-Chiếc quan tài không có nắp bxvn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
– Đức Thành: Một phận người của bên thắng cuộc (BoxitVN). - Bauxite Việt Nam
Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.
Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN--– Đức Thành: Một phận người của bên thắng cuộc (BoxitVN).
Tôi vừa đọc xong bài viết «Một phận người của bên thắng cuộc» của tác giả Đức Thành viết về sự hy sinh của liệt sĩ Phạm Văn Cam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trước hết tôi xin được thắp nén nhang tri ân trước hương linh người liệt sĩ đã anh dũng quên mình xông vào lửa đạn cứu tàu cứu hàng trong cuộc đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trên miền Bắc Việt Nam lúc đó và chia sẻ nỗi đau mất người thân trong chiến tranh với gia tộc họ Phạm của liệt sĩ Phạm Văn Cam.
Tác giả Đức Thành nói: Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này. Thưa ông có đấy, tên của nó là Ban Thống nhất Trung ương đóng tại đường Quốc Tử Giám Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ hoạt động và vai trò trên các lĩnh vực tiêu biểu là: “tiếp đón và bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và con em miền Nam tập kết và từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc, điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam”. Vậy thì người ta phải nắm rõ về từng người cán bộ trong tầm quản lý của mình thưa ông Đức Thành.
Người lãnh đạo cao nhất của Ban này theo tôi được biết là ông Huỳnh Bá Vân, ông này người gốc khu 5, có một đặc điểm là với cái nóng như thiêu như đốt và gió Lào ở giữa cái chảo lửa Hà Nội tháng 6, ông ấy vẫn luôn mặc chiếc áo bông, đầu đội chiếc mũ bê-rê, tay cầm cái quạt giấy phe phẩy. Nhà ông này ở 58B Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (ngã tư Trần Hưng Đạo – Bà Triệu). Đó là một biệt thự cổ kiểu kiến trúc Pháp (1 trệt, 1 lầu), tầng trệt phía trước là nhà của ông bà Đỗ Tiễu, đi vòng ra phía bên hông ngôi biệt thự phía đường Bông thợ Nhuộm là nhà ông Đỗ. Toàn bộ tầng lầu là gia đình của ông Huỳnh Bá Vân, Chủ nhiệm Ban Thống nhất Trung ương.
Hành động cao cả quên thân mình để cứu tàu, cứu hàng ra khỏi vùng bom đạn là một tiêu chuẩn hàng đầu để được xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cá nhân. Hành động của ông Phạm Văn Cam xứng đáng được nằm trong bình xét danh hiệu này. Theo tôi anh Đức Thành hay thân nhân ông Phạm Văn Cam nên tìm đến gặp trực tiếp ông Huỳnh Bá Vân hỏi cho ra nhẽ vấn đề xem sao. Ông này nếu còn sống thì nay cũng đã ngoài 90. Không thể nói một cách vô trách nhiệm không biết được. Họ biết hết đấy nhưng họ không ngó tới mà thôi.
Số phận của ông Phạm Văn Cam xem ra cũng còn khả dĩ hơn nhiều đồng chí khác, vì lúc chết ít nhiều ông ấy còn được xây một nấm mộ và khắc một tấm bia đá cho dù chỉ là: «xè xè nắm đất bên đàng». Xin kể chuyện của chồng tôi – một người con của Hương Trà, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, kết nạp Đảng năm 17 tuổi (11/1949), bị chính quyền ông Ngô Đình Diệm bắt năm 1955 và 1/5/1975 mới ra tù. Là cựu tù Côn Đảo 20 năm, thương binh ¾, Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Kỷ niệm chương, chồng tôi khi chết cũng chỉ được cơ quan Bảo hiểm xã hội Vũng Tàu chi trả tiền tang ma 2.230.000 đồng. Lúc đó một chiếc quan tài gỗ xấu giá thấp nhất là 2.500.000 đồng, số tiền được chi trả như vậy chỉ đủ mua được quan tài không có nắp. Trợ cấp cho Đảng viên lâu năm của Thành ủy cộng với trợ cấp đặc biệt cho hộ nghèo của Thương binh Xã hội cũng không quá 2.000.000 đồng, trong khi chi phí cho một đám ma và xây mộ thấp nhất cũng trên 20 triệu đồng. Tôi làm đơn đến các tổ chức chính trị nơi quản lý chồng tôi thì đều nhận được câu trả lời: “không có kinh phí, đã giải quyết đúng chế độ”. Tôi phải đi vay trả lãi cao để có tiền chi phí tang ma cho chồng tôi mồ yên mả đẹp.
Thưa ông Đức Thành,
Nếu ông quyết tâm đi gặp những người ở cái Ban Thống nhất Trung ương năm xưa, thì tôi tin chắc rằng ông cũng sẽ chỉ nhận được câu trả lời là Ban này đã giải thể, ông hãy đi đến Ban X mà hỏi. Ông đến Ban X hỏi thì Ban X lại chỉ ông đến Ban Y. Đến Ban Y thì họ lại chỉ cho ông ngược về lại Ban X. Ông cứ thế đi cho đến khi gót mòn chân mỏi, không còn tiền để đi xe nữa thì lúc ấy chẳng còn biết kêu ai thấu cho ông nữa đâu ông ạ. Ông Phạm Văn Cam, chồng tôi và nhiều người khác nữa cùng bị thiệt thòi như ông Cam, suy cho cùng cũng giống như con trâu đã về già không còn sức ra đồng cày ruộng cho người chủ được nữa thì bị người chủ hắt hủi, dắt ra khỏi bờ rào nhà mình và thả cho muốn đi đâu thì đi, chủ không còn trách nhiệm. Vì thế để chỉ rõ hành động ngược đãi thiếu tình của con người với con vật khi đã già nua ốm yếu dân gian có câu «đưa trâu qua rào». Hãy nghe lời than của con trâu trong truyện Lục súc tranh công, «bảnh mắt chúa gọi đi cày» theo chủ ra đồng miệt mài cày ruộng làm ra thóc gạo làm giàu cho chủ: Một vai xe kéo ruộng cày/Thóc đầy bịch nọ tiền đầy túi ai… Hòa bình rồi thì số phận của các vị cũng không hơn gì số phận con trâu già kia bị chủ dắt qua khỏi hàng rào.
Để kết thúc bài viết này, xin mượn lời của người kỹ nữ trong khúc Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, người kỹ nữ luống tuổi trò chuyện cùng vị quan lận đận trên đường công danh, cả hai bên cùng than thân trách phận mình, người nào cũng nhận là mình khổ đau nhiều hơn: “Lệ ai chan chứa hơn người/Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”. Thôi thì liệt sĩ Phạm Văn Cam, chồng tôi cùng nhiều người thiệt thòi khác nữa chẳng qua cả một thời tuổi trẻ đã đổ xương máu của mình cho Đảng hưởng thụ, khi cái vỏ chanh hết nước rồi Đảng đâu có nâng niu cái vỏ chanh để làm gì ông Đức Thành ạ, thôi ông đừng than thân trách phận dùm ông Phạm Văn Cam chi nữa.
“Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân đều bại”.
Chỉ biết rằng vì chiến tranh chúng ta mất người thân, đó là một thiệt thòi cho riêng từng gia đình không gì bù đắp nỗi.
Sài Gòn 31/1/2013
N.T.H.L
Trước hết tôi xin được thắp nén nhang tri ân trước hương linh người liệt sĩ đã anh dũng quên mình xông vào lửa đạn cứu tàu cứu hàng trong cuộc đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trên miền Bắc Việt Nam lúc đó và chia sẻ nỗi đau mất người thân trong chiến tranh với gia tộc họ Phạm của liệt sĩ Phạm Văn Cam.
Tác giả Đức Thành nói: Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này. Thưa ông có đấy, tên của nó là Ban Thống nhất Trung ương đóng tại đường Quốc Tử Giám Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ hoạt động và vai trò trên các lĩnh vực tiêu biểu là: “tiếp đón và bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và con em miền Nam tập kết và từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc, điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam”. Vậy thì người ta phải nắm rõ về từng người cán bộ trong tầm quản lý của mình thưa ông Đức Thành.
Người lãnh đạo cao nhất của Ban này theo tôi được biết là ông Huỳnh Bá Vân, ông này người gốc khu 5, có một đặc điểm là với cái nóng như thiêu như đốt và gió Lào ở giữa cái chảo lửa Hà Nội tháng 6, ông ấy vẫn luôn mặc chiếc áo bông, đầu đội chiếc mũ bê-rê, tay cầm cái quạt giấy phe phẩy. Nhà ông này ở 58B Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (ngã tư Trần Hưng Đạo – Bà Triệu). Đó là một biệt thự cổ kiểu kiến trúc Pháp (1 trệt, 1 lầu), tầng trệt phía trước là nhà của ông bà Đỗ Tiễu, đi vòng ra phía bên hông ngôi biệt thự phía đường Bông thợ Nhuộm là nhà ông Đỗ. Toàn bộ tầng lầu là gia đình của ông Huỳnh Bá Vân, Chủ nhiệm Ban Thống nhất Trung ương.
Hành động cao cả quên thân mình để cứu tàu, cứu hàng ra khỏi vùng bom đạn là một tiêu chuẩn hàng đầu để được xét phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho cá nhân. Hành động của ông Phạm Văn Cam xứng đáng được nằm trong bình xét danh hiệu này. Theo tôi anh Đức Thành hay thân nhân ông Phạm Văn Cam nên tìm đến gặp trực tiếp ông Huỳnh Bá Vân hỏi cho ra nhẽ vấn đề xem sao. Ông này nếu còn sống thì nay cũng đã ngoài 90. Không thể nói một cách vô trách nhiệm không biết được. Họ biết hết đấy nhưng họ không ngó tới mà thôi.
Số phận của ông Phạm Văn Cam xem ra cũng còn khả dĩ hơn nhiều đồng chí khác, vì lúc chết ít nhiều ông ấy còn được xây một nấm mộ và khắc một tấm bia đá cho dù chỉ là: «xè xè nắm đất bên đàng». Xin kể chuyện của chồng tôi – một người con của Hương Trà, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi, kết nạp Đảng năm 17 tuổi (11/1949), bị chính quyền ông Ngô Đình Diệm bắt năm 1955 và 1/5/1975 mới ra tù. Là cựu tù Côn Đảo 20 năm, thương binh ¾, Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng 3, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Kỷ niệm chương, chồng tôi khi chết cũng chỉ được cơ quan Bảo hiểm xã hội Vũng Tàu chi trả tiền tang ma 2.230.000 đồng. Lúc đó một chiếc quan tài gỗ xấu giá thấp nhất là 2.500.000 đồng, số tiền được chi trả như vậy chỉ đủ mua được quan tài không có nắp. Trợ cấp cho Đảng viên lâu năm của Thành ủy cộng với trợ cấp đặc biệt cho hộ nghèo của Thương binh Xã hội cũng không quá 2.000.000 đồng, trong khi chi phí cho một đám ma và xây mộ thấp nhất cũng trên 20 triệu đồng. Tôi làm đơn đến các tổ chức chính trị nơi quản lý chồng tôi thì đều nhận được câu trả lời: “không có kinh phí, đã giải quyết đúng chế độ”. Tôi phải đi vay trả lãi cao để có tiền chi phí tang ma cho chồng tôi mồ yên mả đẹp.
Thưa ông Đức Thành,
Nếu ông quyết tâm đi gặp những người ở cái Ban Thống nhất Trung ương năm xưa, thì tôi tin chắc rằng ông cũng sẽ chỉ nhận được câu trả lời là Ban này đã giải thể, ông hãy đi đến Ban X mà hỏi. Ông đến Ban X hỏi thì Ban X lại chỉ ông đến Ban Y. Đến Ban Y thì họ lại chỉ cho ông ngược về lại Ban X. Ông cứ thế đi cho đến khi gót mòn chân mỏi, không còn tiền để đi xe nữa thì lúc ấy chẳng còn biết kêu ai thấu cho ông nữa đâu ông ạ. Ông Phạm Văn Cam, chồng tôi và nhiều người khác nữa cùng bị thiệt thòi như ông Cam, suy cho cùng cũng giống như con trâu đã về già không còn sức ra đồng cày ruộng cho người chủ được nữa thì bị người chủ hắt hủi, dắt ra khỏi bờ rào nhà mình và thả cho muốn đi đâu thì đi, chủ không còn trách nhiệm. Vì thế để chỉ rõ hành động ngược đãi thiếu tình của con người với con vật khi đã già nua ốm yếu dân gian có câu «đưa trâu qua rào». Hãy nghe lời than của con trâu trong truyện Lục súc tranh công, «bảnh mắt chúa gọi đi cày» theo chủ ra đồng miệt mài cày ruộng làm ra thóc gạo làm giàu cho chủ: Một vai xe kéo ruộng cày/Thóc đầy bịch nọ tiền đầy túi ai… Hòa bình rồi thì số phận của các vị cũng không hơn gì số phận con trâu già kia bị chủ dắt qua khỏi hàng rào.
Để kết thúc bài viết này, xin mượn lời của người kỹ nữ trong khúc Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, người kỹ nữ luống tuổi trò chuyện cùng vị quan lận đận trên đường công danh, cả hai bên cùng than thân trách phận mình, người nào cũng nhận là mình khổ đau nhiều hơn: “Lệ ai chan chứa hơn người/Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh”. Thôi thì liệt sĩ Phạm Văn Cam, chồng tôi cùng nhiều người thiệt thòi khác nữa chẳng qua cả một thời tuổi trẻ đã đổ xương máu của mình cho Đảng hưởng thụ, khi cái vỏ chanh hết nước rồi Đảng đâu có nâng niu cái vỏ chanh để làm gì ông Đức Thành ạ, thôi ông đừng than thân trách phận dùm ông Phạm Văn Cam chi nữa.
“Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân đều bại”.
Chỉ biết rằng vì chiến tranh chúng ta mất người thân, đó là một thiệt thòi cho riêng từng gia đình không gì bù đắp nỗi.
Sài Gòn 31/1/2013
N.T.H.L
– Đức Thành: Một phận người của bên thắng cuộc (BoxitVN). - Bauxite Việt Nam
Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.
Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi.
Người cán bộ tập kết đó tên là Phạm Văn Cam, sinh năm 1935, nguyên quán: xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông đi làm cách mạng bí mật từ bao giờ cả gia đình không ai biết. Chỉ thỉnh thoảng qua nhà về đêm và hết sức bí mật. Ông nói với em gái ông, bà Phạm Thị Quýt lúc đó khoảng 12-13 tuổi rằng ông đang làm thuê bên Lào. Kể từ khi có Hiệp định Genève 1954 gia đình không biết ông ở đâu để mà đi tìm.
Về phía ông, sau khi tập kết ra Bắc ông được điều động công tác trong ngành Đường sắt. Tại đây ông gặp, thương yêu và nên vợ nên chồng với bà Hà Thị Dần cũng là một công nhân viên trong ngành Đường sắt nhưng khác cơ quan nên hai người ít gặp nhau. Những năm 1963 – 1964 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra Miền Bắc, khu vực ga Yên Bái là một địa bàn trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt. Ông được ngành Đường sắt điều động tăng cường về khu vực ga Yên Bái.
Năm 1965, khi chỉ còn một ngày nữa là hết phép năm, sau đã chuẩn bị tươm tất các thứ cần thiết cho bố mẹ vợ rồi ông xin phép bố mẹ vợ ra xe lửa về cơ quan để ngày mai công tác (vợ ông lúc đó công tác tại đoạn đường sắt Thanh Hóa, không có nhà).
Khi đến ga Văn Phú là lúc đang bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, ông đã xuống cùng đồng nghiệp dẫn dắt xe lửa tránh xa khu vực bị bom và cùng mọi người lao vào cứu hàng hóa trên các toa xe. Ông bị một mảnh đạn văng vào người (ổ bụng) và hy sinh.
Cơ quan chủ quản của ông đã khắc tấm bia đá ghi rõ họ tên quê quán và sự hy sinh của ông. Trong lễ truy điệu ông chỉ có cơ quan và gia đình bên vợ ông còn vợ ông công tác trong Thanh Hóa và điều kiện thời chiến không thể lên Yên Bái để lo tang cho chồng. Kể từ khi ông hy sinh bà Hà Thị Dần (vợ ông) cứ mỗi lần chuyển công tác lại phải chuyển cả bát hương thờ chồng.
Theo phong tục tập quán, ba năm sau ngày ông mất, gia đình bố mẹ vợ ông đã lên xin phép cơ quan nhà ga Yên Bái cho phép làm lễ cải táng đưa hài cốt ông về quê vợ để ông an nghỉ vĩnh hằng, nhưng lãnh đạo nhà ga không đáp ứng và giải thích rằng chuyện này đã có Ban Thống nhất lo.
Năm 1971 bà Hà Thị Dần vợ ông gặp được ông Hồ Thúc Kha người Đà Nẵng, cũng là cán bộ tập kết đang công tác tại Bộ Lâm nghiệp. Đồng cảm cảnh ngộ của nhau, hai ông bà đã thành vợ thành chồng và có 3 người con chung, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Khi hai ông bà Kha, Dần nghỉ hưu về Đà Nẵng sinh sống, ông Kha đã xin phép dòng họ Hồ của ông cho phép vợ chồng ông được thờ cúng ông Phạm Văn Cam và xin phép dòng họ coi ông Phạm Văn Cam là một người trong dòng họ của mình để được thờ cúng theo nghi thức của dòng họ.
Năm 2009, bạn tôi – anh Nguyễn Văn Ngọc – là cháu của vợ ông đã viết thư nhờ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thừa Thiên – Huế, UBND huyện Hương Trà và xã Hương Toàn tìm giúp thân nhân, gia đình ông, kể từ đó gia đình ông mới biết rằng ông đã tập kết ra Bắc và đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu tàu, cứu hàng.
Anh Phạm Đạt là một thầy giáo của huyện Hương Trà, là cháu và là người thờ cúng ông hiện nay cho biết, khi anh ra Yên Bái chuyển hài cốt ông Cam về quê, ông cũng đã gặp lãnh đạo cơ quan nhưng họ chỉ hứa hẹn mà thôi. Theo sự chỉ dẫn của một số người, ông cũng đã có làm hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái để làm các chế độ cho ông nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này và về việc vì sao nó lại bị lãng quên dẫn đến số phận những cán bộ tập kết như ông Phạm Văn Cam bị đảng, nhà nước quên lãng. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình vợ ông thì làm sao biết trách nhiệm này thuộc về Ban Thống nhất? Làm sao gia đình, dòng họ của ông biết ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc?
Theo gia đình kể từ khi đưa hài cốt của ông Cam về quê (2009) chưa thấy có cơ quan nhà nước nào đến thắp cho ông một nén hương, nên gia đình không biết được liệu từ lúc mồ ông được đắp lên đến khi gia đình biết có tổ chức cơ quan nào đến viếng ông không?!
Nay đảng và nhà nước đã có dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên chăng cần có một qui định gì đó gọi là quyền để tri ân những người như ông Cam mà tôi có thể gọi nôm na là quyền được tri ân nằm trong quyền con người.
Rất mong được mọi người thảo luận đóng góp về một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là những người vì đất nước mà hy sinh nhưng lại chưa được vinh danh, trân trọng đúng mức.
Số điện thoại của anh Đạt – người thờ cúng ông Phạm Văn Cam: 0905686907.
Đ.T.
Về phía ông, sau khi tập kết ra Bắc ông được điều động công tác trong ngành Đường sắt. Tại đây ông gặp, thương yêu và nên vợ nên chồng với bà Hà Thị Dần cũng là một công nhân viên trong ngành Đường sắt nhưng khác cơ quan nên hai người ít gặp nhau. Những năm 1963 – 1964 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra Miền Bắc, khu vực ga Yên Bái là một địa bàn trọng điểm bị không quân Mỹ đánh phá ác liệt. Ông được ngành Đường sắt điều động tăng cường về khu vực ga Yên Bái.
Năm 1965, khi chỉ còn một ngày nữa là hết phép năm, sau đã chuẩn bị tươm tất các thứ cần thiết cho bố mẹ vợ rồi ông xin phép bố mẹ vợ ra xe lửa về cơ quan để ngày mai công tác (vợ ông lúc đó công tác tại đoạn đường sắt Thanh Hóa, không có nhà).
Khi đến ga Văn Phú là lúc đang bị máy bay Mỹ bắn phá ác liệt, ông đã xuống cùng đồng nghiệp dẫn dắt xe lửa tránh xa khu vực bị bom và cùng mọi người lao vào cứu hàng hóa trên các toa xe. Ông bị một mảnh đạn văng vào người (ổ bụng) và hy sinh.
Cơ quan chủ quản của ông đã khắc tấm bia đá ghi rõ họ tên quê quán và sự hy sinh của ông. Trong lễ truy điệu ông chỉ có cơ quan và gia đình bên vợ ông còn vợ ông công tác trong Thanh Hóa và điều kiện thời chiến không thể lên Yên Bái để lo tang cho chồng. Kể từ khi ông hy sinh bà Hà Thị Dần (vợ ông) cứ mỗi lần chuyển công tác lại phải chuyển cả bát hương thờ chồng.
Theo phong tục tập quán, ba năm sau ngày ông mất, gia đình bố mẹ vợ ông đã lên xin phép cơ quan nhà ga Yên Bái cho phép làm lễ cải táng đưa hài cốt ông về quê vợ để ông an nghỉ vĩnh hằng, nhưng lãnh đạo nhà ga không đáp ứng và giải thích rằng chuyện này đã có Ban Thống nhất lo.
Năm 1971 bà Hà Thị Dần vợ ông gặp được ông Hồ Thúc Kha người Đà Nẵng, cũng là cán bộ tập kết đang công tác tại Bộ Lâm nghiệp. Đồng cảm cảnh ngộ của nhau, hai ông bà đã thành vợ thành chồng và có 3 người con chung, hiện sinh sống tại Đà Nẵng. Khi hai ông bà Kha, Dần nghỉ hưu về Đà Nẵng sinh sống, ông Kha đã xin phép dòng họ Hồ của ông cho phép vợ chồng ông được thờ cúng ông Phạm Văn Cam và xin phép dòng họ coi ông Phạm Văn Cam là một người trong dòng họ của mình để được thờ cúng theo nghi thức của dòng họ.
Năm 2009, bạn tôi – anh Nguyễn Văn Ngọc – là cháu của vợ ông đã viết thư nhờ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Thừa Thiên – Huế, UBND huyện Hương Trà và xã Hương Toàn tìm giúp thân nhân, gia đình ông, kể từ đó gia đình ông mới biết rằng ông đã tập kết ra Bắc và đã hy sinh khi cùng đồng đội cứu tàu, cứu hàng.
Anh Phạm Đạt là một thầy giáo của huyện Hương Trà, là cháu và là người thờ cúng ông hiện nay cho biết, khi anh ra Yên Bái chuyển hài cốt ông Cam về quê, ông cũng đã gặp lãnh đạo cơ quan nhưng họ chỉ hứa hẹn mà thôi. Theo sự chỉ dẫn của một số người, ông cũng đã có làm hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái để làm các chế độ cho ông nhưng vẫn chưa có hồi âm.
Chúng tôi đã thử tìm hiểu về cái Ban Thống nhất được nhà nước lập ra từ khi có hiệp định Genève nhưng hầu như không có thông tin nào về Ban Thống nhất này và về việc vì sao nó lại bị lãng quên dẫn đến số phận những cán bộ tập kết như ông Phạm Văn Cam bị đảng, nhà nước quên lãng. Nếu như không có sự quan tâm của gia đình vợ ông thì làm sao biết trách nhiệm này thuộc về Ban Thống nhất? Làm sao gia đình, dòng họ của ông biết ông là cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc?
Theo gia đình kể từ khi đưa hài cốt của ông Cam về quê (2009) chưa thấy có cơ quan nhà nước nào đến thắp cho ông một nén hương, nên gia đình không biết được liệu từ lúc mồ ông được đắp lên đến khi gia đình biết có tổ chức cơ quan nào đến viếng ông không?!
Nay đảng và nhà nước đã có dự thảo sửa đổi Hiến pháp và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên chăng cần có một qui định gì đó gọi là quyền để tri ân những người như ông Cam mà tôi có thể gọi nôm na là quyền được tri ân nằm trong quyền con người.
Rất mong được mọi người thảo luận đóng góp về một trong những quyền cơ bản của con người, nhất là những người vì đất nước mà hy sinh nhưng lại chưa được vinh danh, trân trọng đúng mức.
Số điện thoại của anh Đạt – người thờ cúng ông Phạm Văn Cam: 0905686907.
Đ.T.