Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Khi bị xử phạt hành vi vi phạm trật tự công cộng nên làm gì?

Khi bị xử phạt hành vi vi phạm trật tự công cộng nên làm gì?
Trên thực tế, hiện nay có nhiều trường hợp bị xử phạt về hành vi vi phạm trật tự công cộng, ví dụ như theo Điều 7 mục 1 khoản b hay Điều 7 mục 2 khoản đ hay Điều 7 mục 3 khoản i ... của Nghị định 73 về  Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong  lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì nên làm gì? Trong nhiều trường hợp, người bị phạt không đồng ý với quyết định xử phạt, không ký vào biên bản xử phạt, và tuyên bố không chấp nhận chuyện xử phạt đó. Như vậy có phải là hành động khôn ngoan? Theo quan điểm của cá nhân tôi, ứng xử như vậy là không khôn ngoan. Bởi vì ngay cả khi mình không ký thì cơ quan công quyền vẫn có thể lập biên bản với chữ ký của người làm chứng và biên bản như vậy vẫn hợp pháp. Vậy tốt nhất là nên ứng xử như thế nào? Quan điểm của tôi như sau:
Khi bị xử phạt về hành vi vi phạm trật tự công cộng mà bản thân người bị xử phạt cho rằng mình không vi phạm thì ứng xử khôn ngoan nhất là sẵn sàng ký vào biên bản xử phạt và ghi chú ở dưới không đồng ý với quyết định xử phạt và sẽ khởi kiện hành chính về hành vi xử phạt này. Hành động tiếp theo là phải đòi bằng được quyết định xử phạt, viện dẫn điều 54 hay 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008. Sau đó, khi đã có quyết định xử phạt ngay lập tức khởi kiện hành chính về hành vi xử phạt. Kể từ ngày 1-7-2012, mọi công dân đều có thể khởi kiện ngay lập tức các quyết định hành chính tại tòa án mà không cần qua khâu khiếu nại phức tạp.
Tôi nghĩ rằng làm như vậy thì những vụ việc liên quan tới quyền Hiến định của công dân, cơ quan công quyền chưa chắc đã dám ra quyết định xử phạt về hành vi vi phạm trật tự công cộng. Từ chối ký vào biên bản xử phạt càng làm cho cơ quan công quyền không e dè khi ra quyết định xử phạt, bởi vì người bị phạt sẽ không có bất cứ văn bản nào làm bằng chứng để khởi kiện ra tòa. Mặc dù chuyện xét xử ở tòa án chưa chắc đã có thể thắng kiện, nhưng nếu có những phiên tòa xét xử những vụ khiếu kiện liên quan tới quyền Hiến định của công dân thì những phiên tòa như vậy cũng có những ích lợi và ý nghĩa tích cực nhất định về quyền Hiến định của công dân và tạo ra những dư luận nhất định trong công luận.

-Đối thoại giữa nhà báo Đoan Trang và viên an ninh trong trại Lộc Hà sau cuộc biểu tình ngày 9-12-2012

-

Tởm thật! Đông A
Thấy một số người ca ngợi bài đối đáp của phóng viên Đoan Trang với viên công an ở trại Lộc Hà, tôi tò mò đọc bài gỡ băng và nghe lại băng. Bài gỡ băng trên trang Ba Sàm có đoạn viết:

"… Thì em đã nói rất nhiều lần, biểu tình là một cái quyền thể hiện chính kiến của nhân dân. Người tham gia biểu tình có thể có rất nhiều mục đích. Có người vì yêu nước, có người như em …  (Không nghe rõ) … Em không phải chỉ là yêu nước mà còn yêu nghề. Em đi biểu tình là để quan sát xem các anh trấn áp nhân dân như thế nào. Rất rõ ràng, là nhà báo phải quan sát. Cho nên nhân dân đi biểu tình là để biểu thị lòng yêu nước. Với em thì không hẳn đúng như thế, với em là thực sự yêu nghề, vì là nhà báo thì em phải tham gia." 

Đoạn này tương ứng với 
băng ghi âm từ phút 15.42 đến 16.12. Đoạn bôi đậm ứng với phút 15.54. Nhưng tôi lại nghe được như sau: Em không phải là yêu nước, mà là yêu nghề. Xin mời mời mọi người nghe lại và thẩm định hộ tôi xem tai tôi có vấn đề gì không. Tôi không rõ đây là lỗi gỡ băng hay người gỡ cố tình biên tập lại như vậy.

Như nhiều lần tôi đã nói một đặc tính cố hữu của những người tạm gọi là "lề trái" là luôn nhập nhằng mọi chuyện với nhau. Phóng viên Đoan Trang nói cô tham gia biểu tình không phải là yêu nước mà yêu nghề là một điểm rõ ràng và tôi thấy rành mạch như vậy cũng tốt. Song có một điểm tôi không hiểu, phóng viên Đoan Trang tham gia biểu tình để quan sát công an trấn áp nhân dân như thế nào nhưng cô lại không mang theo thẻ nhà báo. Hơn nữa, nếu đã mang tư cách là một nhà báo quan sát biểu tình thì đạo đức nghề nghiệp không cho phép cô tham gia biểu tình với tư cách của một người muốn biểu thị chính kiến của mình. Nhập nhèm giữa tư cách của một công dân với tư cách nghề nghiệp của một nhà báo thể hiện một con người vừa không có cả tư cách công dân lẫn tư cách nghề nghiệp, tức là một con người không có phẩm giá tối thiểu.
 
Nghe đoạn băng đối đáp của cô Đoan Trang tôi thấy cô Đoan Trang thua về lý luận pháp lý ở chỗ cô có bị phạt vi phạm hành chính hay không không còn thuộc về ý chí hay năng lực của cô nữa mà thuộc về ý chí của chính quyền và điều đó là hợp pháp. Tôi không hiểu một số người ca ngợi là ca ngợi ở chỗ nào? Hay đó là phép thắng lợi tinh thần của AQ?-

Tổng số lượt xem trang