Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tâm Sự Hai Dòng Sông

-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 121210 

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"  Chuyện Nước Nôi Của Nước Mỹ
* Nước sông Mississippi bị cạn, phơi xác tầu vét mìn bị chìm từ trận lụt năm 1993 * 
Nếu không có gì thay đổi – mà thay đổi không dễ - sau ngày 11 Tháng 12 Hoa Kỳ sẽ có thêm một tranh chấp nữa. Lần này là giữa hai dòng sông Mississippi và Misouri.... Hậu quả sẽ là miếng cơm manh áo và một bong bóng về giá lương thực.
Hãy nói về bối cảnh của một chuyện bị lãng quên: thế giới cần lúa mì và ngô bắp. Cùng với gạo, ngô và mì là hai nguồn lương thực quan trọng nhất cho cả người và vật và nhiều ngành kinh tế. Đa số các quốc gia trồng trọt hai loại mể cốc này thì sản xuất bao nhiêu là ăn hết bấy nhiêu. Chỉ có bảy nước dư mì và bốn nước dư bắp để xuất cảng. Trong số này, Hoa Kỳ là đại gia đáng kể.
Mà chúng ta cũng hiểu rằng có gạo là có dân. Hoặc lương thực mới là sản phẩm sinh tử, không có thì chết. Chứ xăng dầu chỉ là sản phẩm chiến lược.
Ai theo dõi chuyện kinh tế đều thấy rằng trên thị trường thương phẩm (commodities market, gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, lương thực và kim loại) thì giá ngũ cốc đã tăng, khoảng 20% kể từ tháng này. Lý do chính yếu là thời tiết. Mùa Hè khô cạn tại nhiều quốc gia của Bắc bán cầu (Âu Châu, Nga và Hoa Kỳ) đánh sụt sản lượng ngũ cốc, trong đó quan trọng nhất là ngô và mì.
Bây giờ đến chuyện Hoa Kỳ.
Nước Mỹ là quốc gia được trời cho một lãnh thổ vuông vức có diện tích thuận tiện cho canh nông giữa bốn hướng Nam-Bắc và Đông-Tây. Ở giữa, vùng Trung-Tây Midwest là vựa ngũ cốc nhờ thời tiết ôn hoà và độ ẩm đủ cao cho canh tác. Khu vực này cũng có sáu dòng sông lớn với lưu vực đan kết thành mạng lưới tốt đẹp cho sự chuyển vận và thống nhất lãnh thổ từ thời lập quốc.
Nhưng thiên tai chẳng tránh một ai.
Vụ hạn hán vừa qua đã gieo vấn đề cho nước Mỹ vì mức độ trầm trọng chưa từng thấy từ 50 năm nay. Vấn để quy tụ vào hai con sông lớn với nỗi niềm riêng. Mississippi là huyết mạch cho sự chuyển vận của nhiều ngành kỹ nghệ, kể cả kỹ nghệ canh nông, nhất là từ thành phố St. Louis của Missouri đến Cairo của Illinois trên một khoảng cách hơn 300 cây số (190 dậm).
Nhưng Mississippi cần nước từ một phụ lưu là sông Missouri và nguồn nước này là nguồn sống cho nông nghiệp. Tình trạng khô cạn chung khiến cả hai dòng sông đều cần nước cho những mục tiêu riêng. Ở trong cùng một nước, hai dòng sông chiến lược lại không có chung một chế độ quản trị và mâu thuẫn đã xảy ra.
Missouri cần nước cho canh tác, khi độ ẩm giảm thấp và đe dọa sản lượng nông nghiệp lẫn các sinh hoạt nhu yếu như nước uống, sản xuất kỹ nghệ và thủy điện thì cư dân trong lưu vực của dòng sông muốn giữ nước cho mình. Tại hướng Đông, sông Mississippi cũng cần nước và mực nước quá nông khiến nhiều con phà mắc cạn và gây họa cho kỹ nghệ chuyển vận, tức là cho sinh hoạt kinh tế của một khu vực rộng lớn...
Sau nhiều cơ quan công quyền địa phương, hôm 27 Tháng 11, các tổ hợp vận tải và công nhân chở phà trên sông Mississippi đã yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ cùng cơ quan quản trị việc cứu hộ liên bang (FEMA, Federal Emergency Management) cho ban bố tình trạng khẩn cấp trên sông Mississippi. Ngoài lý do hạn hán khiến mực nước sút giảm, những người sống nhờ dòng sông còn nêu ra một nguyên nhân khác. Đó là quy chế thủy lợi của sông Missouri. Quốc hội cho Công binh của Lục quân Hoa Kỳ nhiệm vụ điều tiết mực nước của dòng sông và việc giữ nước đó đã gây thiệt hại cho sông Mississippi.
Giới đại diện dân cử địa phương đã nhập cuộc để bênh vực quyền lợi của cử tri. Trong trận đánh "vì nước" và đứng ở hai chiến tuyến đối nghịch, họ đều có lý cả!
Nhìn từ giác độ kinh tế, người ta thấy ra vài sự thật phũ phàng. Lương thực là nhu yếu phẩm có độ đàn hồi hay co giãn rất thấp về giá cả, nôm na là giá có tăng thì số cầu vẫn không giảm cùng mức độ vì đắt mấy thì cũng cần ăn. Chi phí vận chuyển thì khác, nếu cách này quá đắt thì người ta phải tìm cách khác và đắn đo cân nhắc về những lợi hại của từng giải pháp.
Kinh tế Mỹ lệ thuộc khá nhiều vào sự chuyển vận trên sông Mississippi. Hàng năm, khoảng 180 tỷ đô la hàng hóa được chuyên chở trên dòng sông, kể cả 20% lượng than và 22% xăng dầu cho thị trường nội địa và 60% số ngũ cốc xuất cảng của Mỹ. Ngoài ra, còn chán vạn sản phẩm như phân bón, hóa chất và sắt thép.... Khi lòng sông bị cạn vì thiếu nước sự thiệt hại sẽ lên tới bạc tỷ. Tất nhiên là giới kinh doanh phải nghĩ ra giải pháp điền thế dù đắt hơn phương tiện vận tải rẻ nhất hiện nay là đường thủy, thí dụ như hoả xa và hàng không. Phí tổn phụ trội đó là một sắc thuế bất ngờ và là bài toán của dòng sông Mississippi.
Dòng Missouri lại có định mệnh và quy chế khác.
Công binh Hoa Kỳ có nhiệm vụ điều tiết mực nước theo một kế hoạch do Quốc hội chấp thuận hàng năm để bảo đảm những yêu cầu cũng rất chính đáng. Đó là thủy lợi, thủy điện, tiêu tưới, vệ sinh, nước ngọt cho cư dân, công nghiệp khoáng sản hay bảo vệ môi sinh cho thú hoang và ba loại lương thực trọng yếu cho các tiểu bang ở vùng lưu vực là mì, bắp và đậu nành. Mùa gặt ngô đậu thì vừa xong, nhưng lúa mì thì mới chỉ bắt đầu. Missouri cũng khát nước và được luật lệ bảo vệ để khỏi chia nước cho Mississippi.
Hoa Kỳ chỉ có thể khắc phục mâu thuẫn giữ hai dòng sông qua những quyết định đặc biệt. Như Hành pháp Obama cho ban bố tình trạng khẩn cấp trên sông Mississippi hay Lập pháp cho phép Công binh điều chỉnh kế hoạch trị thủy trên sông Missouri và đưa nước vào cứu nguy Mississippi. Trong khi chờ đợi thì cho đến ngày Chủ Nhật mùng chín, cơ quan khí tượng quốc gia dự đoán rằng mực nước Mississippi sẽ còn hạ nữa!
Nước Mỹ này quá rộng lớn và phức tạp nên loại tin tức thật ra động trời và khuấy nước ấy chỉ xuất hiện vài giây trên truyền hình hay trăm chữ trên mặt báo.
Nhưng giới đầu tư thương phẩm trên thị trường có hạn kỳ, gọi là commodity futures, dự đoán một vụ tăng giá lương thực, tại cả Hoa Kỳ lẫn thế giới. Họ đầu cơ theo hướng đó và biết rõ quy luật hơn bù kém, zero sum game, tức là có người được thì cũng có người thua. Vì vậy, họ theo dõi lời phát biểu của từng viên chức hữu trách, từ Thống đốc trở xuống, và của từng dân biểu tiểu bang cùng các cơ quan liên hệ....
Khi nghe nói đến chuyện vận chuyển bị khóa trên dòng Mississippi vì tuyết lạnh ở mạn Bắc và hạn hán ở mạn Nam, ta biết rằng thị trường sẽ có chuyển động lớn và bong bóng ngũ cốc sẽ bay lên trời. Cho dù lãnh đạo Hoa Kỳ có tìm ra giải pháp cứu vãn, tình hình những tháng tới sẽ khó đem lại sự lạc quan.
Nhưng vì sao lại nói đến chuyện này?
Hai dòng sông lớn có tâm sự riêng thật ra đều nằm trong nước Mỹ và dù có quy chế quản trị riêng thì vẫn thuộc về một quốc gia với hệ thống chính trị thống nhất. Cư dân của hai con sông sẽ không vì những mâu thuẫn này mà đòi vạch đôi sơn hà và quyền lợi tối thượng của quốc gia vẫn được đảm bảo.
Nhưng trường hợp cướp nước của Hoàng Hà và Dương Tử thì sao? Và nhìn lên cõi đó, nhiều dòng sông Á châu trên cao nguyên Thanh Tạng và Hy Mã Lạp Sơn cũng gặp vấn đề tương tự... Hay Mekong và sông Hồng, nếu bị khống chế ở trên, thì bài toán an ninh và kinh tế sẽ ra sao? 
Hạ hồi phân giải hay Thất thủ Hạ Bì?

-Tâm Sự Hai Dòng Sông

- Obama thắng cử, hơn 100.000 người Mỹ đòi tách bang (VnEco).  – 25.000 người đòi tách Texas khỏi nước Mỹ(TT).  – Hơn 20 bang Mỹ đòi tách khỏi liên bang (NLĐ).

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_11_13/94399150/
20 tiểu bang muốn ly khai khỏi Mỹ
Hơn 100.000 người dân Mỹ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu đưa tiểu bang của mình ra khỏi thành phần nước Mỹ. Theo tin của Hãng thông tấn ITAR-TASS, bản kiến nghị này được đệ trình bởi cư dân của 20 tiểu bang. Kiến nghị được đăng trên trang web của Nhà Trắng trong mục "Chúng tôi, nhân dân", nơi mà bất kỳ ai có nguyện vọng cũng có thể đệ đơn hoặc tham gia vào những vấn đề đang tồn tại.
Hiện nay, chiếm đầu bảng là bang Texas với 25.000 chữ ký ủng hộ. Nhà Trắng sẽ có trách nhiệm đưa ra câu trả lời chính thức đối với bản kiến nghị. Người dân bang Texas phàn nàn về việc bị "xâm phạm trắng trợn" quyền con người. Các tác giả của bản kiến nghị đề cập đến Tuyên ngôn Độc lập, trong đó có đoạn "nếu Chính thể nào trở nên nguy hại, người dân có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ, và thành lập Chính phủ mới".
Đa số các kiến nghị được đệ trình bởi cư dân các bang bỏ phiếu ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney.
- Tư lệnh Mỹ cũng “dính” bê bối tình ái của cựu giám đốc CIA (DT).  – Tướng Allen đứng sau vụ Giám đốc CIA mất chức? (TTXVN).

US Deficit Reduction Deal Remains Elusive
--Immigration and American Power
Project Syndicate -Joseph S. Nye
In recent years, US politics has had a strong anti-immigration slant, and the issue played an important role in the Republican Party’s presidential nomination battle in 2012. In fact, immigration is one of the most important sources of America's economic strength and soft power.

Are the Wealthy Benefiting from Medicaid?

The Myth of Austerity

China: Trade Data Slows, Domestic Economy Strengthens

Metaphysical Constructs and Monetary Policy

Falling Expenditures, Rising Receipts
Pax Americana is ‘winding down’, says US report
(Financial Times)-
National Intelligence Council forecasts that China will be world’s largest economy by 2030 but that Washington will remain ‘first among equals’

- Năm 2030, châu Á sẽ mạnh hơn cả Mỹ và châu Âu cộng lại (Infonet). – Châu Á sắp thâu tóm thế giới (PLTP).- Trung Quốc có thể soán ngôi kinh tế của Mỹ trước cuối năm 2030 (VOA).

US Treasury to sell last of AIG stake
(Financial Times)-
The US Treasury agrees to sell its remaining shares in AIG, the insurance group whose 2008 bailout was the most contentious in the US

--Anh cảnh báo chiến tranh tiền tệ

Các nền kinh tế hàng đầu thế giới có nguy cơ rơi vào cuộc chiến tranh tiền tệ mới nếu không thể giảm mất cân bằng thương mại.


--Analysis: Distrust among members of Congress complicates "cliff" talks

WASHINGTON (Reuters) - President Barack Obama and his Republican opponents in Congress enter a crucial week in the "fiscal cliff" impasse with more than just differences over taxes to bridge: Also in the way is pervasive mistrust among members of Congress that discourages big concessions for fear the other side won't reciprocate.

-Japan sinks into fresh recession

(Financial Times)-Revised GDP data indicate that Japan slipped into a technical recession in the six months to September, adding to the pressure on the Noda government just days before a general election

-China trade suffers amid global fears

(Financial Times)-Chinese exports and imports both slowed in November, a reminder that the world’s second-largest economy remains exposed to the risks of sluggish demand in Europe and the US
-Auction for A123 Systems Won by Wanxiang Group of China
NYT -The sale of A123, a battery maker, to Wanxiang Group, a Chinese auto parts maker, is the latest acquisition of an American energy and manufacturing company by a Chinese firm.

Taxing Business: Government Revenues Reduced Due to Growth of Single Tax Entities
Infographic of the Day: Fiscal Cliff and You and Me
Gold Confiscation: Lessons from the 20th Century
Japan in Recession

-

- Đồng lương tăng chậm trên khắp thế giới (VOA).
-IMF cảnh báo tác động lây lan "bờ vực tài khóa" Mỹ
IMF cảnh báo nếu việc không đạt được thỏa thuận về ngăn chặn "bờ vực tài khóa" của Mỹ sẽ gây tác động tiêu cực đối với nhiều nước trên thế giới.


Chinese group in talks to buy AIG air lease arm
HONG KONG/NEW YORK (Reuters) - A group of Chinese companies, including Industrial and Commercial Bank of China (ICBC), is in talks to buy nearly all of American International Group Inc's aircraft leasing unit for about $5.5 billion, AIG said on Friday.

AIG to incur $2bn losses from Sandy
(Financial Times)-
Shares in the AIG fell in after-hours trading after the insurance group said it will incur $2bn in pre-tax losses from superstorm Sandy

Russia set to halt imports of U.S. beef, pork
CHICAGO (Reuters) - U.S. pork and beef exports to Russia could come to a halt on Saturday following Moscow's requirement that the meat be tested and certified free of the feed additive ractopamine, a move analysts said smacked of political retaliation.
Tolerance or War
Project Syndicate


U.S. multinationals fear fallout from U.S.- China audit row
SINGAPORE/NEW YORK (Reuters) - A dispute between U.S. and Chinese regulators over access to corporate audit documents is casting a lengthening shadow over U.S. stock markets, with some major U.S. firms now concerned that they could be drawn into a potential accounting crisis.

Inequality And Poverty America Style: In Richness And In Health – OpEd

Germany's SPD names former finance minister as Merkel challenger
HANOVER, Germany (Reuters) - Germany's opposition Social Democrats (SPD) formally nominated former Finance Minister Peer Steinbrueck on Sunday as their candidate to run for chancellor against Angela Merkel in next September's election.

Lights Out For China’s Solar Power Industry?
theDiplomat.com 

-Fraud: Fraud Accusation by Solar Panel Maker REUTERS
A Chinese solar panel maker, Suntech Power Holdings, said an internal investigation had determined that the company was defrauded by a partner in a solar development fund.

Ấn Điều Tra: TQ Bao Cấp Điện Mặt Trời?Các công ty sản xuất tế bào quang điện sẽ gặp thêm nhiều gian nan, trong khi Ấn Độ theo gương Hoa Kỳ và Châu Âu bắt đầu điều tra về các sản phẩm năng lượng mặt trời TQ.

-.- Mỹ đổi chiến lược quân sự do ngân sách hạn hẹp (TTXVN).


- Năm 2013, Tổng thống Obama sẽ sửa luật nhập cư (PLTP). - Ông Obama quyết đánh thuế nhà giàu (TN).   – Romney(VOA).
- Nhật Bản có thêm chính đảng mới: Đảng Gió Xanh (TTXVN).  - Muộn nữa thêm bất lợi (TN).

- Nhật thông qua dự luật cải cách hệ thống bầu cử (TTXVN).

As "fiscal cliff" nears, market complacency sets in
NEW YORK (Reuters) - Like many on Wall Street, investor Todd Petzel cringed when U.S. Treasury Secretary Timothy Geithner said this past Wednesday that he was ready to let the economy go over the "fiscal cliff" if Republicans would not agree to higher tax rates on the rich.

Metaphysical Constructs and Monetary Policy
Monetary Policy and Metaphysics - How Economists Try to Naturalise Terrible and Disappear Into Their Own Theories
A 100% Recession Risk That Wasn’t
Falling Expenditures, Rising Receipts
Infographic of the Day: Chinese Investment in North America
Nhật Bản chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật Nhật Bản có thể đã rơi vào giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và Trung Quốc.

- Nhật Bản trong tình trạng báo động (VTV). - Nhật Bản rơi vào suy thoái (Infonet). 

Nhật Bản thừa nhận bắt đầu suy thoái
Kinh tế Nhật Bản suy giảm trong tháng 10, đánh dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp và cho thấy Nhật Bản nhiều khả năng đã rơi vào suy thoái.

Tổng số lượt xem trang