Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Lịch sử đang lặp lại

- ddkt
LTS: Ngày 26 tháng 12 năm 1991, lá cờ búa liềm, quốc kỳ Liên bang Xô viết chính thức được hạ khỏi điện Kremlin, đánh dấu chấm hết cho chế độ Xô viết tồn tại 74 năm. Những năm tháng cuối cùng của chế độ Xô viết bao trùm bởi những bất ổn chính trị, mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ và suy thoái kinh tế trầm trọng.
Có một quy luật muôn đời là bất cứ chế độ nào không đảm bảo được sự sung túc cho dân chúng hay nói tóm là đảm bảo kinh tế phát triển ắt sẽ sụp đổ. Liên Xô không nằm ngoài quy luật đó. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra tại Liên Xô ngay từ những năm đầu thập niên 1980 và kéo dài qua cả lúc chế độ này sụp đổ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, siêu lạm phát tại Nga đã có lúc lên tới 1000 %/năm.

Bài viết sau đây sẽ trình bày một phần cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Liên Xô trong những năm tháng cuối cùng của nó. Hy vọng sẽ đem đến cho độc giả một góc nhìn mới và liên hệ với thực trạng khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam hiện nay.
Bản tin ngày 30 tháng 11 năm 1991 của hãng thông tấn AP tại Moscow đăng trên báo Waycross Journal Herald đưa tin về sự sụp đổ của Ngân hàng Nhà nước Liên Xô. Bản tin có nội dung như sau:
“Nỗi hoảng sợ đang bao trùm quốc gia có diện tích chiếm 1/6 thế giới này khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Liên Xô Viktor Gerashehenko thông báo trên truyền hình quốc gia rằng Ngân hàng Nhà nước đã dừng tất cả hoạt động chi trả cho chính phủ Liên Xô bởi vì Ngân hàng Nhà nước đã cạn sạch tiền. Hàng triệu công dân Xô viết từ bộ đội, bác sĩ đến những người về hưu lo lắng xem họ có thể nhận lương ở đâu để tồn tại qua mùa đông khắc nghiệt.
Yelena Savinskaya, bác sĩ bệnh viện nhi Moscow phát biểu: Chúng tôi đang có 1 tương lai vô định. Chúng tôi không biết mình có được nhận lương vào ngày 4 tháng 12 không. Chúng tôi đang đón chờ sự xấu nhất sẽ xảy tới.”
Sự kinh hoàng đó đang lặp lại tại Việt Nam. Hiện tại, có những doanh nghiệp vì nợ lương quá lâu mà nhân viên thẳng tay tấn công giám đốc. (Vietnamnet, 31/1/2013)
BÀI TẬP LỚP ECON 101
Hồi tôi mới vào đại học, các bài tập đầu tiên cho môn ECON 101 là phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Liên Xô. Có đoạn rất mắc cười.
Đại sứ Liên Xô tại Liên Hiêp quốc, Washington DC dùng Điện thoại Đỏ khẩn cấp gọi về Kremlin, rằng bọn phản động tư bản phá hoại cắt điện thoại, đe dọa cắt điện, nước của Tòa Đại sứ.
Báo NY Times đăng, mấy tấm checks trả tiền của Tòa Đại sứ LX bị trả lại, do không có tiền bảo chứng, vì Ngân hàng Nhà nước CCCP hết sạch ngoại tệ, không có tiền trả cho checks Tòa Đại sứ LX viết ra!
Do đó các cty điện thoại, điện, nước của Mỹ buộc lòng phải đe dọa cắt dịch vụ, và bên điện thoại cắt thật. Bên điện nước còn cho du di vài tuần.
Điện thoại Đỏ đặc biệt, qua vệ tinh về Kremlin, đương nhiên là chẳng ai nghe, vì khi đó nhân viên trong Kremlin đã bỏ nhiệm sở chạy về sắp hàng mua bột mì, bơ, đường sữa hết rồi!
Lịch sử chẳng qua là lập lại mà thôi, chứ chẳng “làm nên lịch sử” gì cả.
Nay không in tiền ra tăng lương cho công nhân viên chức – một số lớn thuộc cấp thấp, không ăn hối lộ, tham nhũng được gì – thì họ buộc phải bỏ nhiệm sở chạy đi kiếm tiền nuôi vợ con; mà nếu in ra thì lại gây lạm phát kinh hoàng.
Cho dù tăng lương cũng không thể nào đuổi kịp giá hàng hóa, đã tăng cả trăm %, nay tăng lương cho là 30% thì giá lại tăng thêm 50% ngay.
SIÊU LẠM PHÁT
Thời đại SIÊU LẠM PHÁT đã bị khởi đầu, do chính sách tăng tín dụng vô tội vạ, tăng không cần thiết, của ông TT Dũng trong vài năm qua, để ông này khoe thành tích “VN phát triển nhất Á châu”.
Phát triển con khỉ mốc, quăng cả triệu tỉ VND vào nền KT thì nó chạy lẹ vài tháng, cho là vài chục tháng, rồi sau đó chậm lại đòi thêm hàng triệu tỉ VND nữa, nếu không nó sẽ đi THỤT LÙI còn mau hơn hồi nó chạy lẹ!
Liên Xô cũng phải xuất vàng hàng trăm tấn đi trả nợ, lấy ngoại tệ như Việt Nam bây giờ và SẬP. (New York Times, 21/10/1991)
Khi KT sụt quá, họ không còn cách nào khác.
Hồi Gorbachev, Yeltsin, nếu phe giáo điều MUỐN chống lại, thì đã dễ dàng đè bẹp phe cách mạng rồi.
Điều này cần giải thích 1 chút về KT, lấy metaphor trong y khoa: LẠM PHÁT siêu khủng là khi bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, thời kỳ cuối.
Tiền bạc (nutrition) nhiều quá mà chẳng mua được bao nhiêu hàng về nhà (không vào được qua thành tế bào).
Nói khác đi, “cơ thể chết đói trong khi máu có quá nhiều chất bổ dưỡng, chỉ là các chất này vô ích, còn làm hại, cơ thể”.
Tiền nay quá nhiều, coi báo nghe nói tới toàn là chục ngàn, thậm chí cả triệu tỉ bạc, trong khi 21850 TỈ VND là 1 tỉ USD, theo quy mô KT VN nhỏ hơn Mỹ 200 lần thì đó là 200 tỉ USD trong KT Mỹ.
FED năm 2010 tung ra 600 tỉ USD, tức tương đương như CSVN tung ra 3 tỉ USD = 66000 tỉ VND.
Bơm tiền ‘khủng khiếp’: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút | Vĩ mô | Vietstock
Chữ “khủng khiếp” là do chính ông Thống đốc Bình nói ra, báo LỀ PHẢI đăng lại.
Và đó chỉ là tính tới 22/6/2012 (các bạn xem ngày đăng bài trên).
Tới hôm nay, số tiền in ra THÊM sau ngày trên đã lên tới ít nhất 500 ngàn tỉ đồng, nhất là từ đầu năm 2013 tới nay.
Sáu tháng đầu năm 2012 in ra 300 ngàn tỉ, thì 6 tháng cuối năm cũng phải in ra ít nhất là bằng như vậy.
Tổng cộng, từ đầu năm 2012 tới nay, số tiền in ra không dưới 800 ngàn tỉ đồng, tương đương 40 tỉ USD.
Rồi báo VN khoe: “NHNN mua được 15 tỉ USD” (Gafin, 28/01/2013). Ai cũng biết đang thâm thủng tài khoá 137 ngàn tỉ đồng tính đến tháng 9 (con số chính thức, thực tế LUÔN cao hơn), thì đào đâu ra 315 ngàn tỉ đồng này, trừ khi là in ra. (Cafef, 12/10/2012)
Và thế là con bệnh KT VN bị tộng vào quá nhiều tiền, như người bệnh tiểu đường loại 2 (phát bệnh trên 35-40 tuổi, nói nôm na) bị dồn vào quá nhiều chất bổ béo, người mập thủng, kém sức khoẻ, cơ thể yếu ớt, bắp thịt giảm, do KHÔNG hấp thụ được các chất bổ này, mà chúng chỉ dồn vào mỡ, máu, gây kẹt tim (giao thông).
Đến thời kỳ cuối, bệnh nhập mập khủng, nhưng đi không nổi, mỡ nhiều hơn thịt, chẳng làm gì được, chỉ nằm rên chờ chết.
CCCP thời kỳ cuối là vậy, mong có cách mạng, có thay đổi, có cứu tinh. Yeltsin chẳng phải tài giỏi gì, từng là Chủ tịch Moscow, CS chính gốc. Nhưng dân coi như Thánh sống, ngay cả CS giáo điều cũng thờ phụng ông ta, buông hàng rả đám, xếp súng, chứ nếu chỉ cần 1000 lính tấn công thì có khi ông ta bị chết rồi.
Nói khác đi, Yeltsin ĐƯỢC CS giáo điều NGẦM ủng hộ, do chính họ cũng bị bụng phệ, chân sưng, thở phì phò, đi hết nổi.
CSVN đang mau chóng đi vào con đường đó. Bệnh toàn thân, suy nhược toàn quốc, nào là y tế, giáo dục, giao thông, điện, thức ăn, giá hàng hoá, trộm cướp, v.v… tất cả những gì có thể sai, có thể làm hại, thì ĐỀU đang và sẽ xảy ra, CÙNG LÚC.
Giờ chúng ta hãy cùng đọc lại lịch sử vào thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ:
Một bài viết trên báo Pravda (Sự thật) số ra ngày 18/10/1990 vẽ lên một thực tại báo động về sự tan rã của xã hội và kinh tế Liên Xô: “Tình trạng càng ngày càng tồi tệ. Sản lượng sụt giảm, các nguồn cung ứng tự sụp. Các khuynh hướng tự cung tự cấp đang tăng mạnh. Thị trường đang hoàn toàn rối loạn. Thâm hụt tài khóa và tín dụng nhà nước đã tới mức tối nguy hiểm. Trộm cướp và các hành vi chống bang xã hội nổi lên. Cuộc sống ngày càng khó khăn, động lực làm việc thấp hơn trước, niềm tin vào tương lai sụp đổ. Toàn nền kinh tế đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.”
Nguồn tiếng Anh: http://easyweb.easynet.co.uk/~socappeal/russia/part7.html
KT VN đang theo đúng y chang lộ trình sụp đổ của nền KT Liên xô cũ: không tăng lương thì dân đói, nhiều công nhân viên chức bỏ việc; tăng lương thì phải in tiền ra, gây lạm phát.
VIỆT NAM 2013?
Năm 1992, giá hàng hóa tại Liên bang Nga tăng 4,22%/ NGÀY! (Washington Post, 21/08/2012)
THÁNG đó, Nga (LX cũ) bị siêu lạm phát 245%!
CHẮC CHẮN SẼ XẢY RA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI, trong tình cảnh nền KT bị khủng hoảng, sắp bị ĐẠI KHỦNG HOẢNG kể từ sau Tết năm nay.
CP thiếu tiền chi tiêu, sẽ BUỘC phải in tiền ra ngày càng nhiều, lạm phát ngày càng tăng thì lại phải in ra nhiều thêm để trả lương công chức.
Đầu năm nay, lương công chức tăng, hoàn toàn không phải vì năng suất tăng, lợi nhuận tăng, mà chỉ vì LẠM PHÁT.
Cuộc chạy đua lạm phát -> in tiền -> lạm phát ngày càng dữ dội.
Sức CUNG giảm, do KT bị khủng hoảng, nhưng may mắn là trong vài chục tháng qua còn có hàng tồn kho, chủ hàng cần tiền bán ra giá rẻ, nên nhiều món hàng tuy không còn sản xuất nhưng giá còn rẻ hơn lúc từng sản xuất.
Một khi số hàng tồn kho này bị bán hết, sức CẦU tuy giảm nhưng vẫn còn đó, thì số hàng còn lại này sẽ tăng giá, người ta phải chạy qua mua “đồ cũ”, như hồi đầu 1980s có nạn mua bán đồ cũ khắp nơi.
Giá sẽ tăng ngày càng khủng khiếp cho mọi mặt hàng nhu yếu phẩm, phụ tùng xe gắn máy, xe đạp sau này.
Bao cấp sẽ trở lại, và nền KT VN trở lại thời 1975-1987. Có điều, sẽ tệ hơn nhiều do dân số nay đông hơn gần gấp đôi, hạ tầng cơ sở sụp đổ, DÂN TRÍ kém cõi hơn, tâm linh lại càng tệ hại.
Hồi đó, nói công bằng, nạn trộm cướp không quá ghê sợ như bây giờ. Trộm vặt thì có, chứ loại “chặt tay lấy của”, thì không tới nổi như hiện nay.
Theo tôi suy đoán, SIÊU LẠM PHÁT sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 3, 4. Sản xuất thấp, hàng tồn kho bán hết, sức cầu tuy giảm nhưng hơn xa sức cung, khi đó sẽ có lạm phát mạnh chưa từng thấy kể từ 1986.
Ông Dũng có thể là thủ tướng cuối cùng hay áp chót của CSVN.- Lịch sử đang lặp lại
——————————–
Vietnamnet, Nhân viên thẳng tay tẩn sếp vì bị nợ lương, 31/1/2013,
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/107698/nhan-vien-thang-tay-tan-sep-vi-bi-no-luong.html
New York Times, Big Soviet sale of gold denied, 21/10/1991, http://www.nytimes.com/1991/10/21/business/big-soviet-sale-of-gold-denied.html
Gafin, NHNN mua vào khoảng 2 tỷ USD ngoại tệ từ đầu 2013, 28/01/2013,http://gafin.vn/20130128095336219p0c34/nhnn-mua-vao-khoang-2-ty-usd-ngoai-te-tu-dau-2013.htm
Cafef, Thâm hụt ngân sách 9 tháng hơn 6% GDP, 12/10/2012, http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tham-hut-ngan-sach-9-thang-hon-6-gdp-20121012071930727ca33.chn
Washington Post, Great hyperinflation episodes in history — and what they tell us about the Fed, 21/08/2012,http://www.washingtonpost.com/blogs/wonkblog/wp/2012/08/21/great-hyperinflation-episodes-in-history-and-what-they-tell-us-about-the-fed/
Vietstock, Bơm tiền ‘khủng khiếp’: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút, 22/06/2012,http://vietstock.vn/2012/06/default-761-226646.htm
Ted Grant, Russia: From Revolution to Counterrevolution,http://easyweb.easynet.co.uk/~socappeal/russia/part7.html-

Báo The Economist  bảo Việt Nam phải cải tổ ngân hàng mới mong phục hồi kinh tế: Tiger tamed - The good times won’t return until the country’s stricken banks are dealt with (Economist 2-2-13)
’Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’ (ĐV 31-1-13)  -- Nói như ông Nguyễn Bá Thanh: Trong lúc "người cầm đầu chính phủ" cứ tỉnh queo, cái mặt cứ nhơn nhơn ra!
Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’.(ĐVO) - Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 ở mức 10% thay vì mục tiêu 6% Chính phủ đã đề ra Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (VnE 31-1-13)

Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu (TP 31-1-13)
Kinh tế nhà nước 'chiều quá, sinh hư'
Các khó khăn của kinh tế Việt Nam là hậu quả của sai lầm trong quản lý khối doanh nghiệp nhà nước?
Giáo sư 'bị cắt xén' khi góp ý hiến pháp
Không thể để người dân gánh sự yếu kém của ngân hàng


--Xót ruột phí rút tiền kiều hốiCác ngân hàng rầm rộ triển khai chương trình khuyến mãi mùa kiều hối, nhưng mức phí thì không hề ưu đãi.

Vinalines lỗ hơn 2.400 tỷ đồng (VNEx 31-1-13) --Bán tàu, giảm số lượng doanh nghiệp vẫn lỗ hơn 2.400 tỉ đồng
07:00 ngày 30.01.2013
SGTT.VN - Theo tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt, trong năm 2012, dù đã thu gọn số doanh nghiệp đầu mối từ 87 xuống còn 37, bán đi mười tàu lớn nhưng số lỗ năm qua của tổng công ty vẫn lên đến 2.439 tỉ đồng.
--Thận trọng khi bán hàng sang Trung Quốc
Ở Việt Nam, dân nổi giận vì mất đất: In Vietnam, rage growing over loss of land rights (AP 31-1-13)Từ đất mà ra (Blog Nguyễn Vạn Phú 31-1-13) 
- Dân Dương Nội khiếu kiện đất trước Tết (BBC). – Dân Dương Nội ‘quyết tử giữ đất’ (BBC). “- Dân Dương Nội kiên cường bẻ gãy đợt phản công mới (Cầu Nhật Tân).


- Toàn bộ Video: Nông Dân Dương Nội – Hà Đông giữ đất ngày 31-01-2013   –   Phần 2   –   Phần 3   –   Phần 4   –   Phần 5   –   Phần 6   –   Phần 7   –   Phần 8   –   Phần 9   –   Phần 10   –   Phần 11   –   Phần 12   –   Phần 13   –   Phần 14   –   Phần 15   –   Phần 16 (Mùa Xuân). – HỎA CÔNG NGÚT TRỜI DƯƠNG NỘI(Phạm Viết Đào). – Nông dân Dương nội chống càn cướp đất ! (Xuân VN).
- In Vietnam, Rage Growing Over Loss Of Land Rights (AP/ NPR). Bản dịch: Xung đột đất đai ngày càng gia tăng khi nông dân ý thức về quyền của họ (TCPT).
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Chris Brummitt/Kim SơnAssociated Press
Ngày 31 tháng 1 2013
Phải đối mặt với một nhóm nông dân không chịu từ bỏ đất đai của họ cho một dự án bất động sản, các quan chức Đảng Cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp khác để thỏa thuận: Họ đã đi đến ngân hàng, mở tài khoản dưới tên của những người chủ đất và gửi số tiền bồi thường mà họ cho là công bằng vào các tài khoản đó. Sau đó, họ lấy đất.
Xung dot dat daiNhững người nông dân đã trở nên giận dữ với số tiền ít ỏi và đối mặt với tình trạng buộc phải cạnh tranh công ăn việc làm trong nền kinh tế èo uột, họ đã quyết định chặn con đường chính nối vào thủ đô ở phía bắc nhiều giờ hồi tháng Mười hai vừa qua. Trong một cử chỉ rùng rợn hơn, một số họ đã tự đặt họ vào các quan tài. Công an ngăn chặn cuộc biểu tình đã bị ném đá. Trong số họ, nhiều người đã bị bắt giữ.
“Đây là một sự bất công”, ông Nguyễn Đức Hùng, một nông dân trồng lúa buộc phải từ bỏ mảnh trồng trọt đất 2.000 mét vuông mà ông đã làm việc trong hơn 15 năm qua.
“Số tiền bồi thường chỉ giúp chúng tôi tồn tại trong một vài năm, nhưng sau đó làm thế nào chúng tôi có thể sống được?”
Cưỡng bức, tịch thu đất đai là một trong những lý do chính làm nhiều người dân giận dữ chống lại chính quyền một đảng độc tài tại Việt Nam. Vấn đề này đi đôi với tham nhũng, các đảng viên Đảng Cộng sản địa phương thường có lợi ích độc quyền về các mối giao dịch đất đai, và nhiều trong số đó đã sử dụng việc này để làm giàu bất chính.
Những vấn đề liên quan đến đất đai đã giúp nông dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đoàn kết lại với nhau, điều mà các lực lượng chính trị đối lập chưa thể làm được.
Những vụ tranh chấp đất đai cũng thường xảy ra ở những nơi khác tại châu Á, đặc biệt là nước láng giềng Trung Quốc ở phía bắc và cả hai nơi dường như có chung một đặc điểm. Trước đây, hai nước này nhân danh giai cấp nông dân để làm cách mạng nhằm mang lại quyền sở hữu đất đai tập thể cho dân chúng.
Những người nông dân chặn đường đã trích dẫn lời của lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh, với các biểu ngữ mang dòng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
“Chúng tôi thà chết còn hơn bị mất đất của mình”, một người khác nói.
Chính phủ thừa nhận rằng sự giận dữ tại nhiều vùng nông thôn đang đe dọa tính hợp pháp của chế độ, và cam kết sẽ sửa đổi luật đất đai trong năm nay để cho công bằng hơn.
Tuy nhiên, để xác lập quyền sở hữu rõ ràng và thực thi pháp luật để bảo vệ chúng vẫn còn nhiều khó khăn vì ý thức hệ và nhà nước vẫn còn công khai cam kết rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân ngay cả khi Việt Nam đang đi theo hướng thị trường tự do.
Việt Nam đã từ bỏ nông nghiệp tập thể theo kiểu Liên Xô trong những năm 1980 và bắt đầu phát triển theo hướng chủ nghĩa tư bản. Năm 1993, chính phủ nước này đã thông qua luật sửa đổi đất đai nhằm cho phép người dân có quyền sử dụng đất trong vòng 20 năm, nhưng không cho phép tư nhân sở hữu đất trong thời gian ngắn hạn. Các quan chức Đảng Cộng sản địa phương có thể ra lệnh cưỡng bức đất đai bất cứ lúc nào, không chỉ đối với các dự án mang lại lợi ích công cộng như cầu đường mà còn thay mặt cho các nhà đầu tư tư nhân cưỡng đoạt đất để xây dựng các dự án bất động sản hay các cơ sở công nghiệp và khu giải trí.
Nhiều vụ khiếu nại liên quan đến tham nhũng đã diễn ra tràn lan khi các dự án chia lô đất nông nghiệp để phát triển thành các khu công nghiệp đắt tiền. Vì vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ chỉ trả tiền cho nông dân bằng một phần mười giá trị thị trường, hoặc thậm chí còn thấp hơn.
“Tỷ lệ bồi thường rất thấp và những người chiếm đoạt đất mang lại rất nhiều lợi nhuận”, Phạm Chi Lan, kinh tế gia và cựu cố vấn cho thủ tướng cho biết. “Pháp luật đất đai có nhiều sơ hở và đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các cán bộ với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để lấy đất từ ​​nông dân vì lợi ích cá nhân của họ”.
Nhiều nhóm nông dân, trong số đó đa phần là phụ nữ, thường xuyên biểu tình bên ngoài tòa nhà chính phủ tại Hà Nội liên quan đến những vụ tịch thu và cưỡng chế đất trái phép. Họ rất nhiệt tình để những người qua đường chụp ảnh hoặc cố gắng lắng nghe các câu chuyện của họ, nhưng lực lượng an ninh thường lập tức xua đuổi những người này đi khỏi hiện trường.
Tranh chấp đất đai đã phổ biến trong nhiều năm qua, nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng khi nông dân bắt đầu có ý thức về quyền lợi của họ và nhu cầu phát triển tăng kinh tế đối với đất công nghiệp. Nhiều hợp đồng thuê đất 20 năm được cấp vào năm 1993 sẽ hết hạn trong năm nay, và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội mới đối cho các địa phương phân chia lô đất và sẽ gây thêm nhiều cuộc xung đột.
Con số mà chính phủ báo cáo với Quốc hội hồi tháng Mười cho thấy khiếu nại đã tăng lên đến 4.200 vụ trong năm 2011, nhiều hơn gấp hai lần trong tổng số vụ khiếu nại mà chính phủ nhận được trong thời gian 2005 đến 2009. Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Thúy thừa nhận rằng các cán bộ địa phương tham nhũng chính là vấn đề mang lại nhiều vụ khiếu kiện trên.
“Một số người đã lạm dụng các chính sách nhà nước để trục lợi trái phép”, bà Thúy cho nói với báo chí nhà nước hồi tháng Mười.
Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới trong việc sửa đổi pháp luật đất đai nhằm giảm bớt xung đột. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức bên ngoài khác đã kêu gọi chính phủ chỉ cho phép cưỡng chế đất đai đối với các công trình mang lại lợi ích công cộng chứ không phải các dự án thương mại, và quá trình này cần phải minh bạch hóa và công bằng hơn nữa.
Các quan chức Đảng Cộng sản tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 90 km (56 dặm) về phía đông, đã cho phép một nhóm phóng viên AP đến thăm làng Kim Sơn. Các nhà báo được đi kèm bởi các quan chức trong làng. Họ đã trao đổi với các nông dân trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Các quan chức khẳng định rằng họ đã làm đúng theo các quy tắc khi lấy đất để xây các dự án nhà ở, điều mà họ cho là nhằm mục đích nâng cấp ngôi làng nhỏ lên thành một thị trấn.
“Chúng tôi đang cùng nhau làm việc để xây dựng làng Kim Sơn một ngày một thịnh vượng hơn”, ông Vũ Văn Học, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân địa phương cho biết.
Ông cho biết dự án đã lấy đất thuộc sở hữu của 852 gia đình, và ít hơn 10% trong số đó không đồng ý với tỷ lệ bồi thường của chính phủ – khoảng 6 USD cho mỗi mét vuông. Ông cho biết chỉ có bảy gia đình tiếp tục từ chối thỏa thuận trên.
Dân làng hiện đang cáo buộc rằng vùng đất vừa thu hồi đã được bán lại với giá 310 USD cho mỗi mét vuông. Tuy nhiên, ông Học phủ nhận cáo buộc trên và nói rằng đất vẫn chưa được bán.
Ông nói ông hy vọng rằng bằng cách gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng với tên của những người dân tại đây, “vấn đề này có thể được giải quyết”. Ông đã ra lệnh giải tán cuộc biểu tình vào cuối tháng Mười hai vì những công việc “cực đoan của dân làng có thể thuyết phục người khác” tham gia.
Các đoạn video biểu tình đã được nhiều người dùng điện thoại di động ghi hình lại và đăng tải trên các trang mạng Internet bởi các nhóm bất đồng chính kiến.
Xem qua các đoạn video hai phút, hình ảnh công an co rúm núp dưới các tấm lưới chắn chống bạo động giữa lúc các thanh niên ném đá và bê tông vào họ, nhưng cuối cùng công an đã dành lại quyền kiểm soát.
Truyền thông nhà nước cho biết rằng 12 người đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, trưởng công an tại đây đã từ chối đưa ra tên tuổi họ và cũng không cho biết liệu họ vẫn bị giam giữ bao lâu.
Đảng Cộng sản địa phương đã đưa năm người dân không phản đối về dự án cưỡng chế đất đến để nói chuyện với các phóng và đưa tất cả đi một vòng để  xem khu đất. Hiện nay đã có một công ty địa phương đang xây dựng đường xá và hệ thống thoát nước tại khu đất cưỡng chế. Khác với những người phản đối việc bồi thường, nhóm dân làng này dường như có một số đất đai ở một nơi khác hoặc các thành viên trẻ trong gia đình đã có công ăn việc làm ổn định.
Mạc Thị Thục, hiện nay 50 tuổi, người đã tham gia cuộc biểu tình và bà cũng là một trong bảy gia đình không chịu nhận bồi thường, cho biết chính quyền địa phương đã cắt các kênh dẫn nước trong năm 2010, làm cho việc trồng trọt trở nên rất khó khăn. Bà cho biết các nhà đầu tư nên đàm phán trực tiếp với gia đình bà thay vì qua chính quyền địa phương.
“Trong hai tháng qua, chồng tôi và tôi đã không có việc làm”, bà nói. “Chúng tôi đã cố gắng tìm việc làm, nhưng không có ai thuê bởi vì cả hai chúng tôi đều già. Chúng tôi không có tiền và chúng tôi sẽ đói khát và chúng tôi không biết làm thế nào để có thể sống trong những tháng tới”.
Bà vẫn có một số quỹ khác: tiền bồi thường mà các quan chức địa phương gửi vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, bà Thục nói rằng gia đình bà sẽ không đụng đến số tiền đó.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013



- Đằng sau vụ Nhật Bản bắt Việt Nam đền 200 tỉ (Cầu Nhật Tân).

-Dự án cầu Nhật Tân: Tại sao khó đòi bồi thường 200 tỷ đồng?
Ông Lê Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho rằng nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) sẽ rất khó được bồi thường do bị chậm bàn giao mặt bằng. - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với quyền con người (VnMedia).   - Quyền lực của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 (NĐT).
- Triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (CP).  - Khắc phục tình trạng tùy tiện trong thu hồi đất (VnEco).
- Đào Tuấn: Sở toàn sếp, phòng không nhân viên (LĐ).  - 50% công chức làm việc, 50% chỉ “giữ chỗ ăn lương”? (DT).
Khó xử công chức 'cắp ô' con ông cháu cha (TP 31-1-13)
--Lạm phát “quan” -- Đi tìm tác giả của “công chức cắp ô”.   –   Đoạn trường công chức “cắp ô”: Có “ở trong chăn mới biết…” (DT).  – Không dễ loại công chức ‘cắp ô’ (VNN). - Đầu năm “mỏi cổ” chờ lương (LĐ).
- Không bổ nhiệm chức vụ cao hơn cho 7 cán bộ đánh bài.- Vụ 8 cán bộ đánh bài ghi điểm: Không bổ nhiệm chức danh mới trong năm 2013.
Nếu điều hành ngân hàng sai lầm, sẽ trả giá đắt
- Vinalines lỗ hơn 2.400 tỷ đồng (VNE).  - Vinalines lỗ 2.439 tỷ đồng, không công bố kế hoạch lợi nhuận 2013 (VnEco).
- JICA mong Việt Nam sớm chấm dứt sự cố tương tự cầu Nhật Tân (SGTT).
- Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của lãnh đạo lên 5 năm (VNE).
WB duyệt khoản tín dụng 156 triệu USD cải thiện điều kiện giao thông Việt Nam
Khoản tiền này là tín dụng bổ sung cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai.
- Thu 300 tỷ đồng phí bảo trì đường bộ từ ô tô (VOV). – Sẽ siết việc sử dụng vốn nhà nước (TT).
- Doanh nghiệp vận tải biển Vinalines: Tinh giản nhưng vẫn lỗ (ĐĐK).- Nhật giúp Việt Nam đào tạo công chức (VNN).
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: 'Cần đại phẫu các tập đoàn, TCT Nhà nước' (PetroTimes 30-1-13)
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị: Phát triển đô thị ở Việt Nam còn tự phát (Gafin 30-1-3) -- Chứ không phải nhờ "đô thị cha" mà đẻ ra "đô thị con" như trong gia đình của ông?
‘Ghế’ Thống đốc mỗi lúc một nóng (TP 30-1-13) -- Nhưng tiền thì càng ngày càng "lạnh" (Mỹ nói "cold cash"!)
DNNN là ung thư của nền kinh tế Việt Nam: Vietnam's state sector a 'cancer' in economy (AFP 30-1-13)


Quốc doanh ở Việt Nam là 'ung nhọt' đục phá nền kinh tế
Nguoi Viet Online
Gian dối, tham nhũng và không hiệu quả là những điều mà hệ thống kinh tế quốc doanh của CSVN từng bị chỉ trích rất nhiều lần. Nhưng bây giờ, chúng bị coi là đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế như một hệ thống ung nhọt mà nhà cầm quyền không thể dứt bỏ hay sửa chữa nổi.
Mất việc trước tết, công nhân đi đâu, về đâu? (LĐ 30-1-13) -- Nên xin đi rửa xe cho Cường đô la
Hơn 5.000 lao động Việt Nam được trở lại Hàn Quốc làm việc
Đây là số lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn, có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc nên được ưu tiên tuyển dụng.

Phó Thủ tướng đề nghị 2 GĐ Sở đi 'xe dù'
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Giám đốc Sở Công an và Sở GTVT Hà Nội đóng dân thường đi xe dù để thấy được sự gian dối.
Thưởng tết... 70 cái quần đùi
Nhận bịch…quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải - nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt.
 - Lạm phát lại ngóc đầu dậy (TBKTSG).
- Dân nào giám sát nổi tập đoàn? (TBKTSG).
- Giới hạn tăng tín dụng, cung vốn rẻ (VnEco).  - Thanh toán không dùng tiền mặt: Khó khả thi (VTV).  - Hỗ trợ người thu nhập thấp sử dụng thẻ ATM (ANTĐ.
- Giá gas giảm 13.000 đồng/bình (TT).
- VN-Index tăng 16% trong tháng 1 (TBKTSG).
- Cứu địa ốc là vực dậy hàng trăm ngành liên quan (VNE).  - Tổng quan BĐS ngày 31-1-2013: Tết này không… “đốt pháo” (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 31-1-2013: “Hấp dẫn nhất”… chưa đủ (VF).
- Thị trường ôtô áp tết: Dân “nín thở”… chờ chính sách “treo”! (LĐ).
- Thưởng tết… 70 cái quần đùi (ANTĐ/VEF).
- “Hàng Việt thắng thế nhờ chất lượng” (VietQ). - Việt Nam dẫn đầu danh sách các thị trường sơ khai hấp dẫn nhất thế giới (DT).

- Ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam:  (VNE).
Sacombank chìm trong những cuộc lật đổ (VEF).  - Phải bơm đủ tiền cho ATM (NLĐ).
Ngân hàng Nhà nước: 5 giải pháp ổn định vàng (PT).
Nhìn lại công ty chứng khoán 2012: Được nhiều hơn mất   –   VN-Index tăng 16% trong tháng 1 (TBKTSG).
Cơ hội cho nhà đầu tư có tiền (LĐ). - Cứu địa ốc là vực dậy hàng trăm ngành liên quan (PT).
Quy định làm khó du lịch (TN).
Nhập siêu thép chưa có hồi kết (VnEco).
Vụ “gà đồi Yên Thế”: Cục Sở hữu trí tuệ vẫn chưa thể kết luận (?!)  (LĐ). - Kiên trì và xử lý mạnh tay nạn buôn bán gà lậu (DV).
Đề nghị đình chỉ điều tra trợ cấp với ngành tôm VN (TTXVN).
- Viết tiếp các bất đồng ở Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas): Có sai phạm trong tổ chức Đại hội VIII? (LĐ).
Sức mua hàng tết: Chờ đến phút 89! (PLTP).
Lợi nhuận của Facebook sụt giảm mạnh (BBC).
1 tỷ du khách trên thế giới trong năm 2012 (RFI).

Tại sao tỷ phú Trung Quốc thường vào tù? Why Do Chinese Billionaires Keep Ending Up in Prison? (Atlantic 29-1-13)
--Pháp quyền và thịnh vượng

2013-01-30
Qua ba chương trình liên tiếp, mục Diễn đàn Kinh tế đã tìm hiểu vì sao các nước trên thế giới từng có lúc gặp cảnh nghèo khổ rồi phát triển mạnh về kinh tế, mà cũng có lúc từ sự phồn thịnh lại tụt vào tình trạng nghèo đói.




Fed tiếp tục nới lỏng tiền tệ không giới hạn
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng do đà phục hồi kinh tế có dấu hiệu chững lại.
Hagel nomination awakens ghost of Vietnam
(Financial Times)-Senate hearing on Thursday will pit Chuck Hagel, Obama’s nominee for defence secretary, against his fellow war veteran and former friend, John McCain
Fed keeps stimulus in place as U.S. economy "paused"
WASHINGTON (Reuters) - The Federal Reserve on Wednesday left in place its monthly $85 billion bond-buying stimulus plan, arguing the support was needed to lower unemployment even as it indicated a recent stall in U.S. economic growth was likely temporary.

Fed confirms ‘pause’ in US economy
(Financial Times)-The heavy focus on temporary factors suggests the Fed sees little evidence of a big shift in the economy and is likely to keep policy on hold
Japan’s Demographic Disaster
theDiplomat.com
China’s Narrowing Policy Horizons
Project Syndicate -China's economic revival since the third quarter of 2012 should come as no surprise: as long as the government has room to wield expansionary monetary and/or fiscal policy, faster growth is always only a matter of time. But China's rapidly rising money supply and weakening fiscal position now threaten to change that for good.










Tổng số lượt xem trang