Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp; Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi

Kịch bản là bộ khung để phân tích tình huống. Giải pháp các bên chấp nhận mới là đích tìm kiếm của cả "ba tay chơi": Trung Quốc, Mỹ và ASEAN trong cuộc cờ hiện nay. Nếu không đi đến một kết cục có hậu thì một cuộc chiến tranh lạnh và ngăn chận mới có thể diễn ra trong tương lai.

Ngày 25/12, hãng tin Bloomberg trích nguồn tin từ tờ 21st Century Business Herald cho biết, Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt dự án đầu tư 1,6 tỷ USD để xây dựng các công trình trái phép trên các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng sân bay, bến cảng và nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác trên một số hòn đảo ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.


Theo tuyên bố của chủ tịch tỉnh Hải Nam Jiang Dingzhi, kế hoạch của Trung Quốc là đầu tư tới 10 tỷ NDT (1,6 tỷ USD) để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho thành phố. Tam Sa là đơn vị hành chính vừa được chính quyền Hải Nam thành lập trái phép hồi tháng 6/2012 (Bộ Ngoại giao nước ta đã lên tiếng phản đối!), trong đó cố tình bao gồm cả những hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thuộc ASEAN đã liên tục tăng cao trong những tháng gần đây bởi thái độ ngày càng hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên này. Sự căng thẳng về tranh chấp chủ quyền đã làm gián đoạn và suy yếu các mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tình hình này cũng đặt bộ máy hoạch định chính sách an ninh và ngoại giao ở Washington (đang trong thời kỳ thành lập) vào tình thế lưỡng nan về chiến lược.
Ba kịch bản khác nhau
Trên Global Asia số cuối năm (tháng 12/2012), GS Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason/Mỹ, vừa đưa ra khung phân tích tình hình và dự báo tương lai đối với các tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trên Biển Đông. Có thể tóm tắt khung phân tích này trong ba kịch bản sau đây:
Kịch bản thứ nhất là Trung Quốc tiến tới một giải pháp ôn hòa với các nước láng giềng. Quan ngại căng thẳng kéo dài trên Biển Đông sẽ đẩy phần lớn các nước trong khu vực vào "vòng tay" Mỹ, Trung Quốc sẽ bị cô lập, mất hết đồng minh nên Trung Quốc có thể có những nhân nhượng nhất định. Hiện nay, TQ đang muốn VN thỏa hiệp trong phân chia Vịnh Bắc Bộ. Thêm vào đó, một số quan chức Trung Quốc vẫn không thừa nhận là Trung Quốc đã từng tuyên bố "Biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ". Việc từ chối này có thể là cách dành "đất lùi" cho thỏa hiệp tương lai? Một vài cố vấn cấp cao trong chính phủ Bắc Kinh buộc phải thừa nhận "tính chất khó giải quyết trong chính sách biển Đông của TQ", nhất là "quy chế của đường chín khúc". Giới think tank này quan ngại tình hình tranh chấp có thể làm Trung Quốc ngày càng bị cô lập và ảnh hưởng xấu đến "sự nghiệp cải cách của TQ".
Kịch bản thứ hai là giải pháp đối đầu như cách TQ đang làm với Philipinnes tại Scarboough hiện nay.TQ sẽ tiếp tục lấn tới nhằm kiểm soát toàn bộ vùng lưỡi bò bằng các hành động đơn phương, chính sách bên miệng hố chiến tranh, sách lược "tầm ăn dâu" và chia để trị đối với ASEAN. Hành động lật lọng của TQ ở  Scarborough: sau khi Phi rút tàu ra khỏi khu vực bãi cạn, TQ lập tức quay lại và thiết lập sự kiểm soát trên thực tế, cho thấy TQ coi thường luật pháp quốc tế, chủ trương "gây sức ép cường độ thấp", gây "mỏi mệt về chiến lược" và sau đó là cưỡng chiếm. Với trò "mèo vờn chuột" này, lại chiếm ưu thế về lực lượng hải quân so với láng giềng, TQ sẽ nhân rộng mô hình Scarboough, tạo ra một loạt tình huống sự đã rồi (faits accomplis) để độc chiếm BĐ.
Kịch bản thứ ba là giải pháp Mỹ-Trung bắt tay nhau. Kịch bản này là hệ quả của quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm trong khu vực từ Mỹ, cường quốc thoái lui sang Trung Quốc, cường quốc trỗi dậy, và không chỉ trên Biển Đông, bởi vì, từ bản chất bành trướng, TQ sẽ không bao giờ chỉ dừng lại ở BĐ mà sẽ tiến ra giành giật quyền lãnh đạo khu vực Thái Bình Dương từ tay Mỹ. Nếu điều này xẩy ra, đây thật sự sẽ là một đảo lộn lớn lớn nhất của thế kỷ 21, đối với cả tiểu quốc lẫn cường quốc. Một khi "cựu" siêu cường Mỹ buộc phải "thần phục" TQ và trao cái gậy chỉ huy cho thiên triều thì các quốc gia còn lại sẽ lần lượt phải "xếp hàng" theo sự chỉ dẫn của một sen đầm mới Bắc Kinh. Hẳn nhiên, hệ lụy của kịch bản này cực kỳ nguy hiểm đối với cả khu vực lẫn toàn cầu.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Tránh kỷ nguyên"chiến tranh lạnh"
Ba kịch bản nói trên xuất phát từ ba cách tiếp cận khác nhau đối với các tranh chấp biển đảo giữa TQ với các nước láng giềng ĐNÁ. Thứ nhất, nếu coi đây đơn thuần chỉ là sự va chạm về lợi ích kinh tế giữa các nước duyên hải và chỉ tập trung vào các tranh chấp xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có thể "mơ" về kịch bản thứ nhất, kịch bản của hòa bình. Nhưng đáng tiếc, bản chất xung đột trên Biển Đông từ mấy năm trở lại đây là một cuộc xung đột quốc tế. Những thành tố tạo nên cách tiếp cận thứ hai như yêu sách "đường lưỡi bò" của TQ, phản ứng công khai của Mỹ và quan ngại của tất cả các nước trong khu vực, từ lớn đến bé. Tuy nhiên, đối với lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia, thật ra không thể đo bằng quy mô lớn hay bé. Trung Quốc nên hiểu rằng, có thể ở chính thể này, chế độ kia, Trung Quốc có thể cưỡng chiếm tạm thời một phần chủ quyền và thu tóm một phần lợi ích quốc gia của một số nước, nhưng lịch sử là công bằng, cái gì của Cesar rồi sẽ phải trả về cho Cesar!
Cách tiếp cận thứ ba phải chăng là một định mệnh trong quan hệ quốc tế, đó là sự chuyển dịch quyền lực trên cấp độ đại-hệ thống. Trong cuộc Đối thoại chiến lựơc và kinh tế giữa TQ và Mỹ tháng 5 năm 2010, đại diện TQ tuyên bố rằng chủ quyền của TQ ở Biển Đông là "quyền lợi cốt lõi" của họ. Chỉ hai tháng sau, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phản ứng lại bằng cách xác định  Mỹ có "quyền lợi quốc gia" trong việc bảo vệ tự do hàng hải, tự do khai thác tài nguyên chung trong vùng biển Á châu, và việc tôn trọng luật quốc tế ở biển Đông. Đây là những tuyên bố rất đáng quan tâm vì nếu để mẫu thuẫn quyền lợi quốc gia giữa các cường quốc trở nên đối kháng thì dễ dẫn đến tình trạng đối đầu trong một cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới (khác với cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ 20).
Tranh chấp trên Biển Đông từ nay dường như đã trở thành cuộc đối đầu/cạnh tranh quyền lực trên cấp độ toàn cầu giữa Mỹ, siêu cường được coi là đang trượt dốc với Trung Quốc, đại cường đang nổi lên, lăm le "tung hê" cái trật tự tồn tại hơn nửa thế kỷ nay để cài đặt vào đấy một trật tự mới mà giới quốc tế học đã đặt tên, cho dù nó chưa ra đời, đó là trật tự Trung Hoa (Pax Sinica/Hòa bình kiểu Tàu). Nhìn vấn đề từ góc độ này có thể hiểu ý đồ đằng sau đề nghị của TQ cách đây mấy năm đưa ra với Mỹ là hai bên có thể chia đôi biển Thái Bình Dương, mỗi bên hùng cứ một phương để Trung Quốc dễ bề "múa gậy vườn hoang" ở Đông-Thái Bình Dương mà không động chạm đến lợi ích của Mỹ.
"Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi"
Các tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước châu Á trên Biển Đông và Hoa Đông hiện nay đang gây khó cho Mỹ và có khả năng buộc Mỹ phải tiến hành chính sách "ngăn chặn kiểu mới"? Chủ trương của Mỹ giữ nguyên trạng trên Biển Đông đang làm cho các nước bị bắt nạt tự tin hơn trong đấu tranh chống lại các hành động xâm lấn của TQ. Tuy nhiên, các xung đột ở cường độ thấp sẽ đặt ra một nan đề là khi nào thì Mỹ cần bày tỏ cam kết để kềm giữ TQ, còn khi nào thì Mỹ phải làm thinh để các nước láng giềng của TQ đừng đi quá xa. Đối với Mỹ, lý do địa dư và tâm lý dân chúng hiện nay càng đẩy nan đề này thành vấn đề lớn. Đối với một số nước châu Á, lý lẽ duy trì căng thẳng với TQ là cách để "giữ chân" Mỹ phải ủng hộ họ vẫn là một vũ khí của kẻ yếm thế.
Để có một giải pháp hòa bình và công lý cho tranh chấp trên Biển Đông không thể trông đợi nhiều từ các kịch bản nói trên, đó chỉ là cái khung minh triết phân tích các tình huống chồng lấn phức tạp. Vì lợi ích của chính TQ, một quốc gia có bề  dày về văn minh và tư tưởng, nhất là tư tưởng của các chiến lược gia được xếp vào loại hàng đầu của túi khôn nhân loại, TQ nên tự kềm chế bớt lòng tham. Thế giới sẽ tôn vinh TQ như là "một cổ đông có trách nhiệm" trong làng toàn cầu đang oằn lưng chống "các loại bão", từ kinh tế đến môi trường, từ giá trị đến văn hóa, tất cả cùng chia sẻ một vận mệnh chung, một cơ may chung để tồn tại và phát triển. Ăn thua nhau trên biển để rồi chôn vùi các nền văn minh xuống đáy đại dương thì há chăng đó là sự lựa chọn thông minh. Bài học của tiền nhân"tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi" (biết đủ thì không nhục, biết dừng thì không nguy hiểm) hóa ra bị lãng quên mãi mãi?


-Biển Đông 2013: Ba kịch bản, một giải pháp

- Kịch bản nào xấu nhất cho tranh chấp Biển Đông? (VnMedia).
Biển Đông trong năm qua đã trở thành một trong những điểm nóng bỏng chứa nhiều nguy cơ nhất trên thế giới. Mặc dù may mắn là năm 2012 qua đi mà không xảy ra cuộc xung đột quân sự nào ở Biển Đông nhưng nguy cơ không phải đã hết khi mà Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách hiếu chiến trong tranh chấp ở khu vực biển này.

Với năm mới 2013 đã đến, đây là thời điểm tốt để đánh giá các kịch bản khác nhau có thể xảy ra ở Biển Đông trong thời gian tới. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi nó có thể giúp các bên liên quan đến tranh chấp tránh kịch bản xấu nhất.

Tương lai của Biển Đông phụ thuộc vào 6 yếu tố ổn định chính có tính quyết định. Yếu tố thứ nhất là sự hiện diện của một cường quốc có đủ năng lực và động lực để tạo một trật tự ổn định trong khu vực. Yếu tố thứ hai là sự cân bằng về lực lượng quân sự và tránh các hành động hiếu chiến thái quá. Yếu tố thứ 3 là việc tuân thủ thông lệ quốc tế về việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp. Yếu tố thứ 4 là ưu tiên cho mục tiêu phát triển và các mối quan hệ quốc tế. Thứ năm là sự hiện diện của các thể chế nhằm tăng cường đối thoại và hợp tác. Yếu tố cuối cùng là sự đoàn kết của các thực thể trong nước ủng hộ giải pháp hòa bình, hai bên cùng có lợi.

Vậy, tương lai nào cho khu vực Biển Đông? Liệu tình hình hiện nay ở Biển Đông có chứa đựng đủ 6 yếu có có tính quyết định ở trên hay không? Theo các chuyên gia và các nhà phân tích, có 3 kịch bản có thể xảy ra ở Biển Đông: kịch bản tử thần, kịch bản trong mơ và kịch bản nguyên trạng.

Kịch bản tử thần là kịch bản tồi tệ nhất. Theo đó, cuộc xung đột giữa những nước có tranh chấp ở Biển Đông sẽ bùng nổ và sẽ có sự tham dự của cường quốc số một thế giới – Mỹ. Cuộc đối đầu quân sự lớn xuất phát từ việc Mỹ không thể duy trì lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp hoặc là Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi khu vực, sự đổ vỡ hoàn toàn của các cuộc đàm phán khu vực, sự bác bỏ các thông lệ, luật lệ quốc tế và những tính toán hẹp hòi của các bên có tranh chấp.

Kịch bản trong mơ ở Biển Đông là khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực được giải quyết hoàn toàn thông qua con đường hòa bình với một giải pháp tất cả các bên đều có lợi và đều hài lòng. Để điều này xảy ra, các bên phải giữ một lập trường thực tế và 6 nhân tố có tính quyết định trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phải được duy trì.

Trong kịch bản giữ nguyên trạng, các bên đều giữ một lập trường không mặn mà lắm trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, giữ nguyên trạng và duy trì sự ổn định. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất trong 10 năm tới.

Liệu kịch bản xấu nhất có xảy ra?

Những thông tin hiện nay cho thấy, khả năng xung đột lớn xảy ra là rất nhỏ. Theo các nhà phân tích quân sự thuộc IHS Jane’s, các nước Đông Nam Á, trong đó có những nước đang có tranh chấp lãnh thổ lãnh thổ ở Biển Đông, đang mạnh tay tăng chi tiêu cho quốc phòng. Cụ thể, năm ngoái, chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Nam Á đã tăng 13,5% lên 24,5 tỉ USD. Con số này được cho là sẽ tăng lên 40 tỉ USD vào năm 2016. Điều này sẽ ngăn không cho nước lớn như Trung Quốc gây sức ép  mạnh mẽ lên những nước nhỏ hơn đang có tranh chấp ở Biển Đông để chiếm khu vực lãnh thổ mà họ đòi chủ quyền.

Nhân tố ổn định khác là Mỹ. Chiến lược hướng trọng tâm của Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được khởi động từ năm 2009 đang được triển khai mạnh mẽ trong khu vực. Theo đó, Washington cam kết sẽ giữ cho tất cả các bên đang có tranh chấp trong tầm kiểm soát vì Biển Đông là khu vực có giá trị về mặt kinh tế và chiến lược rất cao. Gần 1/3 các hoạt động thương mại hàng hải của thế giới diễn ra ở đây.

Một dấu hiệu đang khích lệ khác là từ phía tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc – ông Tập Cận Bình. Trong bài phát biểu của ông này tại cuộc họp hàng năm của các thành viên ASEAN được tổ chức ở thành phố Nam Ninh, phía nam Trung Quốc gần đây, ông Tập Cận Bình đã nói rằng, Trung Quốc cam kết với “sự phát triển chung và giải pháp khu vực hòa bình cho các cuộc tranh chấp”.

Tuy nhiên, mong muốn duy trì hòa bình và sự ổn định của các bên có tranh chấp ở Biển Đông chưa đủ để đảm bảo một sự ổn định lâu dài cho khu vực trong tương lai. Khả năng của các chính phủ trung ương trong việc thuyết phục các thể chế khác nhau ở trong nước và người dân chấp nhận một giải pháp hòa bình, toàn diện, các bên cùng có lợi cũng rất là quan trọng.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các thể chế khác nhau ở trong nước và cả những người có tư tưởng, lập trường hiếu chiến ở nước này nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và sự ổn định trong khu vực như là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. 

Kiệt Linh - (theo Jakarta Post)




Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi
TP -
TP - Dù kiên cường bám biển, liên tục ra khơi Hoàng Sa, nhưng ngư dân Miền Trung vẫn lép vế trước đội tàu hùng hậu và ngày càng tỏ ra thiếu thân thiện của phía Trung Quốc.
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường.
Trở về từ Hoàng Sa, nơi quần đảo của Việt Nam đang nóng bỏng bởi hàng loạt vụ đẩy đuổi, đe dọa của Trung Quốc, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90072 Lê Văn Ninh thốt lên: “32 năm gắn bó với Hoàng Sa, chưa bao giờ thấy buồn như bây giờ”.
Lăn lộn với biển từ nhỏ, 25 tuổi trở thành thuyền trưởng con tàu 150 mã lực (sau này nâng cấp lên 550CV) tung hoành ở Hoàng Sa, nhưng sau những chuyến đi biển cuối năm 2012, anh Ninh mới thấm thía nỗi đau, sự mất mát.
Tháng 10, chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh bão, anh hoàn toàn bất ngờ khi thấy tàu cá Trung Quốc chắn ngang, xua đuổi. Vẫn cố cho tàu vào đảo thì bất ngờ 2 tàu cá bằng sắt của Trung Quốc áp sát, bên trên, ngư dân lăm lăm giáo mác. Dù không sợ, nhưng biết đằng sau họ là tàu chiến bảo vệ nên anh Ninh đành ngậm ngùi bẻ lái.
Theo anh Ninh, ngư dân hai nước xưa nay vẫn đánh bắt gần nhau một cách hòa bình ở việc giao lưu, trao đổi lương thực, xăng dầu, thậm chí ngồi nhậu cùng nhau trên tàu không phải chuyện hiếm.
“Nhớ có một lần, vào năm 2007, tàu tui bị hỏng bánh lái, liên lạc với mấy tàu bạn, nhưng tàu nào cũng bận theo luồng cá. Lúc đó trời xẩm tối, nếu không sửa kịp sẽ trôi vô định. Đành đánh liều thả thúng bơi sang một tàu ngư dân Trung Quốc gần đó. Họ đưa đồ nghề, phương tiện rồi sang tận nơi giúp mình, chẳng tính tiền công. Chỉ nói xin ít rượu về uống. Tui xách luôn cả 2 can loại 20 lít đưa sang, cùng uống giao lưu. Vui vẻ lắm. Những lần sau, mức độ thân thiết giữa ngư dân hai nước nhạt dần, nhưng hai bên vẫn cùng khai thác trong hòa bình. Câu chuyện của 6 tháng cuối năm nay lại khác. Họ đã trở mặt 180 độ”, anh nói.
Tự cứu mình
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh nói: “Cần phải làm một cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”.
Anh Ninh kể, trong năm 2012, tính riêng ngư dân Đà Nẵng, cứ mỗi đợt ra khơi Hoàng Sa, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy đội tàu chừng 10 – 15 chiếc mạnh dạn bám biển.
Tính cả ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi thì con số lên hơn trăm chiếc, nhưng chừng đó là chưa ăn thua so với đội tàu hùng hậu của phía Trung Quốc.
“Người ta thường nói, làm ăn có bạn, cái này trên biển còn cần kíp hơn. Đi biển thời nay sướng gấp trăm lần thời tui mới làm thuyền trưởng. Bây giờ có tàu lớn, ICOM hiện đại, có máy dò ngang tìm luồng cá, tàu cũng nâng mã lực mạnh, thế mà ngư dân không máu vươn xa như thời trước. Kể cũng lạ”.
Hồ hởi với chương trình hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ của UBND thành phố Đà Nẵng, anh Ninh lập tức đóng mới một tàu hơn 700 mã lực.
“Trước hết là tự cứu mình. Chỉ 2 tuần nữa thôi, con tàu này sẽ được hạ thủy. Tàu thuộc loại lớn, có thể đánh bắt khơi xa với thời gian trên 2 tháng. Tàu chạy khơi xa được 500 hải lý, mang theo 8.000 lít dầu dự trữ, 10.000 lít nước ngọt, 1.000 cây đá và có thể chứa hơn 40 ngàn tấn cá”.
Đóng mới con tàu, sắm ngư cụ tốn hơn 3 tỷ đồng mà cả nhà gom góp chỉ được 1,5 tỷ, anh Ninh đành lấy giấy tờ nhà, cầm cố thêm được 700 triệu. Con tàu đóng mới được hỗ trợ 600 triệu đồng thì 300 triệu được nhận lúc hạ thủy, 300 triệu được thông báo sẽ nhận sau.
Anh Ninh nói: “Còn cách nào khác hơn là ngư dân trên dưới đồng lòng. Chúng ta phải xuất hiện nhiều, thật nhiều tàu cỡ lớn trên biển Đông để làm đối trọng với ngư dân Trung Quốc, như thế thì họ mới bớt kiêu ngạo, khinh thường và đẩy đuổi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát, biên phòng, hải quân của ta cũng nên xuất hiện thường xuyên để bảo vệ ngư dân”.
Nam Cường
.-

-Không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào độc chiếm Biển Đông
Trung Quốc quan ngại luật biển Việt Nam
Đài Á Châu Tự Do
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng bày tỏ sự quan ngại sâu xa về luật biển mà Quốc Hội Việt Nam thông qua hồi tháng Sáu năm ngoái, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, mùng 1 tháng 1 năm 2013. RFA PHOTO. Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp ...
Trung Quốc dọa Việt Nam về Luật Biển, nhưng trấn an thế giới về ...RFI
Lệnh lục soát tàu ở Biển Đông có hiệu lựcBBC Tiếng Việt
Dự báo biển Đông 10 năm tới: Biển Đông vẫn giữ nguyên trạngDân Trí

- Dựa Trường Sa vượt bão giông – Cúc vàng trên biển xanh (TN). - Nghệ sĩ với Trường Sa (SGGP).
- Bùi Đức Lại: Việt Nam 2013: Hiểm họa và cơ hội (TVN).
- Trung Quốc tăng cường tàu khu trục trên Biển Đông (TP).
- Nhật dùng siêu cơ Mỹ giám sát đảo tranh chấp (VNN). - NHK: Tàu Trung Quốc xâm phạm Senkaku với thời gian kỷ lục năm 2012 (GDVN). - Nhật phạt tàu cá Trung Quốc hơn 1 tỉ đồng (NLĐ). - Chịu nộp phạt, thuyền trưởng Trung Quốc được thả (TT).
- Thông điệp 2013 của Thủ tướng (VNN). - “Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn” (TTXVN). - Thủ tướng: 6 vấn đề ưu tiên giải quyết trong 2013 (VNE).
- Tàu Hải quân Ấn Độ đến thăm thành phố Đà Nẵng (TTXVN).
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (VOV).



- Trung Quốc “trục xuất” phóng viên The New York Times (NLĐ). - Nhà báo đưa tin về tài sản gia đình Ôn Gia Bảo buộc phải rời TQ (GDVN).
- Ông Kim Jong-Un cam kết chuyển đổi nền kinh tế (TTXVN). - Triều Tiên muốn ‘hạ nhiệt’ với Hàn Quốc (VNN). - Triều Tiên lần đầu bắn pháo hoa mừng năm mới (VNE).



- Xả súng tại California trong đêm giao thừa, 2 người chết (TT). - 30.000 người Mỹ thiệt mạng trong các vụ xả súng năm 2012 (VOV).
- 10 nhân vật “khuynh đảo” thế giới năm 2013 (KT). - 10 sự kiện chính trị-an ninh-quân sự nổi bật trong năm 2012 (CAND).

- Người Mỹ móc tiền của người Trung Quốc như thế nào? (PN Today).Xi Jinping To Promote Political Reforms In China? – Analysis


Thousands Protest Over Hong Kong’s Leader
NYT --Critics of Leung Chun-ying, the chief executive, have accused him of misleading the public on a controversial real estate issue, but he has appeared to retain the support of Beijing.
-TRUNG QUỐC: VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH MỚI
basam

Tổng số lượt xem trang