-“Đền bù như thế thì đố ai chịu được”
18/09/2014
-
-Nhờ giải quyết tranh chấp, chính quyền thu luôn đất!
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo-Lãnh đạo không đủ thời gian đối thoại với dân? SGTT.VN - “Vừa qua, Quốc hội đặt vấn đề: thanh tra về khiếu nại, tố cáo thì nhiều nhưng chỉ ra ai là người sai sót, xử lý được bao nhiêu người thì không có. Điều này khiến người dân bức xúc”. Sáng 11.12, tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh tại buổi sơ kết sáu tháng về công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài...
Giải quyết khiếu nại, tố cáo-Lãnh đạo không đủ thời gian đối thoại với dân?
- Đơn thư tố cáo giảm, khiếu kiện đông người tăng (TT). – Khiếu nại giảm hơn một nửa so với năm 2011 (PLTP).
- Nghị quyết về giải quyết khiếu nại vấn đề đất đai (VOV). - Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà (TN). - Thu hồi 29 dự án chậm bồi thường (TN).
- Nghệ An: Được cấp sổ đỏ sau 20 năm kêu kiện (LĐ). - Bất cập nhà ở cho người có thu nhập thấp (LĐ).
- Quảng Trị: Viện trưởng Viện KSND tỉnh không nghỉ hưu (LĐ). - Bình Thuận: Phê bình hai chủ tịch huyện buông lỏng quản lý đất đai (LĐ). - Còn nhiều vướng mắc về thủ tục cấp giấy tờ nhà, đất (SGGP). – Thủ tướng chỉ thị: Kiên quyết thu hồi đất các dự án đầu tư không triển khai, triển khai chậm (SGGP). – Kiên quyết thu hồi đất với dự án triển khai chậm (DV).- Tự tử vì không được giải quyết tranh chấp đất (DV). – Hội đồng nhân dân Bà rịa – Vũng Tàu: Truy chuyện xây dựng trái phép trên núi Lớn (TT). Việc gia hạn điều tra vụ án Tiên Lãng là đúng luật (DV).- ‘Hướng’ nào cho vụ hành chính của ông Vươn khi xét xử lại? (Infonet).
Bài học Văn Giang và những kiến nghị (TVN 11-12-12) -- Bài Đặng Hùng Võ
-Vào nôi đãi vàng ròng
18/09/2014
TTO - Người dân mua đất giá 20 triệu đồng một mét vuông nhưng khi bị giải tỏa, thu hồi thì nhà nước đền bù 2 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Hoàng Điệp |
Ông Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hoàng Điệp |
Sáng 18-9, trong ngày làm việc tiếp theo của phiên họp thứ 17 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại TP.HCM, các đại biểu có ý kiến về báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của Chính phủ trong năm 2014.
Theo báo cáo của Chính phủ thì tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm 2014 giảm về số vụ việc tuy nhiên khiếu nại đông người lại tăng lên.
Theo báo cáo, cả nước có hơn 81.000 đơn khiếu nại và 19.000 đơn tố cáo, tuy nhiên có đến 59% số đơn khiếu nại và 63% đơn tố cáo sai.
Phát biểu về báo cáo của Chính phủ, ông Nguyễn Bá Thuyền, đại biểu quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng cho rằng việc giảm khiếu nại tố cáo không hẳn là do Chính phủ làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn có lý do là nền kinh tế đi xuống, các dự án không thể tiếp tục thực hiện nên việc phát sinh mâu thuẫn trong đền bù giải tỏa không có và số vụ khiếu nại giảm.
Đề cập về số liệu cho rằng các đơn khiếu nại tố cáo sai ông Thuyền nói thực tế công tác tiếp công dân cho thấy dân đi khiếu nại không bao giờ sai cả. Họ bức xúc đủ đường nhưng do cán bộ không giải quyết, vì giải quyết cái này có hậu quả khác nên cứ đùn đẩy cho nhau dẫn đến giải quyết không thỏa đáng.
“Khi làm Quốc lộ 20, sau giải phóng mặt bằng, cán bộ động viên dân chờ nhưng đường làm xong không bồi thường cho ai hết. Rồi cán bộ lại bảo dân không đồng ý thì kiện ra tòa. Mà tâm lý người dân cho ra tòa là kiện quan nên e ngại. Chứ nếu dân kiện thì thế nào cũng thắng vì chính quyền sai rồi”, ông Thuyền nói.
Về giải pháp giải quyết vấn đề khiếu nại tố cáo, các đại biểu cho rằng đó chỉ là cái ngọn, cái gốc là chính sách pháp luật không đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn.
Thực tế, có người dân đi mua đất với giá 20 triệu đồng một mét vuông nhưng khi bị giải tỏa, thu hồi thì nhà nước đền bù 2 triệu đồng. “Đền bù như thế thì bố ai chịu được”, ông Thuyền nói.
Ông Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn ĐBQH Ninh Thuận) cho rằng lâu nay dân làm gì sai thì xử lý đến nơi đến chốn nhưng cán bộ làm sai, cơ quan nhà nước làm sai thì không thấy xử lý gì cả.
Theo ông Cương, nếu giải quyết rốt ráo thì người dân đã không khiếu nại lên cấp trên.
Các đại biểu cũng cho rằng việc giải quyết đơn thư khiếu nại của các cơ quan nhà nước là chưa hết trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Luật tiếp công dân quy định là người đứng đầu cơ quan nhưng thực ra lãnh đạo không giải quyết, toàn đẩy cho cán bộ cấp dưới.
Các đại biểu cũng cho rằng cần làm tốt ông tác tuyên truyền giúp dân khởi kiện ra tòa càng nhiều càng tốt, đã làm sai thì quan cũng phải bồi thường.
Ông Chu Sơn Hà phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hoàng Điệp |
Sai do năng lực hay cố tình?
Ông Chu Sơn Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng báo cáo của Chính phủ như thế là chưa phù hợp và có vẻ như đánh giá năm nào cũng đúng. Bà Trương Thị Ánh (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thì cho rằng báo cáo như thế này để năm nào cũng đúng hết.
Dẫn chứng báo cáo của Chính phủ cho rằng 26% đơn tố cáo và 41% đơn khiếu nại có đúng có sai, ông Cương đặt câu hỏi: Tại sao Chính phủ không phân tích xem đội ngũ cán bộ ở cấp nào làm sai, làm sai do năng lực kém hay do cố tình làm sai.
“Sau khi rà soát thì thấy việc giải quyết có bao che tiêu cực hay không, từ những phân tích như vậy mới đưa ra đánh giá cụ thể chứ báo cáo thế này thì rất chung chung”, ông Cương nói.
Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, sự gia tăng các đoàn khiếu kiện đông người cũng như sự chống đối quyết liệt đối với người thi hành công vụ trong năm vừa qua là thực trạng đáng báo động, thể hiện sự phản ứng của người dân đối với hoạt động kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân trong quản lý nhà nước cũng như trong công tác khiếu nại tố cáo.
Do đó Uỷ ban Pháp luật đề nghị Chính phủ rà soát để đánh giá sát hơn thực tế tình hình khiếu nại tố cáo trong năm qua và dự báo tình hình khiếu nại tố cáo trong thời gian tới, nhất là những vụ việc phức tạp, bức xúc do thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng hoặc cán bộ còn thể hiện sự tham nhũng tiêu cực, từ đó có biện pháp phù hợp hạn chế phát sinh khiếu nại tố cáo.
Khiếu nại, khiếu kiện đông người do bị xúc giục
Theo báo cáo của Chính phủ, việc khiếu kiện khiếu nại đông người là do bị lợi dụng, xúi giục.
Báo cáo nêu rõ việc công dân đi khiếu kiện thường xuyên nhận được viện trợ 200kg gạo, mỳ tôm từ một hội do các cá nhân thành lập từ năm 2013 để những công dân này tiếp tục lưu trú tại Hà Nội. Và khi các công dân này ốm đau thì được đưa đi bệnh viện và hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật.
|
-Nhờ giải quyết tranh chấp, chính quyền thu luôn đất!
Đang ở ngon lành thì bị hàng xóm tranh chấp đất. Hai đương sự nhờ quận phân xử. Thế rồi không ai đúng – sai: quận thu luôn đất. Khiếu nại lên thành phố: Thành phố cũng thu luôn đất.
Chủ nhà khóc ngất…
Một ngày đẹp trời, sự cố rơi xuống đầu
Với những dòng tóm lượt trên, người ta tưởng đang nghe chuyện đùa. Nhưng, trớ trêu là nó xảy ra tại quận 9, TP.HCM.
Bước qua mô đất và những hàng mộ chí, bà Nguyễn Thị Bông thở dài đánh thượt: “Miếng đất ngày xưa rẻ như cho. Hơn 1000 mét vuông, cha tôi cho bà con chòm xóm qua đời an táng tại đây. Giờ nó có địa chỉ 141 Lò Lu, phường Trường Thạnh thì ai cũng muốn nhòm ngó”.
Hai chữ “nhòm ngó” mà bà nhắc đến là câu chuyện của ông L., một người hàng xóm. Ông L., ngày xưa ở đây, rồi bán nhà đi nơi khác làm ăn. Không hiểu sao, ngày nọ, ông quay về, nói gọn lỏn: Trên miếng đất của bà Bông có mộ thân sinh ông L nên nó là của ông.
Hai bên nảy sinh tranh chấp rồi tìm đến UBND quận 9 nhờ phân xử. Thay vì quận làm trọng tài, chính quyền địa phương nói đất có mộ nên giao cho phường Trường Thạnh quản lí. Như vậy tốt hơn khi thân nhân có mồ mả tổ tiên ở đây đến thăm viếng.
Cụ thể hóa cho tính pháp lí của lập luận này là quyết định 85/QĐ-UBND của UBND quận 9. Đùng cái., đất ở của bà Bông thành đất… nghĩa địa.
Thành phố cũng làm như quận
Bà Bông kể, gia đình bà ở đây từ năm 1945. Mãi cho đến sau 1975, một chỉ vàng mua được mênh mông đất. Chỉ vì nơi này cách trở đò giang với bên ngoài. Những cây cầu được xây, đôn giá đất lên trời… Còn tình làng nghĩa xóm bị trôi theo dòng chảy kênh rạch.
“Cha tui thương hàng xóm, họ hàng nên ai chết cũng cho chon ở đây. Khi cha qua đời, có người “đi sau” cũng ngỏ ý chon cạnh cha tui cho ấm tình. Đó là lí do đất nhà tui có đến hơn 20 nấm mồ thân thuộc.” Bà Bông nói chuyện người cha của mình, cũng là mấu chốt phát sinh tranh chấp.
Ông L không chứng minh được nghĩa vụ đóng thuế, sử dụng, canh tác như gia đình bà Bông nên bị quận bác đơn. Tưởng sung sướng vì lẽ phải về mình, thì bà Bông thẫn thờ với kết quả bất ngờ: Quận thu đất giao cho phường Trường Thạnh.
“Chính quyền đã không nghĩ đến tình cảm của cha tui khi ông hiến hơn 60 mét vuông là ban điều hành khu phố năm 2007. Tui buồn, lo vì mất phần đất hương hỏa và đang trồng chanh để kiếm thu nhập nuôi con.” Bà Bông nói.
Không đồng tình với quyết định trên, bà Bông khiếu nại lên UBND TP.HCM. Nhiều năm tháng trôi qua, bà thầm hi vọng để rồi thất vọng khi ngày 20.12, UBND TP.HCM ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Theo đó, cách giải quyết của chính quyền thành phố là giao đất cho UBND phường Trường Thạnh quản lí để người dân tiện thăm viếng mồ mả.
Một luật sư cho biết, việc thu hồi đất mồ mả của bà Bông là không thuyết phục. Hiện nay chưa có quy định nào đối với đất thổ mộ. Số phận của các ngôi mộ đối với quản lí hành chính là xâm hại đến yếu tố tinh thần của người dân.
Ngoài ra, lẽ ra quận và thành phố phải làm trọng tài thì tự ý tịch thu đất của dân là gây thêm bức xúc xã hội. Khi không thỏa mãn với các quyết định trên, người dân có thể khởi kiện bằng một vụ án hành chính để nhờ tòa án can thiệp.
Thanh Nhã
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo-Lãnh đạo không đủ thời gian đối thoại với dân? SGTT.VN - “Vừa qua, Quốc hội đặt vấn đề: thanh tra về khiếu nại, tố cáo thì nhiều nhưng chỉ ra ai là người sai sót, xử lý được bao nhiêu người thì không có. Điều này khiến người dân bức xúc”. Sáng 11.12, tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh tại buổi sơ kết sáu tháng về công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài...
Theo ông Tranh, trong số 528 vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng cần xử lý trên cả nước hiện nay, có đến 79% là khiếu kiện về đất đai. “Vấn đề nổi lên là thực hiện công khai, dân chủ không tốt, từ quy hoạch cho đến chủ trương thu hồi, giải phóng đền bù… Thêm nữa, cán bộ xử lý không những không công tâm, khách quan mà còn lợi dụng khiếu nại, tố cáo để tham nhũng nhưng chưa bị xem xét xử lý”.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra rằng các địa phương khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu quyết liệt, đùn đẩy, chờ cấp trên. Có những huyện chưa giải quyết đã đẩy lên cấp trung ương, tức thuộc thẩm quyền của địa phương nhưng lại chờ trung ương. Tại các địa phương còn có tình trạng phát hiện sai sót nhưng chưa mạnh dạn sửa chữa, thậm chí có vụ Thủ tướng có kết luận rồi vẫn không thực hiện.
Từ tháng 7 – 11.2012, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 72.547 lượt người, 606 lượt đoàn đông người, so với cùng kỳ năm 2011 tăng 25,3% lượt người và 2,7% số đoàn đông người. Như vậy, xu hướng các đoàn đông người khiếu kiện vượt cấp lên trung ương tiếp tục tăng.
|
Tuy nhiên, đại diện nhiều địa phương than gặp khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nói, hàng tuần lãnh đạo tỉnh tổ chức đối thoại với dân, nhưng người dân vẫn chưa chấp nhận quyết định cuối cùng, vẫn chờ trung ương can thiệp. Do đó, bà đề nghị Thanh tra Chính phủ nên có cơ chế thống nhất trong xử lý khiếu nại, phối hợp nhịp nhàng giữa trung ương và địa phương, nếu không người dân không có niềm tin, rồi “lại đi trung ương tiếp”. Đại diện thành phố Cần Thơ thì nêu thực trạng có một số bộ, ngành liên quan còn chậm chạp trong phối hợp xử lý với địa phương.
Tự nhận là hai địa phương có số khiếu nại đông người lớn trong cả nước, đại diện của cả Hà Nội và TP.HCM đều thừa nhận khó đáp ứng yêu cầu khi chủ tịch UBND trực tiếp đối thoại với dân, vì quỹ thời gian không cho phép. Ông Vũ Hồng Khanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói, mỗi năm Hà Nội có hơn 500 vụ khiếu kiện, do vậy lãnh đạo đối thoại thì khó có thời gian làm việc khác, vậy có uỷ quyền được không? “Lãnh đạo không ngại đối thoại, nhưng số lượng lớn thì không thực hiện hết”. Đại diện của TP.HCM thì nêu con số vụ việc gấp đôi Hà Nội (1.000 vụ mỗi năm), vì thế cần có cơ chế uỷ quyền đặc thù cho lãnh đạo đối thoại với người dân.
VIỆT ANHGiải quyết khiếu nại, tố cáo-Lãnh đạo không đủ thời gian đối thoại với dân?
- Đơn thư tố cáo giảm, khiếu kiện đông người tăng (TT). – Khiếu nại giảm hơn một nửa so với năm 2011 (PLTP).
- Nghị quyết về giải quyết khiếu nại vấn đề đất đai (VOV). - Một mét vuông đất bằng một quả… trứng gà (TN). - Thu hồi 29 dự án chậm bồi thường (TN).
- Nghệ An: Được cấp sổ đỏ sau 20 năm kêu kiện (LĐ). - Bất cập nhà ở cho người có thu nhập thấp (LĐ).
- Quảng Trị: Viện trưởng Viện KSND tỉnh không nghỉ hưu (LĐ). - Bình Thuận: Phê bình hai chủ tịch huyện buông lỏng quản lý đất đai (LĐ). - Còn nhiều vướng mắc về thủ tục cấp giấy tờ nhà, đất (SGGP). – Thủ tướng chỉ thị: Kiên quyết thu hồi đất các dự án đầu tư không triển khai, triển khai chậm (SGGP). – Kiên quyết thu hồi đất với dự án triển khai chậm (DV).- Tự tử vì không được giải quyết tranh chấp đất (DV). – Hội đồng nhân dân Bà rịa – Vũng Tàu: Truy chuyện xây dựng trái phép trên núi Lớn (TT). Việc gia hạn điều tra vụ án Tiên Lãng là đúng luật (DV).- ‘Hướng’ nào cho vụ hành chính của ông Vươn khi xét xử lại? (Infonet).
Bài học Văn Giang và những kiến nghị (TVN 11-12-12) -- Bài Đặng Hùng Võ
-Vào nôi đãi vàng ròng
08:45 ngày 12.12.2012
SGTT.VN - Khai thác vàng trái phép, nhưng khi nhìn thấy quan chức địa phương đi kiểm tra, các đối tượng vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí họ còn cười đùa với nhau như thân quen.
Phải chăng họ đang có quyền lợi từ việc khai thác vàng trái phép này?
Nhiều người đào đãi vàng đông vui như lễ hội xuống đồng.
|
Công khai đào đãi vàng trái phép
Không đóng giả làm người đi mua vàng, chúng tôi tìm tới trụ sở UBND xã Pi Toong để nhờ người dẫn vào nơi được coi là “thánh địa” vàng. Ông Quàng Văn Tâm, chủ tịch xã và ông Nguyễn Văn Sáng, bí thư xã tiếp chuyện chúng tôi, nói: “Bảy bản gồm: bản Lứa, Hua Nà, Nà Cài, Chộc, Ten, Phiêng, Can chạy dọc suối Toong đều có vàng, vàng đã được phát hiện ra ở đây từ vài chục năm. Trước đây, “thánh địa” này do người Hoa sang khai thác đầu tiên, hiện có cả miếu thờ người Hoa tại một số bản Lứa, Hua Nà”.
Mặc dù vậy, ông Sáng khẳng định: Pi Toong không có tên trong bản đồ khoáng sản Việt Nam là địa phương có vàng. Trong khi đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La, Pi Toong là một trong những địa điểm có trữ lượng vàng sa khoáng cần được bảo vệ. Ông Sáng nói: “Người dân đi đào đãi vàng như đi mót thóc, chứ không khai thác theo kiểu công trường, quy mô lớn. Chúng tôi đã tổ chức xua đuổi người khai thác vàng như đuổi gà, đuổi vịt”.
Thế nhưng, trả lời chúng tôi về việc tại sao có máy xúc, máy đào đãi vàng chuyên nghiệp đang hoạt động tại Pi Toong, ông Tâm cho rằng, do người dân thuê máy xúc về múc đất ruộng, đất vườn của nhà mình để đào, đãi vàng trái phép. Ông Tâm khẳng định: “Không có chuyện người bên ngoài vào khai thác vàng tại Pi Toong!” Tuy nhiên, sau khi chúng tôi đưa ra dẫn chứng, ông Tâm phân trần: “Có năm đến sáu người ở Thái Nguyên vào tổ chức khai thác vàng, chính quyền xã đuổi và chúng tôi đã thông báo cho người dân nếu thấy người lạ vào khai thác vàng thì báo cáo cho xã và phía công an xã sẽ không cấp giấy tạm trú cho đối tượng khai thác vàng trái phép”.
Ông Tâm đã đưa cho chúng tôi xem một tập tài liệu nào là nghị quyết Đảng bộ xã, văn bản chỉ đạo, thông báo của UBND tỉnh, các sở, huyện... liên quan tới vấn đề khai thác vàng sa khoáng ở Pi Toong, nhưng hình như các thông báo, văn bản chỉ đạo đó lại không có “ép phê” gì, bởi lẽ, người dân vẫn tổ chức khai thác, đào đãi vàng công khai.
Đi cùng với chúng tôi thị sát bãi đào đãi vàng có ông bí thư Sáng, ông Hoà, phó công an xã Pi Toong dẫn đường. Trên đường vào “thánh địa” khai thác vàng, tôi có hỏi ông Hoà: “ở đây người dân đã khai thác được vàng cục bao giờ chưa?” “Có! Vừa rồi người ta khai thác được cục vàng nặng 1,7kg, có nhiều miếng vàng to như tấm phên, hoặc bó chặt vào phiến đá nếu khò ra cũng được cả ký vàng, đấy là chưa kể vàng cục như nắm đấm, hạt bắp...”, ông Hoà nói.
Đồng nghiệp đi cùng tôi đã tranh thủ chụp vài bức ảnh ghi nhận dòng kênh có nước đục ngầu chạy vắt qua bản Lứa, xung quanh đấy là các ao, ruộng đồng của bà con đều bị đục ngầu. Ông Hoà nói: “Lên kia mà chụp, nước trên kia còn đục nhiều hơn”. Đánh vật với con đường nhỏ hẹp, lầy lội, thỉnh thoảng phải vượt qua kênh dẫn nước tưới vào các cánh đồng cấy lúa của người dân, tại nhiều đoạn đường, chúng tôi phải nhảy ra khỏi xe và cuốc bộ. Đến “thánh địa” khai thác vàng ở bản Lứa, chúng tôi bắt gặp một tốp người đang khai thác vàng, trong khi đó, một vài người vẫn hì hục lắp các “vòi rồng” cho chiếc máy bơm để chuẩn bị cho công việc đãi vàng.
Chúng tôi hỏi một người khai thác vàng: “Hàm lượng vàng ở đây khoảng bao nhiêu, anh biết không?” Không để cho anh kia trả lời, ông Sáng nhanh nhảu nói: “Hàm lượng khoảng 93 – 94%, giá thị trường vàng khoảng 43, thì vàng ở đây bán được 38 – 39. Nhưng theo nhiều người dân ở đây cho biết vàng cục, vàng to cỡ hạt bắp, họ vẫn bán “ngang” với vàng bốn số chín”.
Chính quyền xã làm ngơ
Cận cảnh khâu đãi vàng.
|
Cách đó khoảng 100m, ngược về núi Mốc, bản Lứa và Hua Nà, có rất nhiều người đào đãi vàng và cảnh tượng ở đây đông vui như lễ hội xuống đồng của người dân tộc Thái (hai bản này có 100% người dân là người dân tộc Thái – PV). Điều đáng chú ý là, mặc dù thấy ông bí thư xã, ông phó công an xã, nhưng người dân khai thác vàng trái phép ở đây lại không tỏ vẻ sợ sệt, thậm chí họ còn đùa vui, chuyện trò với ông bí thư xã rất thoải mái. “Có ai được ít vàng nào chưa, mang vàng cho tôi xem đi”, ông Sáng hỏi. Một người phụ nữ lấy trong vạt váy dắt ngang hông một lọ nhựa nhỏ đựng vàng, định đưa cho chúng tôi xem, nhưng không hiểu sao cô lại cất vào vạt váy, tiếp tục công việc đãi vàng của mình.
Tại bãi đào đãi vàng, chúng tôi thấy một số phụ nữ cõng con nhỏ sau lưng và một số trẻ nhỏ theo cha mẹ đi đãi vàng. “Em tên gì?”, tôi hỏi một em, nhưng em chỉ xoa đầu và không trả lời. “Hôm nay sao em không đi học?”, tôi hỏi tiếp nhưng em nói: “Không, không nói đâu”. Cách đó vài mét, một cái hố rộng khoảng bảy đến tám mét, sâu khoảng 15m, có bốn người phụ nữ và ba người đàn ông to khoẻ đang điều khiển chiếc “vòi rồng” phun thẳng vào thành hố để khai thác vàng. Bên cạnh hố sâu là phần đất đá được đào lên và chất cao bằng “ngọn đồi”, hàng chục người mang thùng, xô, thúng... đến lấy và mang đi ra ngoài dòng kênh để đãi vàng. Không đầy hai mươi phút sau, “ngọn đồi” cứ nhỏ dần đi, đất thì trôi theo dòng nước, còn đá thì được người đãi vàng vứt ra cạnh con kênh thành nhiều đống lớn.
Chúng tôi tò mò muốn đi tiếp vào trong, nhưng ông Sáng nói: “Chỉ khai thác ở đây thôi, bên trong không còn”. Tuy nhiên, anh bạn đồng nghiệp đi cùng tôi bắt gặp một bà cụ đi từ trong ra và hỏi thì được biết bên trong mới là “thánh địa” của việc đào đãi vàng chuyên nghiệp. Chúng tôi đề nghị được tiếp cận và ông Sáng đành đồng ý đi tiếp. Trên đường đi, chúng tôi bắt gặp các phiến đá xếp thành đường đi đã được bào mòn nhẵn bóng, hai bên đường là các hố sâu, có hố sâu cả vài chục mét, bên dưới là chiếc máy bơm đã được tháo “vòi rồng” và được phủ lên bằng một tấm chiếu rách. Chúng tôi hoài nghi và đặt câu hỏi: “Người dân cho biết trong bãi đào đãi vàng có người nhà của chủ tịch xã và bí thư xã khai thác vàng?” Ông Sáng thừa nhận: người em của ông Tâm, chủ tịch xã cũng tham gia khai thác vàng trái phép. Như vậy, chuyện đã rõ! Mọi đợt kiểm tra của cơ quan chức năng đều bị rò rỉ thông tin từ đây.
Người ta ước tính, mỗi ngày trên bãi đào đãi vàng có tới trên chục điểm khai thác vàng tập trung, từ khai thác thô sơ đến chuyên nghiệp, từ tự phát đến có tổ chức. Theo nhiều người dân địa phương, bản Lứa, Hua Nà... còn nhiều quả đồi, thung lũng chưa có dấu hiệu của sự khai thác vàng, tất cả đều hoang sơ và nơi đây đều có vàng. Về trữ lượng thì họ không biết có nhiều hay ít, nhưng họ cho biết đã có một vài cá nhân đã bỏ tiền ra mua để khai thác vàng. Trong khi đó, theo quan điểm của các vị lãnh đạo xã Pi Toong, nếu bố trí người canh giữ thì sẽ hạn chế được tình trạng khai thác vàng trái phép, nhưng khi đụng vào “lệ làng” thì sẽ có va chạm với người dân. Do đó, nhiều năm trở lại đây, cấp trên cứ ra thông báo, văn bản chỉ đạo cấm khai thác vàng trái phép, còn xã Pi Toong vẫn cứ làm ngơ cho người dân khai thác vàng trái phép, bỏ mặc chuyện tài nguyên khoáng sản của quốc gia bị “chảy máu” và môi trường ở địa phương bị huỷ hoại, tác động xấu tới cuộc sống canh tác của người dân.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ DOÃN XUÂN