Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước? Điều 4 Hiến pháp ‘hoàn toàn chính đáng’

.-Điều 4 Hiến pháp ‘hoàn toàn chính đáng’ Báo Quân đội Nhân dân bác bỏ các ý kiến đòi bỏ hay đổi điều 4 trong Hiến pháp 1992 ở Việt Nam là “mưu đồ dẫn tới đối lập”, và khẳng định Hiến pháp mang tính Đảng và tính giai cấp cần giữ điều này.


Quy kết các ý kiến này thuộc về những nhóm đòi thay đổi thể chế, tờ báo viết:


Các bài liên quan

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?
Mật vụ và đồng lõa trong xã hội cộng sản
Hình ảnh Đại hội Đảng họp ở Bắc Kinh

"Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong hiến pháp..."

Nhắc đến các thành tích kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đổi Mới, tờ báo nói:

“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.”

Vì thế, theo bài báo hôm 16/12/2012, vai trò lãnh đạo của Đảng quy định tại Điều 4 “là hoàn toàn chính đáng, cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này”.
Phê tư bản, đề cao công nhân


Công nhân Việt Nam liên tục biểu tình đòi cải thiện thu nhập

Báo của Quân đội Việt Nam cũng cho rằng chính các nước tư bản “cố tính che dấu tính đảng, tính giai cấp” trong hiến pháp nước họ để duy trì địa vị thống trị của giai cấp tư sản với toàn xã hội.

Nêu bật quan điểm về ‘tính Đảng, tính giai cấp’ của nhà nước, thể hiện qua hiến pháp theo lý luận Marxist-Leninist truyền thống, bài báo nói ngay cả ở các nước tư bản trên thế giới, “bản chất hiến pháp là sự thể hiện tập trung ý chí của giai cấp thống trị”.

Cũng vì thế, bài báo diễn giải, các hiến pháp tư bản không cần nói gì về đảng cầm quyền vì thực tế thì đảng nào cũng giống nhau.

“Đối với các quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng thì các đảng chính trị tư sản đều có quan điểm giống nhau trên các vấn đề căn bản...”

Trong cách lập luận có vẻ hơn hẹp hơn một số diễn giải từ thời Đổi Mới, bài báo nay nhấn mạnh “hiến pháp nước ta là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân”.



"Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 "


Tờ Quân đội Nhân dân

Và theo đây thì “ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.

Đoạn văn này không nói gì đến vai trò của nông dân, trí thức, doanh nghiệp như từng được nêu ở một số văn kiện trước.

Chẳng hạn trong diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc hội nghị TW 6 (15/10) có phần về vai trò của doanh nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật, và trong phần xây dựng Đảng có viết “chú trọng cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức”.

Tuy đề cao vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam, bài báo không nói những công nhân này đang ở đâu trong bối cảnh mà nhiều đảng cộng sản và cánh tả ở châu Âu nói về “sự bóc lột công nhân của tư bản toàn cầu hợp tác với tư bản nhà nước”.

Ngoài ra, một số nhà trí thức Phương Tây như Gideon Rachman cũng cho rằng mô hình “chủ nghĩa tư bản phi tự do” ( Bấmilliberal capitalism) như tại Trung Quốc không đem lại hy vọng giải phóng xã hội.

Tăng trưởng kinh tế trong mấy thập niên qua cũng đang làm hẹp lại diện tích đất nông nghiệp cho người nông dân, và các vụ biểu tình, khiếu kiện về lương bổng, điều kiện làm việc của công nhân cũng tăng cao.


Một bộ phận quan chức bị cho là 'xa dân, xa Đảng' và lơ là với lý tưởng cách mạng cộng sản

Số liệu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu ra đầu năm 2012 và được tờ Financial Times đăng tải ghi nhận 857 vụ đình công của công nhân Việt Nam trong cả nước tính đến hết tháng 11 năm 2011.

Trong năm 2011, quan chức ILO cũng nói lương của công nhân Việt Nam “cần phải được tăng 12%”, từ mức 85 USD một tháng cho lao động trong doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.

Hiện ở Việt Nam chỉ có một nghiệp đoàn duy nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo được coi là hợp pháp, còn các nghiệp đoàn tự phát không được công nhận.

Cùng lúc, chính các lãnh đạo của Đảng đang đưa ra một đợt chỉnh đốn nội bộ, phê phán lối sống 'xa dân, xa Đảng nhưng xa hoa' của một số quan chức.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, Bí thưBấmLê Thanh Hải vừa qua đã thừa nhận "tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, tùy tiện, vô nguyên tắc…"

Theo dự kiến, cuộc thảo luận ghi nhận ý kiến của người dân tại Việt Nam về dự thảo hiến pháp mới sẽ diễn ra từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2013.

Sau các bàn thảo trong Quốc hội, dự thảo có thể được thông qua vào dịp cuối năm 2012

-.-Điều 4 Hiến pháp ‘hoàn toàn chính đáng’


-Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

QĐND - Mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội luôn được các thế lực thù địch đặt lên hàng đầu trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, hướng lái Việt Nam theo con đường của chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết lợi dụng đợt sinh hoạt dân chủ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 được tiến hành vào quý I năm 2013, để tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Đảng ta. Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, quy định về vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội.
Có thể dẫn ra nhiều luận điệu mà các thế lực thù địch đang hằng ngày, hằng giờ tung ra trên các diễn đàn, nhất là trên mạng internet, để tuyên truyền chống phá, nhằm mục tiêu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước ta. Chẳng hạn họ cho rằng, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 là “phá hỏng nền tảng của chính bản thân hiến pháp”. Để bảo vệ luận điệu này, họ đã viện dẫn Điều 2 và Điều 83 để xuyên tạc một cách ngụy biện và cho rằng, Điều 4 của Hiến pháp nước ta “khẳng định ĐCSVN lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, tức là theo chế độ đảng trị = đảng chủ...”. Hơn thế, họ còn cho rằng, “thể chế Việt Nam hiện nay là không phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền là trái với nguyên tắc nhà nước pháp quyền...”; và “Điều 4 biểu hiện sự toàn trị, chứ không phải lãnh đạo”; “Thực chất là ĐCS muốn bám lấy quyền lực để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi kinh tế của cá nhân hay những nhóm tư bản đỏ”... Họ còn lớn tiếng cho rằng, “Hiến pháp Việt Nam là không chính danh, chỉ là điều lệ ĐCSVN độc tài, toàn trị, do một số đảng viên nắm quyền soạn thảo, sửa đổi, áp đặt lên 3 triệu đảng viên khác và toàn dân Việt Nam!”… Từ đó, họ trắng trợn phát ngôn rằng, “Việt Nam cần một bản hiến pháp mới, trong đó quyền làm chủ đất nước, quyền quyết định tương lai chính trị cho đất nước phải do nhân dân tự quyết”...
Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, việc quy định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN tại Điều 4, Hiến pháp 1992 cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này, dựa trên những căn cứ lịch sử, chính trị và pháp lý không thể phủ nhận.
Trước hết, việc này xuất phát từ tính chính đáng cầm quyền của Đảng. Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền. Tính chính đáng cầm quyền của Đảng là sự lựa chọn lịch sử, được nhân dân thừa nhận. Quyền lực chính trị đó của Đảng  bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, là sự ủy quyền, tín nhiệm của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng, trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng chính trị dày dạn, có lãnh tụ sáng suốt, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, ĐCSVN đã vượt qua muốn vàn khó khăn, thử thách, động viên và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là điều không thể phủ nhận. ĐCSVN là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiếp đó, ĐCSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Hiện nay, ĐCSVN vẫn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN được quy định tại Điều 4, Hiến pháp năm 1992 là hoàn toàn chính đáng, cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này.
Hai là, từ bản chất giai cấp và lập trường tính đảng của hiến pháp. Lý luận và thực tiễn đều không thể phủ nhận bản chất hiến pháp là sự thể hiện tập trung ý chí của giai cấp thống trị, bản chất giai cấp của Nhà nước.
Đối với hiến pháp của nhiều nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) hầu như không có quy định nào nói về đảng cầm quyền. Đây là hành vi của giai cấp tư sản cố tình che giấu tính đảng, tính giai cấp của hiến pháp để dễ dàng hơn trong việc nhân danh quyền lực chung (Nhà nước) để duy trì địa vị thống trị của giai cấp tư sản đối với toàn xã hội. Việc hiến pháp của Nhà nước tư sản không có quy định nào về đảng cầm quyền, không có nghĩa là phủ nhận vai trò của đảng cầm quyền đối với Nhà nước và toàn xã hội. Bởi nội hàm chủ yếu của sự cầm quyền (hay lãnh đạo) được hiểu là phương thức đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... thông qua việc biến cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối với các quốc gia theo chế độ TBCN thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng thì các đảng chính trị tư sản đều có quan điểm giống nhau trên các vấn đề căn bản, nhất là quan điểm về thiết kế hệ thống chính trị và lập hiến.
Khác với quan điểm tư sản, sự khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN được quy định trong hiến pháp nước ta chính là công khai tính đảng, khẳng định hiến pháp nước ta là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việc hiến định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN thành quy định trong hiến pháp chính là thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.   
Đây là điểm khác nhau căn bản giữa hiến pháp nước ta với hiến pháp của các nước TBCN. Các thế lực thù địch đã cố tình lờ đi bản chất, chỉ lấy hiện tượng và vin vào đó để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, hòng xóa bỏ Điều 4 trong hiến pháp nước ta. Và như vậy, vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền được ghi trong hiến pháp, không chỉ đơn giản là “văn bản hóa” mà còn thể hiện thái độ công khai tuyên bố tính đảng, tính giai cấp trong hiến pháp của nước ta.
Ba là, từ truyền thống lập hiến và công ước quốc tế.  Sự ra đời hiến pháp là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử, của quá trình đấu tranh giai cấp và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, gắn liền với sự ra đời, tồn tại của thể chế chính trị. Hệ thống chính trị và hiến pháp của các nước tư bản phương Tây, ngay từ đầu được xây dựng theo nguyên tắc pháp quyền tư sản, mà nguồn gốc là từ lý thuyết tam quyền phân lập + sở hữu tư bản tư nhân. Đó là nguyên tắc bất di, bất dịch và đã trở thành truyền thống trong thiết kế hệ thống chính trị và lập hiến của họ.
Dựa vào điểm này, các thế lực thù địch cho rằng, hiến pháp của các nước tư bản phương Tây là “chuẩn mực quốc tế”, từ đó cố tình cho rằng, Điều 4 trong hiến pháp nước ta là “trái với “chuẩn mực hiến pháp”, cần phải hủy bỏ”. Trên phương diện pháp lý, chúng ta hoàn toàn có căn cứ để bác bỏ luận điệu này, bởi tại Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966), ghi rõ: “Tất cả các quốc gia có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình, tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”. Quy định này có nghĩa là việc lựa chọn thể chế chính trị, việc có quy định hay không trong hiến pháp của quốc gia về vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền, đó là quyền bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, mà không có và không thể có sự can thiệp từ bên ngoài. Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN được thể chế hóa tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 và cần tiếp tục được khẳng định trong sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, là ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Trong đợt sinh hoạt chính trị lớn, quan trọng trong quý I năm 2013, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, chúng ta cần thống nhất cao, tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và toàn xã hội. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 cần được tiếp tục hiến định trong sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này. Đó là lương tâm, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị đối với tương lai phát triển của dân tộc và cách mạng Việt Nam theo mục tiêu, con đường XHCN mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn PGS, TS HÀ NGUYÊN CÁT - Học viện Quốc phòng
- Xin lỗi và sau đó phải sửa lỗi (TT). – ĐBQH Dương Trung Quốc: “Không thể xin lỗi là xong” (TT). - “Chạy” công chức: Vấn nạn khó trị? (LĐ).-Hiến pháp hay hợp đồng điện nước? Luật sư Lê Quốc Quân
Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.

Tòa Hiến pháp Đức trong một lần ra phán quyết về quan hệ với EU
Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.
Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền.
Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân.

Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam

Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức nhà nước, về quyền công dân, về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một cách mộc mạc thì “Hiến pháp chính là một hợp đồng trao quyền và giao việc giữa chính quyền và người dân”
Lịch sử cho thấy các quốc gia phát triển và trở thành siêu cường trong một thời gian dài thường gắn liền với nền cộng hòa, nơi con người được tự do tranh luận và khai phóng. Khi quá trình xây dựng được thảo luận kỹ với nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực được minh định rõ thì các công dân có thể yên tâm trao phó quyền lực cho cỗ máy cai trị mình.
Xưa La Mã vươn mình trùm cả vùng Địa Trung Hải và nay Hoa Kỳ có thể triển khai quân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh này trong vòng 24 tiếng; người Đức thì trù liệu cho cả những vùng đất nằm ngoài biên giới để hơn 40 sau thống nhất cũng không phải sửa đổi hay như Nhật Bản vẫn “quẫy đạp” được trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 để có được lực lượng phòng vệ mạnh trước sự gây hấn của láng giềng Trung Quốc…tất cả đều bắt nguồn từ sự cẩn trọng trong xây dựng Hiến Pháp.
"Chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp"
Lịch sử cũng cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp hoặc chỉ do ý chí của một nhóm người tạo nên.
Thông thường phía sau những bản hiến pháp mang đầy ngôn ngữ hoành tráng và dự án viễn vông là sự rượt đuổi đến hụt hơi của các nhà lập pháp nhằm thể hiện thực tiễn phát triển vốn rất cụ thể và sinh động.
Hiến pháp quan trọng đến mức Bắc Phi vẫn là nguồn cảm hứng khi những người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại dự thảo Hiến pháp của tổng thống Ai Cập, ông Mohammed Mursi.
Rõ ràng sự thôi thúc của dân chủ và sự hãnh tiến về tương lai mạnh mẽ hơn nhiều những ràng buộc tâm linh và tôn giáo khi các bạn trẻ dù theo hồi giáo đã dám cáo buộc tổng thống hành xử như một nhà độc tài trong nỗ lực muốn phá vỡ khả năng kiểm soát và bảo vệ pháp luật của tòa án.
Điều đó cho phép ta lạc quan về nền dân chủ, một khi đã bắt rễ trong xã hội, sự quay lại của các nhà độc tài chắc chắn là gặp trở ngại.

Người dân Ai Cập đòi tổng thống Mursi cho họ có tiếng nói về hiến pháp mới
Thật vậy, lập hiến, giống như chúng ta xây dựng một ngôi nhà, nền móng có tốt thì mới bền vững được lâu dài và có khả năng mở rộng và xây lên nhiều tầng cao.
Hiến pháp cũng có thể được coi như bộ rễ quyết định sự vững chắc và độ xum xuê của các nhánh luật pháp sau này. Ngôi nhà có cao và vững chắc hay không, cây pháp lý có nhiều cành và tỏa bóng mát được rộng khắp hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào gốc, phụ thuộc vào khả năng chịu lực, khả năng hút dinh dưỡng là những ý tưởng tự do từ đất mẹ Việt Nam.

Hiến pháp hay cương lĩnh Đảng?

Nhân dân Việt Nam chúng ta sắp sửa có một văn bản tác thành mô hình Nhà nước, một ngôi nhà để tất cả con dân Việt chung sống với nhau.
Liệu chúng ta có giao phó toàn bộ việc này cho những đảng viên đảng cộng sản mà suy cho cùng cũng chỉ có một số người cấp rất cao, với nhóm gen rất nhỏ và dấu hiệu của sự thiểu năng đã lộ rõ, áp đặt ý chí của mình lên việc thiết kế nó?
Điều này chắc chắn không ai khác ngoài các đại biểu quốc hội phải lưu tâm khi thay mặt nhân dân ký kết bản hợp đồng giao việc này.
Tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu gian khó suốt chiều dài lịch sử nhọc nhằn của mình, sẵn sàng hy sinh một phần khái niệm “Con người” để hướng đến giá trị “Công dân” khi ký kết một thỏa ước lập hiến với chính quyền với điều kiện các quyền công dân đó phải được phản ánh đúng qua những người đại diện của mình.
Nếu như các đại biểu quốc hội chỉ làm theo sự lãnh đạo của đảng mà quên đi những khát vọng thực sự của nhân dân, vốn đang ngày càng khác biệt với ý chí của đảng cộng sản thì điều đó đã hàm chứa sự phản bội hoặc lừa gạt ý chí nhân dân.
Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam, nghĩa là quốc hội đã trao cho đảng một chiếc đũa thần để toàn quyền đan rọ mà mặc nhiên quốc hội phải chui vào.

Quốc hội khóa I: Hiến pháp Việt Nam hiện nay bị cho là tụt hậu so với năm 1946
Khi đó đảng bắt đầu lấy quyền lực chính trị của mình và khái niệm “ổn định chính trị” để ngăn chặn sự thể hiện của tự do công dân bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” nằm tại rất nhiều điều của hiến pháp.
Có thể các đại biểu đã sai nhưng các Ngài cũng cần phải biết rằng: “Ý chí chung của Nhân dân có thể bị nhầm lẫn, nhưng nó không thể bị phá hủy”.
Đại biểu quốc hội hiện tại gồm nhiều người tốt có thể bị dẫn dụ, mê hoặc và lâu dần tình cảm đó trở thành một niềm nuối tiếc trong tâm thức nhưng ý chí chung của nhân dân và sự đòi hỏi của tri thức, của khao khát thực thi quyền lực đúng đắn đang tiếp tục giục giã tất cả chúng ta đưa đất nước tiến lên.
Hơn lúc nào hết, các đại biểu quốc hội thay mặt người dân cần phải hiểu và đấu tranh bằng được rằng Hiến pháp là gốc của mọi sự phát triển, rằng mục đích phát triển cuối cùng của con người chính là sự bình an và triển nở các giá trị tự do trong não, trong tim của mỗi một con người chứ không phải là giới hạn tự do. Nếu làm suy giảm quyền tự do của công dân bao nhiêu thì sức lực của quốc gia chắc chắn sẽ giảm sút bấy nhiêu.
Các đại biểu cũng đừng sợ và cổ súy cho những “tên bạo chúa tập thể” gồng lên để chèn ép tự do của nhân dân. Các Ngài cần hiểu rằng không những chiếc ghế mà cả sự tự do của các Ngài cũng sẽ không còn nếu cổ súy cho ai đó “xù lông dựng cánh” với nhân dân vì đó là lúc các Ngài đang giúp kẻ thù lăm le xâm chiếm thành bang nở nụ cười đắc thắng. Và nước mất thì nhà có tan không?
Các Ngài cũng cần ý thức rằng những vương triều vinh quang chói lòa rồi cũng đã đi qua, chính trị cũng như cơ thể con người, tuổi già và cái chết đã được cài đặt ngay khi mới sinh ra.
Nếu Hiến pháp không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng để nó trẻ hóa và tự làm mới mình trước những biến cố của thời cuộc đầy đầy phiêu du thì sẽ triệt tiêu sức lực của toàn dân và dẫn đến sự tiêu vong của cả dân tộc.
Dù cho đảng có lấy vấn đề ổn định chính trị để ngăn cấm quyền dân thì các đại biểu của dân cần phải hiểu là mình có thể ôm cả đống sách và xô đổ bàn ghế đánh nhau, nhưng ngoài kia, dân chúng vẫn vui vẻ làm ăn, và luật pháp không xáo trộn mới thực là “thái bình thịnh trị”.
Đó mới là cái mà Nhân dân mong muốn ở các Ngài.
Hiến pháp không thể là một cương lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền vì bản thân Hiến pháp phải hàm chứa được việc tạo nên một thế cân bằng cho sự phát triển đa dạng.
"Nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại"
LS Lê Quốc Quân
Đảng Cộng hòa hay Dân chủ chỉ được ví như hai chân trong một cơ thể nước Mỹ, cứ chân này bước lên bốn hoặc tám năm thì chân kia bước tiếp, nó đảm bảo cho sự hài hòa trong nỗ lực đưa quốc gia tiến về phía trước.
Bởi vậy, dù không có đa nguyên Hiến pháp Việt Nam nhất thiết phải cài cắm được những điều kiện tiên quyết của phát triển, nên ngắn gọn, rộng, và bao hàm đầy đủ cho một dân tộc phát triển và tất nhiên không thể là ý chí của một nhóm người hay của một đảng phái chính trị nào.

Ý thức về tương lai

Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và quốc hội không có sức mạnh nào khác ngoài quyền lực lập pháp. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Nghị sỹ cần phải có ý thức với tiền đồ của dân tộc để thật lòng thể hiện ý chí chung của nhân dân.
Luật pháp quyết không được ban ra theo kiểu: “dự trù” hoặc “thăm dò” vì nó sẽ làm cho người dân nhờn đi, quen với thói quen của sự ăn gian, nấn ná, xem thường…Đại biểu càng không thể cố tình xuê xoa, thỏa hiệp thông qua những vấn đề quan trọng với một thái độ thờ ơ, cả nể.

Người dân sẽ nói gì về Hiến pháp mới?
Xét về mặt phát triển xã hội thì những tiến bộ của loài người gần đây cũng không đi quá xa những điều mà chính ông cha ta đã bàn từ rất lâu.
Bởi vậy, với quyết tâm và tình yêu thật sự, hãy để lại một cái gì đó cho con cháu tự hào, hoặc nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại.
Xây dựng được Hiến pháp đã khó, việc bảo vệ nó khỏi sự lạm quyền của Hành pháp và của chính Quốc hội trong việc bàn hành pháp luật càng khó hơn. Có một sự thật phải thừa nhận rằng sự ly khai khỏi nền tảng chung để hướng đến các lợi ích riêng là điều luôn luôn tồn tại trong sự phát triển của xã hội loài người.
Bởi vậy, cần phải có cơ chế bảo hiến để canh giữ hiến pháp, bảo vệ chính quốc hội khỏi ban hành những bộ luật nhằm thỏa mãn một nhóm lợi ích nào đó, bảo vệ Chính phủ khỏi sự lạm dụng quyền lực trong khi thực thi pháp luật.
Bởi thế cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập phải thực sự được coi trọng.
Tiếc thay, trong ba phương án bảo vệ Hiến pháp là thành lập tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến độc lập và Hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội thì Đảng đã chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ ba là hình thức kém độc lập nhất.
Nếu có một cơ chế bảo hiến tốt thì những cái đuôi “theo quy định của pháp luật” như lâu nay, vốn cổ súy cho việc vi hiến tràn lan, sẽ bị chặt đứt. Và đương nhiên các đạo luật sau này ban hành ra thường là để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chứ không phải để ngăn cản hoặc tước đoạt các quyền đó.
Các quyền tự do của Công dân đang ghi tại Điều 69 đương nhiên được thực hiện và sẽ mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó những Nghị định cấm người biểu tình ở Hà Nội sẽ bị tòa bảo hiến từ chối áp dụng vì vi hiến.
Như vậy thay vì nó là một hợp đồng có được thảo luận kỹ càng thì Đảng mặc nhiên coi đây là hợp đồng áp đặt theo mẫu như lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện ở Việt Nam mà người dùng hoàn toàn buộc phải ký chứ không có cơ hội được thảo luận bình đẳng.
Các hợp đồng đó tạo ra cho cá nhân sự bất lợi, còn hợp đồng Hiến pháp là cho các một quốc gia và liên quan đến một vấn đề gai góc và đầy cám dỗ là quyền lực, thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhường nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư vận động dân chủ hiện sống tại Hà Nội.

-Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?
- Lê Quốc Quân: Hiến pháp hay hợp đồng điện nước? (BBC).- Phấn đấu để Báo Quân đội Nhân dân Điện tử trở thành tờ báo đa phương tiện, đa ngôn ngữ (QĐND). -  – Tâm Don: Thể hiện sự cô đơn (BoxitVN).
- Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Ðảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân (ND). - Bá Tân: Tắt vô tuyến (Nguyễn Thông). - TS Nguyễn Hồng Quyên chống “diễn biến hòa bình”: Để thanh niên không lạc lối trên mạng (QĐND).- Góp ý với TBT Nguyễn Phú Trọng. . - LÀM SAO ĐỂ THANH NIÊN QUAN TÂM ĐẾN TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC. - Lời thật với đảng cộng sản (DLB). - Tuyên ngôn của một người dân (DLB). .  – Lòng dân (Quê Choa).- ĐBQH Dương Trung Quốc:  “Không thể xin lỗi là xong” (TT).

Vietnamese blogger prevented from travelling to US
December 19, 2012 1:41 PM
HANOI (AP) - Vietnamese authorities stopped a blogger from flying to the United States to pick up a human rights award on behalf of his father and sister, triggering criticism from the US embassy.
- Vụ “chạy biên chế 100 triệu đồng”: Hà Nội sẽ rà soát quy trình tuyển công chức (DV).  – Khó chống chạy (NNVN).  – Ai trung thực? (ĐĐK). – Đừng “mang đến lại mang về” (TT). – Người lớn không nói chơi (GĐ).  – Sáng kiến phòng chống tham nhũng xuất sắc được thưởng 300 triệu đồng (SGGP).
- Khó đòi nhà nước bồi thường sai sót (TN). – Quan làm, dân chịu (NNVN). – Xa dân (SGGP).
- Cà Mau: Một thẩm phán bị kỷ luật khiển trách (NNVN). – Chuẩn mực đạo đức – “Bảo bối” của cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Tư pháp (PLVN).
- Thủ tướng yêu cầu bãi bỏ ngay quy định cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương (SGGP).
- Bộ Tài chính yêu cầu sớm triển khai thu phí đường bộ (DT). – Bộ Tài chính hỏa tốc yêu cầu thu “thuế đường” (VnMedia). –Đường dẫn lên cầu không lan can (TT). – Những con đường tai nạn rập rình (TT). – Khắc phục sạt lở cầu Trà Niền trước Tết Nguyên đán (TT).
- Dân tộc rất ít người – chưa “chạm tay” nhiều chính sách (NNVN). – Thực trạng chính sách hỗ trợ các dân tộc rất ít người: “Rất nhiều báo động đỏ”! (DV). – Bài trên blog: Báo động đỏ (Đào Tuấn).
- Hàng vạn lao động di cư mù mờ thông tin (NNVN).

- Lãng phí: Chưa xử được ai (PLTP). - 65 tỉ đồng đặt hàng các tác phẩm văn học, nghệ thuật (PLTP). - Lãng phí còn tệ hại hơn tham nhũng, tiêu cực (TT).
- Đề nghị điều tra việc cho vay ở BHXH Việt Nam (PLTP). - Truy tố nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Cần Thơ  (SGTT).
- Chạy chức sẽ phá hoại bộ máy công quyền! (Tin mới). - “Chạy” công chức: Cần thanh tra trên diện rộng (TT). - “Chạy công chức 100 triệu”: Ngành nội vụ cũng giật mình? (DT).  – Hà Nội sẽ kiểm tra thông tin ‘chạy biên chế 100 triệu’ (VNE). – Hà Nội hứa tìm sự thật ‘chạy’ công chức 100 triệu (VNN).
- Minh Diện: CÁI GIÁ CỦA TRẦN XUÂN GIÁ (Bùi Văn Bồng).
- ‘Thiếu bằng chứng’ vụ Lương Ngọc Anh (BBC).

Tổng số lượt xem trang