-Năm 2012: Nhân có...hòa? (31/12/2012 05:00 GMT+7)
Năm 2012: Thiên có thời, Địa có lợi...? (29/12/2012 02:00 GMT+7)
Khi nghĩ về vận mệnh một quốc gia, người ta cho rằng, cần cả ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba yếu tố đó quyết định quốc gia, hoặc hưng thịnh hoặc suy vi...
Đứng trước biển. Ảnh: Lê Anh Dũng
Năm 2012, năm cuối cùng của một con giáp (tính từ năm 2000) sắp trở thành quá khứ, nhường đường cho 2013 đang từng giờ, từng khắc tiến tới. Nhưng những gì của năm này chắc chắn sẽ đi vào trong lịch sử hiện đại và bi tráng của nước Việt. Vì nó quá nhiều thách thức, quá nhiều cam go và day dứt...
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/100018/giao-su-dang-hung-vo-noi-lai-ve-vu-van-giang.html -Năm 2012: Thiên có thời, Địa có lợi...? (29/12/2012 02:00 GMT+7)
-
Nhật Bản có bằng chứng mới về quần đảo Senkaku
-
NHK: TQ thừa nhận Senkaku là của Nhật Bản trên giấy trắng mực đen
-(GDVN) - Nhật Bản đã tìm thấy một tài liệu ngoại giao năm 1950 của Trung Quốc công nhận quần đảo tranh chấp Senkaku (mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) là một phần của quần đảo Tyukyu của Nhật Bản.
- Khánh Hòa: Tập trung phát triển du lịch huyện đảo Trường Sa (VOV).
- TQ làm loạn vì đói cá, Nhật tăng sức mạnh răn đe (PN Today). - Nhật ra dấu hiệu cải thiện quan hệ với Trung Quốc (VNE). - Trung Quốc sẽ cứng rắn đến cùng với Nhật (VnMedia).
- Hé lộ tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc (VTC).Đài Loan thông báo kế hoạch thăm dò dầu khí ở Trường Sa
Philippines cực lực phản đối Trung Quốc đưa tàu tuần tra đến Biển Đông
-- Bắc Triều Tiên sẵn sàng thử vũ khí nguyên tử (RFI). – Hàn Quốc vớt được thêm 6 mảnh vỡ động cơ tên lửa Triều Tiên (GDVN). - Đài Loan tính thăm dò dầu khí ở Biển Đông (VNE). – Đài Loan ngang nhiên thăm dò dầu khí Trường Sa(VnMedia). – Đài Loan lại gây căng thẳng ở Trường Sa (Petrotimes).- Trung Quốc đang lên cơn “đói cá”? (GDVN). – Tàu ngầm HĐ Bắc Hải TQ lại kéo ra “biển lạ” tập trận (Sohanews). – Trung Quốc đang manh nha hình thành lực lượng hàng không của Lục quân? (Sohanews).
- Trung Quốc lên giọng cứng rắn hăm dọa Nhật (VnMedia). – Tân thủ tướng Shinzo Abe thề sẽ bảo vệ đến cùng chủ quyền tại Senkaku (GDVN).
- Bắc Kinh nêu bốn điểm thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ (TTXVN). – Động thái mới: Trung Quốc muốn làm hòa với Mỹ (ĐV).
- Chống Mỹ, theo Tàu, chui ống cống (DLB).
Chính một bộ phận không nhỏ đó đã khiến niềm tin của người dân mất mát ...không nhỏ.
Cho dù có Thiên thời, Địa lợi hay không, nhưng sự hưng vong của một quốc gia, thực chất, vẫn được quyết định nhất bởi yếu tố con người- Nhân hòa.
Người xưa có câu: Thời thế tạo anh hùng/ Anh hùng tạo thời thế. Cũng để nhấn mạnh cái gắn bó hữu cơ giữa thời cuộc và con người, trong đó không thể thiếu năng lực và phẩm cách lớn của con người. Năng lực lớn, phẩm cách lớn đó mới tạo ra sự chuyển động xã hội, để quốc gia phát triển và thăng hoa.
Chuyển giao quyền lực và... triệt tiêu "quyền lực"
Năm 2012 này, thế giới được chứng kiến Những cuộc chuyển giao quyền lực kịch tính, của không ít quốc gia (VietNamNet, 26/12).
Từ phương Tây đến phương Đông. Từ châu Mỹ, châu Âu, đến châu Á. Từ nước lớn đến nước nhỏ. Từ nước mạnh đến nước yếu. Từ những nước có nền chính trị- kinh tế- xã hội khá ổn định, đến những nước nền chính trị- kinh tế- xã hội đầy xung động, thậm chí nhiều bất ổn.
Đó là Obama (Tổng thống Mỹ), là Putin (Tổng thống Nga), đều đắc cử lần hai. Là F. Hollande (Tổng thống Pháp), là Tập Cận Bình (Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc), là Kim Jong- un (Lãnh tụ tối cao của Triều Tiên)...
Đặc biệt nhất, năm 2012, thế giới chứng kiến, ngưỡng mộ hiện tượng tiến trình dân chủ hóa nhanh chóng của Myanmar, đẩy lui dần bóng tối của bạo lực và tù đày. Cả thế giới tin rằng Tổng thống Myanmar Thein Sein thật sự muốn đưa đất nước này ra khỏi bất ổn và trì trệ.
Đặc biệt nữa, năm 2012, thế giới chứng kiến, ngưỡng mộ sự rạng rỡ hoặc "lên ngôi" của phái đẹp. Chứng kiến sự "âm thịnh". Chứng kiến trí tuệ và phẩm chất kiêu hãnh, đầy bản lĩnh của những nữ nguyên thủ, chính khách, nữ chính trị gia trên chính trường vốn khắc nghiệt, đòi hỏi sự tỉnh táo, lạnh lùng, mưu lược. Họ làm cho thế giới trở nên sinh động, tỏa sáng, sung mãn, và hấp dẫn hơn.
Ở châu Âu, châu Mỹ: Đó là nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel (hai nhiệm kỳ Thủ tướng, từ 2006 đến nay), được tạp chí Forbes của Mỹ chọn là một trong 100 người đàn bà quyền lực nhất thế giới. Là nữ Thủ tướng Australia- Julia Gillard, là nữ Tổng thống Brazil- Dilma Rousseff. Họ đều là nữ thủ tướng, nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia Australia và quốc gia Brazil.
Trải qua năm 2012 đầy ấn tượng. Năm 2013 sẽ có nhiều thách thức chờ đợi các nguyên thủ thế giới. |
Là nữ Thủ tướng Bangladesh- Sheikh Hasina (tái đắc cử lần hai). Là nữ Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, duyên dáng Yingluck Shinawatra. Mới đây nhất, là nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung Hee, cũng là nữ Tổng thống đầu tiên của xứ này.
Và nhất là năm 2012, thế giới khâm phục, ngưỡng mộ một nhân vật- nữ chính khách đối lập Aung San Suu Kyi (của Myanmar) kiên cường, bất khuất - nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình 1991, sau hàng chục năm bà bị giam lỏng, bởi tranh đấu cho tự do và dân chủ.
Họ- những con người đó có tạo nên thời thế không? Chưa ai đoán định được. Vì câu trả lời con chờ ở thực tiễn. Nhưng sự chuyển giao quyền lực của các quốc gia, nhất là tiến trình dân chủ hóa mạnh mẽ ở Myanmar, tạo nên một không khí, một đời sống chính trị mới mẻ, đầy sinh khí, hứa hẹn quốc gia châu Á này bước ra khỏi sự bất ổn, sự trì trệ để có thể phát triển.
Trong khi thế giới chứng kiến sự chuyển giao quyền lực, thì năm 2012, người Việt lại chứng kiến một sự "triệt tiêu quyền lực" khác. Đó là quyền lực...tham nhũng.
Năm 2012, là năm "đỉnh cao" của nhiều phát ngôn ấn tượng, từ cá nhân quan chức cao cấp, các nghị sĩ Quốc hội, đến người thường dân, về vấn nạn tham nhũng nhức nhối. Đủ biết, tham nhũng đã trở thành nỗi tủi hổ của nước Việt. Ấn tượng nhất là phát ngôn của một quan chức cao cấp: Cả "một bầy sâu" thì chết cái đất nước này!
Nhưng cũng chính năm này, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (trụ ở ở Đức) công bố xếp hạng cho thấy, VN bị tụt hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng so với năm trước, đứng thứ 123/176 quốc gia.
VN đứng sau cả Brunei (thứ 46), Malaysia (thứ 54), Thái Lan (thứ 88). Thậm chí thua ngay cả Philippine (thứ 105) trong khi năm trước, quốc gia này đứng thứ 129, sau VN, và Indonesia (thứ 115). Phát ngôn càng mạnh, tham nhũng càng...tăng, như một sự ngạo nghễ, thách thức cả xã hội?
Nhật Bản- một quốc gia có nhiều dự án đầu tư cho VN- ngày 6/12, trả lời phỏng vấn của Tuần ViêtNam, Gs. Yoshiharu Tsuboi, Cố vấn cao cấp của JICA (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, Nhật rời Trung Quốc, nhưng không chọn Việt Nam(?), mà một trong ba nguyên nhân căn bản nhất là vấn đề tham nhũng và trì trệ về mặt thủ tục hành chính.
Cho dù giờ đây, cơ quan chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở VN có sự đổi mới về tổ chức, thẩm quyền..., thì kinh nghiệm và thực tiễn phòng, chống tham nhũng của nhiều quốc gia cho thấy, cuộc chiến này phải bảo đảm được hai tiêu chí cơ bản.
Đó là tính công khai, minh bạch, nhất là công khai, minh bạch kiểm soát được thu nhập của quan chức, tầng lớp dễ tham nhũng hơn cả. Đó là cơ quan phòng, chống tham nhũng phải thực sự độc lập, khách quan trong hoạt động tác nghiệp của mình, ngăn ngừa cơ chế xin- cho luôn biến thái, nhân danh những mỹ từ...
Ngày mai, 1/1/2013, Luật Phòng, chống tham nhũng chính thức có hiệu lực.
Liệu "thời thế" tạo ra...tham nhũng, có suy vi?
Liệu quyền lực tham nhũng của năm mới này có bị triệt tiêu? Hay vẫn tiếp tục... "chuyển giao", hoặc "lên ngôi"?
Nhân hòa và "dĩ hòa"
Năm 2012, một sự kiện chính trị nổi bật, gây ấn tượng mạnh, thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Đó là cuộc chỉnh đốn Đảng, trước những thách thức lớn, vì sự tồn vong của chế độ.
Khi mà một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt về lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc. Như trong Thông báo chính thức của Hội nghị 6, khóa XI tháng 10/ 2012 mới đây.
Chính một bộ phận không nhỏ đó đã khiến niềm tin của người dân mất mát ...không nhỏ.
Nhưng điều quan trọng nhất của cuộc chính đốn mà người dân Việt trông đợi, đó là hành động tích cực và kịp thời của những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, ngăn chặn sự suy thoái này. Có thế, mới tạo ra sự tin tưởng, sự đồng cảm và chia sẻ của người dân. Lâu dài, mới tạo ra Nhân hòa, cho sự phát triển xã hội thời hội nhập.
Bởi trong "thế giới phẳng", ý thức về sự công bằng, và văn minh của thế giới hiện đại cho thấy, tâm lý xã hội khó có thể chấp nhận những vụ việc thất thoát, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của người dân, hiện tượng "nhóm đặc quyền đặc lợi", gây tác hại đến lợi ích chung, nhưng rút cục, không có ai "can dự" phần trách nhiệm. Có khi chỉ một câu xin lỗi là xong.
Dù vậy, cuộc sống với những mối quan hệ xã hội cùng lợi ích chằng chịt, đan chéo không đơn giản, và pháp luật lại không được thượng tôn, đã khiến đạo lý con người đã và đang ở trạng thái... nghịch lý: Cái tốt sợ cái xấu, người ngay sợ kẻ gian, người tử tế sợ kẻ lưu manh.
Không phải vô lý, khi con người ta sống ở giữa đời, nhưng phổ biến lại mũ ni che tai. Lại Sợ tham nhũng, "đèn nhà ai nấy rạng" (Tuần Việt Nam, ngày 27/12), đến mức:
"Vô can" với tham nhũng và muốn giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh, mà có nơi cấp ủy cấp trên lấy trách nhiệm chính trị, ngụy biện cho những sai phạm trong quản lý cũng như suy thoái đạo đức của cấp dưới.
Thế nên, rút cục, người Việt vẫn có cách ứng xử kiểu "dĩ hòa" (vi quý), kiểu vui vẻ "hòa cả làng", mà thực chất là không phân biệt rõ ràng phải trái, đúng sai. Đó là kiểu nhân hòa chứa đựng đầy sự bất ổn, bất an.
Tại cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội, trước những bức xúc, thậm chí thất vọng về kết quả phê bình và tự phê bình của cuộc chỉnh đốn, "phát động thì rầm rộ mà rốt cuộc không ai bị kỷ luật. Tiền lệ này có thể sẽ khiến dân không mấy tin tưởng vào chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm mà Quốc hội sẽ tiến hành vào năm mới, 2013", vị lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng giãi bày.
Tự phê bình không có nghĩa là phải đạt đến mục đích kỷ luật. Bởi, nếu làm không kỹ sẽ nảy sinh mặt tiêu cực là làm rối ren tình hình, rối ren nội bộ, chia rẽ bè phái. Cách tốt nhất vẫn là để tự mỗi người ý thức được cái sai để sửa chữa.
Nhưng ông cũng lại cho biết: Rất khó để ai đó tự nhận ra khuyết điểm của mình, đụng đến lợi ích là va chạm, là phản ứng, nhất là khi lợi ích đã thành nhóm.
Còn trong cuộc tiếp xúc với cử tri Quận I, TP. HCM, vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước nhấn mạnh:
Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì
sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo, thì đất nước này sẽ thế nào? Vì đất nước này, Tổ quốc này không phải là của riêng một người, không phải của Bộ Chính trị hay ban ngành TW.
sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo, thì đất nước này sẽ thế nào? Vì đất nước này, Tổ quốc này không phải là của riêng một người, không phải của Bộ Chính trị hay ban ngành TW.
Khi phải tiến hành cuộc chỉnh đốn để ngăn chặn, đấu tranh, khắc phục hiện tượng một bộ phận không nhỏ suy thoái, và cuộc chỉnh đốn đó cũng mới chỉ là bước đi đầu tiên, chưa thật sự thuyết phục được người dân, đủ biết, để tạo ra yếu tố Nhân hòa còn là một hành trình cam go, cần nhiều giải pháp.
Có giải pháp đòi hỏi nội lực, tự thân. Như phê bình và tự phê bình.
Nhưng có giải pháp là sự trợ lực, hỗ trợ và tác động thúc đẩy. Đó là cần điều chỉnh, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- chính trị- xã hội, phù hợp quy luật phát triển của thế giới văn minh, hiện đại. Ở đó, pháp luật phải được tự tôn.
Bởi chân lý là thực tiễn. Chân lý không phải sự duy ý chí tạo ra.
Năm 2013, liệu nước Việt, có Thiên thời, địa lợi, Nhân hòa? Câu trả lời thuộc về người Việt chúng ta. Thuộc về trí não, bản lĩnh, về tài năng kinh bang tế thế của nước Việt! Thuộc về cái tâm, cái tầm của người Việt trước sự hưng vong của quốc gia.
Tham khảo:
Năm 2012: Thiên có thời, Địa có lợi...? (29/12/2012 02:00 GMT+7)
Khi nghĩ về vận mệnh một quốc gia, người ta cho rằng, cần cả ba yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba yếu tố đó quyết định quốc gia, hoặc hưng thịnh hoặc suy vi...
Đứng trước biển. Ảnh: Lê Anh Dũng
Năm 2012, năm cuối cùng của một con giáp (tính từ năm 2000) sắp trở thành quá khứ, nhường đường cho 2013 đang từng giờ, từng khắc tiến tới. Nhưng những gì của năm này chắc chắn sẽ đi vào trong lịch sử hiện đại và bi tráng của nước Việt. Vì nó quá nhiều thách thức, quá nhiều cam go và day dứt...
"Đứng trước biển..."
Đây không phải cuốn tiểu thuyết một thời đã qua của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn. Nó là "trang tiểu thuyết máu thịt" nhất của năm 2012- "đứng trước Biển Đông", mà cả dân tộc Việt đang phải viết, để trả lời cho câu hỏi: Thiên thời?
Là khi TQ tuyên bố lập cái gọi là TP Tam Sa, (bao gồm huyện đảo Trường Sa- tỉnh Khánh Hòa, và huyện đảo Hoàng Sa-TP Đà Nẵng), đều thuộc VN.Chứa đựng trong lòng nó những nguồn lợị cực lớn: Giao thông, kinh tế, và quốc phòng an ninh, Biển Đông có vị trí "đắc địa" với gần chục quốc gia có lợi ích liên quan, nhưng đặc biệt là với nước Việt, trong đó, hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là tiền đồn đất nước. Chính sự "đắc địa" đó, đã hấp dẫn lòng tham- phải trở thành "cường quốc đại dương"- của nước bạn Trung Quốc. Bất chấp chủ quyền nước Việt, bất chấp luật pháp quốc tế, biến thành các bước thang xâm lấn vô độ:
Là mở thầu quốc tế tại chín lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của VN, rồi gọi mời thầu quốc tế tại lô dầu khí 65/12 (thuộc chủ quyền VN).
Trước đó, tháng 5/2012, TQ chính thức lưu thông hộ chiếu phổ thông điện tử in hình "lưỡi bò" cho công dân TQ, một thái độ trắng trợn coi vùng biển thuộc chủ quyền VN thuộc chủ quyền...TQ.
Là xuất bản "bản đồ Tam Sa", bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN. Thông qua bản sửa đổi "Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam", trong đó, đưa hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền VN) vào áp dụng.
Là tàu cá TQ cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 của VN đang tiến hành thăm dò địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN.
Và còn gì nữa đây? Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, TQ tự cho mình cái quyền, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ tiếp cận các tàu tiến vào khu vực mà TQ coi là lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Họ được phép lên tàu, kiểm soát các tàu nước ngoài "xâm nhập trái phép" và yêu cầu các tàu thay đổi lộ trình.
Ngày 1/1/2013 tới cũng là ngày Luật Biển VN bắt đầu có hiệu lực. Những gì sẽ xảy ra trong ngày này và trong những năm tháng tiếp theo sau trên Biển Đông, ở vùng thuộc chủ quyền VN?
Quan sát những hành vi ngang nhiên xâm phạm, người ta có quyền đặt câu hỏi, chả lẽ "bạn bè", theo khái niệm của TQ, một quốc gia vốn thâm sâu, tài hoa chữ nghĩa là vậy chăng? Là có quyền giẫm đạp lên chủ quyền nước khác, bất chấp các luật pháp quốc tế? Hay thực chất TQ đã thay đổi khái niệm "bạn bè" này từ lâu?Nhưng TQ đừng quên, quy luật nhân thế gieo tính cách- gặt số phận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN từng nhiều lần tuyên bố khẳng định, hành động của phía TQ là hết sức nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng quyền tài phán, và quyền chủ quyền của VN, trái với Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, và trái với lời văn Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Còn Nhật Bản, sau những tuyên bố cứng rắn của ông Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử làm Thủ tướng, rằng Nhật Bản sở hữu và kiểm soát các hòn đảo (Senkaku- mà TQ gọi là Điếu Ngư) theo luật quốc tế, không có chỗ thương lượng về điểm này, ngày 24/12 vừa qua, Nhật lại điều các máy bay chiến đấu để chặn máy bay TQ.
Trước đó, nước này đã thành lập lực lượng cảnh sát biển đặc biệt bảo vệ Senkaku. Cục Bảo an trên biển của Nhật đã tập trung hàng chục tàu tuần tra trong số 360 tàu của cục này, thường trực để bảo vệ Senkaku.
Tại Philipines, Đại tá Arnulfo Burgos Jr. người phát ngôn các lực lượng vũ trang Philippines tuyên bố: Hải quân nước này đã sẵn sàng chờ lệnh để bảo vệ chủ quyền đất nước ở các khu vực tranh chấp tại Biển Đông (khu vực bãi cạn Scarborough)
Mới đây, báo Tuổi trẻ đưa tin, cơ quan khí tượng Anh (Met Office) vừa đưa ra dự báo Năm 2013 sẽ là năm nóng nhất trong 160 năm qua, với nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức trung bình 0,57 độ C.
Liệu sự tăng nhiệt của toàn cầu có nóng hơn độ "nóng" của Biển Đông không? Nhất là khi nhật báo TQ vừa đưa tin, một siêu tàu lặn có tên Giao Long có thể được giao nhiệm vụ ở Biển Đông vào năm tới, 2013.... Giao Long có thể thâm nhập hệ thống cáp quang dưới đáy biển, ngăn chặn những bí mật thương mại, tìm lại các vũ khí hạt nhân và tên lửa thất lạc..., hỗ trợ hoạt động của hạm đội tàu ngầm TQ tại vùng Biển Đông.
Nhưng mới nhất, TQ tiết lộ sẽ đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp trên cái gọi là "TP Tam Sa"
Sự xâm phạm chủ quyền biển đảo nước Việt của TQ dường như đã không có... điểm dừng?
Từng trải qua nỗi nhục của hàng nghìn năm mất nước, với chữ "thuộc" đầy máu và nước mắt: Bắc thuộc, Pháp thuộc..., nước Việt có thể một lần nữa, cam chịu phận "thuộc" nữa không?
Chỉ biết, hàng nghìn ngư dân Việt đã thực sự "dấn thân" vì chủ quyền biển đảo. Họ bị bắt, bị mất hết cá tôm, ngư cụ, mất cả ngư trường..., nhưng vẫn kiên cường, lặng lẽ bám biển, vì mưu sinh, và vì đó còn là nước Việt khổ đau.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2012. Ảnh: Đức Tiến/ VnSea.net
|
Họ gửi về đất liền ao ước của họ, nghe sao xót xa: Mong sớm có những đội tàu hùng mạnh bảo vệ an toàn cho ngư dâm yên tâm bám trụ hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
Chỉ biết, hàng hàng những ngôi "mộ gió" cô đơn, nhớ nhà, nhớ biển, khiến cho những người Việt đang sống không một phút nào được phép yếu hèn, khiếp nhược, trước chủ quyền và sinh mệnh quốc gia đang bị thách thức.
Chỉ biết, hàng nghìn bài báo trên các trang mạng, hàng trăm bài nghiên cứu của giới học giả VN về chủ quyền biển đảo là thông điệp của tấm lòng, sự phẫn nộ đau đớn, cùng ý chí sắc nhọn trước họa xâm lăng. Là những lớp sóng bạc đầu, là lòng yêu nước Việt rõ ràng, dứt khoát trước sự tồn vong của dân tộc.
Yêu hòa bình, tôn trọng chủ quyền mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng nước Việt vẫn còn đây- Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- nghi thức thiêng liêng của những đội hùng binh tộc người Việt, những người con tiên phong tiến ra quần đảo Hoàng Sa. Họ đã kiên cường trước sóng dữ, trước giặc dữ, và đã ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ chủ quyền đất nước:
Xót thương thay, liều thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba dồn dập, huyết xương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn, quân vụ biên phòng, chạnh niềm viễn xứ, quyết một dạ bảo vệ biên cương, bờ cõi. Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông, tháng năm vô định...
Nước biển xanh hòa lẫn máu đỏ, còn chảy mãi trong con tim dải đất chữ S.
Đó cũng chính là thông điệp son sắt, bi thương của các bậc tiền nhân gửi lại cho hậu thế- cho nước Việt thời hiện đại: Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo!
Lòng đất, lòng người
Đất đai từ ngàn xưa, luôn là của cải vật chất trân quý nhất với con người, không chỉ riêng một quốc gia nào, một dòng họ nào, một cá nhân nào.
Ngay tác phẩm văn học đồ sộ như Đất vỡ hoang (của M. Sholokhov, nhà văn Nga vĩ đại), cũng là để nói về hạnh phúc hay khổ đau của... đất, sự chọn lựa đúng đắn hay lầm lạc trước mọi nẻo đường của đời sống xã hội, gắn với mỗi số phận chìm nổi của những người dân Cozak vùng sông Đông khoáng đạt, kiêu hùng.
Ngay đến nàng Scarlett xinh đẹp, đầy cá tính và quyến rũ, trong tiểu thuyết nổi tiếng Cuốn theo chiều gió của nhà văn Mỹ Margaret Mitchell, trải qua những biến cố của thời cuộc, cả hạnh phúc và bất hạnh của tình yêu ngộ nhận, của duyên phận trớ trêu, cuối cùng, cũng quay trở về ấp Tara yêu quý của nàng. Mảnh đất nơi nàng sinh ra và lớn lên, với một tình yêu không thể có gì thay thế.
Đất đai với con người, được nối bằng một "sợi nhau" vô hình, mà thiêng liêng như thế.
Đất đai đem lại sự an lành, và tạo ra cả sự bất ổn cho xã hội. Sự kiện Ô khảm (Quảng Đông) rung chuyển cả TQ cách đây không lâu, đã nói lên điều đó.
Đủ hiểu, câu chuyện đất đai với người Việt, năm 2012 cũng là câu chuyện đau xót đầy kịch tính. Nếu biết rằng, có tới 70% vụ khiếu kiện thuộc lĩnh vực đất đai. Nếu biết rằng, đất đai cũng là nguồn "dinh dưỡng mỡ màu" cho nạn tham nhũng tồi tệ.
Nổi bật nhất, điển hình nhất là hai vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng), và Văn Giang (Hưng Yên) khiến dư luận xã hội tranh cãi gay gắt. Dù hai vụ việc này rất khác nhau: Một bên (Tiên Lãng) là thu hồi đất nông nghiệp đã được giao, nay hết thời hạn, một bên (Văn Giang) là thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang làm dự án đô thị.
Nhưng cái kết quả cưỡng chế "thành công" đều... đáng buồn, đều gây sốc và gây bất ổn trong tâm lý xã hội. Thậm chí, trong vụ Tiên Lãng, một quan chức ngành chức năng còn nhẫn tâm gọi là "trận đánh đẹp". Tiếc thay, ấn tượng trong dân về cả phương cách tổ chức cưỡng chế, thu hồi, lẫn "phát ngôn nổi tiếng" đó, lại rất... xấu, rất dở.
Ngôi nhà ông Vươn trên khu đầm sau khi bị phá hủy
|
Thủ tướng CP đã kết luận: Các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 hecta đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng đều trái pháp luật, và yêu cầu sớm khởi tố, điều tra cán bộ đã chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
Một kết cục bất ngờ, tưởng như an ủi được tâm lý xã hội đang bất bình- 50 cán bộ bị xử lý trong vụ này. Trong đó, ông Chủ tịch, và Phó CT huyện đều bị cách chức.
Nhưng bất ngờ hơn, đến tận thời điểm này, Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng vẫn có đơn đề nghị Viện KSND TP Hải Phòng xem xét, trả lại hồ sơ vì kết luận của cơ quan điều tra có bốn điểm không khách quan, thậm chí cố tình bao che kẻ có tội.
Đặc biệt, kết luận ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó CT huyện Tiên Lãng phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi tổ chức, và thực hiện việc hủy hoại tài sản là không chính xác. Ngược lại, kết luận này lại bỏ lọt một số tội phạm, như không truy cứu trách nhiệm hình sự với Ban Chỉ đạo cưỡng chế, với những kẻ trực tiếp đốt, phá, cướp tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Mới đây, luật sư Tạ Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH KOSY, phân tích ở góc độ chuyên môn, đã nhìn nhận:
Phó Chủ tịch UBND huyện (Nguyễn Văn Khanh) là người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND huyện phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện. Do vậy, với tư cách Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Lê Văn Hiền phải là người chịu trách nhiệm về những hành vi mà ông Khanh đã thực hiện theo sự phân công đó. Ông Hiền cũng là đồng phạm trong việc hủy hoại tài sản này với vai trò người tổ chức.
Trong một diễn biến cũng không ít kịch tính, kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang cho đến tận giờ, vẫn còn để lại dư âm... Khi một vị cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường- Gs. ĐHV chấp nhận gặp gỡ đối thoại với người dân Văn Giang.
Kết quả cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang cho đến tận giờ, vẫn còn để lại dư âm... Ảnh: Nguyễn Hưng/ VNE
|
Không biết cái kết của vụ việc Văn Giang sẽ "có hậu" không khi các bên hiện đã chấp thuận dừng trao đổi ? Nhưng đằng sau những vụ khiếu kiện, thậm chí gây bất ổn trong tâm lý xã hội, cho thấy Luật Đất đai 2003 phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn, mới mang lại sự yên bình trong tâm hồn mỗi người dân.
Bởi lẽ, ngay trong các vụ thu hồi, cưỡng chế, dẫn đến khiếu kiện đất đai, rất dễ dàng nhận thấy "hố sâu' ngăn cách giữa hai bên. Một bên, người nông dân chất phác, một nắng hai sương, bỗng trở nên thiếu kiềm chế. Thậm chí có trường hợp bị quy kết "phạm tội chống lại người thi hành công vụ".
Một bên là chủ đầu tư, chủ dự án, và chính quyền cùng các lực lượng chức năng.
Cái "hố sâu" ngăn cách giữa hai bên, bởi hàng loạt những lý do đau xót. Giá đất đền bù cho người dân quá rẻ mạt. Sự không minh bạch của các chủ đầu tư. Những kẽ hở của cơ chế thu hồi đất. Sự hoài nghi về tham nhũng nảy nở từ cách làm thiếu công khai, minh bạch. Hoặc "đi đêm" giữa những kẻ có đặc quyền, tạo nên những nhóm lợi ích.... v.v. và v.v...
Tờ Tuổi trẻ, ngày 26/12 mới đây cho biết, ngay cả Trung Quốc cũng đang chuẩn bị đưa ra dự thảo sửa đổi luật quản lý đất đai theo hướng tăng đền bù cho nông dân mất đất, nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng nổ bạo động xã hội.
Kết quả khảo sát của ĐH Nhân dân Bắc Kinh cho biết, 40-50% giá trị của đất bị thu hồi (ở Trung Quốc) rơi vào tay nhà đầu tư. Chính quyền địa phương đút túi 20-30%. Khoảng 25-30% nuôi dưỡng các cơ quan hành chính thôn xã. Người nông dân bán đất chỉ nhận được vỏn vẹn 5-15% "miếng bánh" đất đai.
Thế nhưng, hóa ra, Luật Đất đai 2003 cũng ...long đong, lận đận như số phận những người nông dân nước Việt. Nếu biết rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình- rồi lại xin hoãn- giải trình..., như một điệp khúc chậm chạp, trong khi lòng dân chờ đợi nóng như lửa đốt.
Và trong khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chờ đợi để được "đền bù" cho hoàn thiện, thì lòng đất cũng cồn cào như... lòng người.
Năm 2012: Biển trời đau, đất đau, và lòng người có... đau?
(còn nữa)
---------------------
Tham khảo:
-
Nhật Bản có bằng chứng mới về quần đảo Senkaku
-
NHK: TQ thừa nhận Senkaku là của Nhật Bản trên giấy trắng mực đen
-(GDVN) - Nhật Bản đã tìm thấy một tài liệu ngoại giao năm 1950 của Trung Quốc công nhận quần đảo tranh chấp Senkaku (mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) là một phần của quần đảo Tyukyu của Nhật Bản.
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản ngày 28/12 đưa tin cho biết nước này đã tìm thấy một tài liệu ngoại giao năm 1950 của Trung Quốc công nhận quần đảo tranh chấp Senkaku (mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) là một phần của quần đảo Tyukyu của Nhật Bản.
Theo NHK, tờ Jiji Press tuyên bố đã có trong tay bản sao của văn bản ngoại giao trên và đã cho công bố rộng rãi tài liệu này.
Tờ Jiji Press cho biết, tài liệu trên là một bản phác thảo của dự thảo về vấn đề lãnh thổ trong một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và được tạo ra bởi chính phủ Trung Quốc trong tháng 5 năm 1950.
Trong tài liệu này, chính phủ Trung Quốc có đề cập tới các đảo ở biển Hoa Đông, trong đó có gọi tên quần đảo Senkaku mà hiện nay nước này gọi là Điếu Ngư.
Theo Jiji Press, tài liệu này đã công nhận những hòn đảo trên là một phần của vùng đất thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản ngày nay.
Tài liệu trên cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc cần xem xét việc nên hay không nên sát nhập các đảo này vào Đài Loan.
Phản ứng trước sự kiện trên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 27/12 lên tiếng cho biết, Chính phủ Trung Quốc không biết về tài liệu trên và nói thêm rằng tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Senkaku có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý.
Trung Quốc hiện cho rằng quần đảo này là một phần của Đài Loan và liên tục gọi chúng là Điếu Ngư. Tuy nhiên, phát hiện mới của tờ Jiji Press đã đặt một dấu hỏi chấm cho tuyên bố này của Bắc Kinh.
Tài liệu cũ bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Senkaku được tờ Jiji Press của Nhật Bản phát hiện. |
Theo NHK, tờ Jiji Press tuyên bố đã có trong tay bản sao của văn bản ngoại giao trên và đã cho công bố rộng rãi tài liệu này.
Tờ Jiji Press cho biết, tài liệu trên là một bản phác thảo của dự thảo về vấn đề lãnh thổ trong một hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và được tạo ra bởi chính phủ Trung Quốc trong tháng 5 năm 1950.
Trong tài liệu này, chính phủ Trung Quốc có đề cập tới các đảo ở biển Hoa Đông, trong đó có gọi tên quần đảo Senkaku mà hiện nay nước này gọi là Điếu Ngư.
Theo Jiji Press, tài liệu này đã công nhận những hòn đảo trên là một phần của vùng đất thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản ngày nay.
Tài liệu chứng minh Trung Quốc khẳng định chủ quyền Senkaku thuộc về Nhật Bản |
Tài liệu trên cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc cần xem xét việc nên hay không nên sát nhập các đảo này vào Đài Loan.
Phản ứng trước sự kiện trên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 27/12 lên tiếng cho biết, Chính phủ Trung Quốc không biết về tài liệu trên và nói thêm rằng tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Senkaku có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý.
Trung Quốc hiện cho rằng quần đảo này là một phần của Đài Loan và liên tục gọi chúng là Điếu Ngư. Tuy nhiên, phát hiện mới của tờ Jiji Press đã đặt một dấu hỏi chấm cho tuyên bố này của Bắc Kinh.
- TQ làm loạn vì đói cá, Nhật tăng sức mạnh răn đe (PN Today). - Nhật ra dấu hiệu cải thiện quan hệ với Trung Quốc (VNE). - Trung Quốc sẽ cứng rắn đến cùng với Nhật (VnMedia).
- Hé lộ tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc (VTC).Đài Loan thông báo kế hoạch thăm dò dầu khí ở Trường Sa
Philippines cực lực phản đối Trung Quốc đưa tàu tuần tra đến Biển Đông
-- Bắc Triều Tiên sẵn sàng thử vũ khí nguyên tử (RFI). – Hàn Quốc vớt được thêm 6 mảnh vỡ động cơ tên lửa Triều Tiên (GDVN). - Đài Loan tính thăm dò dầu khí ở Biển Đông (VNE). – Đài Loan ngang nhiên thăm dò dầu khí Trường Sa(VnMedia). – Đài Loan lại gây căng thẳng ở Trường Sa (Petrotimes).- Trung Quốc đang lên cơn “đói cá”? (GDVN). – Tàu ngầm HĐ Bắc Hải TQ lại kéo ra “biển lạ” tập trận (Sohanews). – Trung Quốc đang manh nha hình thành lực lượng hàng không của Lục quân? (Sohanews).
- Trung Quốc lên giọng cứng rắn hăm dọa Nhật (VnMedia). – Tân thủ tướng Shinzo Abe thề sẽ bảo vệ đến cùng chủ quyền tại Senkaku (GDVN).
- Bắc Kinh nêu bốn điểm thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ (TTXVN). – Động thái mới: Trung Quốc muốn làm hòa với Mỹ (ĐV).
- Chống Mỹ, theo Tàu, chui ống cống (DLB).
-METAMORPH - THẤT SÁCH -Metamorph/XCafeVN
Chữ nghĩa Việt Nam mù mờ lắm. Khi ta nghe nói 2 vợ chồng thằng đó đánh nhau hoài, tức khắc ta liên tưởng con vợ bị đục thê thảm chứ ít ai nghĩ thằng chồng bị đục vì mấy thuở gà mái dám đá gà cồ? Gà mái đá gà cồ cũng có xảy ra một cách hiếm hoi nhưng đàn bà thế là hỏng, ném về dạng trinh nữ Tòng Thị Phoóng hay Trinh nữ Nguyễn Thị Định. Vậy tại sao chúng ta thường nói sai là hai vợ chồng đó đánh nhau mà không nói toạc ra là thằng chồng tẩn con vợ cho đúng sự thực?
Trong bài hát hội nghị Diên Hồng cũng có câu : Trước nhục nước nên hoà hay nên chiến... Câu này cũng tối nghĩa.
Sử sách chép rằng :
Quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt. Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Ngày 27 tháng 1 năm 1285 (dương lịch), đạo quân này chia làm 2 mũi tiến quân, một do Bolqadar chỉ huy theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn), một do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai của Satartai và Lý Bang Hiến.[18] Chống lại đạo quân thứ nhất này của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quân Trần do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy.
Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam do Nasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này là Trần Nhật Duật.
Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vào khoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.
Đến tháng Chạp năm Giáp Thân (tháng 1 đầu tháng 2 năm 1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình và hỏi nên hoà hay nên chiến...
...
Đấy là hội nghị Diên Hồng. Ta lại dùng sai chữ hoà nữa. Đáng lẽ phải nói là nên hàng hay nên chiến. Vì thế giặc lúc đó như chẻ tre, chỉ hàng chứ không thể cầu hoà.
Thế thì nếu hai vợ chồng đánh nhau hoài phải được hiểu là thằng chồng tẩn con vợ thê thảm và cũng thế thì khi thái thượng hoàng Trần Thánh Tông nói hoà hay chiến phải được hiểu là hàng hay chiến cho đúng nghĩa.
Ngày nay quân Tầu lại xua quân xâm chiếm nước ta với khí thế trúc chẻ ngói tan. Thượng tướng nước ta, ngài Nguyễn Chí Vịnh, một viên tướng tập ấm (tập ấm có nghĩa làm tướng nhờ công của bố) mặt cắt không còn sắc máu, run lẩy bẩy, lắp bắp được mấy câu :
- Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc.
Nực cười. Trước thế nước hiểm nghèo như nghìn cân treo sợi tóc, ta không chiêu mộ binh sĩ mà chiêu mộ công an để dẹp tan trong trứng nước mọi manh nha chống giặc từ trong dân. Ta có hàng triệu công an chống dân nhưng có bao nhiêu bộ đội chống giặc? Chỉ có một cách hữu hiệu nhất để bảo vệ lãnh thổ là chiêu mộ và thao luyện binh sĩ bao gồm trau giồi nhuệ khí và trang bị tinh xảo mà tóm gọn trong 2 chữ tinh nhuệ. Ấy là thượng sách.
- Kém hữu hiệu hơn, nếu ở trong thế yếu, phải đàm phán để mua thời gian trong khi ngấm ngầm tìm liên minh đa quốc gia tạo thế mạnh từ thế yếu. Ta thất bại trong việc này vì ta hoang tưởng liên minh cần ta hơn ta cần họ. Sự thực ta đứng mũi chịu sào che chắn cho cả khối Đông Nam Á nhưng đừng vì thế mà không tuân thủ một vài nguyên tắc của họ. Nguyên tắc đó chỉ đơn giản là nhân quyền và dân chủ. Cũng thế Ta không thể nào hoang tưởng rằng cứ việc chà đạp tự do dân chủ và nhân quyền và vẫn hy vọng Mỹ can thiệp. Một trong các lý do Mỹ bỏ VNCH ngày xưa là tham nhũng và phi dân chủ. Kết hợp mọi thế lực đồng minh trong binh pháp người ta gọi là hợp tung. Ấy là trung sách.
- Tệ nhất là thành khẩn cúi đầu nhận tội để củng cố hoà bình. Cô vợ bị chồng đánh sặc máu thường biện bạch cho nỗi khiếp sợ :"Tại em muốn gia đình yên ấm chứ chẳng phải em sợ". Câu củng cố hoà bình bằng cách giương mắt ngó ngư dân bị bắt trói như tội phạm, rồi ngoan ngoãn đóng tiền nộp phạt cho giặc cũng là một cách củng cố hoà bình. Ngày xưa người Việt Vương Câu Tiễn ăn cứt cho Ngô Phù Sai là cũng muốn củng cố hoà bình. Hoà bình có nhưng lãnh thổ cũng tràn ngập vó ngựa binh sĩ Ngô Phù Sai. Hoà bình này là hoà bình mất nước vì cho dù ăn cứt nó, nó cũng đâu chịu thôi. Được đàng chân lấn đàng đầu vì ý của giặc không phải uy hiếp nước ta thuần tuý chỉ để thị uy. Nó muốn cướp nước. Cho nên nhịn nó có nghĩa là khuyến khích nó lấn thêm bước nữa cho tới khi mất hẳn đất nước. Ấy là hạ sách. Nó có giá trị một thất sách.
Ngài Nguyễn Chí Vịnh phát biểu :"Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc" tợ như Việt Vương Câu Tiễn sau khi "eat shit", ợ lên, nhai lại, xỉa răng gật đầu khen ngon vậy thôi. Đây là hạ sách và chỉ đưa đến việc mất nước.
Chữ hoà trong tiếng Việt ít mang nghĩa hoà bình. Nó mang nghĩa chịu thua, đầu hàng trong rất nhiều trường hợp. Rất có thể câu nói của ngài thượng tướng hàm nghĩa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc, ta phải...đầu hàng.
Chẳng hiểu vì sao chữ nghĩa nước ta lại rắc rối như vậy. --METAMORPH - THẤT SÁCH
-
- Minh Diện: Lại có vài lời với “ANH BINH BÉT” (Bùi Văn Bồng).- Lê Minh: KHEN THƯỞNG ĐOÀN TÀU MA CÓ CÔNG ĐUỔI TÀU GIẶC (Huỳnh Ngọc Chênh). – TOP TEN TỪ NGỮ 2012 (Sơn Thi Thư).
- Biển Đông và “ba chân kiềng” chiến lược 2013 (SGTT). - Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn (TVN/ American Review).-- The slow rapprochement. Một chi tiết nhỏ: nhà ngoại giao VN mà trong bản dịch bỏ không đưa tên là ông Lưu Đoàn Huynh, Học viện Quan hệ quốc tế, BNG.
- “Sang năm tới Hoàng Sa” (Đồng Phụng Việt).- Đài Loan sắp thăm dò dầu khí phi pháp ở Trường Sa (Thanh niên Online ). - Đài Loan thông báo kế hoạch thăm dò dầu khí ở đảo Ba Bình (DT). - Đài Loan gây căng thẳng ở Trường Sa(PLTP).
- Cơn khát cá TQ làm loạn các vùng biển (VNN). - Trung Quốc lên cơn “đói cá” (NLĐ).
- Quảng Nam: Hai tàu cá cùng 62 ngư dân mất tích nhiều ngày (DV). - Phát triển du lịch tại Trường Sa(TN).
- Philippines phản đối tàu tuần tra Trung Quốc tới biển Đông (SGGP). - Philippines phản đối tàu có vũ trang của Trung Quốc (VOA). – Philippines cực lực phản đối Trung Quốc đưa tàu tuần tra đến Biển Đông (RFI). - Philippines mạnh mẽ lên án TQ kéo Hải tuần 21 ra Biển Đông (GDVN). - Thủy quân lục chiến Philippines đã ra Trường Sa? (VnMedia). – Tàu ngầm hạt nhân Mỹ sắp cập cảng Philippines (Tin mới).
- Đài Loan thông báo kế hoạch thăm dò dầu khí ở Trường Sa (RFI). - Trung Quốc đầu tư xây nhà máy lọc dầu ở Campuchia (PLTP).
- Bắc Kinh – Tokyo khai hỏa “cuộc chiến tàu hải giám” (PT). – Nhật – Trung: Sư tử châu Á-TBD vờn nhau (Nguyễn Vĩnh).
- Tăng cường hợp tác không quân với Nga, Trung Quốc (TTXVN), -- Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp đoàn Bộ Quốc phòng LB Nga và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (QĐND).
- ĐỒNG ĐỘI BIÊN PHÒNG (Mai Thanh Hải).
- Hải Phòng: Hỗ trợ cứu nạn 4 thuyền viên Trung Quốc (TTXVN).
Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Nga ở Á Châu
Đài Á Châu Tự Do
Đại sứ Nga tại VN, ông Andrey G. Kovtun, hôm nay, họp báo tại Hà Nội, đề cập tới mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga trong năm nay. Source VOV online. Đại sứ Nga tại VN, ông Andrey G. Kovtun. TTXVN đưa tin “Việt Nam là ưu tiên hàng đầu ...
Nga và Việt Nam thực hiện thành công các đề án dầu khí trên lãnh ...Tiếng nói nước Nga
Việt Nam –đối tác chiến lược toàn diện của Nga tại Châu ÁĐài Tiếng Nói Việt Nam
Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Nga tại châu ÁVietnam Plus