Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

HỒI KÝ: Góc khuất cuộc đời 6 (Da xong) Phi vụ đầu

--HỒI KÝ- otofun.net

 

in Góc khuất cuộc đời (Phần 6)-Phi vụ đầu
Da xong

Ra quân quay về Hà Nội với tờ Quyết Định ra quân trước thời hạn vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Tôi âm thầm không cho ai biết.

Ta đang có gì và cần cái gì?

Giờ mình phải làm gì nhỉ?

Lúc này bối cảnh xã hội cũng đã thay đổi rất nhiều rồi, đời sống đã đi lên do những người đi xuất khẩu lao động từ những năm 1985 đến 1988 bắt đầu gửi hàng về, chính sách mở cửa thị trường cũng dần thành hiện thực. Về tổng thể có thể nói là dễ thở hơn.

Suốt cả những năm từ 1985 đến 1989 là sự bùng phát của phong trào quân khu khiến cả xã hội như một cái chảo lửa, tinh thần luôn bất an và cuộc sống là chuỗi ngày lo sợ. Việc phải dẹp bỏ phong chào quân khu đường nhiên phải làm nhằm thanh lọc và làm sạch môi trường trước khi mở của hẳn năm 1990 là điều tất yếu

Dấu mốc 1990 là dấu ấn cực kỳ quan trọng nó là sự mở của, là luồng gió mới và là nền tảng xây dựng nên cái gọi là cơ chế thị trường biến thái để rồi tạo nên một xã hội hỗn độn như những gì chúng ta đã, đang và sẽ thấy.

Lúc này vì nhu cầu cũng như đi theo sự phát triển, quy mô các bến bãi đã thay đổi, Hà nội lúc này thay bằng 3 bên chính là: bến Nứa, bến Kim Mã, bến Kím Liên và chợ Đồng Xuân thì được thay bằng

Bến Kim Liên thay bằng xe Phía Nam ở tại cuối đường Giải Phóng

Bến Nứa được thay bằng bên xe Gia Lâm

Bến Kim Mã thì muộn hơn nhưng đến nay cũng được di chuyển về Mỹ Đình

Đây là các bến chính của HN có quy mô lớn tập trung lượng xe và người, hàng hóa cũng lớn. Kèm theo đó còn hàng loạt các bến nhỏ khác.

Chợ Đồng Xuân sau khi bị cháy 1994 cũng được nâng cấp xây dựng và mở rộng hơn hiều.

Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của luồng hàng vận chuyển về HN lúc đó chủ yếu từ TQ vì vậy hai nơi Nóng nhất là Ga Hàng Cỏ và chợ Đồng Xuân - Bắc Qua là khủng nhất. Chợ Long Biên là hình thành sau đó.

Bến xe phía nam vào giai đoạn này cũng chưa phải là điểm thực sự sốt so với các nơi kia.

Cơn bão Heroin theo cơ chế thị trường cũng kéo vào Hà Nội, chỉ trong vòng từ năm 1990 đến 1995 toàn bộ bạn nó những đứa đi bộ đội, đi nước ngoài, vượt biên thì phần lớn thoát số còn lại đến 4 phần chết vì Heroin và SIDA, 2 phần chết vì đâm chém, tử hình, 4 phần còn lại sau này đều hoàn lương hoặc về quy ẩn.

Sự thay đổi đó tác động lên toàn xã hội và nó cũng làm thay đổi các quan điểm khái niệm ngay trong cái giới mà chúng ta vẫn gọi là dân Xã Hội.

Lúc này các đồ quân khu cứng cựa chỉ còn phần lớn bộ đội già hoặc lưu manh kiểu trộm cắp sử dụng mà thôi, phần lớn dân xã hội đều hiểu muốn tồn tại cần phải ẩn mình cho kỹ, dùng thủ đoạn, tiền và quyền lực để tiêu diệt hoặc thu phục hoặc chiếm đoạt cái mình muốn thay bằng bạo lực.

Nói chung về cơ bản dân Xã Hội cũng tăng cấp và thay đổi theo bước tiến của xã hội đương thời, các nhóm bộ đội thuộc dạng nhóm hoặc phi đội, khu dần tan rã thay vào đó là các tập đoàn, tổ chức với nhiều gương mặt mới nổi lên.

Quay lại chuyện của Tôi lúc này nó là thằng không nghề không nghiệp, trình độ học vấn là tốt nghiệp lớp 12, tiền mặt không nhưng tiền sự thì vô kể nhưng bù lại nó đã có một cái Quyết định ra quân, khi đó như tấm bùa hộ mệnh giúp nó lại thành trắng tinh như chưa hề có vết.

Giờ phải làm gì đây, haiza đơn giản mà sao khó vậy.

- Thôi ngắn hạn trước mắt cần phải làm sao có tên trong một trường đại học đã, rồi thư thư sẽ tính tiếp. Nghĩ về gia đình và bố nó đầu 1990 sẽ về nó quyết tâm phải làm bằng được.

 

Không thể ở nhà mà không tiếp tục quan hệ với bạn bè bởi như thế có nghĩa là tự mình chặt hết chân tay và dẫn đến sự hiểu nhầm không đáng có. Phải có lý do chính đáng để tạm tránh mặt đi và đó là ôn thi Đại Học.

(Đến giờ tất cả bạn xã hội của tôi vẫn coi tôi là bạn hoặc anh em. Chỉ khác tôi không tham gia các việc nếu thấy không phù hợp với mình nữa mà thôi. Trên tất cả họ vẫn là anh em và bạn của tôi)

- Mẹ à, con cần phải thi và phải là sinh viên ngay trong năm nay trước khi bố về, con muốn bố nhìn thấy con là một người đã trưởng thành.

- Ờ nhưng từ bao lâu nay con có sờ đến bài vở đâu mà đòi thi với cử, liệu ngay năm nay có gấp quá không, tự lượng sức mình đi còn con cứ học thì thế nào mẹ cũng đồng ‎ý hết.

- Không con phải thi nếu được thì là tốt, nếu không được cũng có thêm kinh nhiệm nhưng con tự tin là con thi được. Nó cương quyết nói.

- Vậy giờ con định thế nào.

- Ở nhà thế này chắc là con sẽ không thể tập trung học được đâu, có khi con sẽ lên nhà cô N để ở và ôn thi luôn. Trước khi thi con sẽ quay về.

- Ừm thế mẹ thấy cũng được đấy.

Ngày hôm sau nó tay túi quần áo, tay va ly sách vở lên nhà cô em bố nó ở trạm Thú ‎ý ngay đằng sau bệnh viện Bạch Mai và trên trục đường Giải Phóng bây giờ.

Cái đường ngách nhỏ ngay sát bên trái bệnh viện Bạch Mai đấy ngày đó sao mà heo hút thế, mọi thứ sau 14 năm kết thúc chiến tranh vẫn điêu tàn và hình như chưa có gì thay đổi. Theo con đường nhỏ đi hút vào trong qua dẫy cầy xà cừ rồi rẽ phải tiếp tục đi sâu vào là khu tập thể Thú Y.

Khu này lúc đó cũng là ven ngoại ô của Hà Nội rồi, toàn bộ dân cư khu vực là cán bộ thuộc viện Thú Y và là những người có học, đây cũng là môi trường lý tưởng cho nó ôn thi Đại Học.

Rồi miệt mài nó ôn thi bất kể ngày đêm với quyết tâm cao nhất phải đỗ Đại Học. Thay bằng chỉ ôn thi thì giờ đây nó phải ôn lại toàn bộ kiến thức cấp III, được 1 tháng thì như hiểu con mình đã có quyết tâm và thực sự muốn quay đầu mẹ nó đã thuê gia sư cùng lúc 3 người dậy cả ba môn với 1 thầy và một trò. Khi còn nửa tháng cuối cùng thì nó tiếp tục đăng ký ôn thi trực tiếp tại trường. Cả đời nó có lẽ đây là lúc hiếu hoc và chăm học nhất, thật vất vả mệt mỏi. Thế mới biết cái sự học của Bố nó đáng trân trọng làm sao.

Thế rồi ngày thi cũng đến. Hôm đó là một ngày thời tiết cực kỳ oi nóng, hình như nó là ngày nóng nhất của cả cái hè năm 1989 hay sao vậy, nó bước vào phòng thi Đại Học với sự tư tin và lòng quyết tâm cao nhất vì gia đình, vì sự nghiệp và vì cả Nó luôn.

Rồi kỳ thi đại học cũng qua, suốt cả thời gian chờ báo điểm nó cũng im lìm ở nguyên trên nhà cô nó mà không về nhà nữa, nó muốn chờ kết quả để quyết định mọi thứ và trên hết nó muốn làm chủ cuộc đời của chính nó.

Thế rồi cũng vào cái ngày đó nó bắt đầu quay lại thú đọc sách thủa xưa. Lục tủ sách mà chẳng có gì toàn sách tiếng anh, nga và sách chuyên ngành Thú Y chán thật.

Ở một góc sâu nhất, một quyển sách cũ nhầu nát bẩn nhất nó rút ra và đọc.

Đắc Nhân Tâm của DaleCarnegie. Vài chuyện tầm phào của vài ông mọt sách, biết quái gì về đời mà viết, Nó thầm nghĩ. Nhưng làm gì còn lựa chọn nó đành phải đọc vậy

Ờ sao lại có quyển sách hay thế này nhỉ, hay, hay thật và từ đó quyển sách luôn nằm trong tủ của nó trong suốt hành trình còn lại. Giờ thì nó đã được nó tặng lại con trai đúng khi cháu nhận giấy tốt nghiệp Đại Học một sự bất ngờ lớn nhất của nó trong năm nay.

 

 

 

 

Đọc đi đọc lại và nghiền ngẫm Đắc Nhân Tâm khiến thời gian trôi đi vùn vụt thoắt cái đã tháng 8 rồi.

- D ơi mẹ cháu điện thoại đến cơ quan cô nhắn về đấy.

- Vâng mai cháu về ạ. Nó trả lời cô mà vẫn suy tư vì những mẩu truyện nhỏ trong sách Đắc Nhân Tâm.

Hôm sau chào cô và các em nó không quên xin luôn quyển Đắc Nhân Tâm cầm về đọc tiếp. Nhìn nó với anh mắt ngạc nhiên vì làm gì có đứa nào như nó lại thích đọc sách này, cô nó đầy nghi ngờ những vẫn gật đầu.

Nó lại một túi quần áo, lại va ly sách vở lên đường về nơi nhà cũ.

- Con có giấy báo đỗ đại học rồi này, mẹ nó rơi nước mắt và nấc lên vì hạnh phúc.

- Mẹ nói sao. Rất tự tin nhưng nó vẫn hoài nghi.

- Đây này giấy báo đây này. Chị H con nhận trưa nay mới điện thoai lên cơ quan cho mẹ biết, mẹ vội báo con về ngay là vì vậy.

Niềm vui vỡ òa khi Nó cầm giấy báo 23 điểm cùng giấy nhập học. Nó lặng đi không còn biết nói gì, tự nhiên lúc này nó lại nghĩ về ông Nội, ông ơi thế là cháu cũng đạt được cái ông muốn, cháu là sinh viên Đại Học rồi.

Tháng 9 năm 1989 nó bắt đầu nhập học. Lại chỉ có thể nói tự an ủi cho những sai lầm nó là SỐ PHẬN.

Với cái thằng nó, lao động thì không biết, trình độ cũng không, ngoài đánh nhau coi như chẳng biết làm gì nhưng tiền tiêu như nước, việc chịu đựng 2 tháng ôn thi liên tục và tháng 1 tiếp tục ngoan ngoãn đi học quả là một cực hình. Nó lại tính kế, một lần nữa nó lại dùng Tiền để thuê người học hộ. Vậy là 2 năm đại cương của nó hoàn toàn không học tý gì.

Cũng phải tính võ nào ra tiền chứ nhỉ? Giờ ngoài cái nhu cầu bản thân của nó còn thêm một cái nợ ân tình xương máu không thể không có tiền được đó là T đàm vẫn con đang trong trại. vò đầu bứt tai nó nghĩ.

- Nay D phi, mày lượn đâu mà bặt âm vô tín từ hôm ra quân vậy.

- Lượn đâu ở nhà, nằm bẹp như con gián chán bỏ m.ẹ ‎ý.

- Mày có đùa không đấy mày mà thế thì chắc tao chết m.ẹ nó rồi. Tiếng M cay.

- Mà này có vụ này hay lắm nhưng toàn đứa đ.éo đủ độ nên tao không nói. Mày có muốn nghe không.

- Có giề nói mẹ nó đi, tính tao ghét nhất úp úp mở mở. Nó bốp luôn

- Nhưng mày có làm không, việc này tương đối ngon nhưng phải đi và tương đối vất vả.

- Nói đi đang thèm tiền đây, sốt hết cả ruột.

- Tao biết có một nơi có rất nhiều bạc hoa xòe, chúng nó đang tập kết để chuyển về xuôi. Giờ mình vào vừa là đi chơi kết hợp cùng tiện là làm luôn nếu gợn thì chẩu. Mày thấy sao.

- Để tao nghĩ đã, nhưng mà ngon thì đã đ.éo đến lượt mình đâu. Nó nghi ngờ về cái việc thằng M cay vừa nói

 

 

 

 

- Nhưng phải nhanh, 5 ngày nữa chúng nó chuyển đi rồi.

- Gấp vậy, từ đâu mày biết.

-Chú tao lái xe quá cảnh nhận chuyển hàng cho chúng nó, hôm qua ông ‎ý mới nói với tao, đắn đo mái mới dám nói với mày.

- Nhưng của chú mày hay ai, và nguồn gốc cái mớ đấy nó thế nào, đường đi ra sao, kế hoạch thế nào. Nói cụ thế chứ phang chết người hoặc bỏ mạng thì tao cũng đ.éo chơi đâu.

- Yên tâm đi tao đã bàn kỹ ông y rồi. Hiện bọn buôn đang gom hàng ở Bản chiềng, Thanh Hóa, như ông ‎ý nói cũng phải có tầm gần 300 đồng bạc hoa xòe rồi, chờ ông ấy lên là chuyển về thôi.

- Rồi thế bay giờ cần phải làm thế nào để có cái mớ hoa xòe đấy. Nó gặng

- Giờ anh em mình sẽ đi tầu vào Thanh Hóa, bắt xe khách chạy đi Xuân Khao rồi chốt ở đấy. Ông ‎ý sẽ chở chúng nó từ Bản Chiềng ra và nghỉ ở Xuân Khao mình sẽ tráo hàng ở đấy cho ông ý ‎rồi ôm hàng bon về Hà Nội thế thôi.

- Thế còn ăn chia sao. Xanh chín này tao không thích mập mờ.

- Thế này nhé, toàn bộ chia làm 3 phần sau khi trừ tiền ông ‎ý bơm cho mình đi và hàng cháo, nếu mày đồng‎ ý ngày mai ông ý bắt đầu đi thì tao với máy cũng bắt tầu đi vào đấy luôn.

- Để tao nghĩ đêm nay đã. Nó lơ lửng và cân nhắc lựa chọn.

Cả đêm đấy nó lại mất ngủ vì cân nhắc giữa con đường hướng thiện hay quay về xã hội. Thực sự việc T đàm làm nó luôn day dứt. Thôi chỉ duy nhất một lần thôi vậy, mình sẽ dứt khoát với con đường đã chọn.

Lôi bộ quần áo đã cất sâu dươi tủ nó bồi hồi nhìn và do dự, có lẽ nào mình phải làm vụ này không nhỉ. Không vẫn phải làm vì T đàm, sống hay chết cũng phải lo cho nó việc khác tính sau.

Vậy là nó lại khoác lên người bộ quần áo thủa nào để lao vào một phi vụ mới, bắt đầu cho bước trượt dài của nó vào cái mà mọi người vẫn gọi là dân Xã Hội.

8h tối hai thằng hẹn nhau ở ga Hàng Cỏ lên chuyến tầu chợ 9h đêm và bắt đầu một hành trình mới. Đầu tháng 11 về đêm tiết trời đã bắt đầu se lạnh nhưng sao nó thấy nóng vậy.

- Hahaha, tao tưởng mày không ra đã định đi một mình rồi. Làm sao hôm nay nhìn mày như thằng thổ thế. M cay vừa nói vừa cưới khi nhìn thấy thằng bạn mặc quần xanh công nhân với áo cái áo thổ tràm.

- Cười cái gì, Mày định báo cho mọi người đi ăn cướp à. Nhìn cái biết ngay mày là thằng ăn cắp rồi. Rít sâu hơi thuốc nó nói với thắng M cay. Ngu lắm chìm khó mò, nổi rễ vớt. Mày thay vứt cái áo Ponpot đi, lấy cái áo khác ở trong ba lô tao mà mặc.

- Mày dạo này có vẻ cẩn thận nhỉ, đúng là đi bộ đội về có khác.

M cay lại cười khì rồi đi thay cái áo bộ đội của Nó vào, giờ hai thằng lúc này như hai hành khách bình thường. Chúng nó nhanh tróng nhẩy lên tầu. Thời đó tầu rất loạn nhất là tầu chợ và bất cứ ga nào cũng đố hết. Chật trội, bẩn thỉu, ngay gian lẫn lộn là cái cảm nhận mà đến giờ Nó cũng không thể nào quên được.

Cứ người này chen người kia như cá hộp lèn nhau, trộm cắp thì nhiều ngang với người lương thiện.

 

 

 

 

- Té lên nóc đi ông ơi, dưới này ngột ngạt quá. M cay lên tiếng.

- Mày lên đi rồi tao lên.

Tầu chưa Phủ Lý thì hai đứa đã chèo lên đến nóc tầu rồi, trời thì tối đen như mực, gió ào ào quất vào mặt. Nghĩ bụng không có ai nhưng lên nóc tầu mới thấy là đông cũng chẳng kém gì dưới toa hết. Hút chưa hết điếu thuốc vừa rét vừa ong hết cả đầu vì gió và tiếng bánh xe rít xuống đường ray ken két cùng tiếng giật cục liên hồi, hai thằng lại đành mò xuống dưới toa.

Thời đấy trên tầu từ cờ bạc, hàng ăn, hàng nước rong bán như ở vỉa hè Hà Nội vậy, thế là cứ thuốc lá rồi lại nước chè, nước chè rồi lại thuốc lá hai đứa cũng trụ được đến Nam Định, lúc này vừa mệt vừa buồn ngủ vậy là dựa lưng vào thành thành của WC toa và ngủ ngon lành trong cái mùi mà đặc biệt khó tả này. Tầm hơn 6h 7h gì đấy thì tầu đến ga Thanh Hóa.

Thoát được cái tầu nhẹ hết cả người hai thằng lò mò đi xuôi đường tầu và trèo rào ra ngoài ga.

Ngay cổng ga Thanh hóa là cái bến xe khách đi về các huyện. Tìm đến toét mắt cũng không có xe chạy về Xuân Khoảng, hỏi han mãi cuối cùng đành phải bắt xe đi thị trấn Thường Xuân đến đây mới được 2/3 đường đến Xuân Khao mà thôi, lúc này Nó bắt đầu thấy quá mạo hiểm vì không có người quen, không biết đường và cũng chẳng có gì để chắc chắn việc cướp cái đống bạc hoa xòe kia là chắc chắn, một chút nao núng trong lòng:

- Nghe chừng cũng xanh chín quá mày ơi, nó nói và thăm dò thái độ thằng bạn.

- Tao hỏi ông ‎ý rồi, Từ thị trấn Thường Xuân mỗi ngày chỉ có một chuyến xe chạy đi Yên Nhân thôi, mình bắt chuyến đấy rồi giữa đường xuống Xuân Khao nằm đấy phục, yên tâm đi tao đảm bảo với mày mà.

- Ừm, nó trả lời khô khốc với ‎ý nghỉ đầy hoài nghi và do dự trong đầu.

Tranh thủ xe đi Thưởng Xuân đến hơn 12h mới chạy hai đứa vội vàng ra làm bát mỳ hai tôm (cái loại bằng giấy xi măng có in hình mấy con tôm đấy ạ), quất xong bát mỳ và nhồi thêm vài quả trứng gà luộc lòng đào hai thằng hồi phục, giờ thì lại buồn ngủ khủng khiếp.

- Thôi mày ngồi uống nước nhé, tao ngả lưng phát tý giậy. Thế là vứt lại cái Ba lô cho bạn nó tạt luôn vào bên thềm bậc lên xuống của ga ngủ ngon lành.

- Dậy uống nước chuẩn bị đi mày, M cay lay gọi nó.

- Ừm đi thôi. Hai thằng chuẩn bị lên đường thì chợt nhớ đến cái balo

- Cái ba lô đâu rồi mày

- Ơ tao tưởng mày cầm đi gối đầu.

Thôi thế là bị múc rồi, cay thật may mà tiền hai đứa đều để trong người không chắc cũng đến quay về.

Vội quay ra mua tạm cái túi, vứt vào mấy gói mỳ tôm, vài gói kẹo lạc, thuốc lá và quan trọng nhất là hai cái bật lửa cối tầu thế là lên đường.

Lên cái xe khách đi Thường Xuân có thể nói thế nào nhỉ, các cụ cứ tưởng tượng thế này này, nó là một cái kho chở đồ tạp phẩm di động có kèm người, người thì có vài mống nhưng toàn hàng là hàng, chặt kín cả xe luôn. Đủ các loại mùi từ xà phòng đến bánh mứt kẹo thôi thì đủ thứ. Đường về Thường Xuân đã ngoắt nghéo lại toàn ổ gà ổ voi, chuyến đi thực sự đã vắt kiệt hết cả gói mỳ tôm và hai quả trứng rồi.

Tầm hơn 5h thì xe vào đến Thường Xuân. Mệt mỏi và kiệt sức hai thằng lê gót tìm tung cả thị trấn cũng không có nổi một cái nhà trọ hay quán ăn nào.

Haizza giờ phải làm sao đây.

- Ông ý hẹn tao phải chốt ở Xuân Khao ba ngày tính từ ngày mai ở quán ăn ngay cạnh nhà thông tin.

- Ừm nếu thế thì sáng mai mình bon vào trước còn nghỉ ngơi cho đỡ mệt, tao oải quá rồi.

- Thôi đằng nào sáng mai cũng đi nằm luôn đây mà ngủ, lính gì mà công tử thế ông. M cay lại nói. Giờ đi ăn đã.

 

 

 

 

Hai thằng lại lò mò khắp thị trấn mà không kiếm được một cái hàng ăn nào, thị trấn gì mà vắng tanh, nhà cửa thưa thớt đìu hiu.

Cuối cùng hai đứa mò vào nhà dân nói mãi cũng mua được con gà, rồi nhờ làm luôn một món duy nhất là luộc. Đây có lẽ là con gà ngon nhất trong đời nó được ăn.

- Cô ơi cho cháu hỏi xe đi Yên Nhân mai mấy giờ chạy đấy ạ.

- Hai đứa đi Yên nhân à, xe chạy lúc 6h vào và 1h chạy ra. Nhưng đường đấy khó đi lắm, chẳng may mà sạt đường thì nằm cả tuần luôn.

Nghe đã choáng hết cả váng rồi cái cấp độ nguy hiểm nó cứ ngày càng tăng lên. Nhưng giờ vào được đến đây mà bỏ thì không được, phải làm đến cùng thôi. Nó nghĩ bụng.

- Vâng cháu cám ơn cô ạ. Chào cô chúng cháu đi ạ.

Hai đứa lững thững ra bến xe, nói bến xe cho oai chứ còn nó là cái bãi đất tuần họp chợ 3 lần từ 5h đến 12h đồng thời là cái bến xe luôn. Ra bến xe lang thang vạ vật mãi rồi chúng nó cũng dựa lưng vào cột ngủ, vạ vật đúng như ma đói. Nghĩ lại giờ cực thật.

- Này, này, này đang thiu thiu thì có người lay dậy. Hai anh ở đâu đến tại sao lại ngủ ở đây đề nghị cho kiểm tra giấy tờ.

- Em là bộ đội xuất ngũ đi thăm bạn ở Yên Nhân, chưa bao giờ đi nên vất quá. Các anh thông cảm.

- Giấy tờ các anh đâu cho chúng tôi kiểm tra.

- Vâng đây, cả hai thằng đưa chứng minh thư nhân dân cho 3 ông chắc là an ninh thị trấn.

- Anh nói anh bộ đội xuất ngũ vậy anh đóng quân ở đâu, thuộc quân binh chủng nào

- Vâng em là lính đơn vị xxxxthuộc bình đoàn 11 .... thôi thì thẩm vẫn một đóng các câu hỏi cuối cùng.

- Nếu vậy mời các đồng chí về uỷ ban nhân dân thị trấn khai báo nơi đến và tạm trú, sau đó ngủ luôn lại ở uỷ ban sáng mai chúng tôi sẽ có người gọi và báo lái xe. Bộ Đội là cứ phải ưu tiên.

Sao mà con người trong đấy họ tốt thế không biết, ngu thật cái bản tính xã hội lại làm việc không lương thiện khiến Nó luôn đề phòng, biết trước đến ga Thanh Hóa vào báo cáo có khi đã đỡ nhọc cái thân rồi.

Nhanh chóng khai báo nơi đến (thời đó đi ra khỏi tỉnh nơi cư trú phải khai báo nơi đến) và khai báo tạm trú hai đứa được bố trí cho ngủ trong một căn phòng, nằm lên đặt lưng là ngủ như chết luôn cả hai không còn biết gì nữa.

- Dậy đi hai chú đến giờ đi rồi đấy.

Nghe có tiếng gọi lập tức hai thằng bật dậy. Vệ sinh cá nhân nhanh chóng hai đứa ra bến xe, đúng là Bội đội có khác, cả hai đều được ưu tiên ngồi ngay ghê trên đầu, đây cũng là lần duy nhất trong cả phi vụ này mà nó được ngồi ngay ngắn trên xe.

Đường thì ngắn tý nhưng xe chạy chắc nhanh hơn xe đạp một chút lắc lư ỳ ạch cứ từ từ lê. Ngồi trên xe cái cảm giác tù túng vô cùng mệt mỏi. Sát về đường là cái biển gỗ nứt toác bé tí với hai chữ XUÂN KHAO cũng hiện ra bằng chữ viết tay chắc chắn một điều nó chẳng giống bất cứ cái biển nào hiền giờ đang có.

 

 

 

 

M cay nhổm người định bảo dừng xe, hừm nó hắng giọng rồi nói khẽ

- Tao nhìn thấy rồi ngồi yên đấy.

Thằng M cay ngơ ngác định mở mồm nói thì ăn tiếp cái hích củi chỏ nó im bặt. Thế rồi xe cứ lăn bánh, qua thêm cái dốc đường đất rồi quặt ngang và cứ thế lắc lư chạy tiếp thằng M cáy cứ nhấp nhổm, còn nó thì im lặng quan sát hai bên đường.

- Anh ơi cho em xuống đâyvới.

- Sao các chú lại xuống đây tưởng đi Yên Nhân cơ mà.

- Vâng nhà bạn em ở ngay bản kia rồi, nó chỉ vào vài mái nhà thưa thớt ở xa xa.

Thế là hai thằng xuống xe. Xe vừa lăn bánh thằng M cáy đã lập tức làu bầu.

- Ông làm sao thế giờ đi bộ ngược lại chắc chết luôn vì mệt.

- Ông đúng là lưu manh dở, giờ ông vào đấy phục mà ông xuống đấy, xe thì ngày một chuyến nổ ra nó không biết ngay là ông thì cứ chặt mẹ đầu tôi đi. Nó nói.

Thế rồi hai thằng cắm cúi ngược đường đi về Xuân Khao, tưởng là gần thế mà cũng mất đến gần 2 tiếng đồng hồ mới quay gần về Xuân Khảo. Xa xa đã thấy cái biển với lúp xúp chắc được hơn chục nóc nhà thằng M cay hăm hở bước tới. Nó vội ngăn

- Từ từ đã, bây giờ còn cách đấy có 100m thôi, tao với mày vào rừng nằm nghỉ tạm đã rồi tính tiếp.

- Mày làm sao thế, mẹ chứ mệt đói muốn chết đây. Mày thích nhai mỳ tôm với lương khô thì tuỳ tao vào đấy một mình. Thằng hâm.

- Từ từ đã mày, nghe tao đi vào đây tý đã. Nó kéo dật M cay vào rừng.

- Giờ mày nói cái kế hoạch cụ thể ra đi, ở nhà tao không muốn hỏi vì sợ mày lại lưỡng là tao đi hay không rồi nhỡ làm sao anh em cũng khó nói. Giờ cả hai anh em vào đây rồi thì mày biết rõ ràng tao đồng máu, vậy nói ra kế hoạch cụ thể xem nào.

- Việc rất đơn giản, tao với mày ở đây chờ xe đến, trên xe sẽ có 3 người là ông L và hai thằng áp tải hàng. Hàng chúng nó sẽ để trong túi bạt vứt trên thùng xe dưới cái lốp sơ cua.Hàng đểu để tráo thì mình phải vào quán ăn ông ‎L sẽ có cách báo chỗ để, sau đó mình chỉ việc chút hàng nó ra rồi đổ hàng đểu vào và té, thế thôi.

- Thê thôi là thế nào, m.ẹ chứ mày có biết nếu nổ thì ông L toi trước nhưng nó cũng sẽ biết ngay tao với mày hiểu chưa cả khu có mỗi 3 thằng Hà Nội mới toe đến ngu như lợn nó cũng đoán ra.

- Thế bây giờ máy tính sao. M cay hỏi lại, làm gì có cách thứ hai đâu.

- Theo tao bây giờ vẫn còn đồ ăn, hai thằng tạm dạt vào trong rừng nằm, nếu hôm nay xe đến luôn thì mình múc xong rồi té. Nếu nó không đến thì mai mình Mày mò vào hàng ăn thôi rồi mua về cho tao luôn, chờ đến khi xe ô tô qua thì bắt xe như nhẩy ra Thường Xuân như bình thường, vài chục mét khuất thì nhẩy xuống đi bộ ngược trong rừng quay về đây, hôm sau đến lượt Tao. Hiểu chưa.

Thế rồi hai đứa lọ mò ở rừng ven đường, Món chính lại là mỳ tôm nhai sống uống với nước lã. Ôi nghĩ lại đã thấy vãi hết cả lái ra rồi. Vì là xe tải và lại chạy độc lập nên việc xe có thể đi bất cứ lúc nào khiến chúng nó liên tục rơi vào tình trạng căng thẳng vì phải cắt cử nhau trông. Cư thế hết ngày thứ nhất cũng chẳng thấy gì.

 

 

 

 

Ngày thứ hai cũng vậy. Nhưng cái kinh khủng nhất không phải là ăn uống mà là bắt đầu từ xẩm tối đến khi có ánh sáng mặt trời ngày hôm sau. Chẳng có ma mãnh hay cướp bóc thổ phỉ gì hết mà là muỗi, muỗi nhiều một cách khủng khiếp. Từng đàn muỗi như những đám mây bắt đầu từ xẩm chiều là vo ve khắp rừng luôn và khi gập người thì mình đi đâu nó bay theo đó trên đầu từng đàn đen kịt. Thật kinh dị nó đã để lại trong người em căn bệnh quái ác đến giờ cũng không khỏi được.

Cả ngày hôm trước nhá mỳ tôm với nước lã, hôm nay có vài con cá suối, ít măng luộc, lạc rang cả củ mà sao như đại tiệc, cả hai thằng xác định thêm ngày nữa nên cũng lăn ra vừa tán láo vừa bàn việc.

Ngày cuối cùng cũng là ngày thứ 3 trong rừng, Nó như kế hoạch đi bộ lên Xuân Khao như từ ở bản ra để mua riệu tranh thủ xem qua địa hình và cái nhà Thông Tin thêm một lần nữa. Hơn 2 tiếng sau nó quay về mọi việc bình thường.

Thế rồi việc đến cũng đến, nó vừa quay về chỗ phục thì xe xuất hiện, vừa mừng vừa hồi hộp pha chút lo lắng hai thằng nằm im xem động tĩnh.

Để xe vào hẳn trong Xuân Khao rồi hai đứa bắt đầu hành động. Như kế hoạch bàn trước xe đỗ ngang luôn nhà Thông tin Xuân Khảo và khuất một góc đủ để cho thằng M có thể chèo được lên xe mà trong nhà không ai nhìn thấy.

Chờ cho 3 người yên vị và gọi thức ăn xong nó mới lững thững bước vào, thay bằng chờ ông L phím địa điểm để hàng giả để tráo như kế hoạch nó đi thẳng vào mâm cơm luôn.

- Anh ơi em lên bản thăm đứa bạn đi bộ đội cùng, ra muộn quá bị lỡ mất chuyến xe anh cho em đi nhờ ra Thường Xuân được không ạ.

- Xe anh chở hàng quân sự đằng sau, chú có thấy phủ bạt không, nên không thể cho lên thùng được, chỉ có ngồi cabin thôi mà cabin thì đã đủ 3 người rồi. Chú em thông cảm nhé.

- Thế này em lại phải ở thêm một ngày nữa rồi. Thôi uống 1 chén với các anh rồi em đi về bản vậy. Cái quan trong nhất thông báo cho ông L đây là người đến nhận hàng đã xong nó hết nhiệm vụ.

- Ông chủ ơi làm cho em con gà với, tự nhiên lên đây là gặp mấy anh em dưới xuôi coi như đồng hương em mời các anh.

Nó câu giờ và cũng đánh vào lòng chắc ẩn của mấy người kia.

Thế rồi như vô tình nó kéo ghế ngồi cạnh ông L. Em mời anh một chén ạ, chúc anh vững tay lái thưởng lộ bình an.

Chỉ chưa đầy 15 phút sau 3 chén liên tục mọi người đã có vẻ gần nhau hơn. Bỗng nhiên Xoảng, do vung tay cạch chén ông L va vào đĩa cá sốt khiến nó rơi và vỡ toang ra, thôi thì toé loe là nước sốt cá, cá và hành.

- Anh xin lỗi chú nhé, ở nơi này gặp người xuôi anh hăng quá. Mà chú làm thế này anh không cho đi cũng thấy ái ngại quá mất thôi.

Mồm nói tay làm chưa kịp phản ứng gì thì ông L đã cúi xuống để gạt nước cá trên dép cho nó, chỉ 1/100 của giây đã có một mảnh giấy gài vào lòng bàn chân nó rồi.

 

 

 

 

- Thôi chú ra rửa chân tay đi, suối bên kia đường kìa rồi vào đây uống riệu với bọn anh, tý dồn 4 vậy.

Nó chếnh choáng lảo đảo bước ra sang bên suối.

- Ông L chuyển cho mày ở đây đọc xong xé vứt đi luôn nhé, múc xong tắt đường vào rừng, mai cuốc ngược về chỗ xuống xe hôm nọ rồi hẵng bắt xe ra, tao chờ mày ở Xuân Khao. Chỉ kíp nói nhanh với M cay là nó phải lập tức vào ngày.

Thế rồi quay vào tiếp tục nhậu với chú L và hai người áp tải hàng, cuộc nhậu với con gà cũng đủ để mọi người cùng lê tê phê và kéo dài đến hơn tiếng theo kế hoạch. Một mình thằng M cay ở ngoài không biết nó xoay sở thế nào đây? liệu có xong không và nếu bây giờ mà Nổ thì sao. Liên tục chai riệu nằm ở ngay xát cạnh người như một vũ khí hữu hiệu của nó lúc này.

Rồi cũng đến lúc phải lên đường, lúc này bóng chiều cũng đã ngả rồi, bốn con người ngật ngưỡng bước lên xe. Xe nổ máy rồi đi., thằng M cay vẫn một mình nằm lại ở Xuân Khao.

Ngật ngưỡng và lắc lư, đường ra ngồi trên xe tải mới thấy cái độ vất vả và kinh dị thế nào của tuyến đường này, ra đến Thường Xuân thì cũng đã muộn lắm rồi.

- Anh ơi cho em xuống xe ở đây ạ. Em có ông bạn đi lính ở ngoài này tiện rẽ vào thăm luôn ạ. Nó cắt tốp khách đồng hành.

- Đằng nào chẳng phải ra Thanh Hoá thôi ngồi luôn đây mà ra, chú em xuống đây mai bắt xe khách vất lắm, mà giờ cũng muộn rồi đấy.

- Biết bao giờ em quay lại được đây đâu, tranh thủ tiện đến thăm nó luôn. Em cám ơn các anh rất nhiều ạ.

Thế là nhẩy xuống xe nó lượn. Lần này thì còn lâu mới chịu khổ. Một mạch nó đi thẳng đến Uỷ ban nhân dân thị trấn Trường Xuân.

- Em chào anh ạ. Nó cười tươi và chào hỏi ông trục ban

- Ơ chú ra rồi đấy à, sao lại ra giờ này.

- Vâng em bị lỡ xe khách may quá mà nhờ được mấy anh giai cho đi nhờ xe tải, xóc mệt gần chết. Nó bắt đầu vào chuyện.

Ps: các cụ đừng nói tại sao và đừng phán xét nhé, mọi chuyện đã là quá khứ và trên hết nó không có thật

- Em chưa có gì vào bụng, hay anh chỉ em chỗ mua gì về anh em mình làm chai riệu rồi nói chuyện cho vui nhỉ.

- Chú không biết chỗ mua đâu. trực thay cho anh, để đấy anh đi mua cho, tiền gọi luôn thêm ông anh nữa xôm he.

- Vâng thế còn gì bằng ạ. Vừa là khách quen vừa là bộ đội xuất ngũ nó nhanh chống chiếm được cảm tình của người đối diện.

Rồi mua đồ, rồi lúi húi chưa đầy 1h sau một mâm cơm thịnh soạn lại được bầy ra, thôi thì đủ thứ chuyện trên đời từ kim chi cổ không còn gì không kể, rồi cái việc nó cần cũng phải đến.

- Vùng này có vẻ nhiều Bạc hoa xoè ảnh nhỉ, mà không biết nó có đắt không anh. Nó nói vô tình trong chủ ‎ý. Tiên hạ thủ vi cường, hậu hạ thủ vi ương thầm nghĩ trong đầu nó bắt đầu:

Nếu thằng M cay lấy được thì việc mớ hàng nếu về đến nơi chắc chắn sẽ lộ ra là hàng đều. Cả ông L, nó và thằng M sẽ ngỏm nhất là với mấy thằng buôn kiểu này có gì không giám làm. Nếu M cay không múc được thì việc chặt đuôi sau này vu vạ không biết gì cũng là nên làm. Nói chung đăng nào cũng có lợi và an toàn hơn cho cả tốp.

- Ờ chủ yếu trong đồng bào dân tộc thôi. Khề khà và chếch choáng ông UB nói

- Đắt lắm không anh, mà anh nói thế nào ấy chứ em thấy đầy chứ đâu mà hiếm.

- Đầy, ống nói đầy ở đâu chứ ở đây làm gì có, mà mua bán cái đấy cũng là phạm pháp đấy.

- Phạm pháp anh nói thế nào ấy chứ, lè nhè nó nói như đã say lắm rồi, em vừa đi trên xe thấy mấy ông nói chuyện toàn hàng 100 với hàng 1000 đồng một lúc lấy đâu ra mà hiếm.

- Chú chỉ nói bậy, lấy đâu ra.

- Em lên đây anh em biết nhau là qu‎ý rồi, mà cũng có liên quan gì đâu mà em nói dối các anh. Cứ lè nhè nó say trong kiểm soát.

- Này chú nói thật không đây. Ông công an thị trấn lúc này mới lên tiếng.

- Khổ lắm, thôi không nói chuyện đấy nữa mất vui, anh em mình uống cho say rồi đi ngủ, trưa mai chờ thằng bạn em ra sau rồi anh em mình đánh chén tiếp rồi, các anh nói lái xe một câu cho bọn em nhé, chứ cứ bám của như hôm vào thì chết.

- Việc này không đùa được,chú nói cụ thể xem nào.

- Việc gì cơ, việc bạc xoè á anh, thì đây em gà gật thấy mấy ông nói chuyện với nhau gom được mấy trăm hay nghìn đồng gì đấy, đang chuyển về ThanhHoá. Không phải việc nên em cũng có quan tâm đâu.

Các cụ nhớ đây đang là thời điểm đầu tháng 11 năm 1989 nhé, lúc này dola, vàng, bạc là sở hữu của nhà nước, tư nhân tàng trữ là vi phạm pháp luật có thể bị tịch biên thậm trí truy tố bất cứ lúc nào.

- Ông uống tiếp đi nhé, tôi phải đi có tý‎ việc. Rất say nhưng nó vẫn nhìn thấy động tác nháy mắt của ông Công an với ông ủy ban.

Việc sau đó thế nào em không cần kể nữa vì các cụ cũng đã đoán ra. Chỉ biết việc đã chìm vào quên lãng và sau đó chú L vẫn lái xe đến năm 1990 thì nghỉ. Năm 1991 vượt biên và hiện đang định cư tại Úc.

Ngày hôm sau nó khắc khoải trong chờ đợi, việc tính M cay ra buổi trưa là nhầm vì xe chạy từ Yên Nhân ra Thường Xuân là chuyến buổi chiều và phải tầm 5h30 đến 6h Mới đến Thường Xuân.

Cả ngày hôm sau là sự căng thẳng, căng thẳng và sốt ruột đến tột cùng luôn, luôn là mấy câu hỏi:

- Nó có lấy được hàng không?

- Nó có té ngược lên chỗ xuống xe để bắt xe ra hay không?

- Nó có bị hớt tay trên hay không?

Thôi thì đủ mỏi tình huống và được Nó đặt ra. Cứ chờ và chờ mà thôi. Nghĩ lại bây giờ mới thấy cái điện thoại di động nó quan trọng thế nào. Vào cái thời bấy giờ điện thoại mẹ con không dây cũng đã là viễn tưởng rồi.

 

 

Thế rồi cũng đến giờ xe ở Yên Nhân về bến, nó đứng im một chỗ thật xa nhìn theo hành khách xuống xe. Mãi rồi cũng đến, thằng M cay kia rồi, trên tay vẫn cái túi còn nguyên. Có thể nói sao nhỉ, như ma đói và đúng chất dân bản. hehehe.

Nháo nhác nhìn trước nhìn sau M cay tìm nó.

- Ê ông, ra rồi đấy à, từ sau nó giật giọng. M cay giật bắn người

- Cười đ.éo gì, mày lên gối tao bắt nằm rừng đi bộ nhục như con c.hó.

- Cái gì mà khiếp thế, thôi đi về uỷ ban đã nói chuyện sau.

- Mày điên à, giờ tính võ bon ra luôn ở trong này để gotylo à.

- Mày nhìn cả cái khu này đi xem có cách nào đi ra được không. Hừm. Giờ về UB rồi tính tiếp.

- Tao đang cầm hàng đây này, mẹ chứ về đấy để xong à.

- Mày ngu nó cũng vừa vừa chứ, cứ về đấy đi rồi mày sẽ thấy là tuyệt đối an toàn.

Thế rồi hai thằng quay về UB rất nhanh một mâm riệu lại được bầy ra, lại các thành phần như hôm qua, chỉ khác thêm thằng M cay mà thôi.

Mọi việc cứ thế diễn ra như bình thường, mọi thằng riệu thịt no say đến nửa đêm thì giải tán, sáng hôm đấy là phiên chợ, vứt túi hàng ở uỷ ban hai thằng thản nhiên ra phiên chợ vừa ăn sáng vừa nghe ngóng tình hình.

- Này hôm qua Công an bắt được vị buôn lậu to lắm ở Vạn Hà đấy, nghe đâu đến hơn nghìn đồng bạc Hoa xoè có cả thuốc phiện và vàng nữa, chắc chuyển lậu ở Lào về.

Cả cái chợ quê xôn xao vì cái tin vụ buôn lậu bị bắt đấy.

Nó chỉ cười thầm và im lặng chẳng nói gì. Thằng M cay thì lo lắm những vẫn nghi ngờ vì hàng thì đúng nhưng khác hoàn toàn với những gì nó biết chỉ có duy nhất bạc hoa xoè mà thôi, mà lấy đâu ra hơn 1000 đồng. Toàn bộ số lượng có 292 đồng mà thôi.

Cái bữa riệu đấy, cái tiên hạ thủ vi cường đó mãi nằm trong bí mật và mãi mọi người vẫn nghĩ nó là tự nhiên. Chỉ biết sau này cả chú L và M cay đều mừng vì chuyến hàng đó bị bắt mà thôi. Nghe đâu chú nó bị giữ mất hơn 3 ngày mới được thả vì chở hàng không rõ nguồn gốc còn hai ông kia bị thu toàn bộ hàng và hình như cũng bị nằm 3 tháng vì tội đồng loã nhưng không phải chủ hàng mà chỉ là người áp tải. Sau vụ đó việc gom bạc tại khu vực này cũng bị xoá sổ luôn.

Trưa hôm đó hai thằng bắt xe nhẩy ngược ra Thanh Hoá. Đến ga Thanh Hóa lúc này cũng đã hơn 6h rồi.

Thận trọng hai thằng ăn uống no say rồi đi bộ đến hơn gần cây số mới giám ngồi ngay cạnh đường tầu chờ đợi. Hơn 10h thì tầu đêm chạy qua, bám cửa bật tầu hai thằng một mạch leo lên nóc.

Cứ vậy từ Thanh hoá về đến Hà Nội cả hai thằng nằm trên nóc. Trời hôm đấy trong và nhiều sao thế. Cũng chẳng nhớ nổi là nghĩ gì lúc đó nữa chỉ biết rằng mỗi thằng đi vào một dòng suy nghĩ khác nhau, cả hai thằng đều im lặng. Nó cũng hiểu rằng không ổn cho cách sống thế này và tự dằn lòng cần phải giã từ con đường dân Xã Hội.

Thật ngây thơ đúng không các cụ, con đường này bước chân vào thì rộng thênh thang nhưng đường về với mẹ và gia đình thì trùng khơi bão tố. Chỉ có thể nói hãy tỉnh táo trước khi làm bất cứ việc gì.

Phi vụ đầu để trượt lại vào xã hội tạm dừng ở đây.

Tổng số lượt xem trang