Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

World Bank cảnh báo lạm phát Việt Nam tăng trở lại ; Cái giá của Trần Xuân Giá

-Tổ chức này khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra các cú sốc như giá hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam vẫn cần thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công cập nhật báo cáo về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương. Theo World Bank, năm 2012-2013, khu vực này tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng toàn cầu.
World Bank dự báo, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm nay, 7,9% năm 2013 và 7,6% năm 2014. Trong đó, kinh tế Philippines được dự báo tăng trưởng đều đặn lần lượt 6%, 6,2% và 6,4%.


World Bank dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương 2012-2014. Nguồn: World Bank.

World Bank hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2012-2013 lần lượt xuống 5,2% và 5,5%, thấp hơn dự báo trước đó là 5,7% và 6,3%. Năm 2013, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo đạt 5,7%.

Ngân hàng này nhận định, tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được hỗ trợ bởi tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa, đặc biệt là ngành dịch vụ.

Theo World Bank, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi chậm mặc dù những cải cách ngành ngân hàng và doanh nghiệp có thể hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng. World Bank cũng cảnh báo, lạm phát của Việt Nam bắt đầu tăng trở lại do nới lỏng chính sách tiền tệ hồi đầu năm nay. Do đó, World Bank khuyến cáo, trong trường hợp xảy ra các cú sốc như giá hàng hóa tăng mạnh, Việt Nam vẫn cần thắt chặt chính sách tiền tệ.

Lạm phát khu vực. Nguồn World Bank.
Biến động lạm phát một số nước Đông Á giai đoạn 2007-2012. Nguồn World Bank.

World Bank cảnh báo lạm phát Việt Nam tăng trở lại


Cái giá của Trần Xuân Giá (Blog Bùi Văn Bồng 18-12-12)

Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đấu tư Trần Xuân Gía luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng.

MD

Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.

Khi bao nhiêu người đồng lứa với ông ngã xuống trên các chiến trường, ngay tại quê hương ông, thì ông xênh xang ngồi giữa những giảng đường đại học ở Moskva, Plekhnov, Liên bang Xô Viết cũ.

Trở về nước, ông làm thầy, làm quan ngay tắp lự, không phải trải qua một ngày thử thách. Năm 2002, sau hơn hai chục năm làm quan, ông rời cái ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, dù đã ở tuổi 63, lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách của chính phủ, một cấp hàm tương đương bộ trưởng, nhưng tầm bao quát lớn hơn, bởi những chính sách do ông tham mưu mang tính vĩ mô.

Ngay khi còn ngồi trên cái ghế quyền lưc ấy, Trần Xuân Giá đã tính toán bước tiếp theo, nói đúng hơn là chuẩn bị một cái ghế khác, đó là làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng. Sự toan tính của ông chính xác như một khớp nối trên cơ thể, năm 2007, khi đã ở tuổi sát nút thất thập cổ lai hy, vừa rời ghế Trưởng ban của chính phủ, ông chễm chệ ngồi lên cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ABC.

Thực ra ở Việt Nam những người “hết lòng vì nước dấn thân làm công bộc cho dân không hiếm”, nhưng nhẽ ra, đối với một người từng được học hành ở một nước văn minh như nước Nga, thì Trần Xuân Gía phải khác họ, nghĩa là phải biết nguồn năng lượng của mình đã cạn, mình hưởng lợi đã nhiều, phài biết điểm dừng, nhưng đàng này ông lại đam mê hơn cả những người khác.

Phải chăng niềm đam mê của Trần Xuân Giá, là vì muốn cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân giúp cho nền kinh tế nước nhà hòa nhập nhanh hơn, vượt qua khó khăn, làm cho dân giàu nước mạnh , như ông từng viết trên báo Thanh Niên? Phải chăng ông làm việc cho ACB không phải vì tiền, như ông bộc bạch “tôi có lương hưu và nếu thiếu thì có con lo thêm cho hai vợ chồng già”?

Tôi không tin đó là lời nói thật!

Còn nhớ trong một lần trả lời chất vấn cùa đại biểu Quốc hội khi còn làm Bộ trường Bộ Kế hoạch - đầu tư, ông Trần Xuân Giá nói: “Bộ KHĐT không có tiêu cực, thay vì 6 cửa chỉ cần một cửa !”. Ông nói hùng hồn như vậy từ năm 1998, mà đến bây giờ đã thành hiện thực đâu? Và ngay từ ngày đó hàng loạt vụ án bị phanh phui bắt nguồn từ cái nơi “không có tiêu cực” của Trần Xuân Giá ấy. Tôi đã được nghe Tăng Minh Phụng, và nhiều doanh nhân nói về Trần Xuân Giá, nên biết ông trung thực tới cỡ nào? Mới đây, khi báo chí đưa tin bị khởi tố, ông ta đã biện khẩu chống chế không biết ngượng mồm: “Tôi rất buồn vì khi tôi từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, người ta bịa đặt tôi bị khởi tố. Nhưng người đưa tin lên báo đã gọi điện xin lỗi tôi rồi”.

Ông Trấn Xuân Giá luôn tỏ ra một người cao đạo, đầy bản lĩnh, và vô can trước sự việc sảy ra. Ông ta bảo rằng mình từ nhiệm vì lý do sức khỏe, không ai bắt ông từ nhiệm, và “mọi người yêu cầu tôi tiếp tục cống hiến”. Sự thật đâu phải như vậy! Sự thật là, ông định một đi không trở lại trong chuyến “ đi công tác” ở Mỹ từ ngày 6-8-2012, nhưng không được, nên phải quay về, và toan tính đánh đổi cái ghế chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB lấy cái “ve” miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có sức ép ấy, không bao giờ Trần Xuân Giá thoái vị.

Chức chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, ngồi trên một núi tiền, đâu phải dễ giành được. Ngay từ năm 2006, Trần Xuân Giá mơ tới nó.

Bấy giờ còn đang ngồi trên ghế Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, Trần Xuân Giá đã làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về việc bành trướng ACB. Ông Giá nói “ACB phải có đủ sức mạnh để chi phối toàn bộ hệ thống ngân hàng cổ phấn”.

Việc làm của Trần Xuân Giá đã vi phạm nghiêm trọng quy định công chức nhà nước,và quy định của đảng. Tôi không cần nhắc lại vì mọi người đều biết, Trần Xuân Giá biết rõ hơn ví chính ông là người góp phần làm ra những quy định đó. Nhưng cái lợi làm ông mờ mắt chăng?

Nguyễn Đức Kiên được Trần Xuân Giá làm tư vấn hơn được một đống vàng! Vì Trần Xuân Giá là một chính khách lâu năm, có mối quan hệ rất sâu rộng, dày dạn kinh nghiệm, lại đang làm Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, được Thủ tường tin tưởng. Qua cái kênh thông tin này, Nguyễn Đức Kiên hiểu được hướng đi của nển kinh tế, những chính sách sắp ban hành, những mối quan hệ, những bí mật của các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại những ý tưởng, manh mún làm ăn của Nguyễn Đức Kiên được len lỏi một cách có ý thức vào những chính sách mà Trần Xuân Giá làm tham mưu cho chính phủ. Trong giới doanh nhân , nước nào cũng vậy, ai nắm được nhiều thông tin người đó thắng, thông tin là một mặt hàng vô giá mà doanh nhân nào cũng muốn mua. Trần Xuân Giá không chỉ là một kinh thông tin bình thường, mà còn là người tư vấn, thì Nguyễn Đức Kiên trăm trận trăm thắng, thâu tóm ngân hàng như trở bàn tay là phải.

Trần Xuân Giá là một nhà kinh tế rất thực dụng, ông ta hiểu giới doanh nhân, nắm chắc quy luật giá trị cung cầu, nên cái giá mà Nguyễn Đức Kiên phải trả cho Trấn Xuân Giá đâu chỉ mười ngàn đô la một tháng như công khai? Một nhà báo thân cận với Nguyễn Đức Kiên viết trên Blog của minh “Anh Kiên nói muốn cho chị D H, cho thật chứ không cho vay, vài trăm ngàn đô la!”. Đối với một chù doanh nghiệp không thân thiết Nguyễn Đức Kiên còn hào phóng như vậy, thì với một bậc thầy như Trần Xuân Giá, Kiên hậu đãi cỡ nào? Một nửa ngôi biệt thự khu sang trọng bậc nhất Hà Nội, một chiếc xe Lexus bóng lộn chưa phải cái giá của Trần Xuân Giá!

Nghe nói, tết năm ngoái có người tặng Trần Xuân Giá bức thư pháp có bốn câu “Thụ thảo trường xuân” ý nói ông như cây cổ thụ trường tồn với mùa xuân.

Đúng, nếu như ông không quá tham và ác, bày cho Bầu Kiên cái mẹo hại dân hại nước vừa qua thì dù sao ông Giá sẽ còn giá!

Lợi dụng cái “Luật doanh nghiệp” mà mình là “cha đẻ”, Trần Xuân Giá tư vấn, và trực tiếp ký nghị quyết, cho phép Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, rút 718 tỷ đồng, giao cho 19 nhân viên ngân hàng mang sang gửi Ngân hàng Vietinbank , chi nhánh Nhà Bè, do Huỳnh Thị Huyền Như phụ trách để lấy chênh lệch từ 3,7 đến 8%. Chỉ một cú lách luật nhẹ nhàng ấy, nhóm này kiếm hơn chục tỷ, riêng Trần Xuân Giá được thưởng nóng 800 triệu.

Trong khi Trần Xuân Giá và nhóm lợi ích của ông hả hê với hàng đống tiền như vậy, thì các doanh nghiệp dài cổ chờ cái gọi là lãi suất ưu đãi, rồi giảm lãi suất mà thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố trước bàn dân thiên hạ. Người dân phải chấp nhân gửi tiết kiệm với lãi suất thấp, thị trường tài chính khủng hoảng sâu, chứng khoán, bất động sản bế tắc…Đúng như cơ quan điều tra nhận định,đây là hành vị hết sức nghiêm trọng, bời nó làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, đến chính sách bình ổn giá, chống lạm phát, làm đồi sống của nhân dân thêm khốn đốn.

Cái gọi là làm việc vì muốn cống hiến cho dân cho nước chứ không phải vì tiền của Trấn Xuân Giá đã bắt dân phải trả giá đắt như vậy!

Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo 4.600 tỷ đồng, trong đó có 718 tỉ cùa ngân hàng ACB. Người phài chịu trách nhiệm về hậu quà nghiêm trọng đó ngoài Nguyễn Đức Kiên, không ai khác là Trần Xuân Giá.

Ấy vậy mà ông cũng cố ngụy biện khi trả lời PV báo Tiền Phong: "Ông Trần Xuân Giá nói: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Vì tin đồn mà suốt từ sáng đến giờ, mình nhận tới hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân. Thực ra, người đưa thông tin lên báo cũng đã gọi điện và nhắn tin xin lỗi mình và mình có nói là có thể do lỗi nghiệp vụ nên không oán trách gì”. Không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả. Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi".

Ngụy biện gì thì ông Giá nói cũng có chỗ khá chi là chuẩn xác "toàn bộ câu chuyện chỉ ở chỗ đó thôi!". Đúng thế, ở cái chỗ khi ông được giao thảo luật, làm luật dù biết nhưng vẫn "chừa ra" những khe hở để rồi nuôi âm mưu sau này lách qua đó, nghĩ rằng thủ thuật cao tay như vậy thì pháp luật cũng phải bó tay! Hóa ra, dù tinh khôn nhưng hình như khi "cái tuổi nó đuổi thông minh" vào ngưỡng lú, ông vẫn bị giấu đau hở đuôi.

Thật nực cười khi có người nhắc đi nhắc lại “ông Trần Xuân Giá có nhiều công lao”.

Đất nước mình hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, rồi phải thắt lưng buộc bụng, vắt kiệt sức mình để nuôi Trần Xuân Giá học hành, ra làm quan suốt 46 năm qua (từ 1966) được hưởng chính sách đãi ngộ, ăn trên ngồi trốc; cái may mắn được hưởng “Việt ưu” như thế hàng triệu người lính, người dân không dám mơ ước!

Một người được đảng nhà nước quan thâm như thế, lại lợi dụng chính những kẽ hở của luật pháp do mình làm ra, để trục lợi cá nhân, làm hại nước hại dân như thế, còn mở miệng nói công lao?

Trần Xuân Giá phải cộng thêm trách nhiệm vô ơn đối với dân với nước vào cái giá mà ông ta phải trả, đừng nói tới cái gọi là công lao mà ông ta chưa từng có.

Bây giờ mới thấy cái kết cục "Thụ thảo trường xuân" nó không "vận vào" cho ông, mà nó lại hóa ra trật lấc như thế, ông không được "thụ thảo" mà ông lại bị thụ lý! Cái giá của Trần Xuân Giá và những kẻ như Trần Xuân Giá nếu hôm nay chưa trả thì cũng sẽ có ngày phải trả, vì “lật thuyền mới biết dân như nước!”.


 http://bvbong.blogspot.de/2012/12/cai-gia-cua-tran-xuan-gia.html
Thủ tướng: Loại bỏ doanh nghiệp BĐS không đủ năng lực (VNN 18-12-12) -- Nghe thì rất có lý, nhưng ai sẽ "rỉ" tai Thủ tướng chỉ điểm doanh nghiệp nào là đủ năng lực, doanh nghiệp nào là không? Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Thanh Nghị?
Mô hình casino: Việt Nam nên tham khảo Singapore và Macao (VnE 18-12-12)
Trăn trở của những… “ông vua” ở miền Tây (PetroTimes 18-12-12)

Ngành ngân hàng 2012 và 10 con số biết nói (Vietstock). - Qua thời chụp giật! (ĐTCK).
Sẽ điều chỉnh trần lãi suất huy động? (Hải quan). - Ngân hàng nhỏ đón đầu hạ lãi suất (VNE).
Quản lý thị trường vàng: “Túm” chỗ nọ, “bùng” chỗ kia (ĐTCK).
Vinaconex-Viettel định kiện Seabank về vụ ký bảo lãnh vượt thẩm quyền (TP).
VN-Index tiến sát ngưỡng 400 điểm (TN). - Tái cơ cấu VINAFOOD1 (DV).
- Chống chuyển giá: Khi đại gia vào tầm ngắm (VnEconomy).
- Cuộc chiến của những chuỗi bán lẻ (SGTT).
- Người tiêu dùng hãy lên tiếng! (Petrotimes). - Khó kiểm soát đà tăng giá thực phẩm (SGTT). - Điện máy giảm giá, cẩn thận ôm hận vì ham rẻ (VEF).
- Buôn lậu, gian lận thương mại: Dân Lao Bảo “ăn đường thay cơm” ? (TN). - Gia đình nghèo chi 12 triệu đồng/ngày mua hoa quả? (TP/ VEF). - Giầy, chăn Trung Quốc giá nhập chỉ vài ngàn đồng? (Infonet).
- Giới trung lưu ‘mỏng manh’ ở Việt Nam (BBC). - Những dự đoán thú vị về kinh tế 2013 (VEF).
- “Việt Nam cần năng động hơn trong hút vốn đầu tư” (TTXVN).
- Lãi suất giảm trong vài ngày tới (Infonet/ TBKTSG). – Lãi suất kỳ hạn dài giảm: Tiền đề thiết lập mặt bằng lãi suất mới (Sàn OTC).
- Seabank đối mặt vụ kiện ‘xù’ bảo lãnh (TP).
- Ngân hàng thu phí ATM ngoại mạng vượt khung (Infonet).
- Chứng khoán sáng 19/12: Bùng nổ vì tin “cứu” bất động sản (VnEco).
- Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội: Tháo gỡ khó khăn BĐS gắn với xử lý nợ xấu (TP). – Bơm tiền cho người dân mua nhà (TT). – Vì sao các “đại gia” chuyển hướng xây nhà xã hội? (DT).
- Doanh nghiệp xăng dầu ‘sẵn sàng’ giảm giá (VNE).
- Hà Nội công khai doanh nghiệp FDI vi phạm (TT).
- XK gỗ vượt mốc 4 tỷ USD (NNVN).
- Gần 1,1 triệu người đang thất nghiệp (Infonet).
- Đồng loạt đề nghị gia hạn vay ngoại tệ (NNVN).
- Cà phê giá thấp làm khó nhà vườn (VnEco).
- Tết buồn của nông dân! (NNVN).
- Sức mạnh của tham vọng và sự khiêm tốn (Petrotimes).
- “Chuyện nhỏ” gây khó lớn – Kỳ 3: Du khách không chốn xuống xe (TN).
- Tết Quý Tỵ: Đặc sản nông nghiệp vẫn đắt hàng (DV). - Tết này không thiếu thịt gà, heo (PLTP). - Làng làm cây phát lộc tất bật vào vụ Tết (Infonet). - Nhọc nhằn lịch bloc 2013 (TN). - Giữ “bí mật” thưởng tết (TN).- Mức thưởng tết cao nhất tại TP.HCM: 400 triệu đồng (DV). - Kinh doanh “ăn theo” ngày tận thế (SGTT). - Trả hết nợ lương đã là thưởng tết! (SGTT). - Doanh nghiệp trong nước thưởng tết cao nhất: 400 triệu đồng (Petrotimes). - TPHCM: Thưởng Tết cao nhất 400 triệu đồng, thấp nhất 2 triệu đồng (DT).
- Sớm tận dụng cơ hội từ việc mở cửa thị trường Nga (SGTT).
- Thủ tướng: Lãi suất vay mua nhà ở xã hội 4 -5%/năm là hợp lý (VOV). - Thủ tướng chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội (VTV). - 40.000 tỷ đồng “cứu” bất động sản Hà Nội?(VnEco). - Thủ tướng: Doanh nghiệp BĐS lãi to rồi, giờ là lúc nên chia sẻ (DT). - “Cứu hỏa” hay “phá băng” thị trường bất động sản? (Công lý). - Hà Nội thừa nhà ở đến tận… 2050 (Infonet). - Thủ tướng bàn cách gỡ cho bất động sản thủ đô (DV). - Nợ xấu bất động sản 28.000 tỷ đồng (Petrotimes). - Nhiều giải pháp xử lý tồn kho bất động sản (TP).
- “Từng có thương vụ gian lận chuyển giá 80 triệu USD” (VnEco). Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu (CafeF).
- VN sẽ hạ lãi suất trước khi qua năm mới? (BBC). – Thủ tướng: Sẽ giảm lãi suất trong vài ngày tới (TBKTSG/ Gafin). - Tăng trưởng tín dụng 2012 khoảng 6% (TBKTSG/ Gafin). - Quỹ tín dụng nhân dân chuyển thành Ngân hàng HTX (SGĐT). - Chi nhánh ngân hàng tương lai: Vĩnh biệt quy tắc cũ (CafeF/ Gafin). - HSBC “tiến gần tới thỏa thuận thoái vốn” khỏi Bảo Việt (VnEconomy).
- Thị trường chứng khoán trước sức ép xả hàng (LĐ).
- DN không dám nói thẳng với chính quyền (VEF). - Doanh nghiệp trong cơn bão giá (TN).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ tháo gỡ cho bất động sản ! (TN). - ‘Bơm’ hàng trăm nghìn tỷ đồng cứu bất động sản (TP). - Tập trung “phá băng” cho bất động sản (DV). Nợ xấu bất động sản của TPHCM chỉ hơn 4 ngàn tỉ, tin nổi không? - Hàng tồn căn hộ: nói vậy, không hẳn vậy! (SGTT). - Tan băng bất động sản – bắt đầu từ nhà ở xã hội (SGTT). - Sẽ có nghị quyết về việc “giải cứu” thị trường bất động sản (SGTT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải làm ấm lại thị trường BĐS(Petrotimes).
- Đề nghị truy tìm địa chỉ của 38.000 tỷ cho vay cá tra (Infonet). - Có hay không 38.000 tỷ đồng “rót” cho cá tra? (SGGP). – Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nuôi trồng thủy sản cũng phải đóng phí (DV). - Kiến nghị Chính phủ cứu ngành tôm, cá tra (DV).
- Hiệp hội mía đường “kêu cứu” tới Thủ tướng (TBKTSG).
NHNN lên tiếng về khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra (Vietstock). - Gỡ dần từng nút (LĐ).
Việc làm đang khan hiếm (VnEco). - Năm 2013, tình trạng thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng (Petrotimes).
TP Hồ Chí Minh: Khối doanh nghiệp hàng tiêu dùng thưởng Tết cao nhất (CP). - Lương thưởng Tết: 30 chưa phải là Tết! (TP/DNSG).
Gà Bắc Giang chưa hợp khẩu vị người Hà Nội? (PNT). - 2013, chấm dứt nhập lậu gà (Vef). - Phát triển gà giống bản địa (NNVN). - Chặn hẳn nạn nhập lậu gà vào năm tới(Infonet).
Giá giò, chả sẽ “leo thang” từ giờ đến sát Tết (TTXVN).
- Góp ý Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Tập trung vào khu vực Nhà nước (ĐĐK). – Đà Nẵng: Cần 25.000 tỉ đồng phát triển nhân lực đến năm 2020 (Infonet).
- Không doanh nghiệp nước ngoài nào nhập lá điều khô! (DV).
- Bất an (TP).
-- Lạng Sơn: Tuồn hơn 100 triệu tiền giả qua đường mòn biên giới (DT).
Mỹ tái xác nhận việc áp thuế chống phá giá trên tháp điện gió Việt Nam
Vào hôm qua 18/12/2012, sau nhiều tháng trời điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khẳng định là cần phải áp thuế chống phá giá và trợ giá trên một số loại « tháp điện gió » nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như mắc áo thép của Việt Nam. Theo chính quyền Mỹ, các sản phẩm này đã được bán vào lãnh thổ Mỹ với giá thấp hơn giá thành, gây thiệt hại cho giới sản xuất Hoa Kỳ

2012, Nhật chi 110 tỷ đô la để mua công ty ngoại quốc
Theo các số liệu do công ty tư vấn tài chính Dealogic của Anh Quốc công bố, trong năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chi ra hơn 110 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp nước ngoài. Số đầu tư này còn lớn hơn mức của các năm trước, do quyết tâm của Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động trên phạm vi thế giới và nhờ có đồng yên cao giá.

- Apple kiện Samsung không thành công (BBC).
- Liên minh ngân hàng châu Âu, lá chắn chống khủng hoảng ? (RFI).
- Singapore : Cửa ngõ Đông Nam Á của Liên Hiệp châu Âu (RFI).
- Gần 6.000 tỉ USD đã bị “đánh cắp” khỏi các nước nghèo (LĐ).
Học thuyết Keynes và con đường tăng trưởng của kinh tế thế giới
Theo Jeffrey Sachs, giám đốc Viện nghiên cứu Earth, đại học Columbia, các nền kinh tế cần đến 1 con đường tăng trưởng khác với những gì Keynes đã đề cập.

That Old Sick Feeling
PAUL KRUGMAN
Is Obama back to negotiating with himself?

Letter from India: What Saves India -- and Holds It Back
NYT -With its profusion of parties, the country's political scene is a caldron of narrowly defined interests and agendas. This messy democracy keeps grievances from boiling over into violence, but it has its limits.

Tổng số lượt xem trang