Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Những giá trị về đạo đức bị đảo ngược và trong trường học không còn bài bài học về tình yêu thương con người.

Đối thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng

KHI CÁI ÁC LÊN NGÔI

YÊN TRANG (Thực hiện) 

 Lời dẫn

 Tôi vừa nhận được e-mail từ báo Pháp Luật Tp HCM:

“Bài phỏng vấn GS đã đăng trên số chủ nhật. GS trả lời thật thấm thía!

 http://phapluattp.vn/2012120912453690p0c1015/chong-toi-pham-tu-goc-giao-duc.htm

 Đây là bài phỏng vấn đột xuất và chớp nhoáng do nhà báo Yên Trang, Báo Pháp Luật thực hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất trung tuần tháng 11 vừa qua, ngày tôi lấy máy bay trở sang Bỉ. Bài đã được biên tập lại. Có lẻ vì sự hạn hẹp của báo giấy, nhiều đoạn đã không thấy xuất hiện. Nay trên sổ tay cá nhân này, xin xuất bản nguyên văn.

 Khi thiện và ác đổi ngôi

 Phóng Viên:

Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?

 

 

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy. Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc để camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng“thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hới ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.

 

Phóng Viên:

Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tườngBerlinsụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy.  Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.

 

Phóng Viên:

Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của các ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất già và từ giá mới sẽ vươn lên. Nhưng nền giáo dục của ViệtNamđang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức,  biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính.  Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền, của bằng địa vị và chỗ đứng của mình. Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây là không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.

 

Khi con người không được bảo vệ

 

Phóng Viên:

Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình. Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa. Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị ra các em làm lại để chấm lại. Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong. Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn.  Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết. Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc.Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an. Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…

 

Phóng Viên:

Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ xắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó. Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…

 

Phóng Viên:

Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân. Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…

 

Phóng Viên:

Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? . 

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Đúng, nhưng cái ác hành hoành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàn quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên. .

 

Phóng Viên:

Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Ở một số nước như Philippin, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử. Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở ViệtNamchính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.

 

Nền giáo dục tự hoại

 

Phóng Viên:

Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn  nhiều tấm gương tốt trong xã hội?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự. Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có có quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng. Xin kể một kinh nhgiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Những nhưng thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó. Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại ViệtNamngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.

 

Phóng Viên:

Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Vâng tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần. Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến.  Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…

 

Phóng Viên:

Nghĩa vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông? 

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Đúng thế. Một một lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại mẹ sao không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người. Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãn học văn, ngán gẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta, nhưng khi mở ti vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử ViệtNam. Đó là điều không thể chấp nhận được.

 

Phóng Viên:

Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là tổ quốc trên hết, mình vì mọi người mọi người vì mình. Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.

 

Phóng Viên:

Vậy theo ông, bài học trường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?

GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,

Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người ViệtNamcũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình. Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin, con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo: Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc. Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy. Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.

Tân Sơn Nhất ngày 13/11/2012

 

--

Nạn trộm cướp ở VN

Nạn cướp giựt ở Việt Nam ngày nay quả thật càng ngày càng táo tợn và nguy hiểm. Chính tôi cũng từng là một nạn nhân của cướp giựt ngay trên đường phố Quận I của Sài Gòn. Mất đồ thì tôi không tiếc mấy, nhưng mất thông tin trong máy tính làm tôi đau lòng, nhất là trong hoàn cảnh ngày hôm sau tôi phải nói chuyện trong một hội nghị mà hôm nay thì không còn một slide! Đau lòng vì mất thông tin là 1, nhưng đau lòng gấp 10 lần khi thấy người hai bên đường ngồi uống cà phê dửng dưng nhìn tên cướp lấy đồ tôi mà không hề có một động thái giúp đỡ. Thật là vô cảm. Chắc tại cái nước mình nó thế. Xin giới thiệu bài phỏng vấn Gs Nguyễn Đăng Hưng về nạn cướp giật ở Sài Gòn ngày nay.

 

Kinh nghiệm của tôi về bị cướp giật ở Sài Gòn là một “vết thương lòng”. Đi về Việt Nam nhiều lần, tôi ít khi nào nghĩ đến chuyện bị cướp giật, vì nghĩ rằng nước mình an toàn hơn mấy nước khác. Nhưng đến một hôm thì niềm tin đó bị sụp đổ hoàn toàn. Hôm đó là ngày 15 hay 16/11/2011, trước Hội nghị Nội tiết Á châu (AFES) một ngày. Sau buổi giảng ở Đại học Khoa học, chúng tôi đi ăn tối ở một nhà hàng Quận I. Khoảng 6 hay 7 giờ tối (tôi không còn nhớ nữa) chúng tôi đi trên đường Thái Văn Lung. Vì người ta đậu xe trên lề đường, nên tôi phải đi xuống đường, nhưng sát lề đường. Đang đi có vài nước thì đột nhiên một chiếc xe gắn máy rú ga tăng tốc đi ngang tôi và một tên người phía sau giựt cái túi xách của tôi. Vì không chuẩn bị (có ai chuẩn bị để bị cướp!) nên tôi vừa ngạc nhiên, vừa lúng túng 1-2 giây. Tôi quyết định rượt theo chúng, nhưng chúng đã quẹo sang đường Thi Sách (?). Tôi đành nhìn theo chúng đang nhanh chóng biến vào bóng đêm. Vô vọng. Có khá nhiều người hai bên đường đang ngồi hóng gió, hút thuốc, và uống cà phê. Không một ai tỏ thái độ ngăn chận. Không một ai tỏ thái độ thông cảm. Hoàn toàn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra. Lúc đó, chả hiểu sao tôi rất bình tĩnh, không quan tâm đến mất đồ, mà tôi quan tâm đến thái độ dửng dưng và indifference của họ. (Xin nói thêm rẳng nếu ở Úc thì chắc chắn (100%) đã có người nhảy ra can thiệp. Chính tôi cũng từng can thiệp khi thấy một tên lái xe hống hách với người cao tuổi ở gần Viện tôi làm). Trong đầu tôi lúc đó nảy lên câu hỏi không biết họ là con người hay là gì (chó còn biết cảm thông cho đồng loại), nhưng rồi cũng chợt tắt câu hỏi vì mình cũng thông cảm cho họ. Họ sợ liên lụy. Cả xã hội đang sợ, chứ có riêng gì họ đâu.

Các bạn trong ĐHQG khuyên tôi nên trình báo với công an. Hai anh giáo sư ĐHQG đích thân dẫn tôi đến đồn công an Bến Nghé để trình báo. Đồn công an bận rộn kinh khủng, người ra vào tấp nập. Đêm đó có một ông khách Nhật đột tử ở một khách sạn trong Quận I nên mấy người công an rất bận, nhốn nháo cả. Rồi cũng đến lượt tôi trình báo. Tôi viết một báo cáo chi tiết về sự việc. Nhưng chưa đủ, anh công an nói tôi là người nước ngoài, nên phải viết một bản tiếng Anh nữa. Cái này thì quá dễ với tôi, nên chỉ cần hí hoáy 10 phút là có ngay. Báo cáo xong thì về, chứ mấy anh chàng công an cũng có làm được gì đâu. Nhưng thời gian chờ báo cáo ở đồn, tôi chứng kiến nhiều cảnh làm cho tôi rất ngạc nhiên về cách cư xử có thể nói là thiếu văn hóa với “khách hàng” của công an. Nhưng nói cho ngay, người phụ trách ca của tôi thì rất nhã nhặn và lịch sự, chứ không hề to tiếng hay ra vẻ “hình sự” gì cả. Tôi làm báo cáo cho đủ thủ tục, nhưng trong thâm tâm thì không nghĩ công an sẽ lấy lại tài sản cho tôi. Cho đến nay tôi nghĩ giả định của mình vẫn đúng.

Điều làm tôi buồn không phải là tài sản vật chất bị mất, mà là tài sản tri thức bay đi cùng những tên trộm. Trong túi xách đó có một tập bài giảng 200 trang, một máy tính Dell, một cái iPhone và một iPad. Nói tóm lại, tất cả “tài sản” làm việc của tôi nằm trong cái túi xách đó. Cái iPhone là của trường cho (mỗi giáo sư ở Viện tôi được trang bị một iPhone). Cái laptop cũng 4-5 tuổi rồi, nên tôi không tiếc nó mấy vì nó cũng sắp đến ngày “nghỉ hưu”. Tôi tiếc những thông tin, bài giảng trong đó mà mình không kịp cập nhật. Tôi nói ví von nói với bạn bè rằng mất cái laptop tôi thấy như não mình bị mất vậy. Đau lắm. Về đến khách sạn, cũng buồn lắm, nhưng biết làm gì bây giờ. Tôi tự mình an ủi rằng hai tên cướp đó chắc cũng kiếm được vài chục triệu từ vụ cướp, và như thế là tôi cũng đã gián tiếp giúp đỡ cho gia đình của chúng rồi. Tôi thấy vui vui với suy nghĩ này. Nhưng vui xong thì lại lo: ngày mốt là ngày tôi phải nói chuyện trong Hội nghị AFES mà nay thì tất cả slide đều biến mất. Phải gọi điện về Sydney để có bộ slide khác, nhưng vẫn phải tốn thì giờ chỉnh sửa, và dịch sang tiếng Việt. Ôi, biết bao nhiêu phiền phức.

Nhưng không phải ai cũng vô cảm đâu. Sáng hôm sau vào lớp học, tôi nói mình mới bị cướp một cách bình thản, và lớp học tưởng tôi nói đùa. Đến khi biết chuyện thật chứ không đùa thì rất nhiều anh chị em tình nguyện giúp đỡ. Câu chuyện của tôi có một kết thúc có hậu, vì ban tổ chức hội nghị tặng tôi cái iPhone, còn ban tổ chức lớp học thì mua cho cái iPad. Nhưng cái laptop thì vĩnh viễn xa rời tôi. Buồn nhưng cũng an ủi một phần.

Tình trạng cướp giật ở Sài Gòn càng ngày càng táo tợn. Mới đây, đọc bản tin về một chị phụ nữ bị hai tên cướp chặt cánh tay để cướp xe làm tôi sốc. Không còn gì dã man hơn. Ông Nguyễn Bá Thanh có lí khi nói những kẻ thú tính này cần phải cách li với xã hội. Có tin cho biết những kẻ cướp còn vào tận khuôn viên khách sạn 5 sao để hành sự! Nếu chỉ đọc những tin tức này thì người ta sẽ hỏi không biết có nơi nào ở Việt Nam là an toàn.

Tính tôi hễ có kinh nghiệm gì hay hay, tôi bèn đi tìm hiểu. Tôi tìm hiểu tình trạng cướp giật ở VN ngày nay. Qua tìm hiểu tôi mới thấy rằng giả định về một nơi thanh bình và an toàn là không hẳn đúng. Có khá nhiều du khách nước ngoài bị cướp ngay tại Quận I, nơi mà tôi nghĩ có nhiều nhân viên an ninh đang làm nhiệm vụ giữ an ninh cho du khách và người dân. Có khách bị xô đẩy cho té rồi mấy tên cướp xúm vào cướp. Thử tưởng tượng người ta đi du lịch hay nghỉ hè, người ta muốn có một chuyến đi thú vị và thoải mái, mà lại bị cướp giật mất tiền bạc và giấy tờ, thậm chí phải nhập viện để điều trị, thì kỉ niệm về chuyến đi chắc là kinh khủng lắm. Đất nước và con người Việt Nam sẽ bị những người này nhìn với một ác cảm. Với người Việt như tôi về quê thăm nhà thì họ không có lựa chọn (dù sao cũng là quê hương mình), nhưng du khách nước ngoài thì họ có nhiều lựa chọn, do Việt Nam không phải là địa điểm duy nhất mà họ cần đến. Bởi thế, với tình trạng cướp cạn giữa ban ngày, tôi sợ nạn “một đi không trở lại” chắc chắn sẽ càng phổ biến hơn. Do đó, không ngạc nhiên khi báo và các forum nước ngoài cảnh báo du khách rằng đi du lịch ở Việt Nam là cần phải cảnh giác nạn cướp giật (chẳng hạn như website này).

Chẳng những ở thành phố, mà ở vùng nông thôn, nạn cướp bóc càng ngày càng phổ biến và táo tợn. Ở làng quê tôi từng lớn lên, ngày xưa cũng có nạn ăn trộm gà vịt, trái cây, nhưng không phổ biến. Nhưng ngày nay thì nạn ăn trộm càng ngày càng phổ biến và trắng trợn. Cá nuôi dưới ao, gà vịt và trái cây quanh vườn có thể bị ăn trộm bất cứ lúc nào. Gần đây còn có nạn “cẩu tặc”, chắc là “du nhập” từ miền Bắc vào, gây bao nhức nhối cho người dân miền quê. Hỏi thăm bà con hàng xóm, ai cũng ngao ngán về tình trạng trộm cắp, có người không muốn trồng cây ăn trái, không màng đến nuôi cá nữa.

Những làng quê thanh bình ngày nào bây giờ có khi là những chiến trường của những tên cướp. Những tên cướp này thường trẻ tuổi, chúng đi theo đoàn bằng những chiếc xe gắn máy có phân khối lớn. Chúng không ăn trộm, mà ăn cướp. Có những băng cướp dùng mã tấu để chém nạn nhân không thương tiếc nếu nạn nhân chống cự chúng. Có khi công an còn ngán chúng! Công an không kiểm soát và chế ngự được chúng thì đừng trách tại sao người dân họ có 2 động thái, một là cam chịu sống chung với trộm cướp, và hai là hành xử theo pháp luật của họ. “Pháp luật của họ” có khi có nghĩa là giết bỏ, hay ít ra cũng đổ máu.

Nhưng những trừng phạt bằng pháp luật hay trả đũa của người dân (nạn nhân) vẫn không thể giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn. Các nhà xã hội học có thể có nhiều lí thuyết và giải thích về nạn trộm cướp ở Việt Nam, nhưng ông bà ta có một câu tóm lược rất gọn: Bần cùng sinh đạo tặc. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, dẫn nạn thất nghiệp tràn lan và bất bình đẳng xã hội, thì chắc chắn có một số người bị dồn vào đường cùng và họ sẵn sàng làm kẻ trộm cướp để sống. Tôi đoán trong số những kẻ đạo tặc, chắc cũng có người hỏi tại sao có những người ăn trên ngồi trước chi ra 800 ngàn cho một tô phở, còn tôi phải làm quần quật suốt năm này qua tháng nọ mà không đủ ăn; tại sao tôi không thử vận Robin Hood một phen; tại sao không làm thử anh hùng Lương Sơn Bạc? Có thể xem đây là một lời giải thích mang tính Darwin (tiến hóa) cho hành vi trộm cướp. Dĩ nhiên, loại suy nghĩ đó là ngụy biện và sai trái, nhưng ở bước đường cùng thì những lời lí giải logic khó có ý nghĩa gì.

Ở trên, tôi nghĩ đến bần cùng sinh đạo tặc, nhưng phải thêm một phản biện ở đây. Ở nước ngoài (như Úc chẳng hạn), người Việt không nghèo vì đã có chính phủ chu cấp, nhưng những khu shop có nhiều người Việt là những nơi nổi tiếng trộm cắp và móc túi. Bây giờ vẫn thế. Không chỉ ăn trộm shop người Việt, một số người Việt còn ăn trộm siêu thị lớn của Úc. Có khi tôi cảm thấy rất nhục khi có siêu thị có biển cảnh báo ăn trộm viết bằng tiếng Việt. Tại sao trong lúc bần cùng (qua thảm họa sóng thần năm ngoái), người Nhật không hành xử như đạo tặc? Vấn đề có thể không hẳn là vì nghèo, mà vì tham lam và lười biếng. Phải so sánh tình trạng trộm cướp trong cộng đồng người Việt và thái độ vì cộng đồng của người Nhật thì mới thấy người Việt mình thấp cỡ nào.

Nhưng không phải chỉ giới nghèo nàn mới ăn trộm, ngay cả người có học cũng ăn trộm. Hồi mới sang Úc, tôi từng biết vài người là bác sĩ, chuyên gia hẳn hoi, nhưng họ hay ăn trộm vặt. Có khi họ ăn cắp … giấy đi cầu! Sau này khi đi dự hội nghị y khoa, tôi càng thấy thói xấu của người Việt mình. Bác sĩ người Việt rất ham đi lấy những hàng mẫu và quà cáp của các công ti dược, không chỉ lấy một lần mà lấy rất nhiều lần. Đến khi ăn buffet thì lại là một xấu hổ khác. Giới có học mà còn như thế thì nói gì đến người bình dân. Ăn trộm xuất phát từ tham lam. Thói tham lam của người Việt thì đã được ít nhất một người ngoại quốc ghi nhận từ xưa. Tham khảo bài viết của Vương Trí Nhàn, tôi được biết rằng ghi chép của nhà thám hiểm người Anh Dampirer (trong cuốn Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688) đã có nhận xét rằng người Việt quyền quí có thói tham lam, và người “lớp dưới” thì ăn trộm (“Cư dân ở đây rất lễ độ và thật thà với người nước ngoài, nhất là những người đến giao dịch và buôn bán. Những kẻ quyền quý thì tỏ ra kiêu căng, hách dịch và tham lam trong khi đám lính tráng  thì hỗn xược. […]Cư dân lớp dưới lại hay trộm cắp làm cho nhà buôn và những người đến giao dịch ở đây bắt buộc phải canh gác cẩn thận về đêm.”)

Tham nhũng cũng có thể xem là một hành vi trộm cướp. Quan chức tham nhũng là những người lợi dụng quyền thế để ăn trộm, ăn cắp từ người nghèo. Mà, tham nhũng ở Việt Nam thì tràn lan, ai cũng biết hay từng kinh qua. Đây mới là những kẻ ăn cắp nguy hiểm, vì họ làm xoáy mòn lòng tin của người dân. Thật vậy, có thể nói rằng những kẻ trộm cướp chạy xe gắn máy không nguy hiểm bằng những kẻ trộm cướp ngồi phòng máy lạnh (mặc veston, vai đeo laptop, tay cầm điện thoại thông minh, đi du lịch bằng máy bay với hạng thương gia) vì những kẻ này gây nguy hại đến tương lai của đất nước hơn.

-


 
Chống tội phạm từ gốc: Giáo dục (PLTP 9-12-12) -- P/v GS Nguyễn Đăng Hưng

- Diễn tập phòng chống khủng bố hàng không (TN).

Đại học: Ao tù hay bệ phóng tri thức? (PLTP 9-12-12)
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam (VHNA 8-12-12) -- Bài GS Nguyễn Văn Dân
Cái đầu tiên cần vượt qua là sự coi thường mỹ thuật (TP 9-12-12) -- P/v Lê Khắc Cường
Linh là lạ (LĐ 9-12-12)
Quê ơi! (TN 9-12-12)
Nữ tài tử Ali MacGraw đến Việt Nam: A Love Story in Vietnam (Ourmaninhanoi 8-12-12) -- Có đến gặp ông Nguyễn Tấn Dũng? Thảo nào ông Dũng không chịu từ chức!

Trạm trưởng kiểm lâm bị cách chức vì bảo kê lâm tặc
VNExpress
Hai lãnh đạo Trạm Kiểm lâm bị điều chuyển khỏi ngành, một Trạm phó còn lại bị cách chức xuống làm kiểm lâm viên do có hành vi bảo kê lâm tặc. Ngày 8/12, quyền Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) Trần Văn Thành cho biết, Hội đồng kỷ luật đã ...
Mong em Hưng được trắng án!
Thanh Niên
Hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn phản hồi bài viết Phạm tội vì chống lại cái xấu, đăng trên Thanh Niên ngày 8.12. Trong số này, hầu hết chia sẻ, động viên và kiến nghị trắng án cho Nguyễn Quang Hưng (xã Xuân Phú, H.Phúc Thọ, TP.Hà Nội), một …

- --Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân vận

Báo Bắc Ninh
Ngay sau khi mới tái lập huyện (tháng 9-1999), Gia Bình gặp không ít khó khăn về công tác cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở. Vì vậy, Huyện uỷ đã chỉ đạo Đảng ủy các xã, thị trấn tổ chức rà soát chất lượng, đánh giá đội ngũ cán bộ làm ...
Mạnh dạn sàng lọc cán bộ yếu kémSài gòn Giải Phóng
Đảng ủy Bộ Tư pháp triển khai Nghị quyết Hội nghị TƯ 6 khoá XI ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Đổi mới học tập, quán triệt nghị quyếtHà Nội Mới

Phụ xe đấm khách rơi xuống đường
Tiền Phong Online
TP - Khoảng 16 giờ ngày 9-12, trên Quốc lộ 56 (xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, BR-VT), anh Trần Văn Dũng (SN 1972) cùng vợ là chị Bùi Thị Ngọc Bích (SN 1976) trú phường Phước Nguyên, từ Châu Đức đón xe buýt BKS 60V-8543 số 22 (tuyến Phú Túc ...
Bị phụ xe buýt đánh dã man, khách nhập việnTin tức 24h
Xô xát với nhân viên xe buýt, 1 hành khách nhập việnThanh Niên

Ra văn bản tùy tiện, khổ dân! (NLĐ 9-12-12)

Lách luật, Việt kiểu ‘tẩu’ xe về nước kiếm lời? (ĐV 9-12-12)

- ‘Ổ chuột’ trong lòng Sài Gòn: Sống với nỗi sợ hãi (Petrotimes). - Sống vất vả với nước ngập đến 2 m (PLTP).

- Loạn… thực phẩm chức năng: Thiếu hiểu biết – người tiêu dùng trở thành ‘miếng mồi ngon’ (Petrotimes).
- “Bẫy nghèo” từ viện phí (DV). - Bình Định: “Cắt cầu” Phòng khám AAA vì gian lận bảo hiểm (LĐ). - Hơn 1.200 mặt hàng thuốc bất hợp lý về giá (SGGP).
- Có thể tịch thu phương tiện vận chuyển gia cầm nhập lậu (TN).
- Chống nạn phe vé tàu tết (TN).
- Hoang mang vì nhiều thôn nữ bị lừa bán (VN). - Nghiệp đời truân chuyên của cụ bà nguyện hiến… (NĐT).
- Cụ Điếu vá xe (TT). - Hai đứa trẻ – con của nạn nhân, hung thủ bơ vơ (PL&XH).
- Kinh hoàng đỉa sống nhiều ngày trong thanh quản (DT). - Đi tìm quái thú trong “động nhốt tiên” của người Tày (NĐT).
- Gặp người “giúp” 15.000 hộ dân không phải di dời (TN).
- Hơn 70% hồ chứa ở Quảng Nam thiếu nước (TN).
- Rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá (TN).
- Pháp: Nhà trồng cần sa của mạng lưới người Việt bị cháy một cách bí ẩn (RFI).

Tổng số lượt xem trang