Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Nhân đọc bên thắng cuộc (11)- Không có bên thắng cuộc #2: Về Nhân văn Giai phẩm

Giữa thua và thắng (Alan Phan).
BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BẨY 29/12/2012
Gần đây, trên mạng Net của các cộng đồng Việt Nam, người ta bàn luận nhiều về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức. Tôi không có ý kiến vì đây chưa phải là một tài liệu lịch sử theo chuẩn mực của khoa học (cần nhiều soi mói và điều nghiên hơn). Nhưng chữ “người thắng cuộc” mà tác giả dùng vẫn là một thể hiện của suy nghĩ cổ điển.
Qua 10 ngàn năm của lịch sử nhân loại, khi cuộc chiến chấm dứt, kẻ chiến thắng thường được phép hôi của, hiếp phụ nữ, bán trẻ con, cầm tù bại quân và nhục mạ mọi văn hóa tàn tích của nhửng phe thua cuộc. Nói chung, kẻ thắng thường có nhiều chiến lợi phẩm và huân chương, tạo nên một động lực mạnh mẽ cho các cuộc chiến tiếp theo.
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nghịch lý hiện diện sau 1975. Cuộc sống của 95% người thua cuộc sau vài năm (phải lang bạt kỳ hồ khắp năm châu) lại sung túc về vật chất gấp 10 lần 95% những người thắng cuộc. Chưa kể đến những thỏa mãn khác về tinh thần như tự do, chất lượng giáo dục, môi trường sống và tương lai con cháu…hay thế đứng trong xã hội.
Trong khi những người thua cuộc ổn định với đời sống của nhiều thế hệ và có thì giờ tạo dựng một văn hóa mới cho Việt Nam, phe thắng cuộc vẫn loay hoay tìm lối ra trong cái đầm lầy họ tự đào. Sau 30 năm chiến tranh và 38 năm xây dựng xã hội trong hòa bình, nhiều chuyên gia tiên đoán là phe thắng cuộc sẽ cần hơn 40 năm nữa để bắt kịp cuộc sống hiện tại của Thái Lan.
 Tôi nghĩ anh Huy Đức nên dùng một danh từ về “thua” và “thắng” chuẩn xác hơn?
Alan

- Không có bên thắng cuộc #1Không có bên thắng cuộc #2: Về Nhân văn Giai phẩm (Han Times).
Chiến thắng của một quốc gia, một dân tộc không phải và tuyệt đối không phải là chiến thắng của một Đảng phái này với một đảng phái khác, không phải chiến thắng của hệ tư tưởng này với hệ tư tưởng kia; càng không phải là chiến thắng của người này với người kia. Chiến thắng đó hẳn phải là quốc gia thịnh vượng, dân tộc tự do và công dân hạnh phúc.

Chế độ Sài Gòn sụp đổ ngày 30/4/1975, nhưng "chúng ta" chỉ thắng trong trận chiến nhỏ: Trận chiến của tư tưởng này thắng tư kia, của Đảng phái này thắng Đảng phái kia (trong giai đoạn lâm sàng của sự thất bại) Sẽ không có ai là "Bên thắng cuộc" chỉ có nhân dân là thua cuộc và Việt Nam đang thua trong một tương lai lâu dài và bền vững. 
Ngược trở về với Nhân văn - Giai phẩm những năm 1954 - 1957 cùng việc đàn áp, khủng bố giới nhân sỹ trí thức văn nghệ sỹ trong hai tờ tạp chí này. Người ta hẳn có thể biện minh rằng Miền Bắc không thể chiến thắng miền Nam nếu có những bài ca ủy mị, có những tư tưởng đi lệch ra khỏi đường lối...   Nhưng biện hộ thế nào thì biện hộ đó không bao giờ là một chiến thắng, đúng hơn đó là sự thất bại thảm hại của khao khát tự do, tư duy độc lập và hướng mỹ. 


Nhân văn giai phẩm họ là ai? 
Đó là những văn nghệ sỹ trí thức hàng đầu của Việt Nam hiện đại. Những con người này đã tin và đi theo Hồ Chí Minh, họ sống chiến đấu vì dân tộc và khát vọng tự do. Tự do không chỉ cho riêng họ.

Bản thân tên tuổi đã nói lên tất cả: Bùi Xuân Phái danh họa hàng đầu Việt Nam với phố cổ, với tinh thần Hà Nội; Hoàng Cầm nức danh với Bên Kia Sông Đuống: Bên kia sông Đuống/Ta có đàn con thơ ngày tranh nhau một bát cháo ngô/Đêm ríu rít chui gầm giường tránh đạn; Văn Cao làm nên Tiến quân ca - Quốc ca của nước Việt Nam hiện đại, Trần Đức Thảo nhà Triết học hàng đầu của Việt Nam, vân vân và vân vân...


Họ là ai? Họ là tinh hoa của dân tộc, là những con người đã hội tụ trong mình dòng máu Việt Nam, Tình yêu tổ quốc, tinh thần phương đông và tư duy phương Tây. Họ là sự kết hợp giữa Đông và Tây, là những tinh hoa mà chính người Pháp - nền giáo dục của nước Pháp đã góp phần tạo nên.


Chừng ấy đủ chưa? 
Cần phải nhớ rằng thời kỳ họ sống là thời kỳ oanh liệt nhất của xứ sở này. Thời kỳ tang thương, dâu bể nhất của xứ sở này. Thời kỳ mà vừa làm nên chiến thắng, ông Cụ cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quay ra khủng bố giới nhà giầu. Đảng Cộng Sản Việt Nam nhân danh ruộng đất về tay dân cày nghèo, nhân danh cải tạo thông thương nghiệp để cướp đoạt điền sản, nhà máy, tiền của của giới Tư sản và người giầu có ở nông thôn.


Những đóng góp của tư sản hay giới nhà giàu không đủ để cứu họ thoát khỏi cảnh trở thành công dân hạng hai, vô tù trong nhà tù xã hội, nhà tù tư tưởng? Phải định nghĩa là gì? Nếu không phải là bội phản hay một cú lừa, cú tát thẳng tay vào mặt những ân nhân của mình. Hệ quả thật đau xót, không chỉ là nền kinh tế trong một giai đoạn ngắn hạn mà cả không khí khủng bố bao trùm. Và đến tận bây giờ chính con cháu phải gánh chịu chỉ bới cha ông đã trót giàu có còn tư duy làm kinh tế thì bị thui chột đến mức điêu tàn. 


Đã bao giờ Đảng này dám nhận tội đó chưa? Chưa chưa hề luôn. Chỉ là vài giọt nước mắt  muộn mằn của ông Cụ, một vài nhân vật bị kiểm điểm và hậu quả là cả dân tộc phải chịu đựng. 


Và vì cớ gì những trí thức của Nhân Văn - Giai phẩm bị khủng bố, bị ruồng rẫy? Vì yêu tự do và đòi hỏi dân chủ à? Vì không sùng bái cá nhân à? Vì họ dám nhìn và dám bay đến những chân trời mới à? "Tôi tiếc những người bay không có chân trời và những chân trời không có người bay". Và vâng! Tôi đã sai vì nhìn thấy Đảng sai, nhìn thấy ông Cụ sai; vâng tôi đã sai vì khao khát tự do ha ha!! Đáng kiếp, đáng đời TÔI! 
"Những chân trời không có người bay"
Cuộc khủng bố Nhân Văn - Giai Phẩm nói cho đúng đó là cuộc chiến về tư duy, cuộc chiến về tư tưởng. Sau khi đã đả bại kẻ thù lớn nhất là người Pháp và sự cai trị của họ, những người Cộng Sản đã thực hành ước muốn thống trị kinh tế và cả tư tưởng trên toàn bộ xứ sở này. Quyền lực kinh tế thì đã có bởi cuộc Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp nhưng  vẫn còn đó Quyền lực về tư tưởng, quyền thống trị tư duy.


Những kẻ đã nghĩ khác, đã yêu một tình yêu lớn hơn cần phải được tẩy não, hoặc bị tiêu diệt. Đảng không cần họ nghĩ gì khác ngoài Đảng với "mặt trời chân lý chói qua tim". Vậy là cuộc chiến nổ ra. 
Đương nhiên ngòi bút không thể thắng sức mạnh của một chính thể vừa có chiến thắng oanh liệt nhất. Họ những trí thức văn nghệ sỹ của hai tờ Nhân Văn và Giai Phẩm bị bắt, bị đưa ra xét xử trước "tòa án nhân dân" và rồi bị ruồng rẫy, gạt ra ngoài lề xã hội.  Biện hộ thế nào thì biện hộ, nhưng cái án văn chương vô tiền khoáng hậu ở xứ này mà ông Cụ, và ĐCS VN tạo nên là không thể chối cãi. 


Hậu quả thực sự là quá đau đớn. Tinh hoa văn hóa - tri thức của xứ sở này đã bị thui chột. Những giá trị của nền giáo dục khai phóng mà người Pháp tạo đựng trên Đông Dương đã lụi tàn. Trí thức chỉ còn là những kẻ khoác áo công nông và nói tiếng nói của Đảng. 


Vậy là có cả một đàn người bay không có chân trời để cho có "những chân trời không có người bay". 
Vậy thì ai là người chiến thắng?
Cho đến tận bây giờ nước Nam này còn có được Văn Cao? Còn có được Bùi Xuân Phái, Trần Đức Thảo, Hữu Loan, Nguyễn Bính hay Hoàng Cầm. Không, đéo còn ai? Nền giáo dục của xứ này, tư duy của xứ này không đủ sức để tạo dựng hay xây đắp tương lại cho những con người như vậy.


Và cả cho những người anh hùng như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu hay ông Cụ.


Ai là người chiến thắng? Không hề, không có ai là người chiến thắng. Chúng ta đã thua, người dân đã thua! Tham nhũng thành quốc nạn mà vô kế khả thi, đồng chí X mình đầy lỗi, đầy khuyết điểm mà không thể kỷ luật, đất đai của người dân bị lấy đi mà chỉ được đền bù theo đơn vị tính đúng bằng bát phở. 


Nói thế để biết rằng: Dân chủ không phải ngày một ngày hai mà có được. Nó phải được bắt nguồn từ cái mạch nguồn tư duy, từ coi dân là gốc. Điều khốn nạn chính là mạch nguồn đó đã bị bít kín, vét sạch. Bởi sao? Bởi Đảng đéo bâu giờ sai! Đảng là Vinh quang, Đảng là Vĩ đại muôn năm!! 
Bên nào thắng cuộc? Không chẳng có bên nào thắng, tất cả chúng ta đã thua. Thua về văn hóa, thua về tư duy và thua so với ngay với lịch sử, với quá khứ! Chúng ta chỉ còn sở hữu lại một cái ống cống và chỉ tuôn ra một thứ nước duy nhất. Thơm hay thối, là nhân văn hay ưu việt hoặc phản động đó là do nhận thức của mỗi người.


Lãnh tụ hoàn toàn đéo ke! Nhưng đcm càng biên anh càng sôi máu!!



-LỊCH SỬ NHÌN QUA LỖ ĐỒNG XU (Về cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức)
ĐÔNG LA
Trong bài ben-thang-cuoc-vi-sao-toi-viet?, Huy Đức viết:
“Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”; “Một hôm ở nhà Đỗ Trung Quân, nhà báo Tuấn Khanh, người vừa gặp rắc rối sau một bài báo khen ngợi ca sỹ bị coi là chống cộng Khánh Ly, buột miệng nói với tôi: “Anh phải viết lại những gì diễn ra ở đất nước này, đấy là lịch sử”. Gần như không mấy ai để ý đến câu nói đó của Tuấn Khanh, nhưng tôi thì cứ bị nó đeo bám. Tôi tiếp tục công việc thu thập tư liệu với một quyết tâm cụ thể hơn: Tái hiện giai đoạn lịch sử đầy bi kịch của Việt Nam sau năm 1975 trong một cuốn sách”; “Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc”.
     Những sự thật quan trọng liên quan đến vận mệnh của đất nước ai cũng muốn biết, có điều những chuyện con con liên quan đến chính bản thân ta đây còn bị xiên xẹo tùm lum thì những sự thật lớn lao đâu dễ biết được.
       Theo triết học, có cái tận mắt ta nhìn thấy cứ tưởng là sự thật nhưng lại không phải, bởi nó là hiện tượng chứ không phải bản chất. Như than chì và kim cương, người không biết cứ tưởng là hai chất khác nhau, nhưng thực chất chúng lại cùng là các bon. Có những chuyện người thật việc thật vẫn không phải là sự thật bởi chúng chỉ là những mẩu của sự thật mà thôi. Trong khi đó với tôi, sự thật cũng vẫn chưa phải là lịch sử, không phải cái sự thật nào cũng là lịch sử, bởi với mênh mông sự thật trong đời sống thì lịch sử nào chứa cho đủ?
Vậy lịch sử là gì?
Có lẽ chỉ sự thật nào có thể trở thành văn hóa, những sự thật chủ chốt, bao quát, có thể nói lên được bản chất của vấn đề, giúp cho hậu thế những bài học bổ ích thì sẽ thành lịch sử. Tất nhiên không chỉ có những bài học về sự thành công mà có cả những bài học về sự thất bại. Vì vậy những từ “minh triết”, “hiền minh” là đúng nhất dùng để chỉ những phẩm chất cần phải có của một nhà viết sử. Người ta cần phải thấu suốt hết mọi lẽ, với tấm lòng thiện đức, thì mới có thể viết được sử.
Còn Huy Đức cũng có tham vọng viết sử thì có cái gì?
Đó là một chú bé sau giải phóng bị lóa mắt bởi: “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; con búp bê nhựa – biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe … Những chiếc máy Akai, radio cassettes”. Từ đó thấy: “Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi”.
Tôi khi ấy gần như thuộc lớp bộ đội sau cùng, cũng kịp trực tiếp tham gia chiến dịch HCM. Từ rừng về tôi cũng thấy SG to đẹp, nhưng có lẽ tôi là số rất ít bộ đội không đi lùng mua khung xe đạp, búp bê, radio cassettes, mà cái mong ước lớn nhất của tôi lúc ấy là được về thăm nhà và được vào đại học, chỉ thế thôi!
 Huy Đức, đến tận 1983 mới  “có một năm huấn luyện ở Sài Gòn… Tôi bắt đầu biết đến rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạc. Cho dù, đã kiệt quệ sau 8 năm “giải phóng”, Sài Gòn với tôi vẫn là một “nền văn minh””, để rồi với cách nhìn ấy đã viết nên cuốn sách: “Cuốn sách của tôi bắt đầu từ ngày 30-4-1975, ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn ba mươi năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc”.
Đó thực sự là cách nghĩ từ một cái nhìn thiển cận. Và với cách nhìn ấy, cái nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu như thế thì sẽ viết được cái gì?
      Trước khi phân tích cụ thể, ta thử xem qua dư luận về cuốn sách của Huy Đức.
Thật kỳ lạ cả phía “ta” lẫn “địch” đều có người chê Huy Đức dữ dội thì có nhóm nhỏ “xuất thân việt cộng” nhưng đang làm thuê cho những ông chủ thuộc “thế giới tự do” thì rất ca ngợi cách nhìn lộn ngược của Huy Đức.
Trong bài ĐỌC “BÊN THẮNG CUỘC” CỦA HUY ĐỨC  Posted on 10.12.2012 by nguyentrongtao , ông GS TRẦN HỮU DŨNG, con Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nguyên là bác sĩ riêng của Bác Tôn, một người đang dạy học bên Mỹ, viết:

      “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là quyển sách hay nhất về lịch sử Việt Nam sau 1975 mà tôi được biết… Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản. Huy Đức là một trong số rất ít (có thể đếm trên ngón một bàn tay!) ký giả Việt Nam hiện nay có khả năng nghiệp vụ cao, dày dặn kinh nghiệm, và nhất là có biệt tài tạo sự tin cẩn ở những người được phỏng vấn về những sự kiện vô cùng “nhạy cảm”, thậm chí “thâm cung bí sử”…  “Bên Thắng Cuộc” lột trần nhiều “huyền thoại” về một số lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Trần Hữu Dũng cũng viết: “Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ… chỉ có thể dùng hai chữ “tuẫn tiết” chứ không thể có từ nào hay hơn”.
Việc Trần Hữu Dũng khen Huy Đức dùng chữ “tuẫn tiết” để ca ngợi dũng khí của mấy người tự sát, vậy phải chăng đó cũng là cách gián tiếp chê gần một triệu người lính chế độ cũ khác không tự sát là hèn nhát? Còn tôi thấy mấy vị tự sát chẳng cần phải uổng mạng như thế nếu các vị biết Nixon đã thể hiện quyết tâm của Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH khi quát lên với Kissinger rằng (theo baomoi.com): “Tôi không biết liệu lời đe dọa đó có đủ không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ việc chết tiệt gì - hay cắt đầu hắn ta, nếu cần thiết” (I don't know whether that threat goes far enough or not but I'd do any damn thing that is -- or cut off his head if necessary) khi nói về việc TT Thiệu không muốn ký vào Hiệp định Paris. Đó cũng chính là cái lý do khiến tướng Nguyễn Cao Kỳ từng thốt lên: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”; rồi: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”. Vậy thì các vị đã tuẫn tiết thì tuẫn tiết vì cái gì? Vì cái gì Huy Đức đã tôn vinh họ? Và vì cái gì Trần Hữu Dũng ca ngợi Huy Đức?
Nguyễn Giang, hiện là Trưởng Ban Việt Ngữ BBC, tra trên mạng thấy: “Name: Nguyen Giang. Born 1972 in Son La, Vietnam. High school and first year of law studies in Hanoi”, nghĩa là cũng là “con Việt cộng” ở Sơn La. Trênbbcvietnamese.com, trong bài Về cuốn 'Bên Thắng Cuộc', Nguyễn Giang viết:
Các đoạn có giá trị nhất, nhiều tư liệu mới nhất và tổng hợp được cách nhìn của các bên nhất phải kể đến giai đoạn lực lượng cộng sản Nam và Bắc tiến vào Sài Gòn, và thời kỳ quân quản rồi thống nhất hai miền.
… ngòi bút Huy Đức tỏa sáng trong giọng văn âm thầm, cố gắng giữ vẻ bình thản nhưng bên trong sôi sục, thậm chí có chỗ nghẹn đi vì các biến cố đau đớn cho hàng triệu người mà anh chứng kiện cận cảnh, nhất là ở trong tâm thức một người đi bộ đội về và từ Bắc vào sống trong Nam…
Các vụ ‘thâm cung bí sử’ trong chính trường Việt Nam, nhất là giới tướng lĩnh như cái chết của các tướng Nguyễn Chí Thanh thời chiến tranh, rồi những chuyện đột tử của các tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện sau này cùng một âm mưu bao vây, hạ thấp tướng Võ Nguyên Giáp được mô tả thật sinh động”.
Trong bài CÓ PHẢI MÁC LẠI LÀM KHỔ DÂN VĂN GIANG?  phản bác TS Phạm Ngọc Cương ở Canađa, tôi đã viết: “Từ cái nhìn phi lịch sử, từ chỗ chê bai cuộc sống ở trong nước, ông Cương ca ngợi Canada, nơi ông là một kẻ tha phương cầu thực. Mọi chuyện ông nói đều đúng cả, nhưng đó chỉ là tư duy “phản xạ có điều kiện” của Pavlov, chứ không phải là cái nhìn biện chứng của một tư duy triết học”, thì có lẽ ông Giang, ông Dũng cũng giống như ông Cương thôi, cũng được những “điều kiện” ở Anh, ở Mỹ  đã tạo ra những “phản xạ” trong nhận thức, nên các ông đã ca ngợi Huy Đức viết ngược như thế. 
Ngẫm lại cái số phận thật tai quái, tôi đây mà cũng lại có lần “hân hạnh” được dùng tiệc cùng với “ông Trưởng ban” Giang nói trên và cả “nhà cách mạng Lê Công Định” nữa tại quán Nga trên đường Tôn Đức Thắng, Q I, TPHCM!
Ngược lại cái tư duy “phản xạ có điều kiện” nói trên, trênhaingoaiphiemdam, một chứng nhân được Huy Đức cho vào “trang sử” của mình là Lê Quang Liễn, một Thiếu Tá Quân lực VNCH, đã phản đối Huy Đức:
Một nhà báo chân chính phải viết cho sự thật, vì lương tâm thì đừng bao giờ gán, chụp cho những người vắng mặt những gì vì lợi ích cho bản thân, phe nhóm”.
MX Phạm Văn Tiền ĐĐ F Khóa 20 Đà Lạt:
Kính thưa quý diễn đàn.
Gần đây dư luận xôn xao về một quyển sách của tác giả Huy Đức, người từ chế độ cộng sản viết về tài liệu lịch sử của cuộc chiến vừa qua. Qua quyển sách có tên là " Bên thắng cuộc", nhìn toàn diện tác giả dường như muốn diễn đạt và dẫn chứng những điều thật sự xảy ra sau cuộc chiến, nhưng sự thật đó lại là những điều không thật… Những dẫn chứng bịa đặt mặc dầu với những tên khác nhau, nhưng tác giả Huy Đức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm những điều không có thật trong quyển sách của mình. Qua quyển sách "Bên thắng cuộc" của tác giả Huy Đức là những viên thuốc đắng có bọc đường”.
Ở đoạn này Huy Đức rất giống Bùi Tín. Bùi Tín từng "chiêu hồi", cố công "lập công chuộc tội" nhưng vẫn bị chửi rủa lăng nhục, thậm chí có người còn tố cáo Bùi Tín giết người!
Về phía “ta”, trong bài  Cóp nhặt ý kiến bình về “Bên thắng cuộc” Posted by butluan on Tháng Mười Hai 21, 2012 . Về chuyện Huy Đức “tố cáo” nhà nước đầy đọa binh lính chế độ cũ sau giải phóng, bạn Pham Truong Son – truongsonnd2007@yahoo.com.vn viết:
Các ông sang bờ bên kia đại dương đã gần 40 năm, mà vẫn còn rất nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân ngày đêm kêu gào chống phá, lật đổ. Huống chi chiến tranh vừa kết thúc, quản lý rồi mà có khi các ông vẫn còn làm loạn ấy chứ, để các ông tự do thì không biết thế nào!
Bạn Hoàng Việt Vũ:
… Trại cải tạo là chuyện mà Nhà nước cần phải làm. Chủ yếu là để đảm bảo an ninh trật tự trong nước, tránh việc chống phá của các thành phần thuộc chế độ cũ trong hoàn cảnh khi mà nhà nước còn quá nhiều khó khăn, nếu phải chống cả thù trong lẫn giặt ngoài thì thành quả cách mạng sẽ đều bị sụp đổ.
Mặt khác, nếu so sánh giữa trại cải tạo của chế độ và những nhà tù chế độ cũ như nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, công việc cuốc đất hằng ngày, tăng gia sản xuất, học tập chính trị có thấm gì so với những kìm kẹp, nhận nước, đóng đinh, cưa chân mà chế độ cũ đã gây ra đối với những người cách mạng.
Hãy nhìn xem, những người mà cha mẹ họ ra khỏi tù với hàng trăm vết thương, ra tù với đôi chân bị cưa 7 lần, những người thân tìm thấy xác của con cháu mình trên đầu vẫn còn hàng chục cây đinh dài cả chục cm. Họ mới là người có quyền căm thù, có quyền lên tiếng, nhưng họ vẫn im lặng và đặt lại quá khứ sang một bên, họ không quên đâu, họ vẫn nhớ, nhưng đối với họ tương lai thì quan trọng hơn nhiều cái quá khứ đau đớn ấy.
Bạn Trần Hạ Long:
Tôi định không viết nhưng thấy nhiều người than thở thở than theo ông Huy Đức quá nên cầm lòng không được
Này các bác, tôi là dân Bắc Kì đây, gia đình tôi có cả người từng làm làm ở hành chánh quốc gia đấy và từng làm dân biểu nữa, cũng đi học nhưng ở lại không vượt biên, cũng chả sao cả… Tôi kể các bác nghe nhá:
…Ông họ tôi là thiên chúa giáo dân, ông tôi chiến đấu chống Pháp tại hà nam, ông tôi là công dân nước Việt chống xâm lược nhưng chưa hề xâm lược nước Pháp nhưng nước Pháp vĩ đại mang ông tôi ra phơi nắng trong khi ông tôi bị thương nặng vì can tội ” làm Việt Minh” và ông tôi chết trong đau đớn, nhưng còn hơn một số kẻ cúc cung vì nước Pháp thà làm trâu ngựa hơn làm người tự do…
…Thả tù binh xuống biển, bẻ răng đập hàm… không thủ đoạn đê hèn nào không làm… Nhưng các bác lờ tịt đi… muốn chối tội à. Tôi biết còn nhiều bác từng nhuốm máu nay tỏ ra cao đạo phê phán cộng sản, nhiều bác lính kiểng tỏ ra anh hùng. Xin các bác nghĩ lại cho một ít”.
Còn với tôi, bộ sách của Huy Đức rất dày, riêng cuốn I đã hơn 800 trang, nên bài này tôi chỉ muốn chỉ cho Huy Đức biết thực chất cái “nền văn minh” của Miền Nam trước giải phóng là như thế nào thôi.
Như trong bài về  HUỲNH NGỌC TUẤN, HUỲNH THỤC VY tôi đã viết:
“Về sự tươi đẹp của chế độ VNCH, Huỳnh Ngọc Tuấn cũng như không ít người từng ca ngợi và hay mang ra so sánh với Bắc Việt nghèo khổ, có điều họ không hiểu rằng, đó chỉ là “lợi nhuận” của việc chống cộng mà cư dân ở những vùng đô thị miền Nam được hưởng từ việc đánh đổi bằng máu của dân Bắc bởi “chiến tranh phá hoại” và máu của dân cư vùng nông thôn. Theo "Fire In The Lake" by Frances Fitgerald, Vintage Books, New York 1985, pp. 134-139, khi viết về Diệm, tác giả cũng viết: “Đối với hắn, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thành phố ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương. (For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West)”.
Cụ thể trong Viện trợ nước ngoài trong Chiến tranh Việt Nam trênWikipedia  theo Nguyễn Nhật Hồng Trưởng bộ phận B29:
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn) (678.700.000 USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ, gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải phóng...".
Tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì đưa ra những con số ước tính qua 20 năm, Liên XôTrung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự).
 Còn Viện trợ quân sự Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa:
“Theo nguồn do Việt Nam thống kê thì tổng viện trợ cho VNCH từ 1954 đến 1975 là trên 26 tỷ USD. Theo nguồn của Hoa Kỳ thì tổng viện trợ Quân sự cho VNCH từ 1955 đến 1975 là 16,762 tỉ USD. Lưu ý số vũ khí và viện trợ trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chiến phí của Mỹ ở Việt Nam. Nó chưa bao gồm số vũ khí và chiến phí do quân đội Mỹ trực tiếp sử dụng trong giai đoạn tham chiến trực tiếp 1964-1973, mà theo thống kê là trên 141 tỷ USD chi phí trực tiếp, tương đương 686 tỷ USD theo thời giá 2008. Mặt khác, nhà kinh tế Steven ước tính tổng chi tiêu cuối cùng của Mỹ cho cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai”.
Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía VNDCCH đã nhận được viện trợ. Vì thế cái “nền văn minh” mà Huy Đức thấy qua “Mấy chiếc xe đạp bóng lộn”; “cặp nhẫn vàng chóe”; “Những chiếc máy Akai, radio cassettes”; rồi: “rạp chiếu bóng, Nhạc viện và sân khấu ca nhạcv.v… đều có nguồn gốc từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở VN, kèm theo 58000 nhân mạng nữa, để rồi mất trắng trở về.
Tiến sỉ Nguyễn Tiến Hưng đưa ra một vài thí dụ và dẫn chứng của sự kiện lịch sử tiêu biểu nhưng vô cùng đau đớn cho chánh quyến VNCH khi lệ thuộc Mỹ. Về kinh tế nội việc xin Mỹ viện trợ gạo là cả một vấn đế phức tạp, phiền toái mà trăm dâu đổ đầu tằm VNCH phải chịu. Cứ mỗi năm vào 16-5 mùa giáp hạt, thì kho gạo VN hết, từ tổng thống đến chánh phủ phải chạy đôn chạy đáo để cầu viện. Câu viện phải qua 6 bước. Xin Hành Pháp cấp, Quốc Hội chuẩn chi, giải quyết vận chuyễn,. Vận chuyễn theo luật viện trợ Mỹ phải đấu thầu chuyên chở. Ông Chủ tịch Ủy Ban chuẫn chì có công ty hàng hải “ bồ bịch” muốn công ty của mình được thầu. Làm không khéo, đổ bể các nhà thấu khác la lên thì VNCH mang tiếng xấu, mà không làm cho công ty bồ bịch của Ông thì chuẩn chi khó khăn hay bị cắt giảm. Chở gạo từ Louisiana lên San Fran, từ San Fran về VN. Nghiệp đoàn công nhân bốc dở biết Quân Đội ở Miển Trung đang cần gạo, họ hay đình công để làm tiền. Chánh quyền VNCH không thể trả tiền vòi vĩnh mà cũng không thể ngăn cản quyền đình công của nghiệp đoàn, trong khi Quân Đoàn I xếp hàng xe chờ gạo, lính gần hết quân lương. Chánh quyền phải nhờ các thương gia gạo dàn xếp. Đó là chưa nói gạo viện trợ về bán rẻ thiệt hại cho nông dân VN”.
Chính Nguyễn Văn Thiệu còn có những câu nói để đời rất hồn nhiên thừa nhận việc mình làm một ông Tổng thống “bù nhìn” như sau:
Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng;
Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!
Không chỉ lệ thuộc về kinh tế mà về chính trị chế độ của Nguyễn Văn Thiệu cũng hoàn toàn bị lệ thuộc. Khi Mỹ nhận ra sai lầm trong cuộc chiến ở VN, như việc “cắt lỗ” trong đầu cơ chứng khoán, chính phủ Mỹ đã “vắt chanh bỏ vỏ” Nguyễn Văn Thiệu không thương tiếc. Trong Nguyễn Văn Thiệu – Wikipedia tiếng Việt:
trong thư của Tổng thống Nixon gửi ông vào ngày 16 tháng 1 có đoạn:"Tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt hiệp định vào ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần tôi sẽ làm đúng như nói trên một mình. Trong trường hợp đó tôi phải giải thích công khai rằng chính phủ của ông cản trở hòa bình. Kết quả sẽ là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự thay đổi nhân sự trong chính phủ của ông khó mà nói trước".
Trong bức thư đề ngày 6/10/1972, Nixon còn ngầm đe dọa: "Tôi yêu cầu ông cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...".
Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ đoạn gần như điên cuồng" khi làm việc với người Mỹ”; Kissinger cũng tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi."
Một “nền văn minh” luôn tùy thuộc vào chế độ chính trị và tiềm lực kinh tế. Vì những lẽ trên đây mà người ta đã cho cuộc sống ở Sài Gòn trước 75 chỉ là “phồn vinh giả tạo”. Mà nền kinh tế ấy cũng lại: “ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường”.
Đó là những thông tin chỉ bấm một phát là ra trên Google, vậy mà Huy Đức  đến tận bây giờ còn mù quáng thì thử hỏi còn tham vọng viết lách cái gì?
Còn cuộc sống ở ngoài bắc trước 1975,  Huy Đức cần phải hiểu nếu không có chiến tranh, nếu miền Bắc không phải “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tất cả vì Miền nam ruột thịt” thì chắc chắn mức sống 2 miền Nam, Bắc không quá chênh lệch như thế!
Cũng liên quan đến Kissinger, cũng về sự lệ thuộc nước ngoài, Lê Mai trong bài  Ba bảo bối của Lê Đức Thọ viết về Lê Đức Thọ, một nhân vật mà Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho "Ông ý là nhà ngoại giao khổng lồ; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đánh giá là một “phái viên chiến lược toàn năng, có thể ví như một tướng quân tài ba thao lược” (VietNam.net); còn Huy Đức trong cuốn sách của mình đã cố công bôi đen hình ảnh của ông bằng những tư liệu không chính thống; nhưng thực tế, với Nguyễn Văn Thiệu, ta càng thấy nhục cho người Việt mình trước người Mỹ bao nhiêu thì với Lê Đức Thọ, ta lại càng tự hào bấy nhiêu. Lê Mai đã viết:
Kissinger viết: “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán màu xám hoặc ma-rông. Đôi mắt to và sáng, ít khi để lộ sự cuồng tín đã thúc đẩy ông hồi mười sáu tuổi đi theo phong trào du kích cộng sản chống Pháp. Ông bao giờ cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ bao giờ cũng không có điều gì chê trách được, trừ một hai lần. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo”.
Kissinger dường như tin rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề VN là ở Mátxcơva và Bắc Kinh.
- Ngài cố vấn qua Bắc Kinh, Mátxcơva, chắc đã được các bạn của ngài thông báo về ý kiến của chúng tôi trong đợt đàm phán này - Kissinger khiêu khích.
- Bạn chúng tôi ủng hộ chúng tôi, nhưng không làm thay chúng tôi. Mấy năm qua các ông cứ chạy vay chỗ này chỗ kia, chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Trong một ván cờ, quyết định thắng thua phải là người trong cuộc, không có cách nào khác. Chúng tôi độc lập giải quyết vấn đề của chúng tôi - Lê Đức Thọ trả lời.
Khi Kissinger thông báo, Sài Gòn sẽ không ký, Lê Đức Thọ nói với Kissinger: “Năm năm nay không bao giờ ông để tôi tin ông lấy một lời. Ông hứa danh dự rồi chính ông lại dí ngay lời hứa đó xuống chân ông. Ông lật lọng hết mức”.
Kissinger bực lên và đáp:“Ông nói là lời của tôi vô giá trị, thế thì ngồi đây đàm phán làm gì. Tôi phải tính đến chuyện lần sau để người khác đàm phán với ông, tôi với ông không đàm phán với nhau nữa”.
Kể cũng lạ, đi đàm phán với đối phương là giáo sư Đại học Harvard lừng danh mà Lê Đức Thọ nhiều khi ứng xử như với cán bộ của mình, nghĩa là tiếng oang oang, chỉ mặt lên tay, thậm chí còn nói thẳng ra rằng Kissinger là kẻ nói láo!
Một hôm, trước bữa nghỉ ăn trưa, Kissinger nói với Lê Đức Thọ:
- Hiện giờ ông cố vấn đàm phán với tôi thì ông nói như mắng tôi; sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình rồi, thì ông mắng ai?”.
Tóm lại, Bên Thắng cuộc là cuốn sách được Huy Đức viết rất kỳ công, chi li, nhưng những cái bình thường thì đều đã được đăng tải trên sách báo chính thống, còn những cái khác thường thì cũng đã đăng tải trên mạng. Riêng tôi thì còn biết hơn nhiều lần kể cả số lượng cũng như độ ‘ghê gớm” của những tư liệu, quan trọng là phải biết có cần viết ra hay không mà thôi. Chỉ có điều đặc biệt là Đức khoe do công việc nên đã được gặp và phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo và những cán bộ cao cấp, đảm bảo tính chính xác của thông tin, bởi đều là những chuyện người thật việc thật. Nhưng như tôi đã viết, dù đúng là chuyện người thật việc thật, nhưng nếu chỉ là cái nhìn chủ quan, phiến diện, cục bộ thì chỉ là những mẩu sự thật chứ chưa phải là sự thật. Mà Lịch sử lại cần phải được viết bởi sự minh triết để có thể bao quát thấu suốt, viết ra được bản chất sâu xa nhất của các sự kiện, để đời sau rút ra được những bài học bổ ích. Trong khi đó Bên thắng cuộc lại chỉ xoáy vào cái xấu, cái yếu kém, lại được nhìn nhận bằng một cái tâm tối trí thấp, nên cái mà Huy Đức viết ra không phải là lịch sử với ý nghĩa cao quý nhất của nó mà chỉ là những ghi chép sai lạc. Theo tôi, đây là cuốn sách rất nguy hiểm bởi cái vẻ khách quan, và thái độ điềm tĩnh khi liệt kê chi li các vụ việc; người có thành kiến, người ít hiểu biết và nhất là lớp trẻ rất dễ bị dẫn dắt để tin đó là sự thật!
Với những Chỉ thị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, chắc chắn Huy Đức đã vi phạm. Phải chăng Huy Đức không sợ vì đã noi theo Herostratos (‘Ηρόστρατος), một thanh niên thời cổ đại, hy vọng sẽ trở nên nổi tiếng đã phóng hỏa đốt Đền thờ thầnArtemis? Chắc không phải vậy, mà Huy Đức chỉ noi theo một số người ở chính nước ta đã nổi danh bằng cách nói ngược. Điển hình như bà Dương Thu Hương mà Đức đã coi như thần tượng từng nói là đã khóc như cha chết trong ngày giải phóng vì thấy đội quân chiến thắng của mình là đội quân man rợ. Có điều bà này cũng xạo, cũng là kẻ như các cụ nói là lá mặt lá trái, cơ hội, vì thực tế, ngày mới giải phóng bà ta không "khóc" mà đã viết truyện “Loài hoa biến sắc” cho “nền văn minh” của SG, cái  “nền văn minh” đã làm lóa mắt Đức đó, chỉ là “Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng dầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù” mà thôi! 
Cuốn Bên thắng cuộc còn rất nhiều vấn đề, nếu còn hứng viết, tôi sẽ viết tiếp.
TPHCM
24-12-2012
ĐÔNG LA

***************** 

Dương Thu Hương

Loài hoa biến sắc
Tôi khoá cửa, cẩn thận móc thêm mấy chiếc móc sắt và thả những tấm rèm xuống. Xong xuôi, tôi mở sắc lấy ra thỏi son Nữ hoàng Ê-li-da-bét. ống son mạ vàng in hình đầu một người đàn bà đẹp mê hồn.


Tôi đặt thỏi son lên môi, hôi hộp và náo nức. Trong tấm gương, một khuôn mặt xa lạ nhìn tôi: Đôi mắt, đường cong lông mày, món tóc lưa thưa sau cơn sốt phủ xuồng trán, làn da tái xanh với những chấm tàn nhang mờ mờ hai bên má... Những thứ đó chẳng ăn nhập gì với cặp môi tô son nhem nhuốc. Đôi mắt trong gương nhìn tôi với vẻ lạ lung.Và một đôi mắt khác, một đôi mắt vô hình nhìn tôi với cái nhìn nóng bỏng. Tôi đặt thỏi son xuống. Cơn gió đi qua thổi lật những trang sách trên bàn. Đó là cuốn "làm đẹp", một cuốn sách dày ngót sáu trăm trang mà tôi mới tìm mua được ngày chủ nhật trước. Những dòng chữ in nghiêng nổi lên:Trang điểm xong, bạn hãy ngồi trước quạt dăm phút cho khô kem rồi hãy sang phòng chọn áo. Mùa hè nên chọn hàng mỏng. Thứ bóng hay mờ tuỳ theo người gầy hay béo. Màu thanh thiên, hoàng yến, lòng tôm lợt hay màu hoa cà là những màu thường được ưa chuộng...Những người đàn bà ở đây mới sung sướng làm sao?...Một sự thèm muốn xâm chiếm lòng tôi, từ từ và đau rát như một dòng chì lỏng tưới vào.Sau những năm tháng ở rừng, cuộc sống ở nơi đây làm tôi choáng váng. Phố phường, nhà cửa, lầu gác, hàng hoá, ánh đèn chất ngất, tiếng ồn ào vô tận như dòng suổi chảy trên bờ phố, nhịp điệu của tiếng đàn ghi ta trong những tiệm cà phê thắp đèn hồng... Nhưng điều lôi cuốn hơn cả vẫn là những
người đàn bà ở đây. Họ mở ra trước mắt tôi một thế giới của cuộc sống phồn hoa, một thế giới chúng tôi chưa từng thấy, chưa từng nghĩ đến, một thế giới choáng lộn màu sắc và ngào ngạt hương thơm của các mỹ phẩm. Mỗi người đàn bà ở đây có hàng tá áo dài áo len đủ màu và đủ kiểu. Những hộp nữ
trang đồ sộ, các loại phấn son, các thứ chì kẻ mắt... Chỉ những đồ dùng vặt vãnh của họ cũng đủ làm cho tôi mê mẩn.


Tuổi thanh xuân đi qua trên những cánh rừng ngút ngàn của giải Trường Sơn. Những năm ấy làn da đã trôi mất màu hồng tươi thắm vì sốt rét. Mái tóc ong ả đã trút dần trên những con suối độc ngâm đầy lá lim. Bàn tay quen với choòng cuốc dân chài cứng. Và chúng tôi trở về thành phố với chiếc ba lô sau lưng, tấm khăn dù quấn quanh cổ và với vẻ vụng về ngơ ngác của
những người quen ở miệt núi non.

Đoàn quân chiến thắng đổ về các thành phố. Chúng ta đã sống những ngày đầy tự hào, những ngày vui sướng đến gây ngất. Nhưng rồi sau đó chỉ những người con trai vô tư là giữ được trọn vẹn
niềm hân hoan đó. Tôi thì có khác, bên hạnh phúc của người chiến thắng, tôi còn những nỗi xao xuyến khác, một thứ tâm sự rất đàn bà. Tôi thường nhìn những người con gái đi qua mặt mình, những người con gái được trang điểm lộng lẫy, áo quần sang trọng, dáng điệu đài các. Họ đi đến đâu, không gian sực nức mùi nước hoa quyến rũ. Rồi tôi cũng lại tự ngắm mình trong gương, trong các tấm kính cửa, và tôi thấy ở đó một cô gái đen đủi, ăn vận xoàng xĩnh. Có một cảm giác gần như ghen tị, và bên dưới sự ghen tị đó là một nỗi tủi buồn mờ nhạt, không rõ nét nhưng dai dẳng xâm chiễm tâm hồn. Mỗi khi có người đàn bà nào đó đi qua không thèm ngoái lại, ném sang một cái nhìn chế diễu hoặc khinh mạn, lòng tôi cộm lên và nỗi uất ức làm nóng ran đầu óc...
Tôi nhìn vào tấm gương. Một khuôn mặt khác vẫn còn trong đó, với đôi môi đỏ chót.


Gian phòng thênh thang vắng lặng. Trên bàn chếc máy ghi âm đang phát ra một đoạn nhạc không lời, một giai điệu nhợt nhạt buồn bã nhưng tiếng đệm của bộ gõ lại quá chát chúa và rậm rịch. Đoạn nhạc kéo dài, rồi nó chợt tắt đi và tiếng đọc thơ vang lên, một giọng nam trầm ấm áp:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm ...


Bài thơ than thiết, như một cơn gió đột ngột ùa đến, nó tràn đầy trong tôi, xoá sạch những nỗi buồn bực, day dứt.
Tôi nhắm mắt lại. Không còn nhìn thấy khuôn mặt ngơ ngác có cặp môi tô son, không còn nhìn thấy bóng dáng những người đàn bà thành phố, không con cái đầu mê hồn của nữ hoàng Ê-li-da-bét mạ vàng. Không còn những ao ước những khát khao mới lạ...
Những cánh rừng rung lá trên đầu tôi. Những cánh rừng xanh rì, dây leo nở đầy hoa, những tán cây xum xuê như chiếc dù thần bí. Trảng cỏ non bốc lên làn khói màu lam... Rổi đường 20, con đường lầy như cháo đổ, những con ngầm nước réo. Đèo Phu-la-nhích trong sương. Làn khói vòng vèo trên mái nứa binh trạm. Tôi cùng đồng đội đứng làm cọc tiêu trong mưa. Trận bom bên kia đèo. Trong cái hang Cóc Chúa sặc sựa khói, chúng tôi ngồi gác chân bên đống than hồng, vắt mái tóc ướt sũng nước mưa và gào lên những câu hát tinh nghịch:
Hết xuân rồi, anh có lấy em không?...
Những ngày gian truân và vui sướng.


Tôi chìm sâu trong những hồi ức chiến tranh, lòng mát mẻ em dịu và thấm đẫm những giọt sương mai, những giọt sương của một cánh rừng tiền duyên, chúng nối nhau rơi xuống từ những chiếc là hình thoi, màu xanh sáng. Trên chót những vòm lá một chùm hoa tím đung đưa.
Những giọt sương rơi lộp độp, tiếng vang động như tiếng nứt của những quả thông khô...
Ai gõ cửa rất lâu và dồn dập. Tôi sực tỉnh. Việc đầu tiên là lấy khăn ướt lau cho sạch son trên môi rồi chạy ra mở khoá. Chiếc chìa khoá vừa xoay một vòng thì hai cánh cửa đã bật tung ra và Khánh đứng trước mặt tôi với nụ cười hết cỡ:


- Nhóc con, ngủ hay sao mà lâu thế?
Tôi chưa kịp trả lời thì anh đã mắng té tát luôn:


- Coi chừng đó, về thành phố là đâm lười ra, chưa tối đã lên giường ngủ. Tôi cười chống đỡ và vội vàng đứng tựa lưng vào chiếc bàn trang điểm để che đi hộp son còn nắm lăn lóc. Nhưng Khánh không để ý đến điều đó, anh giục tôi:


- Chải đầu rồi đi ăn cơm với anh.
- Em ăn cơm chiều rồi.
- Đi chơi, ăn bánh trái là chủ yếu chứ ai bắt ăn cơm. Con gái ở rừng về có khác, ngốc thật.
Tôi ngại ngùng:
- Thôi, để khi khác.
Khánh nhìn quanh phòng, anh cười trìu mến:


- Này, đây có phải cái đền đâu mà em làm ông từ coi bàn thờ Phật.
Khánh cùng cơ quan với tôi nhưng ở khác bộ phận. Tôi được vào làm phóng viên báo là do anh. Hồi trước tôi ở C bảy. Trong một đợt đi công tác dọc đường 20 Khánh đã đến đơn vị tôi. Anh đọc báo liếp chi đoàn rồi cứ nằng nặc đòi tôi cho xem nhật ký. Anh đi được nửa tháng thì có lệnh gọi tôi lên ban chỉ huy. ở đó người ta làm thủ tục chuyển tôi sang toà báo và chỉ nói một câu cụt lủn:
- Đồng chí sang bên đó hợp với khả năng hơn.
Đeo ba lô đến cơ quan mới, tôi vẫn cứ tấm tức không hiểu vì cớ sao người ta lại cho tôi ra đi một cách vội vàng đến thế. Tụi bạn gái khóc sướt mướt, chúng dúi vào ba lô tôi từ chiếc mùi xoa, cây kim móc đến mấy sợi chỉ thêu và chiếc hộp đựng xà phòng gò bằng ống pháo sáng. Đến nơi mới thấy Khánh đứng cười ha hả, tay cầm phong lương khô đem làm quà cho nữ phóng viên mới. Khánh đã có vợ con và hơn tôi bảy tuổi. Anh đối với tôi và những bạn đồng nghiệp khác có cái săn sóc của người gia trưởng. Trong con mắt anh, tôi là một con bé tỉnh lẻ, lớn xác và ngốc nghếch vì thế anh hay để ý chăm chút hơn.
Tôi chải tóc và lấy chiếc túi nhựa bỏ vài thứ lặt vặt vào. Khánh đã khởi động chiếc hon đa ngoài sân. Tiếng máy nổ lục bục, tắt nghịn rồi lại ròn rã.
- Nào, ngồi lên, ôm cho chắc kẻo ngã vỡ đầu đấy.
Khánh ra lệnh, anh chờ tôi ngồi yên rồi mới dận ga. Chiếc xe lao đi.
Đường phố buổi tối rất đông. Tuy bớt đi vẻ ồn áo nóng bức ban ngày nhưng lại thêm cái chói chang, lấp loé hoa, mùi rác rưởi, vỏ cây lá bánh ngoài cửa chợ và mùi xào nấu trong các tiệm ăn bốc lên.
Khánh đưa tôi đến một tiệm ăn Hoa Kiều. Một thanh niên chờ sẵn ở đó, chạy ra nắm lấy tay Khánh tươi cười:


- Sao lâu vậy, làm mình chờ hoài.
Anh ta quay sang tôi:
- Chào chị.


Tôi gật đầu chào lại. Khánh giới thiệu:
- Đây là cô Sửu, em út trong cơ quan tôi. Còn đây là anh Hoàn vừa là anh con bác vừa là bạn của anh.


Tôi cười. Hoàn nhã nhặn chìa tay ra dáng điệu lịch thiệp và duyên dáng. Anh bận áo ni lông cát trắng và chiếc quần vải mềm máu xám nhẹ. Hoàn có nụ cười tười, môi mỏng và hồng, nó làm người ta quên đi nước da nhợt rất khó ngó với khuôn mặt quá dài, nhất là chiếc cằm giống hệt một chiếc bánh mì chưa nướng.

Hoàn là anh em con chú bác ruột với Khánh, nhưng hai người ngoài mối quan hệ ruột thịt còn gắn bó với nhau bằng tình bạn hữu. Cả hai cùng ở phố Trần Xuân Soạn Hà nội. Năm 54 họ còn là những chú bé tám tuổi sáng sáng xin mẹ hai trăm rưỡi ra ngõ I Hàm Long ăn phở Tàu, đến trường chia nhau từng quả táo dầm muối ớt. Sau đó gia đình Hoàn di cư. Hai người đứng trong xó tối buồng tắm khóc thút thít. Khánh đã dốc vào túi anh tất cả số tiền lấy trộm được của mẹ với một gói ô mai. Ngày ấy cách đấy đã hai mươi năm rồi... Cả hai người đã lớn và khác xưa.
Nhưng Hoàn vẫn nhớ Khánh rất thích ăn phở Tàu và tối nay anh đã đặt cơm tại đây, một tiệm ăn Hoa kiều nổi tiếng.Trên chiếc bàn gỗ mun cổ lỗ trải khăn trắng, món ăn, đồ nhắm, bia rượu va nước ngọt bày la liệt. Chúng tôi ngồi vào bàn. Những bữa ăn vẫn chưa bắt đầu vì còn phải chờ một vị khách nữa, theo như Hoàn giới thiệu thì đó là bồ của anh.Tôi dựa lưng vào tường, lơ đãng nhìn những cánh quạt đang xoay tít trên trần nhà. Những người bồi mặc áo trắng đi lại, mấy tấm gương đục ố nước thuỷ tình bầu dục phản chiều bóng người và xe cộ ngoài đường phố. Các bàn ăn chật ních, có những người hình như đã ngồi đó từ sáng đến giờ và còn có thể ngồi đó cho đến nửa đêm. Một cặp trai gái cắm chiếc nỉa lên lưng một con gà quay và cứ ngồi chuyện rì rầm mãi. ở đây người ta sẵn thì giờ thật. Thì giờ ở những tiệm ăn, tiệm giải khát, những phòng uốn tóc và những mỹ viện, những chiếc ghế xích đu và những đi văng. Không hiểu vì sao tôi lại theo đuổi những ý nghĩ tản mạn và thấy buồn. Cái âm hưởng của những câu thơ quen thuộc vẫn còn ngân nga trong tôi. Nó ngân lên những âm thanh trong suốt, âm thanh của những nguồn suối trên non cao.
Hoàn bỗng đứng dậy và phác một cử chỉ như vẫy gọi. Ngoài cửa, một cô gái đang lách giữa đám khách ăn chật ních tìm lồi đi vào. Hoàn ra hiệu cho cô ta lần thứ hai. Cô gái nhận ra anh và cười. Phải chăng cô chính là người chúng tôi chờ đợi?...Cô gái chừng mười chín, hai mươi tuổi. Nhưng mặc dù cô còn rất trẻ, tôi không thấy cô có dáng dấp của một cô gái mà lại có vẻ từng trải của một người đàn bà sớm biết lo toan. Người cô gầy, dáng mảnh dẻ, cô bận chiếc áo dài hở cổ màu Ca-ra-men in hoa chuỗi, quần bằng thứ sa tanh mỏng, nổi lấm tấm những hạt dâu bóng, Cô xách chiếc xắc giả da cá sấu, khoá mạ vàng
hình tròn, kiểu rất lạ. Hoàn đứng dậy giới thiệu. Chúng tôi chào nhau rồi cô gái kéo ghế ngồi xuống, ngay cạnh tôi. Vạt áo dài cô rơi xuống chạm vào chân tôi mát lạnh, êm ái đến nỗi ta hình dung ra ngay sự mịn màng của chất lựa. Cái cảm giác ấy lại gợi cho tôi sự thèm muốn đã bị dập tắt. Từ áo quần cô gái toả ra mùi nước hoa mát mẻ, mùi nước hoa kêu gọi người ta đến gần.
Hoàn đứng dậy nói vài lời trước bữa ăn. Tôi nhân dịp đó mà ngắm nghía cô gái. Cô không đẹp nhưng cũng dễ coi. Nét mặt đều đặn, cặp môi tròn và
chiếc mũi thanh. Còn đôi mắt đờ đẫn và cặp lông mày tỉa nhỏ trông có phần tẻ nhạt. Cô dùng phấn son khá hợp màu da, mắt kẻ chì nâu và chải lông mi bằng thứ gôm tốt. Sự trang điểm đã tôn nhan sắc của cô lên khá nhiều nếu không cô cũng chỉ có một khuôn mặt như bất cứ khuôn mặt một cô gái nào mà ta có thể gặp ngoài đường. Bàn tay cô nhỏ, mềm mại, đeo nhẫn bạch kim có gắn những mảnh đá li ti. Mỗi khi giơ tay kéo áo hoặc vén mớ tóc loà xoà trước trán, những mảnh đá phản chiếu ánh đèn sáng óng ánh khiến cô giống một nàng công chúa trong màn cải lương. Bằng sự tò mò đặc biệt của đàn bà với đàn bà, tôi nhận ra là sau mấy phút dè dặt ban đầu cô ăn uống rất ngon lành, thận chí còn hơn thế nữa. Rượu uống cạn từng chén đầy, mặt không hề biết sắc. Tôi đã gặp những bà nạ dòng có thể uống hết hàng lít rượu, nhưng chưa hề gặp người con gái nào ung dung uống hết cốc rượu này đến cốc khác tựa hồ ta uống nước lạnh trong mùa hè. Kinh ngạch, tôi ngồi im thầm lén theo dõi. Bên kia bàn, Khánh và Hoàn đang sôi nổi chuyện trò. Câu chuyện đã chuyển qua vấn đều màu sắc trang phục. Tôi thấy Hoàn đặt tay lên bàn ngắm nghía, hai bàn tay anh ta trắng như tờ giấy, và nhướng cao đôi mày lên:

- Không hiểu vì sao mà mấy anh chị ngoài Bắc vô ưng màu blơ marin và màu boóc đô thế. Đi đâu cứ gặp người mua len, mua áo hai màu đó là biết liền. Cô gái góp chuyện:

- Hai màu đó quê quá hà!Rồi lại cúi xuống đĩa thịt vằm bọc tôm chiên. Khánh cười, anh ngẩng cao mái đầu chớm bạc

- Vì chúng tôi ở rừng lâu quá mà. ở rừng lâu quá hoá mê rừng. Màu blơ marin gợi nhớ núi non.
Hàm răng Khánh ngời lên dưới ánh điện đều đặn và trẻ trung.
Biết mình lỡ lời. Hoàn khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác:
- Anh có biết ngày xưa ai hay mặc màu đó không?
- Vân tóc đuôi mèo.Cả hai cùng cười và cùng lắng lại. Đôi mắt Hoàn trở nên xa xăm.

- Vân đẹp thật.- Anh nói - Hồi đó chúng mình còn nhỏ xíu mà tôi vẫn nhớ như ngày hôm qua. Vân có đôi mắt nhung, miệng cười rất tươi có một chiếc răng khểnh. Vân hay mặc áo len màu Blơ Marin cài hoa trằng và tóc thắt một chiếc nơ đỏ rất to... Anh có nhớ chúng mình đã chắn đường cướp của cô ấy quả nhót không?... Ngày trước ngõ Hàm Long ấy mà.

- Tôi vẫn nhớ. Khánh trả lời thong thả.- Ngày ấy đúng là tôi yêu Vân. Mê thì đúng hơn. Buổi học nào vắng cô ấy là mình không ngồi yên được. Đúng là tình yêu thời còn trẻ nó không bao giờ thành công và cũng không bao giờ chấm dứt.- Anh vẫn còn yêu Vân chứ?
Khánh hỏi và cười, đuôi mắt anh nheo lại riễu cợt. Hoàn cũng cười, anh gỡ kính xuống lau và trầm ngâm:

- Không. Cũng không phải là không mà cũng không hẳn là có. Anh biết đấy, chúng ta đã trưởng thành. Tôi có nhiều người đàn bà, nhiều cô gái, tôi kiếm họ chẳng khó khăn gì. Nhưng chưa ai làm tôi phải hồi hộp như Vân ngày ấy.Anh ta mơ màng một giây rồi hỏi Khánh, giọng thấp xuống:


- Vân còn không anh?- Còn, chị ấy bây giờ là phó tiến sĩ hoá học, Vẫn ở ngõ Huyện thôi.

- Cô ấy có chồng chưa?Hoàn hỏi tiếp, hấp tấp nâng cặp kính, chăm chú vào miệng Khánh!

- Chị ấy hai cháu rồi.

- Thế à...Hoàn bật ra một tiếng thở dài, anh co cẳng chân dười gầm bàn lại, nhún vai:- Ai cũng yên bê gia thất rồi, chỉ còn mình là chưa nên tấm nên đẫn gì cả.

- Sao cơ?Khánh giả bộ hỏi lại, anh cười rất to và lúc sau, anh tiếc nhìn cô gái một cách trêu cợt, vui vẻ nói:- Thì anh cũng sắp nên tấm nên đẫn rồi, có gì mà phải than thở.

Tôi cũng cười hưởng ứng và nhìn cả hai người. Nhưng trước thái độ của chúng tôi Hoàng không nói gì cả. Đang bần thàn nghĩ ngợi anh ta bỗng "hả?..." một tiếng. Rồi lại im lặng suy nghĩ điều gì đó, nét mặt dửng dưng hoàn toàn không chú ý gì đến chuyện của chúng tôi. Tôi và Khánh sững sờ. Chúng tôi nhìn nhau, và nhìn cô gái. ở địa vị của cô có lẽ tôi đã phải thăng thiên hay độn thổ vì ngượng ngùng. Nhưng trái lại với mọi sự lo ngại, cô vẫn điềm nhiên lấy nĩa chọc vào một miếng bánh bơ. Bây giờ thì chính thái độ của cô lại làm chúng tôi kinh ngạc.
Tôi nhìn Khánh dò hỏi. Nhưng anh lắc đầu. Anh cũng không hiểu biết gì hơn tôi. Sự im lặng kéo dài một lúc lâu, Hoàn mới sực nhớ ra bữa tiệc đã xong, đến phần ăn đồ ngọt và uống trà. Ngồi xuống, Hoàn đưa tay lên túi lấy thuốc theo thói quen. Thuốc đã hết. Anh rút từ giấy bạc một ngàn và bảo cô gái:
- Mỹ Dung mua hộ anh bao thuốc, chịu khó nghe cưng.
Cô gái đứng dậy đi ra. Chờ cho cô đi khuất Khánh mới trách Hoàn:
- Tại sao anh lại có thái độ như vậy?

- Tôi làm sao cơ chứ? Hoàn hỏi lại, cặp lông mày nhướng lên theo thói quen. Khánh nhắc lại câu nói đùa ban nãy và thái độ hờ hững của Hoàn, nhất là khi cô gái ngồi ngay đó.

- à, xin lỗi, xin lỗi...Hoàn cười ngất và gật đầu lia lịa:- Tôi hiểu rồi, hiểu rồi, nhưng các bạn phải để tôi nói cho hết đã. Mỹ Dung là bồ của tôi, nhưng tôi không có ý định cưới cô làm vợ. Trước tôi, cô ấy cặp bồ với người khác. Tôi cũng vậy. Mỗi tháng tôi chỉ cho Mỹ Dung hai mươi ngàn, cô ấy chỉ đòi hỏi ở tôi có vậy thôi. Ngoài ra không cần gì hơn nữa. Tôi không muốn Dung ràng buộc gì với đời tôi. Cả hai chúng tôi đều tự do... Ngừng lại một chút Hoàn nói tiếp: - Mỹ Dung làm bồ cho tôi là trúng số. Dẫu sao tôi cũng biết điều và rộng rãi. Còn nếu đi dạy học thì cũng lắm cỡ giáo viên tiểu học như cô ấy một tháng chỉ được tám chín ngàn là hết sức. Ông bà già cô ấy nghèo, không buôn bán chi hết. Tôi bao Mỹ Dung mới được gần một năm nay, so với những người trước cặp bồ với Dung tôi bận bịu nhiều công việc, nên mỗi tháng cô ấy chỉ mất với tôi trên dưới một tuần thôi. Các bạn cứ hỏi mà xem, cô ấy nói cặp bồ với tôi là dễ chịu nhất...
Hoàn ngừng lại. Và để minh hoạ cho cái quan hệ sòng phẳng giữa hai người, anh ta rút ra một xấp giấy bạc đã đếm sẵn, được chằng lại bằng một sợi giây nịt. Chiếc ví của cô gái vẫn để trên bàn, Hoàn kéo lại, mở khoá để xếp tiền vào trong. Nhưng đúng lúc anh xách ngược chiếc ví đã mở nắp thì cô gái bước vào cùng lúc đó mấy đồng xu lăn ra cùng với một vật gì đó. Cô gái kêu một tiếng rồi đứng sững. Mặt cô như tái đi dưới lần phấn mỏng. Tôi cúi xuống nhặt mấy đồng xu. Cô gái hấp tấp xô mấy chiếc ghế sang một bên để lượm gói đồ đã nằm giữa lối đi sáng trưng ánh điện. Trong lúc luồng cuống, cô đã làm tuột lần giấy bọc ngoài, một vật rơi ra. Đó là một mẩu bánh mì nhỏ vẫn bán trong những quầy bánh ven đường. Cô gái cuộn tờ giấy bọc một cách vội vã dấu diếm. Tôi biết cô đang run vì mặt đá chiếc nhẫn bạch kim cứ lóng lánh rất bất thường. Mái tóc cô rũ xuống bên vai, hở ra một khoảng gáy rất sâu, màu xanh tái.Tôi kéo cô ngồi xuống. Khánh im lặng. Hoàn cũng lặng thinh, nhưng anh ta có vẻ ý tứ hơn khi xếp tiền vào trong ví cho Mỹ Dung. Xung quanh người qua lại, ăn uống vẫn nhộn nhịp, không ai hay biết tấn kịch vừa xảy ra. Chỉ riêng chúng tôi là chứng kiến nỗi ê chề của cô gái. Cô ngồi bên tôi,thỉnh thoảng lại giơ tay vén tóc. Nhưng cử chỉ của cô không còn vẻ duyên dáng, đàng hoàng nữa, nó có gì tội nghiệp. Tôi xóc một miếng bánh bơ đưa cho cô. Cô khẽ cúi đầu:

- Cảm ơn chị. Từ lúc đó về sau tôi không nhìn ai nữa. Tôi không nỡ nhìn thẳng vào mặt cô gái. Tôi cũng không muốn nhìn Hoàn, điều đó lúc này thật khó chịu. Tôi cứ ngứa cổ nhìn lên bức tường quét vôi vàng qua những làn khói thuốc dày đặc, tôi thấy bóng những chiếc cánh quạt in lên những vệt đen dài, gẫy khúc. Một cảm giác nòng ran lan trên mặt tôi. Tôi nhận ra mình đang ngượng ngùng. Không phải riêng biệt nỗi ngượng ngùng của cô gái bị mất thể diện, mà là nỗi ngượng chung, thay vì cho cả hai người đó, hai kẻ gọi là bồ của nhau.
Bên kia bàn Khánh và Hoàn vẫn đang chuyện trò. Hình như họ nói đến những kiểu áo dài cách tân ở miền Nam, về thời trang của thế giới. Hai người đàn ông trao đổi những nhận xét về một thiếu phụ đẹp lộng lẫy đi qua. Rồi họ tiếp tục uống trà và hẹn gặp nhau vào một ngày trong tuần tới.
Khi chia tay, cô gái vội vàng chào tôi rồi đứng nép vào một bên cửa chờ Hoàn, đôi mi tô chì cụp xuống. Hoàn ôm lấy Khánh cao giọng
- Tuần sau nhé. Họ nói với nhau một tràng tiếng Pháp. Rồi Hoàn nhã nhặn chìa tay cho tôi, miệng nở nụ cười tươi tắn. Nhưng với tôi lúc đó, nụ cười của anh đã nhạt nhẽo và cái cằm dài thượt ra trông thật vô duyên. Tôi lặng lẽ đáp lễ và quay đi.
Khánh đưa tôi về nhà. Chiếc xe Hon đa lách giữa dòng người hai chiều đông nghịt. Thành phố càng về đêm càng đông hơn, tiếng động làm nhức óc và mệt mỏi. Tôi bảo Khánh rẽ sang đường bờ sông cho mát mẻ. Anh đồng tình ngay. Chúng tôi đi dọc sông Hàn và trở về đường Lê Thánh Tôn vào lúc chín giờ tối. Khánh đưa tôi vào cửa rồi về ngay, anh còn có bài phải sửa cho số báo sắp tới.
Còn mình tôi ngồi với cái bóng của mình. Căn phòng vắng. Không làm sao mà ngủ được. Chiếc quạt vẫn xoay, gió vẫn thổi những trang sách bay loạt soạt và hộp son vẫn nằm lăn lóc trên bàn. Chiếc đầu nữ hoàng Ê-li-da-bét trông như một hạt ngô bóng loáng.Tôi nhìn ra ngoài: thành phố chất ngất ánh đèn, có một cái gì tự tan vỡ ra nơi đó. Một lớp giấy trên chiếc rọ làm hình nhân bị xé rách. Một lớp váng đầu ngũ sắc bị khuấy tan trên mặt nước tù.Và trong tôi, một tình yêu, một niềm tự kiêu hãnh lớn lên, vững vàng, cứng cáp, với một sức mạnh khôn cùng. Ngoài sân, những cây trứng cá đang lắc lư chùm lá. Những bóng lá chợt sáng chợt tối giao nhau in lên ô cửa kính giống như những bộ mặt đổi hình. Hiện tại, quá khứ. Quá khứ, hiện tại... Cuộc sống ùa đến tôi trong cùng một lúc. Xa kia là một con đường thăm thẳm, một con đường đầy bóng xanh che phủ. Có người con gái nào đang đi đến với tôi và hát. Người con gái ấy là tôi.

8-1975










Trích từ fần trích dẫn của cuốn sách tâm huyết osin Theo ông Đoàn Duy Thành và Hoàng Tùng, tháng 12-1985, ông Lê Duẩn yếu dần và thường không còn tham gia họp Bộ Chính trị, Trường Chinh xử lý hầu hết các công việc trong Đảng. Thế nhưng, Lê Đức Thọ vẫn lên Hồ Tây thăm và xin Lê Duẩn: “Anh ốm, sức khỏe của anh bắt đầu hạn chế, anh giới thiệu với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để tôi thay anh đi”. Ông Lê Duẩn nói: “Với tình hình Đảng ta bây giờ, anh chưa thay tôi được mà phải Trường Chinh”. Tháng 4-1986, Lê Đức Thọ lại đến, lần này đi hai vợ chồng. Ông Thọ, được tả là đã quỳ xuống chân Lê Duẩn nhưng bị Lê Duẩn hất ra: “Anh lạ thật, tôi đã từ chối rồi. Những khi nào cần nổi danh là anh cứ xin tôi, đi Paris, rồi đi miền Nam khi sắp giành chiến thắng. Tôi đã nói rồi, Trường Chinh”. Lê Vũ - Bình địa mộc.Nhula1giacmo # Monday, December 10, 2012 10:34:41 AM Hừm.. Xét về q.hệ cá nhân (người với người) thì cụ Lê e dè cụ Phan vài bậc (thay vì nói 'sợ xanh dái') Chả thế mà lũ cái bang bẩn mồm bảo: 'Thọ là tướng quân trong bóng tối!' Cỡ 'tạo ra vua' mà quỳ trước hình nhân lay lắt? Đúng là tư duy hạng đầy tớ! Ps: 'xin đi Paris'? Nếu Cơ Thạch, Duy Trinh.. đủ tầm đấu với Kissinger thì dẫu LĐT có 'xin' cũng chả ai 'cho đi' & giải Nobel Hòa Bình năm ấy đã chả dành cho khách du lịch LĐT. Cả 2 đợt (tháng 05 & 12/1978), LĐT có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo ch.dịch? LĐT có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát ch.trường? Ở đâu 'lắm sãi chả ai đóng cửa Chùa' thì Phật sẽ linh nhờLĐT! Các tướng tài chả ai nể phục ai (1974) thì tất cả răm rắp tuân lệnh kẻ chả có quân hàm: LĐT! Đầu 1976 nếu không có LĐT thì ai đủ sức răn dạy nhóm đòi 'cho miền Nam 2 năm suy nghĩ trước khi quyết định 'sáp nhập' vào miền Bắc'? Hứa chắc 1 điều, thời đó lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên ông khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT. Hạng đốn mạt như Huy Đức mà dám đi bình phẩm cao nhân LĐT ư? Khùng! (bác LĐT họ Phan chứ không phải họ Lê) Cả 2 đợt (tháng 05 & 12/1978), LĐT có 'xin' ngồi trực thăng bay khắp dải biên giới Tây Nam trực tiếp chỉ đạo ch.dịch? LĐT có 'xin' lên chốt tiền tiêu Hà Giang, Lạng Sơn nếm mật nằm gai thị sát ch.trường? Ở đâu 'lắm sãi chả ai đóng cửa Chùa' thì Phật sẽ linh nhờLĐT! Các tướng tài chả ai nể phục ai (1974) thì tất cả răm rắp tuân lệnh kẻ chả có quân hàm: LĐT! Đầu 1976 nếu không có LĐT thì ai đủ sức răn dạy nhóm đòi 'cho miền Nam 2 năm suy nghĩ trước khi quyết định 'sáp nhập' vào miền Bắc'? Hứa chắc 1 điều, thời đó lắm nhân tài nhưng uy lực tuyệt đối chỉ có 1 người: Lê Đức Thọ! Vì có uy lực tuyệt đối nên ông khinh thường mọi cái ghế phù phiếm, dù là ghế TBT.
-Lê Vũ - Bình địa mộc.Nhula1giacmo # Tuesday, November 27, 2012 4:23:56 PM Bắt nguồn từ hợp tác Mỹ - Trung năm 1970 nhằm "nấu tiệc trên lưng Việt Nam", TQ 'mời' Sihanuk qua thăm để Mỹ có cơ hội bật đèn xanh cho Lonnol đảo chính rồi xua quân Mỹ & ngụy SG càn quét sâu vào nội địa CPC nhằm tiêu diệt các căn cứ của bộ đội VN. Bộ đội VN tổn thất 1 còn dân CPC chết 100. Sihanuk nốc rượu Mao đài chửi Mỹ "Đồ đế quốc dã man!" 5 năm sau, học trò trung thành của Mao Trạch Đông là Polpot trục xuất hoàng gia, Sihanuk lại lưu vong trên đất Trung Hoa, cái nôi nuôi dưỡng bọn đồ tể diệt chủng Polpot. Lần này y cao giọng chửi: 'VN là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Khơme. Còn VN, Đông Dương không thể có hòa bình!". 5 năm kế (1980), Sihanuk bắt tay kẻ thù Polpot để làm chủ tịch liên minh 3 phái chống VN. Khi Polpot tan tác không còn manh giáp, VN rút quân thì 1 năm sau, theo sự đạo diễn của Bắc Kinh, Sihanuk trở lại ngai vàng. Các lãnh tụ đảng Nhân dân cách mạng CPC nhất loạt cúi xin nhà vua ban cho tước hiệu hoàng thân 'Săm đéc', đổi lại - đảng NDCM CPC phải bỏ 2 chữ cách mạng, quốc kì 5 ngọn tháp phải bỏ 2 còn 3 như hiện nay. Các chuyên gia, cố vấn TQ tràn ngập khắp quận huyện CPC. Chỉ trong 10 năm (1970 - 1980), CPC mất toàn bộ số vàng bạc châu báu tích cóp từ ngàn đời, dân số bị giết 50%, đất nước hoang tàn như thời nguyên thủy.. Tất cả xuất phát từ sự ngu đần, háo danh, đam mê tửu sắc của giới cầm quyền trước những toan tính, thỏa hiệp của CN đại Hán với CN đế quốc. Phải cần những gì nữa để họ khôn ra? Sách giáo khoa CPC được biên soạn & in tại TQ. Tiền Riel cũng thế. 100% nguồn điện CPC do TQ đầu tư. Tiếng Quan thoại được dạy miễn phí kèm nhiều ưu đãi cho người học.. 4 mặt tượng Bayon nhăn nhó muộn phiền, có lẽ vị thần hộ mạng của đế chế Ăngco đã linh cảm về tai họa sẽ đến với dân tộc của mình bởi hậu thế đam mê quyền lực, tửu sắc chẳng khác gì lớp cha ông họ đã từng chôn vùi huyền thoại Ăngco. 2 cú tát vào mặt VN trong 1 quý. Quá nhiều, quá láo xược & hỗn hào rồi đấy. Săm đéc Hunsen ạ! Đừng quên, tháng 5/1977, VN hy sinh 2 đại đội đặc công để cứu ngài trước giờ hành quyết của Polpot. Chính VN cứu ngài & dân tộc của ngài chứ không phải TQ! Lê Vũ - Bình địa mộc.Nhula1giacmo # Saturday, December 8, 2012 7:04:58 PM @ RK: Ông Kiệt là 1 trong những cán bộ Đảng xuất sắc ở Nam bộ, nhất là sau Mậu Thân ta tổn thất nặng nề, tinh thần cán bộ ch.sĩ ít nhiều dao động sa sút, tổ chức CM bị khủng bố trắng, lắm nơi hoàn toàn tê liệt.. Ông xông xáo lăn xả gầy dựng lại từ hoang tàn tang tóc, cự tuyệt chủ trương co cụm rút sâu vào rừng bảo toàn lực lượng. Ông lập luận: 'Bộ đội chủ lực có thể rút để củng cố nhưng bộ đội địa phương phải bám dân để giữ bằng được lòng tin của quần chúng là ta vẫn còn, vẫn mạnh giỏi, vẫn đánh giặc.. Không đủ sức đánh đồn hạ bót thì diệt ác trừ gian, phục kích quấy nhiễu không để địch yên. Cán bộ không được ở ngoài rừng mà phải thâm nhập vào dân xây dựng cơ sở, phát động phong trào..' Tư tưởng tích cực quyết liệt đó đã đem lại kết quả tuyệt vời. Đến 1970, hầu hết cơ sở CM được phục hồi, ta chuyển sang chủ động đánh địch cấp đại đội giữa ban ngày. Sau 1975, vẫn ý chí CM tiến công hừng hực ấy, ông thổi vào giới trẻ Tp HCM luồng sinh khí trong lành tươi mới, bứt phá những khuôn phép ngột ngạt lỗi thời của lối quản lý xã hội thời chiến + tư duy Đại Trại xơ cứng để trở thành hình mẫu xé rào dễ thương. Là tiền đề để ch.ta có ĐH VI đổi mới. Nhưng ai cũng có những giới hạn khó tiên lượng, xử lý. Phát đạn khiến ông trọng thương bắn đi từ Dũng lò vôi rồi từ đó ông khó bề chống đỡ kháng cự các phát đạn tiếp theo. Những phát đạn quá đỗi ngọt ngào, quyến rũ. Thật khó để phân định đâu là đỉnh - là vực khi đạt độ cao giới hạn đức độ (tôi không nói năng lực) trong lúc họ chưa hề được chuẩn bị cho vị trí ấy ở thời bình. Kính phục ông, người cán bộ kiên trung thời đánh Mỹ. Quý mến ông, người lãnh đạo đầy tâm huyết CM hết lòng vì dân thời kỳ sau 75.. nhưng cũng xót xa vì những gì ông thỏa hiệp, thậm chí - đầu hàng trước cám dỗ. Công bằng mà nói, lỗi phần lớn do bà Cầm (có lẽ tại cái tên nên bà rất thích 'cầm'), đời tư của ông mất mát quá nhiều nên về già dễ yếu lòng trước những tỉ tê thủ thỉ của bà vợ trẻ chăng? Lỡ phóng lao thì phải theo lao, đã trót nhúng chàm thì ghiền nhúng thêm n lần nữa. Cứ thế, lún & trượt. Chỉ cái chết mới cứu ông khỏi lún sâu thêm, trượt dài hơn. Danh - lợi phù du, giờ ông đã là người thiên cổ, có trách giận cũng chả ích gì. Riêng công trạng của ông với đất nước, với CM thì không thể phủ nhận, lãng quên, chối bỏ. Nhưng không thể vì mục đích ch.trị mà vẽ chân dung ông toàn màu hồng. Cũng không vì bực bội mà tô đen ông (dù cuối đời ông quay sang ve vãn hồn ma Nguyễn Ánh). Phân tích bình phẩm về 1 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn là rất khó khăn, đòi hỏi tính khoa học, tinh thần khách quan, sự tỉnh táo công tâm. 2 tháng trước đọc dòng tin ngắn: 'Không nên đổ thừa hết cho sự ấm lên toàn cầu làm nước biển dâng vì tại các mốc quan trắc ở Vũng Tàu, mực nước chỉ dâng 24mm so với 20 năm trước trong khi ở Tp HCM thì dâng cả mét..' tôi chạnh nhớ tới ông Kiệt, càng buồn hơn khi đọc con số nhiều chục ngàn tỉ để chống ngập trong vài năm tới cho vùng đất lẽ ra không ngập nếu vợ ông không phải là Cầm & thế gian này không tồn tại con hồ li Lan Anh. Công lớn? Vâng! Nhưng buồn cũng lớn! Thậm chí, lớn hơn. Về PHL, tôi ngờ rằng lão ta có ý đồ chính trị thâm độc qua vụ 'hạ bệ LVT' chứ không chỉ phát ngôn vớ vẩn đâu. Bạn ạ. Tôi ngán các 'nhà viết sử' lắm rồi, háo danh & hám lợi thì làm gì mà viết được sử cơ chứ? Thân mến!
-


TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯÒI ANH EM
(và một số bài tranh luận)
Lữ Phương




1.

Trong bài “Các Mác – Một tình yêu bao la”, Đông La[1] có nhắc đến tên tôi để công kích vì cho rằng cùng với số người “chống đối” khác, tôi đã lên tiếng “phê phán, phủ nhận toàn những nhân vật mà chế độ hiện thời đều cho là vĩ nhân cả như Các Mác, Lê nin, Bác Hồ…”. Đối với các vị khác tôi không biết có đúng không, nhưng đối với tôi thì đó là điều có thật, nhưng tôi rất tiếc đã không thấy tác giả dẫn ra một câu nào trong rất nhiều bài viết đã xuất hiện của tôi để chứng minh rẳng vì những sai lầm mắc phải khi “chống đối” chủ nghĩa Marx, tôi có bị làm cho “khốn đốn” thì cũng chẳng có gì gọi là “oan” như tác giả đã viết. Trong khi đó, lại thấy trong bài của tác giả mấy dòng trích dẫn mà tôi biết chắc là của tôi [2], nhưng được tác ghi chú trong ngoặc đơn bằng mấy chữ rất đáng ngạc nhiên: “dẫn theo một tác giả trên talawas mà tôi đã quên tên”! Nêu tên một tác giả để đẩy người ta về phía “chống đối” mà không dẫn chứng, nhưng khi cần thì lại dẫn chính tác giả ấy ra để chống … “chống đối” bằng cách “quên” tên tác giả ấy, một cái lối làm việc như vậy không thể không nói là cẩu thả và kỳ quái! Vậy mà đó cũng chính là cái phương pháp tác giả đã vận dụng trong bài viết nói trên để giải quyết một “bài toán lớn” cho đất nước (chữ hay dùng của tác giả) gọi là bảo vệ chủ nghĩa Marx, công kích những người “chống đối”, qua đó bày tỏ sự ủng hộ của mình với chế độ đương quyền.
 
Trong đoạn dẫn một số tài liệu “tham khảo” để chứng minh cho sức hấp dẫn của chủ nghĩa Marx, tác giả có mượn một câu trong một cuốn sách của J. Derrida –“Không thể không có Marx, không thể có tương lai nếu không có Marx”– cho rằng tuy là “một triết gia tư sản” nhưng đã “viết rất tốt” về Marx. Là người đã đọc và viết về cuốn sách ấy của Derrida, tôi có đủ cơ sở để khẳng định rằng khi dẫn như vậy tác giả chẳng hiểu gì về ý nghĩa thật sự trong câu văn đã dẫn của Derrida cả bởi vì nếu tự mình đọc được và hiểu được cuốn sách này tác giả sẽ thấy câu nói đó giả định hàng loạt những điều kiện, trong đó quan trọng nhất là sự tan rã của những thứ gọi là “chủ nghĩa Marx trong thực tế” (thí dụ các đảng cộng sản, phe xã hội chủ nghĩa…) cùng với việc phủ định tất cả những mưu toan muốn biến tư tưởng của Marx thành cái gọi là “chủ nghĩa Marx“ dưới bất cứ hình thức cố định nào để chỉ giữ lại điều duy nhất cốt yếu là cái tinh thần phê phán triệt để tất cả mọi thiết chế hiện tồn, và chỉ có trong những điều kiện ấy thì Marx mới cần thiết cho thế giới hôm nay. 
 
Khác hoàn toàn với những lời xưng tụng của những người tự xưng là mácxít kiểu Trung quốc (Trung quốc cũng hay nhắc đến Derrida) và Việt Nam hiện nay, những người đứng trước thảm trạng sụp đổ của hệ thống các nước mệnh danh là “phe xã hội chủ nghĩa”, đang cố gắng duy trì sự tồn tại cho được cái thực thể chính trị đương quyền của mình và riêng ở Việt Nam thì có nhà “mácxít” Đỗ Mười cùng với cái chiến dịch ca ngợi Derrida để “chống diễn biến hoà bình” do ông phát động hồi còn là tổng bí thư Đảng cách đây đã có 12 năm, nay vẫn còn được những người thừa kế tiếp tục ồn ào. Tôi cho rằng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nếu không thể hiểu được Derrida một cách trực tiếp thì tác giả chỉ có thể đến với ông triết gia người Pháp này qua con đuờng của đồng chí Đỗ Mười hoặc Tổng cục II và Bộ Quốc phòng chứ không thể ở nơi nào khác. 
 
Tác giả cũng dẫn một cả một đoạn dài trong Bách khoa toàn thư Wikipedia để tiếp tục việc “nói tốt” cho chủ nghĩa cộng sản; không biết cách nào để tìm ra câu dẫn đó, tôi đã thử gõ từ khoá “chủ nghĩa cộng sản” trong Wikipedia tiếng Việt , thì gặp được một bài dài, nói đầy đủ từ Marx cho đến Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông …, trong đó có một đoạn như sau: 
 
Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo, là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là nhân tố chủ đạo của lịch sử loài người trong thế kỷ 20.
 
Mặt khác, lý thuyết lý tưởng hoá về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là không hoàn chỉnh, rất sơ sài so với tính chất đa dạng của cuộc sống và thậm chí sai lầm nghiêm trọng nên khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế, đã gặp những khó khăn liên tiếp khó vượt qua. Để vượt qua các khó khăn đó những người kiên quyết với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã đặt chủ nghĩa của mình là trên hết, bắt xã hội phải chịu các hy sinh ngày càng lớn hơn để duy trì lý tưởng. Đến lúc đó thì lý tưởng cộng sản đã biến chất từ phương tiện để trở thành mục đích tự thân và không còn tính chất nhân đạo nữa. Sự biến dạng đã phát sinh những bất công và bất bình đẳng còn ghê gớm hơn rất nhiều so với những cái xấu của chủ nghĩa tư bản mà nó muốn tránh”.
 
Tinh thần của Wikipedia khi nói về chủ nghĩa cộng sản là toàn diện, có đúng có sai, có thành công và thất bại, đâu phải chỉ ca ngợi một chiều như tác giả đã xuyên tạc.

 
2.

 
Bên cạnh cái kiểu nghiên cứu cẩu thả, thủ chương đoạn nghĩa, khi xưng tụng nhà triết học gọi là vô sản vĩ đại của mình, tác giả cũng hay sử dụng cái thủ pháp lên gân dễ dãi. Để bày tỏ cái cảm tình thắm thiết với K. Marx trong bài viết nói trên, tác giả đã “muốn” viết tên nhà cách mạng vô sản này theo cách phiên âm ở Việt Nam hiện nay là “Các Mác” bởi vì có viết như vậy thì mới diễn tả đúng “cái ngôn ngữ chính trị” của chế độ đương quyền ở Việt Nam được gọi là “XHCN” và cũng đúng với cái tinh thần của chế độ mệnh danh là “XHCN” đó! Một học trò sùng bái vị thầy vơ vào của mình là điều hiểu được, nhưng tác giả cũng nên biêt thêm rằng không thể vì tấm lòng yêu mến ấy mà quên đi điều tầm thường này: một từ nước ngoài, phiên âm cách này hay cách khác sang tiếng Việt, hoặc không phiên âm gì cả đều chỉ là sự quy ước của một quan niệm ngôn ngữ hoặc là sự chọn lựa cho một lối biểu hiện, ý nghĩa chẳng có gì mùi mẫn để có thể làm cho thành một bài tụng ca! 
 
Trong cái câu mào đầu của bài viết trên, tác giả cũng có một bốc đồng rất…. vô tư. Đối với cái học thuyết của nhà cách mạng vô sản vĩ đại nói trên, tác giả “áng chừng” rằng nếu đã có một nửa nhân loại coi là “ánh đuốc dẫn đến thiên đường” thì cũng có “một nửa kia coi là ánh lửa hung bạo dẫn xuống địa ngục!”. Không thấy tác giả nói rõ cái một nửa nhân loại muốn lên thiên đường ấy là những ai, là những nước nào trong hơn 6 tỷ người đang sống trên hành tinh này. Giả sử (giả sử thôi) như trong hình dung của tác giả, đó là những nước còn lại sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ thì chẳng lẽ bất cứ công dân nào đang sống trong nửa phần nhân loại ấy đều là những người có được lòng tin vào cái “thiên đường” mà tác giả khẳng định? Thực tế cho chúng ta biết rất rõ rằng, ngay cả những đảng viên cộng sản hiện nay, nếu phải viện lý do để vẫn còn ở trong Đảng, họ có thể nói đủ thứ (tốt nhất là nói theo các nghị qưyết) nhưng không ai còn dám đem cái “thiên đường” ấy ra để phô diễn lập trường cả! Tác giả thử làm một cuộc thăm dò với những người đồng chí xung quanh mình thì biết, khỏi cần đi đâu cho xa xôi.
 
Với cái cách diễn đạt của tác giả như vậy, tôi không tin rằng tác giả thấy cần thiết phải tìm đọc cho được những tài liệu nghiêm chỉnh về Marx, nhất là trực tiếp với những trước tác đầy đủ của triết gia này để tìm hiểu tư tưởng của ông một cách có căn cơ, trung thực. Cách sử dụng ồn ào khái niệm gọi là “chủ nghĩa nhân đạo” của Marx – mà tác giả đã xác định cho nó cái nội dung “xoá bỏ sự thống trị, bóc lột để mang lại công bằng cho toàn thể loài người” và cho đó đương nhiên đã là “điều tốt đẹp” không thể nào phủ nhận được – đã chứng tỏ tác giả chỉ hiểu tư tưởng của Marx qua một số danh từ mòn sáo, bay bướm, nhặt ra từ sách giáo khoa hoặc tài liệu của các lớp chỉnh huấn sơ cấp của Đảng với cái kiểu lôgích về lập luận như sau: chủ nghĩa Marx là “nhân đạo” và “tốt đẹp” như thế, là một học thuyết không có mục đích nào khác hơn là “đem hạnh phúc cho toàn thể loài người” vậy mà lại có những kẻ đi bôi nhọ, phủ nhận, xuyên tạc, chống đối, thế thì những bọn đó là cái giống gì? 
 
Thật sự thì, khái niệm “nhân đạo” không có gì xa lạ đối với những học giả nghiên cứu về Marx, và cũng chẳng có ai khơi khơi đem mấy chữ “nhân đạo” ấy ra mà phủ nhận (đoạn văn dẫn từ Wikipedia ở trên đã nói đến khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo” theo nghĩa tích cực). Nhưng khi nói như vậy, và chỉ biết nói như vậy thôi, thì không có ai đã nghiên cứu cặn kẽ về Marx mà lại có thể cho mình đã biết đủ về chủ nghĩa Marx, dù là đứng trên quan điểm của những người theo Marx hay quan điểm của người phê phán Marx. Đối với những người theo Marx, chủ nghĩa nhân đạo mácxít đã vượt hẳn những thứ chủ nghĩa nhân đạo khác ở tính chất hiện thực của nó, chủ nghĩa nhân đạo ấy không phát xuất từ bản thân lòng mong muốn cao cả của những triết gia muốn làm điều tốt cho con người mà chính là trí tuệ của những triết gia nhìn ra được những điều kiện hiện thực mà lịch sử đã mang đến để bản thân con người đứng lên tự giải phóng mình một cách hiện thực.
 
Những điều kiện ấy không có gì bí mật trong những tác phẩm của Marx. Đối với những người theo Marx thì đó là sự huỷ thể tất yếu của chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến mức tột cùng của nó với những mâu thuẫn không dàn xếp được, nhất là những căng thẳng do chế độ tư hữu gây ra, từ đó làm tất yếu nẩy sinh trong lòng nó một chủ thể mới có khả năng đại diện cho cái nhân loại đau khổ vùng lên đào huyệt chôn nó rồi sau đó trên nấm mồ của nó dựng nên một thế giới tương lai vĩnh viễn không còn bất công, nghèo khổ, sầu đau. Nhưng đối với những người phê phán thì tất cả những điều nói trên đã không mang ý nghĩa gì hơn là những suy đoán lô gích, tư biện, xuất phát từ những giấc mơ của những triết gia nuôi tham vọng đưa con người đến vương quốc của những điều hoàn hảo (một thiên đường hạ giới trong hình dung của một thời ấu trĩ), nhưng rồi cùng với thời gian và với sự thay đổi do thời gian mang tới, những giấc mơ được xem là những khả thể hiện thực đã trở thành những giấc mơ phản hiện thực thuần tuý, cho nên khi mang ra thực hiện cuối cùng đã bị hiện thực đánh sập tan tành [3].
 
Như vậy, cái chủ nghĩa nhân đạo mácxit mà những người theo Marx thường gọi là “chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và khoa học” thì dưới con mắt của những người phê phán Marx lại hoá thành một thứ chủ nghĩa nhân đạo không tưởng, hoang đường! Trước cuộc tranh cãi dai dẳng kéo dài cả thế kỷ rồi mà chưa dứt trong hàng ngũ những người đã đọc Marx một cách nghiêm chỉnh ấy, tôi thấy Đông La không thuộc vào loại người nào cả, như tác giả đã nói ở một nơi khác: không “bảo thủ” cũng không “cấp tiến”, còn ở đây thì lại càng không là gì cả: không thể gia nhập vào hàng ngũ những nhà mácxít thứ thiệt mà cũng chẳng thể làm bạn được với những người phản-mácxít đàng hoàng – bởi vì khái niệm gọi tên là “chủ nghĩa nhân đạo” mà Đông La đã nhân danh Marx để ồn ào thật sự chỉ là một danh từ lôm côm, làm dáng, có lẽ chỉ có khả năng “chộ” được một ít người chưa bao giờ đọc và hiểu được một trang sách nào của Marx!

 
3.

 
Không có những kiến thức căn bản để hiểu Marx từ nguồn cội, tác giả đã không thể nào lý giải được thoả đáng cái hiện tượng làm nhức nhối không biết bao thế hệ những đệ tử của Marx từ khi Marx chết cho đến nay: trên lý thuyết, chủ nghĩa xã hội mácxít thường được cho là “khoa học”, “nhân đạo” rất ngon lành, nhưng khi đưa vào thực hành thì lại tạo ra không biết bao điều kỳ quái, thậm chí đi đến chỗ “làm ngược lại tinh thần nhân đạo của Marx” (như tác giả đã viết) nghĩa là cũng rất ác độc, tàn tệ, để cuối cùng đẩy đội ngũ những chiến sĩ đi xây dựng thiên đường cho nhân loại vào chỗ phân liệt, chia rẽ, chửi bới, bắn giết nhau như những địch thù, từ trong phạm vi riêng rẽ của từng đảng cộng sản đến cả trong phong trào cộng sản quốc tế, giữa các trường phái, các quốc gia. 
 
Hiện tượng này đã được giới nghiên cứu giải thích bằng nhiều cách, nhưng không biết “nghe hơi nồi chõ” ở đâu, tác giả đã quy tất cả về một điều quá đơn giản: rút lại chỉ tại người ta “hiểu chưa rõ, hiểu sai, từ những khái niệm đến những nguyên lý cơ bản” trong lý luận của Marx. Cách giải thích này không hoàn toàn sai, nhưng nếu sự ngộ nhận đó có xảy ra thì thực sự cũng chỉ với những tay mơ về chủ nghĩa Marx chứ không thể nào vận được vào những người hiểu rất rõ Marx như Lenin. Về ông thầy của lý luận vô sản này, tác giả đã theo đuôi những cái lưỡi gỗ tuyên huấn Đảng, hễ có dịp là ca ngợi hết lời sự vận dụng tài tình của ông ấy vào cách mạng Nga để tạo ra kỷ nguyên mới cho học thuyết Marx đi vào xây dựng trên phạm vi thế giới. Thật sự thì với những ai hiểu rõ sự chuyển hoá của chủ nghĩa Marx từ lý luận đến thực hành, đều cho Lenin mới là người mở đầu cho việc đưa học thuyết Marx vào thực tế một cách thực dụng, vặn vẹo, tuỳ thời, cho phép đường lối, bạn thù đổi thay xoành xoạch, cuối cùng không tạo ra một cái gì khác hơn một chế độ mà khái niệm “XHCN” đi kèm theo nó chỉ là cái nhãn trang trí đơn thuần. 
 
Khi tiến hành cuộc cách mạng Nga, Lenin hiểu rằng, về mặt kinh tế, nước Nga chưa có đủ điều kiện để có được một cuộc đổi đời mácxít đúng nghĩa. Nhưng với sự nhạy cảm của một nhà chính trị tài ba, ông đã biết khai thác nhanh chóng cái thời cơ suy yếu, rối loạn của nước Nga quân chủ trong chiến tranh (thế giới lần thứ I), giành lấy chính quyền, theo Marx thiết lập ngay nền chuyên chính vô sản trong một nước mà giai cấp vô sản là rất yếu, đem áp dụng ngay chế độ công hữu, tập thể cho một nền kinh tế chưa thoát ra khỏi thời trung cổ – tất cả đều dựa trên sự thách thức của một niềm tin mà Lenin đã được sư phụ chỉ dặn: sớm hay muộn ở những nước tư bản phát triển, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải khẳng định được mình trong thành công thì cách mạng ở một nước chậm tiến như nước Nga mới có thể hoà nhập vào dòng chảy của thời đại để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua một nấc trung gian nào.
 
Nhưng sự thật đã diễn ra không chiều lòng người: không có cuộc cách mạng vô sản nào ở phương Tây nổ ra để yểm trợ cho Lenin, cho nên cuộc cách mạng ở Nga đã trở nên “tiên thiên bất túc”, từ đó về sau đã phải đi theo con đường ngày càng xa rời sự chọn lựa ban sơ. Cuộc chuyển mình có tính chất thế giới của Marx đã trở thành cuộc giành chính quyền trong một nước riêng lẻ, không phải trong một nước đã công nghiệp hoá xong mà là một nước lạc hậu nghèo nàn. Sự chuyên chính của giai cấp vô sản theo nghĩa của Marx là sự chuyên chính của một giai cấp đã chiếm đại đa số dân cư (do quá trình vô sản hoá) tự mình nẩy sinh ra được ý thức về chủ nghĩa xã hội, nay đã trở thành sự chuyên chính của một một thiểu số cầm quyền tự cho là đại diện giai cấp vô sản với cái lý luận về chủ nghĩa xã hội do những trí thức tư sản đem từ ngoài vào cải tạo lại những người mà nó đại diện. Nhà nước chuyên chính thay vì theo Marx phải giảm dần vai trò để cuối cùng tiêu vong thì lại trở thành một guồng máy quan liêu thống trị và trấn áp, tồn tại không biết đến lúc nào mới hoàn thành sứ mệnh của thời quá độ.
 
Như vậy, không phải người ta hiểu sai, làm sai lý luận của Marx mà chính là người ta đã quá trung thành với Marx, nghĩa là cố đem áp dụng cho được những nguyên lý của Marx vào những tình thế thiếu hoàn toàn điều kiện để áp dụng, đó là theo cách giải thích của những người theo Marx, nhưng đối với những người phê phán thì lại là việc đem cái thiên đường mộng tưởng ra gò ép cuộc sống phải khuôn nắn theo, và chính vì thế mà bị cuộc sống phản ứng lại theo đúng với bản chất cứng đầu của nó. Và đó mới là nguyên nhân chính yếu đưa đến cái lý luận gọi là “vận dụng chủ nghĩa Marx vào hoàn cảnh cụ thể ” mở đầu với kinh nghiệm năm 1921 về Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin, sau này, qua bao nhiêu thí nghiệm tang thương, được một số nước thể nghiệm lại dưới những khái niệm “thị trường xã hội chủ nghĩa” ở Đông Âu, “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc” ở Trung quốc hoặc “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam hiện nay.
 
Những ai đã đọc Lenin đều biết nguồn gốc của những chuyển đổi ấy nếu được nhìn một cách thực tế thì sẽ thấy đơn thuần chỉ là chiến thuật về “những bước lùi” và “những thoả hiệp” mà nhà cách mạng vô sản xôviết này đã dạy cho các đệ tử của mình biết cách ứng xử khi rơi vào những những cơn nguy khốn để tránh khỏi phải mất tất cả, nhất là đưa đến chỗ làm sụp đổ guồng máy cầm quyền do mình giành được bằng máu. Thoả hiệp và thoả hiệp, dù đó là bọn kẻ cướp thì vì lợi của cách mạng khi cần thiết, chúng ta cũng phải biết thoả hiệp – Lênin đã dặn những người cộng sản rõ ràng như vậy 4. Không nhớ điều đó hay có thể cũng chẳng biết điều đó, tác giả Đông La đã không nhìn ra được thực chất của cái xã hội “đổi mới” ra đời “dưới sự lãnh đạo” của Đảng cộng sản hiện nay ở Trung quốc và cả Việt Nam chính là cái thực thể mà học thuyết Marx đã phủ định từ nền móng, không có tên gọi nào khác hơn là chủ nghĩa tư bản, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội mácxít, nên mới khen cái cái chế độ “XHCN” đã xoay chiều đó là “vì tinh thần nhân đạo, vì lợi ích cách mạng” một cách xun xoe hể hả!

 
4.

 
Đọc những gì Đông La thường chen vào các hàng chính luận để nói về mình (nhất là trong những trang xoay quanh cuốn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu), tôi biết được, vì rất nhiều lý do thực tế, tác giả có vẻ rất thoả mãn với cái xã hội đã được “đổi mới” hiện nay. Thật ra điều này chẳng có gì cần bàn luận để khen chê, nếu tác giả biết dừng lại ở đó để lo việc thăng tiến cho đời sống (kể cả làm thơ để lấy tiếng), không cần quan tâm đến chuyện mèo trắng mèo đen, xã hội hay tư bản gì cả, điều mà hiện nay rất nhiều người xung quanh tác giả đang đeo đuổi một cách vui vẻ. Dù sao so với thời ăn bo bo lúc trước, cuộc sống hôm nay chẳng đã đã khá hơn nhiều rồi hay sao? 
 
Vấn đề chỉ trở thành lộn xộn và kỳ cục khi không lượng sức mình tác giả đã lao vào cuộc “thách thức trí tuệ” đặt ra cho mình bằng một trò chơi chữ nghĩa rất tào lao là đem cái lý luận về chủ nghĩa nhân đạo mácxít ra để biện minh cho chế độ mà tác giả đang ủng hộ, bằng cách chỉ cho chúng ta thấy rằng “mỗi bước đi” của chế độ ấy “đã được chiếu sáng” bởi tư tưởng của nhà cách mạng vô sản vĩ đại mà nội dung tư tưởng ấy được tác giả cho là “một tình yêu bao la với con người”! Mỗi bước đi, có nghĩa là mỗi việc làm, mỗi hành vi suốt từ ngày chế độ ấy ra đời cho đến nay đều thấm đẵm cái tình yêu con người? Thế thì ý nghĩa của sự chiếu sáng ấy là gì khi tác giả nói đến cái lịch sử làm sai lạc chủ nghĩa Marx, cái lịch sử “thậm chí làm ngược lại tinh thần nhân đạo của Các Mác”? Chẳng lẽ trong viết lách trước sau muốn nói thế nào cũng được hay sao? 
 
Giả sử như hôm nay ta đổi mới theo kiểu tư bản chủ nghĩa để khỏi ăn bo bo ta gọi đó là “nhân đạo” nhưng hôm qua trong cải cách ruộng đất, ta làm cho những cánh đồng miền Băc trắng xoá khăn tang thì cũng là “nhân đạo”? Sau 1975, ta cải tạo tư sản, cải tạo “nguỵ quân, nguỵ quyền”, hợp tác hoá nông thôn… đẩy bao người vào cảnh khốn khổ, cuối cùng bất chấp hàm cá mập, vượt biển ra đi trên những chiếc thuyền mong manh… tất cả những điều như thế cũng được chiếu sáng bằng “tình yêu bao la đối với con người” hay sao? Ấy là ta chưa kể đến những điều ta đối xử với chính những đồng chí của ta: thí dụ như ta dựng nên từ đầu đến cuối vụ án gọi là “xét lại chống đảng và gián điệp lật đổ chế độ”, đưa biết bao những người cộng sản đã bỏ cả đời “đi theo Đảng” vào tình cảnh phải sống oan khuất, tức tưởi, đau đớn cùng cực – và như thế thì cũng gọi là “nhân đạo” sao? 
 
Chắc sẽ có những người ái mộ tác giả cho rằng chì chiết làm gì cái trò chơi chữ nghĩa thường hay bị quá đà dưới bàn tay lạnh của những nhà thơ có trái tim nóng! Thôi thì cũng được. Nhưng bạn sẽ nghĩ gì khi tác giả không chỉ lỡ đà trong việc ủng hộ chế độ bẳng thứ triết học Marx ấm ớ mà còn đẩy đến tận cùng sự ủng hộ ấy bằng cách muốn chận đứng tất cả những ai đã dám phê phán đến tận nền tảng cái đường lối nhân danh Marx để gây ra bao đau thương cho con người mà tác giả cũng không hề chối cãi về những sai lầm của nó. Một ai đó cũng có thể nhắc chúng ta rằng, qua những gì đã viết, tác giả không phải là người tán thành mù quáng chế độ đương quyền và do đó không hề chỉ trích sự phê phán những sai lầm của chính quyền ấy, mà chỉ công kích những người quá khích, phủ nhận sạch trơn thôi. Thì cũng được nhưng với những những lý lẽ tầm phào về chủ nghĩa Marx như trên, với thái độ lên gân dễ dãi, nói năng bừa bãi như vậy thì thuyết phục được ai! 
 
Nhất là với những tên tuổi hầu hết tóc đã bạc phơ mà tác giả kể ra như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu, Lữ Phương v.v… Ngay những cái tên được kể vì có liên hệ đến chủ đề mà tác giả đặt ra để công kích cũng là quá tuỳ tiện, thiếu hẳn sự hiểu biết về toàn cảnh nên đã bỏ qua rất nhiều nhân vật tiêu biểu đã có những phát biểu nghiêm chỉnh về chủ nghĩa Marx cần được thảo luận như Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang, Phan Đình Diệu, Đặng Quốc Bảo… Lại cũng thiếu hẳn cả một lớp trẻ cùng lứa với tác giả như Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Phương Nam… cần phải quan tâm để tìm hiểu xem tại sao lớp người lớn lên trong bầu không khí “nhân đạo” của chủ nghĩa Marx mà nay lại quyết liệt đi theo con đường ngược hẳn với tác giả, trong khi đó thì làm ồn lên về tác phẩm phi chính luận của một người viết văn mới vào đời là Đỗ Hoàng Diệu với tập truyện Bóng đè nội dung không nói gì đến học thuyết Marx trừ cái tên “Karl” được dùng làm biểu tượng phúng dụ. Điều này cho biết tác giả cũng chỉ lướt qua loa các báo “chống diễn biễn hoà bình” trong nước hoặc một số bài trên các website đấu đá hải ngoại chứ không hề tự mình tìm hiểu hiện tượng mà mình đề cập một cách đàng hoàng, tới nơi tới chốn.
 
Nếu bỏ qua chuyện liệt kê tuỳ tiện nói trên và dựa vào cái danh sách mà tác giả kể ra để bàn luận, những người am hiểu đã không khỏi ngạc nhiên khi thấy tác giả đã nhét chung tất cả những tên tuổi ấy vào cái giỏ gọi là chống chính quyền, chống chủ nghĩa Marx, không cần phân biệt ai với ai. Trong số các người tác giả đã kể đúng là không ít người chẳng biết gì về Marx hoặc “hiểu sai” Marx, uất hận chính quyền nên chửi luôn Marx cho bõ ghét nhưng cũng có người chỉ phê phán chính quyền mà không đả động gì đến học thuyết Marx, có người lại nhân danh và dựa vào Marx để phê phán chính quyền, có người chỉ nhắc đến Marx trong những bài viết, bài nói về chính trị, thời sự nhưng có người lại đi sâu vào mặt học thuật, dựa hẳn vào những tác phẩm của Marx để phân tích nghiên cứu. 
 
Không tìm hiểu đầy đủ những con người và tác phẩm cụ thể của từng người một trước khi lao vào luận chiến, tác giả bằng lòng với việc lướt qua những phát biểu bị đưa ra khỏi những ý tưởng tổng thể của những người bị phê phán, rồi dựa vào cái mớ kiến thức hời hợt, sai sót, cẩu thả của mình về cái gọi là “ chủ nghĩa nhân đạo” của Marx để vặn vẹo, bắt bẻ lăng nhăng, không tạo ra được ấn tượng gì khác với những người đọc có hiểu biết là buộc phải chứng kiến một trò thao tác chữ nghĩa om xòm, trống rỗng. Đối với một vấn đề có tính chất học thuật, triết học, chính trị, khó khăn và phức tạp cần nghiêm túc thảo luận mà tác giả lại viện đến cái phương pháp đả kích kiểu “chống diễn biến hoà bình” như vậy thì nhiều lắm cũng chỉ đủ làm bộc lộ trình độ và nhân cách thực tế của bản thân, không có chút khả năng nào rọi sáng cho vấn đề mà tác giả đặt ra từ đầu, tưởng chừng như rất là tâm huyết và trí tuệ. 
 
Là một người có quen biết một số những vị được tác giả gọi là “chống đối” suốt hơn 20 năm qua, hiểu khá rõ những ưu những nhược của họ (về tính cách lẫn trình độ), tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy tác giả quy cho họ cái động cơ rất lạ lùng là đã “bạo miệng” lên tiếng “chê những nhân vật vĩ đại” chỉ với tham vọng muốn được “thành người vĩ đại”! Và chỉ dựa vào cái động cơ hết sức vớ vẩn ấy, tác giả đã lớn tiếng dạy dỗ các vị ấy bằng một cái giọng lếu láo cực kỳ, cho rẳng những con người ấy chẳng có nghiêm chỉnh gì cả, mà chỉ xuất phát từ thái độ “kiêu ngạo tiểu nông, khí khái phong kiến, chưa biết mình, biết người, nên chẳng khác gì hành động muốn lấy gang tay đo cao rộng của trời đất, lấy bát ăn cơm đong nước của biển cả, để cuối cùng thân làm tội đời”! 
 
Trong mô tả của tác giả, người ta không thể nào không hình dung ra những con người ấy như những Chí Phèo liều mạng, chống đối để chống đối, không còn liêm sỉ để biết mình nói đúng hay sai, điên điên khùng khùng, không còn biết sợ hãi là gì khi bị bỏ tù, có khi còn cầu mong đi tù để trở thành nổi tiếng! Có nghĩa gì đâu với những con người đó chuyện một chế độ nhân danh Marx để đưa đất nước lên “thiên đàng” nhưng chẳng làm được gì khác hơn là đẩy nhân dân vào nghèo đói, chuyên chế, nhục nhã trước thế giới vì luôn đứng vào hàng áp chót trong lĩnh vực tự do, dân chủ, nhân quyền…nhưng lại đứng vào hàng đầu trong những chuyện hối lộ, tham nhũng, ăn cắp của công…Tất cả những điều đó chẳng có gì đáng quan tâm với những con người như vậy bởi vì với những con người đó thì các trỏ múa may chơi trội để nổi danh mới là mục tiêu!

 
5.

 
Một thẩm định tâm lý tầm phào, suy bụng ta bụng người, bậy bạ hết cỡ hay chỉ là một trò bôi nhọ thô bạo nhắm vào hàng ngũ những kẻ gọi là “chống đối” cứng đầu, từ lâu đã làm cho chế độ đương quyền bực bội, muốn tìm mọi cách để bịt miệng nhưng vẫn không được? Tác giả tỏ ra không đồng ý với “cách xử lý mang tính bạo lực của chế độ” với các vị ấy, nhưng rồi sau đó lại cho rằng tuy vậy các vị ấy lại “không bị oan hoàn toàn” thì điều đó có nghĩa là gì?
 
Thật khó lòng khi đọc những thứ lòng vòng, giả dối đó, chúng ta khó có thể nghĩ khác đi về cái ý tưởng thật sự của tác giả: tuy những kẻ chống đối ấy chẳng quan tâm gì đến những chuyện “vì dân vì nước” cả, nhưng chỉ vì bốc đồng, háo danh dám liều mạng phủ nhận cái “thiên đường” do Đảng tạo ra trong từng bước đi cho “nhân dân”, chỉ như vậy thôi, họ cũng cần phải cho đi tù, quản chế, theo dõi, khuấy rối bằng mọi cách cho đáng đời! Chẳng phải đó mới chính là nội dung thâm sâu của cái hành vi gọi là “thách thức trí tuệ” của tác giả hay sao? 
 
Chẳng phải với thứ luận điệu đó tác giả đã hùa theo một số tờ báo chuyên nghề làm chiến tranh chính trị của nhà nước đương quyền để công kích những tên tuổi mà tác giả đã kể ra hay sao? Mọi thứ dường như đã trở nên rõ rệt: cái lối nói nhăng nói cuội về “tình yêu bao la” của “Các Mác” cùng với niềm tin về một thiên đường bánh vẽ được tác giả bốc lên mây xanh cuối cùng đã không dấu nổi cái thực chất ton hót chính trị cực kỳ tồi tệ của nó!

 
talawas 11.2.2006

1 talawas 24-1-2006.  [Ghi chú tạm của Trần Hữu Dũng: Trang web talawas không truy cập được (một cách hợp pháp!) từ Việt Nam.  Tôi sẽ chuyển bài này về trang viet-studies khi tôi trở về Mỹ]
 
2  Đây là nguyên văn đoạn văn trong bài viết của tôi về Derrida mà Đông La chỉ rứt ra những chữ in đậm để sử dụng và cho rằng … đã quên tên tác giả:“Những gì Derrida trình bày về “10 vết lở” của thế giới hiện đại trong chương III cuốn sách của ông đã được những nhà lý luận cộng sản Việt Nam coi đó là chủ đề chính tạo thành một thứ tuyên ngôn chống chủ nghĩa tư bản quyết liệt: thất nghiệp, mất không gian sống, chiến tranh thị trường, tình trạng nghèo khổ phổ biến ở vùng Nam bán cầu, sự đe dọa khủng khiếp của công nghiệp vũ khí và bom hạt nhân, chiến tranh sắc tộc tràn lan, sự lộng hành của các thế lực tội ác có tổ chức, tình trạng luật pháp quốc tế bị một số cường quốc thao túng.” (Lữ Phương: “Về một bóng ma của Marx”, talawas 14-10-2004).
3 “Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái “Tư bản” và “Chủ nghĩa Xã hội” là cuộc đấu tranh khốc liệt của nhân loại trong thế kỷ 20. Ban đầu vì sự mới mẻ của ý tưởng và vì những lý do chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng của thời kỳ đó mà chủ nghĩa xã hội đã thắng thế trên phạm vi lớn của thế giới. Cuộc đấu tranh của hai phe là nguyên nhân chính của các sự kiện trên thế giới. Trong quá trình phát triển của mình, chủ nghĩa tư bản đã thích nghi được với những thách thức của thời đại và đã vượt qua được đối thủ và giành được quyền tồn tại. Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản), do những điểm yếu chí mạng không thể khắc phục được của mình, đã mất hết sức quyến rũ và bị xã hội từ bỏ” (Bài của Wikipedia đã dẫn).
4  Nguyễn văn câu của Lenin:”Nếu có lợi cho cách mạng thì dù phải thoả hiệp với bọn kẻ cướp, chúng ta cũng thoả hiệp” (Lênin toàn tập, tập 41, Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr. 24).

















Tổng số lượt xem trang