểm” với SeABank (VnEco).

- Những khoản đầu tư tốt nhất trong năm 2012 (DNSG). – Đầu tư của Việt Nam giảm mạnh trong năm 2012 (RFI). - Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất: Thủ tướng yêu cầu giải pháp cụ thể (SGTT). Trên … trời!

- Dư địa chính sách tiền tệ đang cạn (TTXVN).

- Vốn FDI năm 2012 chỉ bằng 77% năm 2011 (SGTT).

- Trao đổi giữa GS Nguyễn Lang và TS Tô Văn Trường v/v giá điện của EVN (Người lót gạch). - EVN tăng giá điện không minh bạch (SGTT).

- Lại khốn khổ vì giá điện tăng (DV).

- Đề xuất hoàn thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng túi ni lông (Petrotimes).

- Hồi sinh những chiếc tàu tiền tỷ (TP).

- Kinh tế khó, viễn thông vẫn lãi to (PLTP).

- Bán hàng thời khủng hoảng (Petrotimes).

- Vay tiền để mua nhà: nói dễ nhưng vay không dễ (SGTT). - Hà Nội: tăng giá đất tại nhiều khu vực (TT). -Đà Nẵng: Giá đất năm 2013 cao nhất 40,3 triệu đồng/m2 (DT). - Sức mua càng “kích” càng yếu – Kỳ 2: Vật liệu xây dựng ế ẩm (TN).

- Hơn 6,6 triệu lượt người nước ngoài đến VN (TN). - Du lịch Việt Nam: thiếu nhiều thứ (VF).


- “Cởi nút thắt” – món quà Giáng sinh muộn màng cho thị trường ôtô Việt sắp bị khai tử (Sống Mới).

- Năm 2012, tổng mức bán lẻ đạt trên 2,3 triệu tỉ đồng (SGTT). –Khủng hoảng vẫn đua nhau mở chuỗi bán lẻ (VEF/ NDHMoney).

- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 27,5 tỷ USD (TTXVN). - Xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn (SGGP). - Xuất siêu “được tiếng không được miếng” (Vef).

- Sống trong vùng dược liệu vẫn thiếu thuốc (LĐ).

- 99% tàu cá Việt Nam là vỏ gỗ (TP).

- Heo, gà chen nhau ra Bắc (SGTT).

- Vụ vỡ nợ Nhà máy ethanol Đại Tân: Nông dân vùng nguyên liệu khốn đốn (LĐ).

- Nhiều kiểu thưởng Tết ít tiền… vẫn được lòng nhân viên (Kiến thức).

- INTAC: Kênh tư vấn hội nhập đáng tin cậy cho DN (TTXVN).

- Nga khánh thành đường ống dẫn dầu hướng sang Châu Á (RFI).-

.-Hà Nội: Hơn 500 vụ đòi nợ kiểu… khủng bố
-Trong năm 2012, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 506 vụ đối tượng đổ chất bẩn vào nhà hoặc sử dụng đông người chửi bới, đặt vòng hoa và tin nhắn để đe dọa đòi nợ. Thông tin này được Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Hà Nội công bố tại cuộc họp chiều 24-12.
Cũng theo PC45, trong năm 2012, toàn TP xảy ra hơn 5.000 vụ phạm pháp hình sự (giảm 136 vụ so với năm 2011), lực lượng công an đã điều tra khám phá gần 3.800 vụ. Trong số các vụ gây án, nổi lên là vụ tội phạm dùng mìn tự chế có cơ chế kích nổ từ xa, cướp tiệm vàng ở số 24 Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình). Số vụ giết người do mâu thuẫn xã hội cũng diễn biến phức tạp với 102 vụ.
Tội phạm sử dụng vũ khí nóng gây án có 50 vụ, trong đó điều tra khám phá 38 vụ, với 90 đối tượng bị bắt.-Hà Nội: Hơn 500 vụ đòi nợ kiểu… khủng bố


Doanh nghiệp “né” tăng lương
Dân Trí
Tỷ lệ tăng lương tối thiểu vùng năm 2013 chỉ bằng 50% so với mức đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng vào thời điểm khó khăn vẫn chồng chất, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách “né” tăng lương. Từ ngày 1/1/2013, Nghị định ...
TPHCM: Bắt đầu từ 1-1-2013 áp dụng lương tối thiểu vùngĐài Tiếng Nói TPHCM
Sinh viên nghèo được trợ cấp 50% mức lương tối thiểuĐài Tiếng Nói Việt Nam
Lương doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội giảm mạnhVnEconomy
-- Năm 2013: Giá điện có thể tăng… 4 lần (DV). - Minh bạch giá xăng dầu theo cơ chế thị trường (Mega News).

Đằng sau sự độc lập của các ngân hàng trung ương
Theo các chuyên gia, mục đích thực sự đằng sau sự độc lập của các ngân hàng trung ương là nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
-- Lạm phát 2012: Khi “ăn” không còn là số 1 Stockbiz -Nếu nhóm y tế và giáo dục năm qua được kiểm soát bình ổn, thì lạm phát cả năm chỉ là trên 3%...

Ba kịch bản cho nền kinh tế năm 2013 (TN).  - Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (TTXVN).  - Chính phủ tập trung tháo nút thắt của nền kinh tế (Infonet).  - Hàng chục nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế (VNE).  - Hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp (TBKTSG).  - Hàng chục nghìn tỷ đồng “xả” hàng tồn kho, phá băng bất động sản (DT).
Bội chi ngân sách “kịch trần” chỉ tiêu (VnEco).
Nên gom các ngân hàng nhỏ yếu kém và quốc hữu hóa (VOV).  - Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất (VOV).  - Lãi suất OMO về 7%, Ngân hàng Nhà nước “dồn dập” bơm vốn (VnEco).  - Gửi tiền vào ngân hàng nào lãi suất cao nhất? (VnMedia).   - Sớm trả lãi suất cho thị trường (TN).
- Thực trạng vàng miếng hiện nay: Còn nhiều khoảng trống về thông tin! (PL&XH).
Toàn cảnh kinh tế 25-12-2012: Không thể… (VF).
Những sự kiện đáng thất vọng trên sàn chứng khoán năm 2012 (VnMedia).  - Vào chợ mỗi ngày TTCK 25-12-2012 (VF).
Tổng quan BĐS ngày 25-12-2012: Rằng chờ giá xuống ta gom… (VF).
Chuyên gia: Lúa vụ 3 ở ĐBSCL mất nhiều hơn được (TBKTSG).
Hoa Tết Đà Lạt “run sợ” hoa Trung Quốc (KT).
Nhiều tiểu thương Linh Đàm “phát khóc” vì giá thuê ki ốt mới (PL&XH).
Lộ diện một doanh nghiệp Việt thưởng Tết bằng xe hơi (GDVN).
Hàng vạn lao động của Mai Linh đối mặt nguy cơ mất việc (LĐ).

War-nostalgia no cure for ailing Vietnam economy (AFP 23-12-12) -- Lược dịch: Kinh tế 'không khá hơn nhờ hào quang cũ' (BBC 23-12-12)
ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia (RFA 23-12-12) -- P/v David Brown, tác giả bài State secrets revealed in Vietnam (Asia Times 22-12-12) -- Tôi chưa nghe một người du học ở Mỹ nào lại khen tụng Mỹ như ông Thanh khen tụng Trung Quốc. Ai mới thật là chủ mưu "diễn biến hoà bình" phá hoại Việt Nam từ bên trong?  Mỹ hay Trung Quốc?
Du lịch và nông nghiệp nào cho Phú Quốc? (NĐB 23-12-12) -- Bài của GS Nguyễn Ngọc Trân
Tổng Bí thư chỉ đạo Ngân hàng nhà nước về nợ xấu (DT 23-12-12) -- Quá lộn xộn: Tổng Bí Thư chì đạo (TBT trực tiếp điều hành chính phủ?), thủ tướng chỉ đạo... ! Biết nghe ai?


Thành tích thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Vietnam Economy Grows 5.03% This Year, Slowest Since 1999 (Bloomberg 24-12-12) Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999 (BBC 24-12-12) -- Tò mò, lướt qua Vietnamnet xem họ đăng tin gì trang đầu, thì thấy: Sẽ quyết liệt trong quản lý Thông tin và Truyền thông (VNN 24-12-12)
Gần 1 triệu người VN thất nghiệp (TT 24-12-12)
VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó' (BBC 24-12-12) -- Th
eo tôi, "quyết tâm" thứ nhất (thứ nhì, thứ ba...) của nhà cầm quyền hiện nay là bám giữ quyền lực.  Làm sao "vượt khó kinh tế" khi mà (1) lãnh đạo thất học, bất tài  -- ngoài tài đấu đá nội bộ, (2) cần đi ngược lại "quyết tâm" thứ nhất?
Vụ Mai Linh: Mai Linh gặp khó khăn vì kinh doanh kiểu “bầy đàn” (SGTT 24-12-12)
Ông Giản Tư Trung phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn (ĐV 24-12-12)
Cứu đại gia, dân có mua được nhà rẻ? (VNN 24-12-12) -- Giới kinh tế gọi cái này là "trickle down effect"! ("Hiệu ứng rỉ xuống"?)

 Mai Linh có khả năng phải cắt giảm 6.000 lao động
Trước mắt, để có 500 tỷ đồng trả cho nhà đầu tư cá nhân, Mai Linh dự kiến bán 3.000 xe và 6.000 lao động sẽ mất việc làm.
- Nguyễn Hồng Khoái: Thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu? (BoxitVN). - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: ‘Chết vì bất động sản, nhiều lắm không chỉ Mai Linh’ (VTC).
Hàng loạt DN FDI "đánh bài chuồn" do nợ khủng (infonet 22-12-12)
Tập đoàn Mai Linh: Bán nhà, bán xe trả nợ (DT 23-12-12) Mai Linh sẽ bán tài sản để trả nợ (DV 23-12-12)
Mưu sinh ở chợ đêm (PetroTimes 23-12-12)
Rạng danh bánh mì Việt (TN 23-12-12)

 
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm qua
Nguoi Viet Online
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhất trong suốt 13 năm qua, dù quý thứ tư có khá hơn 3 quý trước, bởi những cái kẹt trong vấn đề tín dụng ngân hàng và nhu cầu tiêu thụ nội địa xuống thấp.
- Gam màu sáng tối của VN trong năm 2013 (BBC).  – Kinh tế VN tăng trưởng chậm nhất từ 1999 (BBC). – Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thấp nhất từ 13 năm qua (RFI). – Kinh tế trì trệ gây áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam(VOA). - VN ‘cần quyết tâm lớn để vượt khó’ (BBC). – ‘Quá khứ chiến tranh không phải là liều thuốc cho nền kinh tế Việt Nam’ (VOA).
Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP thấp nhất từ năm 2000
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt gần 990 nghìn tỷ đồng.
Chính phủ sẽ bơm hàng chục nghìn tỷ đồng tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp
Chính phủ đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Vinaship thu hơn 1,1 triệu USD nhờ bán tàu
Tàu Hà Đông trọng tải 6.700 DWT, đóng vào năm 1986 tại Hàn Quốc đã được bàn giao tại cảng Jakarta - Indonesia hôm 18/12.
- Lãnh đạo VNP lý giải vì sao “đánh rơi” nghìn tỷ lợi nhuận (VnEco/GDVN). - EVN lập lờ giá điện (NLĐ).  – Tô Văn Trường: Câu chuyện “Điện lại tăng giá” (Nguyễn Vĩnh). - Thời điểm tăng giá điện: Có hợp lý không? (QĐND).
- Lách luật để độc quyền vàng miếng? (PLTP). – Trọng trách “gác cửa” (PLTP). – Bộ Tư pháp nhận lỗi về chứng minh thư ghi tên cha mẹ (SGTT).
VN 'cần quyết tâm lớn để vượt khó'
- TS Lê Xuân Nghĩa: Năm 2013, thế giới phục hồi yếu ớt thì Việt Nam vẫn trong chu kỳ tăng trưởng thấp (CafeF). Hàng chục nghìn tỷ đồng giải cứu nền kinh tế
Giãn thuế cho doanh nghiệp, ngừng thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảm một loạt phí trước bạ ôtô, bơm vốn cho ngân hàng...
- Nợ xấu xuống 3% có thể khả thi (TP).
- Chính phủ: Chỉ còn 1 trong số 9 ngân hàng yếu kém đang tiếp tục chờ phê duyệt(CafeF).
- Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? (VnEco). – Ngân hàng vớ bở vì hạ lãi suất(VOV/SGTT).
- Công ty chứng khoán “xả kho” làm đẹp báo cáo cuối năm? (VnEco).
- Giám đốc Diễn đàn Phát triển Việt Nam Kenichi Ohno: Không nên bắt đầu các dự án nhà ở xã hội chỉ vì vỡ bong bóng bất động sản (SGTT). – Địa ốc thưởng Tết ‘bèo’ nhất 3 năm qua (VNE).
- Doanh nghiệp “né” tăng lương (ĐT).
- 2012 có nhiều biến động giá bất thường (SGTT). – Mổ xẻ ‘thành tích’ lần đầu xuất siêu của Việt Nam (TP).
- “Bộ tứ thất thường” điện, xăng, y tế, giáo dục: thủ phạm gây lạm phát (DT). – Ngỡ ngàng vì 2 quyết định (NNVN). – EVN phải bước hai chân vào thị trường (TT). – Giá hàng tiêu dùng tăng theo giá điện (TP). – Tăng giá điện, người dân lại khổ (LĐ).
- Vẫn áp giá tính thuế ôtô cao hơn giá bán (Vef).
- Hàng hiệu – Đìu hiu chợ chiều (ANTĐ).
- Vụ nửa đêm siết nợ Nhà máy cồn ethanol Đại Tân: Không hỗ trợ, nhà máy sẽ ngừng hoạt động (TP). – Quảng Nam “giải cứu” Nhà máy cồn Đại Tân: Còn nước còn tát (LĐ). –Báo cáo Chính phủ hỗ trợ cứu Nhà máy Cồn Ethanol Đại Tân (DV).
- Kết quả KT-XH năm 2012: Nông nghiệp xứng đáng vinh danh (NNVN). – Gạo Việt Nam vào Trung Quốc tới đây gặp thách thức lớn (NNVN). - Phó chủ tịch Hiệp hội Thanh long “chỉ đạo” doanh nghiệp ép giá nông dân (TN).
- Hỗ trợ lãi suất tiền sử dụng đất (TT).
- Chè Việt Nam: Tự lấy dây buộc mình (SKĐS).
- Áp lực tồn kho (NNVN). – Đề nghị gỡ khó ngành mía đường (NNVN). – Cổ phần hóa 2 tổng công ty mía đường (VNE).
- Thưởng Tết Hà Nội chưa bằng 20% TP HCM (VNE). – Thưởng tết giảm khoảng 10% so với năm trước (ANTĐ/TP).
- Làng đào… “đánh bạc với Trời” (SGGP).
- Lái buôn Trung Quốc găm hàng khiến rau củ quả đắt đỏ? (GDVN).
- Năm 2012, GDP tăng 5,03% là hợp lý (LĐ). - Xuất siêu… bất thường (TT). - CPI năm 2012 tăng 9,21% so với năm trước (QĐND).
- NHNN bơm ròng hơn 1.540 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney/ Gafin).   – Mở rộng đối tượng bơm vốn (DĐDN).
- Hạ lãi suất, tiền có chạy khỏi ngân hàng? (TP). - Nhiều ngân hàng giảm tiếp lãi suất huy động (TP). - Lãi suất kỳ hạn dài vẫn chưa hạ (Vietstock). - Eximbank phát hành thẻ quốc tế không tiếp xúc (SGĐT).
- Vụ VVF – SeABank: SeABank từ chối thanh toán bảo lãnh (HNM/ Vietstock).
- Nguyễn Hồng Khoái: Thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu? (BoxitVN). - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: ‘Chết vì bất động sản, nhiều lắm không chỉ Mai Linh’ (VTC). - Mua nhà thương mại làm nhà tái định cư, chuyện không dễ (NĐT). - “Phá băng” bất động sản: Chấm dứt đầu tư “ăn xổi” (TT).
- Đạt doanh thu khủng, Viettel ‘vượt mặt’ VNPT (VTC).  – Chủ tịch VNPT nói gì về lợi nhuận lao dốc? (Zing).
- Năm 2013: Giá điện có thể tăng… 4 lần (DV). - Minh bạch giá xăng dầu theo cơ chế thị trường (Mega News).
- Cá tra được giải nỗi oan! (DV).- Cơ hội đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu cá tra (DV).
- Tôm xuất khẩu thêm “khổ” vì phí kiểm ethoxyquin (PLTP). - Từ tay trắng thu trăm triệu nhờ chim và hươu (DV).
- Giải pháp thanh toán quốc tế DN nhập khẩu (SGĐT).
- Kích cầu, tháo gỡ nợ xấu (ND/Petrotimes).  - Sức mua càng kích càng yếu (TN). - Giá thực phẩm sẽ khó tăng thêm (DV).
- Đất “vàng” bán rẻ như cho (NLĐ). – Đại gia bỏ đất chạy lấy người (VEF).  – “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm (TT). – Rào cản thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh (ND).
- 7 doanh nhân gây ấn tượng mạnh trên thương trường năm 2012 (CafeF).
- Khó chữa được bệnh vốn mỏng (PLTP).
- Hải Phòng: Buộc tái xuất lô hàng 6.400 tấn quặng kẽm (LĐ).
- Nhóm mua hoạt động trở lại (VTC). – Nhóm Mua hứa đền bù cho khách mua voucher (VNE).
- Chưa xác định “hàng hiệu giá bèo” là thật hay giả (TT).
- Lịch 2013: Chờ hết tháng… 1 mới mua cho rẻ (DV). - Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất 75 triệu đồng (DV). - Đấu thầu thành công gần 7.200 tỷ đồng trái phiếu tuần qua  (Gafin). - Huy động trái phiếu chính phủ cả năm đạt 156.544 tỉ đồng (TN).
- 2012: Chứng khoán vỡ mật vì đại gia (VEF).
- 5 vấn đề của các Doanh nghiệp niêm yết năm 2012 (CafeF).
- Khơi lại niềm tin để vực dậy thị trường bất động sản (VNE/ CafeF).
- Hàng loạt DN FDI “đánh bài chuồn” do nợ khủng (SGTT).
- Hạ lãi suất, ngân hàng hưởng lợi (TN). - Buông xuôi giá vàng? (DT).
- Ngân hàng nào thưởng Tết 2013 ‘khủng’ nhất? (VTC). - Nhiều doanh nghiệp “làm ngơ” thưởng tết (DV).
- Tết dương lịch: Ngắm nhiều mua chẳng bao nhiêu (TN).  – Giáng sinh buồn của các nhà bán lẻ (PetroTimes). - Khô hạn, hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước (TN).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 23: Bước ngoặt từ… mớ trái cây hỏng (TN).
- Hải quan Hải Phòng: Phát hiện nhiều trường hợp gian lận thương mại (LĐ).
- Mai Linh gặp khó khăn vì kinh doanh kiểu “bầy đàn” (SGTT).
- Hàng điện tử nào bán chạy trong mùa Giáng Sinh ở Mỹ? (VOA).
- Tận mắt 10 đồng tiền xu giá triệu USD (VTC).
- Singapore Airlines bị phạt 3,36 triệu USD vì “làm giá” (TTXVN).
- Kinh tế Pháp sẽ tăng trưởng âm 0,2% trong quý Tư (TTXVN).
- “Italy đã tự thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công” (TTXVN).
- Châu Á : Ông già Noel cũng gặp khó khăn kinh tế (RFI).
- Ðài Loan cấp phép cho dự án khai thác địa ốc đầu tiên của Trung Quốc (VOA).
Khoai mì hoang mang, khoai lang tức tưởi
Tiền Phong Online
Trồng khoai mì (sắn) để bán lá, chuyện khó tin này xảy ra ở huyện Châu Thành, Hậu Giang. Khó hiểu hơn là ngay cả chính quyền địa phương cũng chưa xác định được chính xác đầu ra của loại phế phẩm nông nghiệp này và người mua sử dụng vào mục ...
Người dân trồng khoai mì ồ ạt, thương lái ngưng thu muacand.com


Hàn Quốc chưa tuyển dụng lại lao động Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tối 23-12 đã phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức gặp gỡ 1.000 lao động Việt Nam làm việc tại tỉnh Gyeonggi - Hàn Quốc nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013.
Trung Quốc rót hàng tỷ USD vào bất động sản Lào
Các công ty Trung Quốc, từ xây dựng đập thủy lợi cho tới phát triển trung tâm thương mại, đang đẩy mạnh đầu tư vào Lào.

Trung Quốc bơm mạnh tiền cho ngân hàng, tránh đổ vỡ tín dụng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) gần đây liên tiếp bơm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ tài chính.
-From China’s ‘Peaceful Rise’ To ‘Peaceful Development’: The Rhetoric And More – Analysis
--New Thrust To India-Japan Relations: A “Broader Asia” Likely – Analysis
-India: When Justified Outrage Degenerates Into Anarchy – OpEd

 
Các "nhóm lợi ích" cản trở phát triển ở Nga và Trung Quốc: Stifling Progress in Russia and China (NYT 23-12-12)
Để dạy học - Price discrimination: A Tale of Two Prices (WSJ 24-12-12) -- Bài rất có ích!

Behavioral Economics: We’re all couch potatoes now (Tim Hartford 23-12-12) - Sunstein: The behavioral economics of Christmas (TNR 7-12-12)
Khủng hoảng tài chính 2013 sẽ tồi tệ hơn Đại suy thoái?
Thị trường trái phiếu có nguy cơ bùng vỡ bong bóng và dẫn đến sụp đổ tài chính vào năm 2013.
Chinese vie to buy £800m London offices
(Financial Times)- Move by Asian investors to take over 1.1m sq ft campus is a sign of growing role international investors are playing in London commercial real estate

Thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu? bxvn1
Chuyên viên Tư vấn Tài chính
Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, ngân hàng đang như “ếch vào xiếc” chưa biết gỡ thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu!
Để giải quyết vấn đề này phải bắt đầu từ giá – giá bất động sản. Giá bất động sản chung chung thì không ai hình dung ra được. Để tìm hiểu kỹ ta sẽ thấy trình tự giá bất động sản như sau:
A. GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN BAO GỒM NHỮNG GÌ, CƠ CẤU RA SAO, GIÁ BÁN THẾ NÀO, AI ĐƯỢC, AI MẤT TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ BÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Sự hình thành giá bất động sản theo phương pháp cộng tới sẽ bao gồm các khoản chi phí như sau:
– Tiền đền bù đất đai giải phóng mặt bằng.
– Tiền chi phí xây dựng (từ khâu san nền đến khâu hoàn thiện hoàn chỉnh dự án).
– Các chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, lãi tiền vay Ngân hàng…
– Lợi nhuận kỳ vọng, thuế của nhà đầu tư.
– Các chi phí khác.
Theo cách thống kê trên thì giá 1m2 căn hộ được tính như sau (tính giá Hà Nội 2012 theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011, lấy huyện Từ Liêm làm ví dụ):
1- Tiền đền bù đất đai đoạn từ đường Phạm Hùng đến đường Yên Hòa (mức cao nhất)
14.000.000 đ/m2
2- Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở bao gồm cả nguyên vật liệu và nhân công nội thất bình thường không trang bị thiết bị cao cấp ngoại
  5.000.000 đ/m2
3- Nhà chung cư xây 10 tầng khuôn viên sử dụng 30% đất dự án, 70% là giao thông, cây xanh, các công trình phụ trợ
2.000.000 đ/m2
4- Lãi suất và thuế kỳ vọng của nhà đầu tư
20%
5-
Cách tính giá bán 1m2 nhà (giả sử 10 tầng), đơn vị đồng/m2 (giả định dự án 10.000 m2):
1- Tiền đền bù đất đai đoạn từ đường Phạm Hùng đến đường Yên Hòa (mức cao nhất) 14.000.000*3.600/36.000 =   1.400.000
2- Chi phí xây dựng 1m2 nhà ở bao gồm cả nguyên vật liệu và nhân công nội thất bình thường không trang bị thiết bị cao cấp ngoại, đã có 4 thang máy và 2 cầu thang bộ, đã có lợi nhuận của nhà xây dựng   5.000.000
3- Cơ cấu dự án 36%  tổng số tiền  sẽ là (1) + (2)   6.400.000
4- Giá hạ tầng cơ sở giao thông, bãi đỗ xe 34%=(14.000.000*3.400+ 3.400* 3.000.000)/36.000 =   1.593.000
5- Đất cây xanh, mặt nước  15% = (14.000.000*1.400)/36.000)      705.600
6- Đất công cộng 15%      705.600
7- Giá 1m2 nhà dự án đã có hạ tầng   9.404.200
8- Lợi nhuận trước thuế kỳ vọng của nhà đầu tư 20% (= 5 x 20%)   1.881 000
9- Lãi vay trong thời gian xây dựng (thời gian XD 2 năm lãi 12%/ năm) vay 60% vốn = 5 * 60%*2 năm*12%   1.355.000
10- Cộng giá bán 1m2 nhà = 5 + 6 + 7 + 8 12.620.200
11- Tính tròn 12.600.000
Câu hỏi được đặt ra là:
1-     Nhà đầu tư căn cứ vào đâu để xây dựng giá bán 1m2 nhà cao ngất ngưởng 20 triệu, 30 triệu đồng cho 1m2 nhà ở chung cư?
2-     Ngân hàng căn cứ vào đâu để tính toán giá tài sản thế chấp cho vay vốn để đầu tư xây dựng?
Mức giá đền bù lên đến 14 triệu/1m2. Nếu giá thấp hơn 14 triệu thì chênh lệch giữa giá đền bù đất đai và giá bán bất động sản cho dự án được nhân thêm 10.000 lần.
B. THỎA THUẬN NGẦM GIỮA NGÂN HÀNG, QUAN CHỨC VÀ NHÀ ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ĐÃ ĐƯA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐÓNG BĂNG
Trong khi các văn bản chỉ thị, nghị quyết, cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước đều giảng giải chúng ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì riêng đất đai khi cần thu hồi của dân được định giá rẻ mạt, đến khi hình thành giá bất động sản thì áp giá ở trên  trời rơi xuống (giá chợ đen) (Xem thêm tại đây và tại đây).
Trả lời câu hỏi 2:
Nhà đầu tư áp giá thị trường về bất động sản khi duyệt dự án và mang cái giá này làm giá thế chấp tại Ngân hàng để vay vốn. Chênh lệch giá đất thị trường và giá đền bù đã được Nhà đầu tư, Ngân hàng và quan chức hình thành nên cái tam giác quỷ. (Xem thêm tại đây và tại đây).
Trong phát biểu của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nói: “Trước khi giải cứu thị trường bất động sản thì trước hết, phải thấy rằng, đất đai là tài sản nhà nước, những chi phí đền bù và giá vật liệu xây dựng… so với giá thành xây dựng không chênh lệch quá mức nhưng sao giá bán lại cao ngất ngưởng như vậy? Không kiểm soát được giá vốn hàng bán và giá bán bất động sản, sẽ rất khó tháo gỡ bế tắc cho thị trường. Một tác động không mong muốn khác là cũng vì giá bất động sản mà chỉ số icor của nền kinh tế bị đẩy lên cao” (xem tại đây).
            Như vậy nhà đầu tư bất động sản, quan chức, ngân hàng (cái tam giác quỷ khốn nạn này) hãy nôn tiền ra trả vào cái mà chúng đã ăn cướp của dân thông qua chênh lệch giữa giá đền bù đất đai và giá bán bất động sản.         
C. GIẢI PHÁP MỚI CỨU THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CHÍNH PHỦ (XEM TẠI ĐÂY)
1. Giải pháp về thuế
Trừ các loại thuế cố định đánh vào tài sản: trước bạ, thuế đất phi nông nghiệp, các loại phí: cầu đường, bảo trì đường bộ… còn riêng bất động sản thì chỉ có thông qua mua bán chuyển quyền sở hữu thì mới thực hiện được. Do đó nó như cái bánh vẽ vẽ cho cả người mua và người bán nhìn về tương lai để thúc đẩy thị trường bất động sản.
2. Giải pháp ngân hàng
Trước hết nhà đầu tư vào Bất động sản phải có nhà, nhà chưa có mà khuyên người dân đi vay tiền lãi suất thấp để đưa vào cho nhà kinh doanh bất động sản (BĐS) thì khác nào chuyển nợ xấu của các DN kinh doanh BĐS với Ngân hàng sang cho người đi mua nhà! Tại sao không nghĩ đến chuyện cho nhà đầu tư BĐS vay vốn ưu đãi 7% trong 3 năm hoàn thành dự án sau đó bán nhà cho người có thu nhập thấp???Người dân đã bị rất nhiều nhà đầu tư BĐS lừa trong những năm vừa qua.
Giời ơi là giời, cùng cánh hẩu với nhau mà còn không tin nhau lại đi tin thằng dân cho nó vay tiền, mai ngày nó không giả được nhà tù đâu mà nhốt chúng nó!
Ông Bình có nói: Giá nhà bao nhêu thì có người mua? Thưa với ông tôi đã tính toán quá tay rồi đấy: nó chỉ cao nhất 10.000.000 đ/m2 thôi (giá đền bù là 14.000.000 đ/m2 dự án như 2 bảng nêu trên), thưa ông.
3. Giải pháp xây dựng của ông Trịnh Đình Dũng (mong muốn ông luôn mang trí khôn đi kèm)
Ông Trịnh Đình Dũng nói: “Thị trường bất động sản đang phát triển lệch pha nên khi chúng ta gắn với chiến lược phát triển nhà ở, đặc biệt là chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội thì giải quyết được nhiều vấn đề: cân đối cung cầu; đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm thị trường ấm lên, từ đó góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Làm nhà ở xã hội, quan trọng là tăng sử dụng vật liệu trong nước, giảm nhập siêu.
Vấn đề tiếp theo là phải hạ giá nhà về giá trị thực, đi đôi với kích cầu. Muốn vậy phải có giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp về chính sách, giải pháp quản lý nhà nước, về quy hoạch, kế hoạch, giải pháp về tín dụng, tài khoá và thuế, giải pháp tổ chức thực hiện và đề nghị thêm giải pháp tuỳ theo các dự án, vị trí cụ thể, khuyến khích chủ đầu tư điều chỉnh để tăng quỹ đất nhà ở xã hội (xem tại đây).
Thưa ông, doanh nghiệp nó chẳng khó khăn gì đâu, tiền chênh lệch giữa giá đền bù nó ăn không, nó đi biếu các quan chức và Ngân hàng bây giờ nó không bán được thì nó kêu!
Ông bảo hạ giá bất động sản thì: chỉ hạ theo phương án nêu trên, nợ xấu Ngân hàng sẽ tăng GẤP BA LẦN HIỆN NAY thưa ông?
D. CÁCH TỐT NHẤT CHO VẤN ĐỀ NÀY
1. Các căn hộ chung cư đã và đang hoàn thiện hãy trở về giá trị thực và hoàn tiền cho những nhà đã nộp tiền 3, 4 năm trước đây và bán tiếp. Bởi vì việc ăn cướp phần chênh lệch giữa giá đền bù đất đai và giá bán bất động sản không nộp vào Ngân sách Nhà nước.
2. Thu hồi tất cá các dự án chưa triển khai (theo giấy phép đầu tư) và chào nhà đầu tư có năng lực đồng thời áp giá trị thực của Bất động sản bán cho người có nhu cầu. Việc hoàn trả được tính theo giá trị đền bù theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011của UBND thành phố Hà Nội ( .nếu dự án ở Hà Nội). Số tiền này cũng được hoàn lại cho chủ đầu tư cũ.
3. Không cấp các dự án bất động sản mới.
4. Không nên áp dụng 2 loại nhà ở (nhà ở thương mại và nhà ở xã hội) vì làm như vậy 15 năm sau con cháu sẽ chửi rủa chúng ta là làm bẩn thành phố. Dân đủ tiền để mua nhà giá trị thực.
Tháng 12 năm 2012
N.H.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN--





Tổng số lượt xem trang