Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

2013: DN xuất sắc cũng bi quan

-Ngày 4 tháng 12 năm 2012, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), công bố Báo cáo nghiên cứu chính sách định kỳ số 6 (Policy Debate No 6) với tiêu đề "Kinh tế Việt Nam 2013 qua góc nhìn của doanh nghiệp hàng đầu".

Đây là ngiên cứu trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị cho việc công bố chính thức Bảng xếp hạng VNR500 năm 2012 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 - dự kiến vào ngày 11 tháng 12 tới đây.

Nghiên cứu này được tiến hành điều tra 192 đại diện các doanh nghiệp nằm trong bảng V1000 (Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất), VNR500 (Top 500 doanh nghiệp lớn nhất) và FAST500 (Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất) có mặt tại Lễ công bố V1000 ngày 301 tháng 11 năm 2012 về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của doanh nghiệp cũng như quan điểm của đại diện doanh nghiệp về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và triển vọng của cả nền kinh tế năm 2013 nói chung. Một số kết quả thu được từ khảo sát trên như sau:

Doanh nghiệp khó khăn và bi quan

Năm 2012 là một năm kinh doanh kém hơn năm 2011. Có tới 50% lãnh đạo các doanh nghiệp V1000 tham dự vào LCB V1000 nhận định rằng tình hình hoạt động của doanh nghiệp của họ xấu hơn so với năm 2011. Chỉ có 19% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012 của họ tốt hơn so với năm 2011. 100% đại diện của các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng tài chính chỉ ra rằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 không bằng năm 2011. 60% các doanh nghiệp ngành sắt thép - xây dựng cũng chia sẻ nhận định này. Tỷ lệ này thấp hơn đối với các ngành nghề khác.

Hình 1: Dự kiến kết quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011


Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện


Triển vọng năm 2013 sẽ không sáng sủa hơn so với năm 2012. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với khó khăn lâu hơn. Có tới 55% số doanh nghiệp cho rằng nền kinh tế sẽ không cải thiện nhiều trong năm 2013. Số doanh nghiệp cho rằng tình hình kinh doanh trong năm 2013 sẽ xấu hơn năm 2012 nhiều hơn số doanh nghiệp tin vào điều ngược lại.

Hình 2: Dự báo của doanh nghiệp về kinh doanh năm 2013 so với năm 2012

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện

Hình 3: Dự báo của doanh nghiệp về thời điểm phục hồi của nền kinh tế


Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện


Nền kinh tế chỉ phục hồi sau năm 2013. Đa số các doanh nghiệp đánh giá nền kinh tế sẽ không thể phục hồi trong năm 2013. Tới hai phần ba số doanh nghiệp được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ không phục hồi được trong năm 2013. Chỉ có 33% cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục trong sáu tháng cuối năm 2013 trong khi chỉ 1% tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi 6 tháng tới. Niềm tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2013 đã giảm đi so với thời điểm tháng 8 khi mà có đến 60% đại diện các doanh nghiệp được điều tra cho rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2013 hoặc sớm hơn.

Đa số các chủ doanh nghiệp cho biết cắt giảm chi phí đóng góp tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2012. Lợi nhuận có được từ sản xuất kinh doanh chỉ được lựa chọn bởi 45,8% số doanh nghiệp có phản hồi. Bức tranh này cũng thể hiện trong phần lớn các ngành nghề, trừ ngành dệt may. Đa số đại diện ngành dệt may cho biết lợi nhuận năm 2012 của họ đến từ mở rộng sản xuất kinh doanh chứ không phải cắt giảm chi phí.

Hình 4: Nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện. Đơn vị: %


Năm 2013: nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp

Ngoài sự bi quan về triển vọng của nền kinh tế, các doanh nghiệp còn chỉ ra những thách thức chính mà đa số các doanh nghiệp sẽ gặp phải trong năm 2013. Đó là bất ổn về môi trường kinh doanh, sự suy giảm về cầu tiêu dùng trên thị trường giá và nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bày tỏ mối lo ngại về sự biến động trong chính sách quản lý cũng như sự khó khăn trong việc huy động vốn trong năm 2013.

Hình 5: Các thách thức của doanh nghiệp trong năm 2013

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện. Đơn vị: %


Tuy đánh giá bi quan về triển vọng của nền kinh tế nói chung và các thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải nói riêng trong năm 2013, đa số doanh nghiệp tin tưởng vào cam kết của chính phủ về kiềm chế lạm phát, cũng như tin tưởng rằng các ngân hàng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn trong năm 2013.

Đa số các doanh nghiệp tin tưởng vào thông điệp mới đây của Thủ tướng Chính phủ khi trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg tại Hà Nội hôm 28/11 về tỷ lê lạm phát 1 con số của Việt Nam trong năm 2013. Chỉ có 19% đại diện cho rằng lạm phát năm 2013 sẽ là hai con số. Có tới 76% các doanh nghiệp dự kiến sẽ vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trong năm 2013. So với con số 60% doanh nghiệp cho rằng các ngân hàng chưa giúp đỡ các doanh nghiệp (thu được trong cuộc điều tra CEO thực hiện vào tháng 8 năm 2012) thì đây là một sự cải thiện đáng kể về niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có tới 50% số doanh nghiệp dự kiến nguồn huy động vốn chính trong năm 2013 của doanh nghiệp sẽ là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

Hình 6: Quan điểm của doanh nghiệp về lạm phát năm 2013

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện


Hình 7: Nguồn huy động vốn dự kiến của doanh nghiệp năm 2013

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện. Đơn vị: %


Tái cấu trúc doanh nghiệp là tất yếu. Để có thể tồn tại và phát triển, đa số các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành tái cấu trúc, tự nguyện hay không. Hơn 90% các nhà quản lý doanh nghiệp nhận định rằng tái cấu trúc đã đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Hình 8: Nhận định của DN về xu hướng tái cấu trúc của các DN Việt Nam

Nguồn: Khảo sát DN lớn và doanh nghiệp tăng trưởng tại hội nghị CEO Summit, Vietnam Report


Trong quá trình tái cấu trúc, đa số các doanh nghiệp dự kiến giữ nguyên quy mô về lao động và vốn trong năm 2013. Bên cạnh đó số doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô lao động cao gấp 3 lần số doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô lao động. Số doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô vốn cao gấp 6 lần số doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô vốn.

Hình 9: Quy mô lao động dự kiến năm 2013 (so với năm 2012).

Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện


Hình 10: Quy mô vốn dự kiến năm 2013 (so với năm 2012).


Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp V1000, VNR500 và FAST500 do Vietnam Report thực hiện

Các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng họ cần được hỗ trợ về nhân sự để tiến hành tái cơ cấu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng hi vọng chính phủ duy trì môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, nhất là về lãi suất, lạm phát và khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các giải pháp tư vấn nhằm hỗ trợ về tái cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp cũng được các doanh nghiệp đánh giá là cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại.

Ngày 11/12/2012, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam(Vietnam Report) phối hợp với Báo VietnamNet sẽ chính thức công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012. Đây là năm thứ 6 liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được công bố để ghi nhận và vinh danh những doanh nghiệp có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua.--2013: DN xuất sắc cũng bi quan

- 2013: Doanh nghiệp xuất sắc nhất cũng bi quan (VnMedia) - Đa phần các doanh nghiệp (DN) đều bi quan về năm 2013, kể cả những DN xuất sắc. Đây là nhận định từ Báo cáo nghiên cứu chính sách định kỳ số 6 với tiêu đề "Kinh tế Việt Nam 2013 qua góc nhìn của doanh nghiệp hàng đầu" của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam.


Năm sau khó khăn hơn năm trước

Báo cáo được thực hiện với 192 DN trong số 1000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất. Theo đó, có tới 50% DN nhận định rằng tình hình hoạt động của DN của họ năm 2012 xấu hơn so với năm 2011. Chỉ 19% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh năm 2012 của họ tốt hơn so với năm 2011. 100% đại diện của ngành ngân hàng tài chính chỉ ra rằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2012 không bằng năm 2011. 60% các DN sắt thép - xây dựng cũng chia sẻ nhận định này. Tỷ lệ này thấp hơn đối với các ngành nghề khác.

Triển vọng năm 2013 sẽ không sáng sủa hơn so với năm 2012. Điều đó có nghĩa là các DN sẽ phải đương đầu với khó khăn lâu hơn. Có tới 55% số DN cho rằng nền kinh tế sẽ không cải thiện nhiều trong năm 2013. Số DN cho rằng tình hình kinh doanh trong năm 2013 sẽ xấu hơn năm 2012 nhiều hơn số DN tin vào điều ngược lại. 

Nền kinh tế chỉ phục hồi sau năm 2013

Đa số các DN đánh giá nền kinh tế sẽ không thể phục hồi trong năm 2013. Tới hai phần ba số DN được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ không phục hồi được trong năm 2013. Chỉ có 33% cho rằng nền kinh tế sẽ hồi phục trong sáu tháng cuối năm 2013 trong khi chỉ 1% tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi 6 tháng tới. Niềm tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2013 đã giảm đi so với thời điểm tháng 8 khi mà có đến 60% đại diện các DN được điều tra cho rằng nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2013 hoặc sớm hơn.

Đa số các chủ DN cho biết cắt giảm chi phí đóng góp tới lợi nhuận của DN trong năm 2012. Lợi nhuận có được từ sản xuất kinh doanh chỉ được lựa chọn bởi 45,8% số DN có phản hồi. Bức tranh này cũng thể hiện trong phần lớn các ngành nghề, trừ ngành dệt may. Đa số đại diện ngành dệt may cho biết lợi nhuận năm 2012 của họ đến từ mở rộng sản xuất kinh doanh chứ không phải cắt giảm chi phí.

Ngoài sự bi quan về triển vọng của nền kinh tế, các DN còn chỉ ra những thách thức chính mà đa số các DN sẽ gặp phải trong năm 2013. Đó là bất ổn về môi trường kinh doanh, sự suy giảm về cầu tiêu dùng trên thị trường giá và nguyên vật liệu tăng. Ngoài ra, các DN cũng bày tỏ mối lo ngại về sự biến động trong chính sách quản lý cũng như sự khó khăn trong việc huy động vốn trong năm 2013.

Tuy đánh giá bi quan về triển vọng của nền kinh tế nói chung và các thách thức mà DN sẽ gặp phải nói riêng trong năm 2013, đa số DN tin tưởng vào cam kết của chính phủ về kiềm chế lạm phát, cũng như tin tưởng rằng ngân hàng sẽ hỗ trợ DN nhiều hơn trong năm 2013. 

Đa số các DN tin tưởng vào thông điệp mới đây của Thủ tướng Chính phủ khi trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg tại Hà Nội hôm 28/11 về tỷ lê lạm phát 1 con số của Việt Nam trong năm 2013. Chỉ có 19% đại diện cho rằng lạm phát năm 2013 sẽ là hai con số.

Có tới 76% các DN dự kiến sẽ vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh trong năm 2013. So với con số 60% DN cho rằng các ngân hàng chưa  giúp đỡ các DN (thu được trong cuộc điều tra CEO thực hiện vào tháng 8 năm 2012, thì đây là một sự cải thiện đáng kể về niềm tin của DN vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có tới 50% số DN dự kiến nguồn huy động vốn chính trong năm 2013 của DN sẽ là nguồn vốn tự có của DN.

Tái cấu trúc DN là tất yếu

Để có thể tồn tại và phát triển, đa số các DN sẽ phải tiến hành tái cấu trúc, tự nguyện hay không. Hơn 90% các nhà quản lý DN nhận định rằng tái cấu trúc đã đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ tại các DN Việt Nam.

Trong quá trình tái cấu trúc, đa số các DN dự kiến giữ nguyên quy mô về lao động và vốn trong năm 2013. Bên cạnh đó số DN dự kiến tăng quy mô lao động cao gấp 3 lần số DN dự kiến giảm quy mô lao động.  Số DN dự kiến tăng quy mô vốn cao gấp 6 lần số DN dự kiến giảm quy mô vốn. 

Các DN cũng chỉ ra rằng họ cần được hỗ trợ về nhân sự để tiến hành tái cơ cấu. Ngoài ra, các DN cũng hi vọng Chính phủ duy trì môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, nhất là về lãi suất, lạm phát và khả năng tiếp cận vốn cho các DN. Ngoài ra, các giải pháp tư vấn nhằm hỗ trợ về tái cơ cấu nợ và cơ cấu DN cũng được đánh giá là cần thiết trong hoàn cảnh hiện tại.

Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 2013 qua góc nhìn của DN hàng đầu" là một hoạt động chuẩn bị cho việc công bố chính thức Bảng xếp hạng VNR 500 năm 2012 - Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2012 - dự kiến vào ngày 11 tháng 12 tới đây.

Vẫn có nhiều công ty công bố lãi “khủng” (VnMedia).

Đằng sau bức tranh xuất khẩu (ĐĐK).

- Thủ tướng yêu cầu loại bỏ rào cản đầu tư (TT).
- Standard Chartered: “Con tàu Việt Nam dần thẳng hướng” (VnEco).
- Ngân hàng ‘dửng dưng’ huy động vốn (TTVN/CafeF).
- Vàng được dự báo tăng giá trong tuần tới (VEF).Tai nạn lao động tăng do sử dụng máy móc lạc hậu (VnEx 8-12-12)
Vụ “hàng hiệu Ý”: Vừa giả, vừa trốn thuế? (SGTT 8-12-12)-- Sự cố Milano làm rầu lòng khách VIP (VnEx 8-12-12)  -- Đáng đời "khách VIP"
Dấu hiệu bất thường ở Coca Cola VN (TT 8-12-12) 'Kẻ trốn thuế' mang tên Coca-Cola Việt Nam (PetroTimes 8-12-12)

- Căn hộ giảm giá, xe Tàu hay xe Nhật? (VEF).  – Ế ẩm, dự án nhà thu nhấp thấp vẫn không giảm giá (VnMedia).
- Dự báo ‘loạn như gà’ (VEF).  – Quyết liệt ngăn chặn gia cầm nhập lậu (VOV).

- Điên đầu vì thuế, phí (NLĐ).
- Mang thai hộ, được không? (ĐV).

- Hoàn thành hồ sơ về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2013 (ĐV).-- Hơn 28 nghìn tỷ đồng xây nhiệt điện Duyên Hải 3 (VnEco).

- Điện cứ tăng giá mãi, dân sống sao nổi? (VNN).
- “Kỳ thị” tiền xu là vi phạm pháp luật (PL&XH).
- Hà Nội “bác” đề xuất gia hạn thuế đất của chủ dự án Ciputra (VnEco).
- Cao tốc 9.000 tỷ lổn nhổn sau 5 tháng hoàn thành (Petrotimes).- Những chỉ tiêu của thực tiễn (GD&TĐ).

- Giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản (TN). – Khẩn trương giảm lãi suất cho vay, tiêu thụ hàng tồn kho bất động sản (SGGP).
- Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường: “Nhân rộng các mô hình điểm” (DV). – Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 13: Đi lên từ nước đá (TN).
- Westernbank dành 1.000 tỷ đồng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cuối năm (TP).
- Câu hỏi lớn từ chuyện lỗ của Coca Cola VN (TT).
- Đăng ký kiểm tra nông sản nhập vào VN: 11 nước hoàn thiện thủ tục (DV).
- Thị trường phân bón cuối năm: cung dồi dào, giá ổn định (Petrotimes).
- Cà phê phân voi 1 triệu đồng/ly được sản xuất thế nào? (DV).
- Giá như tôi biết lắng nghe… (NLĐ).
- ADB: Tăng trưởng của Á châu năm 2013 “đi đúng hướng” (VOA).

- Ngân hàng – doanh nghiệp: Đang chơi đèn kéo quân (ANTĐ).
- “Giải cứu” thị trường chứng khoán (ANTĐ). – VDSC: Kỳ vọng một nhịp hồi ngắn hạn trong tháng 12 (CafeF).
- Căn hộ cao cấp có thể ‘ngủ đông’ đến năm 2015 (VNE). – Giá các dự án mở bán tuần đầu tháng 12 (VNE). – Đi mua nhà thời bất động sản “đóng băng” (ANTG).
- Sẽ truy thu tiền thuế vụ hàng hiệu gian lận (TT).
- Gian lận trong mặt hàng đóng gói sẵn (VOH).
- Hàng nội thất phá sản, đóng cửa (Vef).
- Thiền và kinh tế học : “Thủy tự mang mang hoa tự hồng” (3) (Hoàng Hải Vân).

- Sập công trình bờ kè vùi chết một nữ công nhân (NLĐ). – Tai nạn lao động có xu hướng gia tăng (TN).
- Sống chung với tử thần! (NLĐ).
- Chỉ có ở Hà Nội: Nhà xây trên vỉa hè (Petrotimes).

- Gần 2.000 công nhân ngừng việc chờ quyết định của tổng giám đốc (LĐ).

Tổng số lượt xem trang