Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Lê Ngọc Thống: Gây chiến tranh, Trung Quốc coi chừng hết vốn!

Lê Ngọc Thống:  Gây chiến tranh, Trung Quốc coi chừng hết vốn! (viet-studies 10-12-12) ◄◄

Bất kỳ một cuộc chiến tranh như thế nào, mức độ ra sao, thời gian bao lâu và với ai, mà Trung Quốc gây ra, dù thắng hay hòa, thì sụp đổ ở chính quốc chỉ là vấn đề thời gian.

Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang bằng tất cả vũ khí trang bị có trong tay để tiêu diệt đối phương, đồng thời, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhằm dành thắng lợi cuối cùng, áp đặt ý chí chí chính trị của mình lên đối thủ.

Chính vì thế, cuộc chiến tranh dù thắng, hay bại, hòa hay sa lầy, sẽ có tác động rất lớn, trực tiếp, đến chính trị, kinh tế và ngoại giao của cả hai phía.

Sự khác biệt khi gây chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đặt vấn đề chính trị, tức là tính chất phi nghĩa hay chính nghĩa của cuộc chiến tranh sang một bên, thì Mỹ tiến hành chiến tranh khi trong lòng nước Mỹ có một chế độ chính trị ổn định, một nền kinh tế hùng mạnh trên một nền tảng vững chắc. Mỹ không những dùng lực lượng quân sự mà còn có thể trừng phạt kinh tế đối thủ mà không hoặc rất ít bị thiệt hại
Mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là trực tiếp, có quyền lợi sát sườn, không mơ hồ. Chẳng hạn như gây ra cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Lybia…là để chiếm đoạt nguồn năng lượng dầu hỏa toàn cầu…cho nên, khả năng hồi phục nhanh sau chiến tranh. hơn thế nữa, Mỹ còn giàu mạnh hơn sau chiến tranh.

Và, đặc biệt quan trọng là đối phương cách rất xa nước Mỹ mà không phải là láng giềng, lại là nước có năng lực phòng thủ yếu kém, cho nên không bị giáng trả trực tiếp vào lãnh thổ của chính nước Mỹ. Đây chính là câu trả lời tại sao đối với Iran, Mỹ cay cú, căm thù như thế nhưng vẫn không dám mở một cuộc tấn công nhằm xóa sổ quốc gia Hồi giáo nhiều dầu mỏ này.

Iran không phải là Lybia, không phải là Irac…, tên lửa của họ, khả năng giáng trả của họ khiến Mỹ phải “suy nghĩ 2 lần”.

Còn Trung Quốc, chính trị nội bộ vẫn chứa đựng nhiều yếu tố đầy bất ổn. Khi có hàng trăm ngàn cuộc bạo động liên tiếp xảy ra (năm 2006: 60 ngàn vụ; năm 2007: 84 ngàn vụ; năm 2008: 128 ngàn vụ và 180 ngàn vụ là con số cho năm 2010); khi người giàu chuyển tiền của ra ngoài chuẩn bị sẵn sàng “biến”; khi ly khai, bạo loạn đang là nguy cơ tiềm ẩn…thì không thể nói là ổn định, vững chắc được. Đó là những quả bom hẹn giờ vô cùng nguy hiểm.

Mặc dù được coi là trung tâm kinh tế thứ 2 thế giới, GDP chỉ sau Mỹ nhưng nền kinh tế đó chủ yếu là xuất khẩu và được coi như là một “đại công xưởng của thế giới”, nó được xây dựng trên một nền tảng không vững chắc như Mỹ, Nhật Bản…nên nội lực nhỏ, mang tính phụ thuộc lớn, sức đề kháng yếu, gặp vấn đề là có sự cố. Chẳng hạn như với Nhật, trừng phạt kinh tế Nhật, Trung Quốc coi như tự trừng phạt mình.

Nếu Trung Quốc gây chiến tranh, thì căn cứ tình hình, diễn biến, trong thời gian qua cho thấy, với điều kiện và khả năng của mình, đối phương cũng chỉ là các nước láng giềng trong khu vực châu Á-TBD mà thôi, rất gần với Trung Quốc, nên không gian, phạm vi, khu vực chiến tranh sẽ bao trùm. Lãnh thổ Trung Quốc không có nghĩa là được miễn trừ ngửi mùi khói bom, thuốc đạn.

Phần lớn những quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới, lịch sử đã cho thấy họ tỏ ra rất quyết liệt, kiên cường, để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Và, với khả năng phòng thủ hiện có, họ có thể giáng trả buộc đối phương phải trả giá đắt.
Chiến tranh xảy ra không thể kết thúc nhanh chóng mà thời gian sẽ kéo dài, một điều hết sức kiêng kị cho các quốc gia đi gây chiến.

Mục tiêu mà cuộc chiến tranh nếu xảy ra cũng chỉ là chiếm những đảo không người, những vùng biển có trữ lượng tài nguyên còn trong dự báo…Nói chung mục đích đạt được chỉ mang tính chính trị, chủ quyền, lâu dài…mà không đạt một quyền lợi kinh tế trực tiếp, sát sườn, cho nên, khả năng hồi phục kém khi chiến tranh kết thúc.

Như vậy có thể nói, gây chiến tranh và kết thúc chiến tranh khiến Mỹ càng giàu mạnh hơn bao nhiêu thì với Trung Quốc càng lụn bại đi bấy nhiêu. Mỹ “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, trong khi Trung Quốc phải tung hết vốn liếng vào cuộc chiến mà kết quả lại không chắc chắn.

Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh?

Một cuộc chiến tranh tác động lên rất nhiều mặt của xã hội, kinh tế, đời sống và sự tổn thất về con người, kinh tế, ảnh hưởng đặc biệt đến chính trị tinh thần.

Căng thẳng đang gia tăng xung quanh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không người ở, như là dấu hiệu cho một cuộc chiến Trung –Nhật bùng nổ. Nếu như chiến tranh nổ ra thì không chỉ đơn giản là Trung Quốc sẽ đổ bộ lên chiếm đảo là xong mà khu vực tác chiến không chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ hẹp như vậy và không chỉ đơn thuần trên mặt trận quân sự. Mục tiêu là Ấn Độ hay Trường Sa của Việt Nam cũng vậy thôi.

Nếu như bất ổn chính trị là một quả bom đe dọa sự tồn vong của xã hội Trung Quốc hiện hành, thì quả bom này có 3 ngòi nổ nguy hiểm mà Trung Quốc bằng mọi giá ngăn chặn. Đó là kinh tế đình trệ, thất nghiệp; lạm phát, và ly khai, đòi độc lập.

Chiến tranh xảy ra kinh tế sẽ bị đình trệ, chậm hồi phục, thất nghiệp sẽ gia tăng, là ngòi nổ thứ nhất.

Không ai dám chắc là máy bay, tên lửa của 2 phía dội vào chính quốc của nhau hay không, nhưng điều chắc chắn xảy ra là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc để tránh hậu họa.

Hàng trăm triệu người sẽ mất việc làm, sống dồn nén trong các thành phố, càng gia tăng số người nghèo và hố phân cách giàu nghèo khiến cho mâu thuẫn xã hội gay gắt như thùng thuốc súng. Đây là một nguy cơ gây nên bạo loạn không thể kiểm soát nổi mà Trung Quốc lo lắng nhất không chỉ khi xảy ra chiến tranh.

Kinh tế đình trệ sẽ gây ra lạm phát là ngòi nổ thứ hai.

Lạm phát thì quốc gia nào cũng kinh qua, tuy Trung Quốc trong hơn 30 năm phát triển thì chủ yếu là giảm phát, họ chỉ có 3 lần lạm phát là các năm 1985; 1989 và 1993-96 song lần nào cũng có sự cố, đặc biệt vụ Thiên An Môn vào 6/1989. Nhưng, một đất nước có dân số quá lớn nên nạn nhân của lạm phát, là số lượng người bị bần cùng hóa, cũng theo tỷ lệ rất lớn, sẽ không thể đàn áp nổi khi họ “túng bấn hóa liều”.

Lạm phát như là một chất dẫn nhanh nhạy kết nối các mâu thuẫn bùng nổ mà không thể ngăn chặn. Lạm phát luôn là một vấn đề khiến nhà cầm quyền Trung quốc hốt hoảng và run sợ.

Nếu để thất nghiệp, lạm phát gia tăng thì sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc vĩ đại.

Khi hai ngòi nổ trên không được ngăn chặn thì ngòi nổ thứ 3, ly khai, cũng theo đó mà kích hoạt.

Những cuộc biểu tình mang tính chất “yêu nước” chống Nhật có sự chỉ đạo của nhà nước vừa qua với sự tham gia mới chỉ hàng triệu người, xảy ra trên 80 thành phố của cả nước, nhưng đã có nơi, có lúc, vượt ra ngoài khuôn khổ, kiểm soát của chính quyền. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc đã cảm nhận được một giả thiết: Nếu như “làn sóng” đó mà tính chất, nội dung, số lượng người tham gia khác đi thì chế độ sẽ là tồn tại hay sụp đổ?

Vậy, với sức mạnh như hiện nay thì trên thế giới này có quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc? Câu trả lời chắc chắn là không, nhưng… trừ chính người Trung Quốc.

 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-12-12

GS Tương Lai: Vì sao lại ngăn chặn lòng yêu nước? (RFA 10-12-12)

- Hai đầu Tổ Quốc hẹn nhau xuống đường (DLB). – Công an Việt Nam giải tán biểu tình chống Trung Quốc (VOA). –Nhân sĩ Sài Gòn phản đối ‘trấn áp’ (BBC).- GS Tương Lai: Vì sao lại ngăn chặn lòng yêu nước? (RFA). -- “Tự diễn biến” (BoxitVN).

- Người biểu tình và “quần chúng tự phát” (DLB).

- Gỡ băng cuộc Đối thoại: Nhà báo Đoan Trang – CA Hoàn Kiếm tại Trung tâm Lộc Hà (Ba Sàm).

- Xin lỗi em, học trò cũ của tôi (RFA’s blog). - Nguy cơ mất nước đã cận kề ? (RFA). - Song Chi: Càng chậm trễ, trì hoãn, cái giá phải trả càng đắt! (RFA’s blog).

- Lê Diễn Đức: Viết cho ngày 9/12: Nước mắt mùa Đông (RFA’s blog). - Nguyễn Thượng Long: Vế đối hôm qua và “đèn đỏ” hôm nay trong ngày 9/12/2012 (Nguyễn Tường Thụy). – Nguyễn Ngọc Quang: Thư bày tỏ lòng biết ơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (DLB).

- Nguyễn Hưng Quốc: Chiến tranh và hòa bình: Một vấn đề giả (VOA’s blog).- Nguyễn Ngọc Già – Một vài suy nghĩ về biểu tình chống giặc Tàu (Dân luận). – 5 năm nhìn lại các cuộc biểu tình(BBC). – Biểu tình và hậu biểu tình (RFA). – Thuyền về đâu? (Nguyễn Tường Thụy).

- 10 video về cuộc biểu tình ngày 9/12/2012 tại Hà Nội (Lê Hiền Đức). – Biểu Tình Chống Trung Quốc 09-12-2012: Sàigon và Hà Nội (full) version 2 (NKYN). – Biểu Tình Chống Trung-Cộng Việt-Cộng ở Washington DC, Hoa Kỳ (Phần 1). – Biểu Tình Chống Trung-Cộng & Việt-Cộng (Phần 2) – Biểu Tình Chống Việt-Cộng tại Houston (VietFreedom2012).


Haiz!  Trong lúc dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc thì Bộ trưởng Công an Việt Nam Trần Đại Quang

đi gặp Bộ trưởng Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ ở Bắc Kinh để "thề" tăng cường hợp tác!

China, Vietnam vow to strengthen law enforcement cooperation (Tân Hoa Xã 10-12-12)

Dấu hiệu cuối cùng về sự suy tàn của Vietnamnet: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: VietNamNet phải giữ bản sắc (VNN 10-2-12) -- Khi được Bộ trưởng xoa đầu!
Nên cấp báo cho ông Nguyễn Thiện Nhân để xin huấn thị: Tác hại khôn lường khi ăn gà tồn dư kháng sinh (KT 10-12-12)
Ông Nguyễn Bá Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Nguyễn Bá Thanh: Ông là ai? (ĐV 10-12-12)
Phải trung thành với ý kiến của nhân dân (SGGP 10-12-12) -- Nghe quan chức nói như vầy, nên cầm lòng, không nên chửi thề!

- Vũ Cao Đàm: Các nhà lãnh đạo của Đảng cần hiểu rõ thủ đoạn ly gián Đảng với Dân của đế quốc cộng sản Đại Hán (BoxitVN).  - DANH SÁCH KÝ TÊN TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC, ĐỢT 13. Đã gần 900 chữ ký.
-! Trung Quốc xây dựng trái phép trạm giám sát khí quyển trên Hoàng Sa (DT). - Thu hồi lịch tết có biển Nam Trung Hoa (TT).  - Hải Phòng: Bắt hàng trăm vụ vi phạm biên giới biển (ĐĐK).
- Gác mái ngư ông về viễn phố (SGTT). - Quyền lịch sử nào của Trung Quốc tại biển Đông? (Trương Nhân Tuấn). – Chính sách biển khó lường của TQ (VNN). – Đèn xanh(Nguyễn Thông). -Trung Quốc đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống VN.
- MỘT CUỘC NHẬU Ở TRUNG NAM HẢI (TSYG). – TQ yêu cầu VN ‘bảo vệ công dân’ (BBC). - Biển Đông: Người Việt phẫn nộ trước hành động thái quá của Trung Quốc (RFI). - Biển Đông Trong Dòng Sinh Mệnh Việt Tộc (New Viet Art). – Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử (ĐV).

- Bình thường trong cái không bình thường! (DLB).

- Một người Việt biểu tình tại Thiên An Môn (Quê Choa).

- KTS Trần Thanh Vân: ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỚI CÁC BẠN TRÍ THỨC (BoxitVN).

- Đại hội Đoàn toàn quốc lần X bắt đầu làm việc (TT). - Có đúng TQ phê nhau về hộ chiếu lưỡi bò? (Nguyễn Vĩnh).

- Đinh Kim Phúc: Ai chủ trương không phản biện Trung Quốc về Biển Đông? (Ba Sàm). – Đinh Thế Huynh muốn sửa Lịch sử thành: “HAI BÀ TRUNG CHỐNG GIẶC … LẠ” (QLB).
- Đại kế hoạch có chủ ý của Bắc Kinh (TVN).
- Sự thật về thông tin ‘tàu dầu khí Việt Nam’ bị chìm ở Biển Đông (Petrotimes). --Chấn động toàn cầu: Giải phóng quân kiên quyết đánh chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam (BoxitVN).
- Đà Nẵng: Xây dựng “mật danh” cho tàu cá (DV). - Tàu cá lại chìm ngay tại cửa biển Sa Huỳnh (DV).
- 30 năm Công ước Luật Biển (VNN). - UNCLOS: “Hiến pháp đại dương”- từ nhận thức đến thực thi (ĐĐK).
- Hoãn tổ chức Hội nghị 4 nước ASEAN về Biển Đông (TTXVN/ HQ). – Ngoại trưởng Indonesia: Cần đối thoại về vấn đề Biển Ðông (VOA). =>
- Indonesia cảnh báo tình trạng “ăn miếng trả miếng” ở Biển Đông (Petrotimes). - Bắc Kinh tập trận bắn đạn thật ở biển Đông (TN).
- 4 chiến hạm Trung Quốc tiến sát lãnh hải Nhật Bản (DT). - Tàu chiến Trung Quốc tuần tra Senkaku/Điếu Ngư (ANTĐ). - Bốn tàu chiến Trung Quốc đi sát vùng biển Nhật (TN). - TQ muốn chạy đua vũ trang để làm sụp đổ nền kinh tế Nhật Bản? (GDVN). - Philippines ủng hộ Nhật tái vũ trang (PLTP).
- Nhật, Ấn: Lực lượng đối trọng trước tham vọng của TQ ở Biển Ðông (VOA). – Philippines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang làm đối trọng với Trung Quốc. (RFI).  - Philippines ủng hộ Nhật đối trọng với Trung Quốc (TT).
- Quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam (ĐĐK). – Quy định về tàu chiến nước ngoài thăm VN (BBC).
- Mỏ Cá Ngừ Vàng và Tê Giác Trắng đóng góp lớn vào sản lượng dầu khí (PetroTimes).

- Bất chấp thế giới chỉ trích, Trung Quốc lại giở trò (PN Today).– Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ). – Trung Quốc xây dựng trái phép tại Hoàng Sa (VNE).
- Báo Hong Kong: Chính sách của TQ ở Biển Đông là phi lý (TP). – Philstar: Kiểm tra tàu qua Biển Đông, TQ đang thánh thức cả thế giới (GDVN).
- Để không kẹt giữa hai cường quốc (TVN). – Lập trường của Indonesia về vấn đề Biển Ðông (ĐV). – Ngoại trưởng Indonesia: Cần đối thoại về vấn đề Biển Ðông (DT).
- Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Philippines (Infonet).
- Philippines muốn Nhật Bản làm đối trọng với Trung Quốc (SGTT).
- Chính sách thực dân và nuốt biển khó lường của TQ (DLB).
- Mỹ quân tử hơn Tàu (Nguyễn Thông). 
- DẬY MÀ ĐI, DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI! (Trí Nhân Media).  – Đỗ Trọng Khơi: NHỮNG NGƯỜI DÂN NƯỚC VIỆT ANH HÙNG (Quê Choa). – TỔ QUỐC- THƠ CỦA LƯU TRỌNG VĂN (Phạm Viết Đào).
- Một trăm người, một trăm mét và mười phút yêu nước! (DLB). – CHÙM THƠ CỦA NGỌC BÁI: Nói cách gì sự thật vẫn là sự thât (Phạm Viết Đào).  – Những bằng chứng bán nước của đám Việt gian (Xuân VN).

 
 Trần Quang Thành bây giờ ra sao? The Incredible Shrinking Chen (National Interest 10-12-12) - Hah!
Trung Quốc đàn áp sinh viên: China keeps a close eye on university student groups (LAT 9-12-12)
Tập Cận Bình nhắm vào kinh tế Trung Quốc: China's Xi Targets Economy (WSJ 10-12-12) -- Còn các "đồng chí" của ta thì lo vơ quét, giành giựt nhau!

Tổng số lượt xem trang