-
Agence France-Presse/Getty Images
Though many are familiar with the North Vietnamese Army breaking through the gates of the South Vietnamese presidential palace in April 1975, less is known about what happened afterward. A new book by a Vietnamese journalist aims to change that.
---Lãnh đạo VN nên đọc 'Bên Thắng Cuộc'?
Tác giả Bên Thắng Cuộc, nói ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam đọc sách để 'đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ'.
Nhà báo Huy Đức viết trên trang Facebook lập ra cho cuốn sách:
Các bài liên quan
Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc'
Nhìn lại một thời đen tốiNghe12:27
"Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào.
"Nhận ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển” là mong ước của chúng ta.
"Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Ý kiến này của tác giả nằm trong phần trả lời mười câu hỏi của độc giả về cuốn sách hôm 19/12.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới"
Ông Huy Đức đặt trên cho Bấmphần trả lời của ông là 'Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi'.
Trả lời câu hỏi về chuyện ông có 'sợ' những điều không hay xảy ra với ông vì 'vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước,' tác giả viết:
"Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức được những gì mình đang làm.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới.
"Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ."
Ông cũng lấy nhà văn Dương Thu Hương, tác giả của cuốn 'Đỉnh cao chói lọi', để dẫn chứng rằng người Việt Nam "có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu chúng ta không sợ hãi."
Ông cũng nói ông sẽ quay về Việt Nam sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu một năm ở Đại học Harvard.
'Phi nhân, phi nghĩa'
Cuốn sách của ông Huy Đức vẫn đang tiếp tục là đề tài của nhiều bài viết và bình luận từ trong và ngoài Việt Nam.
Trong bài viết đăng hồi đầu tuần, một tiến sỹ ở thành phố Hồ Chí Minh, đã kể lại câu chuyện của người tự nhận mình là 'bên thua cuộc' và viết:
"Nói thẳng thừng ra, thì chúng tôi còn sống sót đã là may, vì chúng tôi là bên thua cuộc," Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook.
"Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chắc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?"
Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh
Là con của một viên chức của chế độ Sài Gòn, bà Phương Anh kể lại những khó khăn của gia đình với những lần đi vượt biên hụt và Bấmviết:
"Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra.
"Những dòng chữ trong cuốn sách của Huy Đức được tác giả viết bằng giọng văn rất bình thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đã thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ.
"Nhưng cũng chính vì giọng văn bình thản đó mà những sự vô lý đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rõ.
"Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chắc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?"
Bà Phương Anh cũng nói nếu chính quyền hiện nay không "chân thành nhận lỗi, thì sẽ không bao giờ có hòa giải thực sự."
Biểu tình
Bên Thắng Cuộc nhận được nhiều lời khen ngợi và thậm chí có học giả nhận xét đây là "quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975" mà ông đọc, nhưng cũng có những tiếng nói chỉ trích.
Cây bút chống Cộng tại Mỹ, Ngô Kỷ, ra lời kêu gọi biểu tình.
Lời kêu gọi này về mặt chính thức là để phản đối báo Người Việt làm theo "chỉ thị của cộng sản Việt Nam" nhưng cũng còn vì lý do báo này "tuyên truyền cho cộng sản qua quyển sách "Bên Thắng Cuộc" của tác giả Việt cộng Huy Đức được báo Người Việt ra sức quảng cáo."
Trong khi đó, từ một lập trường chính trị ngược lại, một số độc giả ủng hộ chính quyền trong nước cáo buộc tác giả là "bồi bút" và "bóp méo" lịch sử.
Cũng có người như Thiếu tá Lê Quang Liễn, người xuất hiện trong sách qua trích dẫn của nhà báo Phan Xuân Huy, nói ông Phan Xuân Huy đã nói không đúng rằng ông Liễn và nhiều lính thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.
Cuộc chiến giữa hai miền nam - bắc gây ra nhiều mất mát kể cả trong giai đoạn hậu chiến
Ông nói những binh lính này trên thực tế bị bắt và ông chỉ được ra tù vào đầu năm 1988 "sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên giam" còng tay, chân, bị đánh gãy xương sườn..."
Vị cựu quân nhân viết tiếp: "Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như trách nhiệm của người viết."
Bản thân tác giả Huy Đức phản hồi rằng, bài phỏng vấn vợ ông Liễn mà ông Liễn đề cập ở đây là do ông Phan Xuân Huy thực hiện trên báo Tin Sáng tháng 9-1975 cũng như phần lớn những bài báo viết về tù cải tạo hồi tháng 9-1975, bài báo cũng là một sản phẩm tuyên truyền, tác giả trích dẫn lại như một bằng chứng lịch sử của sự tuyên truyền một chiều đó.
Sách của tác giả Huy Đức đã bán được hơn 1000 bản điện tử qua Amazon và là cuốn sách bán chạy nhất trong mục sách lịch sử về Đông Nam Á.
Cuốn sách, mặc dù chỉ in tiếng Việt, nhưng cũng thu hút sự chú ý của một số học giả nước ngoài.
Giáo sư Shawn McHale, Đại học George Washington, nhận xét: "Chưa có ai tiếp cận được với nhiều nhân vật cao cấp như Huy Đức, và lại in một cuốn sách trung thực về chủ đề này."
"Sự ấn hành tác phẩm là sự kiện lớn," ông nói.
Chia sẻ nhận định này, giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từ Đại học Harvard dự đoán "không ai viết về Việt Nam sau 1975 sẽ có thể bỏ qua thông tin trong cuốn sách".
-Sách Bên Thắng Cuộc: Có rất nhiều câu hỏi tác giả muốn trả lời nhưng thật là không phải nếu mình đã đặt ra “luật” rồi lại không tuân theo “luật”. Không ngờ việc điều chỉnh những sai sót mà bạn đọc giúp phát hiện sau khi phát hành Gải Phóng và công việc “bếp núc” cho Quyền Bính lại mất nhiều thời gian như vậy. Nên xin lỗi là tới hôm nay tác giả Bên Thắng Cuộc mới có thể trả lời 10 câu hỏi được gửi tới trong tuần qua của bạn đọc.
[1] Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”; Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Khoản 3 “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định”, khoản 4 “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” thuộc Điều 10, Luật Xuất bản; Điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác”.
- Hỏi & Đáp giữa độc giả và tác giả sách “Bên thắng cuộc”: Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi (BTC/ Ba Sàm).
20/12/2012 lúc 09:03
Đã đọc được nửa cuốn anh HĐ ơi. Cảm nhận ban đầu thế này:
1. Nhiều thông tin nhưng cũng nhiều trong số đó là thông tin từ những nguồn không có thẩm quyền (chưa đủ độ khách quan cần thiết);
2. Dường như tác giả đã có câu trả lời trước khi đặt những vấn đề trong tác phẩm. Nói cách khác là lựa chọn nguồn trích dẫn, xử lý thông tin sao cho phù hợp với định kiến của mình.
Dù sao cũng là một cuốn sách đáng đọc. Keep on with your good work.
20/12/2012 lúc 08:59
Một cuốn sách viết rất kỳ công, đầy ắp tư liệu khá tin cậy. Tiếc một nỗi, Huy Đức viết theo kỹ năng của nhà báo, nếu có được kỹ năng của nhà văn về bố cục, cấu trúc… sẽ hay hơn rất nhiều.
Dù sao, đây cũng là cuốn sách rất đáng đọc.
Nếu sợ hãi, Huy Đức đã không viết nó. Anh từng viết bài “Bức tường Berlin” đăng trên osinbog hồi 2009, khi còn là phóng viên của Sài Gòn Tiếp Thị. Bài viết đã làm Tâm Chánh – TBT SGTT và ban lãnh đạo báo này phát hoảng, sợ liên lụy, lật đật cho anh thôi việc. Tuy thế, rốt cuộc Tâm Chánh và một số lãnh đạo báo cũng chẳng thoát kỷ luật.
Cảm ơn Huy Đức
20/12/2012 lúc 08:41
Dù sao thì có những con người dám viết, dám nói lên suy nghĩ của mình như Osin Huy Đức là điều rất đáng quý. Cho dù khen chê nhiều đi chăng nữa cũng là nhằm cho tác giả có những ý tưởng tốt hơn cho các tập sách sau. Xin cộng đồng người Việt chúng ta hãy luôn đoàn kết lại, tất cả chúng ta những người VIệt Nam có lương tri, nhìn thấy cảnh đất nước thân yêu còn lầm than ai cũng không khỏi chạnh lòng. Chỉ mong mau xóa bỏ “nghiệp chủng” của dân tộc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta cứ chỉ trích nhau, cho rằng ai đó ủng hộ chế độ csvn, ca ngợi chế độ csvn thì đôi khi chúng ta hơi thái quá. Osin Huy Đức đang sinh sống ở Hoa Kỳ tin rằng đã cảm nhận được bầu trời tự do, và có cái nhìn khách quan khi nghĩ về tình hình trong nước chúng ta. Một người dám viết lên những vấn đề mang tính nhạy cảm về csvn tin rằng không phải là một người hèn mọn. csvn cứ cho rằng cộng đồng người Việt chống cộng là phản động, là cay cú vì thua cuộc chiến. csvn đầu óc hèn mọn, ích kỷ nhỏ nhen, cho dù đang cai trị đất nước nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ chế độ bị sụp đổ. Một bộ phận người VIệt trong nước do bị tẩy não bởi, sống dựa và hưởng lợi từ csvn nên cũng hùa theo căm ghét cộng đồng người Việt chống cộng vì đầu óc u mê tăm tối, sống trong bùn đen nên cũng hôi tanh mùi bùn mà không hiểu rằng, cộng đồng người VIệt ở hải ngoại như Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Úc Châu… họ có cuộc sống tốt, hít thở bầu không khí tự do, dân chủ, cuộc sống tinh thần và vật chất thoải mái nhưng tại sao họ lại bài cộng chỉ vì họ là người Việt Nam, chỉ vì họ là những người yêu nước nhất, vì họ muốn cộng đồng thế giới tôn trọng người Việt và muốn đất nước thật sự phát triển, muốn nhân dân trong nước cũng có cuộc sống thoải mái như họ.
20/12/2012 lúc 08:25
“ai tốt, ai xấu là tùy thuộc vào cách cảm nhận của từng người đọc”, Vậy thì trí tuệ của mấy cha như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt cũng phụ thuộc vào cảm nhận của từng người (đọc) chăng ? Bậy !!!
20/12/2012 lúc 08:12
Đọc chưa xong “Bên thắng cuộc” nhưng tinh thần của nó đã tạm nắm được, lại đọc thêm rất nhiều khen chê từ khi xuất hiện trên net. Ý kiến chê nhiều nhất chừng như của những người chống Cộng cực đoan ở ngoại quốc nhưng tôi nghĩ lúc này không cần thế, không cần phải cảnh báo độc giả vì họ thừa biết cộng sản thế nào rồi. Huy Đức ca ngợi hay chỉ trích cũng không lung lạc độc giả mà mỗi người, qua tác phẩm sẽ tự đánh giá. Việc phải làm là CHẤM DỨT CÁI CHẾ ĐỘ NÀY như thế nào mới cần thiết?
--Vietnamese Journalist Sheds Fresh Light on Reunification
By Nguyen Anh Thu
-- “Bên thắng cuộc”: Liệu phiên bản Kindle có bắn quá tầm chăng?(pro&contra). Bà con có thể vào đây download kindle về máy (desktop hay laptop) để đọc sách, không cần phải mua kindle reader.
Though many are familiar with the North Vietnamese Army breaking through the gates of the South Vietnamese presidential palace in April 1975, less is known about what happened afterward. A new book by a Vietnamese journalist aims to change that.
---Lãnh đạo VN nên đọc 'Bên Thắng Cuộc'?
Tác giả Bên Thắng Cuộc, nói ông muốn các nhà lãnh đạo Việt Nam đọc sách để 'đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ'.
Nhà báo Huy Đức viết trên trang Facebook lập ra cho cuốn sách:
Các bài liên quan
Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc'
Nhìn lại một thời đen tốiNghe12:27
"Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào.
"Nhận ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển” là mong ước của chúng ta.
"Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Ý kiến này của tác giả nằm trong phần trả lời mười câu hỏi của độc giả về cuốn sách hôm 19/12.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới"
Ông Huy Đức đặt trên cho Bấmphần trả lời của ông là 'Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi'.
Trả lời câu hỏi về chuyện ông có 'sợ' những điều không hay xảy ra với ông vì 'vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước,' tác giả viết:
"Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức được những gì mình đang làm.
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới.
"Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ."
Ông cũng lấy nhà văn Dương Thu Hương, tác giả của cuốn 'Đỉnh cao chói lọi', để dẫn chứng rằng người Việt Nam "có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu chúng ta không sợ hãi."
Ông cũng nói ông sẽ quay về Việt Nam sau khi kết thúc chương trình nghiên cứu một năm ở Đại học Harvard.
'Phi nhân, phi nghĩa'
Cuốn sách của ông Huy Đức vẫn đang tiếp tục là đề tài của nhiều bài viết và bình luận từ trong và ngoài Việt Nam.
Trong bài viết đăng hồi đầu tuần, một tiến sỹ ở thành phố Hồ Chí Minh, đã kể lại câu chuyện của người tự nhận mình là 'bên thua cuộc' và viết:
"Nói thẳng thừng ra, thì chúng tôi còn sống sót đã là may, vì chúng tôi là bên thua cuộc," Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh viết trên Facebook.
"Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chắc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?"
Tiến sỹ Vũ Thị Phương Anh
Là con của một viên chức của chế độ Sài Gòn, bà Phương Anh kể lại những khó khăn của gia đình với những lần đi vượt biên hụt và Bấmviết:
"Không ai trong chúng tôi lại có thể ngờ có ngày những ký ức và sự kiện lịch sử ấy lại được một người từ bên thắng cuộc viết ra.
"Những dòng chữ trong cuốn sách của Huy Đức được tác giả viết bằng giọng văn rất bình thản, khách quan, chẳng thấm vào đâu so với những ký ức đầy cảm xúc của chúng tôi, những người đã thực sự phải trải nghiệm những thí nghiệm của một chế độ mới đối với những người anh em thua cuộc của họ.
"Nhưng cũng chính vì giọng văn bình thản đó mà những sự vô lý đến không thể tưởng tượng và không thể tin được của những chính sách sau ngày "giải phóng" mới càng lộ rõ.
"Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động - vì chắc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn lâm ly và kỳ bí hơn nhiều - mà chỉ làm cho tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ?"
Bà Phương Anh cũng nói nếu chính quyền hiện nay không "chân thành nhận lỗi, thì sẽ không bao giờ có hòa giải thực sự."
Biểu tình
Bên Thắng Cuộc nhận được nhiều lời khen ngợi và thậm chí có học giả nhận xét đây là "quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975" mà ông đọc, nhưng cũng có những tiếng nói chỉ trích.
Cây bút chống Cộng tại Mỹ, Ngô Kỷ, ra lời kêu gọi biểu tình.
Lời kêu gọi này về mặt chính thức là để phản đối báo Người Việt làm theo "chỉ thị của cộng sản Việt Nam" nhưng cũng còn vì lý do báo này "tuyên truyền cho cộng sản qua quyển sách "Bên Thắng Cuộc" của tác giả Việt cộng Huy Đức được báo Người Việt ra sức quảng cáo."
Trong khi đó, từ một lập trường chính trị ngược lại, một số độc giả ủng hộ chính quyền trong nước cáo buộc tác giả là "bồi bút" và "bóp méo" lịch sử.
Cũng có người như Thiếu tá Lê Quang Liễn, người xuất hiện trong sách qua trích dẫn của nhà báo Phan Xuân Huy, nói ông Phan Xuân Huy đã nói không đúng rằng ông Liễn và nhiều lính thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.
Cuộc chiến giữa hai miền nam - bắc gây ra nhiều mất mát kể cả trong giai đoạn hậu chiến
Ông nói những binh lính này trên thực tế bị bắt và ông chỉ được ra tù vào đầu năm 1988 "sau gần 13 năm tù ngục với 4 năm 7 tháng 24 ngày bị "kiên giam" còng tay, chân, bị đánh gãy xương sườn..."
Vị cựu quân nhân viết tiếp: "Tôi gửi đến tác giả Huy Đức những nhận xét của tôi về phần trích dẫn trong sách và mong được hoàn chỉnh sự chính xác cũng như trách nhiệm của người viết."
Bản thân tác giả Huy Đức phản hồi rằng, bài phỏng vấn vợ ông Liễn mà ông Liễn đề cập ở đây là do ông Phan Xuân Huy thực hiện trên báo Tin Sáng tháng 9-1975 cũng như phần lớn những bài báo viết về tù cải tạo hồi tháng 9-1975, bài báo cũng là một sản phẩm tuyên truyền, tác giả trích dẫn lại như một bằng chứng lịch sử của sự tuyên truyền một chiều đó.
Sách của tác giả Huy Đức đã bán được hơn 1000 bản điện tử qua Amazon và là cuốn sách bán chạy nhất trong mục sách lịch sử về Đông Nam Á.
Cuốn sách, mặc dù chỉ in tiếng Việt, nhưng cũng thu hút sự chú ý của một số học giả nước ngoài.
Giáo sư Shawn McHale, Đại học George Washington, nhận xét: "Chưa có ai tiếp cận được với nhiều nhân vật cao cấp như Huy Đức, và lại in một cuốn sách trung thực về chủ đề này."
"Sự ấn hành tác phẩm là sự kiện lớn," ông nói.
Chia sẻ nhận định này, giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từ Đại học Harvard dự đoán "không ai viết về Việt Nam sau 1975 sẽ có thể bỏ qua thông tin trong cuốn sách".
-Sách Bên Thắng Cuộc: Có rất nhiều câu hỏi tác giả muốn trả lời nhưng thật là không phải nếu mình đã đặt ra “luật” rồi lại không tuân theo “luật”. Không ngờ việc điều chỉnh những sai sót mà bạn đọc giúp phát hiện sau khi phát hành Gải Phóng và công việc “bếp núc” cho Quyền Bính lại mất nhiều thời gian như vậy. Nên xin lỗi là tới hôm nay tác giả Bên Thắng Cuộc mới có thể trả lời 10 câu hỏi được gửi tới trong tuần qua của bạn đọc.
Dao Truong Theo anh dự đoán, chính quyền và nhà nước Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào về cuốn sách này?
Tôi không dự đoán. Nhưng khi viết cuốn sách này tôi quan tâm tới sự phản ứng bên trong của những người đọc có lương tri, kể cả những người đọc đang làm việc trong chính quyền Việt Nam, hơn là quan tâm đến những phản ứng công khai.
Long Nguyen Anh Huy Đức có đặt mục tiêu làm tiếp cuốn 3 về sai lầm trong giai đoạn 2006- hiện tại ko?
Cuốn sách của tôi nói về những gì đã xảy ra chứ không chỉ nói về những sai lầm. Nhưng, bạn đâu đã biết cuốn II của tôi nói về giai đoạn nào?
Thaiduong Nguyen Câu hỏi này hơi riêng tư, nhưng chú Osin HuyDuc có nghĩ rằng việc cho ra đời bộ sách này sẽ cản trở việc chú về thăm lại Việt Nam? Chú có ký tặng sách cho 10 câu hỏi nào có nhiều like nhất không?
Tôi nghĩ, những người đã nhận được câu trả lời thì không nên nhận sách tặng nữa! Thời gian fellowship của tôi chỉ một năm, học xong tôi sẽ về Việt Nam luôn chứ không có ý định về… thăm bạn ạ.
Con Đường Bụi Nắng xin hỏi bác Huy Đức một câu hỏi xưa như trái đất: Tiết lộ thông tin nội bộ của Đảng, Nhà nước trong cuốn sách này bác có “sợ” những điều không hay xảy ra với mình vì vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước[1] không ạ?
Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức được những gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ.
Joseph Trí Kinh Thánh có câu: “Sự thật giải thoát anh em”, phải chăng anh muốn mọi người ở các bên đang còn u mê, định kiến được giải thoát và xúc tiến một tiến trình hòa giải dân tộc đích thực?
Tôi không rõ Thiên chúa nói điều đó trong hoàn cảnh nào. Hòa giải đối với một dân tộc như Việt Nam không chỉ phải vượt qua những “định kiến, u mê” mà còn phải vượt qua biết bao đau thương cho nên chỉ “sự thật” thì chưa đủ để “giải thoát anh em”. Tuy nhiên, như tôi đã nói trong lời mở đầu cuốn sách, “không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”, nếu bạn mong muốn có một tương lai hòa giải thì ngay bây giờ bạn phải đối diện với từng sự thật.
Jiraiya Sama Làm thế nào để sách của chú được phổ biến rộng rãi cho thế hệ học sinh, sinh viên trong nước khi họ đã và đang “được” đào tạo bởi những quyển SGK khô khan, thiếu thốn sự kiện lịch sử?
Nếu chính mình không từng là nạn nhân của những bộ sách giáo khoa khô khan, phiến diện, thì tôi đã không cố gắng để thực hiện cuốn sách này. Tôi nghĩ khả năng phổ biến của internet là đủ rộng rãi để cho bất cứ ai mưu cầu kiến thức đều có thể tiếp cận. Đó là lý do tôi chọn internet làm kênh phát hành. Hiện nay, theo các số liệu trên Amazone, Smashwords và theo những thông tin mà tôi biết được thì Bên Thắng Cuộc đang chủ yếu được đọc bởi người Việt Nam trong nước.
Tuấn Cận Bao giờ có bản free hở bác?
Như tôi đã nói trong một status, “khi quyết định tự mình đưa cuốn sách Bên Thắng Cuộc lên ‘tủ sách’ của Amazon và Smashwords, tôi muốn giới thiệu công trình nghiên cứu của mình với các bạn với tư cách là một người ghi chép sự kiện lịch sử bằng kỹ năng của một nhà báo. Việc quyết định không chuyền tay miễn phí sản phẩm này, với tôi, có một ý nghĩa quan trọng: Tôi không muốn bộ sách bị nhìn nhận như một bản truyền đơn dài, hoặc một tài liệu lén lút tìm cách đặt vào tay bạn đọc qua những kênh không chính thống”. Cách làm này đã có được sự ủng hộ rộng rãi của bạn đọc và điều đáng mừng là trong những ngày gần đây, nội dung cuốn sách đang được các bên bàn luận tới.
Tran Vu Dung mới đọc được nửa cuốn của chú, cảm nhận dưới ngòi bút của chú các lãnh đạo Bắc Việt nhu LD, VVK...đều tốt, đều hiểu và trăn trở về tình hình nội ngoại nhưng tất cả đều phải làm sai do cơ chế, do sức ép của TQ và LX... có phải chú vẫn chưa nói hết?
Tôi chỉ có thể nói hết những sự thật mà tôi biết, những sự thật mà tôi có đủ bằng chứng và có đủ niềm tin. Còn ai tốt, ai xấu là tùy thuộc vào cách cảm nhận của từng người đọc. Theo tôi, khi đánh giá một nhà cầm quyền phải đánh giá cả những ứng xử mang tính cá nhân mà đôi khi chỉ gây ảnh hướng tới những người thân và những quyết định mang tính chính sách thường gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Một nhà lãnh đạo có nhân thân tốt không có nghĩa là sẽ không phải chịu trách nhiệm về những gì mà ông ta đã gây ra cho nhân dân, cho đất nước.
Thuc Nguyen Bao nhiêu người đang lãnh đạo “Bên thắng cuộc” sẽ đọc quyển sách này? Họ có chấp nhận đó là sự thật, là lịch sử hay lại gọi tác giả là “phản động”? Qua quyển sách này, những người của “Bên thắng cuộc” có nhìn ra được những bước đi sai lầm để đưa dân tộc Việt đi vào đúng con đường dân chủ và phát triển mà hơn 90 triệu người Việt khắp nơi trên thế giới đã từng và vẫn đang mong ước không?
Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào. Nhận ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển” là mong ước của chúng ta. Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Nguyễn Đình Trị Rồi anh Osin HuyDuc sẽ có giống như những Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… không?
Tôi không nghĩ là tôi có thể “giống” được chị Dương Thu Hương hay anh Vũ Thư Hiên. Thế hệ chúng tôi đã tự vấn rất nhiều khi đọc “Đêm Giữa Ban Ngày” của anh Vũ Thư Hiên. Còn văn chương của chị Dương Thu Hương thì tôi đọc từ khi đang là một người lính. Gần đây khi đọc lại những phát biểu vào năm 1989, 1990 của chị Dương Thu Hương (mà tôi sẽ đề cập trong cuốn II) tôi thực sự ngưỡng mộ sự hiểu biết lúc đó của chị. Hầu hết những việc làm có ý nghĩa nhất của chị Dương Thu Hương đều được tiến hành khi chị ở Việt Nam. Dương Thu Hương là một ví dụ cho thấy chúng ta có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu như chúng ta không sợ hãi.
[1] Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”; Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Khoản 3 “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định”, khoản 4 “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” thuộc Điều 10, Luật Xuất bản; Điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác”.
- Hỏi & Đáp giữa độc giả và tác giả sách “Bên thắng cuộc”: Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi (BTC/ Ba Sàm).
Reader's Digest đã nói
Đã đọc được nửa cuốn anh HĐ ơi. Cảm nhận ban đầu thế này:
1. Nhiều thông tin nhưng cũng nhiều trong số đó là thông tin từ những nguồn không có thẩm quyền (chưa đủ độ khách quan cần thiết);
2. Dường như tác giả đã có câu trả lời trước khi đặt những vấn đề trong tác phẩm. Nói cách khác là lựa chọn nguồn trích dẫn, xử lý thông tin sao cho phù hợp với định kiến của mình.
Dù sao cũng là một cuốn sách đáng đọc. Keep on with your good work.
Bạn Đọc đã nói
Một cuốn sách viết rất kỳ công, đầy ắp tư liệu khá tin cậy. Tiếc một nỗi, Huy Đức viết theo kỹ năng của nhà báo, nếu có được kỹ năng của nhà văn về bố cục, cấu trúc… sẽ hay hơn rất nhiều.
Dù sao, đây cũng là cuốn sách rất đáng đọc.
Nếu sợ hãi, Huy Đức đã không viết nó. Anh từng viết bài “Bức tường Berlin” đăng trên osinbog hồi 2009, khi còn là phóng viên của Sài Gòn Tiếp Thị. Bài viết đã làm Tâm Chánh – TBT SGTT và ban lãnh đạo báo này phát hoảng, sợ liên lụy, lật đật cho anh thôi việc. Tuy thế, rốt cuộc Tâm Chánh và một số lãnh đạo báo cũng chẳng thoát kỷ luật.
Cảm ơn Huy Đức
PhiViet đã nói
Dù sao thì có những con người dám viết, dám nói lên suy nghĩ của mình như Osin Huy Đức là điều rất đáng quý. Cho dù khen chê nhiều đi chăng nữa cũng là nhằm cho tác giả có những ý tưởng tốt hơn cho các tập sách sau. Xin cộng đồng người Việt chúng ta hãy luôn đoàn kết lại, tất cả chúng ta những người VIệt Nam có lương tri, nhìn thấy cảnh đất nước thân yêu còn lầm than ai cũng không khỏi chạnh lòng. Chỉ mong mau xóa bỏ “nghiệp chủng” của dân tộc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu chúng ta cứ chỉ trích nhau, cho rằng ai đó ủng hộ chế độ csvn, ca ngợi chế độ csvn thì đôi khi chúng ta hơi thái quá. Osin Huy Đức đang sinh sống ở Hoa Kỳ tin rằng đã cảm nhận được bầu trời tự do, và có cái nhìn khách quan khi nghĩ về tình hình trong nước chúng ta. Một người dám viết lên những vấn đề mang tính nhạy cảm về csvn tin rằng không phải là một người hèn mọn. csvn cứ cho rằng cộng đồng người Việt chống cộng là phản động, là cay cú vì thua cuộc chiến. csvn đầu óc hèn mọn, ích kỷ nhỏ nhen, cho dù đang cai trị đất nước nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ chế độ bị sụp đổ. Một bộ phận người VIệt trong nước do bị tẩy não bởi, sống dựa và hưởng lợi từ csvn nên cũng hùa theo căm ghét cộng đồng người Việt chống cộng vì đầu óc u mê tăm tối, sống trong bùn đen nên cũng hôi tanh mùi bùn mà không hiểu rằng, cộng đồng người VIệt ở hải ngoại như Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Úc Châu… họ có cuộc sống tốt, hít thở bầu không khí tự do, dân chủ, cuộc sống tinh thần và vật chất thoải mái nhưng tại sao họ lại bài cộng chỉ vì họ là người Việt Nam, chỉ vì họ là những người yêu nước nhất, vì họ muốn cộng đồng thế giới tôn trọng người Việt và muốn đất nước thật sự phát triển, muốn nhân dân trong nước cũng có cuộc sống thoải mái như họ.
Cà đã nói
“ai tốt, ai xấu là tùy thuộc vào cách cảm nhận của từng người đọc”, Vậy thì trí tuệ của mấy cha như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt cũng phụ thuộc vào cảm nhận của từng người (đọc) chăng ? Bậy !!!
Trần Đức đã nói
Đọc chưa xong “Bên thắng cuộc” nhưng tinh thần của nó đã tạm nắm được, lại đọc thêm rất nhiều khen chê từ khi xuất hiện trên net. Ý kiến chê nhiều nhất chừng như của những người chống Cộng cực đoan ở ngoại quốc nhưng tôi nghĩ lúc này không cần thế, không cần phải cảnh báo độc giả vì họ thừa biết cộng sản thế nào rồi. Huy Đức ca ngợi hay chỉ trích cũng không lung lạc độc giả mà mỗi người, qua tác phẩm sẽ tự đánh giá. Việc phải làm là CHẤM DỨT CÁI CHẾ ĐỘ NÀY như thế nào mới cần thiết?
--Vietnamese Journalist Sheds Fresh Light on Reunification
By Nguyen Anh Thu
- North Vietnam’s capture of Saigon during the tumultuous days of April 1975 is a pivotal moment in Asia’s post-colonial history, but the story of what happened next is relatively little-known, both in and outside the country. Huy Duc, a veteran Vietnamese journalist, is aiming to shed new light on the reunification of Vietnam and its aftermath in a new book called “The Winning Side.”
- Huy Duc
- Vietnamese journalist Huy Duc
For the past three years, he has worked on bringing reunification-era Vietnam to life through in-depth interviews with witnesses, including people who went on to become key post-war leaders in Vietnam and shapers of what is now one Asia’s most promising emerging economies.
- Osin Book
Describing why he wrote the book, Mr. Duc, who served eight years in the Vietnamese army, said many people in Vietnam today believe that 1975 marked the North’s straightforward liberation of the South. Instead, he said he sought to explore and explain subsequent conflicts with the Khmer Rouge in Cambodia and with China, as well as the struggle of ordinary people to survive the upheaval.
Published as an e-book via Amazon, the Vietnamese-language “The Winning Side” combines two volumes — “Giai Phong” or “The Liberation,” and “Quyen Binh” or “The Power” — and has already set alarm bells ringing in some quarters for its sensitive political content. At present, only the first volume has been published.
At least two local publishers turned down the option to publish the book. Chu Hao, editor and general director of Vietnam-based Tri Thuc Publishing, said in a telephone interview that now is not the right time to publish the book in Vietnam. He describes the work, though, as “a true history of Vietnam written through the perspective of a professional journalist.”
-- “Bên thắng cuộc”: Liệu phiên bản Kindle có bắn quá tầm chăng?(pro&contra). Bà con có thể vào đây download kindle về máy (desktop hay laptop) để đọc sách, không cần phải mua kindle reader.