-Vũ Cao Đàm dịch
Bài viết này được đăng trên trang mạng tiếng Hoa của Đài BBC, ký tên là “Bình luận viên độc lập Việt Nam”, Nhu Dang và Bach Nguyet.
Chúng tôi đã cố gắng tìm nguyên bản tiếng Việt của các tác giả trên mạng, nhưng chỉ tìm được bản dịch tiếng Việt theo chương trình dịch tự động của Google, đọc rất khó hiểu.
Nhận thấy bài viết có ý tưởng rất đáng chú ý, chúng tôi dịch lại sang tiếng Việt để các bạn đọc trong cộng đồng Việt tham khảo
Bauxite Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc về việc tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Ngày 30-11-2012, phần chủ quyền lãnh thổ đường biển phía Nam Trung Quốc đã tồn tại tranh cãi từ lâu lại xuất hiện thêm một sự việc mới. Trong ngày, hai tàu cá Trung Quốc đang tác nghiệp tại 108.02 độ kinh đông, 17.26 độ vĩ bắc đã cắt đứt dây cáp địa chấn của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
Vùng biển xảy ra sự cố nằm ngoài cửa vịnh Đông Kinh (trước gọi vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý và cách quần đảo Paracel (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa) khoảng 210 hải lý.
Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để kháng nghị sự việc nói trên.
Bộ ngoại giao Trung Quốc giải thích rằng vùng biển xảy ra sự cố vẫn chưa hoàn tất việc vạch định ranh giới, hai bên đang trong quá trình đàm phán, sự cố xảy ra trong “khu vực trùng lặp” giữa hai bên, đồng thời yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay mọi hoạt động “thăm dò dầu khí đơn phương” và chấm dứt “quấy nhiễu” các tàu cá Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000, nhưng hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh này.
Trên bản đồ, ký hiệu “X” là điểm đánh dấu vùng biển xảy ra sự cố, đường màu đỏ là đường trung tuyến.
Nếu theo luật pháp quốc tế và tập quán quốc tế thì đường trung tuyến sẽ là đường ranh giới được vạch định chính thức trong tương lai. Cho dù là vì cần thiết phải có những hạng mục cụ thể để đơn giản hóa trình tự, nhưng đường ranh giới cách đều đảo Hải Nam Trung Quốc và bờ biển Việt Nam cũng vẫn sẽ là đường biên giới khu vực có khả năng được tòa án quốc tế công nhận nhất.
Đường trung tuyến phân định tranh chấp
(Bản đồ do giới phân tích Việt Nam đưa ra về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ)
(Chú thích: Trung Quốc gọi vịnh Đông Kinh là phiên âm theo tiếng Anh Tonkin Bay, là vịnh Bắc Bộ. Quần đảo Hoàng Sa là cách gọi của Việt Nam với quần đảo Tây Sa)
Tất nhiên, điều không thể tránh là hai phía Việt – Trung đều sẽ chủ trương đưa ra “đường trung tuyến” vạch đinh riêng. Phía Việt Nam mong muốn đường trung tuyến có thể ở giữa đảo Cồn Cỏ và đảo Hải Nam, phía Trung Quốc cũng hy vọng đường trung tuyến nằm ở giữa đảo Hải Nam và đường bờ biển đất liền của Việt Nam.
Theo cách phân định ranh giới mà phía ViệtNammong muốn thì vùng biển xảy ra sự cố sẽ nằm ở vị trí cách đường trung tuyến lệch về phía ViệtNam13.5 hải lý.
Còn theo kết quả của phía Trung Quốc, không tính nhân tố đảo Cồn Cỏ của Việt Nam thì địa điểm xảy ra sự cố lần này vẫn nằm trong vùng biển vượt qua đường trung tuyến Việt Nam khoảng 10.5 hải lý.
Một phương án giải quyết mang tính hợp lý hơn là tạo ra một đường trung tuyến mới ở giữa hai đường trung tuyến mà hai bên kiên trì theo chủ trương của mình. Thật ra đây cũng là cách giải quyết tranh chấp được lựa chọn cuối cùng trong quá trình đám phám việc phân định khu vực vịnh Bắc Bộ.
Theo phương án giải quyết này thì đường trung tuyến được thỏa hiệp sẽ cách bờ biển đất liền Việt Nam 66 hải lý, cách đảo Cồn Cỏ 55 hải lý và cách đảo Hải Nam 63 hải lý.
Thế nhưng dù dựa theo phương án thỏa hiệp này thì vị trí cắt cáp vẫn nằm trong vùng biển ViệtNam10 hải lý.
Như vậy, nếu phía Trung Quốc nhận xét vùng biển xảy ra sự cố vẫn nằm trong “khu vực trùng lặp” chủ quyền của hai bên thì đường biên giới biển mà Trung Quốc chủ trương cũng nhiều hơn ít nhất 10 hải lý so với đường biên giới phía Việt Nam đưa ra.
Mấu chốt tranh chấp giữa ViệtNam– Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đến nay vẫn chưa đưa ra căn cứ lý luận phương pháp phân định ranh giới chính thức này. Nhưng chí ít về mặt pháp lý rất khó để lý giải tại sao vị trí cách bờ biển đất liền Việt Nam 54 hải lý và cách đảo Hải Nam Trung Quốc 75 hải lý lại thuộc về Trung Quốc.
Cách giải thích thứ nhất: đây có thể là một thủ đoạn đàm phán phía Trung Quốc, đầu tiên đẩy đường khởi điểm đàm phám xa khỏi phía Việt Nam, sau đó sẽ cật lực giành kết quả có lợi hơn cho mình trong phương án thỏa hiệp cuối cùng.
Khả năng thứ hai là Trung Quốc không chấp nhận tập quán luật pháp quốc tế dùng đường trung tuyến vạch định biên giới, mà tiếp tục dựa theo “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ, gọi vùng biển nói trên “từ xưa đến này đều là vùng biển Trung Quốc”, đồng thời hi vọng chủ trương này được thông qua và làm đường cơ sở phân định vạch mốc.
Khả năng thứ ba là phía Trung Quốc thực chất không muốn phân định ranh giới trong khu vực tranh chấp, mà hi vọng “gác bỏ tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Đây là phương án giải quyết đầu tiên được đưa ra để giải quyết tranh chấp ở vùng biển phía đông Trung Quốc khi phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình còn tại nhiệm năm 1978, sau đó lại được chính phủ Trung Quốc áp dụng cho tranh chấp ở biển Nam Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc có ý đồ dùng ba cách nói trên để đàm phán với Việt Nam thì phía Việt Nam rất khó để chấp nhận bất cứ phương pháp nào, vì Việt Nam mong muốn vạch định đường biên giới biển hai bên theo phương pháp đường trung tuyến cách đều.
Vì thực lực hai bên tồn tại một chênh lệch lớn, Việt Nam là nước yếu hơn nên hi vọng có thể phân định biên giới rõ ràng, như vậy có thể bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn; Việt Nam cho rằng việc “cùng nhau khai thác” chỉ có thể là phương án giải quyết tạm thời, hoặc tiến hành trên cơ sở đã hoàn thành việc chia ranh giới, nhưng không thể thay thế ranh giới.
Do thực lực hai bên không tương xứng, cho nên, nếu Trung Quốc kiên trì một hoặc nhiều lập trường đàm phán nói trên thì Việt Nam sẽ đối phó như thế nào, sự việc này đáng để theo dõi.Nguồn bản tiếng Hoa: http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/chinese_analysis/2012/12/121209_china_vietnam_tonkin.shtml
-Phân tích: Những rắc rối và lối thoát trong vấn đề Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Cái bẫy và cái bô (Cầu Nhật Tân) Với cái bô ụp xuống đầu làm mặt mũi bê bết mớ tư tưởng đặc quánh thứ chất thải rất khó ngửi, chỉ nay mai, sự kiện 14/3/1988 sẽ được Ban Bịt mồm, Bịt miệng uốn lại thành: tàu hải quân Việt Nam đi gần tàu Trung Quốc khiến 74 binh sỹ thiệt mạng. Hàng chục ngày qua, cả nước anh cu Việt giở bộ phim “Điện Biên Phủ trên không” ra để tự sướng để nức nở với nhau với mức độ rên rỉ, cực khoái gấp nhiều lần các năm trước. Để làm gì? Để cu Việt lãng quên, tê liệt sự phản kháng từ trong não bộ trước cái mốc thời gian 1/1/2013 “chú Khách” bắt đầu tung lực lượng khám xét mọi tàu thuyền đi lại trên Biển Đông của Việt Nam.
Càng ngày, người ta càng quá rõ về bẫy cò ke “16 vàng, 4 tốt” của liên doanh Hợp tác xã thủ công Trung Nam Hải – Ba Đình đang dần kẹp chặt cái chân anh cu Việt không tài gì giãy ra nổi. Còn có một cái bô khác “chú Khách” ụp lên đầu anh cu Việt làm cho anh cu bê bết mặt mũi. Đó là chương trình trao đổi đoàn hàng năm Việt Nam – Trung Quốc. Gọi là trao đổi cho sang, thực chất toàn thấy cu Việt sang chầu.
Đầu têu là bên Đảng. Từ ông Đảng trưởng, Đảng phó đến lớp lớp Đảng viên đang giữ ghế chính quyền, đoàn thể các cấp buộc phải noi theo.
Bộ Tài chính thì cứ mỏi tay lập dự toán khổng lồ, đảm bảo đủ chi cho hoạt động “trao đổi, hữu nghị” với “chú Khách” từ tháng 10 năm trước.
Cứ tính bên anh cu Việt cái đã: Đảng trưởng, Đảng phó, các Bộ/Thứ trưởng. Các lãnh đạo, đảng viên cao cấp bắt tay thề bồi. Rồi các ngành các cấp cứ bám sau mà quán triệt tinh thần. Hình thức thì vô cùng phong phú: từ lãnh đạo cao cấp thăm viếng hàng tháng, quý, trao đổi nghiệp vụ thường xuyên giữa các bộ ngành (kể cả tình báo, an ninh, quốc phòng cho đến hội nông dân, chăn nuôi, cây cảnh …), giao lưu hàng năm giữa các địa phương, kết nghĩa vùng biên, nhịp cầu hữu nghị, vòng tay thanh niên … cho đến tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm mọi mặt bên nước “chú Khách”.
Đặc biệt, trao đổi đoàn hai bên tập trung mạnh vào an ninh quốc phòng và tư tưởng/báo chí.
Về hai lĩnh vực trên, các đoàn trao đổi bây giờ giật sâu xuống tận cấp Vụ phó, phó thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Nói là trao đổi cho sang, thực chất là anh cu Việt phải sang chầu “chú Khách” trước, báo cáo tình hình này kia, sau đó chờ nghe “chú Khách” dặn dò, huấn thị. Nhiều khi việc dặn dò không quá rườm rà mà chỉ là hai đoàn, hai lãnh đạo tay trong tay cùng quay phim chụp ảnh lên đồng “bác Hồ với bác Mao ta một nhà”. Tính đối đẳng trong quan hệ với cu Việt không có. Khi “chú Khách” hạ cố sang với anh cu Việt thì có khi chỉ là tay Viện phó (tương đương phó vụ trưởng) đương nhiên được chồm hỗm ngồi với Bộ trưởng của VN. Hoặc “chú Khách” là phó Tổng tham mưu trưởng phải đòi xếp ngồi bằng được với Đảng trưởng của cu Việt cho “ngang cơ”. Ngay Đảng trưởng, Thủ tướng, Phó Thủ tướng của cu Việt gặp “chú Khách” cũng phải hai tay cung kính.
Hai lĩnh vực vốn “chú Khách” không có thế mạnh hoặc có thể nói là kém : giáo dục và pháp luật thì nay mỗi khi anh cu Việt muốn làm gì đó ra tấm ra miếng một chút, trước tiên đều phải sắp đoàn rồng rắn sang học hỏi kinh nghiệm của “chú Khách”.
Mỗi khi diễn tuồng, anh cu Việt bao giờcũng bắt đầu bằng thủ tục khấu đầu: đời đời biết ơn Đảng CS Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh thắng Mỹ … màn kết bao giờ cũng có huấn thị của “chú Khách”. Rồi cu Việt bắt đầu thề bồi rất vĩ mô: gìn giữ tàn sản vô giá bằng vàng mà hai Bác Hồ và Bác Mao đã dày công vun đắp cho con cháu muôn đời sau thụ hưởng, quyết không để các thế lực thì địch chia rẽ hai Đảng …
Ở Hà Nội, cậu Tham với cậu Bí của sứ quán “chú Khách” coi thủ tục, phép tắc ngoại giao nước anh cu Việt như rác như phân. Động tí là các chú chạy xe cắm cờ (mặc dù chỉ xe có đại sứ ngồi mới được cắm cờ) xộc thẳng vào văn phòng ông Đảng trưởng, Đảng phó bù lu bù loa. Những lúc cần, các chú lại “vu hồi”, thì thụt tại sân sau nhà riêng mấy anh Trung hoặc anh Ủy để khi câu chuyện được tấu lên cao hơn thì đã có sự “nhất trí cao” trong nội bộ.
Bẫy với bô bùng nhùng, bê bết khắp người như vậy nên mới đây, dù “chú Khách” gia tăng lấn chiếm biển Đông, ngài Đảng trưởng vẫn rên ư ử: “không để biển Đông ảnh hưởng quan hệ hai Đảng, hai nước”. Tàu của “chú Khách” lấn chiếm mười mươi vào tận gần đảo Cồn Cỏ, ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh thì anh cu Tự Kỷ trưởng Ban Bịt mồm, Bịt miệng vẫn sùi bọt mép nắn nót dạy câu chữ cho các báo là: “hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chỉ chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp”. Nhớ là tàu của “chú Khách” chỉ chạy phía sau (chứ không phải là vi phạm lãnh hải Việt Nam nhá). Suy ra, chủ thể của vụ việc hoàn toàn là tàu Bình Minh. Về tuyên bố này thì Hồng Lỗi và anh cu Tự Kỷ đã đạt độ tương đồng rất cao sau dàn xếp chóng vánh của hai Ban Đối ngoại Đảng.
Với cái bô ụp xuống đầu làm mặt mũi bê bết mớ tư tưởng đặc quánh chất thải nói trên, chỉ nay mai, sự kiện 14/3/1988 sẽ được Ban Bịt mồm, Bịt miệng uốn lại thành: tàu hải quân Việt Nam đi gần tàu Trung Quốc khiến 74 binh sỹ thiệt mạng. Thực tế là hàng chục ngày qua, cả nước cu Việt đang giở bộ phim “Điện Biên Phủ trên không” ra để tự sướng, để nức nở với nhau với mức độ rên rỉ, cực khoái gấp nhiều lần các năm trước. Để làm gì? Để cu Việt lãng quên, tê liệt sự phản kháng từ trong não bộ trước cái mốc thời gian 1/1/2013 “chú Khách” bắt đầu tung lực lượng khám xét mọi tàu thuyền đi lại trên Biển Đông của Việt Nam.
Loại giẻ rách như Trần Gia Thái (Tổng giám đốc Đài Truyền hình Hà Nội – lùn, hói đứng giữa) cũng được Đảng ưu tiên cho sang chầu “chú Khách” mỗi năm vài bận.
.
.
Các cu Việt luôn luôn hai tay cung kính “chú Khách”
.
.
.
Việt Nam đã đánh chìm hai hàng không mẫu hạm của Mỹ! Những tuyến đường ra trận trên đất Quảng Bình (ANTG 20-4-2009) --"Năm 1971, sân bay dã chiến Khe Gát (Tuyên Hóa) được hình thành. Bộ đội không quân đã ém máy bay MiG21 ở đây và xuất kích, tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới"
Chính sách ngoại giao Mỹ: What Will Secretary of State John Kerry's Foreign Policy Look Like? (The New Republic 17-12-12)
Ngọai giao Trung Quốc rất tệ: China's Bad Diplomacy (National Interest 17-12-12) Một quan điểm khác: For China's New Leaders, the Spirit of Deng Remains Strong (Asia Society 17-12-12) -- Bài Ezra Vogel (fan của Đặng Tiểu Bình)
U.S. Increasing Military Presence in the Philippines
theDiplomat.com
-The Real U.S. – China Problem
theDiplomat.com
- Xét hồ sơ thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc : Vấn đề chồng lấn thềm lục địa và mâu thuẩn của UNCLOS về lý thuyết thềm lục địa (Trương Nhân Tuấn).Dương Danh Huy trên BBC: TQ và yêu sách biển Hoa Đông.
- PHẢI CHĂNG TRUNG QUỐC CHO RẰNG: THỜI CƠ CHIẾM TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM ĐÃ ĐẾN ?(Phạm Viết Đào). – Tại sao không thể tái sinh Hội nghị Diên Hồng? (Nguyễn Thông). - Cảnh giác: Chiến lược “Hải quân hóa tàu chấp pháp biển” của Trung Quốc (ANTĐ).
- Báo chí bị khiển trách do đưa thông tin sai chỉ thị (RFA). - Lê Phú Khải: Nhìn lại biểu tình 9/12 ở Sài Gòn (BBC). - Thơ Liễu Châu, CHLB Đức: CẤM “GÂY RỐI”! (nguoiviet.de).
- Biểu tình và câu chuyện đàn áp muôn thuở (RFA’s blog). - Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao (phần rã băng) (Nguyễn Tường Thụy). – Biểu tình nâng tầm người dân(RFA). - Bài hát: Ngụy Văn Thà, Người con của biển (DLB). Mời nghe bài hát trên youtube. – Sự hy sinh cần được trả công xứng đáng (RFA).- Shinzo Abe ‘không nhượng bộ’ TQ (BBC). – Thủ tướng tương lai Nhật Bản : Không đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền Senkaku (RFI). - Nhật quyết không thỏa hiệp về Senkaku/Điếu Ngư (TN). - Nhật sẽ không đàm phán với Trung Quốc về Senkaku (LĐ). - Ông Abe không nhượng bộ Trung Quốc (PLTP). - Trung Quốc – Nhật Bản sẽ đụng độ quân sự ở Hoa Đông? (Petrotimes).- Khiêu khích không phải là lợi ích quốc gia của Nhật Bản(RFA). - Trọng trách trên vai “người khổng lồ” LDP (DT).
- Trung Quốc quan ngại về định hướng của Nhật (VNE). – Trung Quốc: “Nhật Bản đừng thử thách chúng tôi!”(Infonet). – Hướng đi của bang giao Trung-Nhật gây quan ngại tại Bắc Kinh (VOA).
- Liệu 2013 có là năm xung đột châu Á? (TVN). – Biển Đông: Nước ASEAN nào ‘thần phục’ hay ‘thách thức’ Bắc Kinh ? (RFI).