1. Trước tiên phải đưa ra một quan niệm chung nhất thế này: sách viết ra là cho người khác đọc, thế nên bất kể viết thể loại nào cũng phải bảo đảm bố cục mạch lạc khúc triết.
BTC thiếu hẳn một cái đầu biên tập tỉnh táo giúp Huy Đức làm điều trên, và cả giúp HĐ bớt “tham”, đổ toàn bộ "vốn liếng" chỉ vào một cuốn sách.
Trong tất cả các phần, việc sắp xếp dày đặc các sự kiện không theo một trình tự không gian nào (BTC chỉ xếp theo thời gian) khiến người đọc ngán, từ ngán dẫn tới chán, nhất là với những độc giả từng tiếp xúc trực tiếp, đã biết các sự kiện trong sách.
Trong phần 1, tác giả đã rất ý thức vẽ ra bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn nhiều biến động bậc nhất của xã hội Việt nam hiện đại, giai đoạn giao thời giữa chiến tranh và hòa bình. Và thành công nếu người đọc chịu tương tác một cách hết sức thiện chí với tác giả, tức là tự tổ chức lại các sự kiện để tự hiểu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng rất ý thức điểm xuyết những số phận cụ thể cho bức tranh. Đương nhiên, không thể không có “nhân vật”. Nhưng, như Beo từng viết trong entry kể chuyện bên lề cuốn BTC, đây sẽ chính là điều “cam go” nhất của Huy Đức khi về nước: đối diện với những nhân vật sống của mình.
Phần 2, HĐ đã không điều khiển được sự lan man trong những bí- mật- ai- cũng- biết về chính trường thời đổi mới vào mục đích lí giải cho những bế tắc của Việt nam hiện tại. Chính vì vậy nó hạ thấp cả sách lẫn tác giả, ngang tầm bloggers “chém gió” đầy rẫy trên internet.
2. Góc đứng quan sát sự kiện hay việc chọn sự kiện để viết ra thực chất đã là một cách bày tỏ quan điểm riêng. Dù với tư cách nhà viết sử hay nhà báo, việc đòi hỏi (mọi) tác giả không thiên kiến là vô lối. Nhìn nhận lịch sử, công tâm đồng nghĩa với vô tư, chữ vô tưBeo dùng ở đây tức không cần…nghĩ.
Ví dụ cụ thể. Sự kiện thu vàng của người vượt biên.
Từ góc nhìn của Beo thì đây là chủ trương đúng và nhân đạo. Hàng triệu người bỏ xứ ra đi, gửi số phận hàng vạn dặm cho những con thuyền câu mực mong manh thường chỉ dám ra xa bờ vài ba hải lí. Còn gì tốt hơn ở thời điểm ấy là đóng cho họ những con tàu chắc chắn.
Beo còn biết và biết rất rõ chuyện một trung tá công an (chắc to ngang trung tướng bây giờ) đã bị kết án tù 7 năm vì tội ăn chặn số vàng của người vượt biên. Vị trung tá hiện vẫn ở Sài gòn này hoàn toàn có thể là nhân vật chứng minh về tính đúng đắn cũng như sự trong sạch của chính quyền ngày ấy.
HĐ lại kể một câu chuyện khác hẳn, như trong BTC, cũng cùng về sự kiện thu vàng.
Có thể dẫn ra hàng trăm ví dụ tương tự.
Người viết giữ quyền đưa ra nhìn nhận đánh giá sự kiện và người đọc giữ quyền bình luận nhìn nhận đánh giá của người viết. Văn minh hay hủ lậu thì việc hai quyền "đập chan chát" nhau, âu là chuyện thường.
Có thất bại nào lớn hơn việc viết ra không ai bàn tới và có cái gì nhạt nhẽo hơn một cuốn sách vô tư. Và như vậy, xét cả 2 phía, BTC là một cuốn sách thành công.
3. Vì sao HĐ lại “cam go” khi phải đối diện với những nhân vật sống của mình?
Dự định viết sử về một nhân vật đang sống có hai điều tối quan trọng cần phải trang bị trước. Thứ nhất, không như khi mô tả sự kiện, mô tả nhân vật có phạm vi quan sát gần và hẹp nên buộc phải sát thực, sát thực tối đa trong khả năng có thể. Thứ hai, biết 10 chỉ viết ra 5 và phải phát ra (bằng được) tín hiệu để nhân vật (ngầm) biết nửa đang còn lưu trữ. Thủ thuật này vừa để phòng thân trước pháp luật vừa buộc được nhân vật "ngậm bồ hòn làm ngọt". Đây là quan hệ tay đôi tác giả-nhân vật, người đọc chỉ liên can khi người viết càng giỏi thì thuyết phục càng đông họ đứng về "phe" mình.
Từ phản ứng của một sĩ quan quân đội cộng hòa và Lưu Đình Triều trên công luận cho thấy, cả nguồn tư liệu lẫn sự trung thực, HĐ đều thiếu. Hai nhân vật trong BTC này là copy từ sách, báo đã phát hành, đã thế lại cắt gọt đoạn copy một cách hết sức ác ý.
4. Không triều chính nào làm đẹp bằng cách vá víu lại tấm long bào cũ rồi khoác nó lên mình.
Mang quá khứ ra làm tấm gương hy vọng đời nay soi chiếu là tham vọng ấu trĩ.
Gắn quá nhiều sứ mệnh vào một cuốn sách, thực chất vẫn đang ở dạng bản thảo thô, là hành động ngớ ngẩn.
Khi hy vọng phải bám vào những ấu trĩ, ngớ ngẩn để tồn tại thì không biết nên dùng từ thảm hại hay đáng thương để nói về đời sống tinh thần của một lớp người, gọi là trí thức.
-ĐỌC HUY ĐỨCVừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.
1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp hóa ngon.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung cấp thông tin. Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộcphải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòngquanh sự kiện, nhãn tiền cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải, không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện.
Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.
2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí Võ Văn Kiệt riêng.
Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra đượcnhững câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự thấy được phần nào lịch sử trong đó.
Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh. Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.
3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận duy nhất là cụ Trường Chinh.
Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt nền móng, kiến trúc sư là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ xây sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công lao của các thợ xây này, nhưng nói gì thì nói, họ chỉ là những ngườixử lí tình huống giỏi.
Vai trò của Trần Xuân Bách đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.
4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện. Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.
Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái, có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp. Thay vào đó, cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.
Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa thấp.
Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải tạo tư sản. Tính bền vững của thành công ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.
5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.
6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có tiếng nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.
Từ một vài chuyện hậu trường của cuốn sách sẽ vẽ ra được chân dung tác giả Bên thắng cuộc.
ĐỌC HUY ĐỨC-về ngoài sách-tiếp
Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.
Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.
Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
BTC thiếu hẳn một cái đầu biên tập tỉnh táo giúp Huy Đức làm điều trên, và cả giúp HĐ bớt “tham”, đổ toàn bộ "vốn liếng" chỉ vào một cuốn sách.
Trong tất cả các phần, việc sắp xếp dày đặc các sự kiện không theo một trình tự không gian nào (BTC chỉ xếp theo thời gian) khiến người đọc ngán, từ ngán dẫn tới chán, nhất là với những độc giả từng tiếp xúc trực tiếp, đã biết các sự kiện trong sách.
Trong phần 1, tác giả đã rất ý thức vẽ ra bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn nhiều biến động bậc nhất của xã hội Việt nam hiện đại, giai đoạn giao thời giữa chiến tranh và hòa bình. Và thành công nếu người đọc chịu tương tác một cách hết sức thiện chí với tác giả, tức là tự tổ chức lại các sự kiện để tự hiểu.
Bên cạnh đó, tác giả cũng rất ý thức điểm xuyết những số phận cụ thể cho bức tranh. Đương nhiên, không thể không có “nhân vật”. Nhưng, như Beo từng viết trong entry kể chuyện bên lề cuốn BTC, đây sẽ chính là điều “cam go” nhất của Huy Đức khi về nước: đối diện với những nhân vật sống của mình.
Phần 2, HĐ đã không điều khiển được sự lan man trong những bí- mật- ai- cũng- biết về chính trường thời đổi mới vào mục đích lí giải cho những bế tắc của Việt nam hiện tại. Chính vì vậy nó hạ thấp cả sách lẫn tác giả, ngang tầm bloggers “chém gió” đầy rẫy trên internet.
2. Góc đứng quan sát sự kiện hay việc chọn sự kiện để viết ra thực chất đã là một cách bày tỏ quan điểm riêng. Dù với tư cách nhà viết sử hay nhà báo, việc đòi hỏi (mọi) tác giả không thiên kiến là vô lối. Nhìn nhận lịch sử, công tâm đồng nghĩa với vô tư, chữ vô tưBeo dùng ở đây tức không cần…nghĩ.
Ví dụ cụ thể. Sự kiện thu vàng của người vượt biên.
Từ góc nhìn của Beo thì đây là chủ trương đúng và nhân đạo. Hàng triệu người bỏ xứ ra đi, gửi số phận hàng vạn dặm cho những con thuyền câu mực mong manh thường chỉ dám ra xa bờ vài ba hải lí. Còn gì tốt hơn ở thời điểm ấy là đóng cho họ những con tàu chắc chắn.
Beo còn biết và biết rất rõ chuyện một trung tá công an (chắc to ngang trung tướng bây giờ) đã bị kết án tù 7 năm vì tội ăn chặn số vàng của người vượt biên. Vị trung tá hiện vẫn ở Sài gòn này hoàn toàn có thể là nhân vật chứng minh về tính đúng đắn cũng như sự trong sạch của chính quyền ngày ấy.
HĐ lại kể một câu chuyện khác hẳn, như trong BTC, cũng cùng về sự kiện thu vàng.
Có thể dẫn ra hàng trăm ví dụ tương tự.
Người viết giữ quyền đưa ra nhìn nhận đánh giá sự kiện và người đọc giữ quyền bình luận nhìn nhận đánh giá của người viết. Văn minh hay hủ lậu thì việc hai quyền "đập chan chát" nhau, âu là chuyện thường.
Có thất bại nào lớn hơn việc viết ra không ai bàn tới và có cái gì nhạt nhẽo hơn một cuốn sách vô tư. Và như vậy, xét cả 2 phía, BTC là một cuốn sách thành công.
3. Vì sao HĐ lại “cam go” khi phải đối diện với những nhân vật sống của mình?
Dự định viết sử về một nhân vật đang sống có hai điều tối quan trọng cần phải trang bị trước. Thứ nhất, không như khi mô tả sự kiện, mô tả nhân vật có phạm vi quan sát gần và hẹp nên buộc phải sát thực, sát thực tối đa trong khả năng có thể. Thứ hai, biết 10 chỉ viết ra 5 và phải phát ra (bằng được) tín hiệu để nhân vật (ngầm) biết nửa đang còn lưu trữ. Thủ thuật này vừa để phòng thân trước pháp luật vừa buộc được nhân vật "ngậm bồ hòn làm ngọt". Đây là quan hệ tay đôi tác giả-nhân vật, người đọc chỉ liên can khi người viết càng giỏi thì thuyết phục càng đông họ đứng về "phe" mình.
Từ phản ứng của một sĩ quan quân đội cộng hòa và Lưu Đình Triều trên công luận cho thấy, cả nguồn tư liệu lẫn sự trung thực, HĐ đều thiếu. Hai nhân vật trong BTC này là copy từ sách, báo đã phát hành, đã thế lại cắt gọt đoạn copy một cách hết sức ác ý.
4. Không triều chính nào làm đẹp bằng cách vá víu lại tấm long bào cũ rồi khoác nó lên mình.
Mang quá khứ ra làm tấm gương hy vọng đời nay soi chiếu là tham vọng ấu trĩ.
Gắn quá nhiều sứ mệnh vào một cuốn sách, thực chất vẫn đang ở dạng bản thảo thô, là hành động ngớ ngẩn.
Khi hy vọng phải bám vào những ấu trĩ, ngớ ngẩn để tồn tại thì không biết nên dùng từ thảm hại hay đáng thương để nói về đời sống tinh thần của một lớp người, gọi là trí thức.
-ĐỌC HUY ĐỨCVừa đọc xong cuốn của HĐ. Gạch đầu dòng ra đây mấy điều ghi nhớ, viết cửn thựn sau.
1. Gần một nửa cuốn sách, tức hai phần Miền nam giải phóng và kỉ nguyên Lê Duẩn hoàn toàn có thể in trong nước vì hầu hết tập hợp lại các tư liệu đã xuất bản. Những tư liệu lấy từ hải ngoại cũng có thể hợp pháp hóa ngon.
Chiến tranh đã qua đi gần 40 năm, đủ dài để người ta chiêm nghiệm lại lịch sử, trong khi tác giả vẫn chỉ chọn chỗ đứng ở góc độ nhà báo (lại không chứng kiến trực tiếp) để cung cấp thông tin. Sự kiện 30/4 cùng những năm đầu giải phóng tư liệu nhiều và phong phú đến độ muốn làm mới, nhuận sắc nó, chỉ có cách duy nhất là buộcphải bày tỏ nhãn quan của chính tác giả. Nói đơn giản, phải đứng ở góc độ nhà viết sử chứ không phải là anh nhà báo chạy vòng vòngquanh sự kiện, nhãn tiền cái gì tả kể cái nấy. Trong trường hợp cụ thể, HĐ lại phải thông qua vài nấc lớp trung gian. Sự thiếu hấp dẫn còn thể hiện ở chỗ tư liệu tràng giang dàn trải, không biết đọc sách in ra sao chứ sách online, rất khó tóm lược được ý chính của sự kiện.
Trong những cây bút sử (đang viết) hiện nay, mình rất thích Tạ Chí Đại Trường ở sự khoái hoạt, ung dung tự tại và hai ông (một không chuyên) ở sự cực đoan triệt để là Trương Nhân Tuấn và Bùi Thiết. Chữ cực đoan ở đây phải hiểu theo nghĩa tích cực trong khoa học.
2. May hơn khôn. Nếu không bị rắc rối về bản quyền, hai phần sau có lẽ đã thành một cuốn hồi kí Võ Văn Kiệt riêng.
Tuy tác giả viết rằng những câu chuyện riêng tư đôi khi cũng giúp làm sáng tỏ phần nào lịch sử, nhất là những tình huống cá nhân liên quan đến các quyết định làm thay đổi lịch sử. Vậy nhưng mình phải cố gắng lắm lắm mới đọc hết được phần này bởi trong khối tư liệu đồ sộ, tác giả luẩn quẩn, bùng nhùng mãi không thể thoát ra đượcnhững câu chuyện riêng tư hay tình huống cá nhân, để cho người đọc tự thấy được phần nào lịch sử trong đó.
Trùm phủ lên cả dấu ấn Nguyễn Văn Linh hay tam nhân Mười- Anh- Kiệt là những đánh giá nhìn nhận đầy thành kiến với Nguyễn Văn Linh. Đặt trong bối cảnh tiểu sử Võ Văn Kiệt thì được nhưng khi đưa vào cuốn sách này, nó trở nên không đáng tin bất chấp cứ liệu lịch sử có chính xác đến đâu.
3. Lịch sử cách mạng Việt nam chỉ có một nhà lí luận duy nhất là cụ Trường Chinh.
Nếu ví đổi mới như một ngôi nhà thì Cụ là người đặt nền móng, kiến trúc sư là ông Trần Xuân Bách- tuy nhiên ông Bách chưa kịp hoàn thành bản vẽ nên những đời thợ xây sau đó, phải vừa xây vừa thiết kế và ngôi nhà nó ra hình dạng như bây giờ. Không phủ nhận công lao của các thợ xây này, nhưng nói gì thì nói, họ chỉ là những ngườixử lí tình huống giỏi.
Vai trò của Trần Xuân Bách đối với đổi mới mà chỉ nhấn vào mỗi vụ đa nguyên là phiến diện.
4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện. Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.
Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái, có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp. Thay vào đó, cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.
Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa thấp.
Trong lịch sử của mình, đảng cộng sản có 3 cuộc cách mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải tạo tư sản. Tính bền vững của thành công ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước.
5. Hai phần sau cuốn sách chắc chắn rất hợp khẩu vị của cư dân mạng hiện nay. Nhiều chuyện cung cấm và không cần mấy động não khi đọc.
6. Mình phát hiện mấy cái nick trên vài diễn đàn có tiếng nhiều chất xám, hóa ra chưa từng mua sách mạng. Và, cái này mới kinh, công khai hồn nhiên chỉ nhau cách ăn cắp.
Mình đã comment trên FB của Hà Cao: có hàng trăm chi tiết tương tự thế này trong cuốn sách, nhiều cái còn lộ liễu và ấu trĩ hơn nữa kìa.
Entry dưới đây copy từ Hà Cao và Hà Cao copy từ zai xinh Bao Anh Thai
Một người bạn tôi trích trên FB đoạn này: "Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.
Tôi trả lời bạn tôi như thế này: "Đây là một ví dụ về cách đưa sự kiện với dụng ý chủ quan nhằm bóp méo sự thực của tác giả. Hồ Ngọc Đại tuy là con rể của ông Lê Duẩn nhưng chưa bao giờ làm trong bộ tổng tham mưu hay cơ quan tình báo quân đội. Khi ông ta, một người ngoài quân đội báo cho Lê Duẩn tin đó thì thực tế Lê Duẩn đã biết từ rất lâu. Việc quân đội tiến vào một thành phố không phải là một hành động bất chợt theo kiểu nghe tin tháp đôi ở Mỹ sụp đổ. Mọi diễn biến của việc tiến quân, áp sát thành phố cũng như các thông tin tình báo về lực lượng phòng thủ đều được báo từ trước cho ông Duẩn. Và thực tế là mọi người trong bộ tổng tham mưu đều biết là Phnompenh bị bỏ ngỏ. Quân Khơ-mẻ đỏ không có ý định tử chiến ở đó. Việc xác định Phnompenh bị bỏ ngỏ được biết từ trước khi Hồ Ngọc Đại biết được là bộ đội tiến đến gần thành phố - chứ đừng nói là thời điểm ông ta tin đã chiếm được thành phố. Cách trích dẫn nguồn bằng cách nhấn vào những chi tiết rõ ràng là không liên quan (nhưng có lợi cho dụng ý của tác giả) như con rể của Lê Duẩn khiến cho cuốn sách mất tính khách quan mà lịch sử đòi hỏi phải có."
Ngoài ra, tôi xin thêm vào ở đây như thế này:
Anh Huy Đức ám chỉ rằng việc phải mười năm sau quân đội Việt Nam mới rút là cái giá quá lớn. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, các cuộc chiến tranh du kích thường kéo rất dài và cái giá phải trả không bao giờ nhỏ. Người Pháp mất 9 năm ở Việt Nam rồi phải rút lui trong thất bại. Người Mỹ cũng mất gần 20 năm từ khi ủng hộ trực tiếp ông Diệm tới năm 1975 với một kết cục bại trận. Ở Iraq và Apghanistan, nước Mỹ, sau 10 năm cũng đang rút ra và chúng ta không hề biết các chính phủ đó có đứng vững sau khi người Mỹ ra đi hay không. Ở Apghanistan, người Nga rút đi sau 10 năm đánh nhau và chỉ 2 năm sau đó Taliban treo cổ vị tổng thống do Nga dựng lên.
Cuộc chiến tranh du kích giữa Palestine và Israel đã bắt đầu từ hơn 30 năm trước và tới bây giờ không ai trong số chúng ta có thể chắc được trước khi nhắm mắt, chúng ta thấy được hai bên tham chiến sống hoà thuận với nhau.
Thực tế của 10 năm ở Campuchia là đất nước ta kiệt quệ về kinh tế, và rất nhiều máu đã đổ. Tuy nhiên, thành quả của những hy sinh đó là ngày nay các lãnh đạo của Khơ-me đỏ bị toà án quốc tế xét xử ngay tại Phnom Penh. Người Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm đi lại trên đất Campuchia và ngược lại.
Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia có những lúc không như ý - ví dụ như chuyện Campuchia cố tình không đề cập tới vấn đề Biển Đông trong cuộc họp gần đây của ASEAN. Tuy nhiên điều đó thể hiện rõ nhất thiện ý của Việt Nam là chúng ta không cố gắng dựng nên một chính phủ bù nhìn ở Campuchia và ta tôn trọng ý chí tự quyết của họ.
Bình Thanh Hồ Cuốn sách này thể hiện sự khôn khéo của tác giả khi đã lồng ghép những đoạn trích dẫn vào những chỗ "phù hợp". Khả năng tổng quan tư liệu thật đáng nể. Tuy nhiên cách định hướng cho người đọc theo ý đồ tác giả vẫn bị lộ. Câu chuyện đc trích dẫn trong stt trên khi đặt vào các bình luận của tác giả đã mang 1 màu sắc khác hẳn khi mình đc nghe cách ông già kể lại.
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)
(theo mình biết bác ni là cháu ngọai cụ Lê Duẩn, con của giáo sư Hồ Ngọc Đại)
--
Từ một vài chuyện hậu trường của cuốn sách sẽ vẽ ra được chân dung tác giả Bên thắng cuộc.
*** HĐ viết đã gửi bản thảo đến một vài nhà xuất bản trong nước (tháng 11) nhưng không nơi nào dám in. Hiểu theo một cách nào đó, việc không xuất bản công khai trước ở trong nước là một việc chẳng đặng đừng.
Cứ cho HĐ là VIP, đại VIP đi, tức vài NXB đó phải gác hết các cuốn đang xếp hàng chờ giấy phép lại để đọc HĐ thì với, 500 trang in- quãng gấp rưỡi từng đó trang nếu là dạng bản thảo, lại liên quan đến rất nhiều cứ liệu lẫn nhân vật lịch sử đang sống, có biên tập viên tài thánh nào thẩm định kịp trong một tháng (tính đến ngày phát hành online chính thức) để mà trả lời HĐ, có in hay không.
*** Rất ít không có nghĩa không ai biết, chuyện HĐ nhờ sứ quán Mỹ - cụ thể là tham tán chính trị - chuyển bản thảo về nước và sứ chuyển thẳng cho...tuyên giáo trung ương, nhưng lại không kèm theo bất cứ lời gửi gắm nào.
Hành động này của sứ, tương tự như một vài trường hợp trước đó, linh mục Nguyễn Văn Lý chảng hạn, mang thông điệp nước Mỹ không hoan nghênh các nhân vật này trú ngụ nhưng sẽ bảo trợ (bằng thông cáo tuyên bố mồm) khi họ gặp sự cố với chính quyền tại bản quốc.
*** Sinh thời, cụ Võ Văn Kiệt có ý viết hồi kí. Cụ đã gọi Tâm Chánh (cố TBT SG tiếp thị-he he), khi ấy còn ở Tuổi trẻ và chuyên trách đưa tin hoạt động của quan đầu tỉnh Trương Tấn Sang, tới đặt hàng. Chánh đã thoái thác bằng cách giới thiệu HĐ với cụ.
Phần lớn các cuộc gặp gỡ với các VIP, thậm chí vào cả tàng thư công an của HĐ, là nhân danh việc viết cuốn hồi kí này.
Ông cụ mất, sách chửa thấy đâu và lúc này nếu có ra, sẽ vấp phải chuyện bản quyền. Tức phải được sự đồng ý của bà Phan Lương Cầm mới được phép xuất bản.
Beo là người đầu tiên báo cho HĐ biết tin cụ Kiệt mất, chừng 20 phút sau khi cụ đi tại Singapore. Một chi tiết rất vặt nhưng cho thấy mối quan hệ của HĐ và bà Cầm ra sao và nó giải thích được thái độ đầy thành kiến của HĐ mỗi khi viết về bà trong cuốn sách.
*** Không chỉ chọn đưa những chi tiết dẫn dắt người đọc thiếu thiện cảm với bà Cầm, mà thủ pháp này HĐ còn sử dụng với ông Nguyễn Văn Linh. Cao tay hơn, sâu sắc hơn nên hình ảnh ông NVL rất lệch lạc và phiến diện (chỉ riêng so với những gì chính Beo biết).
Quan tâm đến chuyện chính trường, hẳn ko thể ko biết mối bất hoà giữa hai ông Linh-Kiệt. Chuyện này do ông Trần Bạch Đằng kể: ông Linh từng chỉ thẳng tay vào ông Kiệt mắng: anh về dạy vợ con anh trước đi, khi ông Kiệt đang "lên lớp" về chống tham nhũng.
Ông Linh là con người cực kì liêm khiết, gia đình ông cũng vậy.
Và đây mới chính là căn nguyên nảy sinh mối bất hoà.
HĐ đã lái căn nguyên này sang tính cách của hai ông: một anh Nam bộ phóng khoáng một anh Bắc kì kỹ lưỡng chỉn chu, là cách làm khôn khéo nhưng thiếu trung thực, với những người đã khuất và nhất là với lịch sử.
Chưa hết, cũng bằng nhãn quan rất...Võ Văn Kiệt, HĐ đã không-khôn-rất-khéo phủ nhận gần như hoàn toàn công lao của NVL trong chương đổi mới.
Một thời gian dài thân cận với ông Kiệt mà đòi hỏi ko thiên kiến hẳn thiếu công bằng với tác giả, nhưng chỉ kể một nửa sự thật như thế thì độ tin cậy của tư liệu trong sách, hỏi còn bao nhiêu phần trăm khách quan?
*** Một vài lần khi Beo viết về "trước tác" của dăm vị giáo xư Tây Mỹ gốc Vịt, có bạn mắng, cỏ rả thế tranh luận làm gì. Beo cực thích chữ cỏ rả, vì nó biểu đạt chính xác cả nhận thức lẫn tấm tình của các vị ấy với đất nước.
*** Một vài lần khi Beo viết về "trước tác" của dăm vị giáo xư Tây Mỹ gốc Vịt, có bạn mắng, cỏ rả thế tranh luận làm gì. Beo cực thích chữ cỏ rả, vì nó biểu đạt chính xác cả nhận thức lẫn tấm tình của các vị ấy với đất nước.
Lần này cũng vậy. Beo đã phá lên cười khi giáo xư Trần Hữu Dũng biên thế này: Cuốn sách đầy ắp những thông tin mà tôi chưa từng đọc được trong bất cứ sách báo nào đã xuất bản.
Ngay như TTrẻ, tờ báo số 1 VN, nơi đã đăng feuilleton một phần rất dài và gần như nguyên văn của BTCuộc từ thời ông Kiệt mất, giáo xư còn ko đọc, trông mong gì với những sách báo đã xuất bản ít tăm tiếng hơn trong nước. Thế nên, giáo xư không phát cuồng với BTC, mới thiệt là lạ.
*** Như Beo đã khẳng định ở phần đầu tiên loạt entry này, BTCuộc hoàn toàn có thể in được trong nước. Có điều...
HĐ sẽ không phải đối diện với chính quyền như dăm vài trang lề trái đang khấp khởi hi vọng (để có đề tài nuôi chỗ chém gió) mà cam go nhất là phải đối diện với chính những nhân vật của mình.
Phải lâu lắm rồi, đám đông mới có dịp xôn xao trước một cuốn sách, mà tác giả không phải là một nhà văn nổi tiếng.
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị.
Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.
Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị "Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử". Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh. Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô. Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa. “Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình. Tôi đọc "Bên thắng cuộc" cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử, nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai. Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia. Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc "Việt Nam Sử lược", "Đại Việt Sử Ký toàn thư"… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam - Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức. Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức "đã trả lại sự thật cho lịch sử", thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào "một sự thật". Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người "không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt"… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện. Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để "theo mục đích riêng mà mình hướng đến". 2. "Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!). Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này, “Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách "nhục mạ rất nhiều người" trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định. Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca. Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên "Hãy nói hết sự thật với chúng tôi". Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế. Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi "Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ" là hành vi có man rợ hay không(?!). Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân. Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của "kẻ bảo trợ" tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều "phi nghĩa"… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được. Làm sao anh Huy Đức lại có thể "khoét sâu vào sai lầm của một thời", những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”. Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều "vô nghĩa" trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!). Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực. Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu. Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy "Cây có cội, người có tông". Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế. 3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện "một nửa sự thật" mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh. "…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào", lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay. Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: "Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim". Anh Lưu Đình Triều có trả lời: "Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm". Tôi có nói: "Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ". Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: "Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ". Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh. Anh trả lời: "Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi". Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?! | ||
Ngô Kinh Luân |
- Nguyễn Ngọc Già – Vinh danh thiết thực các chiến sĩ chống bọn thế lực thù địch (Dân Luận).
- Ngô Thị Hồng Lâm: Chiếc quan tài không có nắp (BoxitVN). - Oanh Yến Thị Phạm: “BÊN THẮNG CUỘC” ĐANG VIẾT LẠI LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ MỐC 30/04/1975 (Huỳnh Ngọc Chênh). –
- Ngô Thị Hồng Lâm: Chiếc quan tài không có nắp (BoxitVN). - Oanh Yến Thị Phạm: “BÊN THẮNG CUỘC” ĐANG VIẾT LẠI LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ MỐC 30/04/1975 (Huỳnh Ngọc Chênh). –