Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Vụ án 'Làm lộ bí mật Nhà nước' sẽ được đình chỉ do tướng Ngọ mất

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)18.02.2014
Osin HuyDuc
Dương Chí Dũng khai ra Phạm Quý Ngọ ngay từ khi bị bắt (9-2013) vậy mà cho đến trước khi Ngọ chết "Ban chuyên án" vẫn còn phải chờ ý kiến Bộ Chính trị mới có thể điều tra ông ta. Nếu Tổng bí thư muốn chống tham nhũng thì phải để cho các cơ quan tố tụng, nếu có bằng chứng, có quyền khởi tố bất cứ ai, kể cả ủy viên Bộ chính trị.
Ban Nội chính đã lỡ lập ra, thay vì thọc tay vào các vụ án, chỉ cần làm một việc: nếu có quan chức cao cấp nào đó của Đảng can thiệp thì lập tức đình chỉ chức vụ Đảng chuyển hồ sơ vị đó cho Ủy ban Kiểm tra và cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra triệu tập Tướng Ngọ để lấy cung từ tháng 9-2013 thì cho dù không buộc tội ông Ngọ được, sự ngờ vực của công chúng vào công cuộc chống tham nhũng cũng không tới mức khó gỡ như bây giờ. PS: Lấy cớ ông Ngọ chết để "đình chỉ điều tra vụ án làm lộ bí mật" là coi như chắc chắn Tướng Ngọ là người báo tin cho Dương Chí Dũng. Hành vị "làm lộ bí mật" đã xảy ra, các bằng chứng (đường đi của các cuộc gọi, tin nhắn...) còn đó, và điều quan trọng hơn, chưa chắc chỉ một mình Tướng Ngọ muốn Dương Chí Dũng "biến mất". Nếu kết quả điều tra cho thấy Ngọ phạm tội một mình thì mới có thể đình chỉ điều tra vụ án.


-
Tin Không Lề 
Ông Phạm Quý Ngọ đã chết "đúng quy trình"?!

Tin rất nóng: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời. Nhưng lạ là báo Dân Việt đưa tin ông Ngọ qua đời vì bệnh ung thư. Nếu chết vì ung thư thì ông Ngọ không thể chết "đột ngột" như thế này. Hay là ông Ngọ phải chết "đúng quy trình"?

Cư dân mạng vừa thấy ông Phạm Quý Ngọ xuất hiện trong đám cưới xa hoa của con mình một tuần trước. Dù có mang gương mặt buồn rầu, lo âu, nhưng không thể nói ông Ngọ bị bệnh ung thư hành hạ ở giai đoạn cuối, để phải qua đời "đột ngột" vì bệnh "ung thư" như một số báo đã đưa tin: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=182667&zoneid=2#.UwOEuYWhamQ

Nếu nói ông Ngọ chết vì bị đột quỵ, đứng tim, hay tai biến mạch máu não, thậm chí "sốc phản vệ" thì còn có thể tin được. Còn chết đột ngột vì ung thư thì khó có thể tin, bởi ung thư không thể "chết đột ngột" được.

Riêng về giờ giấc qua đời, báo Petro Times, lúc 19h58' ngày 18/02/2014 đã đưa tin trước rằng ông Ngọ sẽ chết khoảng 1 tiếng 22 phút sau: "Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 21h20 ngày 18/2". Báo Dân Việt, lúc 21h08' ngày 18/02/2014, đưa tin ông Phạm Quý Ngọ qua đời vào lúc "21 giờ 5 phút tối nay (18.2)". Báo VnExpress lúc 22h45 ngày 18/2/2014 cũng đưa tin ông Ngọ qua đời "vào 21h05 tối 18/2". Hầu hết các báo khác đưa tin ông Ngọ chết lúc 16h tối ngày 18/2.

Chẳng rõ ông Ngọ chết vì lý do gì, chết vào lúc nào, nhưng chắc chắn sau cái chết này, các "đồng chí" của ông sẽ ngủ ngon hơn, bớt lo lắng hơn.

------

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời:http://motthegioi.vn/tieu-diem/thuong-tuong-pham-quy-ngo-dot-ngot-qua-doi-46466.html

Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/594369/thuong-tuong-pham-quy-ngo-qua-doi.html

Tướng Phạm Quý Ngọ qua đời vì bệnh ung thư:http://danviet.vn/thoi-su/tuong-pham-quy-ngo-qua-doi-vi-benh-ung-thu/20140218083759981p1c24.htm

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ qua đời:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thu-truong-pham-quy-ngo-qua-doi-2953252.html

Tướng Phạm Quý Ngọ từ trần:http://petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/tuong-pham-quy-ngo-tu-tran.html

Tướng Phạm Quý Ngọ qua đời:http://vneconomy.vn/20140218090711761P0C9920/tuong-pham-quy-ngo-qua-doi.htm

Son Tran -Tin Không Lề 
Ông Phạm Quý Ngọ đã từng đàn áp đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy ở Thái Bình năm 1997

Có lẽ nhiều người chưa biết đến vụ đàn áp đẫm máu các cựu chiến binh nổi dậy ở Thái Bình hồi năm 1997, mà ông Phạm Quý Ngọ, trong vai trò là Giám đốc công an tỉnh Thái Bình thời đó, bàn tay ông đã nhuốm máu đồng bào, khi mượn tay tội phạm để thanh toán các cựu chiến binh: "Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Với độ dài 25cm, đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc không kịp bật một tiếng kêu".

Hãy nghe bà Dương Thu Hương kể về sự kiện Thái Bình: "Trong các nhà tù, thì chúng nó ra lệnh cho những thằng tù muốn lập công với công an, là bọn tù hình sự, những thằng tàn ác nhất, tìm cách gây sự với những nông dân và cựu chiến binh cầm đầu cuộc nổi dậy; rồi bọn hình sự này thủ tiêu những nạn nhân bằng cách dùng đũa nhọn đóng vào tai lúc người ta đang ngủ. Nạn nhân chết ngay tức khắc, không thể kêu một tiếng nào cả. Chính thân nhân những người chết kể lại cho tôi nghe chuyện đó.


Ðó là cuộc tàn sát trong bóng tối một cách hèn hạ, cực kỳ khôn khéo, cực kỳ hèn hạ, cực kỳ đểu cáng và chúng nó là những đao phủ số một nên mới nghĩ ra hình thức thủ tiêu dã man như thế.

Một vài năm sau vụ thảm sát này, cha mẹ các nạn nhân từ Thái Bình lên Hà Nội tập trung tại số 15 Trần Bình Trọng (trụ sở Bộ Nội Vụ cũ) để khiếu kiện, nhưng không có người nào tiếp họ cả. Chúng nó không đàn áp, không làm gì cả. Chúng nó cứ để họ đói lả ra, và chỉ cho mỗi người một ổ bánh mì giá 1 nghìn Việt Nam (khoảng chưa tới 10 cent Mỹ kim), sau đó xúc họ lên xe quân đội, chở họ đến những cánh đồng vắng người rồi thả họ ở đấy. Người dân phải đi bộ hoặc tìm cách thuê những chiếc xe ở dọc đường để về nhà.

Chúng nó làm như thế khiến người nông dân cạn hết tiền, mỏi mệt kiệt sức và rốt cuộc khiếu kiện của họ không hề được giải quyết. Cuối cùng, dân chúng chỉ còn biết giữ nỗi căm hờn trong lòng thôi.

Tôi cho rằng, đó là vụ Thiên An Môn kinh tởm nhất và đó là một trong những lý do khiến tôi gọi cái lũ cầm quyền VC là giòi bọ. Chúng nó giòi bọ về mặt nhân cách, chúng nó là rắn độc, cực kỳ độc ác xảo quyệt. Khi chúng nó làm như thế, chúng nó đã đẩy người khác vào cái thế bất dung đối với chúng nó. Sau vụ đàn áp đó, tôi nói với anh Trần Ðộ rằng, nếu trước vụ đó, tôi còn chút gì nghĩ chúng nó là người, thì sau vụ này, tôi nghĩ chúng nó hoàn toàn là giòi bọ, hoàn toàn là một lũ đao phủ kinh tởm nhất và không thể nào tôi nhân nhượng với chúng nó được”.

-----

"Khi phóng viên nước ngoài cuối cùng lên máy bay và các ống kính đã chĩa về hướng khác là lúc cuộc đàn áp bắt đầu. Trong một đêm, hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt. Không một tờ lệnh. Hoàn toàn là lệnh mồm. Ở Việt Nam, lệnh mồm là thứ hiệu lực nhất. Lực lượng đàn áp là bộ phận được trả lương hậu hĩnh nhất trong guồng máy này. Trên 40% kinh phí quốc dân dành để nuôi họ. Vì thế, cuộc vây bắt diễn ra êm nhẹ. Hoàn toàn trong bóng đêm. Sót lại là tiếng kêu khóc của đám dân quê đói khổ, thất học, thân nhân của những người bị cùm trói và tống vào xe thùng sắt.

Khởi sự là các cuộc khiêu khích, gây hấn. Sau đấy là cuộc tàn sát bằng các hình thức khác biệt, trong đó một hình thức đặc biệt hiệu nghiệm và rất ấn tượng: giết người bằng đũa ăn. Người châu Á ăn cơm bằng đũa. Dụng cụ ẩm thực biến thành vũ khí sát nhân là sự ứng biến tuyệt vời. Người ta vót những chiếc đũa bằng gốc tre đực, thứ tre cứng như sắt, một đầu đũa được chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Với độ dài 25cm, đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc không kịp bật một tiếng kêu".

Bà Dương Thu Hương nói về vụ tàn sát người dân Thái Bình:http://www.toquocvietnam.org/PhuongThucChauA.htm
http://www.toquocvietnam.org/DauHieuTot.htm

Thái Bình 1997 – Bài học đấu tranh cho công lý:http://www.vietcatholic.net/News/Html/51032.htm

Báo cáo về vụ nổi dậy ở Thái Bình của GS Tương Lai:http://www.diendan.org/viet-nam/bao-cao-ve-vu-noi-day-o-thai-binh

TỪ SỰ KIỆN TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM:http://www.diendan.org/viet-nam/tu-su-kien-tien-lang-nho-lai-va-suy-ngam/

BIẾN CỐ THÁI BÌNH (Nguyễn Long, Tương Lai, Dương Thu Hương):
http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2012/02/05/biến-cố-thai-binh-nguyễn-long-tương-lai-dương-thu-hương/

Theo FB https://www.facebook.com/BasamVN
-Vụ án 'Làm lộ bí mật Nhà nước' sẽ được đình chỉ do tướng Ngọ mấtPhó chánh tòa hình sự thành phố Hà Nội - cho biết vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" sẽ phải đình chỉ.
Phạm Quý Ngọ qua đời, sáng19.2, trao đổi với Thanh Niên Online, thẩm phán Trương Việt Toàn- Phó chánh tòa hình sự thành phố Hà Nội - cho biết vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" sẽ phải đình chỉ. Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, thời gian và quyết định chính thức đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" sẽ do Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện.


Ông Trương Việt Toàn nói rằng trong trường hợp thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" sẽ đình chỉ theo Điều 107 của Bộ luật Hình sự.

Chủ tọa Trương Việt Toàn (trái)- Ảnh: Hà An

TheoĐiều 107.Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

-Tướng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, người bị khai tên trong vụ bê bối Vinalines, đã qua đời hôm nay vì ‘bệnh ung thư’.


Tin tức về cái chết của ông Ngọ được báo chí trong nước loan đi một ngày sau khi Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương được báo chí trích lời nói rằng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ.

Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ông Dũng khai như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.

Trong khi đó, ông Ngọ phủ nhận lời khai của ông Dũng và khẳng định rằng ông ‘không liên quan tới việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng’.

Báo chí trong nước đưa tin, ông Dũng ‘khai đã mang 500.000 đôla tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an’.

Đại diện viện kiểm sát đã kiến nghị hội đồng xét xử ‘khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự’.

Theo điều luật này, ‘người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm’, và nếu ‘phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.

Ngoài ra điều 286 còn quy định rằng ‘người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm’.

Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.

Nguồn: Petro Times; Tien Phong; Người Lao Động
Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

-Mon men sờ dái Ngọ: Có đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ (NLĐ 17-2-14)
-- Cư dân mạng 'phát sốt' vì đám cưới xa hoa con trai Phạm Quý Ngọ


******
-- Có đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ


-Đề nghị khởi tố người "mật báo" tội cố ý làm lộ bí mật công tác (07/01)
TTO - Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự.
Chiều 7-1, kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKS đã tiến hành luận tội đối với các bị cáo. Theo đại diện VKS, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận, lời khai phù hợp với tài liệu, hồ sơ vụ án. Riêng Dương Tự Trọng không khai nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng xét kết quả điều tra, lời khai các nhân chứng tại tòa thì đã đủ cơ sở kết luận:Dương Tự Trọng đã hướng dẫn cho Dương Chí Dũng trốn ở nhà bạn gái tên Nhung. Sau đó trực tiếp chỉ đạo các bị cáo khác tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn vào TP.HCM rồi sau đó trốn ra nước ngoài.





Hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận không tốt. Việc Dương Chí Dũng trốn sang Campuchia không những gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án mà gây hoài nghi trong dư luận. Vụ án có đồng phạm, có tổ chức, hành vi phạm tội của các bị cáo được thực hiện chặt chẽ, chính xác.


Xét tính chất mức độ hành vi của các bị cáo, Đại diện VKS đề nghị mức án:


1. Dương Tự Trọng (52 tuổi, nguyên phó giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Tổng cục VII - Bộ Công an): từ 18-20 năm tù. Trọng là người đã phân công chỉ đạo các bị cáo khác, dùng sim rác để tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra, cung cấp tiền cho Dương Chí Dũng. Là cán bộ công an cao cấp, biết Dương Chí Dũng phạm tội nhưng vẫn yêu cầu 3 thuộc cấp của mình và các bị cáo khác đưa Dũng trốn. Ngoan cố, không thành khẩn khai báo, có nhiều năm công tác, có nhiều thành tích nhưng vẫn cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất.

2. Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng): Từ 17-18 năm tù. Là người đã trang bị điện thoại, sim rác, liên lạc với các bị cáo khác để chỉ đạo, cần áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.


3. Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, nguyên cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an TP Hải Phòng): Từ 6-7 năm tù


4. Đồng Xuân Phong (39 tuổi, quê Hải Phòng): 6-7 năm tù


5. Trần Văn Dũng (45 tuổi, quê Bắc Kạn): 6-7 năm tù


6. Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng): 6-7 năm tù


7. Phạm Minh Tuấn (52 tuổi, quê Hải Phòng): 5-6 năm tù


Theo đại diện VKS, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự. Đối với nội dung Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines, có dấu hiệu ép cung mớm cung, đề nghị HĐXX kiến nghị trong bản án đến cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật.
Tội cố ý làm lộ bí mật công tác
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
 (Điều 286 Bộ luật Hình sự)
Dương Chí Dũng khai rải tiền cho nhiều người
Trong phần làm việc chiều 7-1, HĐXX cho biết sẽ không khống chế lời khai của ông Dương Chí Dũng và yêu cầu ông khai tiếp sự việc.
Dương Chí Dũng khai đã đưa tiền cho nhiều cán bộ cấp cao của Bộ Công an để tránh việc bị điều tra về ụ nổi 83M và những sai phạm ở Vinalines.
Theo ông Dương Chí Dũng,18g ngày 17-5, ông Dũng nhận được điện thoại của ông Phạm Quý Ngọ - Thứ trưởng Bộ Công an bảo Thủ tướng đã chấp thuận khởi tố và bắt tạm giam Dương Chí Dũng. "Khi nghe tin anh Ngọ báo, tôi rất bàng hoàng, không ngờ tội của mình lại bị bắt đi như vậy" - Dương Chí Dũng nói trước tòa.
"Trước đó, chiều 29-4 tôi có xuống thăm gia đình anh Ngọ đang nghỉ tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại sao xuống thăm, vì trước đó tôi có giấy triệu tập đến cơ quan công an để điều tra về ụ nổi 83M. Khi xuống, tôi có trình bày với anh Ngọ về việc mua bán ụ nổi 83M và mong anh xem xét khách quan. Tôi nói anh quan tâm giúp đỡ giúp tôi. Anh nói mọi việc để anh lo. Hôm đó tôi xuống có quà cho anh chị. Tôi biếu phong bì 10.000 USD. Sau đó tôi xin phép đứng dậy đi trước, anh bảo cứ ngồi. Anh còn bảo tôi kiếm 1 sim rác để liên lạc với anh chứ không dùng số cũ. 
Tối 2-5-2012, tôi có đến nhà anh Ngọ. Trên đường đến tôi có điện thoại thì anh Ngọ nói đang ở nhà. Hôm đó chú lái xe của tôi chở tôi đi bằng xe cơ quan. Khi tôi vào nhà anh Ngọ ở phố Lý Thường Kiệt thì gặp chú thường trực ở đấy.Tôi mang theo túi 500.000 USD để biếu anh Ngọ" - ông Dũng khai.
Số tiền này của ai?- HĐXX hỏi. Theo ông Dũng, số tiền này ông vay của bạn học tên là Trần Anh, nhà ở Đường Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng 100.000 USD, vay chú kết nghĩa tên Chính Liên 100.000 USD, vay chú anh lái xe ô tô 1 tỷ đồng, trong cặp luôn có 1 ít tiền, cộng với tiền con gái học ở Mỹ nên luôn có dự phòng 100.000 USD nữa, gom đủ 500.000 USD để đưa anh Ngọ.
HĐXX hỏi: Mục đích mang tiền đi làm gì ? - Hôm dưới Tuần Châu anh Ngọ nói giúp thì tôi mang đi để anh Ngọ giúp cho tôi- ông Dũng khai
"Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh cục trưởng C48 (Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng - PV) thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh. Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6-5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.
Anh Ngọ cho số điện thoại rác của anh Ngọ và dặn tôi phải gọi cho anh vào số điện thoại đó. Anh Ngọ còn dặn tôi không nên dùng số hiện có mà nên dùng sim rác.
Sáng 7-5, tôi đến C48 làm việc. Có một anh tên Sơn. Khi đến làm việc, các anh đều cho tôi số điện thoại. Sau đó tôi gọi điện và đến thăm nhà anh Sơn. Hôm đến thăm anh Sơn, tôi biếu anh Sơn phong bì 10.000 USD.
Tối 14-5, tôi điện cho anh Ngọ, anh nói tình hình họp trung ương căng thẳng, C48 đề nghị khởi tố 3 người, chú đứng đầu. Tôi xin anh giúp.
Tôi biết anh Ngọ khi anh là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát. Trước tôi hay đến thăm nhà anh ở gần sông Tô Lịch".
Về hành trình bỏ trốn, Dương Chí Dũng khai: "Lúc đầu tôi đi Trung Quốc, khi đi thì tôi thấy đi hướng đó xấu. Tôi có hộ chiếu, visa nên tôi nghĩ chuyển hướng Tây Nam nên chuyển hướng đi Campuchia rồi đi Mỹ. Bây giờ đã sai rồi, vì tôi mà anh em bị liên lụy, tôi rất hối hận. Anh em rất tốt, mong HĐXX nương nhẹ cho anh em. Tôi là người gây ra việc này".
Theo Dương Chí Dũng, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng ban nội chính). Trong đơn ông cho rằng ông không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. "Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan. Cố ý ép tội cho tôi chết. Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà".
Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ ông Dương Chí Dũng khai trước tòa ngày 29-4, bà cùng chồng đi thăm vợ chồng ông Ngọ ở Tuần Châu và có đưa tiền cho ông Ngọ.
Ông Dũng khai ở cơ quan điều tra ông thay đổi lời khai vì sợ bị giết hại. Ông xác nhận lời khai của các bị cáo tại tòa là đúng và đề nghị HĐXX giảm nhẹ cho các bị cáo. Riêng bị cáo Dương Tự Trọng vẫn khai rằng "Tôi không biết, không nhớ, không thừa nhận và cũng không phủ nhận".
Theo đại diện VKS, việc ông Dương Chí Dũng khai được ông Ngọ báo tin để ông Dũng trốn, việc thứ hai là ông Dũng đã đưa tiền hối lộ cho ông Ngọ và một số người khác, thứ ba là ông Dũng khai ông Ngọ đã nhận 1 triệu USD, ba việc này đại diện VKS sẽ có kiến nghị để HĐXX xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện VKS đang tiến hành luận tội đối với các bị cáo.
 TÂM LỤA  

- Dương Chí Dũng khai ông Phạm Quý Ngọ gọi điện mật báo
TTO - Dương Chí Dũng khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ gọi điện báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt giam, "chú nên tắt điện thoại và lánh đi một thời gian."
Đoạn ghi âm lời khai của Dương Chí Dũng tại tòa ngày 7-1
Chiều 7-1, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài tiếp tục làm việc.
Ông Dương Chí Dũng, có mặt tại tòa với tư cách là nhân chứng, tiếp tục khai về các diễn biến liên quan đến vụ việc.
Ông Dương Chí Dũng đã khai chính thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ mật báo tin ông Dũng bị khởi tố và gợi ý tạm lánh đi một thời gian.
Theo ông Dũng, ngày 17-5-2012, Dũng điện thoại cho ông Phạm Quý Ngọ hỏi xem ông Ngọ đi công tác về chưa. Ông Ngọ nói đi công tác TP.HCM, đang trên đường Nội Bài về Hà Nội. Ông Phạm Quý Ngọ thông báo luôn là chiều hôm đó, Thủ tướng sẽ nghe báo cáo về vụ việc của Dương Chí Dũng. 
"Chiều hôm 17-5, tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố ở khu vực gần nhà anh Ngọ, khu vực đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng để chờ anh Ngọ. Tôi có nói với anh Ngọ rằng tối em ghé anh. Đến khoảng 17-18g tối ngày 17-5, tôi đang loanh quanh trên trên xe thì anh Ngọ gọi điện cho tôi thông báo Thủ tướng đã chấp thuận lệnh khởi tố và bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian. Sau đó, anh ấy nói tiếp rằng là nên tắt điện thoại đi. Sau đó thì tôi trốn, lúc tối ngày 17-5. "- Dương Chí Dũng khai.




-Nhiều bí ẩn quanh vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn HÀ NỘI (NV) - “Ngày 6 tháng 12, Thượng Tá Vũ Tiến Sơn, phó Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm Về Trật Tự Xã Hội công an Hải Phòng đã bị bắt giam về tội “Tổ chức người trốn đi nước ngoài” theo điều 275 Bộ Luật Hình Sự.
Cựu Cục Trưởng Cục Hàng Hải CSVN Dương Chí Dũng. (Hình: Dân Việt)




Bản tin VNExpress và nhiều báo khác chỉ nói bâng quơ như vậy và không ai biết “người trốn đi nước ngoài” là ai. Riêng báo Người Lao Ðộng thì xác định rõ là, “Theo nguồn tin của báo Người Lao Ðộng, Thượng Tá Sơn liên quan đến việc Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng Cục Hàng Hải, bỏ trốn. Trước đó, cơ quan CSÐT công an TP Hải Phòng cũng đã tạm giam Vũ Văn Sáu, trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng do liên quan đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.”
Ông Vũ Tiến Sơn, 46 tuổi, được mô tả là một tay công an “từng được đánh giá cao về năng lực phá các chuyên án lớn.”
Ông Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng Cục Hàng Hải, bỏ trốn ngày 18 tháng 5, 2012 khi có lệnh khám xét chỗ làm việc và nhà ở với những nghi vấn có thể ông ta được một ai đó tiết lộ thông tin. Tháng 2 trước đó, ông đã được bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải cử làm cục trưởng Cục Hàng Hải sau khi mất chức chủ tịch tổng công ty tàu biển quốc doanh Vinalines.
Ngày 17 tháng 5, 2012, công an đã khám xét nhà, chỗ làm việc của Mai Văn Phúc - Nguyên tổng giám đốc Vinaline và Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc Vinalines rồi bắt giam theo lệnh khởi tố buổi chiều tối cùng ngày. Tất cả các ông này đều bị cáo buộc làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham những.
Việc ra lệnh bắt giam ba người trên cũng với một số chức sắc khác trong tổng công ty Vinalines diễn ra chỉ hai ngày sau khi cái ủy ban trung ương về phòng chống tham nhũng được Bộ Chính Trị CSVN quyết định lôi nó ra khỏi tay ông thủ tướng và giao vào tay ông tổng bí thư đảng.
Theo tin tức, tổng công ty Vinalines đã bị thanh tra và bản kết luận nói đến những thất thoát tiền bạc lên hàng triệu đô la liên quan đến các vụ mua tàu và xây dựng cảng biển trong đó có trách nhiệm của ông Dương Chí Dũng. Báo chí đã có dịp nêu ra những tội tày trời của ông Dương Chí Dũng và những “phi vụ” của nhóm ông trong Vinalines.
Các biến cố mất chức chủ tịch Vinalines, thanh tra, được cử làm cục trưởng Cục Hàng Hải diễn ra dồn dập trong khoảng 3 tháng. Rồi không bao lâu sau thì bị truy tố. Từ ông tổng thanh tra đến ông bộ trưởng giao thông đều phủ nhận sai lầm hay khuất tất trong vụ việc.
Từ chuyện ông Dương Chí Dũng bỏ trốn đến những ai giúp ông đi trốn, và cả chuyện ông bị bắt ở đâu, đến nay vẫn còn là các điều bí ẩn.
Bộ Công An CSVN bắn tin đã bắt được Dương Chí Dũng ngày 4 tháng 9, 2012 nhưng không nói ở đâu. Một bản tin quốc tế nói bắt ông ta ở Cambodia nhưng không có nguồn tin chính thức nào xác nhận. Chỉ thấy báo chí đưa tin Bộ Công An Hà Nội nói, “Cơ quan điều tra Bộ Công An kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.”
Ðến ngày 22 tháng 10, 2012, VNExpress và một số báo cho hay, “Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công An) cho biết đã phát lệnh truy nã Ðồng Xuân Phong (38 tuổi, nguyên cán bộ Ðội Chống Buôn Lậu, Cục Hải Quan Hải Phòng) do tình nghi che giấu việc bỏ trốn của nguyên cục trưởng hàng hải Dương Chí Dũng.” Ít ngày trước đó, báo Lao Ðộng đưa tin kèm theo một số hình ảnh áp giải Dương Chí Dũng từ Sài Gòn về Hà Nội bằng máy bay ngày 5 tháng 10, 2012.
Ðến ngày 19 tháng 11, 2012, VNExpress cho hay cơ quan điều tra của công an Hải Phòng đã bắt giữ Vũ Văn Sáu, 44 tuổi, trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão vì “giúp đỡ Ðồng Xuân Phong” làm giấy tờ giả và nhờ vậy Phong giúp Dương Chí Dũng đi trốn.
Nay thì lần ngược đường dây thấy lòi ra Thượng Tá Vũ Tiến Sơn, phó Phòng Ðiều Tra Hình Sự của Sở Công An Hải Phòng, một cấp cao hơn nhiều so với ông công an xã và ông cán bộ hải quan.
Liệu tới đây là hết đường dây giúp Dương Chí Dũng đi trốn chưa? Có những sự ngờ vực cần lời giải đáp.
Theo blogger Cầu Nhật Tân, phó giám đốc Sở Công An Hải Phòng là Dương Tự Trọng. Ông Trọng là em ruột của ông Dương Chí Dũng. Chẳng lẽ ông Dương Chí Dũng muốn đi trốn lại nhờ người ngoài lo cho? Em ruột mình là nhân vật số 2 ở công an Hải Phòng lại không nhờ và không biết gì?
Theo blogger Cầu Nhât Tân và một bài viết trước đây trên báo mạng “Quan Làm Báo,” ông Thứ Trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ là người rất thân thiết với đám cầm đầu Vinalines. Quan Làm Báo đưa ra hình ảnh ông Ngọ trưng hình với đám cầm đầu Vinalines để chứng minh, ám chỉ có thể ông này đã “bắn tin” cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Theo blogger Cầu Nhận Tân, ít ngày trước khi bỏ trốn, ông Dương Chí Dũng đã đến tư dinh ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và và cùng em là Ðại tá Công an Dương Tự Trọng đến nhà ông Thứ Trưởng Phạm Quý Ngọ.
Vẫn theo blog này, “Ngày 3 tháng 9, 2012, Dương Chí Dũng bị tình báo quân đội bắt cóc tại Cambodia và đưa về Việt Nam bàn giao cho Bộ Công An. Từ đây, đường dây bảo kê cho họ Dương mới bắt đầu hé lộ.”
Hóa ra, cuộc đào thoát của họ Dương thành công đều nhờ tay “trong ngành.”
Ðầu tiên là sự giúp sức từ cấp bộ với việc “dích” tin ra ngoài và trì hoãn bắt giam Dương Chí Dũng tạo điều kiện về thời gian cho nhân vật này chạy thoát.
Thời gian đầu, họ Dương được che chở tại một số “mật cứ” vốn là đặc tình của lực lượng cảnh sát hình sự Hải Phòng do chính Ðại Tá Dương Tự Trọng gây dựng khi ông này còn làm trưởng phòng cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội. Mạng lưới này rất đồ sộ, kéo dài từ Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn qua Cambodia, Thái Lan, Canada, Tây Âu, Anh Quốc, Ðông Âu, Nga, Hồng Kông, Hoa Kỳ.-Nhiều bí ẩn quanh vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn
-- Bắt Thượng tá giúp Dương Chí Dũng trốn (BBC).

Tổng số lượt xem trang