Cả nghìn người đổ về nằm vạ vật ở ga Sài Gòn từ đêm cho đến sáng để mong chờ mua được chiếc vé về quê ăn tết. Người dân khổ sở, bức xúc, thất vọng, còn nhà ga thì tỏ ra bất lực.
Số lượng khách mua vé tàu tăng cao trong dịp tết có bất ngờ không? Chắc chắn là không, bởi vì đó là quy luật hằng năm. Nhưng bao nhiêu năm qua, cứ đến kỳ người dân tập trung mua vé tàu tết là ga Sài Gòn rối tung như gặp phải sự cố đột xuất, lúng túng trong phục vụ.
Các dịch vụ bán vé dù được cải tiến, cụ thể là bán vé qua mạng, nhưng năm nào cũng trục trặc. Mạng thường xuyên bị nghẽn, khách hàng hoang mang không biết thực hư như thế nào. Thực tế này cho thấy, nhà ga đã không nghiên cứu, tìm cách khắc phục hiệu quả.
Ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tổ chức một hệ thống bán vé thông suốt trên mạng rất dễ dàng, nhưng không hiểu vì sao lại không thực hiện được.
Có một hiện tượng được người dân phản ánh, đó là họ xếp hàng trắng đêm không mua được vé, nhưng ngoài chợ đen lúc nào cũng có. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là có tình trạng tuồn vé từ trong ra cho chợ đen hay không? Lãnh đạo Ga Sài Gòn khẳng định không có tiêu cực, tuy nhiên, những gì diễn ra bên ngoài lại có câu trả lời ngược lại. Muốn cho người dân không nghi ngờ hay lên án chuyện ''tay trong tay ngoài'', việc làm tốt nhất không phải là những cam kết bằng lời, mà đáp ứng thật tốt nhu cầu mua vé của hành khách.
Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng ga Sài Gòn - phân trần, giai đoạn cao điểm tết chỉ phục vụ được 15.000 – 16.000 khách/ngày, trong khi nhu cầu cao gấp nhiều lần nên mong hành khách thông cảm và chia sẻ với ngành đường sắt. Ông Thành nói một điều mà ai cũng biết, tất nhiên là những ngày tết thì lượng khách tăng nhanh, chuyện này xưa… như tết. Vấn đề đặt ra là phải triển khai các biện pháp để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, chứ không phải là chuyện chia sẻ hay thông cảm. Nếu như ngành nào phục vụ dân không xong cũng xin thông cảm và chia sẻ thì dân đóng thuế cho Nhà nước để làm gì?
Tuy nhiên, ông Thành cũng chỉ là Trưởng ga Sài Gòn mà thôi, ngành đường sắt mới phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vấn đề thiếu tàu, thiếu chuyến. Mấy chục năm phát triển, đầu tư cho ngành đường sắt cũng không ít, nhưng chất lượng chưa cao và không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Các vị lãnh đạo ngành giao thông vận tải cứ đến ga Sài Gòn những ngày này, sẽ thấy rằng còn tệ hơn thời bao cấp.
Các dịch vụ bán vé dù được cải tiến, cụ thể là bán vé qua mạng, nhưng năm nào cũng trục trặc. Mạng thường xuyên bị nghẽn, khách hàng hoang mang không biết thực hư như thế nào. Thực tế này cho thấy, nhà ga đã không nghiên cứu, tìm cách khắc phục hiệu quả.
Ở thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tổ chức một hệ thống bán vé thông suốt trên mạng rất dễ dàng, nhưng không hiểu vì sao lại không thực hiện được.
Có một hiện tượng được người dân phản ánh, đó là họ xếp hàng trắng đêm không mua được vé, nhưng ngoài chợ đen lúc nào cũng có. Vậy thì, câu hỏi đặt ra là có tình trạng tuồn vé từ trong ra cho chợ đen hay không? Lãnh đạo Ga Sài Gòn khẳng định không có tiêu cực, tuy nhiên, những gì diễn ra bên ngoài lại có câu trả lời ngược lại. Muốn cho người dân không nghi ngờ hay lên án chuyện ''tay trong tay ngoài'', việc làm tốt nhất không phải là những cam kết bằng lời, mà đáp ứng thật tốt nhu cầu mua vé của hành khách.
Ông Nguyễn Văn Thành – Trưởng ga Sài Gòn - phân trần, giai đoạn cao điểm tết chỉ phục vụ được 15.000 – 16.000 khách/ngày, trong khi nhu cầu cao gấp nhiều lần nên mong hành khách thông cảm và chia sẻ với ngành đường sắt. Ông Thành nói một điều mà ai cũng biết, tất nhiên là những ngày tết thì lượng khách tăng nhanh, chuyện này xưa… như tết. Vấn đề đặt ra là phải triển khai các biện pháp để đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, chứ không phải là chuyện chia sẻ hay thông cảm. Nếu như ngành nào phục vụ dân không xong cũng xin thông cảm và chia sẻ thì dân đóng thuế cho Nhà nước để làm gì?
Tuy nhiên, ông Thành cũng chỉ là Trưởng ga Sài Gòn mà thôi, ngành đường sắt mới phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vấn đề thiếu tàu, thiếu chuyến. Mấy chục năm phát triển, đầu tư cho ngành đường sắt cũng không ít, nhưng chất lượng chưa cao và không theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Các vị lãnh đạo ngành giao thông vận tải cứ đến ga Sài Gòn những ngày này, sẽ thấy rằng còn tệ hơn thời bao cấp.
-- Tệ hơn thời bao cấp (LĐ). - Dân lại mời Bộ trưởng Thăng mua vé tàu Tết (VTC/DT). – ‘Trực chiến’, ăn ngủ tại ga để “săn” vé tàu tết (GDVN).
- Giao thông: Kẻ giết người thầm lặng tại Việt Nam (Diplomat/ TCPT).-
-- sử dụng đòn DDOSS này đã quá quen thuộc đối với các blogs. Cảm ơn blogger đã kiên cường chống trả, giữ lại mái nhà cho các bloggers. Mấy hôm nay NQ&TD blog bị tấn công liên tục, may mà không thấy việc vào ra blog bị ảnh hưởng gì?!s- Mạng bán vé tàu Tết “sập” do 20.000 tài khoản đầu cơ? -(Dân trí) - Dù chỉ tung lên mạng 68 ngàn vé trong ngày mở bán (10/12) nhưng lại có đến 168 ngàn tài khoản đăng ký cùng vào, trong đó có đến 20 ngàn tài khoản có dấu hiệu đầu cơ, liên tục đăng nhập, khiến mạng bán vé tàu nhanh chóng “sập” ngay khi vừa mở cửa.- >> Mạng bán vé tàu Tết: “Trang web này hiện không có”!
Hàng trăm ngàn người có nhu cầu mua vé tàu Tết trong khi ga Sài Gòn chỉ có 160 ngàn vé đi trong thời gian cao điểm Tết
Theo Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn (KSG), khả năng của hệ thống vetau.com.vn chỉ có thể đáp ứng cho khoảng 1.000 tài khoản truy cập cùng một thời điểm. Do đó, dù hàng trăm ngàn tài khoản truy cập cùng lúc thì cũng chỉ có 1.000 tài khoản vào được. Chỉ khi có người đặt chỗ xong, thoát ra rồi thì người khác mới vào được.Trước thời điểm 8h sáng 10/12, cả trăm ngàn tài khoản đã truy cập vào mạng chờ đến giờ hệ thống mở bán, chiếm dụng mạng khiến hệ thống mạng quá tải ngay từ đầu. Trong đó có đến 20.000 tài khoản mà hệ thống bán vé tàu xác định là có dấu hiệu đầu cơ.
Đến 8h sáng, khi phương án bán vé tàu Tết được cập nhật vào hệ thống thì đường truyền "đụng trần", không thể truy cập được. Do đó, dù hệ thống mở từ lúc 8h nhưng mãi đến 8h15 mới có hành khách đầu tiên đặt vé thành công. Trong khoảng thời gian này, việc đặt chỗ thực hiện hết sức chậm do mạng liên tục bị nghẽn vì lượng khách chờ trên hệ thống quá đông, đến 9h mới chỉ có 4 hành khách đặt chỗ thành công.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ 8h đến 11h liên tục xảy ra tình trạng nghẽn mạng cục bộ. Theo giải thích của Công ty KSG, đó là do chênh lệch cung cầu quá lớn, công ty đã xử lý bằng các nghiệp vụ kỹ thuật, kết quả hệ thống đã tốt hơn từ 11h trưa 10/12, số phiếu đặt chỗ và số chỗ đặt thành công tăng dần và ổn định. Đến 11h ngày 10/12, đã có 293 phiếu đặt chỗ thành công với số chỗ đặt là 758 chỗ. Theo số liệu công ty KSG cung cấp, đến 16h30 chiều qua đã có đến 4.274 chỗ được đặt thành công.
Chiều tối ngày 10/12, ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ga Sài Gòn cho biết: “Để phục vụ việc đặt chỗ mua vé trong thời gian cao điểm Tết qua website vetau.com.vn, chống việc đầu cơ, gây nghẽn mạng, Công ty KSG đã đưa khoảng 20.000 tài khoản có dấu hiệu đầu cơ vào diện quản lý đặc biệt”.
Ông Thành cũng cảnh báo người dân đừng vì tâm lý lo lắng chưa đặt được vé tàu mà nghe lời cò lôi kéo, mua vé chợ đen. Ông cho biết: “Từng chứng kiến không ít khách “dở khóc dở cười” nên chúng tôi khuyến cáo người dân không tin theo lời của “cò” hay mua vé ngoài “chợ đen”, coi chừng “tiền mất tật mang”, đặc biệt rất dễ gặp phải vé tàu giả, vé tẩy xóa...”.
Trong các năm trước, ga Sài Gòn và lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều đối tượng làm giả vé tàu Tết để bán cho hành khách với giá trị lên đến cả trăm triệu đồng. Ông Thành cho biết: “Họ làm giả vé tàu tết rất tinh vi, nếu không phải người trong ngành thì khó phân biệt được”.
- Mạng bán vé tàu Tết “sập” do 20.000 tài khoản đầu cơ? (DT). - Phát khùng vì mua vé tàu (TT). - Áp lực tết đến (SGGP). - Nghẽn mạng… vé tàu tết (TN). - Ngày đầu triển khai bán vé tàu tết qua mạng – Mạng “treo” (SGGP).
Trung
(12/11/2012 11:06:00 AM) trung.fmt@gmail.com
Cái trang đó nó hay lắm. 2 acc khác nhau, cùng tra 1 tuyến là Vinh - SG ngày 16/2/2013. Vậy mà 1 cái thì tra ra là còn khá nhiều vé, còn 1 cái thì không. Thật nực cười!
Lê vy
(12/11/2012 10:56:00 AM) cafedocongphat@gmail.com
Tôi cho là thực tình thì ngay cả nhà ga cũng muốn trục lợi, chứ thật lòng phục vụ dân thì biết bao nhiêu cách. Năm nào cũng chơi trò lên mạng rồi nghẽn mạng, rồi bán hết vé? Còn Bộ GTVT thì đang mải nghiên cứu cách nào để sau cái phí xe còn có cái nào mà dân phải đóng tiếp nữa đây??? Chứ không thì chỉ qua việc phân phối vé không công bằng, luôn tạo thuận lợi ngành mình, gây khó cho dân thì sếp ấy cũng đáng phải cho nghỉ việc rồi. Cứ làm thử xem sao!
Anh Tô
(12/11/2012 10:56:00 AM)todinhmenh@yahoo.com
Hà hà... Tôi nghĩ là các bạn lầm to rồi! Không phải những người quản lý ngành đường sắt không biết cách làm cho người dân mua vé dễ đâu, mà vì nếu để người dân mua vé dễ thì cán bộ nhân viên ngành đường sắt... làm giàu bằng cách nào đây ta?
Nguyen Van Sanh
(12/11/2012 10:18:00 AM)vansanh154@gmail.com
Hiện tại thì tốc độ vào web vetau.com.vn rất tốt. Nhưng dò mãi mà vẫn không có chỗ theo yêu cầu. Tôi đã thử tất cả các chuyến tàu SE đi từ SG ra HN đều báo không có chỗ. Phải chăng nhà ga đã bán hết vé?
phan thi chau giang
(12/11/2012 9:20:00 AM)chaugiang_phan@yahoo.com.vn
Nhà ga không nên đổ lỗi vì lý do tránh đầu cơ vé, mà theo tôi là cần nhìn nhận cách quản lý của mình quá kém, chỉ bán duy nhất một hình thức qua mạng thì ngẽn mạng là điều đương nhiên. Tôi đã đọc nhiều bài báo và cũng từng đọc nhiều phát biểu của quản lý nhà ga về tình trạng nghẽn mạng vé tàu Tết, cũng như phát biểu của ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng ga Sài Gòn khuyên người dân không nên vì tâm lý lo lắng mà nghe theo các cò vé lôi kéo mua vé chợ đen. Vậy có bao giờ ông nghĩ ai đã tạo ra tâm lý lo lắng cho người dân như vậy không? Chính các ông mới là những người làm cho người dân khổ sở và lo lắng, nhiều người còn phải bỏ cả công việc của mình chỉ để ngồi chờ mua 1 tấm vé về quê. Không chỉ các người dân điêu đứng mà các doanh nghiệp cũng bị hệ lụy, vì người lao động không yên tâm làm việc khi chưa có tấm vé trong tay để về quê ăn Tết. Vì vậy nhà ga nên có cái nhìn đúng hơn về cách quản lý của mình, không nên cứ đổ lỗi cho mục đích tránh vé bị đầu cơ hay vì một lý do nào khác.
Nhông
(12/11/2012 9:00:00 AM)nhon.g@mailinator.com
Mấy ông tàu hỏa này năm nào cũng ca bài ca vé chợ đen, kể cả đã bán vé qua website... rồi thì là mà cả chuyện 20.000 tài khoản đầu cơ mua vé nữa.... Để tôi hiến kế cho các vị một lần, các vị cho áp dụng rồi xem có chuyện đầu cơ hay chen chúc vì quá tải nữa không nhé: 1. Khách muốn đi tàu tự vào trang web hoặc nhờ người thân chọn tuyến đi, ngày giờ, hạng vé.. v.v.. 2. Nhập số điện thoại liên hệ + (số CMT hoặc Bằng lái hoặc thẻ SV...) vào hệ thống vetau.com. 3. Sau khi đã để tất cả khách hàng chọn tuyến, ngày giờ..v.v.. trang web sẽ LỰA CHỌN NGẪU NHIÊN trong tổng số khách hàng đã mua ĐỂ ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG, MUA TRƯỚC HAY MUA SAU ĐỀU CÓ CƠ HỘI NHƯ NHAU. 4. Thông báo qua email hoặc điện thoại tới người được lựa chọn mua vé. 5. Khách hàng nhận được email, tin nhắn tới bưu điện, nhà ga, trạm ATM...v.v...để nộp tiền. 6. Chỉ khách hàng nào có vé trên đó có in đúng số CMT, bằng lái, thẻ sinh viên ..v.v.. như đăng ký ở mục 2 mới được đi tàu. Vậy đã được chưa, thưa các bác???
yen đao duy
(12/11/2012 8:58:00 AM)yen_daoduy@yahoo.com
Không biết BT ĐINH LA THĂNG có biết dân tình làm ăn vất vả cả năm, thế mà đến cái vé về quê ăn Tết năm nào cũng bị hành??? Mời bác và các giới chức ngành GTVT tới ga SÀI GÒN nghe dân tình họ oán trách các bác... Đúng là chỉ vẫn kiểu sống chết mặc bay...
Nguyễn Ngọc Sáng
(12/11/2012 8:58:00 AM) sangktv2002@gmail.com
Tôi đã đọc 1 thông tin trên báo GTVT là ga Sài Gòn cải tiến bán vé qua mang, nâng cấp lượng truy cấp tối đa đến 30.000 tài khoản truy cập cùng lúc. Giờ lại bảo chỉ đáp ứng được có 1.000 tài khoản truy cập cùng lúc là sao ? Đúng là độc quyền, nói sao cũng được.
Nguyen Anh Phong
(12/11/2012 8:53:00 AM)phgdktl@yahoo.com.vn
Tai sao khong ban ve nhu cac hang Hang khong? Khi dat cho phai ghi ro ho ten, CMND, khi len tau kiem tra doi chieu dung moi duoc di. Nhu vay phe ve khong the dat cho truoc duoc. Mong nganh Duong sat cai tien gap de nguoi thuc su co nhu cau bot kho, cac doi tuong phe ve het duong lam an.
-
Vetau.com.vn quá bằng đánh đố!(Dân trí) - “3 năm rồi mà không cải tiến được chút nào, bực không chịu nổi. Quá nản!” – Thanh: tatuyet86@gmail.com vò đầu bứt tai. “Sao đường về quê mẹ gian nan quá, năm nào cũng vậy. Năm nay còn tệ hại hơn năm trước” - Huy Sơn: huyson888@yahoo.com.vn đế thêm…
>> Mạng bán vé tàu Tết: “Trang web này hiện không có”Phát khùng vì mua vé tàu
TT - Trong ngày đầu bán vé tàu tết qua website www.vetau.com.vn 10-12, điệp khúc nghẽn mạng, không thể kết nối, hết vé... như những năm trước vẫn quay lại. Rất nhiều người thất vọng đã bày tỏ bức xúc
Bán vé tàu qua mạng: năm nào cũng nghẽn
TTO - Ngày 10-12, rất nhiều bạn đọc kể về quá trình vất vả vào website www.vetau.com.vn nhưng không mua được vé. Nhiều bạn đọc bức xúc tại sao cứ phải bán vé qua mạng khi mạng năm nào cũng nghẽn.
- Nghề phá nhà! (Petrotimes). - Chuyện người đàn ông mù đan vạt giường (SGTT).
- Xót xa và bất bình bên cây cầu tử thần “nuốt” bé gái 5 tuổi (DT).(Dân trí) - Sau cả đêm lặn sông tìm kiếm, sáng ngày 9/12, anh Lâm Lêl (sinh năm 1980, ngụ xã Trường Khánh, huyện Long Phú, Sóc Trăng) mới thấy xác con gái Lâm Thị Mỹ Hằng (5 tuổi) dưới kênh ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng).
Cầu ván cũ kỹ nơi cháu Lâm Thị Mỹ Hằng tử nạn
"Tôi mò con nhưng không thấy..."
Sự việc đau lòng này xảy ra vào khoảng 20 giờ ngày 8/12, khi anh Lêl chở hai con gái là cháu Lâm Thị Hiền (13 tuổi) và cháu Hằng đi dự đám cưới của một người bà con ở ấp Bưng Chông. Trên đường về nhà, khi qua cầu Bưng Chông, anh Lêl bị lạc tay lái khiến cả ba cha con cùng chiếc xe gắn máy bị rơi xuống kênh.
Anh Lâm Lêl bàng hoàng nhớ lại: “Tối đó đám cưới xong, tôi chở hai con về, cháu Hằng ngồi sau lưng tôi, cháu Hiền ngồi sau cùng. Khi lên cầu, do cầu bị dốc, không có đèn chiếu sáng lại lạ đường nên tôi bị lạc tay lái, lao cả xe xuống sông. Khi đó tôi chỉ kịp đẩy mạnh cháu gái lớn vào phía bờ rồi quay sang mò cháu Hằng nhưng không thấy cháu đâu nữa vì dòng nước quá sâu. Nhiều người dân cũng ra tìm nhưng không thấy. Sáng hôm sau mới tìm thấy cháu ở quãng kênh gần đó”.
Được biết, hoàn cảnh gia đình anh Lâm Lêl rất khó khăn. Hai vợ chồng chỉ có một công đất làm lúa, hàng ngày anh đi làm thuê, còn vợ anh trước làm công nhân cho công ty thủy sản Phương Nam nhưng nay đã nghỉ, mưu sinh bằng việc bán rau trước nhà. Chị Lâm Thị Thuận (mẹ cháu Hằng) nói trong nước mắt: “Vợ chồng tôi nghèo, phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống hàng ngày để cho con đi học. Bên chồng tôi ở ấp Bưng Chông, đã mấy năm quá nghèo không về bên đó thăm bà con được. Đợt này có người bà con mời về ăn đám cưới nên chồng tôi nói thu xếp cho hai con về bên nội chơi. Ai ngờ đó cũng là chuyến đi cuối cùng của con gái tôi...”.
Ông Lâm Hưởng, người dân địa phương, cho biết, cây cầu nơi cha con anh Lêl bị nạn trước đây là cầu bê tông, nhưng khi thi công việc nạo vét kênh, cầu bê tông bị đập bỏ. Thi công xong kênh, cầu cũng không được làm lại. Để đi lại, bà con góp sức góp của làm một cây cầu khỉ. Sau này có một gia đình ở địa phương thấy bà con qua cầu khỉ gập gềnh nên giúp bà con tiền làm một cây cầu có trụ bằng xi măng, lấy cây bạch đàn làm dầm cầu, mặt cầu lót ván để đi, còn lan can cầu được làm tạm bằng những cây tre.
Theo quan sát của phóng viên, cây cầu nơi cháu Hằng bị nạn có chiều dài khoảng 20m, rộng khoảng 1m chỉ đủ cho một chiếc xe đi lọt. Những cây bạch đàn dùng làm dầm cầu cũng bị lung lay, lan can được làm bằng mấy cây tre nhưng đã bị gãy từng đoạn. Không chỉ có vậy, dù cầu đã quá yếu nhưng phải cõng bên hông một ống dẫn nước sạch có đường kính trên 114mm, được neo bằng mấy sợi dây thép mỏng manh.
Thông tin từ người dân cho rằng tại cây cầu này đã có không dưới 500 chiếc xe gắn máy phải rơi xuống kênh (?)
Ông Lâm Hưởng nói, tại cây cầu Bưng Chông này có không dưới 500 chiếc xe gắn máy phải rơi xuống kênh nhưng rất may chưa có ai tử vong ngoài cháu Hằng (con số đáng sợ mà ông Hưởng đưa ra hiện chúng tôi chưa "dám" chứng thực).
Điều đáng nói, con đường có những cây cầu hư hỏng này, mỗi ngày có hàng ngàn lượt người qua lại bởi đây là tuyến đường nối liền các ấp trong xã như Bưng Chông, Bưng Cà Pốt, Bưng Cà Đốt… và người dân ở một số xã Long Phú (huyện Long Phú), Tú Điềm (huyện Trần Đề) cũng thường đi tắt trên con đường này để lên tỉnh.
Thắp nhang trên cầu, nơi cháu Hằng tử nạn
Mặc dù không còn "sức chịu đựng" nhưng chiếc cầu này hàng ngày vẫn phải gánh hàng ngàn người qua lại
Chia sẻ nỗi đau mất người với gia đình anh Lêl, bà Thạch Thị Thel ngụ cùng địa phương nói: “Bà con tụi tui ở đây đa số là người dân tộc Khmer, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Rất mong Nhà nước làm cho mấy cây cầu này để đi lại cho an toàn, các cháu học sinh đi học cho dễ dàng”.
Được biết cách cây cầu "tử thần" này không xa là trường THCS xã Tài Văn, hàng ngày có cả trăm học sinh qua cầu đến trường.
Đã có dự án xây cầu từ năm 2006!
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lâm Phước Thiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND xã Tài Văn, cho biết, vào khoảng năm 2006-2007, đã có dự án xây dựng cầu do một đơn vị của Bộ NN&PTNT thi công. Sau này được chuyển cho Sở NN&PTNT Sóc Trăng làm chủ đầu tư xây dựng với kinh phí một cây cầu trên 1 tỉ đồng. Đã tiến hành họp dân, lên phương án giải toả, bàn giao mặt bằng để xây cầu mới, nhưng không hiểu vì sao lại không thi công.Người dân địa phương rất bức xúc khi cây cầu xuống cấp, rình rập gây tai nạn cho người đi câu. Kỳ họp nào cử tri cũng phản ánh, nhưng đây là cầu thuộc dự án của cấp trên nên địa phương chỉ biết kiến nghị chứ không thể làm khác hơn.
Ông Quách Văn Nam, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng, cho biết: “Hiện tại đã hoàn thiện hồ sơ, dự kiến sẽ xây cầu trong thời gian sớm nhất bởi bà con mong ước quá lâu rồi”.
Trong khi chính quyền nói "hồ sơ đã hoàn thiện", thì nhiều bà con ở ấp Bưng Chông bày tỏ bức xúc: “Nếu xây cầu sớm thì cha con anh Lêl không bị tai nạn, cháu Hằng không phải chịu cảnh chết đau xót như vậy”.
Chị Lâm Thị Thuận cùng chồng và con gái lớn đau xót trước nỗi đau mất người.
Phạm Tâm - Bạch Dương- Khẩn trương tìm kiếm 3 người mất tích trên biển (Tin tức). – Cửa biển Sa Huỳnh bồi lấp nặng, tàu cá lại mắc cạn(VOV/TTXVN).
- Kinh hãi rau “ăn” thuốc BVTV (NNVN).
- Làng quê nháo nhác thực phẩm chức năng (NNVN).
- Ký sự cực Tây Tổ quốc: Ở lại đỉnh trời Tả Ló San (NNVN).
- Đóng cửa rừng, lợi bất cập hại (NNVN).
- Việt Nam – Nam Phi bắt tay bảo tồn động vật quý hiếm (VTV). – Đại gia Việt ‘hết cửa’ săn tê giác Nam Phi (TP).
- Ai bảo kê cho côn đồ làm loạn? (NNVN). - Chàng sinh viên nghèo và khát vọng từ những que tăm (GDVN). - Chàng sinh viên khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ (DT).
- Không hoàn thành nhiệm vụ, không được dạy thêm (TT). - Vô vọng đường đến bục giảng: Khánh kiệt vì… thầy (DV).
- Phát hiện loại nấm chữa ung thư (NLĐ/ DV).
- Điều trị ung thư vú bằng cách đóng băng khối u (Telegraph/ ĐV).
- Mẹ hút thuốc lá, con bị viêm màng não (ĐV).
- Điều chưa biết về dấu vân tay (TN).
- “Ba mặt trời” cùng xuất hiện, báo hiệu “ngày tận thế”? (DV).
- Bằng giả giá “bèo” ê hề khắp cả nước (GDVN).
- Đừng để người bệnh khổ thêm (TT).
- Tiếp tục hỗ trợ 3,5-4 triệu đồng khi hỏa táng (ĐV).
- “Gửi gắm” con cho trời, cho người dưng (Người Việt). - Về gia đình có hủ tục mẹ cắn đứt ngón tay con sơ sinh (DT). - Cảm phục nghị lực phi thường của 2 trẻ mồ côi đồng bào Rục (GDVN).
- Làm gì khi bị tấn công bằng kim tiêm? (DV). - “Cấy” bệnh cho chồng vì mua “thần dược” trứng ung (NĐT). - “Sốt” với hình vẽ trên bụng “bà bầu xì tin” (NĐT). - Những bãi nhậu…”chân đất” (ĐV). - Cả khu phố đau đầu vì trộm vặt (PLTP).
- 4/5 loại thực phẩm của bánh mì Đồng Tiến nhiễm vi sinh vượt mức (TN). – Cà chua chín đẹp nhờ thuốc sâu (LĐ/ Infonet). - Niêm phong 5 tấn thức ăn gia súc (TN). - Từ ngày 20-1-2013: Siết chặt quản lý thức ăn đường phố (SGGP).
- VN-Nam Phi ký thỏa thuận bảo vệ tê giác (BBC). – Việt Nam, Nam Phi ký thỏa thuận về tê giác (VOA). - 70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả (DV).
- Bảo tồn cây thuốc xáo tam phân (TT).
- Thành phố Vinh “rung lắc” do động đất (DT). – Động đất 4,6 độ Richter gần biên giới Lào-Việt Nam (TTXVN).
- Trung Quốc: Chênh lệch giàu nghèo đứng hàng đầu thế giới (Infonet/ CafeF). - Câu chuyện “Bé Duyệt Duyệt” lại tái hiện (DV).
- Nhiều triệu người tại các nước đang phát triển không đăng ký khai sinh (VOA).
- Hơn 800 người mất tích vì bão Bopha ở Philippines (VOA).
- Nếu ngày mai là ngày tận thế (PN Today).
- Động đất 7,2 độ Richter ở Indonesia (TT). - Hàng chục người châu Âu chết vì tuyết và băng giá (TTXVN).