Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Đoạn cuối Trầm Bê - Đặng Văn Thành: Ai khổ hơn ai?

-Đoạn cuối Trầm Bê - Đặng Văn Thành: Ai khổ hơn ai? (VEF 23-9-15)-
- Những bất ngờ vào phút chót dường như đã thay đổi cục diện ván cờ thâu tóm kéo dài hơn 3 năm liên quan đến SouthernBank và Sacombank. Quá trình này gợi nhớ đến hai đại gia hàng đầu Việt Nam vốn là hai người trong cuộc, từng được xem là kẻ thắng người thua nhưng đến thời điểm này cũng chưa hẳn phân định ai là người thắng thua, sướng khổ…
Đoạn cuối bất ngờ

Công văn số 6066/NHNN-TTGSNH ký ngày 12/8 cho biết: “Ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank, cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn cho NHNN thực hiện các quyền cổ đông theo quy định pháp luật đối với toàn bộ số cổ phần của ông và các bên liên quan ở Phương Nam (SouthernBank), Sacombank và NH sau sáp nhập. Ông Trầm Bê sẽ không tham gia điều hành, quản trị NH sau sáp nhập và NHNN sẽ cử người tham gia điều hành, quản trị”.
Ông Trầm Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của NH sau sáp nhập, nếu giá trị tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của ông Trầm Bê và những người có liên quan không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông Trầm Bê.
ngân hàng, tái cấu trúc, Đặng Văn Thành, Đặng Hồn Anh, ngân-hàng, tái-cấu-trúc, gia-đình-trị, ngân-hàng-gia-đình, sở-hữu-chi-phối, tái-cấu-trúc, kết-quả-kinh-doanh-2014, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, lãi-lỗ, Đặng-Văn-Thành, Sacomreal, mía-đường, Nguyễn-Đức-Kiên,
Những bất ngờ vào phút chót dường như đã thay đổi cục diện ván cờ thâu tóm kéo dài hơn 3 năm liên quan đến SouthernBank và Sacombank.

Bước cuối cùng trong ván cờ sáp nhập giữa Sacombank và SouthernBank kéo dài hơn 3 năm đã có bất ngờ vào phút chót. Tại Đại hội cổ đông bất thường 2015 của Sacombank hôm 11/7, đa số cổ đông đã thông qua phương án sáp nhập giữa ngân hàng này với Southern Bank.
Liên quan đến ông Trầm Bê, khoảng 3 tuần đầu tháng 7, hàng loạt các NĐT của Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) đã đồng loạt bán ra hàng chục triệu cổ phiếu BCI. Cổ đông lớn nhất HFIC đã thoái toàn bộ 27,9% vốn, tương đương hơn 400 tỷ đồng khỏi BCI. Hai cổ đông nước ngoài lớn là Red River Holdings và Vietnam Infrastructure Strategic Ltd cũng đã bán hàng triệu cổ phiếu.
Trong quý I/2015, BCI chứng kiến doanh thu sụt giảm gần 70% so với cùng kỳ. Hàng loạt các dự án của DN bị chậm so với kế hoạch và kéo theo đó hàng tồn kho tăng vọt lên trên 2,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản của DN tính tới cuối năm vừa qua. Ông Trầm Bê hiện đang trực tiếp và gián tiếp nắm 16% quyền bỏ phiếu tại Trong khi đó, SouthernBank nắm giữ gần 13% cổ phần BCI.
Eximbank - NH tham gia vào vụ thâu tóm Sacombank cũng đang trong quá trình thanh tra để tái cơ cấu. ĐHCĐ bất thường để chốt nhân sự cấp cao của NH này đã phải rời sang tháng 10. Sự tụt giảm về tài sản, lợi nhuận cho đến giá cổ phiếu cũng như khả năng sáp nhập với NamABank bị bác bỏ… đang đặt ra nhiều câu hỏi về ngân hàng này.
Thoát hạn, xoay cờ
Trong khi ông Trầm Bê đang vất vả với thương vụ sáp nhập thì người gây dựng nên Sacombank - ông Đặng Văn Thành - dường như đã thoát hạn và có một chặng đường mới đơn giản hơn.
ngân hàng, tái cấu trúc, Đặng Văn Thành, Đặng Hồn Anh, ngân-hàng, tái-cấu-trúc, gia-đình-trị, ngân-hàng-gia-đình, sở-hữu-chi-phối, tái-cấu-trúc, kết-quả-kinh-doanh-2014, tái-cấu-trúc, nợ-xấu, lãi-lỗ, Đặng-Văn-Thành, Sacomreal, mía-đường, Nguyễn-Đức-Kiên,
Đến thời điểm này cũng chưa hẳn phân định ai là người thắng thua, sướng khổ…
Gần hai năm lùi sâu và im lặng sau biến cố, thậm chí cả tin đồn bị bắt, ông Đặng Văn Thành đã đánh dấu sự trở lại thương trường vào khoảng giữa năm 2014 với niềm đam mê dành cho lĩnh vực mà ông đã thành công trong những ngày đầu bước vào nghiệp kinh doanh: mía đường.
Gần đây, tại Hội thảo thường niên Mía đường Quốc tế năm 2015 của Tập đoàn TTC, ông Đặng Văn Thành vẫn xuất hiện đầy tự tin.
Trong khoảng 2 năm sau biến cố, các thành viên gia đình ông cùng với các DN trong hệ thống TTC đã liên tục đẩy mạnh mua vào cổ phiếu ngành mía đường và tái cấu trúc hệ thống các DN này. Tâm sức và tiền của cũng được dồn vào Sacomreal, một DN BĐS khá nổi tiếng.
Cho tới thời điểm này, hầu hết các DN trong hệ thống TTC của gia đình ông Đặng Văn Thành đều đang hoạt động khá tốt. Sacomreal lãi đột biến trong 6 tháng. Hàng loạt cổ phiếu mía đường có bước tăng ấn tượng nhờ kết quả kinh doanh tốt.
CTCP đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) hiện được coi là cổ phiếu đầu ngành, dẫn dắt trong số những cổ phiếu ngành mía đường niêm yết trên sàn. Đây cũng là DN đường lớn nhất tại vùng Đông Nam bộ, có vị trí thuận lợi khi nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm tại phía Nam. Gia đình ông Thành đang trực tiếp và gián tiếp nắm giữ hơn 50% cổ phần.
Nhiều DN mía đường trong “hệ thống TTC” đã và đang thực hiện sáp nhập với nhau: như BHS và NHS và SBT và SEC để tăng khả năng cạnh tranh khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới.
Từng là một ông trùm trong lĩnh vực NH với một thương hiệu nổi đình nổi đám Sacombank, ông Thành giờ đây lại đang dấn thân sâu hơn vào lĩnh vực nông nghiệp, thành công hơn với mía đường. Bên cạnh đó, ông Thành còn đầu tư thêm vào trồng chè, nuôi bò. Bên cạnh mía đường, gia đình ông trùm ngày con đẩy mạnh lĩnh vực năng lượng và du lịch.
Số phận của Sacombank đã được định đoạt. Cục diện trong ngành NH cũng liên tục thay đổi, nhiều người ra kẻ vào. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công và có duyên với lĩnh vực kinh doanh tiền. Và cũng chưa hẳn những doanh nhân thâm nhập được vào lĩnh vực NH đầy mật ngọt đã sướng bằng những người phải dứt áo ra đi.


Vợ con lo làm ăn, Đặng Văn Thành trồng chè, dạy học
Đặng Văn Thành, Bầu Đức: Sống yên trong chân trời mới


Sáp nhập Southernbank và Sacombank, ông Trầm Bê toại nguyện
- Biến động Sacomreal, Đặng Hồng Anh trở lại làm Tổng Giám đốc

Ông Đặng Hồng Anh (hiện là Chủ tịch HĐQT) trở lại làm Tổng Giám đốc thay ông Ngô Vĩ Hùng sẽ nghỉ việc vì lý do cá nhân.Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal, Mã CK: SCR) vừa thông báo quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Ngô Vĩ Hùng kể từ ngày 8/11 và phân công điều hành SCR cho ông Đặng Hồng Anh (hiện là Chủ tịch HĐQT).


Theo Nghị quyết số 23/2013/NĐ-HĐQT của Sacomreal, Hội đồng quản trị phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc Sacomreal vào quyết định thôi việc đối với ông Ngô Vĩ Hùng kể từ ngày 8/11/2013 là theo nguyện vọng cá nhân.
HĐQT phân công ông Đặng Hồng Anh- Chủ tịch HĐQT điều hành Sacomreal kể từ ngày 8/11/2013 cho đến khi tìm được nhân sự thay thế. Trước đó, ông Đặng Hồng Anh cũng từng kiêm nhiệm hai vị trí này và đã xin từ nhiệm chức Tổng giám đốc giữa năm 2012.
Từ đầu năm đến nay, Sacomreal đã có nhiều biến động về nhân sự. Hồi đầu năm, ông Huỳnh Phú Kiệt làm Tổng giám đốc doanh nghiệp nhưng đến tháng 4 đã từ nhiệm và chuyển giao cho ông Ngô Vĩ Hùng.
Mới đây, Sacomreal cũng vừa công bố báo cáo quý III với khoản lãi gần 41 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 810 triệu đồng cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 30/10 vừa qua, Sacomreal đã có giải trình bổ sung báo cáo kết quả kinh doanh quý III. Theo giải trình của Sacomreal, sự chênh lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên là do doanh thu bán hàng tăng dẫn đến lợi nhuận gộp tăng nhẹ, doanh thu tài chính tăng nguồn thu nhập mang về tương đối lớn từ chuyển nhượng một phần khoản đầu tư công liên kết. Nguồn
 VnMedia

(VEF.VN) – Ngân hàng năm 2012 chứng kiến sự ra đi của nhiều ông trùm trong ngành nhưng cũng đón nhận những gương mặt mới. Những ngày cuối năm, chúng ta lại chứng kiến một nghịch cảnh tại gia đình hai đại gia ngân hàng: Trần Mộng Hùng quay lại ACB, còn Đặng Văn Thành hết ghế tại Sacombank.

Những lời chia tay ngắn ngủi
Ngày 3/11, giới đầu tư chứng khoán không khỏi ngạc nhiên khi đón nhận thông tin ông Đặng Văn Thành - người gây dựng lên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có đơn từ nhiệm vị trí cuối cùng tại ngân hàng này - vị trí thành viên HĐQT Sacombank, sau khi đã rút khỏi vị trí Chủ tịch hai ngày trước đó.
Đơn từ nhiệm không đề ngày tháng được viết khá ngắn gọn với nội dung xin được phép từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT từ ngày 5/11/2012 vì lý do sức khỏe và chuyện riêng. Nguyện vọng của ông Thành nhanh chóng được HĐQT chấp thuận, và sẽ được trình đại hội cổ đông (ĐHCĐ) nhà băng xem xét trong phiên họp gần nhất theo quy định.
Câu chuyện ông Đặng Văn Thành và các thành viên gia đình rút khỏi Sacombank đã được nói đến trước đó vài tháng khi mà một nhóm cổ đông lớn tuyên bố nắm giữ trên 50% cổ phần STB và nhà ông Thành sau đó đã bán ra một khối lượng lớn cổ phiếu của ngân hàng này và đầu tư khá nhiều vào cổ phiếu mía đường.
Sự ngạc nhiên có chăng chỉ ở chỗ ông Thành đã rút hoàn toàn khỏi Sacombank cho dù vẫn nắm giữ khoảng 4% cổ phần tại ngân hàng này và trước đó các bên liên quan có khẳng định ông Thành vẫn tham gia vào Sacombank.
Và ngày 11/12, đại diện cuối cùng của nhà họ Đặng là ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành cũng đã được chấp nhận nguyện vọng từ nhiệm thành viên HĐQT với lý do cá nhân.
Cũng như trường hợp ông Thành, nguyện vọng của ông Hồng Anh (đang nắm giữ gần 4% cổ phần STB) sẽ được trình ĐHCĐ gần nhất thông qua. Và thời điểm đó sẽ đánh dấu sự rút lui của gia đình đại gia nổi tiếng trong ngành ngân hàng này.
Trước đó, hồi cuối tháng 8, thị trường chứng khoán (TTCK) đã được một phen chao đảo khi mà một ông trùm ngân hàng là ông Nguyễn Đức Kiên, thường gọi là bầu Kiên với vị thế sở hữu 2 đội bóng, đã bị bắt.
Bầu Kiên được biết đến với việc là cổ đông, nhà sáng lập của Ngân hàng ACB. Ông còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có nhiều thông tin cho rằng bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank như ông từng cho biết trong lễ tổng kết của VFF, mình là "cổ đông chính của Eximbank".








Ông Đặng Văn Thành
Sau bầu Kiên, hồi nửa cuối tháng 9, bốn sếp lớn của Ngân hàng ACB và Eximbank là ông Trần Xuân Giá, chủ tịch HĐQT ACB, ông Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, phó chủ tịch ACB và ông Lý Xuân Hải, nguyên TGĐ ACB đã từ nhiệm lý do sức khỏe và lý do cá nhân (ông Hải bị bắt do một số sai phạm trong hoạt động ủy thác tại ngân hàng ACB).
Những sự ra đi đồng loạt đó đã mở ra một kịch bản mới mà ít người dám nghĩ. Sự trở lại của gia định cựu chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng. Đầu tiên là người con hơn 30 tuổi được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ACB và mới đây ông Trần Mộng Hùng cũng chính thức có kế hoạch tham gia quản trị ngân hàng này.
Gương mặt mới và không mới
Trong trường hợp Sacombank, không biết sau sự "ra đi" của hai thành viên là ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh gần đây thì sẽ có sự bổ sung vào nữa không? Nhưng trước đó, hồi đầu tháng 5, HĐQT Sacombank và nhóm cổ đông lớn đã thống nhất được phương án nhân sự và đã được ĐHCĐ thông qua sau đó (ngày 26/5) với việc bổ sung 8 thành viên mới vào HĐQT (sau khi có 5 thành viên HĐQT xin từ nhiệm) và 1 thành viên mới vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2011-2015.
Ngoài ông Thành và ông Hồng Anh là "người cũ", 8 thành viên mới bao gồm: Trầm Bê, Phạm Hữu Phú, Trần Xuân Huy (ông Huy là thành viên mới nhưng khi đó đang là tổng giám đốc Sacombank), Trầm Khải Hòa, Phan Huy Khang, Nguyễn Miên Tuấn, Kiều Hữu Dũng và bà Dương Hoàng Quỳnh Như.
Gương mặt mới, ông Phạm Hữu Phú sau đó (ngày 2/11) đã được bầu là Chủ tịch HĐQT thay cho ông Đặng Văn Thành. Đại gia này nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) từng cho biết, "cái bóng" của ông Thành tại Sacombank là rất lớn và ông không hề muốn có sự chuyển giao nói trên, từ tâm linh ông Phú thấy không được bình an.
Một người "mới đến" ấn tượng khác là ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam (Southernbank), thành viên HĐQT Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh... Ông này gần đây cũng đã "rời" Southernbank để hoạt động chính tại Sacombank.
Ông Trầm Khải Hòa (con trai ông Trầm Bê) được coi là một doanh nhân thế hệ thứ hai cũng có mặt tại Sacombank. Ông Hòa khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phương Nam. Các ông Khang, bà Quỳnh Như đến từ Southernbank, trong khi ông Tuấn đến từ Chứng khoán Rồng Việt và ông Hữu Dũng đến từ Công ty Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu.







Ông Trần Mộng Hùng
Trong vài ngày vừa qua, giới đầu tư cũng xôn xao với sự trở lại Ngân hàng ACB của ông Trần Mộng Hùng. Theo đó, ngày 11/12, ACB công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHCD bất thướng sắp tới (26/12), với một điểm đáng chú ý là dự kiến sẽ bầu 4 thành viên HĐQT thay thế các thành viên đã từ nhiệm vừa qua.
Trong danh sách, có tên ông Trần Mộng Hùng - một cái tên quá quen thuộc với cán bộ nhân viên ACB và giới tài chính, bởi đây là một trong người sáng lập nên ACB, từng 15 năm trực tiếp tham gia điều hành và quản trị ở các vị trí cao nhất. Trước đó, năm 2008 ông Hùng đã rút lui khỏi ACB và chỉ còn giữ vai trò cố vấn.
Trước đó, sau vụ "4 sếp lớn ACB từ nhiệm", ông Trần Hùng Huy (con trai ông Trần Mộng Hùng) đã lên làm Chủ tịch, ông Julian Fong Loong Choon và ông Lương Văn Tự là phó chủ tịch. Tuy nhiên, đây vốn đều là các thành viên HĐQT của ACB.
Hiện tượng "kẻ đến, người đi" với những gương mặt trẻ xuất hiện hoặc/và sự trở lại của những "cây đa, cây đề" ở một góc độ nào đó đang được kỳ vọng sẽ dẫn tới sự thay đổi về quản trị theo hướng tốt hơn, nhưng cũng có những lo ngại về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn với các cổ đông nhỏ lẻ...





--‘Cướp Sài Gòn, dân Thủ đô’……  Cho dù đứng cạnh nhau, cụm từ rất khập khiễng này hoàn toàn không phải là 'cặp đôi hoàn hảo" trong cái vũ điệu quay cuồng của thời kim tiền. Nhưng hệ lụy của nó mang lại, khá giống nhau.
Nạn cướp giật gia tăng gây hoang mang cho người dân
Nạn cướp giật gia tăng gây hoang mang cho người dân
Nổi lên trong tuần này, liên tục báo chí đưa tin, như một hồi còi báo động gay gắt- nạn cướp giật tại Sài Gòn. Đỉnh điểm của thảm trạng này, là vụ cướp kinh hoàng dưới chân cầu Phú Mỹ (Q. 2). Nạn nhân là một cô gái đi xe SH bị mã tấu chém gần đứt lìa cánh tay, trước khi bị cướp giật.
Tiền trảm, hậu...cướp
Đây không phải là thủ đoạn mới mẻ. "Phong cách" tiền trảm, hậu...cướp (của), giờ đây đã mang tính "bản sắc" riêng của các băng cướp máu lạnh, chuyên sử dụng các loại vũ khí như mã tấu, dao phay, dao găm... Cô gái đã được cấp cứu kịp thời, nối liền cánh tay. Còn ký ức bị cướp, bị chém bi thảm, chắc chắn ám ảnh cuộc đời cô không biết bao giờ mới đứt rời.
Đọc các thông tin kinh hoàng về cách gây tội ác của các băng cướp giật, người ta chợt nhận ra, lứa tuổi cướp giật, cung cách cướp giật, đối tượng và tài sản cướp giật... giờ đang có xu hướng trẻ hóa, hiện đại hóa, và cũng "hiểu biết hóa" hơn rất nhiều.
Có những tên cướp tuổi đời quá trẻ, chỉ mới 16 và 14 tuổi. Như trường hợp hai tên cướp dùng dao cắt cổ người lái xe ôm, đoạn đường Lê Văn Khương (ấp 5, xã Đông Thạnh, Hóc Môn).
Cướp của người Việt chưa chán, giờ đây, chúng cướp cả khách "tây", một hiện tượng trước đây hiếm gặp. Như đôi khách du lịch người Hồng Kông, bị cướp sạch khi đang dạo phố tại Q. Bình Thạnh. Không một xu dính túi, mất hết giấy tờ tùy thân, họ phải ở nhờ nhà dân, bán bưu thiếp kiếm sống qua ngày.
Một người trong họ đã thốt lên kinh hoàng: Tôi đã đến nhiều nước, nhưng phải nói thẳng, nạn cướp giật ở TP.HCM ghê gớm quá! Sau phát ngôn đó, thì ấn tượng về VN nói chung, SG nói riêng trong mắt bạn bè quốc tế sẽ thế nào đây?
Không thứ "quảng bá" du lịch VN nào có thể... cay đắng, xấu hổ đến thế!
Cướp giật thì ở quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Càng văn minh, hiện đại, phong cách cướp giật càng ...điệu nghệ và mang tính kỹ thuật- công nghệ điêu luyện. Có điều, hiện tượng cướp giật xảy ra với cường độ mạnh, tốc độ nhanh, dồn dập, liên tục khiến không chỉ người dân, mà chính quyền TP. HCM hết sức lo lắng. Dù trước đó, ngành chức năng đã tuyên bố "tuyên chiến".
Nói cho công bằng, đại nạn này cũng vẫn là "con đẻ hư đốn, bất trị" của xã hội.
Có thể bắt đầu từ hiện tượng khủng hoảng kinh tế.
Cơn khủng hoảng diễn ra diện rộng trên toàn cầu. Có điều, phản ứng hay hệ lụy của nó rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái, trình độ quản lý, thiết chế pháp luật xã hội khác nhau.
Trong Báo cáo về việc làm trên thế giới năm 2012, do Tổ chức Lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc công bố tại Genève (Thụy Sĩ), ngày 30/4 cho biết, từ năm 2010 đến 2011, số vụ bất ổn gia tăng tại 57/106 nước thuộc diện phân tích. Khu vực dưới sa mạc Sahara ở châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trước đó, theo tờ TBKTSG ngày 8/12/2011, nghiên cứu của TS. David Stuckler (ĐH Cambridge- Anh quốc) năm 2008, năm bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế cho thấy, tình trạng tự tử tại các nước châu Âu gia tăng.
Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ này lên ít nhất 5% so với năm 2007. Tại Anh, tăng thêm 10% (so với năm 2008). Còn ở hai quốc gia khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, và Ireland, tỷ lệ này là 17% và 13%.
Ở ta mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến tháng 9/ 2012, đã có gần 49.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động... Đi kèm con số hàng nghìn doanh nghiệp giải thể, sẽ có hàng trăm nghìn con người bị thất nghiệp, không có việc làm.
Nhàn cư vi bất thiện, không phải người lao động nào thất nghiệp cũng hư hỏng. Nhưng rõ ràng, không có việc làm, không có thu nhập, tất yếu dễ xô đẩy "một bộ phận" người lao động vào con đường tha hóa, phạm pháp.
Tệ nạn cướp giật trắng trợn, lộng hành, tệ nạn mãi dâm, trong đó, đặc biệt hiện tượng đồng tính nam tăng lên mạnh trong nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ massage liệu có phải là hệ lụy gián tiếp của khủng hoảng kinh tế không?
Các tệ nạn này, còn được sự "tiếp tay" của cái gốc- giáo dục gia đình và nhà trường- lâu nay vốn yếu kém trầm trọng.
Thủ phạm của các tệ nạn này, khi đối diện với những tệ nạn còn khủng khiếp hơn- tham nhũng ở xã hội, sự nhu nhược của luật pháp..., thì sự mất niềm tin, đạo lý, mất phương hướng sống chỉ còn là khoảng cách quá mong manh.
Đặt trong một bối cảnh, các băng cướp giật giờ đây cũng rất am hiểu luật pháp, khi biết rằng chế tài cho loại tội phạm cướp giật cao nhất chỉ 3- 5 năm trong tù rồi trở về. Thì sự coi nhờn phép nước luôn nhãn tiền, trong khi con đường hoàn lương... mơ về nơi xa lắm.
Nhất là mới đây, một quan chức ngành chức năng thừa nhận, nhà tù hiện quá tải.
Đây là điều rất đáng lo ngại. Một trong những thước đo để người ta thừa nhận xã hội an bình hay ngược lại, là nhìn vào số... nhà tù, số tội phạm hoặc tù nhân.
Xã hội Việt đang hội nhập. Tội phạm sẽ ngày càng đa dạng, được nâng cấp cả "trình độ, quy mô" về tính chất đê hèn, sự tàn bạo, cùng thủ đoạn và sự hỗ trợ của công nghệ, của kỹ thuật cao.
Đã có quá nhiều kiến nghị xung quanh tệ nạn này. Người quyết liệt như ông Bí thư kiêm Chủ tịch một tỉnh nọ thì cho rằng cần "đày ra đảo" để biệt chúng. Người đặt câu hỏi vì sao không thành lập lực lượng phản ứng nhanh 141 như công an HN? Người nêu cần thay đổi luật vì nghiêm trọng là hành vi, chứ đâu phải giá trị tài sản bị cướp...
Tất cả đều đúng. Nhưng nếu một khi con người không có việc làm, một khi giáo dục không được chấn hưng, một khi tham nhũng vẫn là "tấm gương xám xịt" cho cả xã hội phải nhức nhối soi vào, và một khi thần công lý vẫn bên tiền bên tội, bên nào ...nặng hơn, thì người dân Việt sẽ còn phải nơm nớp sống chung với tiền trảm, hậu...cướp.
"Tiền" chạy, hậu... chức
Cách đây không lâu, tháng 9/2012 HN vừa tổ chức kiểm điểm phê bình và tự phê bình theo tinh thần NQTƯ 4, được đánh giá là thẳng thắn, chân thành, xây dựng, nhất là ở ba vấn đề cấp bách là công tác cán bộ, quản lý đất đai, trật tự xây dựng được kiểm điểm nghiêm túc.
Thì tháng 12 mới đây, tại cuộc họp của HĐNDTP, ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy HN, có một phát ngôn thẳng thắn, đầy ấn tượng về việc thi và chạy để trở thành công chức Thủ đô thanh lịch:
Bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn chạy vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Nói đến đó là việc rất đau lòng của TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại.
...Có trường hợp thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án. Điểm tối đa 100%, không trừ được một phẩy nào. Thử hỏi việc thi công chức như vậy thì chất lượng ra làm sao?
Ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội
Nhưng xã hội không sốc nữa. Vì từ lâu, đi đêm "mua quan bán tước" là chuyện âm ỉ thường ngày ở huyện. Có điều, giờ đây được công khai chính thức từ phát ngôn của vị quan chức Chủ nhiệm UBKTTUHN, thì nó trở thành vị đắng phẩm cách (mượn ý của vở kịch Vị đắng tình yêu). Chả lẽ, nên gọi mùa thi công chức HN làmùa chạy?
Xã hội không sốc nữa. Vì ngay tiếp sau đó, người ta lại đọc được câu chuyện hài hước: Để xin được chân tạp vụ nấu ăn tại Huyện ủy Vũ Quang (Hà Tĩnh), chị Phạm Thị T, trú tại huyện này, đã phải "chạy" 75 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Bí thư Huyện ủy Vũ Quang (nay là Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp HT). Không biết trong đợt phê và tự phê, ông Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp HT này kiểm điểm "ra răng"?
Chạy một "chức" nấu ăn mà phải mất 75 triệu đồng, thì chuyện 100 triệu đồng ở Thủ đô nhỏ như... con thỏ.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ khi được phỏng vấn câu chuyện 100 triệu đồng, đã phải hỏi lại: Có 100 triệu thôi á? Hỏi lại, tức là ông- cựu quan chức Ban TCTƯ không tin. con số 100 triệu thực tế phải lớn hơn rất nhiều.
Chả cứ ông, người dân HN cũng không tin, từ lâu rồi.
Dù vậy, để lôi ra ánh sáng không đơn giản. Ví như, cái chuyện HN chủ trương sẽ lắp camêra tại các phòng thi công chức nghe có vẻ hay, nhưng cái chuyện đi đêm giữa hai kẻ chạy và được chạy, thì có camêra nào soi được nhỉ?
Tội hối lộ, ăn hối lộ vốn là thuộc tính con người. Những cái kết dành cho tội này, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sự nghiêm minh hay nhu nhược của pháp luật mỗi quốc gia, từ đời xưa.
Bộ phim Tây Thi bí sử VTV3 đang chiếu, cái chết không tránh khỏi của cả dòng họ Bá Phỉ bởi cái tội ăn hối lộ và "bảo kê" cho kẻ hối lộ cho thấy chữ tham lớn bao giờ cũng gắn với chữ thâm... khủng.
Còn trong thế giới hiện đại, mới đây, ở Algiêri, B.A- 48 tuổi, Chủ tịch Ủy ban Đô thị và Xây dựng (DUC) tỉnh Ain Témouchent (Tây bắc Algeria) vừa bị cảnh sát bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 100.000 dinar (khoảng hơn 1.270 USD).
Ông McKeeva Bush, 57 tuổi, làm Thủ tướng quốc đảo Caimans (một quần đảo tự trị thuộc VQ Anh, nằm ở vùng biển Caribe), cũng vừa bị cảnh sát bắt giữ do bị cáo buộc tham nhũng.
Trong khi ở nhiều nước tư bản, những nhân vật tham nhũng, ăn hối lộ bị truy tố trước pháp luật, sao nó công khai, minh bạch thế. Như ở Nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Seiji Maehara, 48 tuổi đã phải từ chức với lý do, năm 2005 đã nhận 250.000 yen từ một phụ nữ Hàn Quốc 72 tuổi. Do luật pháp Nhật cấm chính trị gia nhận tiền của người nước ngoài. Dù bà này sống ở Nhật, nói tiếng Nhật và điều hành một nhà hàng tại Kyoto.
Ảnh minh họa
Còn ở ta, lôi ra ánh sáng cái sự "đi đêm" sao khó đến thế. Phải chăng, có vấn đề lỗ hổng, khiếm khuyết của những quy định pháp luật. Phải chăng, cái cơ chế xin- cho nó có sự biến tướng và tàn phá đáng sợ nhân cách người Việt?
Chả lẽ người Việt cứ mãi phải mang cái họ Sống chung: Sống chung với lũ, sống chung với cướp giật, sống chung với nỗi sợ, sống chung với giả dối, sống chung với tham nhũng....
"Tiền trảm, hậu... cướp" và "tiền chạy, hậu... chức" là hai hiện tượng khác hẳn nhau: Một bên, những kẻ dùng vũ khí giết người, một bên vũ khí là đồng tiền ma mị, êm ái.
Một bên, người bị hại có thể bị mất tài sản, nguy hiểm đến tính mạng. Một bên, kẻ "bị chạy" ung dung trên ghế quyền lực, chả ảnh hưởng đến thanh danh. Thậm chí còn rao giảng đạo đức.
Một bên, sự "giao dịch" cướp giật diễn ra cả trong đêm tối lẫn thanh thiên bạch nhật. Một bên, giao dịch đó, dù có diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, cũng vẫn là "đi đêm".
Nhưng tác hại thì giống nhau, cướp bằng vũ khí, hay cướp "bọc tay nhung" đều làm băng hoại không thương tiếc niềm tin con người vào đạo lý xã hội.
Thế giới đang đồn đoán, lo sợ ngày 21/12 sắp tới là Ngày Tận thế.
Nhưng liệu có một Ngày Tận thế cho những kẻ cướp giật SG, và những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ (như chuyện thi công chức) đang nhởn nhơ hoành hành ở HN, và cả xã hội này không?-‘Cướp Sài Gòn, dân Thủ đô’…  vnn/ Xa luan

Tổng số lượt xem trang